Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Câu hỏi thảo luận thực trạng mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách h...

Tài liệu Câu hỏi thảo luận thực trạng mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng trên thị trường chứng khoán việt nam

.DOC
11
208
62

Mô tả:

Câu hỏi thảo luận thực trạng mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng trên thị trường chứng khoán việt nam
Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Khoa: Tài chính Doanh nghiệp CÂU HỎI THẢO LUẬN Thực trạng mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm thực hiện gồm: 1. Mai Phương Thảo 2. Nguyễn Thị Thủy 3. Đỗ Thu Trang Lớp CQ46/11.06 1 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Hầu hết mọi nơi trên thế giới, các hình thức đầu tư chứng khoán là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Và cách tiếp cận thị trường chứng khoán dễ dàng nhất là thông qua các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận trên cũng có rất nhiều vấn đề cần được lưu ý, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nghiệp dư lần đầu tiên làm quen với môi trường này. Công ty chứng khoán: là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một vài dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Hiện nay trên thế giới tồn tại 2 mô hình tổ chức của công ty chứng khoán: - Mô hình đa năng - Mô hình công ty chuyên doanh Kinh doanh chứng khoán là hoạt động dựa trên lòng tin cậy và tín nhiệm của các chủ thể tham gia thị trường. Mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng là mối quan hệ tương hỗ đôi bên cùng có lợi. Công ty chứng khoán có các nghiệp vụ chủ yếu: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu kĩ chứng khoán. Mỗi nghiệp vụ có các loại khách hàng khác nhau và công ty có trách nhiệm, nghĩa vụ khác nhau. * Nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào Sở giao dịch chứng khoán và hưởng hoa hồng môi giới. Khách hàng của nghiệp vụ môi giới là tất cả các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nội dung của mối quan hệ này là công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ, giúp khách hàng thực hiện giao dịch và thu phí môi giới. Khách hàng hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trong việc mua bán. Công ty chứng khoán chỉ là người trung gian và thu phí môi giới. * Lưu ký: Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi... Khách hàng của CTCK trong nghiệp vụ này là các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành Trách nhiệm của CTCK là phải lưu giữ sổ cổ đông cho khách hàng hoặc làm trung gian giữa khách hàng và trung tâm lưu ký chứng khoán 2 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 * Tư vấn đầu tư chứng khoán. Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên quan đến chứng khoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích, đưa ra lời khuyên có liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Bao gồm tư vấn mua bán chứng khoán,tạo dựng danh mục đầu tư và quản trị điều hành tài sản đầu tư. Khách hàng của công ty chứng khoán là các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành. Tư vấn cho các tổ chức phát hành ở cả việc phân tích tình hình tài chính, đánh giá giá trị doanh nghiệp, giúp cơ cấu lại vốn… Còn tư vấn cho các nhà đầu tư thường là các nhà đầu tư nhỏ,lẻ, thiếu kiến thức, thiếu thông tin nên cần dịch vụ tư vấn. Công ty chứng khoán là nhà tư vấn và thu phí tư vấn. Trách nhiệm của công ty chứng khoán trong nghiệp vụ này cơ bản là phân tích thị trường, tìm kiếm cơ hội cho nhà đầu tư nhưng cơ bản cũng được miễn trách nhiệm đối với các quyết định đầu tư của khách hàng. Đối với nghiệp vụ này ở thị trường Việt Nam hiện nay nó còn rất mới mẻ và nhỏ bé. * Bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Khách hàng của công ty chứng khoán là các doanh nghiệp ( Đã niêm yết hoặc chưa niêm yết). Trong nghiệp vụ này công ty chứng khoán phải nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động của công ty để tư vấn cách thức thích hợp đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc lập hồ sơ gửi các cơ quan quản lí. Đặc biệt trong bảo lãnh phát hành công ty chứng khoán phải có trách nhiệm bảo đảm thành công của đợt phát hành. * Tự doanh: Là hoạt động mua, bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư chứng khoán mang lại như chênh lệch giá, cổ tức, lãi trái phiếu và các quyền khác kèm theo việc sở hữu chứng khoán Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới. Vì vậy khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa công ty chứng khoán và khách hàng. 3 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Thực trạng mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng: 1. về quyền lợi và lợi ích của khách hàng Tổ chức kinh doanh chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng phải hoạt động trên nguyên tắc trung thực, tận tụy, bảo vệ và vì quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng, ưu tiên bảo vệ lợi ích của khách hàng trước lợi ích của chính mình Khi tiến hành tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng, các công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình và bồi thường thiệt hại cho khách hàng nếu vi phạm các cam kết. Không chỉ hướng đến khách hàng VIP như trước, những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ cũng được bộ phận môi giới, tư vấn hỗ trợ tận tình. Thậm chí, không cần khách hàng đòi hỏi, hiện nhân viên công ty cũng chủ động phân tích, cung cấp những thông tin có ảnh hưởng đến thị trường như: giá vàng, biến động tỷ giá, lãi suất... với mật độ dày hơn". Đây cũng là cách mà nhiều công ty chứng khoán đang áp dụng để giữ chân khách hàng, cải thiện doanh số giao dịch, nhất là khi kết quả kinh doanh ở nhiều công ty chứng khoán không mấy sáng sủa, thậm chí thua lỗ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều công ty chứng khoán lợi dụng những khe hở của pháp luật để tiến hành các hành vi tiêu cực mà nếu không cẩn thận các nhà đầu tư rất dễ gặp rủi ro. - Tư vấn vì lợi ích cá nhân Do ý đồ cá nhân, công ty chứng khoán có thể sẽ tư vấn đầu tư không phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính và mục tiêu của khách hàng. Do đó, các nhà đầu tư cần nhận thức rõ ràng về những điều mình cần biết. Mỗi khoản đầu tư được tư vấn đều cần có lời giải thích cặn kẽ, gồm cả việc khuyến cáo các rủi ro. - Đề nghị thực hiện việc đầu cơ chứng khoán mà không xem xét tình hình tài chính của khách hàng và đảm bảo cho khách hàng bị rủi ro. - Đề nghị mua chứng khoán không thích hợp với khả năng chi trả của khách hàng. - Thực hiện các giao dịch ngoài thẩm quyền được giao. Để tư vấn cho nhà đầu tư, các công ty chứng khoán thường xuyên đưa ra các bản phân tích về thị trường. Trong các bản báo cáo này, doanh nghiệp đưa ra những mã cổ phiếu tiêu biểu để nhà đầu tư tham khảo và lựa chọn cổ phiếu để mua. Đối với các nhà đầu tư nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm thì những lời khuyên này là rất quý giá và họ thường đầu tư theo những “chỉ dẫn” này. Khi đó, các công ty chứng khoán bắt đầu bán ra và những nhà đầu tư vô tình trở thành “con mồi” ngon. Theo chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí, các công ty chứng khoán đang có chiêu thức làm giá một vài mã cổ phiếu bằng cách cung cấp bản phân tích tốt về một mã cổ phiếu nào đó, rồi tư vấn cho khách họ mua vào. Sau đó nhờ phương tiện truyền thông đưa tin để PR, khi giá cổ phiếu này đạt đỉnh thì họ tung ra bán và nhà đầu tư nhỏ lẻ chính là người “hốt hụi chót”. 4 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Mảng tư vấn phát hành cổ phiếu cũng là điều kiện thuận lợi cho các công ty chứng khoán tiếp cận nguồn thông tin nội bộ của doanh nghiệp. Với hoạt động này, doanh nghiệp có thể nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của doanh nghiệp để đầu tư. Sau khi mua số cổ phiếu này, công ty chứng khoán kết hợp với một số nhà đầu tư lớn tiến hành “thổi” giá với những hình thức như vẽ ra triển vọng của doanh nghiệp, tô hồng sự thật và hạn chế công bố những mặt yếu kém của doanh nghiệp, để bán kiếm nhiều lời. 2. về tính bảo mật Công ty chứng khoán có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng và chỉ được tiết lộ thông tin của khách hàng trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu Các công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán sẽ phải quan tâm đúng mức hơn tới khâu bảo mật. Nếu không, mức phạt nặng nhất mà họ phải chịu sẽ lên tới 70 triệu đồng. - Hiện nay hầu hết các công ty đều thực hiện tốt việc bảo mật các thông tin của khách hàng, - trong 1 số trường hợp việc thông tin bị rò rỉ thường do lỗi liên quan đến việc CTCK chưa quan tâm đúng mức về an ninh mạng Cũng chính vì chưa quan tâm đúng mức vấn đề bảo mật nên các CTCK và các NĐT có thể gặp nhiều bất trắc trong giao dịch như: Nghẽn giao dịch, mất dữ liệu khi giao dịch đã thực hiện, nguy cơ bị từ chối dịch vụ, lấy cắp hay sửa đổi dữ liệu, phá huỷ hệ thống cơ sở dữ liệu, bị đánh cắp mật khẩu giao dịch hay bị đánh cắp tiền trong tài khoản… - Tự rò rỉ thông tin Thông tin tự doanh của các công ty chứng khoán được xếp vào diện mật. Tuy nhiên, một trong những “con át chủ bài” thường được công ty sử dụng nhất để giữ chân khách hàng, đặc biệt là khách hàng VIP là thông tin. Chính vì vậy 1 số công ty đã tự ý cho các khách hàng VIP biết thông tin giao dịch nội bộ của 1 số CTCK. Thị trường chứng khoán cách đây không lâu đã xôn xao khi chi tiết giao dịch của hơn 40 công ty chứng khoán rò rỉ ra bên ngoài. . 3. về tính công bằng CTCK phải giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không được sử dụng bất kỳ hành động lừa đảo phi pháp nào, có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết đầy đủ các thông tin khi có những trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích Ở đây đặt ra 2 vấn đề công bằng, đó là công bằng giữa khách hàng với CTCK và khách hàng với khách hàng - giữa khách hàng với khách hàng: + Nhà đầu tư nhỏ thường dựa vào nhà đầu tư lớn để mua chứng khoán Việc các nhà đầu tư nhỏ thường giao dịch cổ phiếu dựa vào hành động của các cổ đông lớn cũng có thể giúp họ thu được một lợi nhuận đáng kể hoặc tự chuốc lấy thua lỗ 5 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Thực tế mà nói rất khó biết được động cơ đứng đằng sau hành động mua hoặc bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, vì thế việc chạy theo hành động giao dịch của các cổ đông lớn mà không kết hợp kiểm tra, đối chiếu lại với các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là một hành động có tính rủi ro cao. + Khách hàng VIP nhận được nhiều thông tin hơn các khách hàng nhỏ Được xếp vào diện chăm sóc đặc biệt ở một công ty chứng khoán có trụ sở tại TP HCM, anh Thành Trung thường xuyên có điều kiện tiếp cận những thông tin mật. "Khách VIP sẽ được biết bộ phận tự doanh của công ty đang mua bán mã nào, để có hướng tham khảo. Một khi khách VIP của công ty này liên hệ với các khách VIP của những công ty khác đã có thể biết được tình hình tự doanh trên toàn thị trường", anh Trung phân tích. Khi đã nắm những thông tin "lưu hành nội bộ" này, một số nhà đầu tư lớn còn sử dụng để tạo sóng trên thị trường và kiếm lời. "Không phải bán thông tin, các môi giới dùng những tin nội bộ này để giữ và thu hút thêm nhiều khách VIP trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán. Nhà đầu tư lớn còn biết được cổ phiếu nào đang bị làm giá, đánh lên... từ các môi giới ruột" Tuy nhiên, chưa nói đến tính xác thực, hợp pháp cũng như nguồn gốc của các thông tin này, nhưng hầu hết các công ty chứng khoán đều tỏ thái độ chẳng vui vẻ gì khi có tên trong danh sách. Vì muốn giữ chân khách hàng, các công ty này bỗng dưng trở thành nạn nhân của chính chiêu “khuyến mại” do mình tạo ra + Một số CTCK dành chỗ cho các khách hàng lớn Để “đuổi” bớt khách hàng, một số công ty chứng khoán đưa ra “chiêu” mới: ai có nhiều tiền xin mời vào, ít tiền vui lòng đi chỗ khác. Mới đây, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã áp dụng “chiêu” này . Nhiều nhà đầu tư (NĐT) mới đã khựng lại khi đọc thông báo của SSI: “Khi mở tài khoản, khách hàng phải ký quĩ bắt buộc tối thiểu là 100 triệu đồng”. Trước đó, Công ty chứng khoán Đông Á cũng đưa ra qui định NĐT khi mở tài khoản giao dịch phải có số dư ít nhất 5 triệu đồng. Nhưng công ty này đã có thông báo ngưng nhận NĐT mở tài khoản mới cho đến hết cuối tháng này do... quá tải! + Các lệnh giao dịch của nhà đầu tư nhỏ không được khớp Sau nhiều ngày không thể nào giao dịch được, từ 7h ngày 6/3, anh H. - một NĐT - đã có mặt tại Công ty chứng khoán ACB (ACBS) để đặt mua cổ phiếu... Mặc dù đã đi sớm nhưng lệnh của anh vẫn “rớt”. “Hết đợt khớp lệnh đầu tiên, nhân viên ACBS thông báo chưa được, phải chuyển sang đợt kế tiếp, rồi lại nhận được thông báo chờ phiên ba, cuối cùng cũng chẳng mua được...” - anh H. nói. - giữa khách hàng và CTCK Trên thực tế hiện nay, việc xảy ra tranh chấp giữa công ty chứng khoán và khách hàng được nhắc đến khá nhiều. Nếu có tranh chấp xảy ra, cả nhà đầu tư lẫn công ty chứng khoán đều phải chịu thiệt, song khách hàng thường là bên bất lợi hơn. 6 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Thị trường chứng khoán cách đây không lâu đã nhắc nhiều đến vụ việc một công ty chứng khoán đơn phương phong tỏa 60 triệu đồng của nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán đã nhận được đơn khiếu nại của nhà đầu tư cũng như giải trình của công ty chứng khoán trong tháng 3 vừa qua. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng vẫn chưa được đưa ra do mỗi bên đều có lý giải của riêng mình. Một vụ việc có quy mô không lớn, tính chất cũng không quá phức tạp nhưng do còn nhiều chi tiết chưa được pháp luật điều chỉnh nên đang rơi vào bế tắc. Khó có ai đảm bảo khi thiệt hại lớn hơn, khó phân xử hơn, công ty chứng khoán và nhà đầu tư sẽ không giải quyết với nhau theo kiểu “luật rừng”. 4. về việc bảo đảm tài khoản khách hàng CTCK không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng phục vụ cho giao dịch của khách hàng. Phải quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với của mình và tài sản của khách hàng với nhau Quản lý tiền tách biệt là một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách hệ thống giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay. Tách bạch là điều bắt buộc: UBCK đã ra công văn số 611/UBCK-QLKD yêu cầu tất cả các công ty chứng khoán quản lý tách biệt tiền giao dịch chứng khoán của Nhà đầu tư trước 1/10/2008. Ngày 5/9/2011 Ủy ban Chứng khoán đã có văn bản cấm công ty chứng khoán làm trung gian cho vay mượn chứng khoán để bán. Tuy nhiên các CTCK vẫn có những hành vi vi phạm pháp luật: - Giao dịch thái quá -Vay và cho vay tiền hoặc chứng khoán + Vay tiền và vay chứng khoán của khách hàng. + Cho khách hàng vay tiền và chứng khoán: giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội cho biết lâu nay đa số các công ty chứng khoán không có chính sách cho khách hàng mượn cổ phiếu bán khống Chỉ có số ít đơn vị đứng ra chắp nối giữa người có chứng khoán nhàn rỗi và người cần chứng khoán bán khống 5. về tính minh bạch Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà khách hàng có thể phải gánh chịu, đồng thời không được khẳng định về lợi nhuận của các khoản đầu tư mà họ tư vấn. Không được phép nhận bất kỳ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường cho dịch vụ của mình - Thực hiện các giao dịch khống Hiểu một cách đơn giản, bán khống là nhà đầu tư mượn cổ phiếu của người khác để bán đi, sau đó phải mua lại để trả và chịu thêm một khoản phí. 7 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Các vi phạm bán khống cần ngăn cấm như vậy đã từng xảy ra, chẳng hạn khi công ty chứng khoán “lấy trộm” chứng khoán của khách hàng để bán đi, sau đó mua lại. Rất nhiều nhà đầu tư không sao kê tài khoản thường xuyên, hoặc nhà đầu tư không giao dịch nhiều có thể bị lợi dụng - Kí phiếu lệnh khống. Về nguyên tắc nhân viên môi giới không được thực hiện các lệnh mua bán khống với khách hàng. Song, cũng không loại trừ khả năng để làm đẹp lòng khách ruột nên giữa môi giới và khách hàng tự thỏa thuận ngầm với nhau. Vào năm 2009, Công ty chứng khoán Âu Việt (AVSC) đã gây ra vụ lùm xùm với khách hàng khi có giao dịch khống với tổng giá trị các lệnh mua là 4,6 tỷ đồng mà cả công ty lẫn khách hàng đều không nhận trách nhiệm về phía mình. Trong trường hợp này rất khó có thể nói ai đúng ai sai vì hiện tại hầu hết các CTCK đều có giao dịch khống, khách hàng sẽ được yêu cầu ký khống vào 1 số phiếu đặt lệnh khi mở tài khoản giao dịch tại công ty nếu có nhu cầu đặt lệnh qua điện thoại, hoặc khi cần có thể giúp đặt lệnh ngay. Nếu giao dịch phát sinh bình thường thì sẽ tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, nhưng nếu có sự cố phát sinh thì chính khách hàng là người bất lợi. - Các hoạt động lừa đảo chẳng hạn như giả mạo và cung cấp không đầy đủ hoặc không cung cấp số liệu thực tế. Nhiều công ty chứng khoán vẫn sử dụng các nghiên cứu phân tích hay đề nghị do cá nhân hay công ty khác tiến hành mà không công bố rằng các báo cáo này không phải do chính họ thực hiện 8 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Nguyên nhân: vì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, chưa hoàn thiện. * Từ phía khách hàng: - Khách hàng tham gia vào thị trường thiếu kiến thức, thiếu thông tin và chưa thực sự hiểu luật. - ko có sự quản lý chặt chẽ số dư tài khoản của mình khi ủy quyền cho nhà môi giới thực hiện giao dịch trên tài khoản của mình. * Từ phía công ty chứng khoán: - Nhân viên thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, ko có đạo đức nghề nghiệp, hám lợi cá nhân (đặt lợi ích cá nhân lên trước lợi ích của khách hàng); lạm dụng sự ủy quyền của khách hàng. - Vì lợi nhuận của công ty mà ko bảo vệ và ưu tiên lợi ích của khách hàng.(trong trường hợp thả thông tin sai lệch, gây lũng đoạn thị trường để kiếm lời,…), khi có tranh chấp xảy ra trốn tránh trách nhiệm. - Vì muốn giữ khách hàng VIP mà tiết lộ thông tin mật cho các khách hàng này gây mất công bằng giữa các khách hàng. - Thiếu sự sáng tạo nên chưa hoàn thiện và phát triển được nhiều sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư. * Cơ quan quản lý: - Thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm nên chưa quản lý và kiểm soát chặt chẽ được thị trường. - Hệ thống Luật điều chỉnh hoạt động này còn có chỗ chưa hoàn chỉnh và phù hợp với thị trường chứng khoán nước ta hiện nay. 9 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 Giải pháp: *Nhà nước: - Ổn dịnh nền kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho nhà đầu tư đầu tư vào thị trường chứng khoán( Trước mắt là kiểm soát lạm phát, hạn chế thâm hụt ngân sách,hạn chế nhập siêu,ổn định giá VNĐ) -Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và khách hàng như: + Quy định một điều khoản về nội dung của hợp đồng mở tài khoản trong quy chế về tổ chức và hoạt động của CTCK + Phải quy định rõ vai trò và trách nhiệm của CTCK trong quá trình thực hiện lệnh bán trong quá trình đặt lệnh. + Đưa thêm quy định về ủy quyền trong giao dịch chứng khoán. + Cần nhanh chóng hoàn thành các quy định trong Thông tư về giao dịch ký quỹ để trình Bộ Tài chính ký và ban hành, nhằm điều chỉnh về giao dịch ký quỹ, bảo vệ tốt hơn nữa các NĐT trong mối quan hệ giữa NĐT với CTCK *Cty chứng khoán: phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao cung cấp cho khách hàng. - Đảm bảo khả năng kinh doanh và sinh lời Nâng cao khả năng chuyên môn từng bộ phận, xem xét lại cơ cấu tổ chức, lãnh đạo điều hành công ty Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, đăng ký - lưu ký - thanh toán bù trừ ở mức độ tự động hoá. Kết nối mạng hệ thống diện rộng giữa TTGDCK với các Công ty Chứng khoán. Đối với hoạt động môi giới cần cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, có chính sách thích đáng về chi phi môi giới, mở thêm các dịch vụ giá trị gia tăng và xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn chất lượng cao, có tư cách đạo đức nghề nghiệp. - Phải ưu tiên lợi ích khách hàng đầu tiên, tận tụy hết mình đối với khách hàng. Nhân viên môi giới phải đảm bảo khâu chăm sóc tốt cho những nhà đầu tư thuộc danh mục quản lý, bên cạnh việc tiếp tục tìm thêm khách hàng mới Chọn cách tổ chức hội thảo như giải pháp chăm sóc nhà đầu tư hiện có Phải đảm bảo tính bảo mật cao nhất đối với thông tin của khách hàng để từ đó tạo niềm tin cho các khách hàng của mình bằng các cách như đặt tường lửa, phần mềm bảo mật, bổ sung các tính năng và nâng cấp hệ thống tránh rò rỉ thông tin cũng như bị hacker. Đảm bảo tính công bằng minh bạch giữa công ty chứng khoán với khách hàng và giữa khách hàng với khách hàng, khuyến khích các công ty chứng khoán công khai BCTC trên thị trường để cho các nhà đầu tư tìm hiểu. 10 Kinh doanh chứng khoán CQ46/11.06 *Khách hàng Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ do pháp luật quy định như trả đầy đủ phí môi giới, bảo lãnh… Tự nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân về thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán. - Phải tự nâng cao năng lực giám sát, quản trị rủi ro của CTCK, của tài khoản mình 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan