Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vö ở bõ sữa...

Tài liệu Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vö ở bõ sữa

.PDF
76
732
108

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG  PHẠM TRỌNG TÍNH KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÖ Ở BÕ SỮA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y Cần Thơ - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÖ Ở BÕ SỮA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN PGs. Ts. TRẦN NGỌC BÍCH Th.S NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT PHẠM TRỌNG TÍNH MSSV: LT11667 LỚP: THÖ Y K37 Cần Thơ - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BÔ MÔN THÚ Y Đề tài: Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa. Do sinh viên Phạm Trọng Tính thực hiện tại các tỉnh ở Long An, Sóc Trăng, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2013. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Duyệt Bộ Môn Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Duyệt giáo viên hƣớng dẫn Trần Ngọc Bích Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƢD i LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn: Thầy Trần Ngọc Bích đã hết lòng lo lắng, quan tâm, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trƣởng phòng Chăm Sóc Khách Hàng Công ty CP SXKD Vật Tƣ và Thuốc Thú Y Vemedim đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập và hoàn thành luận văn. Đồng gửi lời cảm ơn đến anh Huỳnh Minh Trí, anh Bùi Hoàng Huy, anh Võ Duy Thanh cùng tất cả các anh chị phòng vi sinh – Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Cty Vemedim đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn anh giám đốc, các anh kỹ thuật và các anh chị làm việc tại hợp tác xã EVERGROWTH đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Bộ môn thú y – khoa Nông Nghiệp & SHƢD trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi làm hành trang trong suốt đời mình. Cảm ơn các bạn lớp Thú Y LT K37 đã đồng hành và chia sẽ với tôi trong suốt thời gian qua. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Phạm Trọng Tính ii TÓM LƢỢC Đề tài: “khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa” thực hiện trên các đàn bò sữa chăn nuôi ở trại tập trung ở Long An và các hộ dân ở hợp tác xã EVERGROWTH từ tháng 06/2013 đến tháng 08/2013 nhằm nghiên cứu các phác đồ điều trị bệnh viêm vú cho có hiệu quả. Điều trị chia ra làm các phác đồ sau vắt sữa liên tục, thuốc bơm vú, thuốc bơm kết hợp chích kháng sinh và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh viêm vú. Hiệu quả điều trị của phác đồ vắt sữa liên tục phác đồ 1 (20%), phác đồ 2 (84,62%), phác đồ 3 (90,32%), phác đồ 4 (92,31%). Tỷ lệ viêm vú lâm sàng là (12,98%). Xác định hiện trạng bệnh viêm vú tiềm ẩn bằng phương pháp thử CMT thu được kết quả: tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn (45,56%), tỉ lệ thùy vú viêm (28,33%). Vi khuẩn gây bênh viêm vú chủ yếu là E.coli (66,67%), Staphylococcus (100%). Các vi khuẩn phân lập nhạy với kháng sinh : Cefquinome, Florfenicol, Fosfomycin và Doxycycline. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng để tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện iv MỤC LỤC Trang phụ bìa ................................................................................................................... Trang duyệt ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii Tóm lƣợc ....................................................................................................................... iii Lời cam đoan ................................................................................................................. iv Mục lục ........................................................................................................................... v Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. viii Danh mục bảng ............................................................................................................. ix Danh mục hình ............................................................................................................... x Danh mục sơ đồ............................................................................................................. xi CHƢƠNG 1: ĐẶC VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 2 2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA ....................................................................................................... 2 2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về bệnh viêm vú .............................................. 2 2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh viêm vú ............................................... 3 2.2 CẤU TẠO TUYẾN SỮA VÀ BẦU SỮA ............................................................... 4 2.2.1 Cấu tạo tuyến sữa.................................................................................................. 4 2.2.2 Bầu vú.................................................................................................................... 6 2.2.3 Chu kỳ tiết sữa ....................................................................................................... 6 2.2.3.1 Một chu kỳ tiết sữa ............................................................................................. 6 2.2.3.2 Sản lượng sữa trong toàn chu kỳ ....................................................................... 7 2.2.4 Sơ lược về bệnh viêm vú ........................................................................................ 7 2.2.4.1 Nguyên nhân gây bệnh viêm vú .......................................................................... 7 2.2.4.2 Vi khuẩn gây bệnh viêm vú ở bò sữa .................................................................. 8 2.2.4.3 Quá trình phát triển của bệnh viêm vú .............................................................. 9 2.2.4.4 Các dạng viêm vú ............................................................................................. 10 2.2.4.5 Chẩn đoán bệnh viêm vú .................................................................................. 12 v 2.2.4.6 Thiệt hại của bệnh viêm vú............................................................................... 12 2.2.4.7 Phòng bệnh....................................................................................................... 12 2.2.4.8 Điều trị bệnh viêm vú ....................................................................................... 15 2.3 MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH VIÊM VÚ .................................................... 16 2.3.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)................................................................ 16 2.3.2 Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn) ......................................................... 18 2.3.3 Escherichia coli (E.coli)...................................................................................... 20 CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 23 3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................. 23 3.3 PHƢƠNG TIÊN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 23 3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 23 3.3.2 Mẫu bệnh phẩm ................................................................................................... 23 3.3.3 Số con kiểm tra CMT........................................................................................... 24 3.3.4 Số con điều trị bệnh viêm vú lâm sàng................................................................ 24 3.3.5 Thuốc điều trị ...................................................................................................... 24 3.3.6 Dụng cụ và hóa chất ........................................................................................... 24 3.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 24 3.4.1 Viêm vú lâm sàng ................................................................................................ 24 3.4.2 Viêm vú cận lâm sàng (CMT) ............................................................................. 25 3.4.3 Nuôi cấy phân lập vi khuẩn ................................................................................. 27 3.4.3.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus ...................................................................... 27 3.4.3.2 Vi khuẩn Streptococcus agalactiae .................................................................. 29 3.4.3.3 Vi khuẩn E.coli ................................................................................................. 31 3.4.4 Thực hiện kháng sinh đồ ..................................................................................... 33 3.4.5 Thử nghiệm điều trị ............................................................................................. 35 3.4.6 Các thuốc dùng trong phác đồ ............................................................................ 36 3.4.7 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 37 3.4.8 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 37 vi CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 38 4.1 TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI CÁC TỈNH .......... 38 4.1.1 Phương thức chăn nuôi ....................................................................................... 38 4.1.2 Phương thức vắt sữa ........................................................................................... 38 4.1.3 Tình hình vệ sinh ................................................................................................. 38 4.2 TỈ LỆ BÒ BỊ VIÊM VÚ LÂM SÀNG ................................................................... 39 4.3 TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ BỆNH VIÊM VÚ CẬN LÂM SÀNG TRÊN ĐÀN BÒ SỮA ....................................................................................................................... 40 4.4 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN ..................................................................... 41 4.5 KẾT QUẢ KHÁNG SINH ĐỒ .............................................................................. 42 4.6 KẾT QUẢ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ ................................... 44 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 46 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 46 5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... 46 vii DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải BA Blood Agar EMB Eosin Methylene Blue Agar KIA Kligler Iron Agar MC MacConkey Agar MHA Mueller Hinton Agar MR Methyl Red VP Voges ProsKauer NA Nutrient Agar NB Nutrient Borth MSA Mannitol Salt Agar TSA Tryptycase Soy Agar CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute CFU Colony Forming Unit CMT California Mastitic Test viii DANH MỤC BẢNG Bảng Tựa bảng 1 Số lƣợng mẫu bệnh phẩm lấy từ bò bị viêm vú lâm sàng ở tỉnh Sóc 23 Trăng và Long An để phân lập vi khuẩn 2 Số con bò thử CMT ở tỉnh Sóc Trăng và Long An 24 3 Số con bò điều trị bệnh viêm vú 24 4 Đánh giá kết quả CMT 26 5 Giải thích kết quả CMT 26 6 Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn Staphylococcus aureus 27 7 Đặc tính sinh hóa đặc trƣng của vi khuẩn E.coli 31 8 Đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi 34 khuần Staphylococcus aureus và Streptococcus agalatiae 9 Đƣờng kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi 34 khuần E.coli 10 Bố trí thí nghiệm điều trị 35 11 Tỉ lệ bò bị viêm vú lâm sàng 39 12 Tỉ lệ viêm vú cận lâm sàng khảo sát bằng phƣơng pháp CMT 40 13 Mức độ viêm vú tiềm ẩn qua kiểm tra CMT 41 14 Kết quả phân lập vi khuẩn trên sữa lấy từ các bò bệnh viêm vú lâm 41 sàng 15 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus 42 16 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E.coli 43 17 Kết quả dùng thuốc điều trị bệnh viêm vú 44 Trang ix DANH MỤC HÌNH Hình Tựa hình Trang 1 Cấu tạo tuyến vú 5 2 Đƣờng cong biểu diễn một chu kỳ tiết sữa bình thƣờng. 7 3 Các yếu tố gây viêm vú 8 4 Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên môi trƣờng MSA 16 5 Vi khuẩn Staphylococcus aureus 16 6 Vi khuẩn E.coli trên kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử 20 7 Vi khuẩn E. coli trên môi trƣờng EMB 20 8 Trại chăn nuôi bò sữa tập trung 23 9 Chăn nuôi bò sữa ở nông hộ 23 10 Bầu vú sƣng và đỏ 25 11 Kiểm tra sữa bò bị viêm vú bằng phƣơng pháp CMT 26 12 Dùng khăn lau sạch bầu vú 27 13 Lấy mẫu sữa viêm cho vào túi nylon 27 14 Staphylococcus aureus làm đông huyết tƣơng thỏ 27 15 Streptococcus làm đục môi trƣờng NaCl 6,5% 29 16 Vi khuẩn E.coli trên môi trƣờng EMB 31 17 Bơm thuốc bơm vú 36 18 Sát trùng núm vú bằng Vime - Iodine 36 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tựa sơ đồ Trang 1 Quy trình phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus 28 2 Quy trình phân lập vi khuẩn Streptococcus agalactiae 30 3 Quy trình phân lập vi khuẩn E.coli. 32 xi CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nƣớc ta có nhiều chính sách phát triển đàn bò sữa nhằm hƣớng đến giảm tối đa lƣợng sữa ngoại nhập và giảm giá thành sản phẩm. Số lƣợng bò sữa nƣớc ta tăng lên liên tục nhƣ: năm 1990 là 11.000 con, năm 2000 là 35.000 con, năm 2006 là 113.200 con, năm 2009 nƣớc ta có 469.700 con, sản lƣợng sữa đạt 1036,315 tấn (Đỗ Kim Tuyên, 2009). Nuôi bò sữa chiếm tỉ lệ khá lớn ở các địa phƣơng nhƣ: Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng….. Ngành chăn nuôi bò sữa đã đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình nông dân và các trang trại. Tuy vậy, ngành chăn nuôi bò sữa còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân nhƣ : vốn chăn nuôi bò sữa đối với hộ nông dân còn cao, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng bò sữa tƣơng đối khó so với nuôi heo hoặc nuôi bò thịt và đặc biệt phải kể đến là nguyên nhân do bệnh tật gây ra. Đối với đàn bò sữa có một số bệnh thƣờng gặp nhƣ: bệnh viêm vú, viêm tử cung, các bệnh truyền nhiễm…trong đó bệnh quan trọng là bệnh viêm vú. Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh này nhƣ: vệ sinh phòng bệnh, kỹ thuật vắt sữa…đặc biệt là các loài vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhƣ E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae. Khi phát hiện ở từng nơi từng lúc thì có những cách điều trị khác nhau, có nơi không điều trị vì sợ ảnh hƣởng sữa, có nơi điều trị nhƣng không liên tục dẫn đến việc kháng thuốc, hiệu quả kém, gây hƣ vú…. làm ảnh hƣởng đến quá trình phát triển cho đàn bò sữa sau này. Đƣợc sự phân công của Bộ môn Thú y khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng trƣờng Đại học Cần Thơ cùng sự hỗ trợ của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh vật tƣ và thuốc thú y Vemedim, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa” nhằm mục tiêu: Xác định một liệu trình điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa cho hiệu quả cao. 1 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ BỆNH VIÊM VÖ BÕ SỮA Bệnh viêm vú là rất quan trọng đối với bò sữa nên cũng có rất nhiều tác giả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc đã nghiên cứu về bệnh viêm vú từ năm 1976 cho đến nay gồm các bài viết của các tác giả sau: 2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc Morris và Frost (1976), qua nghiên cứu ghi nhận vi khuẩn gây viêm vú chính ở bò sữa là Staphylococcus và Streptococcus. Theo Leslich et al. (1983), các tác nhân gây viêm vú đƣợc phân chia nhƣ sau: gây viêm vú truyền nhiễm bao gồm các vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae. Gây viêm vú do vi khuẩn môi trƣờng là Streptococcus môi trƣờng khác với Streptococcus agalactiae), nhóm Coliform (Ecoli, Klebslellaspp và Enterobacter spp), các Staphylococcus không làm đông huyết tƣơng, vi khuẩn tấn công vào hạch vú nhƣ Pseudomonas spp. Larry Smith et al. (1984) khảo sát tình hình viêm vú trên đàn bò sữa ở Ohio (Mỹ) cho biết trong 30 ngày đầu của chu kỳ tiết sữa nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp khoảng 59% và 69% đối với Coliform từ những loài vi khuẩn đƣợc phân lập. Sự thay đổi hàng năm từ 0,7-3,0% đối với Coliform và 1,6-4,7% đối với nhóm Streptococcus spp. Đối với những trƣờng hợp viêm vú lâm sàng thì khoảng 81% cho nhóm Coliform và 53% cho nhóm Streptococcus từ những loài vi khuẩn phân lập đƣợc. Gonzalez et al. (1989) trong chƣơng trình kiểm soát bệnh viêm vú lâm sàng trên hai đàn bò sữa ở California (Mỹ): trong 1654 trƣờng hợp viêm vú lâm sàng đƣợc phát hiện qua phân lập vi khuẩn cho thấy nhóm Coliform chiếm 49%; nhóm Streptococcus môi trƣờng chiếm 60%. Sự tác động cao nhất của viêm vú lâm sàng bỡi nhóm Coliform và Streptococus môi trƣờng tại mỗi đàn xuất hiện trong thời gian lúc giao mùa (đầu mùa mƣa, cuối mùa đông). Một cuộc khảo sát về vai trò gây bệnh trên đàn bò sữa của Bretagne (1996) cho kết quả nhƣ sau: trong 396 trƣờng hợp viêm vú lâm sàng đƣợc phát hiện qua phân lập đƣợc các vi khuẩn nhƣ sau: Streptococcus chiếm 52%, Coliform chiếm 23%, Staphylococcus aureus 18% và các loại khác 7%. Trong khi đó trên 292 con bò viêm vú tiềm ẩn có liên qua đến hai loài vi khuẩn chủ yếu là Staphylococcus aureus và Streptococcus (Streptococcus uberis, Streptococcus dysagalactiae và Strepyococcus agalactiae), còn tỉ lệ nhiễm do E.coli rất hiếm. 2 Byarugaba et al. (2004) khảo sát 60 hộ dân nuôi bò sữa ở Uganda, tổng số bò khảo sát là 172 bò đang cho sữa tƣơng ứng với 688 thùy vú đƣợc lấy mẫu để kiểm tra: tỉ lệ bò thử CMT dƣơng tính (61,3%), thùy vú viêm tiềm ẩn (60,7%), phân lập mẫu sữa cho thấy Pseudomonas aeruginosa (1,2%), Staphylococcus aureus (11,19%), Staphylococcus spp (30,5%), Streptococcus (2%), E.coli (14,4%). 2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc về bệnh viêm vú Nguyễn Văn Thành et al. (1998) phân lập 55 mẫu sữa viêm vú tại khu vực TP. Hồ Chí Minh nhận thấy tỉ lệ nhiễm các loại vi khuẩn nhƣ sau: Staphylococcus aureus (67,27%), Streptococcus agalactiae (32,73%), E.coli (5,45%). Kháng sinh hiệu quả là norfloxacin và gentamycin. Nguyễn Ngọc Nhiên et al. (1999) kiểm tra 1679 mẫu sữa của 518 bò nuôi ở Ba Vì, tỉnh Hà Tây và ngoại thành Hà Nội bằng phƣơng pháp CMT thấy có 771 mẫu dƣơng tính, chiếm tỷ lệ 45,92%. Trong các mẫu dƣơng tính: Staphylococcus aureus (205 mẫu: 26,85%), Streptococcus agalactiae (294 mẫu; 38,13%), E.coli (263 mẫu; 34,1%), vi khuẩn khác (3,16-7,18). Thử kháng sinh đồ cho thấy ba loại kháng sinh oxytetracyclin, neomycin, chloramphenicol có tác dụng tốt với các loài vi khuẩn gây viêm vú. Nguyễn Ngọc Điền (1999) điều tra tình trạng viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa nuôi tại Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy: trong 240 con bò vắt sữa đƣợc khảo sát có 102 bò bị viêm vú tiềm ẩn, chiếm tỉ lệ 42,5%, trong đó viêm 4 vú là 39,16%; viêm 2 vú là 8,75% viêm 1 vú và 3 vú tỉ lệ không đáng kể. Vi khuẩn phân lập đƣợc trong mẫu sữa viêm gồm: Staphylococcus spp (34,33%), Staphylococcus aureus (14,92%), Streptococcus spp (19,40%), nhiễm cả hai loài (31,35%). Kháng sinh nhạy cảm: norfloxacin, cephalexin, gentamycin. Nguyễn Văn Phát et al. (1999) khảo sát đàn bò đang cho sữa của 80 hộ chăn nuôi thuộc huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh vào hai thời điểm tháng 3 năm 1999 và tháng 4 năm 1999, kết quả cho thấy trung bình hàng tháng có 2,54% bò đang cho sữa bị viêm vú lâm sàng và 26,02% bò bị viêm vú tiềm ẩn. Những loại vi khuẩn chính gây nên bệnh gồm: Staphylococcus aureus, Streptococcus spp và E.coli. Những vi khuẩn này nhạy cảm với norfloxacin, gentamycin và cephalosporin. Nguyễn Thị Kim Loan (2000) phân lập vi sinh trên 100 mẫu sữa bò viêm vú tiềm ẩn ở 4 khu vực Thuận An, Bến Cát – Bình Dƣơng, Hóc Môn –Tp. Hồ Chí Minh và trại bò An Phƣớc, kiểm tra thấy : Streptococcus agalactiae (49%), Staphylococcus aureus (33%), E.coli (20%), Enterobacter (4%). Đỗ Thị Hồng Nga (2003) nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh viêm vú tiềm ẩn ở bò đang cho sữa huyện Ô Môn, Tp. Cần Thơ trên 80 mẫu 3 sữa, kết quả có 30 mẫu dƣơng tính, đạt tỉ lệ 37,5%. Kháng sinh nhạy cảm với Staphylococcus aureus là ampicillin, ciprofloxacin, tetracycline, nitrofuration, gentamycin, norfloxacin, erythromycin, neomycin, amikacin và Bactrim. Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004) khảo sát 638 bầu vú trên 229 con bò trên địa bàn Tp. Cần Thơ, kết quả khảo sát có 269 mẫu CMT dƣơng tính, tỉ lệ 42,16%. Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy tỉ lệ nhiễm Staphylococcus aureus chiếm 22,26%, E.coli là 8,62% và Streptococcus agalactiae 5,8%. Kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus của Nguyễn Thị Thu Thảo (2008) trong sữa và môi trƣờng vắt sữa ở một số hộ chăn nuôi bò sữa thuộc Tp. Cần Thơ. Kết quả cho thấy, tỉ lệ nhiễm E.coli, Staphylococcus aureus từ các mẫu sữa lần lƣợt là 9,15% và 18,64% và từ môi trƣờng lần lƣợt là 33,58% và 29,10%. Nguyễn Minh Trí (2008) khảo sát tỉ lệ viêm vú trên đàn bò sữa thuộc Trung tâm Giống Nông Nghiệp TP. Cần Thơ thu đƣợc kết quả nhƣ sau: tỉ lệ bò viêm vú (52,78%), trong đó tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn (41,67%). Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy tỉ lệ nhiễm cao nhất là Staphylococcus aureus (47,06%), E. coli (21,57%) và Streptococcus spp (17,65%). Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2010) khảo sát tình hình viêm vú trên đàn bò sữa tại Tp. Cần Thơ, kết quả ghi nhận nhƣ sau: tỉ lệ viêm vú lâm sàng (2,41%), tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn (27,71%). Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus trong sữa (71,42%), E.coli (59,18%), Streptococcus spp (2,04%). Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ cho thấy Staphylococcus aureus nhạy cảm với amoxicillin (91,67%), fosfomycin (75%), E.coli nhạy cảm với amoxicillin(100%), fosfomycin (88,89%), gentamycin (88,89%). Theo báo cáo số 1156/BC-CCTY của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/12/2007, qua kiểm tra 229 mẫu sữa tại các quận/huyện bằng phƣơng pháp CMT: tỷ lệ nhiễm mức 3+ là 31.44% tăng so với năm 2006 (24.50%), tỷ lệ nhiễm mức 4+ là 6.55% (năm 2006, 14.79%), tỷ lệ nhiễm dƣơng tính 1+ trở lên là 88.21% (năm 2006, 86.31%). 2.2 CẤU TẠO TUYẾN SỮA VÀ BẦU SỮA 2.2.1 Cấu tạo tuyến sữa Tuyến sữa hay còn gọi là tuyến vú là cơ quan sản xuất sữa của bò. Tuyến vú bao gồm mô tuyến và mô liên kết, ngoài ra còn có hệ cơ, mạch quản, lâm ba và thần kinh. 4 Mô tuyến: Mô tuyến gồm hai phần chính: hệ thống ống bào và hệ thống ống dẫn. Đó là cơ quan tạo sữa duy nhất của bò. Sự phát triển của tuyến liên quan trực tiếp đến năng suất sữa, bao gồm: tuyến bào, hệ thống dẫn sữa và bể sữa. Mô liên kết: Mô liên kết của tuyến sữa thực hiện chức năng định hình, bảo vệ cơ giới và sinh học. Chúng bao gồm các tổ chức sau: da, mô liên kết mỏng, mô liên kết dày, màng treo bên nông, màng treo bên sâu, tổ chức liên kết đệm. Hệ cơ: Xung quanh các nang tuyến có cơ biểu mô. Khi cơ này co bóp sữa đƣợc đẩy từ nang tuyến vào hệ thống ống dẫn để đổ vào bể sữa. xung quanh các ống dẫn sữa lớn và bể sữa có hệ thống cơ trơn. Xung quanh các đầu vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt đầu vú. Khi cơ biểu mô co bóp thì cơ trơn giãn và cơ thắt đầu vú co lại. Ngƣợc lại thì sữa đƣợc đẩy ra ngoài thành tia. Mạch máu: Hệ thống động mạch: động mạch đi từ khoang bụng, thông qua rãnh bẹn, quanh co uốn khúc làm tốc độ dòng chảy chậm lại. Tĩnh mạch: các tĩnh mạch tuyến sữa trƣớc và sau đƣợc thông với nhau bằng tĩnh mạch nối có kết cấu van, những van này hoạt động linh động, cho nên máu có thể chảy theo bất cứ chiều nào tùy thuộc vào vị trí của gia súc. Hệ thống lâm ba: hệ thống lâm ba trong tuyến sữa có chức năng vận chuyển dịch thể hoặc dịch lâm ba từ bề mặt tế bào đến hạch lâm ba và trả lại dịch thể đến tuần hoàn tĩnh mạch. Hạch lâm ba lọc dịch thể theo cách loại trừ vật lạ và sản sinh lâm ba cầu. Mạch máu Tế bào cơ Mô tuyến TB biểu mô Bể sữa Nang tuyến Ống tiết sữa Hình 1: Cấu tạo tuyến vú (http://www.dairyvietnam.com/data/category/gbn1310815758.jpg 5 2.2.2 Bầu vú Bò có bốn vú gắn liền với nhau tạo thành một bầu vú. Bốn vú này tƣơng đối độc lập với nhau, điều này có thể nhìn thấy từ bên ngoài. Khi quan sát bầu vú từ phía sau ta thấy một rãnh chia bầu vú thành hai nửa và mỗi nửa đƣợc tạo thành từ hai khoang gọi là khoang trƣớc và khoang sau. Giữa các khoang vú có các vách ngăn bằng mô liên kết. Các vách ngăn chạy theo chiều dọc và chiều ngang làm cho các khoang độc lập với nhau. Nhƣ vậy một khoang vú này sản sinh ra một lƣợng sữa lớn hơn các khoang kia hoặc một trong các khoang kia bị nhiễm khuẩn mà các khoang khác không bị ảnh hƣởng nặng. Một bầu vú lý tƣởng là: Bầu vú phát triển, rộng và sâu, 4 khoang vú có thể tích tƣơng đƣơng nhau. Các núm vú thẳng đứng, dài trung bình, tách biệt rõ ràng. Khỏang cách giữa các núm vú trƣớc lớn hơn một chút so với khoảng cách giữa các núm vú sau. Các dây chằng nâng đỡ bầu vú vững chắc, bầu vú không bị chảy quá sâu. Trên bề mặt bầu vú thấy có nhiều tĩnh mạch và các tĩnh mạch này nổi rõ. Bên trong chứa nhiều mô tuyến. Một bầu vú chứa ít mô tuyến và chứa nhiều mô liên kết thì mặc dù thể tích lớn nhƣng không phải là bầu vú lý tƣởng để khai thác sữa. Có thể phân biệt dễ dàng một bầu vú có nhiều mô tuyến với bầu vú có nhiều mô liên kết bằng cách quan sát bầu vú sau khi vắt sữa. Sau khi vắt sữa nếu bầu vú có nhiều mô tuyến thì rỗng, mềm, còn bầu vú có nhiều mô liên kết thì cứng, vẫn còn hình dạng nhƣ bầu vú đầy sữa, ngay cả khi đã vắt kiệt sữa. Có thể đánh giá mô tuyến của bầu vú bằng cách ấn một hoặc nhiều ngón tay lên bầu vú. Nếu nhƣ dấu ấn ngón của ngón tay chậm mất đi thì chứng tỏ bầu vú có nhiều mô tuyến. trong trƣờng hợp bầu vú có nhiều mô liên kết thì dấu ấn của ngón tay nhanh chóng mất đi hoặc không để lại dấu ấn và có cảm giác cứng khi ấn tay. 2.2.3 Chu kỳ tiết sữa. 2.2.3.1 Một chu kỳ tiết sữa Trƣớc khi đẻ, bò mẹ bắt đầu tiết sữa chuẩn bị cho bê con bú. Sau khi sinh bê, bò mẹ bắt đầu bƣớc vào chu kỳ tiết sữa. khoảng thời gian từ khi bò bắt đầu cho sữa cho đến lúc cạn sữa gọi là “chu kỳ tiết sữa”. Về lý thuyết, một chu kỳ tiết sữa lý tƣởng kéo dài 305 ngày, nhƣng trên thực tế, có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào thời điểm cạn sữa, khoảng 2 tháng trƣớc khi bò mẹ sinh lứa tiếp theo. 6 2.2.3.2 Sản lượng sữa trong toàn chu kỳ Trong chu kỳ tiết sữa, khoảng thời gian từ 4 đến 10 tuần sau khi sinh bê là lúc bò mẹ đạt tới sản lƣợng cao nhất (năng suất tối đa). Năng suất tối đa cao thƣờng dẫn tới tổng sản lƣợng sữa trong toàn bộ chu kỳ sẽ cao. Năng suất tối đa thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, chế độ dinh dƣỡng. Sau khi đạt năng suất tối đa, sản lƣợng sẽ giảm dần, trung bình khoảng 7 - 10% mỗi tháng cho tới ngày cạn sữa, đây là lúc sản lƣợng sữa thấp nhất trong cả chu kỳ. Kg/ngày Năng suất sữa tối đa Tuần lễ sau đẻ Hình 2: Đƣờng cong biểu diễn một chu kỳ tiết sữa bình thƣờng. (Dc406.4shared.com/doc/RXbhY5DR/preview.html) 2.2.4 Sơ lƣợc về bệnh viêm vú Viêm vú là sự viêm của một hay nhiều thùy vú với sự hiện diện của một hay nhiều loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng số lƣợng tế bào thân (somatic cells) trong sữa, đặc biệt là tế bào bạch cầu. Đồng thời làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của sữa, hậu quả là làm giảm sản lƣợng sữa, nghiêm trọng có thể gây chết thú (Phạm Hồng Phƣơng, 2005). 2.2.4.1 Nguyên nhân gây bệnh viêm vú Có ba nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú ở bò sữa  Vật nuôi: do bò sữa có bầu vú quá to, núm vú quá dài thƣờng gặp nhất trên bò sữa cao sản. Trong quá trình vắt sữa làm xây xát, bầu vú bị tổn thƣơng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thƣơng hở này. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng