Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THỬ NGHIỆM VACCINE MAREK Ở MỘT TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI ...

Tài liệu THỬ NGHIỆM VACCINE MAREK Ở MỘT TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI

.PDF
53
910
85

Mô tả:

THỬ NGHIỆM VACCINE MAREK Ở MỘT TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM VACCINE MAREK Ở MỘT TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI Ngành : Thú y Khoá : 2002 - 2007 Lớp : Thú y 28 Sinh viên thực hiện 2007 Phan Đức Thắng TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM VACCINE MAREK Ở MỘT TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực Hiện: ThS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH PHAN ĐỨC THẮNG BSTY. VÕ VĂN HÙNG 2007 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Phan Đức Thắng Tên đề tài: Thử nghiệm vaccine Marek serotype 1& 3 ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai. Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và nhận xét đóng góp ý kiến của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …/…/ 2007 Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn thị Phước Ninh iii LỜI CẢM TẠ Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, và toàn thể quí thầy cô đã truyền đạt và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập. Ban lãnh đạo và các anh chị tại Bệnh Viện Thú Y – Khoa Chăn Nuôn Thú Y đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát các chỉ tiêu liên quan đến luận văn. Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em công nhân của trại gà đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thức tập. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Gia đình đã nuôi dạy cho tôi ăn học nên người. ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh, BSTY. Võ Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức,kinh nghiệm quý báo tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp Thú y 28 đã chia sẻ cùng tôi những buồn vui và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. iv MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu..................................................................................... 1 1.2.1. Mục đích.......................................................................................... 1 1.2.2.Yêu cầu ............................................................................................ 1 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 2 2.1. Giới thiệu sơ lược về trại gà đẻ thương phẩm nơi thực hiện đề tài .............. 2 2.1.1. Lịch sử hình thành và vị trí địa lý ......................................................... 2 2.1.2. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 2 2.2. Giới thiệu sơ lược về giống gà Babcook ...................................................... 3 2.3. Bệnh Marek (Marek’s disease – MD) .......................................................... 3 2.3.1. Lịch sử và sự phân bố ........................................................................... 3 2.3.2. Căn bệnh học ......................................................................................... 4 2.3.2.1. Hình thái, cấu trúc ....................................................................... 4 2.3.2.2 Sức đề kháng ................................................................................. 5 2.3.2.3. Nuôi cấy ....................................................................................... 5 2.3.2.4. Khả năng gây bệnh ....................................................................... 6 2.3.3. Truyền nhiễm học ................................................................................ 6 2.3.3.1. Loài mắc bệnh .............................................................................. 6 2.3.3.2. Chất chứa căn bệnh ...................................................................... 6 2.3.3.3. Đường xâm nhập và cách lây ....................................................... 6 2.3.3.4. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 6 2.3.4. Triệu chứng............................................................................................ 7 2.3.4.1. Thể mãn tính................................................................................. 7 2.3.4.2. Thể cấp tính ................................................................................. 7 2.3.5. Bệnh tích................................................................................................ 8 2.3.5.1. Bệnh tích đại thể .......................................................................... 8 v 2.3.5.2. Bệnh tích vi thể............................................................................. 9 2.2.6 Chẩn đoán .............................................................................................. 9 2.2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng...................................................................... 9 2.2.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ....................................................... 9 2.2.7. Phòng bệnh ........................................................................................... 10 2.3. Sơ lược về miễn dịch ................................................................................... 10 2.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 10 2.4.1.1. Miễn dịch tự nhiên ....................................................................... 10 2.4.1.2. Miễn dịch thu được....................................................................... 10 2.3.2. Sơ lược về hệ thống miễn dịch .............................................................. 13 2.3.2.1. Các cơ quan dạng lympho ............................................................ 13 2.3.2.2. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch ....................................... 14 2.3.2.3. Đáp ứng miễn dịch của gia cầm ................................................... 14 2.3.3. Kháng thể............................................................................................... 15 2.3.4. Miễn dịch Marek ................................................................................... 15 2.3.4.1. Vai trò của kháng thể.................................................................... 15 2.3.4.3. Vai trò độc lực MDV.................................................................... 16 2.3.4.4. Vai trò của Interferon .................................................................. 16 2.4. Sơ lược về vaccine Marek serotype 1 và 3 Nobilis Rismavac + CA126 .... 16 2.4.1. Dạng bào chế ........................................................................................ 16 2.4.2. Điều kiện bảo quản ............................................................................... 17 2.4.3. Cách pha vaccine ................................................................................. 17 2.4.4. Phương pháp chủng ngừa ...................................................................... 17 2.4.5. Qui trình chủng ngừa ............................................................................ 17 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........... 18 3.1. Thời gian và địa điểm .................................................................................. 18 3.2. Nội dung khảo sát......................................................................................... 18 3.2.1. Kiểm tra tính hiệu lực của vaccine Marek serotype 1 và 3 ................... 18 3.2.2. Kiểm tra tính an toàn của vaccine Marek serotype 1 và 3 .................... 18 3.3. Phương pháp thí nghiệm............................................................................... 18 vi 3.3.1. Nguồn gốc đàn gà.................................................................................. 18 3.3.2. Bố trí khảo sát........................................................................................ 18 3.3.2.1. Kiểm tra tính hiệu lực của vaccine Nobilis Rismavac + CA126 18 3.3.2.2. Kiểm tra tính an toàn của vaccine Nobilis Rismavac + CA126.. 20 3.3.2.3. Vật liệu thí nghiệm ...................................................................... 21 3.4.2.4. Nuôi dưỡng, chăm sóc ................................................................. 22 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 24 PHẦN IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................... 25 4.1. Kiểm tra hiệu lực của vaccine Marek .......................................................... 25 4.1.1 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek............................... 25 4.1.2. Mổ khám bệnh tích trên gà vào tuần tuổi thứ 7 và 20 .......................... 27 4.1.2.1. Bệnh tích đại thể .......................................................................... 28 4.1.2.2. Bệnh tích vi thể ............................................................................ 30 4.1.3. Tỷ lệ chết và loại thải sau khi tiêm vaccine Marek trong 20 tuần theo dõi ................................................................................................................... 33 4.2 Kiểm tra độ an toàn của vaccine Marek ........................................................ 34 4.2.1. Những biểu hiện bất thường sau khi tiêm vaccine ............................... 34 4.2.2. Mổ khám bệnh tích trên gà vào 22 ngày tuổi ........................................ 35 4.2.2.1. Bệnh tích đại thể .......................................................................... 35 4.2.2.2. Bệnh tích vi thể ............................................................................ 36 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 38 5.1. Kết luận......................................................................................................... 38 5.2. Đề nghị ........................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 40 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Qui trình tiến hành thí nghiệm kiểm tra hiệu lực vaccine ...................... 19 Bảng 3.2: Qui trình tiến hành thí nghiệm kiểm tra tính an toàn của vaccine.......... 20 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi sau khi tiêm vaccine. .......................................................................... 25 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek trong 20 tuần sau khi tiêm vaccine Marek. ......................................................................................... 26 Bảng 4.3: Kết quả bệnh tích vi thể mổ gà vào tuần thứ 7 và 20 ............................. 30 Bảng 4.4: Kết quả số gà chết và loại thải ............................................................. 33 Bảng 4.5: Những triệu chứng bất thường................................................................ 34 Bảng 4.6: Bệnh tích đại thể vào ngày thứ 22 sau khi tiêm vaccine ........................ 35 Bảng 4.7: Kết quả bệnh tích vi thể vào ngày thứ 22 sau khi tiêm vaccine ............. 36 viii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ bệnh tích vi thể giữa hai lô thí nghiệm....................................... 31 Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ gà chết và loại thải của lô đối chứng và thí nghiệm .................... 33 Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ bệnh tích vi thể vào lúc 22 ngày tuổi.......................................... 36 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 3.1: Quây úm gà con một ngày tuổi ............................................................... 23 Hình 3.2: Gà trong giai đoạn 7 – 12 tuần tuổi......................................................... 24 Hình 3.3: Chuồng nuôi gà sau 12 tuần tuổi............................................................. 24 Hình 4.1: Gà có biểu hiện đi lại khó khăn lúc 7 tuần tuổi....................................... 27 Hình 4.2: Mổ khám bệnh tích đại thể ...................................................................... 28 Hình 4.3: Lách có đốm hoại tử ................................................................................ 29 Hình 4.4: Dạ dày tuyến sưng, loét........................................................................... 29 Hình 4.5: Dây thần kinh xuất huyết......................................................................... 30 Hình 4.6: Có sự thâm nhập lympho trong dây thần kinh ....................................... 32 Hình 4.7: Niêm mạc dạ dày tuyến viêm và có sự xâm nhập của lympho ............... 32 Hình 4.8: Mổ khám tổng quát.................................................................................. 35 Hình 4.9: Có sự xâm nhập tế bào lympho vào nhu mô gan .................................... 37 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tổ A: nuôi gà con từ 1 – 12 tuần tuổi 2 Tổ B: nuôi gà đẻ 2 Tổ C: phân loại trứng thương phẩm 2 NK: natural killer cell 12 CRP: cell reative protein 12 BCDN: bạch cầu đơn nhân 12 M: Macrophage 12 TFN.γ: interferon γ 12 ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Thử nghiệm vaccine Marek serotype 1& 3 ở trại gà đẻ thương phẫm thuộc tỉnh Đồng Nai ” Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu lực và tính an toàn của vaccine Marek serotype 1&3 tên thương mại là Nobilis Rimavac + CA126. Thông qua các chỉ tiêu: biểu hiện lâm sàng, tỉ lệ sống chết và loại thải, bệnh tích vi thể, bệnh tích đại thể, các biểu hiện bất thường. Thử nghiệm được thực hiện trên giống gà Babcook 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi, chia làm hai đợt thử nghiệm: hiệu lực và độ an toàn của vaccine. Mỗi đợt chia làm 2 lô (lô thí nghiệm tiêm vaccine, lô đối chứng không tiêm vaccine). Liều lượng lô thử hiệu lực tiêm 0,2ml/con, liều lượng lô thử độ an toàn gấp 10 lần liều khuyến cáo, vaccine được tiêm vào lúc gà 1 ngày tuổi. Qua 20 tuần tiến hành chúng tôi thu được một số kết quả như sau: - Gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không thấy các triệu chứng nghi nghờ bệnh Marek. - Tỉ lệ gà chết và loại thải thấp (3,2 + 1,75%) so với tỉ lệ chết và loại thải của trại (6,5 – 7%). - Không thấy bệnh tích vi thể trên gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126, chứng tỏ gà lô thí nghiệm không có sự thâm nhập của virus Marek độc lực cao. - Khi tiến hành thử tính an toàn với liều gấp 10 lần liều khuyến cáo, nhưng vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không gây hại đến cơ quan nội tạng và không có các triệu chứng bất thường trên gà được tiêm vaccine. - Vaccine Nobilis Rismavac + CA126 có hiệu lực và tính an toàn cao, bảo hộ tốt cho đàn gà được tiêm vaccine. x 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Vì chúng góp phần cung cấp một khối lượng lớn thịt, trứng cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng gia tăng của con người. Đó là nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, làm tăng chất lượng bữa ăn trong mỗi gia đình. Để thỏa mãn nhu cầu thịt, trứng gia cầm ngày càng cao, ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Một trong những bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi gia cầm là bệnh Marek. Bệnh Marek không những gây chết mà còn làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tỉ lệ loại thải, giảm trọng lượng quầy thịt, giảm sản lượng trứng, tăng chi phí thuốc thú y, do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của các nhà chăn nuôi. Để kiểm soát, khống chế và từng bước loại bỏ bệnh, thì sử dụng vaccine trong phòng chống bệnh là biện pháp tối ưu. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của vaccine trong phòng bệnh, chúng ta cần phải tiến hành thử nghiệm hiệu quả của chúng. Nhằm xác định vaccine hiệu quả và an toàn nhất sử dụng trong công tác phòng bệnh. Được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh và BSTY. Võ Văn Hùng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm vaccine Marek serotype 1 và 3 ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Kiểm tra hiệu lực và độ an toàn của vaccine Marek serotype 1 và 3 (tên thương mại là Nobilis Rimavac + CA126) trước khi đưa ra thị trường để phòng bệnh Marek. 1.2.2.Yêu cầu - Theo dõi biểu hiện của gà sau khi chủng vaccine Marek. - Theo dõi bệnh tích đại thể và vi thể của gà được chủng vaccine Marek. 2 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Giới thiệu sơ lược về trại gà đẻ thương phẩm nơi thực hiện đề tài 2.1.1. Lịch sử hình thành và vị trí địa lý Trại được xây dựng vào năm 1997, do tư nhân quản lý, chuyên sản xuất trứng thương phẩm và gà giống. Trại gà đặt trên diện tích 15 ha thuộc tỉnh Đồng Nai. Trước đây, trại nằm trong khu vực ít dân cư, xung quanh là vùng đất trống. Hiện nay, bên cạnh trại là khu công nghiệp và khu đân cư, hệ thống giao thong thuận tiện. Cơ cấu tổ chức của trại: Ban giám đốc Phòng nghiệp vụ Tổ A Phòng hành chính Tổ B Tổ C Phòng kĩ thuật Tổ bảo vệ 2.1.2. Cơ sở vật chất Trại có tất cả trên 42 dãy chuồng nuôi, trong đó 36 dãy chuồng nuôi gà đẻ và 6 dãy chuồng nuôi gà con. Chuồng gà đẻ được thiết kiểu chuồng hở có mái che, có sức chứa vài chục ngàn gà đẻ. Chuồng gà con thiết kế theo kiểu nửa hở, có mái che, có lưới bao xung quanh và hệ thống bạt che để điều khiển ánh sáng. Hệ thống ánh sáng luôn đảm bảo thời gian chiếu sáng tốt nhất cho sự phát triển của gà qua từng giai đoạn. 3 Bảo đảm điều kiện tốt nhất cho yêu cầu phát triển của gà, các hệ thống quạt gió, phun nước giải nhiệt, máng ăn uống, thoát nước, khử trùng luôn đảm bảo đầy đủ nhu cầu phát triển của gà. 2.2. Giới thiệu sơ lược về giống gà Babcook Gà Babcook là giống gà chuyên trứng được nhập về từ Pháp. Qua thời gian nuôi ở trại, cho thấy gà Baccok có khả năng sản xuất cao, thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Hiện nay giống gà này đã được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước. Gà con phát triển tốt ở nhiệt độ từ 31- 330C. Đến 35 ngày tuổi, nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng và mọc lông là 210C. Đảm bảo chiếu sáng 24 giờ/ngày đối với gà con 1 – 3 ngày tuổi và giảm dần giờ chiếu sáng đến 8 giờ/ngày (thấp nhất) vào tuần 17 – 18, sau đó tăng dần lên 15 giờ/ngày ở tuần 25 và giữ ổn định đến cuối chu kỳ sản xuất. Nếu chăm sóc tốt, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nhiệt độ, độ thông thoáng… đến tuần thứ 18 – 19 gà bắt đầu đẻ và đạt tỉ lệ đẻ 50% vào tuần 20 – 21, đạt tỉ lệ cao nhất vào tuần 25 – 26 và giữ ổn định trong thời gian dài. 2.3. Bệnh Marek (Marek’s disease – MD) Bệnh Marek là bệnh u lympho của gà với sự xâm nhiễm và tăng sinh cao độ tế bào lympho và sự hủy myelin của thần kinh tế bào ngoại biên, từ đó gây rối loạn cơ năng vận động làm bại liệt (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006). 2.3.1. Lịch sử và sự phân bố - Lịch sử Theo dẫn liệu của Lê Văn Năm (2003), tác giả cho biết: bệnh Marek được mô tả lần đầu tiên tại Hungari vào năm 1907, khi Jozef Marek quan sát thấy ở một nhóm gà trống. Về mặt lâm sàng, tác giả cho biết hiện tượng liệt và bán liệt, khi mổ khám sẽ thấy viêm dây thần kinh ngoại biên. Do đó, ông đặt tên bệnh là bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên do virus gây ra. Từ năm 1927 – 1929, Papenheime ngườI Mỹ đã nghiên cứu về bệnh Marek một cách cụ thể và hệ thống hơn, việc phát hiện viêm dây thần kinh ngoại biên không những như Jozef Marek đã mô tả, mà còn có những biến đổi ở dây thần kinh trung ương. Năm 1967, Biggs và Churchill đã phân lập được căn nguyên gây bệnh Marek do 4 một loại Herpese virus type B chứa ADN. Đến 1969, Calnek và cộng sự (Mỹ) đã tìm thấy virion hoàn thiện nằm trong tế bào nang lông có thể gây bệnh cả invivo và invitro. Cùng năm này, Churchill đã chế tạo thành công vaccine, bằng cách cấy chuyển đời virus cường độc trên môi trường tế bào thận gà. Một tác giả khác là Okazaki đã phân lập được Herpes trên gà tây (HVT). Hiện nay HVT được sử dụng làm vaccine một cách rộng rãi. Ở nước ta, năm 1968 trên gà công nghiệp ở miền Nam có triệu chứng giống bệnh Marek. Đến năm 1982, phát hiện bệnh ở miền Bắc và đã phân lập được virus Marek. - Phân bố Virus Marek được mô tả lần đầu tiên ở Hungari năm 1907. Hai mươi năm sau bệnh xuất hiện rầm rộ và lan tràn khắp nước Mỹ. Ở châu Âu lúc bấy giờ Van de Walle và Winklen Junius cũng đã công bố dịch bệnh Marek ở Hà Lan và lan rộng ở các nước Đức, Anh, Ý, Pháp, Nga… Tại Châu Á, năm 1930 cũng đã phát hiện dịch bệnh ở Nhật. Năm 1968, trên gà công nghiệp ở miền Nam có triệu chứng giống bệnh Marek. Hiện nay, bệnh đã có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giớI gây nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp. 2.3.2. Căn bệnh học 2.3.2.1. Hình thái, cấu trúc - Họ Herpeseviridae - Họ phụ γ- Herpesevirinae - Giống Herpesevirus Virus Herpes có acid nhân là AND 2 sợi, vỏ bằng lipid có hình khối lục giác với 162 Capsule. Có 3 serotype: - Serotype 1: gồm những chủng có khả năng tạo khối u, độc lực thay đổi từ nhẹ đến độc và rất độc. - Serotype 2: gồm những chủng ngoài tự nhiên không tạo bệnh tích không tạo khối u. - Seroytype 3: những chủng không tạo khối u và HVT (Herpesvirus of turkey). - Gen và cấu kháng nguyên của virus 5 + Gen vi định đến sinh khối u: Gen pp38 (38kD) hiện diện trong các đòng tế bào và các khối u, có mặt ở cả 3 serotype, gen meq (Marek’s EcoQ) 40kD chỉ có mặt ở serotype 1. + Gen glycoprotein : Gen gC quy định mã hóa kháng nguyên A, kích sự sản xuất kháng thể, làm cho độc lực của virus giảm đần qua các đời nuôi cấy chuyển tiếp. Gen gB mã hóa kháng nguyên B, kích thích sản xuất kháng thể trung hòa. + Kháng nguyên MATSA (Marek disease tumor – asociated surface antigen) là kháng nguyên bề mặt có liên quan đến khối u ở bệnh Marek, thấy xuất hiện trên những tế bào T bị biến đổi. Những kháng nguyên này tồn tại không chỉ ở bản thân virus mà còn tồn tại ở những tế bào sống chứa virus Marek (Marek’s Disease Virus - MDV). 2.3.2.2 Sức đề kháng MDV chưa trưởng thành, chúng có sức đề kháng yếu, dể dàng bị tiêu diệt khi ra môi trường bên ngoài. Ở 56oC, virus chết trong vài giây, bị tiêu diệt ở pH < 5,5 và > 8,5. MDV trưởng thành được thải ra từ các tế bào nang lông có sức đề kháng cao dưới tác động của các yếu tố vật lý, hóa học… Trong chuồng trại chúng tồn tại 19 – 44 ngày, trong chất độn chuồng chúng tồn tại 28 -112 ngày. Trong điều kiện pH = 3 hay pH = 11, virus Marek bị bất hoạt trong thời gian 10 phút, ở 4 oC trong 2 tuần, 4 ngày ở 25 oC , 18giờ ở 37 oC và 30 phút tại 56 oC. Những muối của amoniac, phenol không có khả năng tiêu diệt MDV, nhưng chúng dễ bị formalin 0,5%, iod 1% tiêu diệt. 2.3.2.3. Nuôi cấy MDV được nuôi cấy trên phôi gà 4 – 6 ngày tuổi, đường tiêm túi lòng đỏ. Bệnh tích trên phôi là thủy thủng và tạo nốt sần trắng, kích thước từ 1-2mm trên màng nhung niệu sau 11-14 ngày. MDV được nuôi cấy tốt trên nhiều môi trường tế bào, đặc biệt là tế bào thận gà một lớp. Sau khi nuôi cấy 4-5 ngày hình thành bệnh tích đặc hiệu (CPE– Cytopathogen Effect). Tế bào bị tác động vón lại thành từng đám nhỏ gọi là những syncytium, có hai hay nhiều nhân. Tạo những plaque có đường kính < 1mm và những thể bao hàm trong nhân. 6 2.3.2.4. Khả năng gây bệnh Khả năng gây bệnh khác nhau tùy chủng, vị trí địa lý phân lập được virus. Một số MDV có độc lực cao luôn gây bệnh Marek ác tính, số khác có độc lực trung bình chỉ gây bệnh Marek cổ điển. Ngoài ra còn có 1 số chủng độc lực yếu không có khả năng gây bệnh, đựơc sử dụng để điều chế vaccine. 2.3.3. Truyền nhiễm học 2.3.3.1. Loài mắc bệnh Trong thiên nhiên, một số loài gia cầm và thủy cầm như: gà, gà tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng… đều cảm thụ với bệnh. Trong đó, gà là loài cảm thụ mạnh nhất. Gà con 1 ngày tuổi cảm thụ mạnh hơn gà lớn; gà mái cảm thụ mạnh hơn gà trống. Gà thường phát bệnh vào 2 – 7 tháng tuổi nhưng cũng ảnh hưởng trên gà ở 3 – 6 tuần tuổi. 2.3.3.2. Chất chứa căn bệnh MDV tồn tại trong tế bào nang lông (nó chỉ gây bệnh khi ở bên trong tế bào nguyên vẹn). Sự phát tán những tế bào này trong không khí làm lây lan bệnh. MDV cũng được bài thải qua phân, nhưng không thấy truyền qua trứng. Não, gan, lách, dây thần kinh là nơi chứa virus nhiều nhất. Một số loại kí sinh trùng mang mầm bệnh, và truyền bệnh như : bọ Alphitobius diaperinus , ve Argas persicus, … 2.3.3.3. Đường xâm nhập và cách lây Bệnh lây lan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, con đường lây lan thông thường là đường hô hấp. Virus trong nang lông được tung ra không khí theo nang lông hoặc lông. Virus từ không khí nhiễm vào nước, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, bụi…Từ đó thâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho gà qua tiêu hóa hay hô hấp. Bọ Alphitobius diaperinus sống trong hầu hết các trại gà, ấu trùng và nhộng của bọ không chỉ sống trong lớp lót chuồng mà còn sống trong mô liên kết dưới da của gà bệnh, có khả năng truyền bệnh Marek. Người ta cũng thấy loài ve Argas persicus truyền bệnh. 2.3.3.4. Cơ chế sinh bệnh Sau khi MDV qua đường hô hấp, virus sẽ định vị tại đường hô hấp. Sau đó theo các tế bào trong hệ thống hô hấp đến lách, tuyến ức, túi Fabricius. Tại đây virus gây nhiễm và phá hoại tế bào lympho B, làm cho cho lách sưng, túi Fabricius sưng hoặc teo. Từ ngày thứ năm cơ thể bắt đầu phản ứng chống lại virus. Các tế bào lympho T 7 được sản sinh để chống lại virus, nhưng những tế bào T này bị virus tấn công và trở thành những tế bào ung thư chứa virus. Sau 7 ngày nhiễm, virus Marek theo đường máu đến các cơ quan khác, đặc biệt là nang lông và tế bào thượng bì. Tại đây, chúng hình thành các virion gây nhiễm, và đủ sức truyền bệnh cho những gà khác. Từ 4 – 5 tuần sau khi nhiễm, MDV theo những tế bào lympho tán công vào thần kinh ngoại biên gây bại liệt. Những khối u bắt đầu hình thành ở các cơ quan, do sự biến đổi nhanh chống những tế bào T thành tế bào ung thư. 2.3.4. Triệu chứng 2.3.4.1. Thể mãn tính Thường xuất hiện ở gà 3-6 tháng tuổi, tỉ lệ chết 10-15% , thời gian nung bệnh 3 4 tuần, biểu hiện qua 3 thể: gồm thể thần kinh và thể da, mắt Thể thần kinh: theo Lê Văn Năm (2003), biểu hiện của thần kinh ngoại biên nhiều hơn thần kinh trung ương, đó là gà bị liệt hoặc bán liệt. Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ sau đó liệt hoàn toàn. Liệt cánh một hay hai bên. Thông thường những gà này ăn, uống bình thường nhưng do không có khả năng tự kiếm ăn nên chúng bị gầy dần rồi chết do đói hay bị dẫm đạp mà chết. Khi bệnh nặng gà nằm với tư thế rất điển hình, một chân duỗi ra phía trước, chân kia duỗi ra phía sau, bàn chân ngửa lên trời. Thể da, mắt : một số gà chết hoặc chưa chết, ta quan sát kỹ da và sờ vào chân lông đùi, hai bên nách, đùi, bụng sẽ thấy các nốt thịt thừa có độ lớn khác nhau, kích thước từ hạt kê đến hạt đỗ. Đó là những thể u của bệnh Marek. Chứng mù mắt có thể là do viêm mống mắt kéo dài, làm mất khả năng điều tiết cường độ ánh sáng, thông thường chỉ bị một trong hai con. Con ngươi hẹp và biến dạng. Bình thường mống mắt có màu da cam, đồng tử tròn to, ở gà con mống mắt có màu xanh đen, khi bị viêm sẽ chuyển sang màu xám đen. Thể mắt thường xảy ra ở gà lớn tuổi, thường trên 134 ngày. Bệnh ở thể này đơn thuần ít gây chết. 2.3.4.2. Thể cấp tính Bệnh Marek cấp tính thường ở trạng thái ức chế thần kinh ngoại biên. Tất cả các gà ốm và chết do Marek cấp đều có khối u nội tạng. Gà bị bệnh có biểu hiện lâm sàng ở lứa tuổi sớm : 1,5 - 5 tháng tuổi đối với gà thịt và 2 - 2,5 tháng tuổi đối với gà hướng trứng. 8 Gà chết nhiều nhất vào lúc trước và sau khi đẻ vài ba tuần. Nhiều khi hiện tượng giảm đẻ là triệu chứng đáng chú ý nhất của bệnh. Theo Lê Văn Năm (2003), đã cho biết bệnh Marek cấp tính còn biểu hiện ở trạng thái ức chế. Ở trạng thái này, gà gầy nhanh, cơ bắp teo dần mất đi độ bóng láng và mào trở nên sẫm hơn hoặc do thiếu máu mà nhợt nhạt hơn. 2.3.5. Bệnh tích 2.3.5.1. Bệnh tích đại thể Thể mãn tính: viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh đùi, hông – chậu, cánh sưng to gấp 4 - 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục, dễ đứt (bình thường dây thần kinh rất dai, khó đứt và có vân óng ánh). Mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi biến dạng. Khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ. Thể cấp tính : Khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ Hình 2.1: Khối u ở gan gà trong bệnh Marek Các cơ quan nội tạng, phần lớn điều xuất hiện khối u. Nhưng khối u ở gan, dạ dày tuyến và thần kinh là đặc trưng của bệnh Marek. Những khối u trên da, đóng vai trò quan trọng trong việc lây truyền bệnh Marek. Vì chân lông, nơi có nhiều khối u đặc biệt là các tế bào biểu bì hóa sừng, chứa rất nhiều virus hoàn chỉnh có khả năng gây bệnh. 9 Hình 2.2. Khối u ở chân trong bệnh Marek 2.3.5.2. Bệnh tích vi thể Bệnh tích loại A: thường đặc trưng cho thể Marek cấp tính. Thành phần khối u gồm chủ yếu tế bào tăng sinh dạng lympho, tế bào tiền lâm ba (lymphoblast). Tế bào lympho có các dạng to, nhỏ và trung bình. Bệnh tích loại B: Bệnh tích loại B thường đặc trưng cho thể Marek mãn tính. Biểu hiện chính là thủy thủng, phù nề các dây thần kinh ngoại biên và tăng sinh cao độ các tế bào lympho. Bệnh tích loại C: là loại bệnh tích nhẹ của thể bệnh ẩn không có triệu chứng lâm sàng. Vùng biến đổi nhỏ và phân tán, tập trung các tế bào lympho non và tương bào. 2.2.6 Chẩn đoán 2.2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh Marek như: các triệu chứng thần kinh liệt và bán liệt, các triệu chứng thuộc trạng thái ức chế: xù lông, sệ cánh, gầy tọp, teo cơ và chết trong khi gà vẫn ăn uống bình thường. Ngoài ra bệnh còn có những biểu hiện ở thể da và mắt. 2.2.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm Lấy mẫu bệnh phẩm như: não, gan, lách, dạ dày tuyến và dây thần kinh. Sau đó, tiến hành phân lập virus trên môi trường tế bào và trên môi trường trứng gà ở 4 – 6 ngày tuổi. 10 Việc xác định kháng nguyên được tiến hành bằng các kỹ thuật bao gồm: PCR (Polymerase Chain Reaction), kính hiển vi điện tử. Xác định kháng thể bằng: kết tủa khếch tán trên thạch,miễn dịch huỳnh quang, ELISA (Emzyme Linked Immuno Sorbent Assay), phản ứng trung hòa. 2.2.7. Phòng bệnh - Quản lý đàn: dựa vào nguyên lý “cùng vào, cùng ra”. - Công tác thú y: kiểm tra và vệ sinh trạm ấp, chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, giữ vệ sinh cho gà con 1 ngày tuổi, tăng độ thông thoáng của chuồng nuôi. - Tạo dòng gà có khả năng kháng bệnh. - Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, đặc biệt là dinh dưỡng - Sử dụng vaccine có hiệu lực phòng bệnh. 2.3. Sơ lược về miễn dịch 2.3.1. Khái niệm Miễn dịch là trạng thái bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh (các vi sinh vật và các độc tố của chúng, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tính miễn dịch được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia làm hai nhóm: miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu), miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu). 2.4.1.1. Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch tự nhiên được qui định bởi đặc tính của giống, loài sinh vật. Loại miễn dịch này có sẵn khi cơ thể được sinh ra và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với đặc điểm là luôn luôn sẵn sàng đáp ứng lại sự xâm nhiễm của các tác nhân ngoại lai. Miễn dịch tự nhiên là lá chắn đầu tiên khi cơ thể có sự tiếp xúc với kháng nguyên gây hại. Nó có thể tuyệt đối khi cơ thể không mắc bệnh trong bất cứ trường hợp nào, hoặc tương đối khi cơ thể mắc bệnh trong một số điều kiện nhất định. 2.4.1.2. Miễn dịch thu được Miễn dịch thu được là miễn dịch mà cơ thể tiếp thu và hoàn thiện trong quá trình sống. Khi cơ thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên, để khởi động hệ thống miễn dịch
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng