Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các cấp độ của thời lưu trong dưới bóng những cô gái đương hoa của marcel proust...

Tài liệu Các cấp độ của thời lưu trong dưới bóng những cô gái đương hoa của marcel proust

.PDF
82
144
50

Mô tả:

Marcel Proust là một nhà văn vĩ đại thế kỉ XX trong văn học Pháp và thế giới. Đi tìm thời gian đã mất là cuốn sách được đánh giá là cuốn sách hay nhất trong văn học Pháp do Tuần báo Pháp L‟Evènement du Jeudi cùng Đài phát thanh và Trung tâm văn hoá Pompidou ở Paris tổ chức. Sau đó, rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến bộ tiểu thuyết đồ sộ này. Đi tìm thời gian đã mất là một bộ tiểu thuyết gồm 7 tập có nhiều cách tân lớn về cách kể, trong đó, đặc biệt về cấu trúc thời gian. Ông được mệnh danh là một Einstein trong tiểu thuyết. Sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết của Proust, ban đầu, ngay tại các nhà xuất bản cũng như công chúng độc giả Pháp chưa được hiểu và ủng hộ ngay. Chỉ sau khi Dưới bóng những cô gái đương hoa, tập thứ hai của bộ tiểu thuyết được trao giải thưởng Goncourt, ông mới bắt đầu được đón nhận rầm rộ từ các nhà phê bình cũng như độc giả Pháp và châu Âu. Khi nhận xét về Marcel Proust, nhà văn Pháp Anatole France cho rằng: ―Đời quá ngắn mà Proust lại quá dài. Việc đọc tác phẩm của M.Proust đòi hỏi người đọc không ngừng nâng cao tầm đón nhận một lối viết cách tân trong tiểu thuyết, tạo lập những hệ hình mới trên những phương diện nghệ thuật về thời gian, kế cấu,…‖ Ngay tại Việt Nam, từ những năm 40 của thế kỉ trước, Thạch Lam đã nhắc đến và điểm qua nội dung Đi tìm thời gian đã mất. Còn Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng đã nhắc đến tác phẩm của Proust. Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam, đã có hai, trên bảy cuốn của bộ tiểu thuyết trong Đi tìm thời gian đã mất đã được dịch gồm Về phía nhà Swann và Dưới bóng những cô gái đương hoa. Tính đến thời điểm hiện tại, cuốn mà luận văn làm có 2 bản dịch: bản đầu do Nguyễn Trọng Định dịch, 2 tập, Nxb. Văn học, 1992 có tên Đi tìm thời gian đã mất – bên trong là lời giới thiệu dịch Dưới bóng những cô gái tuổi hoa;
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HÀ CÁC CẤP ĐỘ CỦA THỜI LƢU TRONG DƢỚI BÓNG NHỮNG CÔ GÁI ĐƢƠNG HOA CỦA MARCEL PROUST LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HÀ CÁC CẤP ĐỘ CỦA THỜI LƢU TRONG DƢỚI BÓNG NHỮNG CÔ GÁI ĐƢƠNG HOA CỦA MARCEL PROUST Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 8229030.03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Duy Hiệp Hà Nội – 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 3 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 10 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 11 Chương 1. ................................................................................................................ 12 Khái lược về Thời gian trong truyện kể và cấp độ Thời lưu........................... 12 1.1. Lí thuyết về Thời gian trong truyện kể ....................................................... 12 1.2. Cấp độ Thời lƣu ........................................................................................... 15 1.3. Kết cấu thời gian cốt truyện trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa 17 Tiểu kết .................................................................................................................... 21 Chương 2. ................................................................................................................ 23 Quãng ngƣng trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa ................................. 23 2.1. Quãng ngƣng trong lý thuyết về thời gian truyện kể ................................. 23 2.2. Quãng ngƣng – “những nốt tròn kì diệu” ngƣng đọng thời gian cảm xúc trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa .................................................... 24 Tiểu kết .................................................................................................................... 47 Chương 3. ................................................................................................................ 49 Tỉnh lƣợc và Cảnh trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa ........................ 49 3.1. Tỉnh lƣợc trong truyện kể ............................................................................... 49 3.2. Tỉnh lƣợc trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa ................................... 50 1 3.3. Cảnh trong lý thuyết thời gian truyện kể........................................................ 58 3.4. Cảnh – Xã hội Pháp thu nhỏ trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa ... 59 Tiểu kết .................................................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 76 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Marcel Proust là một nhà văn vĩ đại thế kỉ XX trong văn học Pháp và thế giới. Đi tìm thời gian đã mất là cuốn sách được đánh giá là cuốn sách hay nhất trong văn học Pháp do Tuần báo Pháp L‟Evènement du Jeudi cùng Đài phát thanh và Trung tâm văn hoá Pompidou ở Paris tổ chức. Sau đó, rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến bộ tiểu thuyết đồ sộ này. Đi tìm thời gian đã mất là một bộ tiểu thuyết gồm 7 tập có nhiều cách tân lớn về cách kể, trong đó, đặc biệt về cấu trúc thời gian. Ông được mệnh danh là một Einstein trong tiểu thuyết. Sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết của Proust, ban đầu, ngay tại các nhà xuất bản cũng như công chúng độc giả Pháp chưa được hiểu và ủng hộ ngay. Chỉ sau khi Dưới bóng những cô gái đương hoa, tập thứ hai của bộ tiểu thuyết được trao giải thưởng Goncourt, ông mới bắt đầu được đón nhận rầm rộ từ các nhà phê bình cũng như độc giả Pháp và châu Âu. Khi nhận xét về Marcel Proust, nhà văn Pháp Anatole France cho rằng: ―Đời quá ngắn mà Proust lại quá dài. Việc đọc tác phẩm của M.Proust đòi hỏi người đọc không ngừng nâng cao tầm đón nhận một lối viết cách tân trong tiểu thuyết, tạo lập những hệ hình mới trên những phương diện nghệ thuật về thời gian, kế cấu,…‖ Ngay tại Việt Nam, từ những năm 40 của thế kỉ trước, Thạch Lam đã nhắc đến và điểm qua nội dung Đi tìm thời gian đã mất. Còn Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng đã nhắc đến tác phẩm của Proust. Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam, đã có hai, trên bảy cuốn của bộ tiểu thuyết trong Đi tìm thời gian đã mất đã được dịch gồm Về phía nhà Swann và Dưới bóng những cô gái đương hoa. Tính đến thời điểm hiện tại, cuốn mà luận văn làm có 2 bản dịch: bản đầu do Nguyễn Trọng Định dịch, 2 tập, Nxb. Văn học, 1992 có tên Đi tìm thời gian đã mất – bên trong là lời giới thiệu dịch Dưới bóng những cô gái tuổi hoa; bản sau do Dương 3 Tường dịch, Nxb Văn học và Nhã Nam phối hợp, 2018, Dưới bóng những cô gái đương hoa. Vấn đề thời gian là mối quan tâm lớn trong tiểu thuyết của Proust. Sự cách tân về thời gian khiến việc tổ chức các sự kiện, kết cấu truyện được hiện lên với một diện mạo mới mẻ, độc đáo. Việc nghiên cứu thời gian trong các tác phẩm của Proust là điều cần thiết. Nghiên cứu tác phẩm đưa Proust đến gần hơn với công chúng sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về thế giới nghệ thuật của ông. Dưới bóng những cô gái đương hoa do Dương Tường dịch là bản dịch mới nhất, vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu đi sâu khai thác. Do đó, Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu các cấp độ thời lưu trong Dưới bóng những cô gái đương hoa do Dương Tường dịch. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thời gian Thời gian là một trong những phạm trù nghiên cứu căn bản nhất của văn học nói chung và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu theo trường phái tiếp cận thi pháp học và tự sự học. Hướng nghiên cứu thời gian trong văn học trên cơ sở lý luận thi pháp học và tự sự học trở thành xu hướng phổ biến giúp người đọc đi sâu khám phá cách thức phản ánh và tổ chức tác phẩm. Nếu như trong triết học, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất thì trong văn học, thời gian chính là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, cảm nhận được nhịp độ nhanh, chậm, các chiều kích của thời gian. Trong các tác phẩm nghệ thuật của mình, các tác giả sẽ khắc ghi, in dấu những sự kiện bằng cách tổ chức lại thời gian bằng cách sử dụng nhiều cách thức khác nhau. Trước thế kỉ XX, thời gian trong nghệ thuật hầu như chưa được ý thức. Chủ nghĩa cổ điển Pháp với luật ―tam duy nhất‖ đồng nhất thời gian cốt truyện và thời gian diễn xuất (từ 3-4 tiếng hoặc tối đa là một ngày một đêm) đã gò bó nghệ thuật. Từ năm 1885, Mach trong tác phẩm Phân tích cảm giác và sự xuất hiện 4 cùng lúc bức tranh của Sezan và thiết kế mặt phẳng hai chiều thay cho không gian ba chiều của Picasso đã đổi mới quy tắc vận dụng thời gian trong nghệ thuật. Thời gian trong văn xuôi chỉ thực sự được nhận thức giữa thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện không đồng đều trong các chương ở những tiểu thuyết. G. Genette, M. Bal là những người hệ thống hoá các hình thức thời gian trần thuật. Nhắc đến vấn đề thời gian trong văn học, nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp là một trong những nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề thời gian với một số bài nghiên cứu tiêu biểu như ―Thời gian và Tiểu thuyết‖, ―Những yếu tố thời gian qua Rousseau – Flaubert – Proust‖, ―Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo‖, ―Truyện ngắn và đọc truyện ngắn hiện đại‖,… Ở các bài nghiên cứu trên, Đào Duy Hiệp dành một vị trí đáng kể cho việc nghiên cứu thời gian và các cấp độ thời gian trong văn học. Các bài viết thường dựa trên những lý luận nghiên cứu về thời gian của các nhà nghiên cứu đi trước, đặc biệt là tiếp cận vấn đề thời gian trên cơ sở ứng dụng lý thuyết của Genette, từ đó đưa ra những vấn đề thời gian cụ thể cho từng đề tài. Trần Đình Sử là một nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đến thi pháp học và lý luận. Ông đã có những bước đầu tách bạch thời gian và không gian trong tác phẩm văn học. Trong cuốn Lý luận văn học tập 1, Phương Lựu – Trần Đình Sử Lê Ngọc Trà có đưa ra nhận định: ―Thời gian trong văn học không đồng nhất với thời gian hiện thực, vật chất ngoài đời gắn liền với thế giới tinh thần của con người‖. Trong một bài nghiên cứu khác với tên Thi pháp thơ Tố Hữu, giáo sư Trần Đình Sử có nhắc đến thi pháp về thời gian. Theo ông, thời gian trong các tác phẩm văn học được gọi là thời gian nghệ thuật. Để có cơ sở vững chắc cho quan điểm của mình, ông đã trình bày một cách có hệ thống, đặt vấn đề thời gian trong toàn thể hệ thống thi pháp học trong cuốn Giáo trình dẫn luận Thi pháp học. Ở đó, ông nêu rõ: ―Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ 5 nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng lại. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật…‖ [34; tr.57]. Trong cuốn giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên có nhận định: ―Sự vận động của thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động cuộc sống‖ [7, tr.48]. Theo ông, thời gian trong tác phẩm văn học có thể được ―kéo căng‖ và cũng có thể dồn nén, đồng thời, văn học có khả năng đi theo chiều thuận hoặc chiều ngược lại, cũng có thể đồng hiện thời gian trong một thời khắc của hiện tại. Đó chính là nét đặc thù riêng của văn học. Ngoài các bài nghiên cứu kể trên, còn rất nhiều bài nghiên cứu chú ý đến vấn đề thời gian trong văn học khác như Khoá luận tốt nghiệp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của Võ Quảng do Nguyễn Thị Soi thực hiện, Luận văn Thạc sĩ Văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Trần Thị Thu Hương, Luận văn Thạc sĩ: Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi kí của Tô Hoài (Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều)‖ của Nguyễn Hoàng Hà… Như vậy, có thể nhận thấy nghiên cứu vấn đề thời gian là một nghiên cứu không mới nhưng lại mở ra nhiều khía cạnh khai thác tác phẩm có chiều sâu nhất định, từ đó thu hút được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận văn học theo hướng thời gian. Từ việc tìm hiểu các bài viết, các công trình nghiên cứu về thời gian giúp bài luận văn có thêm cơ sở lý luận vững chắc để triển khai đề tài. Cũng từ việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề thời gian, Luận văn lựa chọn đi theo quan điểm nghiên cứu thời gian của G.Genette và cũng tìm ra được hướng đi vào chi tiết vấn đề thời lưu mà ít nhà nghiên cứu chú ý đến hoặc chưa đi sâu khai thác. 2.2. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa 6 Với sự chảy trôi của thời gian, Đi tìm thời gian đã mất của Proust ngày càng in dấu ấn đậm sâu trong lòng độc giả thế giới. Đã có nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu, các bài tham luận, sách giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Đi tìm thời gian đã mất có thể được coi như một ―công trình‖ nghiên cứu về thời gian của Marcel Proust bằng văn học. Điều này đã khiến tác phẩm thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu về thời gian. Genette trong công trình Hình thái III đã đưa ra dẫn chứng cho những lý luận về trần thuật của ông qua cuốn tiểu thuyết đồ sộ này. [47] Tại Việt Nam, bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất cũng được độc giả, giới nghiên cứu quan tâm. Đây là một trong ba cuốn tiểu thuyết được nhắc đến trong bài ―Ba cuốn tiểu thuyết Pháp hiện đại‖ của Lê Huy Vân. Bài viết đã đặt dấu mốc quan trọng, như một lời giới thiệu mở đầu giới thiệu về cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, việc giới thiệu cuốn tiểu thuyết đồ sộ này chưa được khai thác sâu mà chỉ dừng lại ở việc tóm tắt phần I của toàn bộ tiểu thuyết. [40] Ngoài ra, đã có một số khóa luận, luận văn đã thực hiện. Tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, khóa luận của Tạ Thị Hường với đề tài: ―Thời gian trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của M.Proust‖ (1998), tác giả đã làm rõ một số thao tác thời gian trong tác phẩm này của Proust, nhưng không đi sâu vào cấp độ thời lưu. Nguyễn Thùy Linh (2005) với đề tài ―Nghệ thuật biểu hiện con người, xã hội trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của M.Proust‖ đã chỉ ra nghệ thuật làm nổi bật những khía cạnh của con người và xã hội Pháp thời Hoa lệ thông qua việc phân tích các nhân vật. Cả hai khóa luận đều do PGS.TS. Đào Duy Hiệp hướng dẫn. Cũng tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN, có luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Đào do PGS.TS. Đào Duy Hiệp hướng dẫn với đề tài: ―Nghiên cứu Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust từ lí thuyết phê bình phân tâm học‖ (2018). Ở đó tác giả đã sử dụng lí thuyết phân tâm học để nghiên cứu những hình thái của ―cái tôi‖ biểu hiện qua tình yêu, tình dục, những ham muốn cùng với những biểu tượng, ý nghĩa thiêng 7 liêng, trường tồn của cái đẹp qua các biểu tượng ―hoa‖, ―nhà thờ‖ qua những miêu tả hay ―cô gái‖ trong tranh của Elstir. Những Luận văn Thạc sĩ về tác phẩm của Proust đã thực hiện ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, gồm có Nguyễn Thị Thu Hương (2011): ―Nghệ thuật miêu tả trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust‖; Trần Thúy An (2012) : ―Trần thuật trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust‖ ; Chu Thị Thuỳ Dương (2015): ―Chất thơ trong Bên phía nhà Swann của Marcel Proust‖ đã chỉ ra những nét độc đáo, đặc sắc của chất thơ trong trong tác phẩm này của M.Proust. Luận văn còn đi sâu vào phân tích yếu tố nhạc và họa trong Bên phía nhà. Lê Thị Loan (2016) với đề tài ―Đối thoại và độc thoại trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust‖ đã chỉ ra nghệ thuật sáng tạo độc thoại nội tâm của M.Proust mà ban đầu người đọc dễ lầm tưởng là dòng ý thức. Với đề tài ―Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust‖, luận án tiến sĩ của Đào Duy Hiệp đã đi sâu, tập trung nghiên cứu các khía cạnh về thời gian trong cuốn tiểu thuyết ở các cấp độ khác nhau, thủ pháp khác nhau và đưa ra được thời gian niên biểu của cuốn tiểu thuyết mà Proust đã hư cấu nên. Luận án đã đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, nhìn nhận sức ảnh hưởng của bộ tiểu thuyết đối với nền văn học đương thời đồng thời khẳng định thêm một lần nữa sự cách tân lớn về mặt nghệ thuật của Đi tìm thời gian đã mất. Bên cạnh các luận văn, luận án có tính quy mô cùng các khóa luận tốt nghiệp thì còn có những bài viết, bài tham luận, phê bình đánh giá về M.Proust và tác phẩm của ông. Không thể không kể đến 3 bài viết của Đào Duy Hiệp : ―Những quy tụ thời gian trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa của Marcel Proust‖ đăng trên tạp chí Văn học số 6/1999, bài viết ―Proust và Đi tìm thời gian đã mất đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 3/2002 và bài viết ―Lev Tolstoi trong Đi tìm thời gian đã mất và những quan niệm về phong cách‖ đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2010, đây là những bài viết đi sâu vào tác phẩm, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về nội dung cũng như nghệ thuật miêu tả thời gian trong tác phẩm. 8 Như vậy, có thể nhận thấy nghiên cứu vấn đề thời gian là một hướng nghiên cứu khá hấp dẫn và còn tương đối mới ở ta, nhưng đã mở ra nhiều khía cạnh khai thác tác phẩm ở những chiều sâu khác nhau về nội dung cũng như nghệ thuật. Từ việc tìm hiểu các bài viết, các công trình nghiên cứu về thời gian đã giúp cho luận văn của chúng tôi có thêm cơ sở lý luận vững chắc để triển khai đề tài và cũng tìm ra được hướng đi vào chi tiết vấn đề thời lưu mà ít nhà nghiên cứu chú ý đến hoặc chưa đi sâu khai thác. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các cấp độ của Thời lưu trong đó, đặc biệt chú ý đến cấp độ quãng ngưng, tỉnh lược, cảnh. - Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Dưới bóng những cô gái đương hoa nằm trong bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất hiện nay có hai bản dịch. Bản dịch đầu tiên của Nguyễn Trọng Định với tên Dưới bóng những cô gái tuổi hoa phát hành năm 2008, bản dịch thứ hai mang tên Dưới bóng những cô gái đương hoa của Dương Tường phát hành năm 2018. Trong bài luận văn này, chúng tôi chọn bản dịch của Dương Tường bởi Luận văn nghiên cứu ở phương diện thời gian của truyện, đặc biệt tập trung vào vấn đề thời lưu trong Dưới bóng những cô gái đương hoa theo bản dịch của Dương Tường. Chúng tôi chọn bản dịch của Dương Tường bởi đây là một bản dịch mới, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tác phẩm theo bản dịch của Dương Tường, có thể mở ra các khía cạnh mới xoay quanh bản dịch. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích - Nhằm ứng dụng lý thuyết thời gian trong truyện kể của Genette vào nghiên cứu cách tổ chức ở cấp độ của thời lưu trong tác phẩm Dưới bóng những cô gái đương hoa để chỉ ra những cách tân trong nghệ thuật tự sự của Proust. 9 b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu lý thuyết về vấn đề thời gian trong văn học, đặc biệt đi sâu ở cấp độ Thời lưu. - Khảo sát các cấp độ thời lưu trong thời gian truyện bao gồm cấp độ quãng ngưng, tỉnh lược và cảnh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống về lý thuyết thời gian trong truyện kể, ứng dụng vào nghiên cứu tác phẩm, từ đó chỉ ra được tính thẩm mỹ nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà văn Marcel Proust trong tác phẩm. Khi lựa chọn sử dụng phương pháp này cũng có nghĩa người viết đang lựa chọn đi tìm ra bản chất nghệ thuật, cụ thể hơn, người viết đang đi tìm nghệ thuật xây dựng lên tác phẩm, đặc biệt chú ý đến nghệ thuật sử dụng các cấp độ thời lưu trong Dưới bóng những cô gái đương hoa. - Phương pháp cấu trúc: Phương pháp này giúp luận văn có kết quả nghiên cứu thống nhất, chặt chẽ về nội dung và hình thức của tác phẩm, từ đó chỉ ra được ―quy ước‖ giúp tác phẩm có được vị trí trên văn đàn thế giới. Ngoài ra, Luận văn cũng coi việc đọc tác phẩm, tìm hiểu tác phẩm như tìm ―mật mã‖ để lý giải từ bình diện các cấp thời lưu. - Phương pháp lịch sử - xã hội: Luận văn sử dụng phương pháp này để nhìn nhận thời gian sự kiện, từ đó thấy được sự đứt gãy thời gian trong tác phẩm, đồng thời thấy được tác động của lịch sử - xã hội đối với một số chi tiết, sự kiện. - Thao tác phân tích – tổng hợp: Từ những phân tích, thu nhận kết quả thu nhận được ở trên, tổng hợp làm sáng tỏ vấn đề thời lưu trong tác phẩm. - Thao tác thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê thống kê lại dòng, các đoạn xuất hiện các cấp độ thời lưu nhằm định lượng cho cách sử dụng các cấp độ thời lưu, lý giải việc sử dụng đó ảnh hưởng đến thành công của tác phẩm. Các 10 kết quả từ việc sử dụng phương pháp thống kê nhằm khẳng định các kết luận của bài Luận văn có tính chính xác cao hơn. - Thao tác so sánh: Từ sự so sánh, đối chiếu nghệ thuật với một số tác phẩm khác để nhận thấy sự phá cách, cách tân nghệ thuật, hiệu ứng sử dụng các cấp độ thời lưu trong tác phẩm. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và TLTK, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái lược về Thời gian trong truyện kể và Cấp độ Thời lưu Chương 2. Quãng ngƣng trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa Chương 3. Tỉnh lƣợc và Cảnh trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa 11 Chương 1. Khái lược về Thời gian trong truyện kể và cấp độ Thời lưu 1.1. Lí thuyết về Thời gian trong truyện kể Trong triết học, thời gian là hình thức hay còn gọi là phương thức tồn tại của vật chất. Đó là hình thức tồn tại có tính liên tục, độ dài, hướng, nhịp độ và có ba chiều quá khứ, hiện tại và tương lai. Nghệ thuật là một dạng đặc thù cũng có thời gian riêng. Tuy nhiên, trong nghệ thuật, đặc biệt là trong văn học, thời gian được sáng tạo ra mang tính chủ quan nên nó có thể kéo dài hay rút ngắn so với thời gian thực tế. Thậm chí, thời gian trong văn học có thể dừng lại, đảo ngược, xoay vòng, lặp hay vượt tới tương lai. Đặc biệt, những tiểu thuyết gia bị ám ảnh bởi thời gian. G.Genette là một chuyên gia nghiên cứu về thời gian. Ông nghiên cứu giữa thời gian của việc được kể, thời gian truyện kể và mối quan hệ của chúng. Từ đó, ông đưa ra các khái niệm cơ bản trong việc phân tích diễn ngôn cần chú ý: thời gian cốt truyện – thời gian của truyện kể, thời gian văn bản và giả thời gian. Khái niệm đầu tiên trong việc phân tích diễn ngôn như đã nhắc ở trên là khái niệm thời gian cốt truyện. Thời gian cốt truyện hay còn được gọi là thời gian của truyện kể được hiểu là thời gian diễn ra các sự kiện trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, thời gian cốt truyện kéo dài khoảng 40 năm Chí Phèo sống. Trong cả truyện, Nam Cao đã kể lại được cho người đọc cuộc đời của Chí từ khi còn đỏ hỏn, được một người bắt lươn sáng sớm nhặt được cho đến khi trở thành con quỷ làng Vũ Đại và chết. Hay trong truyện Trăm năm cô đơn, bản thân tên truyện cũng đã định hình cho bạn đọc thời gian cốt truyện được kể là một trăm năm. Ngoài khái niệm về thời gian cốt truyện, khi phân tích diễn ngôn tác phẩm, cũng cần chú ý đến thời gian văn bản. Thời gian văn bản là số trang, số dòng, số chương trong văn bản. Việc tác giả sử dụng thời gian văn bản để nói về một sự 12 kiện trong tác phẩm dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào ý đồ của tác giả muốn nhấn mạnh hay không. Chẳng hạn, khi cùng diễn tả một câu chuyện như tục cướp vợ của người Mông, nếu trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài dài khoảng chục trang giấy thì tác phẩm Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy lại kéo dài lên mấy chục trang giấy. Nhắc đến thời gian văn bản, không thể nào không nhắc đến mối quan hệ giữa thời gian văn bản và thời gian cốt truyện. Điều này ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của các sự việc có thời gian văn bản và ―trọng tâm‖ của truyện. Chẳng hạn, trong truyện Chí Phèo thời gian cốt truyện khoảng 40 năm như đã nói ở trên, nhưng trong 40 năm đó, Nam Cao dành khoảng 10 trang đầy để nói về cuộc đời Chí, hắn sinh ra như thế nào, lớn lên ra làm sao, tại sao lại bị đi tù, về làng như nào… 10 trang truyện tương ứng với 40 năm cuộc đời của hắn biến chuyển từ một anh nông dân hiền lành thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Tuy nhiên, 20 trang sau, Nam Cao dành bút lực tập trung vào 5 ngày chẵn Chí tỉnh ngộ khi ở với Thị Nở cho đến lúc hắn chết. Từ thống kê trên có thể thấy độ lệch rất lớn giữa thời gian cốt truyện và thời gian văn bản: 10 trang văn bản tương ứng với 40 năm thời gian cốt truyện và 20 trang văn bản tương ứng với 5 ngày thời gian cốt truyện. Như vậy, trọng tâm kể chuyện của Nam Cao rơi vào cảnh Chí Phèo gặp Thị Nở và tỉnh ngộ, mong muốn có được cuộc sống như bao người – một cuộc sống hạnh phúc khi có một gia đình nhỏ, không còn là một thằng Chí rạch mặt ăn vạ, bị mọi người xa lánh. Cũng ở 20 trang cuối này, Nam Cao miêu tả chi tiết, tỉ mỉ hơn và mang màu sắc trữ tình nhiều hơn. Vậy là với 20 trang mà chỉ viết về 5 ngày Chí Phèo ở với Thị Nở - những con người cô đơn, ngoài rìa cuộc sống đã đến với nhau một cách thật đẹp và chân thành. Điều này đã thể hiện rõ văn phong của Nam Cao tuy lạnh lùng nhưng ẩn sâu trong những lời gọi lạnh lùng ấy lại là một tấm lòng nhân đạo thương người sâu sắc. Khái niệm cuối cùng cần ghi nhớ trong nghiên cứu phân tích diễn ngôn là giả - thời gian. Khái niệm về giả - thời gian là một trong những khái niệm quan trọng mà nhiều nhà nghiên cứu lầm tưởng với thời gian cốt truyện. Giả - thời gian là nghệ thuật sắp xếp của tác giả các sự kiện kể chuyện trước sau. Quay trở 13 lại với tác phẩm ―Chí Phèo‖, câu chuyện về Chí được mở đầu không phải bắt đầu từ khi Chí Phèo được nhặt được từ khi còn đỏ hỏn ở lò gạch cũ mà được kể từ khi hắn ra tù, uống rượu và chửi. Lúc đó, Chí cũng đã khoảng 26 – 27 tuổi. Sau đó nhà văn mới quay trở lại kể chuyện anh thả ống lươn nhặt được hắn buổi sáng sớm, kể lại cuộc đời lớn lên của Chí. Có thể nói, mỗi một nhà văn khi sáng tác, muốn để lại ấn tượng cho người đọc, cuốn hút người đọc lại có những cách kể chuyện riêng, đó chính là việc nhà văn sử dụng nghệ thuật sắp xếp các sự kiện – giả - thời gian. Khi kể chuyện, sử dụng giả - thời gian, mỗi một tác giả lại chọn cho mình cách thức riêng. Có ba vấn đề chính trong nghệ thuật giả - thời gian: Trật tự, Thời lưu, Tần suất. Nhắc đến Proust, nhắc đến việc nghiên cứu thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất, cần nhắc đến bài nghiên cứu ―Niên biểu của Đi tìm thời gian đã mất và sự kiện lịch sử‖ của Willy Hachez. Nhà nghiên cứu xuất phát từ những sự kiện lịch sử cụ thể để xác định thời gian niên biểu trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này. Các mốc sự kiện chính được Willy Hachez đề xuất1 có thể thống kê lại vào bảng dưới đây như sau : Bảng 1.1. Mốc thời gian sự kiện được Willy Hachez đề xuất Sự kiện Năm thật diễn ra Năm sự kiện sự kiện được hư cấu Chiến tranh Nga – Nhật 1904-1905 1907 Chiếc máy bay bay thành công 1903 1900 Như vậy, thời gian diễn ra các sự kiện có thật và thời gian diễn ra các sự kiện có thật đó đi vào tiểu thuyết của Proust đã có sự biến đổi, chênh lệch. Hachez cũng đưa ra nhận định rằng thời gian của các nhân vật trong tiểu thuyết 1 Trích dẫn từ Đào Duy Hiệp (2003), Luận án Tiến sĩ Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 14 không hề trùng nhau nhưng lại đan cài, chồng xếp lên nhau nhưng lại được phân biệt bởi các sự kiện có thật trong lịch sử mà cũng phân biệt với đời thực bởi các sự kiện lịch sử đó. Các sự kiện lịch sử có thật đã kéo cuốn tiểu thuyết của Proust đến gần hơn, quen thuộc hơn với độc giả. [20] 1.2. Cấp độ Thời lƣu Khi nhắc về vấn đề Thời lưu, cần lưu ý mối quan hệ giữa thời gian cốt truyện và thời gian văn bản. Mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp, tốc độ của truyện. Ví dụ như cũng viết về một tiết học kéo dài 45 phút, có nhà văn viết trong một câu chẳng hạn như: Vậy là một tiết học đã trôi qua. Nhưng cũng có nhà văn viết trong mấy trang liền, kể chi tiết các sự việc diễn ra trong tiết học đó ra làm sao, nội dung gì, thái độ học tập của học sinh như thế nào, quang cảnh lớp học ra làm sao… Điều này có thể hiểu nếu sự kiện ngắn được viết dài tức là sự kiện ấy là một sự kiện quan trọng. Nhịp kể chuyện cũng liên quan đến tốc độ kể chuyện. Tốc độ kể chuyện càng nhanh, nhịp càng mạnh và ngược lại. Trong sự vận động tự sự, có hai hình thái, cách thức hoàn toàn trái ngược nhau đó là tỉnh lược (ellipsis) và quãng ngưng (pause), ngoài ra còn có hai hình thức trung gian giữa hai thái cực này là cảnh (scene) và tóm tắt (summary). Có thể tóm tắt lại các cách thức trên qua bảng sau : Bảng 1.2. Các cách thức của Thời lƣu và mối quan hệ giữa thời gian văn bản - thời gian cốt truyện Cách thức Thời gian văn bản Thời gian cốt truyện (TT) (TC) Tóm tắt Quãng ngưng TT < TC n 0 0 n TT > TC Tỉnh lược TT < TC 15 Lớp/cảnh TT = TC Có thể hiểu bảng trên như sau: Với tóm tắt, thời gian cốt truyện có thể kéo dài nhưng thời gian văn bản chỉ kể ―cái xương‖ của câu chuyện. Ở quãng ngưng, thời gian văn bản có thể kéo dài lê thê, kể cái này, miêu tả cái khác nhưng thời gian cốt truyện lại không phát triển thêm. Ngược lại, tỉnh lược lại khiến thời gian văn bản co lại, thậm chí là không nhưng thời gian cốt truyện lại đi rất nhanh, bị ―rỗng‖ nội dung. Hay nói cách khác, tỉnh lược là nơi một phân đoạn không hề có truyện kể nào tương ứng với bất cứ thời lưu nào của cốt truyện, cho tới khi sự chậm chạp tuyệt đối là tốc độ của đoạn ngưng (pause) miêu tả. Tỉnh lược mượn hàng loạt cụm từ như: ―ba năm sau, vài năm trôi qua…‖. Khi sử dụng cách thức tỉnh lược, tác giả không chú trọng đến sự kiện diễn ra ở thời gian đó và các sự kiện đó cũng không được nhà văn cho là trọng tâm, nhịp kể chuyện nhanh. Lớp/cảnh thường được viết trong kịch, chèo,… các thể loại sân khấu nhiều. Ở cách thức lớp, cảnh, thời gian cốt truyện và thời gian văn bản được cân bằng. Như đã nói, quãng ngưng và tỉnh lược là hai cực của các hình thái vận động còn cảnh và tóm tắt là hai hình thái trung gian. Nhưng khi nhìn vào bảng tóm tắt lại có thể dễ dàng nhận thấy có sự vắng mặt của một hình thức vận động biến thiên đối xứng của tóm tắt. Điều này có nghĩa là gia tốc của truyện vẫn tiếp diễn nhưng được tóm gọn lại theo thời gian. Đối với Proust, hầu như không bao giờ gặp sự thu gọn truyện bằng gia tốc mà tóm tắt đã ―biến thể‖ thành một thể khác trở thành những ―khoảng trắng‖ mà không có bóng dáng của sự chuyển tiếp đã xảy ra sự thay đổi bất thường về tốc độ mà không có sự chuẩn bị. Do đó, khi tìm hiểu Dưới bóng những cô gái đương hoa, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề thời lưu dưới ba hình thức: quãng ngưng, tỉnh lược, cảnh. Song song với đó, tốc độ kể chuyện, nhịp kể cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi trật tự, tần suất xuất hiện các chi tiết của truyện. Điều này gây khó khăn cho việc xác định rõ ràng ranh giới các vấn đề cụ thể của thời lưu trong một tác phẩm. Chẳng hạn như đoạn A được kể sau đoạn B nhưng khi sắp xếp lại trật tự 16 niên biểu đáng lẽ A phải xuất hiện trước B, hay một sự kiện C nào đó được kể lại hai lần. Trái lại, khi so sánh thời lưu của một truyện kể với thời lưu cốt truyện mà nó đang kể là một thao tác khó khăn hơn vì không có gì có thể đo đạc được thời lưu của một truyện kể. Khi chúng ta đọc một tác phẩm, mỗi người lại thể hiện chúng một cách khác nhau theo cách tự phát, do vậy, thời gian để đọc cũng khác nhau. Thậm chí, cùng một người đọc nhưng tuỳ vào các trường hợp khác nhau mà tốc độ đọc cũng khác nhau. Vậy làm thể nào để xác định được thời lưu truyện kể? Việc đầu tiên cần thiết để đo thời lưu của truyện kể chính là việc định ra trò chơi, các chỉ dẫn trò chơi về sự kiện, về ước lượng thời gian của truyện kể và thời gian cốt truyện, kiểm chứng thông qua ―một hằng số tốc độ‖. Hằng số tốc độ ấy chính là số dòng, số trang được in ra, thống nhất từ đầu văn bản đến cuối văn bản. Muốn tìm ra được mối quan hệ, những thay đổi giữa thời lưu cốt truyện và thời lưu truyện kể cần xác định những khớp nối trần thuật, sắp xếp lại thành một niên biểu rõ ràng, nhất quán. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta cần chấp nhận sự hiện diện của những con số, các chương có tiêu đề được coi như một tiêu chí vạch ranh giới không trùng với các bộ phận bên ngoài của tác phẩm, đồng thời thể hiện sự đứt gãy về thời gian hoặc không gian. Thời lưu là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu về thời gian của tác phẩm văn học. Nghiên cứu thời gian cũng như về thời lưu nói riêng có thể rút ra những kết luận có tính định lượng chứ không chỉ định tính về một tác phẩm. 1.3. Kết cấu thời gian cốt truyện trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa Kết cấu thời gian cốt truyện có những sự đứt đoạn khá rõ. Khi nghiên cứu về tác phẩm Dưới bóng những cô gái đương hoa, để nhìn thấy sự đứt gãy về thời gian, không gian một cách toàn diện Luận văn xin đề xuất một số mốc thể hiện 17 sự hiện diện về việc đứt gãy của thời gian/không gian quan trọng trong tác phẩm như sau: (1) Sau một đứt đoạn về thời gian, đơn vị dành cho tuổi hoa niên ở Paris và bị chế ngự bởi tình yêu với Gilberte phần đầu của Dưới bóng những cô gái đương hoa (―Xung quanh Madame Swann‖) (2) Sau một đứt đoạn về thời gian (hai năm) và không gian (cảnh từ Paris đến Balbec), đoạn đầu tiên của kì nghỉ ở Balbec, ứng với phần thứ hai trong Dưới bóng những cô gái tuổi hoa (―Tên xứ sở: cái Tên‖) Theo giả định này, và một vài những dữ kiện thời gian chi tiết khác, những biến đổi lớn về tốc độ truyện kể được thiết lập gần như sau: Bảng 1.3. Biến thiên về tốc độ trong Dƣới bóng những cô gái đƣơng hoa Sự kiện Gilberte Thời gian Thời gian Tốc độ trung sự kiện văn bản bình văn bản khoảng 2 năm 250 trang Nhận xét về tốc độ 2,92 ngày/trang Nhanh (ở đây, tỉnh lược 2 năm) Balbec I 3 hoặc 4 tháng 0,26 đến 0,34 Rất chậm 350 trang ngày/trang Độ lệch giữa thời gian sự kiện và thời gian văn bản ảnh hưởng đến nhịp kể nhanh, chậm khác nhau giữa các sự kiện. Nhịp nhanh, chậm chính là cơ sở để nhận định được tầm quan trọng của các sự kiện và trọng tâm của toàn tác phẩm đồng thời, từ đó có thể nhìn nhận thấu đáo hơn dụng ý của tác giả. Từ bảng phân tích trên, nhìn một cách tổng quát có thể thấy các sự kiện gần hơn được kể nhịp chậm hơn hay nói cách khác, sự vận động bên trong của truyện kể cứ càng tiến về kết thúc. Tác phẩm được chia thành hai phần. Hai phần trong tác phẩm tương ứng với hai sự kiện lớn được nhắc đến trong bảng trên, được đặt tên là Gilberte và Balbec I. Nhìn nhận lại sự kiện Gilberte nhận thấy tốc 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan