Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra tình hình chăn nuôi trên gia súc, gia cầm và công tác tiêm phòng tại hu...

Tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi trên gia súc, gia cầm và công tác tiêm phòng tại huyện châu phú tỉnh an giang

.PDF
45
445
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---- LÊ THỊ THÙY TRANG ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y Cần Thơ, Tháng 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Huỳnh Ngọc Trang Lê Thị Thùy Trang MSSV : LT11671 Lớp : CN1167L1 Cần Thơ, Tháng 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---- Đề tài “Điều tra tình hình chăn nuôi trên gia súc, gia cầm và công tác tiêm phòng tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang” do sinh viên Lê Thị Thùy Trang thực hiện tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang từ tháng 09/2013 đến tháng 12/2013. Cần Thơ, ngày tháng Duyệt Bộ môn năm 20 Cần Thơ, ngày tháng năm 20 Duyệt Giáo viên hướng dẫn HUỲNH NGỌC TRANG Cần Thơ, ngày … tháng … năm …. Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả Lê Thị Thùy Trang i LỜI CẢM ƠN Xin gửi đến Ba Mẹ-người đã cho tôi một cơ thể khỏe mạnh, nuôi dạy tôi nên người, giúp tôi luôn lạc quan trước mọi khó khăn bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất. Quý thầy cô Bộ môn Thú y đã cung cấp những kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập. Chân thành biết ơn cô Huỳnh Ngọc Trang đã hết lòng dạy dỗ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình tôi thực hiện đề tài này. Chân thành biết ơn Thầy Trần Ngọc Bích, Cố vấn học tập đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Chân thành cám ơn trạm thú y huyện Châu Phú, đặc biệt chú Vũ đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những số liệu trong suốt quá trình làm luận văn. Chân thành cám ơn chú Khanh đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những số liệu trong suốt quá trình làm luận văn. Cám ơn các bạn lớp TYLT K37 và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, chia sẽ những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tại trường. Xin chân thành cám ơn! LÊ THỊ THÙY TRANG ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................... iii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................vi DANH SÁCH BẢN ĐỒ ...........................................................................................vi DANH SÁCH HÌNH ...............................................................................................vii TÓM LƯỢC .......................................................................................................... viii Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................2 2.1 Tổng quan về bệnh bệnh cúm gia cầm .............................................................2 2.1.1 Virus cúm A phân type H5N1 gây bệnh cúm trên gia cầm .......................2 2.1.2 Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................3 2.1.3 Triệu chứng bệnh....................................................................................3 2.1.4 Bệnh tích ..................................................................................................4 2.1.5 Chẩn đoán ................................................................................................4 2.1.6 Điều trị .....................................................................................................5 2.1.7 Tiêm phòng ..............................................................................................5 2.1.8 Tình hình dịch cúm gia cầm ở tỉnh An Giang............................................5 2.2 Tổng quan về bệnh bệnh Gumboro..................................................................5 2.2.1 Triệu chứng ..............................................................................................6 2.2.2 Bệnh tích ..................................................................................................7 2.2.3 Chẩn đoán ................................................................................................8 2.2.4 Biện pháp phòng chống bệnh....................................................................8 2.3 Tổng quan về bệnh Newcastle .........................................................................8 2.3.1 Triệu chứng ..............................................................................................9 2.3.2 Bệnh tích ..................................................................................................9 2.3.3 Chẩn đoán ..............................................................................................10 2.3.4 Phòng bệnh.............................................................................................10 2.3.5 Điều trị ...................................................................................................11 2.4 Tổng quan về bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc ở Đông Nam Á ...........................................................................................................................11 2.4.1 Triệu chứng ............................................................................................11 2.4.2 Bệnh tích ................................................................................................12 2.4.3 Chẩn đoán ..............................................................................................12 2.4.4 Phòng bệnh.............................................................................................12 2.4.5 Điều trị ..................................................................................................13 2.5 Tổng quan về bệnh dịch tả heo ......................................................................13 2.5.1 Triệu chứng ............................................................................................14 2.5.2 Bệnh tích ................................................................................................14 2.5.3 Chẩn đoán ..............................................................................................15 iii 2.5.4 Phòng bệnh.............................................................................................15 2.5.5 Điều trị ...................................................................................................15 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.......................16 3.1 Phương tiện nghiên cứu.................................................................................16 3.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................16 3.3 Chỉ tiêu theo dõi............................................................................................16 3.4 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................17 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................20 4.1 Sơ lược về huyện Châu Phú...........................................................................20 4.2 Tình hình chăn nuôi từ năm 2011 đến 2013 ...................................................21 4.2.1 Tổng đàn gia cầm của huyện theo năm ...................................................21 4.2.2 Tổng đàn gia cầm phân bố theo xã từ năm 2011 đến 2013 ......................22 4.2.3 Tổng đàn gia súc của huyện qua các năm................................................24 4.2.4 Tổng đàn gia súc của huyện theo xã từ 2011-2013 ..................................25 4.3 Tình hình tiêm phòng trên gia súc, gia cầm....................................................27 4.3.1 Những bệnh được tiêm phòng ở gà .........................................................27 4.3.2 Những bệnh được tiêm phòng ở vịt.........................................................28 4.3.3 Những bệnh được tiêm phòng ở heo ......................................................29 4.4 Kết quả khảo sát đáp ứng miễn dịch cúm gia cầm trên vịt sau tiêm phòng .....30 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................32 5.1 Kết luận ........................................................................................................32 5.2 Đề nghị .........................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................33 iv DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ WHO World Health Organization OIE Office International des Epizooties (Tổ chức Dịch Tễ Thế Giới) HPAI Highly Pathogenic Avian Influenza NA Neuraminidase Antigens HI Haemagglutination Inhibition HA Haemagglutination LPAI Low Pathogenic Avian Influenza RNA Ribonucleic acid H Hemagglutinin N Neuraminidase PTNT Phát triển nông thôn CSF Classical Swine Fever IBDV Infectious bursal disease virus LMLM Lở mồm long móng RT-PCR Reverse Transcription-Polymerase Chain Reaction v DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 4.1 Tổng gia cầm của huyện từ năm 2011 đến năm 2013 19 4.2 Tổng gia cầm của huyện phân bố theo xã từ năm 2011 đến năm 2013 20 4.3 Tổng gia súc của huyện từ năm 2011 đến năm 2013 22 4.4 Tổng gia súc của huyện phân bố theo xã từ năm 2011 đến năm 2013 23 4.5 Các bệnh được tiêm phòng ở gà từ năm 2011 đến năm 2013 25 4.6 Các bệnh được tiêm phòng ở vịt từ năm 2011 đến năm 2013 26 4.7 Các bệnh được tiêm phòng ở heo từ năm 2011 đến năm 2013 27 4.9 Phân bố hiệu giá kháng thể cúm gia cầm trên vịt của huyện Châu Phú năm 2012 28 DANH SÁCH BẢN ĐỒ Bản đồ Tên bản đồ Trang 4.1 Bản đồ hành chánh huyện Châu Phú 4.2 Bản đồ phân bố đàn gia cầm trên địa bàn huyện Châu Phú 21 tỉnh An Giang năm 2012 4.3 Bản đồ phân bố đàn gia súc trên địa bàn huyện Châu Phú 24 tỉnh An Giang năm 2012 vi 18 DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Bệnh tích cúm gia cầm trên gà bệnh 2-3 2.2 Gà nằm ủ rũ, xù lông ở bệnh Gumboro 6 2.3 Gà tiêu chảy phân loãng trắng ở bệnh Gumboro 7 2.4 Túi Fabricius sưng to, niêm mạc túi sưng, xuất huyết ở ở bệnh Gumboro 7 2.5 Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt ở bệnh Gumboro 7 2.6 Mô xung quanh mắt và đầu bị phù ở bệnh Newcastle 9 2.7 Gà triệu chứng thần kinh ở bệnh Newcastle 9 2.8 Xuất huyết trên bề mặt của dạ dày tuyến và dạ dày cơ ở bệnh Newcastle 10 2.9 Mụn mủ ở miệng, chân bò ở bệnh Lỏ mồm long móng 12 Heo thở khó, ngồi giống như chó 2.10 và xuất huyết đá hoa vân trên mặt cắt hạch lâm ba ở bệnh dịch tả. vii 14 TÓM LƯỢC ----oOo---Đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi trên gia súc, gia cầm và công tác tiêm phòng tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang”. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2013 đến 12/2013 tại Trạm Thú Y huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát tổng đàn gia súc, gia cầm; tình hình tiêm phòng; đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm ở huyện Châu Phú. Bằng phương pháp điều tra hồi cứu và từ các số liệu thu thập được tại Trạm Thú Y huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Qua số liệu điều tra ta ghi nhận được tổng đàn gia súc, gia cầm trong huyện tăng dần từ năm 2011-2012. Tổng đàn tăng gia cầm từ 378.314 đến 427.761 con, tổng đàn gia súc tăng từ 21.815 đến 27.177 con. Riêng năm 2013 thì số lượng tổng đàn thấp tuy nhiên tỷ lệ và sự phân bố đàn không chênh lệch nhiều so với hai năm trước. Tỷ lệ phân bố đàn ở xã tương đối đồng đều, xã nhiều gia cầm nhất là Ô Long Vĩ, ít nhất là thị trấn Cái Dầu. Gia súc được nuôi nhiều nhất ở Khánh Hòa, ít nhất ở Bình Chánh. Công tác tiêm phòng cúm gia cầm, dịch tả vịt cao (>80%), tỷ lệ tiêm phòng Gumboro, Newcastle thấp (<10%). Ở gia súc tỷ lệ tiêm phòng chưa cao ở bệnh lở mồm long móng (8-32%), tiêm phòng dịch tả heo chỉ ở mức trung bình (>60%). Nhưng nhìn chung thì tỷ lệ tiêm phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm mỗi năm đều tăng. Khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng ở đàn vịt năm 2012 chưa cao (chỉ xã Thạnh Mỹ Tây đạt yêu cầu bảo hộ (86,67%)). Mức phân bố hiệu giá kháng thể rộng nhưng chủ yếu tập trung ở 4log2-6log2 chiếm 75%. viii Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần không nhỏ vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước và cải thiện đời sống cho người chăn nuôi Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển thì ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó vấn đề dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất và nó đang diễn ra khá phức tạp gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra thường xuyên ở nước ta như dịch cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, dịch tả, lở mồm long móng (Theo Trạm thú y huyện Châu Phú). Đặc biệt năm 2003 dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm thiệt hại lớn cho chăn nuôi, kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi gây tổn thất cho nền kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn nuôi nói riêng. Theo cục thống kê thú y năm 2012 dịch cúm gia cầm đã gây chết và buộc phải tiêu hủy 4.032 con (trong đó 3.610 con vịt, 422 con gà). Năm 2013 có 305 trâu bò bị bệnh LMLM ở tỉnh Hà Tĩnh gây thiệt hại nặng nề cho người dân nơi đây (Phòng Dịch tể Bộ Nông Nghiệp PTNN, 2013). Việc sớm chẩn đoán các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh và kết hợp theo dõi tình hình dịch bệnh để chủ động trong việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhằm thống kê và có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình chăn nuôi cũng như công tác tiêm phòng ở huyện Châu Phú, tôi tiến hành khảo sát đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi trên gia súc, gia cầm và công tác tiêm phòng tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang” Mục tiêu đề tài: Thống kê tình hình chăn nuôi trên đàn gia súc, gia cầm ở Châu Phú, công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm ở Châu Phú tỉnh An Giang. Để có biện pháp phòng bệnh thích hợp đối với các bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, dịch tả, lở mồm long móng. Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng kế hoạch trong quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của huyện Châu Phú. 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về bệnh bệnh cúm gia cầm Bệnh cúm gia cầm được báo cáo đầu tiên vào năm 1878 bởi Porroncito dưới tên gọi là “fowl plague” gây chết nhiều loài gia cầm. Năm 1901, Centai và Savonuzzi xác định căn bệnh là do virus. Năm 1955, virus gây bệnh mới được Achafer giám định là virus cúm type A. Năm 1894, trận dịch do virus cúm gia cầm thể nặng xảy ra ở miền Đông nước Ý và lan rộng sang các nước khác: Úc, Đức, Bỉ. Bệnh được mô tả khá kỹ ở Mỹ qua trận dịch khá lớn trên gà tây. Các năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi, Trung Cận Đông, một số nước ở Châu Âu (Lê Văn Năm, 2004) Dịch cúm liên tục bùng phát khắp các châu lục trên thế giới đã thôi thúc hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm tổ chức hội thảo chuyên đề về bệnh cúm gia cầm. Do đó, trong các hội nghị về dịch tễ trên thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung được xem là quan trọng. Điều đó khẳng định cúm gia cầm ngày càng trở nên phổ biến và gây nhiều thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi gia cầm thế giới (Lê Văn Năm, 2004). Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm do virus thể độc lực cao chủng H5N1 đã nổ ra trên diện rộng ở 11 nước Châu Á gây thiệt hại rất lớn, hơn 200 triệu gia cầm. Dịch xuất hiện đầu tiên ở Hàn Quốc, Việt Nam từ tháng 12/2003 sau đó xảy ra ở nhiều nước với những diễn biến phức tạp. Đến cuối tháng 2/2004, đã có 11 nước và vùng lãnh thổ thông báo dịch là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Pakistan(WHO, 2005). 2.1.1 Virus cúm A phân type H5N1 gây bệnh cúm trên gia cầm Đặc tính hình thái, cấu trúc và lý-hoá sinh học của virus Virus gây bệnh cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, được chia thành 3 type là A, B và C dựa trên sự sắp xếp khác nhau giữa các nucleoprotein và kháng nguyên nền (matrix protein antigens). Virus cúm gia cầm thuộc type A, type này có thể lây bệnh tự nhiên ở loài chim, heo, người và một số loài động vật hữu nhũ khác (Tô Long Thành, 2004). Đặc tính kháng nguyên Virus cúm type A được chia thành các phân nhóm dựa vào hai kháng nguyên bề mặt là hemaglutinin (H) có vai trò trong việc gắn kết vào điểm cảm thụ giúp cho virus xâm nhập tế bào và neuraminidase (N) có vai trò giúp virus phóng thích khỏi tế bào vật chủ và nó cũng có tác dụng trên niêm mạc đường hô hấp giúp cho virus dễ xâm nhập vào biểu mô hơn. Hiện nay người ta chia virus cúm A có 16 loại cấu trúc kháng nguyên H và 9 loại cấu trúc kháng nguyên N khác nhau. Ngoài ra, mỗi phân nhóm virus lại được chia thành nhóm có độc lực thấp (low pathogenic avian influenza-LPAI) và nhóm có độc lực cao (highly pathogenic avian influenza-HPAI). 2 Đặc tính gây bệnh Trong tự nhiên, virus cúm lan truyền qua không khí, mức độ lan truyền rất nhanh giữa động vật và người, cũng như giữa người, động vật trên cạn và thuỷ cầm. Một yếu tố làm phức tạp hoá dịch tễ học dịch cúm ở người và động vật, đó là vai trò của các loài chim di cư. Đặc biệt, virus cúm A thích ứng tồn tại trên nhiều loài, bao gồm ngỗng, vịt trời, vịt nhà, le le, chim, cút, gà, lợn, ngựa và cả hải cẩu và cá voi. Do đó, các loài động vật này luôn luôn là nguồn tàng trữ virus và tạo vai trò thích ứng cho các chủng trao đổi gen tái tổ hợp tạo nên biến chủng gây bệnh mới (Tô Long Thành, 2004). Một số loài động vật phòng thí nghiệm cũng bị bệnh như động vật trong tự nhiên. 2.1.2 Cơ chế sinh bệnh Tùy chủng virus gây bệnh, độc lực virus, loài gia cầm cảm nhiễm,… Tính chất của bệnh từ không gây tổn thương bệnh lý hoặc chỉ gây thể bệnh nhẹ ở đường hô hấp trên với thể bệnh nặng với 100% gia cầm mắc bệnh và tỷ lệ chết lên đến 100%. Đối với virus có độc lực cao, sau khi xâm nhập vào cơ thể gia cầm, virus vào máu nhân lên rất nhanh gây virus huyết, virus lan tràn khắp cơ thể gây viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa gây xuất huyết tràn lan ở các phủ tạng. Đối với virus độc lực thấp, virus tác động chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp, nhưng nếu có nhiễm trùng kết hợp với vi khuẩn bệnh có thể nặng hơn. (Hồ Thị Việt Thu, 2012). 2.1.3 Triệu chứng bệnh Triệu chứng điển hình của bệnh cúm gia cầm Sốt cao, bỏ ăn, chết đột ngột, tỷ lệ chết có khi lên tới 100% trong vài ngày. Các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang chảy nhiều nước mắt. Đầu và mặt sưng phù, mào và yếm tím tái. Xuất huyết mỡ bao tim Mào tích tụ máu, phù thũng mắt, đầu mặt sưng phù 3 Xuất huyết ở dạ dày tuyến Xuất huyết ở khí quản Hình 2.1 Bệnh tích cúm gia cầm trên gà bệnh Nguồn: http://www.anova.com.vn 2.1.4 Bệnh tích Trong trường hợp nhẹ, bệnh tích thường gặp là viêm cata có fibrin ở xoang mũi, có bã đậu trong xoang, viêm túi khí, viêm ruột cata có fibrin. Trong trường hợp nặng bệnh tích sung huyết, xuất huyết, phù, hoại tử nhiều bộ phận và cơ quan nội tạng. Mào và tích thâm tím. Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực đặc biệt là cơ tim và thành lồng ngực. Dạ dày tuyến viêm xuất huyết khá nặng. Xuất huyết mỡ vùng bụng, màng treo ruột, mỡ bao tim. Lách lốm đốm màu vàng rắn chắc hơn bình thường. Thận sưng có nhiều điểm tụ huyết. (Hồ Thị Việt Thu, 2012). 2.1.5 Chẩn đoán Nên nghi ngờ bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao bất cứ khi nào phát hiện thấy gia cầm chết đột ngột với biểu hiện rất yếu, bỏ ăn, có triệu chứng thần kinh, tiêu chảy phân lỏng, các triệu chứng hô hấp nặng hoặc sụt giảm lớn sản lượng trứng và đẻ trứng không bình thường. Khả năng mắc bệnh cúm gia cầm sẽ cao hơn nếu có các dấu hiệu phù thũng dưới da mặt, mào và tích sưng tím tái và xuất huyết điểm trên bề mặt niêm mạc nội tạng. Gà con hoặc những gà chết do thể bệnh quá cấp có thể không có bệnh tích. Các chẩn đoán phòng thí nghiệm: vì các biến đổi bệnh lý học không đặc thù cho bệnh này, nên cần phải khẳng định chẩn đoán bằng phân lập và định danh virus gây bệnh ( Nguyễn Tiến Dũng et al., 2004). Chẩn đoán phân biệt Triệu chứng và bệnh tích của cúm gia cầm rất đa dạng. Trong chẩn đoán phân biệt cần chú ý đến một số bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần giống như : Bệnh Newcastle giai đoạn mãn tính cũng có triệu chứng thần kinh, thở khò khè và bệnh tích cũng xuất huyết dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Nhưng bệnh Newcastle tốc độ lây lan chậm hơn và triệu chứng ban đầu ít có dấu hiệu về đường hô hấp mà chỉ biểu hiện ở đường tiêu hoá như tiêu chảy phân trắng xanh. Một bệnh tích quan trọng để phân biệt với bệnh Newcastle là xuất huyết da chân. 4 Bệnh Gumboro: Bệnh này xảy ra chủ yếu trên gà 3-6 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp hơn. Bệnh CRD cũng biểu hiện triệu chứng hô hấp, thở khò khè. Nhưng bệnh tích không có xuất huyết ở dạ dày tuyến và dạ dày cơ (Nguyễn Tiến Dũng và ctv, 2004). 2.1.6 Điều trị Đối với gia cầm, biện pháp tốt nhất là khi gia cầm mắc bệnh nên tiêu huỷ toàn bộ gia cầm bệnh, sát trùng kỹ chuồng trại. 2.1.7 Tiêm phòng - Đối với gà: tiêm lần đầu từ 8 ngày tuổi trở lên, tiêm lần hai cách lần đầu 4 tuần và sau 6 tháng tiêm nhắc lại. - Đối với vịt: tiêm lần đầu từ 15 ngày tuồi trở lên, tiêm lần hai cách lần đầu 3 tuần và sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại (Trích dẫn Nguyễn Khắc Chung Thẩm, 2008). 2.1.8 Tình hình dịch cúm gia cầm ở tỉnh An Giang Ở tỉnh An Giang, dịch cúm gia cầm xảy ra từ 12/2003-30/3/2004. Dịch cúm lần đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 12/2003 tại 1 hộ chăn nuôi gà ở huyện Châu Phú, sau khi đã lấy mẫu bệnh phẩm gởi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus cúm H5N1. Đến tháng 02/2004 dịch lan nhanh ra 145 phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang (Chi cục Thú y An Giang, 2004). Thiệt hại do dịch cúm này rất lớn, số gia cầm tiêu hủy lên đến 4.026.287 con. Thiệt hại nặng nhất là ở các huyện: Chợ Mới, Thoại Sơn, An Phú, Tri Tôn, Châu Phú, Tịnh Biên (Chi cục Thú y An Giang, 2004). Cuối tháng 03/2005 tại Châu Đốc. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy khoảng 58 ngàn con. Các huyện thị xuất hiện theo tuần tự: Tân Châu, Châu Phú, Châu Đốc, Thoại Sơn, Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Thành (Chi cục Thú y An Giang, 2005). Từ tháng 03/2005 đến hết quí I năm 2011 trên địa bàn tỉnh An Giang không xuất hiện dịch cúm trên đàn gia cầm ( Chi cục Thú y An Giang, 2005). 2.2 Tổng quan về bệnh bệnh Gumboro Trên thế giới Năm 1957 bệnh được Cosgrove phát hiện ở một xã có tên Gumboro thuộc bang Delawre phía nam nước Mỹ, trên đàn gà thịt thương phẩm. Ông đặt tên căn bệnh mới lạ là “Gumboro”. Năm 1969, Maire cùng ctv công bố bệnh Gumboro ở Pháp và năm 1970 bệnh xuất hiện ở Canada. Ở Hà Lan năm 1987, Rosenberger đã phân lập chủng IBV gây chết tới 80-90% (Trích dẫn Hồ Thị Việt Thu, 2012). 5 Ở Việt Nam Lê Văn Năm phát hiện lần đầu tiên tại Viện Chăn nuôi Quốc gia vào năm 1983 và công bố chính thức vào các năm 1986, 1989, Nguyễn Tiến Dũng đã phân lập được căn nguyên gây bệnh. Theo Lê Văn Năm (2003) những dòng giống gà có năng suất cao có sự nhạy cảm với IBDV khác nhau. Bệnh Gumboro là bệnh cấp tính ở gà con, lây lan rất mạnh, đặc trưng bởi sự tổn thương của túi Faricius, làm suy giảm khả năng miễn dịch của gà, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh và làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch do tiêm phòng. Virus Gumboro được xếp vào chi Birnavirus họ Birnaviridae. Bệnh thường xảy ra trên gà 3-6 tuần tuổi, bệnh lây trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe hoặc gián tiếp qua đường hô hấp và tiêu hóa. 2.2.1 Triệu chứng Bệnh biểu hiện ở 2 thể: thể lâm sàng hay còn gọi là Gumboro cổ điển (điển hình), thời gian nung bệnh 2-3 ngày, bệnh thường xảy ra cấp tính, gà chết đột ngột, tỷ lệ chết tăng 3-4 ngày đầu, sau giảm xuống, thân nhiệt gà sốt cao, gà chưa chết thấy rất nóng, khi sắp chết hoặc đã chết gà lạnh. Gà bỏ ăn, uống nhiều nước. Hình 2.2 Gà bệnh nằm ủ rũ, xù lông http://ctcbio.com.vn/index.php/vi/k-thut/dich-benh/gia-cam/99-bnh-gumboro Khi mới bị bệnh gà mổ cắn lẫn nhau, gà thường quay đầu lại mổ vào hậu môn. Đàn gà nhìn xơ xác, ủ rũ, xù lông, gà dồn đống, nằm bệt trên nền chuồng Trọng lượng giảm rõ rệt và chết dần, chỉ trong vòng 2-5 ngày có thể toàn đàn bị nhiễm. Tỷ lệ chết 5-30%, bội nhiễm tỷ lệ chết 80-90%. Phân gà tiêu chảy, phân loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau chuyển sang vàng trắng, xanh vàng nhớt có bọt lẫn khí, đôi khi lẫn máu phân loãng màu vàng nhạt có bọt. 6 Hình 2.3 Gà bệnh tiêu chảy phân loãng trắng http://ctcbio.com.vn/index.php/vi/k-thut/dich-benh/gia-cam/99-bnh-gumboro Thể không biểu hiện lâm sàng (thể ẩn). Gà mắc (<3 tuần tuổi) tỷ lệ chết rất cao. Bệnh thể ẩn khi bị bệnh gà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, gà chết rất nhanh, tỷ lệ chết 0-30%, có đàn đến 40-60%, nếu bị ghép tỷ lệ chết 80-90% (Nguyễn Bá Thành, 2006). 2.2.2 Bệnh tích Cơ đùi, cơ ngực có các điểm xuất huyết lấm tấm hình đinh ghim hoặc xuất huyết đỏ thành vệt tím bầm và dài. Túi Fabricius viêm, sưng, xuất huyết. Xuất huyết nơi tiếp giáp giữa dạ dày cơ và dạ dày tuyến. Hình 2.4 Túi Fabricius sưng to, niêm mạc túi sưng, xuất huyết. Nguồn (http://ctcbio.com.vn/index.php/vi/k-thut/dich-benh/gia-cam/99-bnhgumboro) Hình 2.5 Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt Nguồn http://ctcbio.com.vn/index.php/vi/k-thut/dich-benh/gia-cam/99-bnhgumboro 7 2.2.3 Chẩn đoán Về mặt lâm sàng Gà thịt thường phát bệnh 20-40 ngày tuổi, gà hướng trứng khoảng 30-60 ngày tuổi xuất hiện tình trạng bệnh đột ngột, diễn biến nhanh, kết thúc cũng nhanh như các dấu hiệu lâm sàng. Bỏ ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy, ủ rũ, lông xù. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: Bệnh Newcastle: Có xuất huyết tiền dạ dày cơ, tiêu chảy nhưng không tổn thương ở túi Fabricius, bệnh diễn ra trong đàn gà rất dài. Bệnh thương hàn: Không ồ ạt, chết rải rác, hoại tử khắp phủ tạng. 2.2.4 Biện pháp phòng chống bệnh Biện pháp phòng bệnh Vệ sinh Vệ sinh sát trùng chuồng trại định kỳ sau mỗi đợt nuôi gà. Ta có thể dùng Iod; Cloramin 0,5%; Formalin 5%, phun hàng tháng và sau mỗi đợt nuôi. Nếu chuồng có gà mắc bệnh phun 2-3 lần/tuần sau 2-3 tháng mới bắt gà về nuôi. Vệ sinh máng ăn, máng uống, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi. Tiến hành ủ phân để tiêu diệt mầm bệnh. Trong quá trình nuôi cung cấp thêm các sản phẩm dinh dưỡng . Phòng bằng Vaccine Dưới 30 ngày tuổi nhỏ vaccine Gumboro vào mắt, mũi, miệng: 5- 7 ngày tuổi nhỏ lần 1; 15- 20 ngày tuổi nhỏ lần 2. Thường tiêm vaccine Gumboro 2 lần, lần 1 cách lần 2 một tuần. Tiêm phòng vaccine cho gà 1 tuần tuổi bằng BIOBurs I, nhỏ mắt mũi hoặc cho uống, lặp lại lần 2 khi gà được 3 tuần tuổi. Gà 3 tháng tuổi chủng lần 3 bằng INACTI/VAC BN-ND tiêm dưới da 0,5ml/ con. 2.3 Tổng quan về bệnh Newcastle Năm 1833 được Peteni ghi nhận về một trận dịch gà ở Hungary đến năm 1926 có thông báo chính thức về bệnh ở quần đảo Java ở Indonesia. Đến năm 1930, một thể bệnh với những triệu chứng hô hấp và dấu hiệu thần kinh lần đầu được ghi nhận ở Mỹ, được xác nhận do virus Newcastle gây ra. Ở Việt Nam bệnh được ghi nhận 1949, bệnh gây thiệt hại lớn đối với chăn nuôi gà công nghiệp cũng như gà nuôi gia đình. Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm của gà, gây ra do virus, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao. Virus Newcastle thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh xảy ra trên gà mọi lứa tuổi, mọi giống và theo mọi hình thức chăn nuôi. Ngoài ra bệnh cũng xảy ra trên người gây viêm kết mạc mắt. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa. 8 2.3.1 Triệu chứng Thời gian nung bệnh trung bình 5–6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày. Thể quá cấp: thể này thường xảy ra ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, con vật ủ rũ cao độ sau vài giờ rồi chết. Thể cấp tính: Gà ủ rủ, bỏ ăn, xù lông, gà mái thường ngưng đẻ, trên chuồng có những bãi phân trắng, sốt cao 400C. Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu. Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu. Rối loạn tiêu hóa trầm trọng, thức ăn ở diều không tiêu, khi dốc ngược gà xuống thấy chảy nước nhớt mùi chua khắm. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia máu đỏ. Tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100%. Thể mạn tính: thể này thường xảy ra ở cuối ổ dịch. Do tổn thương tiểu não, cơ năng vận động biến loạn nặng, con vật bị vặn đầu ra sau, đi giật lùi. Bệnh kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nếu được chăm sóc tốt gà có thể khỏi nhưng mắc di chứng thần kinh trong thời gian dài. Gà lành bệnh có miễn dịch suốt đời. Hình 2.6 Mô xung quanh mắt và đầu bị phù (Nguồn Sở khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, 2012) Hình 2.7 Gà có triệu chứng thần kinh (Nguồn Sở khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, 2012) 2.3.2 Bệnh tích Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng (hạch amydale). Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất huyết trên dạ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng