Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn trần thị mai xã tân...

Tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn trần thị mai xã tân cương – thành phố thái nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị .

.PDF
76
508
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI DANH HOÀNG Tên đề tài: Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn Trần Thị Mai - xã Tân Cương – thành phố Thái Nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2010-2015 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Mai Anh Khoa Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI DANH HOÀNG MAI DANH HOÀNG Tên đề tài: Tên đề tài: Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn Trần Thị Mai - xã Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đànvàlợn tại trạimột lợnsốTrần xã Tân Cương – thành phố Thái Nguyên thửnái nghiệm phácThị đồMai điều-trị Tân Cương – thành phố Thái Nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2010-2015 Khóa học : 2010-2015 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Mai Anh Khoa Giảng viên hƣớng dẫn : TS. MAI ANH KHOA Thái Nguyên, năm 2015 Thái Nguyên, năm 2015 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng như thực tập tốt nghiệp, em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y. Đến nay em đã hoàn thành chương trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn đề tài TS. Mai Anh Khoa đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt bản khoá luận này. Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, cán bộ và công nhân viên trại lợn nái Trần Thị Mai, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Trong quá trình thực tập, bản thân em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô để em được trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này. Một lần nữa em xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014 Sinh viên Mai Danh Hoàng MỞ ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo trong Nhà trường, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương thức tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng các tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho sinh viên có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo, để khi ra trường trở thành một người cán bộ có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển Đất Nước. Xuất phát từ quan điểm trên và được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Được sự nhất trí của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở, em đã tiến hành thực hiện đề tài : “Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn Trần Thị Mai - xã Tân Cương – thành phố Thái Nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên trong bản khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của bạn bè, đồng nghiệp để bản khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Mai Danh Hoàng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Cơ cấu đàn lợn của Trang trại Trần Thị Mai (2012 – 11/2014).... 8 Bảng 1.2. Lịch sát trùng trại lợn nái ............................................................ 17 Bảng 1.3. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái ................................................. 18 Bảng 2.1. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung ........................... 41 Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................ 53 Bảng 2.4. Điều tra quy mô đàn lợn nái 3 năm trở lại đây của trại (từ năm 2012 – 11/2014) ........................................................................... 53 Bảng 2.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái trong 3 năm (từ năm 2012 đến 11/2014) .............................................................. 54 Bảng 2.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ ................................... 55 Bảng 2.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở điều kiện thời tiết khác nhau .... 57 Bảng 2.8. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................................... 58 Bảng 2.9. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các giống lợn ....................... 58 Bảng 2.10. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị ........... 59 Bảng 2.11. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh............................................................. 60 Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị ............. 61 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản P : Thể trọng STT : Số thứ tự VNMTC : Viêm nội mạc tử cung VCTC : Viêm cơ tử cung VTMTC : Viêm tương mạc tử cung MỤC LỤC Trang Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ............................................... 1 1.1. Điều tra tình hình cơ bản ............................................................................. 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 1 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................... 3 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................... 4 1.1.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 10 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất ............................... 11 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ..................................................................... 11 1.2.2. Phương pháp thực hiện........................................................................... 12 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất......................................................... 13 1.3. Kết luận và đề nghị ................................................................................... 23 1.3.1. Kết luận .................................................................................................. 23 1.3.2. Đề nghị ................................................................................................... 23 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................. 24 2.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 24 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 24 2.1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................ 25 2.1.3. Nội dung của đề tài ................................................................................ 25 2.1.4. Ý nghĩa đề tài ......................................................................................... 26 2.2. Tổng quan tài liệu...................................................................................... 26 2.2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 26 2.2.2. Thành phần hóa học và cơ chế tác dụng của thuốc sử dụng trong đề tài........... 43 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................... 46 2.3. Đối tượng, nội dung, và phương pháp nghiên cứu ................................... 49 2.3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................ 49 2.3.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ........................................ 49 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 51 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 53 2.4.1. Quy mô đàn lợn nái 3 năm trở lại đây ................................................... 53 2.4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái qua 3 năm (2012 2014)................................................................................................................. 54 2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ .............................................. 55 2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở điều kiện thời tiết khác nhau ............... 56 2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ..... 57 2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn ........................................ 58 2.4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị ...................... 59 2.4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh........................................................................................ 60 2.4.9. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị ........................ 61 2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị ....................................................................... 62 2.5.1. Kết luận .................................................................................................. 62 2.5.2. Tồn tại .................................................................................................... 63 2.5.3. Đề nghị ................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 64 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra tình hình cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Trại lợn Trần Thị Mai là một đơn vị chăn nuôi gia công thuộc công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Đóng trên địa phận hành chính xóm Soi Vàng, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. - Xã Tân Cương có địa giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên, phía Đông và Phía Nam giáp xã Thịnh Đức – thành phố Thái Nguyên, phía tây giáp xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên. Nhìn chung đây là một vị trí khá thuận lợi cho một trại chăn nuôi vì nó xa khu công nghiệp, xa khu dân cư và đường giao thông chính nhưng vẫn thuận tiện cho vận chuyển thức ăn và xuất lợn. 1.1.1.2. Điều kiện địa hình đất đai Trại nằm trên địa bàn thuộc khu vực trung du xen đồi núi thấp, địa hình không bằng phẳng, đất bạc màu, diện tích tự nhiên là 806,61 ha trong đó: - Đất nông nghiệp 503,44 ha gồm: Đất sản xuất nông nghiệp 481,78 ha. Đất nuôi trồng thủy sản 19,67 ha. Đất nông nghiệp khác 1,99 ha. - Đất phi nông nghiệp 280,70 ha gồm: Đất ở 47,23 ha. Đất chuyên dùng 92,62 ha. Đất tín ngưỡng tôn giáo 1,64 ha. 2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,26 ha. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 29,95 ha. - Đất chưa sử dụng 22,47 ha gồm: Đất bằng chưa sử dụng 15,36 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng 7,11 ha. 1.1.1.3. Thời tiết khí hậu Trại chăn nuôi lợn nái Trần Thị Mai nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phân ra làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, chia hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa chiếm 85 %, nhiều nhất tháng 7, 8. Mùa đông lạnh, khô, ít mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu của xã Tân Cương có những đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình của xã: 19 - 22oC. Nhiệt độ cao nhất: 35 - 38oC (tháng 6, 7) Nhiệt độ thấp nhất: 8 - 12oC (tháng 11, 12) Ẩm độ không khí trung bình/năm: 70 - 75 %. Tháng cao nhất là 85 %, tháng thấp nhất là 65 %. Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung thuận lợi cho phát triển cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn điều kiện khí hậu thay đổi thất thường như hạn hán, lũ lụt, mùa hè có ngày nhiệt độ rất cao (39 - 40oC), mùa đông có ngày nhiệt độ rất thấp (dưới 10oC) ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. 1.1.1.4. Nguồn nước Nguồn nước từ chăn nuôi của trại được lấy từ giếng khoan, đảm bảo nước sạch và đủ nhu cầu sinh hoạt cho công nhân và nước dùng cho lợn trong trại ngay cả mùa hè oi bức. Nguồn nước cho trồng trọt được lấy từ ao cá và tận dụng nước tự nhiên. 3 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại Tân Cương có tổng số dân 8.628 người nằm ở 23 thôn, trong đó nam 4.355 người, nữ 4.273 người. + Tổng số người trong độ tuổi lao động 5.152 người trong đó: Lao động nam 2.360 người. Lao động nữ 2.792 người. + Tổng số hộ gia đình 2.365 hộ trong đó: Hộ làm nông nghiệp 1.878 hộ. Hộ làm dịch vụ, công nghiệp 230 hộ. Hộ làm thương nghiệp 74 hộ. Hộ khác 198 hộ. Trại lợn Trần Thị Mai đóng trên địa bàn xã Tân Cương, một xã nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên cho nên dân cư xung quanh trại chủ yếu là nông dân sinh sống, định canh định cư bằng nghề nông nghiệp, một phần nhỏ làm hàng thủ công và buôn bán nhỏ. Ngoài ra có một số gia đình là cán bộ viên chức nhà nước. Nhìn chung, dân cư xung quanh trại đều có trình độ dân trí khá cao cho nên cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. 1.1.2.2. Tình hình phát triển văn hóa, y tế và giáo dục * Văn hoá: Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân trong xã cũng có nhiều khởi sắc. Nếp sống văn hoá trong đám cưới, việc tang, lễ hội từng bước đi vào nề nếp. Môi trường ở nông thôn được bảo vệ, các thôn, làng được công nhận làng văn hoá “xanh, sạch, đẹp”. Các thôn, các dòng họ đều có tổ chức hội khuyến học, khuyến tài. Phong trào văn nghệ, thể thao phát triển rộng khắp trong địa bàn xã. Đến nay, trong xã đã xây dựng được nhà văn hóa đa năng của xã, các thôn đều có nhà văn hóa thôn, để cho bà con và các em thiếu nhi sinh hoạt. 4 * Về y tế: Tân Cương có 1 trạm y tế với 8 cán bộ nhân viên trong đó 1 bác sỹ kiêm trạm trưởng, 7 y sĩ, 23 y tế thôn, 23 cộng tác viên dân số, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho việc khám chữa bệnh của người dân ở tuyến cơ sở. * Về giáo dục: Xã Tân Cương có hệ thống trường với 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở đều đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ và năng lực công tác tốt, cơ sở vật chất được kiên cố hóa, học sinh ngoan có truyền thống hiếu học. Được Đảng chính quyền và nhân dân địa phương thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, do đó phong trào dạy và học ở đây phát triển tốt. 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp Là địa phương có vị trí địa lý, địa hình cũng như khí hậu có nhiều đặc trưng phong phú cho nên tạo cho Tân Cương có nền sản xuất nông nghiệp đa dạng với đầy đủ các loại cây trồng vật nuôi. 1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Địa phương chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm và con đặc sản. Xong chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt, trâu, bò. Hiện địa phương đang phát triển mạnh ngành chăn nuôi dê và thỏ. Qua điều tra cho thấy ở Tân Cương phát triển mạnh chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại, gia trại hiện có 1 trại lợn thịt quy mô 1.700 con/lứa. 2 trại lợn nái quy mô 1200 và 600 con nái ngoại, 11 gia trại chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 100 đến 500 con/lứa. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong các gia đình đang thu hẹp và không phát triển do không có lãi hoặc bị rủi do dịch bệnh. 1 trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô 8.000 con/lứa. Ngan, vịt, trâu bò được chăn nuôi rải rác trong các hộ chưa có quy mô lớn. Trang trại Trần Thị Mai chủ yếu là sản xuất con giống lai thương phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau đó, các lợn giống được chuyển đến các trại lợn thịt của công ty CP Việt Nam, hoặc bán cho khách hàng. 5 Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là chăn nuôi lợn, trại còn sử dụng diện tích ao hồ vào việc chăn nuôi cá thịt, ba ba tận dụng chất thải từ chăn nuôi lợn, tận dụng đất để nuôi gà và thỏ giống góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập và việc làm cho công nhân trong trại. 1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Ngành trồng trọt được phát triển với nhiều loại cây trồng như chè, lúa, ngô, sắn, lạc, đậu tương. Nhóm cây ăn quả có nhãn, vải thiều, chuối. Nhìn chung vẫn tập trung vào các cây nhóm lương thực là chủ yếu. Nhiệm vụ chính của trại Trần Thị Mai là chăn nuôi cho nên trong những năm vừa qua việc phát triển ngành trồng trọt chỉ là 1 lĩnh vực phụ. Trại triển khai trồng các loại cây ăn quả, chuối, bòng, vải, nhãn, sắn, các loại rau, các loại cỏ.... nhằm xây dựng thành một mô hình sản xuất khép kín, cân bằng sinh thái. 1.1.3.3. Quá trình thành lập và phát triển của Trang trại Trần Thị Mai * Quá trình thành lập Trang trại lợn nái Trần Thị Mai, nằm trên địa phận hành chính xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Trại được thành lập năm 2007, là trại gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Hoạt động theo phương thức tư nhân (chủ trại) xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, Công ty đưa tới lợn giống, thức ăn, thuốc, kỹ thuật viên. Hiện nay, trang trại do bà Trần Thị Mai làm chủ trại, kỹ thuật viên của công ty CP giám sát mọi hoạt động của toàn trại. Tổng diện tích của trang trại khoảng 5 ha, trong đó 1,5 ha dùng để chăn nuôi, 1.5 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh trang trại: Nhà điều hành (phòng làm việc, phòng kỹ sư, phòng ở cho công nhân...) và các công trình phụ trợ khác. 6 * Cơ cấu tổ chức của trại Trại có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế, có ban lãnh đạo trại năng động nhiệt tình với công việc. Đặc biệt trại có một đội ngũ công nhân yêu nghề và đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Trại gồm 25 người được cơ cấu như sau: Quản lý: 1 người. Kỹ thuật: 2 người. Phục vụ: 1 người. Bảo vệ : 1 người. Điện nước: 1 người. Lao động trực tiếp có 19 công nhân và 3 công nhân mùa vụ Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau như tổ chăn lợn(tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu), tổ điện nước, nhà bếp và tổ bảo vệ. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm, năng suất, chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển của trang trại. *Cơ sở vật chất kỹ thuật. - Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 1200 nái cơ bản bao gồm: 4 chuồng đẻ (mỗi chuồng có 80 ô), 2 chuồng bầu (mỗi chuồng có 520 ô), 2 chuồng cách ly và 1 chuồng cai sữa. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng kỹ thuật, kho thuốc... - Hệ thống chuồng trại. + Khu sản xuất của trại được đặt trên khu đất cao, dễ thoát nước, được bố trí tách biệt với khu hành chính và khu sinh hoạt. Chuồng được xây dựng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng vào riêng. 7 + Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Khu chuồng dành cho chăn nuôi lợn có tổng diện tích 1,5 ha, hệ thống chuồng trại với quy mô phù hợp với hướng chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái và sàn nhựa cho lợn con, cùng với máng uống tự động. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối mỗi chuồng đẻ có 6 quạt thông gió, 10 quạt thông gió đối với chuồng bầu, và 2 quạt đối với chuồng cách ly và chuồng cai sữa. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ rộng 1,5 m2, cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 40 cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng tôn. + Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan (được khử bằng clorine). Hệ thống nước sạch được đưa về từng ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn, mỗi đầu chuồng được trang bị 1 máy bơm nước tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày. Cuối mỗi ô chuồng đều có hệ thống thoát phân và nước thải. + Khu chuồng nuôi lợn của trại gồm khu chuồng: 2 chuồng bầu, 4 chuồng đẻ và 1 chuồng cách ly. Chuồng bầu gồm 2 chuồng trong đó: chuồng bầu 1 có 3 dãy dành cho lợn nái chờ phối và lợn đực, lợn đực được xếp đầu dãy và đầu hướng gió, 3 dãy dành cho nái chửa kỳ 1, còn chuồng bầu 2 dành cho nái chửa kỳ 2. Chuồng đẻ gồm 4 chuồng dành cho nái đẻ và nuôi con, các chuồng đẻ cách nhau 4m, ở giữa trồng cây bóng mát, mỗi chuồng chia làm 2 dãy. Bên cạnh dãy chuồng phối có xây dựng phòng làm tinh lợn với đầy đủ tiện nghi như: kính hiển vi, nhiệt kế, đèn cồn, máy ép ống tinh, tủ lạnh bảo quản tinh, nồi hấp, panh, kéo… Bên cạnh chuồng bầu 1 cách khoảng 5m là chuồng cách ly để nuôi lợn hậu bị. Nhìn chung khu vực chuồng nuôi xây dựng khá hợp lý, thuận lợi cho việc chăm sóc, đi lại, đuổi lợn tới các dãy chuồng. + Ngay cạnh khu sản xuất lợn, trại có xây dựng 3 phòng sát trùng (phòng sát trùng nam, phòng sát trùng nữ và phòng sát trùng kỹ thuật), 1 kho thuốc, 1 kho cám, 1 phòng kỹ thuật và 1 hội trường nhỏ làm nơi hội họp, học tập cho cán bộ công nhân viên. Cạnh cổng vào trại là nhà bảo vệ, có lắp hệ 8 thống máy sát trùng, khi có người, phương tiện xe vào trại đều sát trùng kỹ đề phòng dịch bệnh lây lan. Tiếp đến là nhà kho chứa cám, 13 phòng ngủ cho công nhân, nhà bếp và công trình phụ. * Các công trình phụ trợ khác Ngoài chăn nuôi lợn xung quanh trại có diện tích trồng cây xanh khoảng gần 1 ha. Ao hồ 1,5 ha chia làm 2 ao, 1 ao nuôi baba tận dụng rau thai lợn làm thức ăn và 1 ao nuôi cá tận dụng nước thải từ chăn nuôi. * Tình hình sản xuất của trang trại - Công tác chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống lai thương phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau đó, các lợn giống được chuyển đến các trại lợn thịt của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm. Tỷ lệ sơ sinh là 11,93 con/đàn, tỷ lệ cai sữa: 9,97 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt nam. Hoạt động chăn nuôi của trại là chỉ chăn nuôi lợn nái, cơ cấu đầu lợn của trại được biểu thị qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Cơ cấu đàn lợn của Trang trại Trần Thị Mai (2012 – 11/2014) Loại lợn Số lƣợng lợn của các năm (con) 2012 2013 11/2014 Nái sinh sản 1240 1254 1250 Nái hậu bị 87 90 94 Đực làm việc 20 18 19 Đực hậu bị 4 5 5 Lợn con theo mẹ 29046 30532 28860 Tổng số (con) (Nguồn: Phòng kỹ thuật trại) 9 Qua bảng 1.1. cho thấy: Trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chỉ có lợn nái, lợn đực giống và lợn con theo mẹ. Tính tại thời điểm tháng 11 năm 2014 cho thấy: số lợn đực giống của trại là 24, lợn nái sinh sản 1250, lợn nái hậu bị 94 con. Tại trại lợn nái nuôi con đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 23 ngày, lợn con cai sữa là xuất chuồng chuyển sang các trại chăn nuôi lợn thịt của công ty. Trong trại có 24 con lợn đực giống, các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tính để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn của công ty CP là Yorshire và Landrace. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống tinh cũng như con đực. Thức ăn cho lợn nái là hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được công ty CP cấp cho từng đối tượng lợn của trại. - Công tác thú y: Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty CP. + Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải tắm sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động, mới được vào khu chuồng nuôi. + Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện sang khu vực khác, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách 10 nghiêm ngặt. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả gia súc ở đây đều được tiêm phòng vaccine đúng lịch trình. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mạn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%. + Công tác trị bệnh: Kỹ thuật viên của trang trại, luôn theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị đạt hiệu quả từ 80-90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại về số lượng đàn gia súc. 1.1.4. Đánh giá chung 1.1.4.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. - Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Đất đai rộng rãi thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. - Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ thú y và công nhân. - Cán bộ thú y và công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. 1.1.4.2. Khó khăn - Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng của lợn. 11 - Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày tăng lên cao khiến chi phí/kg tăng khối lượng cao. - Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng. - Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn - Do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng là ngành có chu kỳ sản xuất dài, tốc độ quay vòng vốn chậm nên lâu hồi vốn. Mặt khác để đầu tư cho một kỳ sản xuất đòi hỏi một lượng vốn tương đối lớn, trong khi đó kinh phí đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp, trang thiết bị thú y còn thiếu và chưa đồng bộ. 1.2. Nội dung, phƣơng pháp và kết quả phục vụ sản xuất 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi đã căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của trại, vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn sản xuất, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ đi trước, nhằm góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng như củng cố, trang bị thêm kiến thức cho bản thân. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã đề ra một số nội dung công việc như sau: 1.2.1.1. Công tác chăn nuôi - Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: Lợn nái, lợn con theo mẹ, lợn đực. - Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại. - Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. - Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, cắt tai, mài nanh, cắt đuôi cho lợn con, làm ổ úm cho lợn con. - Tham gia công tác phát hiện lợn động dục và phụ giúp phối giống cho lợn nái động dục. 12 - Tham gia lập sổ sách theo dõi từng cá thể, ghi chép các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và tiến hành ghép đôi giao phối phù hợp. - Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trại. 1.2.1.2. Công tác thú y - Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại. - Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy trình vệ sinh thú y. - Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá trình thực tập. - Tham gia vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. - Tham gia vào các công tác khác. - Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học trên đàn lợn nái của trại. 1.2.2. Phương pháp thực hiện Để thực hiện tốt nội dung và phương pháp nghiên cứu, trong thời gian thực tập tôi đã đề ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý để thu được kết quả tốt nhất. Xác định cho mình động cơ làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, không ngại khó, ngại khổ. Cụ thể tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau: - Học hỏi cán bộ thú y tại cơ sở, trực tiếp bám sát cơ sở sản xuất, phát huy những thuận lợi sẵn có, khắc phục những khó khăn về trang thiết bị kỹ thuật để hoàn thành tốt công việc. - Tham khảo tài liệu chuyên môn. - Mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế của nhà trường, của trại đề ra. - Tuân thủ nội dung của khoa, của trường, của trại và yêu cầu của thầy giáo hướng dẫn. - Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở và những người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng