Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán hose và h...

Tài liệu Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán hose và hnx

.PDF
98
994
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----------------------------------DƯƠNG VĂN KHẢI PHÁ SẢN, ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HOSE VÀ HNX LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài “Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán HOSE và HNX” là đề tài nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Đề tài này được thực hiện thông qua việc vận dụng kiến thức đã học, tài liệu tham khảo và sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học. Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2013 Người cam đoan Dương Văn Khải Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Mở Tp. Hồ Chí Minh, nơi đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được tham gia học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Xin cám ơn quý thầy cô Khoa Sau Đại Học, những người đã nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên môn tài chính ngân hàng, những kiến thức không chỉ giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu mà còn ứng dụng trong quá trình làm việc. Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến thầy Phạm Hữu Hồng Thái, người hướng dẫn khoa học cho đề tài, người đã tận tình góp ý, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sau cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đặc biệt là các thành viên lớp MFB2 đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2013 Dương Văn Khải Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam iii TÓM TẮT Đề tài thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán thông qua các tỷ số tài chính. Trong đó việc phân loại công ty có hay không có nguy cơ phá sản phụ thuộc vào các yếu tố như ROA hoặc vốn lưu động kết hợp với việc so sánh vốn hóa thị trường với tổng nợ. Xác định xem tỷ số tài chính nào tác động đến nguy cơ phá sản và chiều hướng tác động ra sao. Bằng phương pháp phân tích định lượng kết hợp với việc tham khảo các mô hình nghiên cứu về dự báo phá sản của Atlman, các mô hình về dự báo phá sản tại các nền kinh tế trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… mô hình về dự báo phá sản, xếp hạng tín dụng tại thị trường Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này đề tài đã sử dụng các thông tin được trích ra từ các báo cáo tài chính sau khi kiểm toán của 405 công ty niêm yết trên hai sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội bao gồm 1210 quan sát trong thời gian từ 2009 đến 2011 để tính toán được 14 biến tỷ số tài chính đưa vào mô hình phân tích. Thông qua các phân tích thống kê mô tả, mô hình hồi qui Random Effects Logistic (mô hình xác suất tác động ngẫu nhiên) dùng dữ liệu bảng (panel) và mô hình Logistic (mô hình xác suất thông thường) sử dụng dữ liệu gộp (pool). Nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng thống kê về sự tác động của các tỷ số tài chính đến khả năng xảy ra phá sản của các công ty. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy rằng hệ số thanh khoản ngắn hạn (tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn), đòn bẩy tài chính (tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản), tỷ lệ giá thị trường trên giá sổ sách và cơ cấu nợ (tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ) có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng xảy ra phá sản công ty. Tức là khi giá trị của các tỷ số này càng tăng thì xác suất xảy ra phá sản công ty cũng tăng lên. Còn các tỷ số như ROA (lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản), ROE (lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu), tỷ lệ EBIT trên doanh thu thuần, tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường trên tổng nợ và cơ cấu tài sản (tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản) có ảnh hưởng ngược chiều đến nguy cơ phá sản công ty. Tức là nếu giá trị của các tỷ số này càng lớn thì nguy cơ phá sản công ty sẽ càng thấp. Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam iv Ngoài ra, dựa vào hệ số hồi qui có được ta thấy rằng trong các tỷ số có ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản công ty thì nhóm các tỷ số ROA, đòn bẩy tài chính, cơ cấu nợ và cơ cấu tài sản có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm các ty số còn lại. Bên cạnh đó thì nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng về mặt thống kê thì các biến về tăng trưởng và qui mô không ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản công ty. Với dữ liệu khảo sát thì nghiên cứu cũng cung cấp kết quả về việc không có sự khác biệt giữa mô hình xác suất tác động ngẫu nhiên sử dụng dữ liệu bảng (Random Effects Logistic Regression) và mô hình xác suất thông thường sử dụng dữ liệu gộp (Logistic Regression). Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ .............................................................................. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU..............................................................................................1 1.1. Lý do nghiên cứu ..................................................................................................1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................5 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................5 1.3.1. 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................5 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................6 1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................6 1.6. Bố cục của đề tài ...................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................8 2.1. Một vài quan điểm về phá sản công ty, nguy cơ phá sản công ty ................... 8 2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến phá sản công ty ............................................... 10 2.2.1 Công ty phá sản do khả năng quản lí kém ......................................11 2.2.2 Công ty phá sản do tình hình tài chính không tốt ........................... 12 2.2.3 Công ty phá sản do hiệu quả hoạt động kinh doanh kém ............... 13 2.2.4 Qui mô và các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của công ty .....................................................................................................14 2.3. Một số nghiên cứu trước về dự báo phá sản và nguy cơ phá sản ................. 15 2.4. Tóm tắt chương 2............................................................................................ 30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM ...................................31 3.1. Thực trạng về phá sản của các công ty trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay ................................................................................................................... 31 3.2. Thực trạng về phá sản của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX giai đoạn 2008 đến nay .................................................................................... 32 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 35 4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35 4.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 36 4.2.1. 4.2.2. Tổng quan mô hình hồi qui Binary Logistic (Logit) ....................... 36 Các biến trong mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 38 4.3. Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 44 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................... 46 5.1. Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình ..................................... 46 5.2. Phân tích ma trận tương quan giữa các biến độc lập.................................... 50 5.3. Kết quả hồi qui ............................................................................................... 52 Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam vi 5.3.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình ................................................... 52 5.3.2. Kết quả hồi qui ................................................................................................ 53 5.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ........................................................ 57 5.3.4. Giải thích các biến độc lập .............................................................................. 60 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................68 6.1. Kết luận........................................................................................................... 68 6.2. Kiến nghị......................................................................................................... 71 6.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................... 72 6.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 81 Phụ lục 1: Danh sách 405 mã chứng khoán chọn làm mẫu .......................................... 81 Phụ lục 2: Kiểm định Hausman với biến phụ thuộc là nguy cơ phá sản ..................... 83 Phụ lục 3: kết quả chạy hồi qui mô hình tác động ngẫu nhiên với đầy đủ các biến ....84 Phụ lục 4: kết quả chạy hồi qui mô hình tác động ngẫu nhiên sau khi loại các biến không có ý nghĩa thống kê ở mức 10% ......................................................................... 85 Phụ lục 5: kết quả hồi qui mô hình logit dang dữ liệu gộp (có đầy đủ các biến ban đầu) 85 Phụ lục 6: kết quả hồi qui mô hình logit dạng dữ liệu gộp sau khi đã loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê ở mức 10% ......................................................................... 86 Phụ lục 7: kết quả hồi qui mô hình năm 2009............................................................... 86 Phụ lục 7: kết quả hồi qui mô hình năm 2010............................................................... 87 Phụ lục 8: kết quả hồi qui mô hình năm 2011............................................................... 88 Phụ lục 9: thống kê kết quả dự báo của mô hình.......................................................... 89 Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam vii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước đã tham khảo .........................................26 Bảng 4.1. Tóm tắt kí hiệu, cách tính các biến trong mô hình ................................43 Bảng 4.2. Tỷ lệ mẫu quan sát trên tổng thể ..........................................................44 Bảng 4.3. Tỷ lệ các thành phần trong nhóm quan sát ...........................................45 Bảng 5.1. Thống kê mô tả các biến định lượng ....................................................49 Bảng 5.2. Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập...........................................51 Bảng 5.3. Kiểm định Hausman ............................................................................52 Bảng 5.4. Kết quả hồi qui mô hình xác suất tác động ngẫu nhiên (có tất cả các biến độc lập) ...............................................................................................................53 Bảng 5.5. Kết quả hồi hồi qui mô hình xác suất thông thường dữ liệu gộp (có tất cả các biến độc lập) ..................................................................................................55 Bảng 5.6. Kết quả hồi qui mô hình logit thông thường theo số liệu từng năm ......56 Bảng 5.7. Kiểm định Wald...................................................................................58 Bảng 5.8. Thống kê kết quả dự báo của mô hình .................................................59 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................38 Hình 5.1. Đồ thị phân tích đường cong ROC ......................................................60 Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HOSE: sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh HNX: sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội VN_Index: chỉ số chứng khoán sàn HOSE ROA: suất sinh lời trên tổng tài sản ROE: suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay UPCOM: thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết TTS: tổng tài sản GDP: tổng sản phẩm quốc nội DTT: doanh thu thuần VHTT: vốn hóa thị trường TC: tài chính Hs: hệ số Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua. Hậu quả ở mức độ vĩ mô là nền kinh tế thế giới bị suy giảm mạnh, sản xuất suy giảm, thất nghiệp tăng cao, kéo theo các cuộc khủng hoảng về nợ công diễn ra ở Châu Âu (nổi bật nhất là ở Hy Lạp), khủng hoảng về chính trị của các nước Ả rập làm cho tình hình thế giới thêm nhiều bất ổn. Ở mức độ vi mô, trong khó khăn chung của nền kinh tế, các công ty tùy lĩnh vực, qui mô, cơ cấu tổ chức hoạt động … mà mỗi công ty có những khó khăn riêng. Có những công ty sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có vượt qua được khó khăn giúp công ty tồn tại, ổn định và phát triển, nhưng cũng có công ty không vượt qua được các khó khăn đó để rồi cuối cùng dẫn đến phá sản. Theo tác giả Thu Giang (2009) tổng hợp thông tin từ Bloomberg tỷ lệ phá sản của doanh nghiệp Nhật cao nhất trong 6 năm. Nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế vả ảnh hưởng của tín dụng thắt chặt lên các công ty nhỏ. Ngọc Diệp (2010) tổng hợp từ Reuters, số lượng các công ty nộp đơn phá sản tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - đã lên mức cao nhất từ năm 2005 bởi nền kinh tế tăng trưởng chững lại và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao (2 con số). Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều các thống kê cụ thể về tỷ lệ công ty phá sản. Tổng hợp của Nhật Minh (2011) trong báo cáo thường niên về công ty do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy mặc dù số lượng công ty đăng ký tăng mạnh nhưng số lượng các công ty hoạt động thực tế lại thấp hơn nhiều. Tuy chưa có số liệu của năm 2010 nhưng theo kết quả khảo sát của 5 năm trước đó, lượng công ty hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm thường chỉ bằng phân nửa số đăng ký trong năm đó. Thống kê này thậm chí còn có xu hướng giảm từ mức 56,5% của 2005 xuống còn khoảng 54% vào năm 2009. Còn tác giả Tùng Nguyên (2013) tổng hợp theo số liệu của UBND TPHCM, tính đến hết tháng 11 năm 2012 trên địa bàn TPHCM đã có gần 21.800 doanh nghiệp ngưng hoạt động. Trong khi cùng kì năm 2011 chỉ hơn 9.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động. Trong số gần 21.800 doanh nghiệp ngưng hoạt động trong năm 2012 có đến 41% đã Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 2 khóa mã số thuế và đang chờ khóa mã số thuế, 29,8% không có tại địa chỉ kinh doanh, có 2.590 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể. Dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 – 2010, tác giả Băng Dương (2013) tổng hợp thông tin từ báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011 do công ty CRV thực hiện đối với 596 công ty trên sàn chứng khoán. Trong đó có 130 công ty xếp hạng AAA, chiếm 21,81%, 161 công ty xếp hạng AA chiếm 27,01%, 165 công ty xếp hạng A chiếm 27,68%. Tỷ trọng của số công ty có mức tín nhiệm chữ A này chiếm khoảng gần 75% tổng số công ty được đánh giá. Xếp hạng tín nhiệm khá và trung bình với chữ B chiếm khoảng 20% tổng số công ty, đây là những công ty bị đánh giá là bắt đầu có mức độ rủi ro từ trung bình tới rủi ro tương đối cao, các hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, dễ bị ảnh hưởng bởi sức ép cạnh tranh, bị thua lỗ. Bị xếp hạng mức yếu kém nhất (hạng C) có khoảng 1,2% công ty, trong đó 1,17% công ty rơi vào tình trạng thua lỗ, và không có khả năng trả nợ. Như vậy, qua các thống kê cho ta thấy rằng số doanh nghiệp ngừng hoạt động qua các năm khá lớn. Nhưng số doanh nghiệp bị công bố phá sản lại chiếm tỷ lệ thấp. Ở đây ta cũng cần lưu ý một điều là thủ tục phá sản các công ty trên thế giới tương đối đơn giản. Trong khi ở Việt Nam các thủ tục để phá sản công ty thì khá phức tạp. Như vậy có thể đưa ra nhận định tỷ lệ công ty phá sản tại Việt Nam thấp không có nghĩa là các công ty ở Việt Nam đều hoạt động có hiệu quả, có thể có nhiều công ty hoạt động kém hiệu quả như vì thủ tục phá sản phức tạp mà vẫn chưa thể phá sản, đặc biệt là các công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán và tình trạng thông tin kém minh bạch. Vậy làm thế nào, dựa vào đâu để nhận biết được các dấu hiệu về nguy cơ phá sản của các công ty? Có khá nhiều các nghiên cứu trước đây để dự báo nguy cơ phá sản của công ty tại các thị trường phát triển như:  “Các tỷ số tài chính như dự báo của sự phá sản” nghiên cứu đã so sánh các tỷ số tài chính giữa các công ty phá sản (failed) và công ty không phá sản (nonfailed) (Beaver, 1966). Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 3  “Các tỷ số tài chính, phân tích biệt số và dự báo phá sản của công ty” có thể dự báo được nguy cơ phá sản của các công ty tại Mỹ thông qua các tỷ số tài chính (Altman, 1968, 1977, 2000).  “Dự báo các công ty tài chính thất bại tại Trung Quốc” sử dụng phương pháp phân tích biệt số (MDA) dựa vào các tỷ số tài chính để dự báo nguy cơ phá sản của các công ty tài chính ở Trung Quốc (Ling Zhang và Jerome Yen, 2007).  “Sử dụng mô hình chỉ số Z của Altman để dự báo phá sản của công ty” sử dụng mô hình chỉ số Z để dự báo nguy cơ phá sản của các công ty trên thị trường chứng khoán Srilankan (Samarakoon và T.Hasan, 2003).  “Dự đoán phá sản: bằng chứng từ Israel” sử dụng mô hình chỉ số Z để dự báo nguy cơ phá sản công ty đại chúng tại thị trường Israel (Lifschutz và A.Jacobi, 2010)… Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về dự báo cũng như xây dựng các mô hình dự báo đánh giá nguy cơ phá sản của công ty. Đặc biệt với đặc thù riêng của nền kinh tế Việt Nam, các công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, việc thu thập các dữ liệu, báo cáo tài chính của các công ty này gặp rất nhiều khó khăn cũng như tính chính xác không cao. Vì thế nhiều nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu các công ty trên sàn chứng khoán. Tính đến thời điểm cuối năm 2011 đầu 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua giai đoạn hơn 10 năm tồn tại và phát triển. Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khóán Việt Nam (VN-Index) xuất phát ở mức 100 điểm, diễn ra vào ngày 28/07/2000 chỉ với 2 cổ phiếu niêm yết ban đầu là REE và SAM. Sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12/2011 phiên giao dịch cuối cùng của năm 2011, chỉ số VN-Index của sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) là 351,6 điểm với 298 công ty niêm yết và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là 58,7 điểm với 391 công ty niêm yết1. So với nhiều thị trường chứng khoán của các nước khác trên thế giới cũng như các thị trường trong khu vực thì Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và tồn tại khá 1 Nguồn tác giả thống kê dựa trên dữ liệu công bố trên trang cafef.vn và cophieu68.com.vn Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 4 nhiều hạn chế cả về mặt quản lý, dịch vụ, sản phẩm cũng như tính chuyên nghiệp các thành phần tham gia thị trường… Trong lịch sử hơn 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm. Có thời điểm phát triển bùng nổ như năm 2007 với đỉnh của VN-Index được xác lập là mức 1167 điểm (tháng 2 năm 2007), nhưng sau đó là giai đoạn suy giảm liên tục mà đỉnh điểm của giai đoạn này là đáy thấp nhất được xác lập tại mức 241,78 điểm (tháng 2 năm 2009). Trong thời gian gần đây (năm 2011) thì chỉ số VN-Index chỉ biến động trong khoảng từ gần 350 đến 520 điểm. Như vậy việc chỉ số VN-Index giảm từ 1167 xuống còn 241,78 là một sự biến động rất lớn2. Bên trong đó kéo theo rất nhiều công ty có nguy cơ phá sản cao. Trên thế giới có khá nhiều các mô hình ứng dụng để dự báo nguy cơ phá sản của công ty, mà điển hình là mô hình chỉ số Z, Zeta của Altman. Trong đó mô hình chỉ số Z đã được nghiên cứu mở rộng ứng dụng cho nhiều thị trường riêng biệt. Bên cạnh đó còn có các tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín như Standard & Poor’s (S&P), Moody’s hay Fitch Group… chuyên thực hiện việc đánh giá, xếp hạng tín dụng cho các công ty. Việc đánh giá, xếp hạng này được thực hiện khá thường xuyên, nên nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó mà ra các quyết định đầu tư cho riêng mình. Tại Việt Nam, các ngân hàng trước khi cấp tín dụng cho công ty thì mỗi ngân hàng sẽ có các mô hình, qui trình cho riêng mình để xếp hạng tín dụng hay đánh giá khả năng trả nợ của các công ty. Từ đó làm căn cứ để tiến hành cấp hạn mức tín dụng. Riêng các nhà đầu tư thì gặp khá nhiều khó khăn trong dự báo, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty vì chưa có nhiều công cụ, mô hình để dự báo. Trong khi đó có rất ít các công ty được các tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín đánh giá xếp hạng. Do đó tác giả chọn đề tài “Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán HOSE và HNX” để nghiên cứu. 2 Nguồn tác giả thống kê dựa trên dữ liệu công bố trên trang cafef.vn và cophieu68.com.vn Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 5 1.2. Vấn đề nghiên cứu Thị trường chứng khoán là mô hình phát triển tất yếu và là kênh huy động vốn quan trọng của các nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam luôn có nhiều biến động từ khi hình thành đến nay nhưng vẫn thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư (từ các cá nhân cho đến các tổ chức). Vì thế để tham gia vào thị trường thì các nhà đầu tư phải biết được tình hình sức khỏe của các công ty mà mình dự định đầu tư, để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Trên thế giới thì có khá nhiều các mô hình ứng dụng từ các tỷ số tài chính đặc trưng để đánh giá, dự báo tình hình sức khỏe (nguy cơ phá sản) của công ty. Nhưng ở Việt Nam thì chưa có nhiều các mô hình ứng dụng để đánh giá, dự báo. Vì vậy đề tài sẽ tập trung phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng cho từng nhóm tỷ số có ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của công ty. Từ đó xây dựng mô hình ứng dụng để đánh giá nguy cơ phá sản của công ty. Đánh giá xem các tỷ số đó có mức ảnh hưởng ra sao và chiều hướng như thế nào đến nguy cơ phá sản. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:  Kiểm chứng có hay không sự ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến nguy cơ phá sản công ty trên sàn chứng khoán HOSE và HNX.  Xây dựng mô hình đánh giá nguy cơ phá sản của công ty và xác định chiều hướng tác động của các tỷ số tài chính đến nguy cơ phá sản của công ty. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra thì đề tài tập trung làm rõ yêu cầu của các câu hỏi nghiên cứu sau:  Nguy cơ phá sản công ty chịu ảnh hưởng của các tỷ số tài chính nào?  Mức độ và chiều hướng tác động của các tỷ số tài chính đến nguy cơ phá sản công ty ra sao? Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tương nghiên cứu là sự ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến nguy cơ xảy ra phá sản công ty. Phạm vi nghiên cứu là các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX (có thời điểm niêm yết lần đầu trước ngày 31/12/2008) giai đoạn từ 2008 đến 2011. Nghiên cứu cũng loại trừ các công ty là các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học, kết quả đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận, có thể xem như một tài liệu tham khảo thêm trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu đánh giá nguy cơ phá sản công ty cũng như khi thực hiện các nghiên cứu về lĩnh vực phá sản công ty. Về mặt thực tế, trên cơ sở số liệu các tỷ số tài chính được tính từ báo cáo tài chính của các công ty. Mô hình ứng dụng được xây dựng từ kết quả đề tài có thể được xem như một công cụ tham khảo, hỗ trợ trong việc cung cấp thêm thông tin để các nhà đầu tư có thể ra các quyết định phù hợp. Bên cạnh đó cũng có thể xem như một công cụ cảnh báo để các nhà quản lý nhận biết được tình hình sức khỏe của công ty mình, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp cải thiện tình hình sức khỏe của công ty. Quá trình thực hiện đề tài giúp cho bản thân người thực hiện củng cố thêm những kiến thức quí giá trong phương pháp nghiên cứu, cũng như cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho những nghiên cứu khác thiết thực hơn sau này. 1.6. Bố cục của đề tài Kết cấu đề tài gồm có 6 chương và được trình bày theo thứ tự sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài – trình bày tóm lược lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, và kết cấu của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết – giới thiệu một vài quan điểm về phá sản và nguy cơ phá sản, trình bày sơ lược các nghiên cứu ứng dụng trên các thị trường khác về dự báo nguy cơ phá sản công ty. Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 7 Chương 3: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam – trình tổng quan về thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn nghiên cứu, tình hình phá sản chung của các công ty hoạt động tại Việt Nam và tình hình phá sản của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Chương 4: Phương pháp nghiên cứu – trình bày mô hình nghiên cứu, giải thích các biến và nguồn dữ liệu để xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 5: Kết quả nghiên cứu – đưa ra các kết quả phân tích thống kê mô tả, kết quả của mô hình kinh tế lượng đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích. Chương 6: Kết luận và kiến nghị – nêu lên các kết quả nghiên cứu rút ra được từ quá trình phân tích và đưa ra các kiến nghị với các vấn đề liên quan dựa trên kết quả nghiên cứu. Đồng thời trong phần này cũng nêu lên các vấn đề còn hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Một vài quan điểm về phá sản công ty, nguy cơ phá sản công ty Mỗi quốc gia với đặc điểm nền kinh tế có các đặc trưng khác nhau nên các qui định về phá sản công ty sẽ có những điểm khác nhau. Trong các nghiên cứu tùy vào thời điểm, thị trường được nghiên cứu mà các tác giả có quan điểm khác nhau về phá sản và nguy cơ phá sản. Altman (1968) khi thực hiện nghiên cứu tại thị trường Mỹ cho rằng công ty phá sản khi công ty nộp đơn xin phá sản. Zhang (2007) khi nghiên cứu thị trường chứng khoán Trung Quốc thì có quan điểm rằng công ty bị đưa vào diện kiểm soát khi thu nhập tích lũy âm 2 năm liên tục hoặc giá trị tài sản ròng trên cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách. Khi nghiên cứu tại thị trường Malaysia năm 2004 Sori và Karbhari qui định các công ty bị khủng hoảng tài chính nếu: hoặc theo qui định của luật doanh nghiệp Malaysia năm 1965 hoặc các công ty được các cấp thẩm quyền phê duyệt cho tái cơ cấu để khôi phục các điều kiện tài chính… Tại Việt Nam, năm 2004 khi điều chỉnh luật phá sản thì quốc hội đưa ra qui định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.” Theo như nhận định của Lê Văn Hưng (2007) thì dấu hiệu để cho rằng công ty lâm vào tình trạng phá sản chính là vì nó mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu. Vì thế việc xác định dấu hiệu này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là căn cứ khởi đầu cho một quá trình tiến hành các thủ tục giải quyết phá sản. Nhưng cách xác định mất khả năng thanh toán ở các nước cũng không hoàn toàn giống nhau. Luật phá sản Việt Nam không qui định các dấu hiệu cụ thể để xác định công ty mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản, nó chỉ bị coi là phá sản khi tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Cũng theo Lê Văn Hưng (2007) thì ta cần phân biệt giữa phá sản và giải thể công ty. Phá sản hay giải thể về hiện tượng đều dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 9 công ty. Tuy nhiên, xét về bản chất thì phá sản và giải thể lại có những điểm khác nhau rất cơ bản. Sau đây là hai trong số những điểm khác nhau đó:  Lý do dẫn đến phá sản hẹp hơn rất nhiều so với giải thể. Trong khi một công ty có thể bị giải thể vì hết thời hạn hoạt động mà không được gia hạn, vì không đủ số thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục, vì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay đơn giản là do quyết định của chủ công ty. Thì phá sản chỉ do một nguyên nhân duy nhất là công ty mất khả năng thanh toán.  Giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của công ty, trong khi một công ty bị tuyên bố phá sản thì vẫn có thể được mua lại (tức là đổi chủ sở hữu) và nó vẫn tiếp tục hoạt động. Theo qui chế niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán (ký ngày 7/12/2007), qui định liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt động của công ty, nếu “Tổ chức niêm yết cổ phiếu, trái phiếu có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 03 năm liên tục và tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất” thì công ty sẽ bị đưa vào diện “hủy niêm yết bắt buộc”. Trong nghiên cứu về rủi ro tín dụng doanh nghiệp, tác giả Hoàng Tùng (2011) và Nguyễn Trọng Hòa đều cho rằng công ty có rủi ro tín dụng khi xảy ra một trong các yếu tố: hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng với các đối tác (xác định bởi chỉ tiêu là công ty có nợ quá hạn hay không (Hoàng Tùng, 2011), còn theo Nguyễn Trọng Hòa thì xác định bởi tỉ số DOD (nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng)); hoặc vốn lưu động âm; hoặc có giá thị trường của công ty nhỏ hơn tổng nợ… Tóm lại, Phá sản công ty tại thị trường Việt Nam nếu chỉ căn cứ vào qui định của luật phá sản và các qui định về thủ tục phá sản thì sẽ có rất ít công ty phá sản. Đặc biệt là các công ty sản xuất có số lượng người lao động lớn, các thủ tục phá sản lại càng khó khăn hơn do ảnh hưởng về mặt xã hội. Vì vậy phá sản tại thị trường Việt Nam chịu tác động bởi khá nhiều yếu tố chủ quan (kết quả hoạt động kinh doanh của chính công ty – đại diện bởi các chỉ tiêu tài chính) và khách quan (sự Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 10 ràng buộc về các chính sách của nhà nước như ổn định xã hội, sự kì vọng của nhà đầu tư…). Để thuận tiện trong việc xác định đối tượng, dữ liệu nghiên cứu. Dựa trên các nghiên cứu trước kết hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, nghiên cứu chỉ đưa ra quan điểm là công ty có nguy cơ phá sản và công ty không có nguy cơ phá sản. Để nhận diện một công ty có nguy cơ phá sản, dựa vào các nghiên cứu đã nghiên cứu trước trên thị trường Việt Nam và một số thị trường khác. Đề tài đưa ra 2 chỉ tiêu để nhận diện công ty có nguy cơ phá sản như sau:  Các công ty bị sở giao dịch chứng khoán công bố bị hủy niêm yết, bị cảnh báo ngừng giao dịch hay những công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện phải kiểm soát thì điều thuộc dạng các công ty có nguy cơ phá sản (ở đây nghiên cứu chỉ xét các công ty bị cảnh báo do liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt động, không xét các trường hợp khác chẳng hạn do vi pham qui tắc công bố thông tin, thời hạn nộp các báo cáo tài chính…)  Các công ty có đồng thời ROA hoặc vốn lưu động (tổng tài sản ngắn hạn – tổng nợ ngắn hạn) âm và vốn hóa thị trường (số cổ phiếu đang lưu hành x giá thị trường 1 cổ phiếu) nhỏ hơn tổng nợ phải trả cũng là các công ty có nguy cơ phá sản. 2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến phá sản công ty Để một công ty rơi vào tình trạng phá sản thì có rất nhiều nguyên nhân. Theo Holland (1998) cho rằng có 2 loại cơ bản của thất bại kinh doanh: thất bại thảm khốc (Catastrophic Failure) và thất bại do thiếu thành công (General Lack of Success (GLOS) Failures). Theo đó, thất bại thảm khốc được hiểu là những công ty bị ảnh hưởng do một cú sốc đột ngột trong phương thức hoạt động như là: mất hoàn toàn vốn lưu động, cái chết của một chủ duy nhất/ đối tác nói chung, không thể khắc phục thiệt hại cho một cơ sở .v.v. Còn thất bại do thiếu thành công chủ yếu được đặc trưng bởi lợi nhuận không đáp ứng được kì vọng của chủ sở hữu, từ đó dẫn đến cuối cùng công ty bị bán, đóng cửa ngừng hoạt động .v.v. Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam 11 Dựa vào việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể kết hợp với các đặc điểm về quản lí và tuổi đời của công ty. Ooghe và Prijcker (2006) đã chia ra 4 loại quá trình thất bại trong kinh doanh:  Quá trình thất bại đầu tiên sự không thành công xảy ra ở các công ty mới thành lập được lãnh đạo bởi những nhà quản lí thiếu kinh nghiệp trong vấn đề quản lí và cả trong lĩnh vực hoạt động của công ty.  Quá trình thất bại thứ hai xảy ra tại các công ty tăng trưởng đầy tham vọng. Tại các công ty này, sau các đầu tư thất bại, họ không còn đủ tiềm lực tài chính để điều chỉnh cách thức kinh doanh với điều kiện môi trường thay đổi để tránh thất bại.  Quá trình thất bại thứ ba được mô là thất bại của các công ty tăng trưởng lóa mắt. Công ty được lãnh đạo bởi các nhà quản lí quá tự tin mà không có cái nhìn thực tế về tình hình tài chính của công ty.  Cuối cùng, thất bại của các công ty thờ ơ sau khi được thành lập. Do thiếu động lực mà các nhà quản lí không nhận ra môi trường kinh doanh đã thay đổi, môi trường không còn tạo ra các lợi thế cho chiến lược kinh doanh từ đó mất dần cơ sở để cạnh tranh, kết quả dẫn đến sự thất bại của công ty. Như vậy dựa vào các nghiên cứu đã tham khảo, đề tài tạm phân chia các nguyên nhân phá sản công ty bao gồm các nguyên nhân sau: 2.2.1 Công ty phá sản do khả năng quản lí kém Holland (1998) cho rằng theo đánh giá của công ty Dun & Bradstreet số liệu thống kê cho thấy nguyên nhân của thất bại do thiếu thành công (GLOS) là do những sai lầm trong quản lí và nó chiếm khoảng 88,7% của tất cả các thất bại trong kinh doanh. Sau khi xem xét những lí do cơ bản cho những sai lầm quản lí có liên quan thì có mười hai lí do được đưa ra như sau: lý do kinh doanh sai; nhận lời khuyên từ gia đình bạn bè; đặt mình ở sai vị trí khi chưa tới thời điểm; chủ doanh nghiệp bị kiệt sức/ đánh giá thấp các yêu cầu của thời đại; áp lực từ gia đình về thời gian và tiền bạc; kiêu căng, tự cao; thiếu nhận định về thị trường; chủ doanh nghiệp Phá sản, đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan