Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trang báo cáo thực tập tại krông bông...

Tài liệu Trang báo cáo thực tập tại krông bông

.DOCX
43
791
120

Mô tả:

thực tập giáo trình ngành thú y
LỜI MỞ ĐẦU Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô ở Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại học Tây Nguyên với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô. Bài báo cáo thực tập rèn nghề Thú y thực hiện trong khoảng thời gian gần 1 tuần, đây là bước đầu đi vào thực tế của em cũng như các bạn sinh viên lớp Thú y K13 do đó còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô cùng các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Từ những gì gặt hái được trong lần đi thực tập rèn nghề này, em xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên, cùng toàn thể thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến: TS. Đinh Nam Lâm,ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS. Đoàn Thị Kim Phượng là những người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong học tập, thực hành, chuẩn bị kiến thức và gửi gắm chúng em đến những địa điểm tốt, tạo cho chúng em những cơ hội quý báu để làm quen với thực tại nghề nghiệp, giúp sinh viên được tiếp xúc với bà con các dân tộc trong tỉnh Đăk Lăk qua đó sinh viên hiểu thêm về phong tục tập quán sinh hoạt hằng ngày của bà con. i Em xin chân thành cảm ơn các chú trong trạm thú y huyện Krông Bông, đặc biệt em cũng cảm ơn đến gia đình chú Phương, là Thú y xã Cư ĐRăm đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập rèn nghề của mình. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh đạo để báo cáo thực tập rèn nghề Thú y đạt được kết quả tốt hơn. Đăk Lăk, tháng 4 năm 2016 Sinh viên Ngân Thị Thùy Trang ii Mục lục iii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta từ trước đến nay là một nước nông nghiệp vì vậy chăn nuôi là một nghề truyền thống lâu đời. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt với 73% dân số chúng ta làm nông nghiệp đặc biệt là tăng nhanh về sản xuất lương thực, ngành chăn nuôi đã phát triển khá tốt, cung cấp nguồn thực phẩm khá lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người hiện nay. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, thu nhập của người dân cũng được nâng cao hơn. Bên cạnh sự phát triển nhanh về chăn nuôi đó là sự xuất hiện nhiều loại mầm bệnh, có những bệnh có thể lây lan sang người gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người dân. Vì vậy việc kiểm soát thuốc thú y cũng như công tác tiêm phòng dịch bệnh gập rất nhiều khó khăn. Đặc biệt hiện nay bùng phát những dịch bệnh lớn như: Cúm gia cầm H5N1, Cúm heo H1N1, Bệnh tai xanh trên heo, Lở mồm long móng ( LMLM )…Các bệnh này chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nên vấn đề đặt ra ở đây là công tác thú y phải được quan tâm, trong đó công tác phòng bệnh được đặt lên hàng đầu.Ngoài ra còn có các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhỏ lẻ ở các địa phương như : Dich tả, Tụ huyết trùng. Phó thương hàn … nên việc tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm trước khi xuất hiện bệnh là tốt nhất và đã đạt được kết quả rất cao, đã tránh được nhiều mầm bệnh xuất hiện. 1.2. Mục đích Mục đích trong đợt tiêm phòng thú y là nhằm tạo cho sinh viên làm quen với nghề nghiệp của mình trong tương lai và nhằm tìm hiểu các bệnh của gia súc, tác hại của bệnh đối với cộng đồng. Vì vậy ngoài học lý thuyết nhà trường đã tạo điều kiện tổ chức đợt thực tập rèn nghề cho sinh viên năm thứ 3 để khi ra trường tránh được những bở ngỡ, tăng tự tin trong công tác và để thấy được ý nghĩa của ngành mình học, cọ xát được với thực tế và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn bên cạnh đó còn học hỏi cách tiếp cận, khống chế, xác định vị trí tiêm và cách tiêm cho vật nuôi. 1 1.3. Công việc trong đợt thực tập Trong thực tế, tại huyện Krông Bông trong đợt thực tập này không trùng với lịch tiêm phòng vaccine Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng của huyện, do đó công việc chính của nhóm tại huyện là đi làm dịch vụ thú y cùng với thú y xã. Do đó 15 sinh viên trong nhóm không có cơ hội rèn nghề trong công tác tiêm phòng, nhưng sinh viên có cơ hội tiếp cận hơn với một số bệnh xảy ra tại địa bàn huyện này. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HUYÊN KRÔNG BÔNG 2.1. Nột số nét cơ bản về huyện Krông Bông Krông Bông là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 50 km về phía Đông Nam. Huyện gồm 1 thị trấn và 13 xã:  Huyện lị: Thị trấn Krông Kmar.  13 xã: Cư Đrăm, Cư Kty, Cư Pui, Dang Kang, Ea Trul, Hòa Lễ, Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Tân, Hòa Thành, Khuê Ngọc Điền,Yang Mao, Yang Reh Phía Tây giáp huyện Lắk Phía Tây Bắc giáp huyện Cư Kuin, huyện Krông Ana. Phía Bắc giáp huyện Krông Pác, huyện Ea Kar. Phía Đông giáp huyện M'Drăk, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Phía Nam giáp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) Bản đồ hành chính 3 Dân tộc Dân tộc chủ yếu ở đây là người Kinh, Ê-đê, M'Nông... Người Kinh chủ yếu có nguồn gốc từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Huế, Bình Định... Chính nguồn gốc dân cư của người Kinh đã tạo ra tại đây một môi trường văn hóa-xã hội có nhiều nét tương đồng như quê hương gốc của họ. Có thể nói, các chợ của Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế... có loại hải sản gì, thì chợ Krông Bông có thứ ấy... Đặc biệt, tại xã Hòa Lễ (cách trung tâm huyện lỵ 8 km) có quán mì Quảng ngon nổi tiếng là Quán mì Vân, nhiều người trong và ngoài tỉnh đến Krông Bông phải lặn lội đến quán này để thưởng thức hương vị độc đáo của mì Quảng chính hiệu... Cách huyện lị chừng 3Km về phía Đông, thuộc xã Khuê Ngọc Điền, là một xã có truyền thống cách mạng, có các mẹ Việt Nam anh hùng. Từ sau khi tách ra khỏi thị trấn Krông Kmar, Khuê Ngọc Điền đã có những phát triển nổi bậc về kinh tế - xã hội. Địa lý Nằm ở tây nam cao nguyên Dăk Lăk, địa hình khá phức tạp, độ cao trung bình 1500/2500m. Bao gồm một số dãy núi cao như Chư Yang Sin (độ cao 2.442m), đỉnh Cư Yang Hanh (độ cao 1.991m), đỉnh Cư Bukso (độ cao 1.538m). Sông chính chảy qua: Krông Ana, Krông Pách, Krông Bông. Tên gọi Krông Bông xuất phát từ tên con sông chính chảy qua địa phận của huyện. Sông này cùng với sông Krông Pắc gặp nhau giữa địa phận xã Hòa Lễ và Cư Kty, chảy vào sông Krông Ana, là thượng nguồn của sông Sê-rê-pốc - đổ vào sông Mê Kông. Thiên nhiên ở đây đáng chú ý là vườn quốc gia Chư Yang Sin rộng 59.000 ha với nhiều loài chim, thú, thực vật quý hiếm. Ngay cạnh thị trấn huyện là dòng thác Krông Kmar nổi tiếng, một điểm du lịch hấp dẫn trong các tour du lịch đến tỉnh Đắk Lắk. Kinh tế 4 Krông Bông chủ yếu phát triển kinh tế bằng nông-lâm nghiệp, đã hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, đặc biệt là ngô, sắn, thuốc lá...; hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghiệp-xây dựng (Khai thác khoáng sản: cát, đá,..; chế biến nông sản...), du lịch-dịch vụ phát triển nhờ có nhiều điểm du lịch nổi tiếng - nhất là thác Krông Kmar, Hồ trên thác, hang đá Đăk Tuôr... Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng do vừa bị ảnh hưởng của độ cao, vừa bị ảnh hưởng của các dãy núi lớn Cư Yang Sin nên khí hậu Krông Bông có hai mùa mưa nắng rõ rệt với những đặc trưng chính sau: - Nắng nhiều: trung bình 180 giờ/tháng. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn: trung bình từ 150 - 160 kcal/cm2 năm. Nhiệt độ cao và ôn hòa: nhiệt độ trung bình năm từ 23,7 - 27,30C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ có thể xuống đến khoảng 17,3 - 20,10C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ trung bình có thể lên đến 28 - 300C. Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độ nhiệt trên 100C). Nắng nhiều, bức xạ dồi dào nhiệt độ cao và hầu như không có bão là những thuận lợi rất cơ bản cho Krông Bông trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp như cà phê, thuốc lá, bông vải…. - Lượng mưa: Có hai tiểu vùng mưa: vùng phía Đông bao gồm xã Hòa Phong và 3 xã Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao, có mùa mưa kéo dài và kết thúc cũng muộn hơn. Lượng mưa nhiều hơn so với các xã phía Tây và phía Bắc của huyện. Nhìn chung, trên toàn huyện có lượng mưa lớn (trung bình từ 1.800 2.200 mm/năm), mùa mưa dài: Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, khá thuận lợi với các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, vào những năm hoặc những tiểu vùng mùa mưa kết thúc muộn thì ảnh hưởng nặng đến chất lượng thụ phấn của một số loại cây trồng (điều). 2.2. Tình hình chăn nuôi trong địa bàn huyện Tình hình chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ, theo hộ gia đình. Vẫn còn chăn nuôi theo lối thả rông, không có chuồng trại làm dịch lây lan nhanh khi có dịch. 5 Người dân còn chưa biết cập nhật những giống mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chưa biết phòng chống những bệnh đơn giản. Cùng với chăn nuôi hộ gia đình chăn nuôi trang trại được đầu tư mở rộng Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, huyện đã đề ra đồng bộ hai nhóm giải pháp lớn gồm: giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông. Đối với nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ, huyện đã đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp phối giống trực tiếp với bò đực giống lai Zêbu; vận động người dân tập trung nguồn vốn phát triển nuôi vỗ béo bò thịt; khuyến khích phát triển các trang trại có quy mô vừa và nhỏ để phát triển đàn gia súc. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường công tác tiêm phòng thú y và vệ sinh môi trường chuồng trại nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng dịch bệnh lây lan. Thông qua các chương trình dự án, huyện đã tiếp nhận và chuyển giao hàng trăm con bò giống cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn ở các xã, thị trấn. Đối với nhóm giải pháp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông, Trung tâm Dạy nghề của huyện đã mở được 7 lớp chăn nuôi thú y cho 245 người; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Khuyến nông huyện cũng đã xây dựng các điểm trình diễn chăn nuôi bò vỗ béo ở các cụm xã, qua đó tổ chức hàng chục buổi tập huấn, tham quan học hỏi, hội thảo đầu chuồng nhằm giới thiệu hiệu quả của các mô hình chăn nuôi điển hình để cho người chăn nuôi học tập và làm theo, từ đó phát triển nhân rộng mô hình vào sản xuất. 2.3. Công tác thú y Năm 2010, tổng đàn gia súc: 87.450 con, tăng 1,61 lần, tổng đàn gia cầm 245.000 con, tăng 1,45 lần, sản lượng thịt hơi các loại tăng 2,04 lần so với năm 2005. Trạm thú y huyện có 4 người, thú y cơ sở 14 người Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm liên tục xảy ra Công tác phòng chống dịch: hàng năm thú y cơ sở có tổ chức các đợt 6 tiêm đón đầu mùa dịch vào khoảng tháng 4,5 với các bệnh như tụ huyết trùng trên trâu bò, lở mồm long móng trên lợn và tiêm các loại vaccine khác Mới đây, vào đầu tháng 1-2016, dịch LMLM bùng phát mạnh trên đàn gia súc ở huyện Krông Bông làm 775 con gia súc bị mắc bệnh LMLM và đã được khống chế. Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người. - Lãnh đạo và chuyên viên của Cục Thú y, các Cơ quan Thú y vùng, các Trung tâm chuyên ngành đã và đang tập trung kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thú y địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định 7 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP 3.1. Địa điểm thực tập Gồm các thôn buôn như: Thôn 1, thôn , thôn 6, thôn 10… của xã Cư ĐRăm, và hai xã lân cận là xã Hòa Phong, xã Cư Pui của huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. 3.2. Thời gian thực tập Thời gian thực tập: Từ 4/2016 - 4/2016. 3.4. Đối tượng và nội dung thực tập - Đối tượng nghiên cứu: + Các hộ gia đình trong xã và các xã lân cận có yêu cầu dịch vụ thú y. + Địa điểm giết mổ heo, bò tại địa bàn xã. - Nội dung thực tập: + Thực hành tiêm cho gia súc; + Rèn tay nghề và nâng cao chuyên môn; + Quan sát cách thức hỏi khám bệnh súc từ gia chủ, cách thức tiếp cận bệnh súc; 8 PHẦN 4. MỘT SỐ BỆNH GẶP TẠI ĐỊA BÀN Một số bệnh gặp trong thời gian thực tập tại địa bàn xã Cư Đrăm: 1. BỆNH TIÊN MAO TRÙNG Bệnh tiên mao trùng (hay còn gọi là bệnh ngã nước trâu, bò) là bệnh phổ biến gây hại cho trâu bò ở các nước nhiệt đới.Tỉ lệ nhiễm bệnh ở trâu là 13 – 30%, ở bò là 7 – 14%. Ở nước ta, bệnh đã được phát hiện ở tất cả các vùng và gây thiệt hại cho việc phát triển chăn nuôi, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. NGUYÊN NHÂN Do tiên mao trùng Trypanosoma evansi: trâu bò nhiễm bệnh qua đường máu, các loại ruồi họ Stomoxydinae và loại mòng họ Tabanidae hút máu từ trâu bò bệnh rồi hút vào trâu bò khỏe mạnh và truyền bệnh cho chúng.Sự lây truyền này mang tính chất cơ giới và đặc biệt là từ tháng 4 – 9 ruồi, mọng phát triển Mòng Tabanus rubidus Tiêm mao trùng. TRIỆU CHỨNG Trâu bò mắc bệnh có 2 dạng: Thể cấp tính: trâu,bò sốt cao 41 – 420C và sốt gián đoạn, các triệu chứng thần kinh rõ rệt như ngã quỵ, đi vòng tròn, run rẩy...Trâu bò sẽ chết sau 7 - 15 ngày. Thể mãn tính: biểu hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn và bệnh kéo dài 1 – 2 tháng,con vật ngày càng gầy, da khô mốc.Sức khỏe giảm dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo bón có lẫn máu hoặc ỉa chảy kéo dài và mùi tanh. Trâu bò bị bệnh niêm mạc tụ mắt tụ máu màu đỏ tía đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt sưng có nhiều dỉ đặc như keo.Niêm mạc miệng, âm đạo vàng nhạt hoặc sẫm.thường thấy có thủy thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng... Suy nhược và mất khả năng sinh sản Khi mổ khám thấy máu loãng, trong lồng ngực,xoang bụng, xoang bao tim có nước vàng.Thịt nhão, mỡ lầy nhầy.Tim, phổi, lá lách đều sưng và tụ máu.Dạ dày bị tím bầm, ruột bị xuất huyết. PHÒNG BỆNH 9 Định kì kiểm tra máu 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời khi trâu bò nghỉ cày kéo Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh: chuồng có mành, phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không thể cư trú và phát triển được.Phun thuốc quanh chuồng trại theo định kì ( 1 tháng/lần) Chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lí để tăng sức đề kháng cho trâu bò: chăm sóc quản lí đàn tốt, dọn phân, rác trong chuồng và xung quanh chuồng. Chăm sóc và phòng bệnh tốt trước khi sang mùa đông. ĐIỀU TRỊ Chú ý phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời và kết hợp 3 biện pháp sau đây:  Dùng thuốc diệt kí sinh trùng như Phenoltridinium Naganinliều lượng 0,01g/ 1kg khối lượng cơ thể, pha dung dịch 10% nước cất. Tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt.Tiêm 2 ngày nghỉ 1 ngày, rồi lại tiêm ngày thứ 3.  Dùng thuốc trị ngoại ký sinh trùng như trypamidium,thành phần là Isometamidium Chloride Hypochloride 100%. Cách sử dụng : chỉ tiêm 1 liều/ ngày, 0,001g/kg thể trọng súc vật, pha thuốc với nước cất theo tỉ lệ 300 – 400mg /20 – 30 ml nước cất. Tiêm bắp sâu hoặc tiêm chậm tĩnh mạch.  Dùng Berenil (Azidin), mỗi lọ 2,36 g chứa: Diminazen aceturat 1050 mg, tá dược vđ 2,36g. Cách sử dụng : tiêm 1 lần, liều dùng 0,035 – 0,5g/kg thể trọng. Sau 15 ngày nếu chưa khỏi bệnh sẽ tiêm liều thứ 2 với liều lượng như trên. Pha nước với nước cất theo tỉ lệ 10% thuốc với 90%nước. Ngoài ra cần phải tiêm thuốc trợ sức trợ lực cho trâu bò trước khi sử dụng thuốc đặc trị như cafein 20% với liều 11 – 20ml, hoặc long não dạng nước 10% liều 40 – 50 ml. Trong thời gian 3 ngày diều trị, cho trâu bò nghỉ làm việc, ăn uống đầy đủ và chăm sóc tốt. Ca bệnh gặp tại địa phương: Bò cái đang cho con bú mắc bệnh tiên mao trùng ở thể mãn tính, con vật ngày càng gầy, da khô mốc, sức khỏe giảm dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo bón có lẫn máu hoặc ỉa chảy kéo dài và mùi tanh. 10 2. BỆNH LIỆT DẠ CỎ NGUYÊN NHÂN Do điều kiện ngoại cảnh: thay đổi về thời tiết, khẩu phần ăn, khai thác gia súc quá sức. Với bò sữa thường do thiếu vận động và ăn quá nhiều thức ăn tinh. - Do kế phát từ các quá trình bệnh lý làm giảm nhu động: sốt cao, cảm nắng, cảm nóng, viêm màng bụng… TRIỆU CHỨNG Con vật giảm hay bỏ ăn; giảm nhai lại, không ợ hơi, khát nước, miệng hôi, khô, có bựa lưỡi, vùng dạ cỏ mềm. Nếu không kế phát chướng hơi, thể tích dạ cỏ không tăng. Bệnh kéo dài, hõm hông bên trái lõm sâu, thõng xuống phía dưới (xệ xuống). Gia súc bị táo bón, bí ỉa. Nếu bệnh kéo dài, con vật sốt cao do bị viêm ruột cấp. Có thể bị đi ỉa ra máu. BỆNH TÍCH Thể tích của dạ cỏ và dạ múi khế tăng, vùng dạ cỏ trùng xuống, thức ăn trong dạ lá sách khô lại, trong dạ cỏ chứa đầy dịch nhầy và mùi thối niêm mạc dạ dày viêm hoặc xuất huyết. TIÊN LƯỢNG Bệnh mới phát thì sau khi điều trị 3-5 ngày con vật bình phục trở lại. Bệnh ở dạng mạn tính tiên lượng xấu. CHẨN ĐOÁN Nhu động dạ cỏ giảm, hoặc ngừng hẳn, nhai lại giảm, kém ăn, thỉnh thoảng chướng hơi, lúc đầu đi táo, sau đó ỉa chảy, thắc ăn rong dạ cỏ nát như cháo. Phân biệt với các bệnh: + Dạ cỏ chướng hơi: bệnh phát ra đột ngột, vùng bụng trái phồng to, căng như quả bóng, con vật ngạt thở, niêm mạc tím bầm, nếu can thiệp không kịp thờ con vật sẽ chết. + viêm dạ dày- ruột cấp tính: gia súc hơi sốt, trong dạ cỏ không tích hơi và đọng lại thức ăn, nhu động ruột tăng, ỉa chảy. 11 + Viêm dạ tổ ong ngoại vật: con vật cũng liệt dạ cỏ, thay đổi tư thế đứng, dạng 2 chân trước khi xuống dốc, đau, nghiến răng, phù yếm. Bệnh thường gây viêm phúc mạc, viêm ngoại tâm mác kế phát. ĐIỀU TRỊ Bệnh kéo dài quá 10 - 15 ngày, tiên lượng sẽ rất xấu, khó điều trị. + Hộ lý: Khi mới mắc bệnh cho gia súc nhịn 1-2 ngày, tăng cường vận động, giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô, xanh, cho uống nước không hạn chế, cho ăn ít và nhiều lần trong ngày. Xoa bóp vùng dạ cỏ,cho gia súc vận động nhẹ, kích thích nhu động dạ cỏ bằng các tinh dầu thực vật, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15 phút hay có thể dùng các thuốc: pilocarpin 0,2 - 0,3g/con, tiêm dưới da; strychnin sulphat 0,050,1g/con. + Dùng thuốc Thải trừ các chất chứa bằng cách: Uống thuốc tẩy MgSO4, Na2SO4, thụt rửa dạ cỏ bằng dung dịch Natribicarbonat 1%. Ức chế sự lên men của vi sinh vật dạ cỏ, giống như trong bệnh chướng hơi dạ cỏ. Dùng các thuốc làm giảm sự toan huyết: Tiêm tĩnh mạch dung dịch NaHCO3 3%, liều lượng 200-300ml/con, glucoza ưu trương 20-40% liều lượng 300-500ml/con. Dùng các thuốc trợ tim, trợ sức Vitamin B1, Cafein. 3. BỆNH VIÊM PHỔI DÍNH SƯỜN ĐẶC ĐIỂM Bệnh viêm phổi dính sườn ở heo vẫn đang là một trong những bệnh hoành hành nhiều nhất ở một số nước trên thế giới và có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế của trại. Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (Ap) gây ra và đây luôn là mối hiểm họa nghiêm trọng đối với nhiều trại heo vì tỉ lệ chết cao khi dịch bệnh nổ ra (lên đến 15%). Bệnh thường xảy ra ở nửa giai đoạn sau của quá trình tăng trưởng của heo nên gây ra thiệt hại nặng cho các nhà chăn nuôi, đòi hỏi phải có liệu 12 pháp điều trị hợp lý và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất của đàn heo (tăng trọng thấp hơn nhưng lại tăng tỉ số chuyển hóa thức ăn). Khi nắm vững các kiến thức sâu rộng về bệnh, vai trò của hệ thống miễn dịch, các phương pháp phát hiện chính xác trại hay đàn heo đang bị nhiễm và các vấn đề có thể gặp phải khi xuất hiện các heo nghi ngờ bị nhiễm; có thể giúp chúng ta quyết định chính xác giải pháp phòng ngừa nên áp dụng. Hình ảnh Heo bị bệnh viêm phổi dính sườn NGUYÊN NHÂN Do dòng vi khuẩn Actinobacillus Pleuropneumoniae (APP) gây ra. Hiện nay có khoảng 15 Serotyp khác nhau gây bệnh, đồng thời sinh ra 4 loại độc tố tác động lên đường hô hấp heo. Thời gian nung bệnh thường rất ngắn, khoảng 12 giờ đến 3 ngày. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm trùng kế phát. Tỷ lệ chết của lợn bệnh có khi lên tới 30% tổng đàn. Đặc điểm gây bệnh là khi vi khuẩn ký sinh trong phổi, nó sẽ sản sinh ra độc tố gây tổn thương mô phổi, làm cho phổi bị hoại tử, viêm dính với xoang ngực và dịch viêm sẽ nhanh chóng tích đầy trong xoang ngực, làm cho lợn khó thở và thở thể bụng. 13 Vi khuẩn thường có mặt trong các hạch lâm ba và trong đường hô hấp. Mầm bệnh có thể tồn tại trong dịch tiết đường hô hấp, trong máu trong thời gian 5 ngày, trong nước khoảng 20 ngày. Đặc biệt, vi khuẩn có thể tồn tại trong các hạch lâm ba và trong phổi trong thời gian 4 tháng, tuy nhiên, vi khuẩn rất dể bị tiêu diệt khi bị sấy khô. TRIỆU CHỨNG Heo sốt cao, ho theo cơn và chết đột tử có máu tươi trào ra ở mũi và miệng. Heo chết trong trạng thái tím tái và dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng cấp tính về lâm sàng. Heo nhiễm bệnh không sốt hoặc sốt nhẹ không thường xuyên, da nhợt nhạt, ít ho (ho khan), nước bọt ở miệng như xà phòng, gầy yếu (xương sườn lộ rõ), giảm tăng trọng. Thể cấp tính Thể này thường xảy ra ở các đàn lợn từ cai sữa đến giết thịt, tuy nhiên, bệnh thường phát ra ở đàn lợn từ 8 đến 16 tuần tuổi. Lợn bệnh thường chết đột ngột với triệu chứng điển hình là có máu tươi và bọt trào ra ở mũi và miệng. Khi chết lợn thường bị tím tái rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng. Nếu không chết, lợn bệnh thường sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn; triệu chứng ho thường rất ít (1- 3 tiếng/lần) mà thường là thở khó. Sau một thời gian, lợn bệnh chết là do sự kết hợp của suy tim và các độc tố sinh ra. Thể ác cấp tính Đặc trưng của thể bệnh này là lợn bị viêm phổi và thở thể bụng thay vì thở ngực, và con vật thường tỏ ra rất đau đớn. Triệu chứng này thường để phân biệt với bệnh viêm phổi do actinobacillus gây ra. Lợn bệnh thường không sốt hoặc sốt nhẹ không thường xuyên, da nhợt nhạt, ít ho (ho khan), lợn mắc bệnh lâu ngày trở nên gầy yếu, xương sườn lộ rõ, khả năng tăng trọng bị giảm sút. Lợn bệnh có thể mang mầm bệnh trong một thời gian dài, do vậy đây là nguy cơ đối với những đàn lợn khác. BỆNH TÍCH 14 Đối với lợn bệnh cấp tính: máu chảy ra ở mũi và đọng trên đường hô hấp, phổi xuất huyết và có các vùng màu đen trên màng phổi, không phân biệt giữa các mô phổi. Còn đối với bệnh mạn tính: màng phổi dính chặt vào sườn, phổi có màu đen và một số trường hợp phổi cỏ ổ áp se hoặc ổ mủ. ĐIỀU TRỊ Điều quan trọng và hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào việc phát hiện sớm các biểu hiện lâm sàng và điều trị từng cá thể bằng cách tiêm thuốc kháng sinh. (Do lợn bệnh thường mệt mỏi chán ăn nên việc cho lợn ăn hoặc uống thuốc qua đường tiêu hóa là không hiệu quả). Chúng ta có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: - Amoxycillin - Ampicillin - Enrofloxacin - Tiamulin. - Penicillin - Penicillin/streptomycin 4. BỆNH SÁT NHAU PHÂN LOẠI Tùy vào mức độ của bệnh người ta phân ra các thể bệnh: - Thể sát nhau hoàn toàn là toàn bộ hệ thống nhau thai con còn dính với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ. -Thể sát nhau không hoàn toàn là phía sừng tử cung không chứa bào thai ở gia súc đơn thai và phía sừng tử cung chứa ít bào thai ổ gia súc đa thai nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung, phía còn lại nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ. - Thể sát nhau từng phần là một phần của màng nhung và một số ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần mang thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung cở thể mẹ. NGUYÊN NHÂN 15 Nguyên nhân bệnh sát nhau thi có rất nhiều song có một số nguyên nhân chù yếu như: + Khi sổ thai sức rặn của con mẹ quá yếu cơ tử cung co bóp quá yếu không đủ sức đẩy nhau thai ra ngoài trường hợp này sảy ra khi trong thời gian có thai gia súc mẹ ít được vận động, thức ăn không đầy đủ, thai quá to với động vật đơn thai hoặc quá nhiều thai với động vật đa thai, dịch thai quá nhiều tử cung dãn quá độ làm giảm đàn tính và co bóp. Do khẩu phần thức ăn thiếu khoáng đặc biệt là canxi. + Do nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau trường hợp này sảy ra khi viêm màng thai, viêm nội mạc tử cung làm cho nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau mặc dù con vật rặn mạnh tử cung co bóp tốt nhưng nhau con vẫn không thể tách khỏi núm nhau mẹ. đặc biệt đối với loài nhai lại do mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con theo hình thức cài răng lược rất chặt chẽ do đó sau khi sổ thai chỉ cần bất kỳ một nghuyên nhân nào đó làm giảm sức rặn của con mẹ đều dẫn tới sát nhau. TRIỆU CHỨNG Triệu chứng điển hình của bệnh sát nhau thể hiện đối với bò thấy sau thời gian sổ thai quá 12 giờ mà nhau thai vẫn không được đảy ra ngoài, chỉ có cuống nhau (dây rốn) hoặc một ít núm nhau con được đẩy ra ngoài treo lòng thòng ở mép âm môn, con vật tỏ ra khó chịu luôn cong lưng, cong đuôi để rặn, nếu để lâu không can thiệp nhau thai sẽ bị thối giữa, phân huỷ trong tử cung. Từ cơ quan sinh dục luôn được thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm: dịch thai, niêm dịch, và các tế bào núm nhau bị phân huỷ và có mùi hôi thối khó chịu, cơ thể dễ lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm độc làm cho con vật sốt cao, bỏ ăn, chướng bụng đầy hơi. Trường hợp ở lợn thấy lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, lợn khát nước, lợn mẹ rặn,nhiệt độ tăng, từ cơ quan sinh dục của lợn luôn thải ra ngoài một hỗn dịch mầu nâu. ĐIỀU TRỊ Để điều trị bệnh sát nhau sẽ có nhiều phương pháp: 16 Thứ nhất dùng phương pháp bảo tồn, dùng dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài. Tiêm thuốc Oxytocin với liều 58 ml vào dưới da để kích thích tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài, hàng ngày thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng ngày một lần. Sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa một số loại kháng sinh vào tử cung như Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine. Lưu ý phương pháp bảo tồn dùng cho lợn và cho trâu bò nên thực hiện trước 24 giờ. Thứ hai dùng phương pháp dùng thủ thuật bóc nhau, với phương pháp này cần chú ý ngay đến việc hộ lý, cố định gia súc ở nơi sạch sẽ thoáng mát, rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng dung dịch sát trùng nhe, thụt nước muối ấm 3% 2-3 lít vào tử cung nhằm kích thích sự tách rời giữa núm nhau con và núm nhau mẹ. Một tay nắm cuống nhau kéo nhẹ, tay còn lại đưa trực tiếp vào tử cung tìm núm nhau mẹ, ngón tay trỏ và ngón giữa cố định núm nhau mẹ, ngón cái xoa nhẹ trên bề mặt núm nhau mẹ lật núm nhau con ra, tiến hành bóc từ ngoài vào trong, từ rên xuống dưới, bóc xong tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa kháng sinh vào tử cung, một số loại kháng sinh đưa vào như Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine. Lưu ý: Khi tiến hành bóc nhau phải hết sức cẩn thận tránh bóc nhầm núm nhau mẹ. phân biệt núm nhau mẹ và núm nhau con bằng cách thấy núm nhau mẹ mọc từ niêm mạc tử cung dày có chân đế, có thể kẹp tay được còn núm nhau con mọc từ màng thai, mỏng không kẹp tay được. Phân biệt chỗ bóc rồi và chỗ chưa bóc thấy chỗ bóc rồi sờ thấy bề mặt núm nhau mẹ cảm giác nháp như sờ vào râu, chỗ chưa bóc sờ thấy màng ối có cảm giác nhẵn bóng. 5. BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở CHÓ ĐẶC ĐIỂM Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên. Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể… Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng