Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố trữ tình trong nhật ký chiến tranh...

Tài liệu Yếu tố trữ tình trong nhật ký chiến tranh

.PDF
58
119
60

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐẶNG KHÁNH LINH YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận Văn học Người hướng dẫn khoa học ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo – Thạc Sĩ Hoàng Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học – Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù có nhiều cố gắng song trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Đặng Khánh Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Hoàng Thị Duyên. Trong quá trình làm khóa luận tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự trùng lặp với khóa luận khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Đặng Khánh Linh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 Chương 1: NHẬT KÝ VÀ YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ ........... 6 1.1.1. Định nghĩa về nhật ký .......................................................................... 6 1.1.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký .................................................. 8 1.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký .................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm “ trữ tình” ........................................................................ 11 1.2.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký .............................................................. 12 CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG ............ 14 CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI”, “ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”, “NHẬT KÝ CHIẾN TRANH” ............................... 14 2.1. Nhật ký giàu cảm xúc............................................................................... 14 2.1.1. Cảm xúc vui, tự hào, niềm tin mãnh liệt vào tương lai...................... 15 2.1.2. Cảm xúc buồn đau băn khoăn yếu đuối ............................................. 17 2.1.3 Nỗi nhớ nhung da diết........................................................................ 20 2.2. Nhật ký bộc lộ thế giới nội tâm ................................................................ 22 CHƯƠNG 3. YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA HÌNH THỨC CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI”, “NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”, “NHẬT KÝ CHIẾN TRANH” ............................................ 32 3.1. Ngôn ngữ nhật ký hướng nội ................................................................... 33 3.2. Lối ghi chép linh hoạt sáng tạo ................................................................ 36 3.3. Giọng điệu tha thiết sâu lắng.................................................................... 41 3.4. Cái nhìn mĩ học đối với những sự việc hàng ngày trong đời sống .......... 44 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhắc đến chiến tranh chúng ta không thể không liên tưởng tới cuộc đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam anh hùng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, gắn liền với những chiến tích vang dội năm châu đó là sự mất mát hy sinh xương máu của biết bao thế hệ con người đất Việt. Dường như những mất mát hy sinh đó vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, hơn thế nữa lại được khắc họa một cách chân thực và sống động dưới góc nhìn văn học. Đó là những cuốn tiểu thuyết, phóng sự , kí sự, truyện ngắn ra đời trong chiến tranh, miêu tả hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến. Như một sự ngẫu nhiên, vô tình, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của một loại hình văn học mang đậm tính nhân văn và giá trị giáo dục sâu sắc: Văn học về đề tài chiến tranh. Ngày nay đọc lại những trang sách viết về chiến tranh, chúng ta như được thưởng thức những thước phim quay chậm một cách chi tiết nhất, đầy đủ nhất và sống động nhất về một thời hào hùng của dân tộc, của thế hệ cha anh đi trước để cho chúng ta hôm nay luôn tự hào và quyết tâm giữ vững, bước tiếp con đường lý tưởng đó. Qua những ghi chép tỉ mỉ các tác giả nhật ký đã cho thế hệ mai sau biết về chiến tranh một cách chân thực nhất, sống động nhất về những khó khăn gian khổ, những mất mát hy sinh của thế thệ cha anh đã sống và chiến đấu giành độc lập tự chủ cho Tổ Quốc. Hơn thế, đó lại chính là những trang viết của những người trong cuộc chiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên những di bút của họ rất chân thực và chính xác, phản ánh được đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó và tác động nhất định đến xã hội hiện tại. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thể loại nhật ký vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 1 Với đặc điểm riêng của thể loại và những giá trị nhân đạo đó, nhật ký đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn chương Việt Nam. Tuy thế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về yếu tố trữ tình trong nhật ký, vì lẽ đó cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài : Yếu tố trữ tình trong nhật ký văn học qua những tác phẩm tiêu biểu ( Nhật ký Đặng Thị Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi 20 - Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến tranh - Chu Cẩm Phong), với mong muốn khóa luận sẽ góp những suy nghĩ của mình vào việc khẳng định giá trị của thể loại đặc biệt này. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Với đặc trưng thể loại “nhật ký” là những ghi chép mang tính chất riêng tư vì thế có thể nói trước những năm 1986, sự xuất hiện của chúng không nhiều chưa thu hút được sự chú ý quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu.Vì thế sự góp mặt của nhật ký chiến tranh trên diễn đàn văn học được coi là của “hiếm” vì chưa có một công trình nghiên cứu nào về khái niệm, định nghĩa, đặc trưng của nhật ký chiến tranh. 2.2. Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ năm 2005 với sự xuất hiện đầu tiên của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm một nữ bác sĩ - liệt sĩ đã được công bố trong xã hội và tạo ra một “cơn sốt” về Nhật ký chiến tranh, tiếp theo đó là Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm phong….đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn sâu rộng nghiêm túc về thể loại văn học đặc biệt này. - Những bài báo mang tính chất giới thiệu về hành trình của những cuốn nhật ký đã được phát hiện và lưu giữ bởi người lính bên kia giới tuyến trong suốt 35 năm trải qua bao khó khăn mới tìm được gia đình tác giả và cho in thành sách. Với đề tài viết về chiến tranh bài viết đã khẳng định những ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tích cực của nó vào mọi giai tầng trong xã hội, 2 khiến chúng ta có một cái nhìn chân thực về cuộc chiến vĩ đại mà thế hệ cha anh đã đi qua, những khó khăn gian khổ và sự hy sinh vô tư vì lý tưởng tuổi trẻ. Hơn nữa nhờ đó mà văn hóa đọc được hưởng ứng sâu rộng thu hút hấp dẫn hàng triệu độc giả đón đọc và dõi theo cuộc hành trình cùng với số phận kỳ lạ của những cuốn nhật ký đến được với bạn đọc ngày hôm nay. Bài viết này đềcập đến yếu tố trữ tình trong nhật ký đó là những ghi chép cá nhân mang tính chất riêng tư của người viết, những cảm xúc suy tư…về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, về những trải nghiệm chiến trường chứ hoàn toàn không nhằm mục đích quảng bá hay sáng tác theo kiểu tác phẩm văn chương hoặc đánh bóng tên tuổi… Bên cạnh đó cũng có những cuốn nhật ký đề cập đến yếu tố trữ tình trong chiến tranh như “Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng” ( gồm 3 tập) hay như bài nghiên cứu về đề tài “Người trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng” của Phùng Thị Mai Anh. Tuy nhiên những bài viết đó chỉ đề cập đến một khía cạnh của yếu tố trữ tình trong nhật ký chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về đề tài này.Vì thế, đề tài luận văn của chúng tôi sẽ đi nghiên cứu sâu về yếu tố trữ tình trong nhật ký chiến tranh cùng giá trị văn học, hiệu ứng xã hội, ý nghĩa tinh thần cũng như đóng góp về thể loại của dòng sách này.Vì thế luận văn không tránh khỏi thiếu xót, kính mong hội đồng và các thầy cô cho ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Dưới lăng kính của văn chương, thể loại nhật ký nói chung đã góp phần hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống của con người, phản ánh thực tại cuộc sống trên nhiều bình diện, đa chiều và đa sắc, giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về con người và xã hội. Với Yếu tố trữ tình trong Nhật ký chiến tranh nói riêng đã mở ra một thế giới tâm hồn sâu lắng giàu cảm xúc và 3 chất chứa suy tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo khi đánh giá nhận xét về hiện thực cuộc sống dưới cái nhìn trực diện. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc mà nhật ký chiến tranh mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam nhất là thế hệ trẻ về những ngày tháng hào hùng của dân tộc, về lý tưởng sống cao đẹp của cha anh…để từ đó hình thành nhân cách sống cao đẹp xứng đáng với sự hy sinh của lớp cha anh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu 3cuốn Nhật ký được coi là ấn tượng nhất, đăc biệt nhất hội tụ đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu của thể loại và đầy đủ những yếu tố trữ tình nằm trong nội dung của đề tài. -Nhật ký Đặng Thùy Trâm(của Liệt sỹ - anh hùng Đặng Thùy Trâm) -Mãi mãi tuổi hai mươi (Nhật ký của Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc) - Nhật ký chiến tranh ( của Liệt sỹ- Anh hùng Chu Cẩm Phong) Ngoài ra trong khóa luận chúng tôi còn tìm hiểu tham khảo một số sáng tác của các tác giả khác để có căn cứ làm rõ vấn đề mà luận văn trình bày. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với số lượng sách viết về chiến tranh thực sự xuất hiện không nhiều chủ yếu ở hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, điển hình hơn cả là nhật ký trong kháng chiến chống Mỹ. Vì lẽ đó cho nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào dòng sách viết về chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ nhằm làm nổi bật ý nghĩa thể loại cũng như ý nghĩa xã hội. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh - đối chiếu Khóa luận cũng được thực hiện từ góc nhìn thi pháp học mỹ học, tức là xem xét đánh giá các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật theo những tiêu chí 4 thi pháp, đánh giá hiệu quả nghệ thuật của các phương thức và thủ pháp nghệ thuật trong thể nhật ký và đề tài chiến tranh. 6. Đóng góp của luận văn Nhật ký chiến tranh là thể loại khá mới mẻ. Cũng vì mới mẻ mà những đóng góp của nhật ký chiến tranh cho dòng văn học viết về đề tài chiến tranh nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung dường như vẫn chưa đươc đánh giá đúng mức.Với đề tài:“Yếu tố trữ tình trong Nhật ký chiến tranh qua các sáng tác của một số tác giả tiêu biểu Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong”, chúng tôi mong muốn khóa luận sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về những đóng góp của yếu tố trữ tình trong đời sống văn học Việt Nam cũng như giá trị nhân văn cao cả mà dòng sách này mang đến. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận có 3 chương: Chương 1: NHẬT KÝ VÀ YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH Chương 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI, NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM, NHẬT KÝ CHIẾN TRANH” Chương 3: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA HÌNH THỨC CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI, NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM, NHẬT KÝ CHIẾN TRANH” 5 NỘI DUNG Chương 1: NHẬT KÝ VÀ YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG NHẬT KÝ Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội - đời sống tinh thần, văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc của cảm xúc con người trong sự đa dạng muôn màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội. Với các thể loại nổi bật như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…văn chương Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên với những ưu thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như tiểu thuyết là loại “ tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về cốt truyện, nhân vật, phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống , với thơ lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm hình ảnh, nhạc điệu …Đặc biệt hơn nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong lòng đọc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn của người viết. 1.1. Thể loại nhật ký 1.1.1. Định nghĩa về nhật ký Theo Từ điển thuật ngữ văn học [38] nhật ký “là một thể loại thuộc loại hình ký”, là một dạng biến thể của ký hiện đại. So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ… thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỷ XVIII khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX... Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam cũng được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những 6 biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự… Từ điển văn học ( bộ mới) [39] định nghĩa nhật ký là “Loại văn ghi chép sinh hoạt hàng ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm, nó ít hồi cố, được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận”. Từ điển thuật ngữ văn học cũng coi nhật ký là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia chứng kiến” [tr 204]. Giáo trình lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do GS. Trần Đình Sử chủ biên [44] thì định nghĩa như sau: “Nhật ký là thể loại ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết”. Như vậy, có thể nói rằng nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần. Về phân loại, tùy vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo những thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học. Các loại nhật ký ngoài văn học như : nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành cho mục đích cá nhân, đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy ra với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản…Vì thế nhật ký ngoài văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật ký văn 7 học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, nhật ký văn học thường được viết ra nhằm hướng tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó có những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làm văn, không hướng tới đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song một khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học. 1.1.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại. Với thể ký - thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là việc ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã thể nghiệm. Với các thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao là 8 những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn đó cũng là những gian khổ khó khăn thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”….Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. Hay tập “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của nhà tù với những gian khổ, thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng. Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe. Vì hư cấu trong nhật ký là điều tối kị. Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm tình tiết. Hư cấu trong nhật ký chẳng khác với sự phản bội chính bản thân mình, lừa dối chính mình. Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thực và rất đời thường. Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký, người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký : “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có 9 thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều - Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [20, tr 225]. Phải chăng, vì độ chân thực của những cuộc hành quân, của tâm tư tình cảm chảy tràn trong từng con chữ của anh lính binh nhì - chàng thư sinh đát Hà thành mà cuốn nhật ký của anh đã hấp dẫn người đọc đến vậy? Nhật ký là thểloại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút, bút ký… trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại khác thì vai trò của cái tôi trong nhật ký văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên, có những lời độc thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mĩ lớn lao. Nhật ký ghi chép những suy nghĩ cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi. Nếu như ở hồi ký là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian của hiện tại. Có thể ngắt quãng, nhưng chắc chắn thời gian là thời gian của hiện tại, không thể ở thời điểm ghi nhật ký mà ghi hộ cho thời điểm trước hay sau đó được. 10 Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành thực, vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà. Thông thường nhật ký được viết bằng văn xuôi. Thế nhưng đôi lúc nhật ký lại xuất hiện như là một truyện ngắn : Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, hay có thể được thể hiện dưới hình thức một tập thơ : Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. 1.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký 1.2.1. Khái niệm “ trữ tình” Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh , “trữ” có nghĩa là “chứa, cất” [tr 948], “tình” có nghĩa là “những mối trong lòng vì cảm xúc mà phất động ra ngoài như mừng, giận, vui, buồn…”. Theo các nhà từ điển học, “trữ tình” là phương thức “phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [Dẫn theo khóa luận tốt nghiệp “Chất thơ trong truyện ngắn” của Đỗ Chu – LV006680]. Cũng theo nhóm tác giả này, “Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp, tương ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm súc, giàu nhịp điệu. Chính vì thế, tác phẩm trữ tình có thể được viết bằng thơ hoặc văn xuôi”. Nhìn một cách khái quát, chất trữ tình có thể hiểu là tổng thể nói chung những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc “ có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ cảm xúc, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sĩ trước cuộc sống”( Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2001, tr 1054). 11 Chất trữ tình được nhấn mạnh ở đặc trưng cơ bản nhất - đó là bộc lộ trực tiếp ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của cá nhân đối với thế giới và nhân sinh. Với đặc trưng trọng yếu này , chúng ta có thể thấy chất trữ tình chưa hề là độc quyền của tác phẩm thuộc phương thức trữ tình ( trong đó có thơ) mà chất trữ tình còn được các sáng tác thuộc hai phương thức còn lại là tự sự và kịch dung nạp. 1.2.2. Yếu tố trữ tình trong nhật ký Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống, hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể. Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại. Với thể ký- thể loại được coi là “sự can dự đặc biệt của nghệ thuật vào đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là việc ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những sự kiện đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã thể nghiệm, những tâm tư tình cảm,cảm xúc của những con người trực tiếp sống và chiến đấu trong cuộc chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Yếu tố trữ tình trong nhật ký đầu tiên được thể hiện ở sự chân thực, người viết không thể dối lòng mình vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao là 12 những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những khó khăn gian khổ, thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”…Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật sự việc. Hay tập Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của nhà tù với những gian khổ thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng. Nhật ký chính là lời tâm sự bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thực và rất đời thường. Trong “Mãi mãi tuổi hai mươi”, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký: “ Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bộn bề và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy nhũng suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều- Họ sẽ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự việc xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều đối kỵ khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình” [20,tr 225]. 13 CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG CỦA BA CUỐN NHẬT KÝ “ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI”, “ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”, “NHẬT KÝ CHIẾN TRANH” 2.1. Nhật ký giàu cảm xúc Văn chương Việt Nam đã mang một diện mạo vô cùng phong phú kể từ khi có sự ra đời và góp mặt của thể loại nhật ký. Qua những ghi chép tỉ mỉ, chi tiết các tác giả nhật ký đã cho thế hệ mai sau biết về chiến tranh một cách chân thực sống động nhất về những khó khăn gian khổ, những mất mát hy sinh của các thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu giành độc lập tự chủ cho Tổ quốc. Hơn thế, đó lại chính là những trang viết của những người trong cuộc, chính họ đã có mặt trong trận chiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên động đến xã hội hiện tại. Vì vậy nhật ký rất giàu cảm xúc và để hiểu rõ hơn về điều đó bài viết này xin làm rõ “yếu tố cảm xúc trong Nhật ký” qua những tác phẩm tiêu biểu: Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhật ký chiến tranh - Chu Cẩm Phong”. Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là những ngôn ngữ của âm nhạc, “màu sắc”, “đường nét” là ngôn ngữ của hội họa, “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến trúc thì “ ngôn từ” là chất liệu của văn học. Với nhật ký, một thể loại mang tính chất riêng tư, đời thường, ghi chép lại những sự việc suy nghĩ cảm xúc cá nhân bằng những câu thì ngôn từ càng lại đóng vai trò quan trọng , góp phần phân biệt nhật ký với các thể loại văn học khác và tạo nên diện mạo của thể loại. Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội - đời sống tinh thần, văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc cảm xúc của con người trong sự đa dạng muôn màu làm nên sự phong phú trong tân hồn trước hiện thực đời sống xã hội. Với các thể loại nổi bật: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…văn chương Việt 14 Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên với những ưu thế đặc thù mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như tiểu thuyết là thể loại “tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về cốt truyện, nhân vật, phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống, với thơ lại nồng nàn say đắm tâm hồn nhiều người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm hình ảnh, nhạc điệu… Đặc biệt hơn, nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành sâu lắng nhất, giàu cảm xúc nhất trong tâm hồn của người viết. 2.1.1. Cảm xúc vui, tự hào, niềm tin mãnh liệt vào tương lai Đáp lại lời kêu gọi của đất nước, hàng vạn trái tim tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ đã hăng hái xung phong ra trận, bỏ lại sau lưng là sách vở mái trường, là hạnh phúc sum vầy bên gia đình người thân, bạn bè, là từ bỏ một tương lai sự nghiệp rộng mở phương trời Tây…hồ hởi khoác trên mình chiếc ba lô lên đường đến những nơi khốc liệt nhất, nơi mà thiếu thốn hy sinh, đói khát, bệnh tật luôn hiện hữu nhưng điều này không khiến họ sờn lòng, chùn bước hay tỏ ra hèn nhát, yếu đuối. Tuy có đôi lúc trước hiện thực quá khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh,không hẳn không xuất hiện những dao động buồn chán nhưng họ đã nhanh chóng vươt qua, kịp xốc lại tinh thần vượt qua gian truân thử thách, tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng của cách mạng Việt Nam, độc lập - tự do sẽ đến. Trong hầu hết các cuốn nhật ký đều thấy những tấm gương ngời sáng về lòng quả cảm, sự hy sinh quên mình và hơn hết là tình yêu cuộc sống, sự lạc quan yêu đời trong những tâm hồn người lính . Đó cũng có thể là nỗi nhớ về gia đình, nỗi nhớ da diết người yêu hay sự ngưỡng mộ cảm phục về một tấm gương anh hùng. Và các chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn thách thức của thực tế khắc nghiệt để hòa mình trải lòng vào vẻ đẹp thiên nhiên giữ vững 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan