Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn vẻ đẹp thơ nôm đường luật của hồ xuân hương, nguyễn khuyến, trần tế xương...

Tài liệu Skkn vẻ đẹp thơ nôm đường luật của hồ xuân hương, nguyễn khuyến, trần tế xương

.DOC
50
4474
132

Mô tả:

Thơ Nôm Đường luật là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc ta. Ở đó, chúng ta thấy được tinh thần học hỏi của cha ông với tinh hoa của văn hóa, văn học Trung Hoa, đồng thời cũng thấy được một tinh thần tự tôn, một bản lĩnh kiên cường và tài năng điêu luyện của cha ông trong việc gìn giữ và phát huy sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương – mỗi thi sĩ có một nét riêng trong cách vận dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Mỗi tác giả đã đem đến cho thơ Nôm Đường luật một vẻ đẹp độc đáo riêng.
Së gi¸o dôc ®µo t¹o hng yªn S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Híng dÉn häc sinh khai th¸c vÎ ®Ñp th¬ n«m ®êng luËt Cña hå xu©n h¬ng, nguyÔn khuyÕn, trÇn tÕ x¬ng qua mét sè t¸c phÈm tiªu biÓu trong trêng thpt MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………..1 II. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..1 III. Lịch sử nghiên cứu……………………………………………………....2 IV. Giới hạn của đề tài……………………………………………………....2 B. PHẦN NỘI DUNG 1 Chương I. Cở sở lí luận và cơ sở thực tiễn………………………….............3 Chương II. Vẻ đẹp của thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương Nguyễn qua một số tác phẩm tiêu biểu........................................................................5 2.1. Từ góc nhìn nội dung ..............................................................................5 2.1.1. Hình tượng thiên nhiên……………………………………………………..6 2.1.1.1. Hình tượng thiên nhiên mang ý nghĩa biểu trưng..............................6 2.1.1.2.Hình tượng thiên nhiên mang ý nghĩa tả thực....................................8 2.1.2. Hình tượng bức tranh đời sống...........................................................10 2.1.3. Hình tượng con người……………………………………………………..13 2.1.3.1 Với tư cách là đối tượng trữ tình.......................................................13 2.1.3.2. Với tư cách là chủ thể trữ tình..........................................................14 2.1.3.2.1. Con người với những nỗi niềm riêng tây sâu kín..........................15 2.1.3.2.2. Con người ưu thời mẫn thế............................................................16 2.2. Từ góc nhìn nghệ thuật ..........................................................................19 2.2.1. Ngôn từ giản dị, trong sáng mà vô cùng tinh tế..................................19 2.2.2..Sử dụng phép đối điêu luyện, tài tình..................................................23 2.2.3. Sự kết hợp giữa trào phúng và chất trữ tình.......................................26 Chương III. Những biện pháp dạy thơ Nôm Đường luật 3.1. Tạo tâm thế cho học sinh trong quá trình tiếp nhận ban đầu................28 3.2. Đọc cho vang nhạc, sáng hình để tri giác tác phẩm, làm sống dậy thế giới nghệ thuật..............................................................................................30 3.3. Xây dựng câu hỏi trong dạy học thơ Nôm Đường luật Việt Nam.......32 3.4. Hướng dẫn học sinh tái hiện, kiến tạo hình tượng nghệ thuật...............33 3.5. Tăng cường hoạt động thảo luận nhóm.................................................34 3.6. Tăng cường hoạt động phân tích, cắt nghĩa, bình giá...........................34 3.7. Hướng dẫn học sinh so sánh, mở rộng, liên hệ......................................37 3.8. Tăng cường bài tập chuyên sâu..............................................................37 Chương IV. Thực nghiệm ............................................................................38 2 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................45 Tài liệu tham khảo A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Thơ Nôm Đường luật chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ này có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm ... của con người một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Các tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn 3 ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại; vừa trong sáng giản dị, tinh tế, giàu giá trị biểu đạt. Hiểu được các bài thơ này một cách thấu đáo đã là khó, việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là ba đỉnh cao của thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX. Đây là ba nhà thơ có công lớn nhất trong việc Việt hóa thơ Đường, biến một thể thơ trang trọng của Trung Hoa thành một thể thơ gần gũi, giản dị, trong sáng, phản ánh đời sống, tâm tình của con người Việt Nam một cách chân thực và đầy cảm động. Bên cạnh đó, đến với thơ Nôm của ba thi sĩ tài hoa này, chúng ta được tiếp cận một bút pháp điêu luyện thể hiện sự thăng hoa đỉnh cao của ngôn ngữ tiếng Việt. Làm cho học sinh thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng, thiết nghĩ là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên để giúp cho học sinh thấy được sự giàu có phong phú của tiếng Việt và niềm trân trọng yêu mến của các thi sĩ với tiếng mẹ đẻ, qua đó giáo dục tình yêu và niềm tự hào về di sản tinh thần vô cùng cao quý của dân tộc. II. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu vẻ đẹp của thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật qua một số tác phẩm tiêu biểu. Qua đó, thấy được những đóng góp to lớn của ba nhà thơ trong quá trình gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa của dân tộc. - Nghiên cứu các phương pháp, biện pháp dạy học để giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và hiiểu được cái hay, cái đẹp của thơ Nôm Đường luật. III. Lịch sử nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật và phương pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật đã có các công trình nghiên cứu: - Bình giảng thơ Nôm Đường luật của thầy Lã Nhâm Thìn. - Dạy học các bài thơ Nôm Đường luật trong SGK Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại của Hà Thị Thu Huyền (Luận án Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2010) 4 IV. Giới hạn của đề tài: Chủ yếu nghiên cứu Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương trong chương trình SGK Ngữ văn 11 Cơ bản và Nâng cao gồm 5 bài: 1. Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến 3. Thương vợ của Trần Tế Xương 4. Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương 5. Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến ( Chương trình Nâng cao) Đây chủ yếu là những bài thơ Nôm Đường luật được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Ngoài ra, tôi có liên hệ, mở rộng với một số bài thơ khác của ba tác giả này. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cở sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Về khái niệm thơ Nôm Đường luật Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB GD, 2004 thì “Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thể là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ thời Đường ở Trung Quốc” và “thơ Nôm Đườn luật chính là thể thơ Đường luật bằng chữ Nôm” Tác giả Lã Nhâm Thìn trong cuốn “Bình giảng thơ Nôm Đường luật” đã khẳng định: thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm 5 theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách – những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn. Trong cuốn “Thiết kế dạy học ngữ văn 11”, tác giả Hoàng Hữu Bội cho rằng “những bài thơ được viết theo các thể Đường luật mà bằng chữ được gọi là thơ Nôm Đường luật”. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Thơ Nôm Đường luật chính là thơ viết theo luật Đường và bằng chữ Nôm gồm các thể: thất ngôn bát cú Đường luật, ngũ ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt và cả thơ thất ngôn xen lục ngôn. Về Đặc điểm hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: - Số câu chữ Một bài thơ thất ngôn bát cú thƣờng có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, cả bài 56 chữ - Về gieo vần Cả bài chỉ có một vần (độc vận) gieo ở cuối các câu 1,2,4,6,8 (chính lệ hoặc 2, 4, 6, 8 (ngoại lệ); Bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến được gieo vần “eo” ở cuối các câu 1,2,4,6,8 (chính lệ). Bài thơ “Nhàn”, tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gieo vần “ao” ở cuối các câu 2,4 ,6,8 (ngoại lệ) - Về đối ngẫu: thực hiện ở 4 câu giữa, gồm đối ý, đối thanh và đối từ loại. - Về luật bằng trắc: “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” nghĩa là ở mỗi câu, các tiếng đứng ở vị trí thứ nhất, thứ ba và thứ năm thì có thể bằng hoặc trắc, còn các tiếng nằm ở vị trí thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì phải tuân thủ nghiêm ngặt như sau: nếu ở câu lẻ , ba tiếng ở vị trí 2,4,6 là T.B.T (trắc bằng trắc) thì ở 3 tiếng ấy ở câu chẵn trong liên đó phải là B.T.B (bằng, trắc, bằng). Trong mỗi liên, nếu xuất cú mở đầu bằng hai thanh bằng thì đối cú phải mở đầu bằng hai thanh trắc Nếu làm sai quy định như trên gọi là thất luật. - Về niêm: Niêm có nghĩa là dính với nhau. Nếu luật là quy định bằng trắc theo chiều ngang thì niêm là quy định bằng trắc theo chiều dọc để gắn liền các cặp câu lại và tránh đơn điệu. Do có luật “ nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” 6 nên người ta quy định chữ thứ hai của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh với chữ thứ hai của câu lẻ thuộc liên dưới. Tóm lại, niêm là tiếng thứ hai của các câu sau phải cùng thanh 1-8, 2-3, 4-5, 6-7. Nếu làm sai quy định này gọi là thất niêm. 1.2.Cơ sở thực tiễn: Thực trạng học thơ Nôm Đường luật ở trường THPT Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tâm lí học sinh lớp 11A1 và 11A6 ở THPT Ân Thi với các tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong SGK Ngữ văn 11 tập 1. Phiếu khảo sát số 1 với các câu hỏi: Em có thích học các bài thơ Nôm Đường luật trong SGK Ngữ văn 11 tập 1 không? Vì sao? Kết quả thu được như sau: Số học Tổng số sinh 88 phiếu 88 Tổng số phiếu Thích Số Tỉ lệ % Số phiếu 56 phiếu 11 64 Không thích Tỉ lệ % 12.5 Số Bình thường Tỉ lệ % phiếu 21 23.5 Từ kết quả của phiếu điều tra chúng tôi thấy đa phần các em đều thích học các tác phẩm thuộc thể loại thơ Nôm Đường luật (64%). Hầu hết những em tích học thơ Nôm Đường luật vì nhận thấy ngôn từ của các tác phẩm trong sáng, gần gũi và đề tài của các tác phẩm phong phú, phản ánh nhiều phương diện của đời sống xã hội và các cung bậc cảm xúc của con người. Cá biệt có những em cho rằng rất thích thơ Nôm Đường luật nhưng cũng không hiểu vì sao (?) Phiếu khảo sát số 2 được phát ra với câu hỏi: Khi tiếp cận thơ Nôm Đường luật, các em có gặp khó khăn gì không? Hầu hết các em đều cho rằng, các tác phẩm ngắn gọn và có tính hàm súc cao nên chưa cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp chúng; nhiều em cho rằng vì hiện thực đời sống được phản ánh cách xa thời đại của các em nên cũng khó tiếp cận. Để hiểu được mức độ cảm nhận của học sinh về thơ Nôm Đường luật, tôi đã khảo sát điểm số của học sinh hai lớp 11A1- 11A6 hai đề kiểm tra (bài viết số 2 – bài làm ở nhà) như sau: - Đề 1: Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật của bài thơ “Câu cá mùa thu” 7 - Đề 2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài Tự tình của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương. Kết quả đánh giá như sau: Số học sinh 88 GIỎI Số lượng Tỉ lệ % 8 9 ĐIỂM KHÁ Số lượng Tỉ lệ % 47 53.4 TRUNG BÌNH Số lượng Tỉ lệ % 33 37.6 Qua những khảo sát thực tế, có thể nhận thấy, các em học sinh thực sự có hứng thú với việc học thơ Nôm Đường luật nhưng kết quả về sự am hiểu của các em với các tác phẩm của thể loại này chưa cao. Điều này đã thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này. ChươngII: Vẻ đẹp của thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương qua một số tác phẩm tiêu biểu. 2.1. Từ góc nhìn nội dung Thế kỉ XVIII – XIX là một thời kì đầy biến động của đất nước. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhiều phong trào yêu nước anh dũng đều bị nhấn chìm trong biển máu. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đớn hèn. Nước ta rơi vào tay giặc. Hiện thực đời sống rộng lớn, phức tạp, phong phú là mảnh đất cho sự phát triển của tài năng văn học. Bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động hiện thực xã hội, qua đó thể hiện thái độ của mình. Đề tài của thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương vô cùng phong phú: Từ đề tài miêu tả thiên nhiên (Câu cá mùa thu) đến miêu tả đời sống của con người (Thương vợ); từ đề tài phản ánh những khía cạnh đời tư (Tự tình, Thương vợ) đến phản ánh những hiện thực nhức nhối ở chốn trường thi (Vịnh khoa thi Hương, Tiến sĩ giấy). 2.1.1. Hình tượng thiên nhiên Thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật vừa mang ý nghĩa biểu trưng, vừa mang ý nghĩa tả thực. 2.1.1.1. Hình tượng thiên nhiên mang ý nghĩa biểu trưng 8 Với bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, các thi sĩ Việt Nam thường miêu tả thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của mình: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con! (Tự tình – bài II) Thời gian “đêm khuya” vắng lặng là khoảng thời gian hạnh phúc của lứa đôi, vậy mà vẫn có một người phụ nữ một mình thao thức trằn trọc với biết bao tâm sự ngổn ngang. Từng hồi trống điểm canh dồn dập như nhắc nhở về bước đi của thời gian, về tuổi xuân, về hạnh phúc. Thời gian vẫn cứ trôi vô tình còn lòng người cảm thấy xót xa trước sự cô lẻ, trơ trọi của mình. Cũng là một kiếp “hồng nhan” nhưng chỉ để phơi phang trước “nước non”! Đằng sau nỗi xót xa còn là một sự thách thức “thân này đâu đã chịu già tom!” (Tự tình – bài 1). Nhưng chỉ là thách thức với đời còn trong lòng tràn ngập một nỗi sầu hận. Nhìn vầng trăng “khuyết chưa tròn” lại càng cảm thấy mình chông chênh, thiếu hụt, trống vắng. Rượu cũng không xua tan được nỗi sầu hận mà chỉ càng làm cho lòng người thêm phẫn uất: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Những thân phận cỏ nội hoa hèn dường như cũng muốn bứt phá, nổi loạn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng ý thức rất rõ về thân phận nhỏ bé của mình nhưng không cam chịu khuất phục số phận, vẫn khao khát vươn lên để gìanh lấy hạnh phúc. Nhưng cuối cùng vẫn phải buông xuôi ngán ngẩm, chua chát: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại 9 Mảnh tình san sẻ tí con con! Nàng xuân của đất trời trở về trong sự trẻ trung, xinh tươi nhắc nhở sự héo mòn, tàn phai của tuổi xuân. Sự chảy trôi của thời gian cuốn phăng đi bao giá trị đẹp đẽ của đời người phụ nữ. Xa rồi cái thời mà người ta vẫn tin vào sự tuần tuần vĩnh viễn của vạn vật và con người: Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai (Thiến sư Mãn Giác) Chín mươi thì kể xuân đã muộn Xuân ấy đã qua, xuân khác còn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Hồ Xuân Hương cảm nhận sự chảy trôi của thời gian, đời người với biết bao xót xa, tiếc nuối. Trong bài thơ “Tự tình – bài I”, nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn được diễn tả tê tái qua những hình ảnh thiên nhiên: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom Oán hận trông ra khắp mọi chòm Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om? Thiên nhiên trong thơ của nữ sĩ bao giờ cũng đong đầy tâm trạng như thế. 2.1.1.2. Hình tượng thiên nhiên mang ý nghĩa tả thực Nếu như thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương xuất hiện như một cái cớ để nhân vật trữ tình bày tỏ tâm trạng theo quy luật quen thuộc của văn học xưa (Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ) thì thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến gợi lên hình ảnh một làng quê Việt Nam chân thực, gần gũi, yên bình: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo 10 Tầng mây lơ lửng trờ xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo (Câu cá mùa thu) Trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, đây là bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt diệu dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Khuyến. Nước ao trong veo tỏa hơi thu lạnh lẽo. Sương khói mùa thu lãng đãng khắp không gian. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu đã lạnh lại có cảm giác “lạnh lẽo” hơn bởi nước trong. Trên mặt nước thấp thoáng một con thuyền bé tẻo teo. Đây là những hình ảnh bình dị, thân thuộc đáng yêu của quê nhà. Các từ ngữ “lạnh lẽo”, ‘trong veo”, “bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật của sắc nước mùa thu. Âm vang lời thơ nhu hồn thu, tiếng thu vọng về. Hai câu thơ tiếp là những những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Màu biếc của sóng hòa hợp với sắc vàng của lá tạo nên một bức tranh quể đơn sơ mà lộng lậy. Hai câu luận mở rộng thêm không gian miêu tả. Bức tranh quê có thêm màu xanh của bầu trời “xanh ngắt” với những tầng mây lơ lửng theo gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc xanh của trời thu là “xanh ngắt”: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Thu vịnh) Tầng mây lơ lửng trờ xanh ngắt (Thu ẩm) Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt (Thu điếu) Xanh ngắt là màu xanh vừa có bề rộng lại gợi ra cả bề sâu thăm thẳm. Một màu xanh gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian và cái nhìn vời vợi đầy suy tư của 11 ông lão đánh cá. Ông lão lại đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như bà con đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng. Mọi con đường quanh co hun hút, không một bóng người qua lại “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang đắm chìm trong giấc mộng.Tất cả từ hình ảnh, đường nét, âm thanh, màu sắc đều gợi lên hồn thu muôn thuở thật thân thiết và gần gũi của vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khuyến lấy màu xanh – “điệu xanh” (xanh ao xanh bèo, xan lá trúc, xanh sóng, xanh trời…) làm tông màu chủ đạo cho bức tranh mùa thu trong thơ của mình. Phải chăng người họa sĩ ngôn từ muốn toát lên cái thần thái riêng của làng quê Việt Nam trong cái màu xanh bát ngát, thăm thẳm ấy? Một màu xanh gợi lên cái trong trẻo, nguyên sơ, thanh bình trong cái hồn sắc riêng của quê nhà. Hình ảnh làng quê còn trở lên vui tươi hơn bởi những trò chơi dân gian. Ông “tiến sĩ giấy” đồ chơi được miêu tả thật sinh động: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rõ mặt văn khôi Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hời! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi! ` (Tiến sĩ giấy) Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Khuyến gợi lên hình ảnh của người nghệ nhân dân gian với bàn tay khéo léo chuyển động theo các động tác cắt, tỉa, bồi, dán để tạo nên tạo nên một món đồ chơi thật ngộ nghĩnh. Món đồ chơi thôn dã có gì cao sang đâu, chỉ làm bằng một tấm giấy mỏng, một chút phẩm màu, vài ba nan tre mà vẫn làm nức lòng trẻ em mỗi dịp Trung Thu. Đây cũng là thời điểm khởi đầu 12 của năm học mới, món đồ chơi “tiến sĩ giấy” là món quà mà ông bà bố mẹ nhắc nhở con cháu mình về truyền thống hiếu học của dân tộc. Nguyễn Khuyến quả xứng danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam Việt Nam” (Xuân Diệu). Thơ ông không chỉ gợi lên cảnh quê mà còn làm sống lại linh hồn của quê hương, đất nước, linh hồn của truyền thống dân tộc. 2.1.2. Hình tượng bức tranh đời sống Trong thơ ca trung đại nói chung, bức tranh đời sống của con người được miêu tả thanh nhàn, thư thái. Từ những người lao động ngư, tiều canh, mục cho đến những hiền nhân quân tử đều có một cốt cách ung dung nhàn tản trong cái vòng quanh tuần hoàn đều đặn của vũ trụ. Đó là cái thảnh thơi của Nguyễn Trãi: Cả ngày nhàn nhã khép phòng văn Khách tục không ai béng bảng gần Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn Đầy xuân mưa bụi nở hoa xoan (Cuối xuân tức sự) Đó là cai thanh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiểm: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn đông trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao (Nhàn) Đến với thơ Nôm thế kỉ XVIII – XIX, người đọc như bị lao vào một vòng quay khác của đời sống: Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng 13 Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Đời sống con người là một vòng tròn triền miên “quanh năm” của những công việc lao động nối tiếp nhau không ngừng nghỉ từ ngày này sang ngày khác. Lao động gắn liền với mưu sinh. Công cuộc mưu sinh của con người không phải là sự ung dung thanh thản hái lượm từ nguồn hoa trái có sẵn mà phải xô lấn, tranh gianh, cướp giật nhau nơi đầu sóng ngọn gió “mom sông” đầy hiểm nguy, nơi trên bến dưới thuyền tiếng bấc tiếng chì, nâng lên hạ xuống. Có thể nói, thơ Nôm thế kỉ XVIII – XIX dã thực sự đưa hơi thở của cuộc sống đời thường vào thơ, đưa thơ từ địa hạt của cái tao nhã trở về với cuộc đời thực. Nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến cũng miêu tả cuộc sống của những người thôn quê là cuộc vật lộn mưu sinh nhọc nhằn đầy những lo toan, tính toán: Năm nay cầy cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa Phần thuế quan Tây phần trả nợ Nửa công dứa ở, nửa thuê bò (Chốn quê) Không chỉ gợi lên hình ảnh của cuộc sống chân thực, những vần thơ Nôm còn tái hiện chân thực không gian nhốn nháo ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đó là hình ảnh của một chốn quan trường mà như một phiên chợ đời để mua quan bán tước: Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rõ mặt văn khôi Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hời! Những từ ngữ “ mảnh giấy”, “nét son” “giá” “hời” giàu sức gợi tả, đã vẽ ra cuộc chạy đua tiền bạc tranh giành, cướp giật để mua lấy địa vị trong xã hội. “Khoa danh”, “Giáp bảng” – những chức vị ca quý làm thước đo cho trí tuệ, tài năng của 14 con người, thước đo cho giá trị của một nền văn hiến, giờ đây thật rẻ mạt, thật “hời” trước sự lên ngôi của đồng tiền! Hình ảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến còn được gợi lên từ cảnh tượng trường thi thật bi hài: Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa Lọng cắm rợp trời quan xứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra Chỉ bằng vài ba nét vẽ châm biếm, Tú Xương đã gợi ra sự teo tóp đáng thương thảm bại của nền văn hóa Nho học trước sự lấn lướt của quyền lực và văn minh Tây Âu. Cái teo tóp ấy không chỉ là sự thu hẹp của quy mô thi cử “trường Nam thi lẫn với trường Hà” mà còn được thể hiện qua sự rúm ró của sĩ tử và sự bất lực của quan trường: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa Sĩ tử không còn cái nho nhã ung dung của một thời Hán học thịnh vượng như vẻ đẹp của chàng Kim trong Truyện Kiều: Trông chừng thấy một văn nhân, Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng. Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. Mà trở nên nhếch nhác: “lôi thôi” “vai đeo lọ”. Quan trường cũng không còn cái oai phong của một mệnh quan triều đình: cố làm ra vẻ oai nghiêm nhưng cái “ậm ọe” “thét loa” chỉ càng tự lột trần sự yếu đuối, bạc nhược. Bên nhân vật chính thảm hại, nhếch nhác bao nhiêu thì bên nhân vật phụ, bọn quan thầy xâm lược lại long trọng, kể cả bấy nhiêu: 15 Lọng cắm rợp trời quan xứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra ` Không có nhiệm vụ ở trường thi nhưng chúng vẫn ngang nhiên xuất hiện với thái độ ngạo mạn, hách dịch để giương oai, thị uy một cách rầm rộ và được đón tiếp nồng nhiệt. Sự đối lập hai này làm nổi bật nỗi nhục nhã ê chề của những trí thức Nho học. 2.1.3. Hình tượng con người Hình tượng con người xuất hiện trong văn học với hai tư cách: vừa là đối tượng trữ tình vừa là chủ thể trữ tình. Với tư cách là đối tượng trữ tình, trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương xuất hiện hình ảnh của những người lao động và hình ảnh của những kẻ là con đẻ của xã hội thực dân phong kiến: sĩ tử, vua quan, sư sãi, quan công sứ, me Tây…Với tư cách là chủ thể trữ tình xuất hiện hình ảnh của người yêu thiên nhiên tha thiết, có nhiều nỗi niềm riêng tư sâu kín và luôn ưu thời mẫn thế. 2.1.3.1. Với tư cách là đối tượng trữ tình Với tư cách là đối tượng trữ tình, con người thơ Nôm đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương thường là những người lao động trong cuộc hằng ngày. Đến thơ Nôm đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương, ít thấy xuất hiện hình ảnh của những hiền triết, những tao nhân mặc khách, hay những “ngư, tiều, canh, mục” như thơ ca cổ điển Trung Quốc hay thơ ca trung đại Việt Nam trước đó. Trong thơ Hồ Xuân Hương xuất hiện nhiều hình ảnh của những người phụ nữ, nhưng họ không phải là “khuê nữ” nơi lầu son, gác tía, nơi màn loan trướng huệ (như trong Truyện Kiều, Chinh hụ Ngâm, Cung oán ngâm) mà là những cô gái bình dân lấm lem trong cuộc sống lao động hằng ngày, khỏe khoắn, tràn đầy một sức sống (Bánh trôi nước, Tranh hai tố nữ, Thiếu nữ ngủ ngày, Chửa hoang…). Trong thơ của Trần Tế Xương hình ảnh bà Tú là một người vợ đảm đang tần tảo, lam lũ làm ăn nuôi chồng, nuôi con: 16 Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn, Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một bệnh hay gàn hay dở. Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười, Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ (Văn Tế sống vợ) Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Thương vợ) Mặc dù là “con gái nhà dòng » nhưng bà Tú đâu có được cái cảnh sống « êm đêm trưởng rủ màn che » với những thú chơi tao nhã “cầm, kì, thi họa” mà bị quăng vào giữa dòng đời bươn chải. Thời gian triền miên “quanh năm” và không gian mênh mông hiểm trở “mom sông” như bao trùm, nhấn chìm tấm thân nhỏ bé của bà. Chưa hết, gánh nặng gia đình “nuôi đủ năm con với một chồng” lại thêm một lần nữa làm cho tấm lưng của người phụ nữ này trĩu xuống. Bà Tú như một “thân cò” bé nhỏ lặn ngụp giữa dòng đời mưu sinh “eo sèo” đầy những chông gai, bất trắc. Trong dòng văn học viết Việt Nam, có lẽ, đây là lần đầu tiên, hình ảnh người phụ nữ được miêu tả nhọc nhằn, lam lũ đến thế! 2.1.3.2. Với tư cách là chủ thể trữ tình 2.1.3.2.1. Con người với những nỗi niềm riêng tây sâu kín Văn học trung đại đề cao tính phi ngã chỉ hướng tới việc “nói chí” “tỏ lòng” và răn dạy đạo đức (văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí). Nhưng đến với các nhà thơ Nôm thế kỉ XVIII, XIX, chúng ta thấy sự trỗi dậy của những cá tính sáng tạo với bản lĩnh mạnh mẽ có thể phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp, khô cứng của thi pháp văn học trung đại. Thơ ca của các thi sĩ trong giai đoạn này đã hướng tới bề sâu của 17 của tâm hồn với nhiều nỗi niềm suy tư sâu kín. “Tự tình” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện khao khao hạnh phúc qua dòng tâm trạng đầy eo le, bi kịch. Trở đi trở lại trong bài thơ là những biểu tượng gợi lên khát vọng hạnh phúc của một người phụ nữ: hồng nhan – vầng trăng – xuân – mảnh tình. Tất cả xâu chuỗi với nhau trong một tâm trạng đầy khắc khoải, bẽ bàng, sầu muộn, chông chênh, phẫn uất, chán ngán của chủ thể trữ tình. Đối với người phụ nữ này, hạnh phúc như một ao ước xa vời, một khát khao ngoài tầm tay: cái hồng nhan thì đang phơi phang hao mòn trước cuộc đời, vầng trăng – biểu tượng cho nhân duyên đôi lứa thì chưa một lần tròn đầy viên mãn, tuổi xuân – thì đang vơi đi từng ngày, mảnh tình thì thật ít ỏi, mong manh. Nếu như thi sĩ họ Hồ mạnh dạn bày tỏ khát khao thầm kín thì Trần Tế Xương cũng không ngại ngần bộc lộ niềm thương vợ bao la vô bờ bến. Đọc “Thương vợ”, chúng ta không chỉ xót thương và cảm phục trước sự hi sinh của bà Tú mà còn vô cùng xúc động trước tấm lòng của ông Tú dành cho vợ. Không giúp được gì cho vợ trong cuộc mưu sinh, nhưng mỗi bước chân nhọc nhằn của bà Tú “khi quãng vắng” hay “buổi đò đông” đều có ánh mắt dõi theo đầy lo âu, phấp phỏng của ông Tú. Ngay cả những nỗi lòng sâu kín của bà Tú, ông Tú dường như cũng thấu suốt. Ông đã thở than thay cho bà: Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Thậm chí, ông còn chửi hộ cho bà: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không Sau mỗi lời thơ dù thở than hay chua chát đều ngân ngấn những giọt nước mắt. Người đàn ông này thật vô cùng dũng cảm và nhân hậu khi đã bỏ qua lòng tự trọng của cả chế độ nam quyền nghìn năm trên gương mặt để tự chửi sự vô dụng của chính mình! 18 Càng thương vợ thì càng chán ngán mình. Trang nam nhi thuở xưa hùng dũng bao nhiêu, khí phách bao nhiêu khi bày tỏ “chí làm trai” (Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể - Nguyễn Công Trứ) thì Trần Tế Xương càng buồn thảm bấy nhiêu khi nhận ra sự tồn tại mà “cũng như không” của mình với vợ con và xã hội. Có thể nói, đến với thơ Nôm đường luật thế kỉ XVIII, XIX, ý thức về cái tôi cá nhân đã bắt đầu xuất hiện khi các nhà thơ đã ý thức về bản thể của mình với những khát vọng, nhưng mơ ước, những nỗi niềm sâu kín. Đó là những tín hiệu đầu tiên báo trước sự bùng nổ của một thời đại thơ mới. 2.1.3.2.2. Con người ưu thời mẫn thế Đến thế XVIII xã hội phong kiến Việt Nam đi vào thời kì khủng hoảng. Biết bao cái ung nhọt âm ỉ từ lâu giờ vỡ tan ra thành những thứ ghê tởm, dị hợm. Là những nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với cái Đẹp, với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước thời cuộc. Điều đặc biệt là cả ba nhà thơ đều là nhà thơ trữ tình – trào phúng đặc sắc. Có lúc họ nhìn đời bằng con mắt trĩu nặng u sầu nhưng cũng có lúc mỉa mai, châm biếm đả kích xã hội thối nát ấy bằng những tiếng cười sắc nhọn. Đâu chỉ cười đời, họ còn tự cười mình nữa. Cười cho sự trớ trêu của số phận, cười cho sự bất tài, vô dụng của mình trước thời thế. Trong thơ Nôm trào phúng thế kỉ XVIII – XIX, hình ảnh con người ưu thời mẫn thế trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của các thi sĩ. Trong “Tự tình”, Hồ Xuân Hương đâu chỉ thể hiện nỗi sầu buồn, chán chường cho duyên phận hẩm hiu quá lứa của mình. Tiếng thơ của bà cũng là tiếng lòng của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Trong bài thơ cũng có lúc vang lên âm điệu của tiếng cười chua chát: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Từng từ, từng chữ như gằn xuống khiến cho câu thơ bị vỡ ra thành từng mảnh: “Mảnh tình – san sẻ - tí – con con”. Những mảnh vỡ sắc nhọn trong tiếng cười của bà chúa 19 thơ Nôm đã bắn về phía xã hội nam quyền nơi mà đàn ông có quyền “năm thê bẩy thiếp” còn người phụ nữ cứ phải ngậm ngùi cam chịu những “mảnh tình” rơi vãi. Không đay nghiến, chì chiết như Hồ Xuân Hương, cái nhìn thế sự của Nguyễn Khuyến thâm trầm hơn, kín đáo hơn. Một ông lão đánh cá đi câu mà không để tâm đến việc câu ngồi ôm cần, bó gối đầy tâm sự: Tựa gối ôm cần câu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo Ông lão như đang bất động trước không gian và thời gian. Cái tĩnh ở bên ngoài nhường chỗ cho những suy tư thăm thẳm bên trong. Để rồi bất chợt giật mình vì một âm thanh rất nhỏ, mơ hồ như có như không. Nguyễn Khuyến viết bài thơ khi ông đã cáo quan về lại “vườn Bùi chốn cũ” sau hơn 10 năm làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Tâm sự của ngư ông trong bài thơ phải chăng cũng chính là tâm trạng của tác giả. Không phải là sự tiếc nuối chốn bổng lộc lợi danh. Cái trĩu nặng trong tâm trạng của nhà thơ, phải chăng là nỗi lo âu cho vận mệnh của dân tộc, là sự buồn chán vì bất lực trước thế cuộc. Bao công dùi mài kinh sử rồi hăng hái, hăm hở trên đường công danh (đỗ đầu ba kì thi được mệnh danh là Tam Nguyên Yên Đổ) giờ đây lại thư thả đi câu cá giữa lúc đất nước và nhân dân đang rên xiết dướt gót chân xâm lược. Rõ ràng, Nguyễn Khuyến chỉ nhàn thân chứ đâu có nhàn tâm. Lòng yêu nước trong thơ ông được thể hiện một cách kín đáo qua tâm trạng đầy uẩn khúc. Đúng như Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Nguyễn Khuyến dù không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ Cần Vương nhưng vẫn được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước”. Trong bài “Tiến sĩ giấy”, Nguyễn Khuyến lại có cách bày tỏ tâm trạng thời thế của mình một cách độc đáo. Với ngòi bút tài hoa của mình, nhà thơ vịnh ông tiến sĩ làm bằng giấy – một thứ đồ chơi của trẻ con mà mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu đều gợi lên hình ảnh của một ông tiến sĩ thật bằng xương bằng thịt. Nhưng thật mà vẫn cứ là giả “Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan