Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại ...

Tài liệu Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng

.PDF
79
788
133

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ĐƯỜNG THỊ HỒNG VÂN TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CẦU TRÙNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU Ở GÀ TÀU TẠI TRẠI TƯ NHÂN BA HOÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y Cần Thơ, Tháng 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CẦU TRÙNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU Ở GÀ TÀU TẠI TRẠI TƯ NHÂN BA HOÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y Giáo viên hướng dẩn Sinh viên thực hiện Th.s Nguyễn Phúc Khánh Đường Thị Hồng Vân MSSV LT11677 Lớp CN1167L1 Cần Thơ, Tháng 12/2013 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng gà, các chỉ tiêu sinh lý của gà tại trại gà tư nhân Ba Hoàng thuộc quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ. Do sinh viên: ĐƯỜNG THỊ HỒNG VÂN thực hiện tại phòng thí nghiệm, Bộ môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013. Cần Thơ, ngày tháng Duyệt Bộ Môn năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Duyệt Giáo viên hướng dẫn Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Gia đình là người đã sinh ra, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập theo con đường mà tôi đã chọn. Quý thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi Thú y đã cung cấp những kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập. Thầy Nguyễn Phúc Khánh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi làm đề tài. Thầy Trần Ngọc Bích đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có điều kiện thực tập tại trại và hoàn thành đề tài. Chủ trại-chú Nguyễn Văn Hoàng đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Bạn Nguyễn Thanh Lâm và bạn Lưu Thị Hồng Loan đã cùng tôi gắn bó trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Các thành viên của tập thể lớp Thú Y Liên Thông, các bạn đã giúp đỡ tôi, chia sẽ với tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Đường Thị Hồng Vân Lớp Thú y liên thông K37 ii MỤC LỤC KÍ DUYỆT………………………………………………………………i LỜI CÁM ƠN…………………………………………………………..ii MỤC LỤC……………………………………………………………...iii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT………………………………………..vi DANH SÁCH BẢNG………………………………………………….vii DANH SÁCH HÌNH………………………………………………….viii TÓM LƯỢC ............................................................................................. xi Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................... 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 2 2.1 Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 2 2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................... 2 2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 3 2.2 Bệnh cầu trùng gà............................................................................................... 6 2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà ...................................................................... 6 2.2.2 Đặc điểm một số loài noãn nang cầu trùng gà ........................................... 6 2.2.3 Vòng đời .................................................................................................... 14 2.2.4 Dịch tể ....................................................................................................... 16 2.2.5 Thời gian nhiễm bệnh và phát bệnh cầu trùng ......................................... 16 2.2.6 Miễn dịch học bệnh cầu trùng gà .............................................................. 17 2.2.7 Cơ chế sinh bệnh ....................................................................................... 18 2.2.8 Con đường truyền lây ................................................................................ 18 2.2.9 Tính chuyên biệt của cầu trùng ................................................................. 19 2.2.10 Mối quan hệ giữa cầu trùng và các bệnh khác ....................................... 19 2.2.11 Chẩn đoán ............................................................................................... 19 2.2.12 Phòng bệnh ............................................................................................. 21 2.2.13 Điều trị .................................................................................................... 22 2.3 Sinh lý máu ...................................................................................................... 23 2.3.1 Định nghĩa................................................................................................. 23 2.3.2 Chức năng của máu .................................................................................. 23 2.3.3 Độ nhớt của máu ....................................................................................... 24 2.3.4 Tỷ trọng của máu ...................................................................................... 24 iii 2.3.5 Độ pH của máu ......................................................................................... 24 2.3.6 Khối lượng máu......................................................................................... 24 2.3.7 Thành phần của máu .................................................................................. 24 2.3.8 Một số hằng số sinh lý máu ở gà................................................................ 30 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................ 31 3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 31 3.2 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................... 31 3.2.1 Thời gian thực hiện đề tài: từ 08/2013 đến 12/2013 ................................. 31 3.2.2 Địa điểm tiến hành .................................................................................... 31 3.2.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 31 3.2.4 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................. 31 3.3 Phương pháp dùng trong thí nghiệm ................................................................ 32 3.3.1 Cách lấy mẫu ............................................................................................ 32 3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang của Willis............................. 33 3.3.3 Phương pháp xác định cường độ nhiễm noãn nang ................................. 34 3.3.4 Phương pháp đếm số lượng hồng cầu....................................................... 34 3.3.5 Phương pháp đếm bạch cầu ...................................................................... 35 3.3.6 phương pháp định lượng huyết sắc tố………………………………………..36 3.3.7 Phương pháp đo tỷ lệ huyết cầu ................................................................ 36 3.3.8 Phương pháp xác định chỉ số Wintrobe .................................................... 37 3.3.9 Phương pháp phân tích thống kê………………………………………………37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 38 4.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi, thú y tại trại tư nhân Ba Hoàng ................ 38 4.1.1Chuồng trại ................................................................................................ 38 4.1.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................................... 38 4.1.3 Công tác thú y ........................................................................................... 40 4.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà ................................................................... 42 4.3 Triệu chứng và bệnh tích của một số gà bị bệnh cầu trùng.............................. 44 4.4 Sinh lý máu của gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng ................................................ 46 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................... 50 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 50 5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 51 iv PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................... 53 v DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa SMN Số mẫu nhiễm TLN Tỷ lệ nhiễm SMKT Số mẫu kiểm tra M.C.V Mean Corpuscular Volume M.C.H Mean Corpuscular Hemoglobin M.C.H.C E.coli Mean Corpusculas Hemoglobin Concentration Escherichia coli Italic GOT Glutamat Oxaloacetat Transaminase CRD Chronic Respiratory Disease vi DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1 Một số hằng số sinh lý máu ở gà 30 Bảng 4.1 Qui trình phòng bệnh 40 Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từng giai đoạn tuổi 42 Bảng 4.3 Cường độ nhiễm cầu trùng theo từng giai đoạn tuổi 43 Bảng 4.4 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu của gà bình thường và gà nhiễm bệnh cầu trùng 46 Bảng 4.5 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu của gà qua các giai đoạn tuổi 47 vii DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1 Cấu tạo cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử 6 Hình 2.2 Vị trí kí sinh của Eimeria acervulina 7 Hình 2.3 Ruột dầy ướt và có đốm trắng 7 Hình 2.4 Ruột nhiễm Eimeria acervulina 8 Hình 2.5 Vị trí ký sinh của Eimeria acervulina 8 Hình 2.6 Ruột nhiễm Eimeria brunetti nặng 8 Hình 2.7 Xuất huyết điểm Eimeria maxima 9 Hình 2.8 Ruột chứa cục máu đông 9 Hình 2.9 Vị trí kí sinh của Eimeria maxima 9 Hình 2.10 Ruột non Eimeria maxima 9 Hình 2.11 Ruột nhiễm Eimeria necatrix 10 Hình 2.12 Vị trí ký sinh của Eimeria necatrix 10 Hình 2.13 Ruột nhiễm Eimeria necatrix 10 Hình 2.14 Manh tràng nhiễm Eimeria tenella 11 Hình 2.15 Vị trí kí sinh Eimeria tenella 11 Hình 2.16 Manh tràng nhiễm Eimeria tenella 12 Hình 2.17 Tổng hợp vị trí kí sinh của noãn nang cầu trùng gà 13 Hình 2.18 Vòng đời phát triển của cẩu trùng ở gia cầm 15 viii Hình 2.19 Hình hồng cầu gà tàu 25 Hình 2.20 Hình các loại bạch cầu 23 Hình 3.1 Mẫu phân gà 32 Hình 3.2 Thùng trữ mẫu 33 Hình 3.3 Phương pháp phù nổi của Villis 34 Hình 4.1 Tổng quan chuồng trại 38 Hình 4.2 Lồng úm gà con 39 Hình 4.3 Gà ủ rủ, xà cánh 44 Hình 4.4 Phân có máu 45 Hình 4.5 Phân sáp 45 Hình 4.6 Ruột non có chất dịch 45 Hình 4.7 Thành ruột dày và xuất huyết 45 Hình 4.8 Manh tràng phình to chứa phân sáp 45 Hình 4.9 Ruột non căng phồng 45 Hình 1 Ống vi ti mao dẫn 53 Hình 2 Kính hiển vi 53 Hình 3 Máy hematocrit 53 Hình 4 Dụng cụ đo huyết sắc tố 53 Hình 5 Ống nghiệm chứa máu 53 ix Hình 6 Noãn nang cầu trùng dưới kính hiển vi 54 Hình 7 Hồng cầu dưới kính hiển vi 54 x TÓM LƯỢC Từ kết quả thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kết luận về tình hình nhiễm cầu trùng và những thay đổi về chỉ tiêu sinh lý máu khi gà bệnh tại trại gà tư nhân thuộc quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ như sau: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà là: gà dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 26%, gà từ 1-2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 40,3%, gà trên 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 42,5%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà dưới 1 tháng tuổi là 10%, kế đến là gà 12 tháng tuổi chiếm 27,40% và cao nhất là gà trên 2 tháng tuổi chiếm 27,80%. Gà có thể nhiễm cùng lúc nhiều loài cầu trùng, thời gian nuôi càng lâu số loài nhiễm trên một cá thể càng tăng lên. Nhìn chung, gà nhiễm cầu trùng ở mức 1(+) là phổ biến nhất. Cùng với sự tăng lên của tỷ lệ nhiễm thì cường độ nhiễm ở mức cao cũng tăng lên. Gà bệnh cầu trùng có biểu hiện: ủ rủ, ít vận động, uống nhiều nước, cánh sã, gà đi phân có màng nhày, có bọt, có máu, phân sáp nâu, hậu môn dính đầy phân, niêm mạc tái. Nhìn chung khi gà bị nhiễm bệnh cầu trùng thì các chỉ tiêu sinh lý có sự thay đổi. Về chỉ tiêu hồng cầu giảm so với bình thường (bình thường 2,82±0,67, bệnh 2,22±0,65). Đối với các chỉ tiêu về bạch cầu, tỷ lệ huyết cầu, hàm lượng hematocrit tăng lên. Bạch cầu (bình thường 24,50±7,88, bệnh 82,57±16,74), tỷ lệ huyết sắc tố (bình thường 11,04±1,47, bệnh 12,46±1,62), hàm lượng hematocrit (bình thường 26,93±2,91, bệnh 33,60±4,48). xi Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ. Trong đó chăn nuôi gà được nhiều người quan tâm đến. Nó không chỉ phục vụ về thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh đem lại thu nhập cho nhà chăn nuôi. Để việc chăn nuôi gà đạt lợi nhuận cao chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cho đàn gà. Đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng: như dịch tả, gumboro, hô hấp mãn tính, cầu trùng, E.coli,… Một trong những bệnh ảnh hưởng nhiều đến đàn gà đó là bệnh cầu trùng, một bệnh kí sinh trùng rất quan trọng, nó lưu hành rộng rãi và phát triển mạnh mẽ. Bệnh cầu trùng phân bố rộng khắp trên thế giới do 9 chủng Eimeria gây ra. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại các trại gà từ 4-100%, tỷ lệ nhiễm trung bình từ 3050%, tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giống gà, lứa tuổi. Tỷ lệ chết dao động từ 5- 15% (Nguyễn Hữu Hưng, 2008). Mặc dù tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng gây ra không cao (5-15%) như bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh cầu trùng gián tiếp gây thiệt hại về kinh tế trên đàn gà được thể hiện thông qua các đặc điểm: số gà còi trong đàn tăng, tiêu tốn thức ăn cao, tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ chết cao, kế phát những bệnh truyền nhiễm khác như dịch tả, gumboro, E.coli..... Ngoài ra bệnh cầu trùng còn gây mất máu nghiêm trọng (xuất huyết ở ruột) dẫn đến sức đề kháng của đàn gà giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác xâm nhập. Vì vậy, trong chăn nuôi gà việc phòng và chữa bệnh cầu trùng là một vấn đề quan trọng. Được sự đồng ý của Bộ môn Thú y Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ chúng tôi thực hiện đề tài “ Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và chỉ tiêu sinh lý máu trên đàn gà tại trại gà tư nhân Ba Hoàng thuộc quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ”với mục tiêu: - Xác định tình hình nhiễm cầu trùng qua các lứa tuổi - Xác định cường độ nhiễm cầu trùng qua các lứa tuổi - Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trong trường hợp gà bệnh và gà khỏe 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lịch sử nghiên cứu 2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Năm 1632 Luvenhuch đã phát hiện ra bệnh cầu trùng. Năm 1865 Stieda và Lindmann phân lập được căn nguyên bệnh cầu trùng xảy ra do hai giống là Eimeria và Isospora gây bệnh chủ yếu trên gia súc, gia cầm nên cũng có khá nhiều tác giả cho rằng nếu gọi là Coccidiosis thì chung chung quá, do đó họ đề nghị gọi tên bệnh phải do chính giống cầu trùng đó gây ra. Nếu bệnh do Eimeria gây ra thì có tên là Eimeriosis và nếu do Isospora thì có tên là Isosporosis (Lê Văn Năm, 2003). Năm 1891 loài Eimeria tenella gây bệnh cầu trùng ở manh tràng của gà con đã được Railliet và Lucet định danh. Minchin, 1903 chứng minh họ Eimeriidae có vòng đời trực tiếp các quá trình merogony, gamogony và tạo thành ocysts xảy ra bên trong cơ thể. Leger và Duboscq, 1910 cho rằng bộ Eucoccidiorida chứa những chủng mà tất cả đều trải qua merogony (sinh sản vô tính), gamogony (sinh sản hữu tính) và tạo sporogony trong vòng đời. http://bioglogy.unm.edu/biology/coccidia/eimeriabiol.html). Perard, 1925 đã chứng minh, noãn nang cầu trùng tiếp tục sinh bào tử sau nhiều ngày tiếp xúc với các dung dịch formol 5%, kali permanganate 1%, acid sulfuric, acid chlohyric 10%, nước javel 20%, nước vôi. Johnson, 1927 đã kết luận là miễn dịch ở gà chỉ phát sinh sau khi chúng nhiễm trùng lần thứ hai và ông là người đầu tiên nêu ý kiến về tính miễn dịch đặc hiệu trong bệnh cầu trùng. Tyzzer, 1929 đã tìm được các loài cầu trùng gây bệnh ở gà gồm: Eimeria tenella, Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria mitis và đã chứng minh được bằng thực nghiệm rằng miễn dịch trong bệnh cầu trùng gà chỉ có thể có với loài cầu trùng gây bệnh lần đầu. Tuzzer, 1929 đã xác định rằng miễn dịch tạo ra tương đối bền vững đối với loài cầu trùng khi các giai đoạn phát triển của chúng tiến triển và xâm nhập sâu trong mô bào và miễn dịch kém bền vững khi các giai đoạn của chúng phát triển trong lớp biểu bì niêm mạc ruột. 2 Herrich- Holmes, 1936 cho gà con thuộc nhiều lứa tuổi nuốt noãn nang của Eimeria tenella kết quả thu được: gà con rất dị cảm trong 3 tháng đầu nhưng sau 3 tháng thì nhiễm bệnh nhưng chống đở được, chỉ chết một số (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1982). Koskina, 1940 đã theo dõi thấy gà con 60 ngày tuổi sau khi khỏi bệnh cầu trùng chỉ cân nặng 400gram, trong khi gà khỏe cùng lứa tuổi đạt 535gram (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002). Kogan, 1959 cho rằng noãn nang cầu trùng có thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng. Đem sấy khô ở nhiệt độ 40 0C sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30 ngày (Lê Hồng Mận và Phương Song Liên, 1999). Rose, 1984 tiến hành so sánh mức độ tạo miễn dịch giữa gà con và gà trưởng thành. Kết quả là gà trưởng thành tạo miễn dịch cao hơn gà con (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1982). 1952- 1992 đã sản xuất được 6 loại vaccine phòng bệnh cầu trùng trên gà như: Coccivac (Mỹ), Immucox (Canada), VAC (Mỹ), Paracox (Anh)... 1993, Stucki-Braun-Roditi thử nghiệm dùng phương pháp PCR- 5s rRNA nhận ra Eimeria tenella (J. Eckert et al, 1995). 2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta, bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển gà công nghiệp (1965) và nhập một số gà cao sản giống trứng và giống thịt nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia thú y, gà con từ mới nở đến 8 tuần tuổi bị bệnh cầu trùng và chết khoảng 5-10% tại các xí nghiệp nuôi gà công nghiệp (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2002) Bệnh cầu trùng gà là một trong những bệnh gây nhiều tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi ở nước ta (Dương Công Thuận, 1973) Năm loài cầu trùng được phát hiện ở miền Nam: Eimeria tenela, Eimeria brunetti, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria acervulina (Nguyễn Hữu Hưng, 2008, Vũ Đình Chính, 1977). Dương Công Thuận, 1978 đã xác định được 5 loài cầu trùng kí sinh trên đàn gà ở một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp ở miền Bắc nước ta: Eimeria tenella, Eimeria brunetti, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria acervulina. Những kết quả điều tra của Phạm Hùng (1978) tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Sông Bé, tỉnh Đồng Nai, cho thấy có 8 loài cầu trùng kí sinh ở gà: Eimeria tenella, Eimeria brunetti, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria acervulina, Eimeria mitis, Eimeria mivati (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1982). 3 Năm 1980, Lăng Ngọc Lệ và Đỗ Thị Bạch Tuyết đã điều tra phân loại cầu trùng gà tại khoa chăn nuôi thú y, trường Đại Học Cần Thơ tìm được 4 loài cầu trùng gây bệnh: Eimeria tenella, Eimeria necatrix, Eimeria mitis, Eimeria maxima (Trích dẫn Lê Thị Bé Hai, 2008). Trần Thị Cẩm Vân, 1998 đã tiến hành so sánh hai qui trình phòng bệnh cầu trùng trên gà Nagoya ở Nông Trường Sông Hậu, Cần Thơ bằng các loại thuốc cosxistac 12%, Avatec, D.O.T 250, ESB3. Kết quả là cả hai qui trình phòng ngừa liên tục và thay đổi đều có tác dụng tốt. Các loại thuốc coxistac 12%, Avatec, D.O.T 250, ESB3 đều cho tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh cầu trùng. Sử dụng D.O.T 250 chi phí thấp nhất so với các loại thuốc khác. Bạch Mạnh Điều và Phan Lạc,1996 tiến hành nghiên cứu các loài cầu trùng gây nhiễm trên gà và chế vaccine phòng bệnh tại các huyện phụ cận Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Kết quả: 3 loài cầu trùng nhiễm cao nhất phải đặc biệt chú ý là: Eimeria tenella, Eimeria maxima, Eimeria mitis. Gà nhiễm cầu trùng cao nhất ở giai đoạn 3-6 tuần tuổi, phải chủ động tăng cường phòng bệnh cầu trùng gà trước và trong giai đoạn này. Nguyễn Thị Kim Lan, 2000 đã nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng trong đàn gà nuôi gia đình ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả gà nhiễm cầu trùng phổ biến trong giai đoạn 15 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi. Gà hơn 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng là 45,3%. Gà hơn 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 37,6%. Gà công nghiệp tỷ lệ nhiễm cầu trùng 66,1%, cao hơn so với gà ta (53,5%) và gà lai (57%). Sử dụng 4 loại thuốc phòng trị: Rigecocci, Cocci- stop, ESB3, Anticocci kết quả của 4 loại thuốc có hiệu quả rất tốt 90-93,75%. Phan Lục, Bạch Mạnh Điều, Phan Tuấn Dũng, 2003 đã tiến hành điều tra tình hình nhiễm cầu trùng gà ở các lứa tuổi thu được kết quả như sau: gà dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 29,00%, gà từ 2-4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 26,66%, gà trên 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 20,09%. Để hạn chế tối đa tác hại do cầu trùng gây ra, tập thể các tác giả và viện chăn nuôi đã tiến hành nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh cầu trùng cho gà. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất giai đoạn 3- 5 tuần tuổi, gà thả vườn ISA nhập vào nước ta nhiễm cao lúc 3-4 tuần tuổi, gà Lương Phượng và gà Kabir nhiễm cao lúc 4-5 tuần tuổi. Có 4 loài cầu trùng thường xuyên gây bệnh, cường độ gây bệnh từ cao đến thấp là Eimeria tenella, Eimeria maxima, Eimeria acervulina và Eimeria mitis. Kết quả kiểm tra khả năng được bảo vệ của gà sau khi sử dụng vaccine để phòng bệnh cho thấy 10 ngày sau khi sử dụng 4 vaccine (lúc gà 16 ngày tuổi) thì gà ở các lô thí nghiệm đều không bị chết còn gà ở lô đối chứng tỷ lệ chết tới 94-96%. Phạm Ngọc Uyển và Lê Văn Liễn, 1985 nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lý liên quan đến khả năng tự nhiên của gà Ri và gà Tè có các chỉ số sinh lý máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng Hemoglobin tương tự với gà thịt lông màu Tam Hoàng, Kabir, riêng gà Hmông các chỉ số này cao hơn. Nguyễn Quế Côi, ctv,1996 nguyên cứu về đặc điểm sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu gà Ri, gà Đông Tảo lúc 8 tuần tuổi và lúc trưởng thành. Kết quả cho thấy: hồng cầu của gà Ri và gà Hồ trưởng thành cao hơn hẵn lúc 8 tuần tuổi ( 3,36; 2,8; 3,25 và 2,5 triệu/mm3). Gà Đông Hồ bạch cầu và GOT gà trưởng thành cao hơn hẳn lúc 8 tuần tuổi (42,2; 34,56; 331; 293 ngàn/mm3) GOT của gà Ri, gà Hồ trưởng thành thấp hơn hẳn GOT của gà Ri và gà Hồ lúc 8 tuần tuổi (230 và 270; 284 và 271). Cả ba giống gà ở tuổi trưởng thành có GPT và các chỉ số Albumin, Globulin thấp hơn lúc 8 tuần tuổi là hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển vì lúc 8 tuần tuổi gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn lúc trưởng thành. Năm 2001, Nguyễn Duy Hoan và ctv theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của giống gà Mèo ở giai đoạn 21 ngày tuổi, 42 ngày tuổi và giai đoạn trưởng thành tại huyện Hồ An, Hà Quãng, Quảng Hòa (Cao Bằng). Kết quả cho thấy: Hàm lượng hồng cầu và Hemoglobin tăng dần theo tuổi, phù hợp với quy luật biến thiên chung của gia cầm , lúc thành thục (28-29 tuần) lượng hồng cầu đạt 3,07 triệu/ml và Hemoglobin: 11,13g% tượng tự với các giống gà nội khác kết quả phân tích bạch cầu cho thấy : bạch cầu tổng số tăng từ 26,17 ngàn/ml ở 21 ngày lên 29,17 ngàn/ml lúc thành thục, kết quả này phù hợp với nhiều tài liệu trong và ngoài nước: Trịnh Xuân Cư (1997), bạch cầu ở gà ác 32,44 ngàn/ml, gà Hồ 33,64 ngàn/ml. Trịnh Hiến Hẳng (1995) bạch cầu ở gà 30 ngàn/ml, Nikintin V.N (1978) ở gà trưởng thành bạch cầu tổng số là 30 ngàn/ml. 2.2 Bệnh cầu trùng gà 2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà Bệnh cầu trùng gà do nguyên sinh động vật thuộc ngành Protozoa lớp Sporozoa bộ Coccidia họ Eimeriidae giống Eimeria gây ra. Cầu trùng là bệnh phổ biến nhất và quan trọng ở gia cầm nuôi. Bệnh mở đường cho các bệnh khác tấn công. Cầu trùng kí sinh ở tế bào biểu mô ruột, gây tổn thương biểu mô, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Gà bệnh cầu trùng mất nước, mất máu, tăng mẫn cảm với những bệnh khác. Bệnh xảy ra nhiều ở gà con 10- 90 ngày, với biểu hiện tiêu chảy phân lẫn máu, tỷ lệ chết cao. Miễn dịch nhanh 5 chóng được tạo thành sau khi nhiễm bệnh. Cầu trùng ở gia cầm không tạo được miễn dịch chéo giữa các loài Eimeria khác. Vòng đời cầu trùng ngắn, trực tiếp và khả năng sinh sản cao làm bệnh phát tán nhanh (Calnek, ctv, 1997). Ở gia cầm trưởng thành thường không biểu hiện rõ triệu chứng bệnh, là thể mang trùng bài thải noãn nang. 2.2.2 Đặc điểm một số loài noãn nang cầu trùng gà Cấu tạo chung của noãn nang Lỗ noãn Nắp lỗ noãn Thể cặn bào tử Kén hợp tử Túi bào tử Thoi trùng với hạt nhân Hình 2.1: cấu tạo cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử http://www.saxonet.de/coccidia/oocyst.htm Đặc điểm từng loài noãn nang cầu trùng ký sinh trên gà. Bệnh cầu trùng gà do 9 loài cầu trùng gây ra. Eimeria acervulia Noãn nang hình trứng, võ nhẵn, không màu, có hai lớp vỏ, không có micropile, có một hạt cực, không có thể cặn. Kích thước của noãn nang là 12-13 x 9-17µm, trung bình 16-18 x 13-15µm. Thời gian sinh bào tử nang ở môi trường bên ngoài là 24 giờ, thời gian nung bệnh là 97 giờ, kí sinh ở tế bào biểu mô, đoạn đầu của ruột non (Nguyễn Hữu Hưng, 2010). 6 Độc lực: Eimeria acervulina là loài có độc lực không mạnh (so với Eimeria tenella và Eimeria necatrix) nhưng cũng có khả năng gây bệnh nghiêm trọng và thỉnh thoảng gây chết gia cầm. Eimeria acervulina làm giảm sự tiêu tốn thức ăn (gây tiêu chảy sau 3 ngày nhiễm trùng), giảm sự tiêu hóa hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng. Nó được xem là đầu mối để thúc đẩy việc thành lập Clostridium perfringens. Miễn dịch chống lại loài này rất chậm. (www Baycox.es/73/Eimeria_acervulina.htm) Bệnh tích: bệnh nhẹ thì bệnh tích giới hạn ở quai tá tràng và tổn thương rất đặc trưng, rất ít đốm trắng. Bệnh nặng có nhiều đốm trắng và có một lớp mảng hình bầu dục nằm khắp nơi trên bề mặt ruột non. Niêm mạc ruột dầy ướt và bóng dịch nhầy. Hình 2.2: vị trí kí sinh của Eimeria acervulia Hình 2.3: ruột dầy ướt và có đốm trắng Eimeria brunetti Noãn nang hình trứng hoặc elip, vỏ nhẳn, không màu, không micropile, kích thước 13-34 x12-26µm, trung bình 23-25x19-20µm. Thời gian hình thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài là 18-48 giờ. Thời gian nung bệnh là 5 ngày. Kí sinh ở phần cuối ruột non, trực tràng, manh tràng và lỗ huyệt. Do đó dễ nhằm lẫn với Eimeria tenella gây ra, bệnh tích ở vùng thấp hơn ruột non, trực tràng và phần dưới của manh tràng. Độc lực: cũng là loài có độc lực tương đối mạnh nhưng mức độ nghiêm trọng ít hơn Eimeria tenella và Eimeria necatrix. Eimeria brunetti gây tử vong ít, giảm tăng trọng chuyển hóa thức ăn giảm. Nếu nhiễm 100.000-200.000 noãn nang tỉ lệ chết 10-30%, những con khỏi bệnh có năng suất thấp. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng