Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các từ chỉ vị trí trong tiếng hán so sánh với tiếng việt...

Tài liệu Các từ chỉ vị trí trong tiếng hán so sánh với tiếng việt

.PDF
98
3035
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ============================ GIANG HẢI YẾN CÁC TỪ CHỈ VỊ TRÍ TRONG TIẾNG HÁN SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ============================ GIANG HẢI YẾN CÁC TỪ CHỈ VỊ TRÍ TRONG TIẾNG HÁN SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. ĐINH VĂN ĐỨC Hà Nội - 2010 MỤC LỤC Mở đầu ……………………………………………………………....... 1 Chương I Những vấn đề lý luận về từ chỉ vị trí trong tiếng Hán………………………………………………………... 6 1.1 Cương vị của từ chỉ vị trí trong hệ thống từ loại ……………….….. 6 1.1.1 Khái niệm của từ và từ loại ………………………………....... 6 1.1.2 Vị trí của các từ chỉ vị trí trong hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại ……………………………………………………....... 7 1.2 Cách nhận diện các từ chỉ vị trí………………………………….…. 8 1.2.1 Một số quan điểm về từ chỉ vị trí……………………………... 8 1.2.2 Giải thích về định nghĩa từ chỉ vị trí………………………...... 14 1.3 Các tính chất của từ chỉ vị trí…………………………………….. 15 1.3.1 Tính chất chung của từ chỉ vị trí…………………………… 15 1.3.2. Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ chỉ vị trí……………... 17 1.4 Mối quan hệ giữa từ chỉ vị trí với các nhóm từ liên quan (ví dụ từ chỉ hướng, từ chỉ thời gian v.v...)…………………………. 20 1.4.1 Khái niệm về từ chỉ hướng, từ chỉ thời gian………………….. 20 1.4.2 Mối quan hệ giữa từ chỉ vị trí với từ chỉ hướng và từ chỉ thời gian……………………………………………….... 22 Chương II Nhận xét các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán hiện đại…….. 27 2.1 Mô tả……………………………………………………………….. 27 2.1.1 Thống kê danh sách các từ chỉ vị trí………………………….. 27 2.1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa các từ chỉ vị trí………………………….. 31 2.1.3 Đặc điểm ngữ pháp của từ chỉ vị trí qua cách suy nghĩ của người Trung Quốc……………………………….. 49 2.2 Bàn luận……………………………………………………………. 61 Chương III So sánh một số đặc điểm của từ chỉ vị trí giữa tiếng Hán và tiếng Việt……………………………. 64 3.1 Mô tả……………………………………………………………….. 64 3.1.1 Những điểm gống nhau……………………………………….. 73 3.1.2 Những điểm khác nhau……………………………………….. 76 3.2. Bàn luận…………………………………………………………… 79 Kết luận………………………………………………………………... 81 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… Phụ lục 1 Bảng đối chiếu các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán với các từ tương đương trong tiếng Việt …………………….. Phụ lục 2 Những thành ngữ thục ngữ thường dùng có chứa các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán hiện đại…………………….. Phụ lục 3 Nguồn ngữ liệu phục vụ mô tả………………………………. MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài Các từ chỉ vị trí trong hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại tuy số lượng không nhiều nhưng chúng có vai trò rất quan trọng trong ngữ pháp và ngữ nghĩa. Từ chỉ vị trí trong hệ thống tiếng Hán hiện đại không những có thể biểu thị quan hệ định vị thời gian, không gian, mà còn có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác, ví dụ biểu thị phạm trù, giới hạn v.v... Chẳng hạn, 三天前 (tam thiên tiền) ba ngày trước, 桌子上(trác tử thượng) trên bàn biểu thị nghĩa định vị thời gian, không gian, còn 学生中(học sinh trung) trong số sinh viên, 三天以内(tam thiên dĩ nội) trong vòng ba ngày thì biểu thị phạm trù và giới hạn. Văn hóa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nết tương đồng, đó cũng dẫn đến cách diễn đạt người Hán và người Việt về cơ bản là giống nhau. Cũng như các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán thường cũng có thể tìm được các từ tương đương trong tiếng Việt. Nhưng do thuộc hai loại văn hóa khác nhau, cách suy nghĩ cũng khác nhau, cho nên các từ chỉ vị trí tuy phần lớn là tương đồng, nhưng vẫn có một số khác biệt. Nhằm phân biệt những điểm khác nhau về các từ chỉ vị trí giữa tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi xuất phát từ góc độ ngữ nghĩa, ngữ pháp, mô tả đặc điểm của các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt, qua đó, đưa ra những điểm khác nhau giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Hiện nay, bất cứ ở Trung Quốc hay ở Việt Nam đều có nhiều người đang học tiếng Việt hoặc tiếng Hán, trong quá trình học tập, thường có nhiều cách hiểu không đúng nghĩa hoặc chuyển dịch sai các từ chỉ vị trí, ví dụ khi từ tiếng Hán sang tiếng Việt, các từ 学习上(học tập thượng) về học tập, 基本上(cơ bản thượng) về cơ bản, 三十左右(tam thập tả hữu) trên dưới 30 / khoảng 30 thì hay chuyển dịch sai là trên học tập, trên cơ bản, phải trái 30. Và khi từ tiếng Việt sang tiếng -1- Hán những từ không biết phải trái, mặt trái thì dễ chuyển dịch sai là 不知 左右(bất tri tả hữu), 左面(tả diện). Cho nên việc tìm ra những điểm khác biệt về ngữ nghĩa, ngữ pháp (chủ yếu về ngữ nghĩa) của các từ chỉ vị trí giữa tiếng Hán và tiếng Việt sẽ có thể giúp ích cho việc dạy và học tiếng Hán hoặc tiếng Việt. Đây chính là lý do chọn đề tài Các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt. 0.2 Mục đích của đề tài Mục đích nghiên cứu luận văn là khảo sát đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và qua mô tả những đặc điểm của từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Luận văn này sẽ thực hiện một số vấn đề sau: -Tổng kết lại những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán. -Tìm hiểu một số đặc điểm của các từ chỉ vị trí tương ứng trong tiếng Việt. - So sánh một số đặc điểm của từ chỉ vị trí giữa tiếng Hán và tiếng Việt, và rút ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Qua mô tả và so sánh, đưa ra những điểm giống nhau và khác nhau, để giúp ích cho việc học và dạy tiếng Hán hoặc tiếng Việt, nhất là về các điểm khác biệt giữa hai thứ tiếng. Ở phần phụ lục luận văn, chúng tôi sẽ thống kê lại một số thành ngữ, tục ngữ thường dùng, trong đó có gạch chân các từ chỉ vị trí để làm tài liệu tham khảo. 0.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn này là: - Mô tả các từ chỉ vị trí trong hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại và đặc điểm của các từ chỉ vị trí trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp. -2- - Nhận diện các biểu hiện từ vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt. Mô tả đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các biểu đạt này, qua sự mô tả, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và các biểu đạt tượng đương trong tiếng Việt. 0.4 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đơn vị từ vựng chỉ vị trí trong tiếng Hán và các từ tương đương trong tiếng Việt. Dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán để nhận diện những điểm giống nhau và khác nhau về các biểu hiện từ vựng, ngữ pháp giữa các từ này và các từ tương đương trong tiếng Việt. Luận văn sẽ thông qua những ngữ liệu trong tác phẩm văn học, từ đó có thể so sánh đối chiếu các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và tiếng Việt bằng những ví dụ sinh động, thực tế và mang tính thuyết phục. 0.5 Phƣơng pháp tiếp cận Phƣơng pháp thống kê: luận văn thống kê các đơn vị từ vựng chỉ vị chí trong tiếng Hán thông qua Từ điển Hán ngữ hiện đại. Bằng phương pháp này, luận văn hướng tới tìm hiểu dung lượng các đơn vị từ vựng chỉ vị trí trong tiếng Hán Phƣơng pháp miêu tả: đây là phương pháp giúp luận luận văn đạt được mục tiêu chính là miêu tả các đơn vị từ vựng chỉ vị chí trong tiếng Hán. Trong quá trình miêu tả, luận văn cố gắng đi vào nhóm từ chỉ vị trí trong tiếng Hán với những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa. Phƣơng pháp phân tích: luận văn áp dụng phương pháp này cùng với phƣơng pháp đối chiếu để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa các đơn vị từ vựng chỉ vị trí trong tiếng Hán và tiếng Việt. Trên cơ sở này, tìm hiểu sự khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của cac từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và tiếng Việt. Từ đó có thể áp dụng phƣơng pháp quy nạp rút ra những điểm giống nhau và khác nhau. -3- Phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên từ điển và các nguồn ngữ liệu: Trong luận văn những từ chuyển dịch đều theo các từ điển như sau: -Từ điển tiếng Hán hiện đại, nhà xuất bản Thương Vụ, 1990 -Từ điển Việt Hán hiện đại, Hoàng Long, Dương Vĩnh Thiện, NXB Văn hóa thông tin, 1999 -Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2000 -Từ điển Hán Việt, NXB Thương Vụ, 1994 Các nguồn ngữ liệu được sử dùng trong luận văn sẽ liệt trong phần phục lục. 0.6 Tƣ liệu nghiên cứu Nguồn tư liệu nghiên cứu của luận văn là: - Các chuyên luận về từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và tiếng Việt. Qua những chuyên luận này, chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm của từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và so sánh với những đặc điểm của các từ tương đương trong tiếng Việt. - Các tác phẩm văn học tiếng Hán và tiếng Việt phục vụ cho việc mô tả các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán và các từ tương đương trong tiếng Việt。 0.7 Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo theo quy định, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng I Những vấn đề lý luận về từ chỉ vị trí trong tiếng Hán. Trong chương này, chủ yếu mô tả khái niệm của các từ chỉ vị trí trong bối cảnh hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại, đưa ra một số quan điểm về khái niệm từ chỉ vị trí khác nhau mà có tính tiêu biểu. Qua mô tả trong chương này để làm nền móng cho các chương 2, 3 sau. Chƣơng II. Nhận xét các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán hiện đại. Trong chương này, chủ yếu mô tả về đặc điểm ngữ nghĩa của các từ -4- chỉ vị trí trong tiếng Hán (gồm nghĩa cơ bản, nghĩa phái sinh), và ngữ pháp của các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán theo khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của chúng. Chƣơng III. So sánh một số đặc điểm của từ chỉ vị trí giữa tiếng Hán và tiếng Việt Trong chương này, qua phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ tương đương trong tiếng Việt, chủ yếu so sánh đối chiếu về một số điểm giống nhau và khác biệt giữa hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. -5- CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỪ CHỈ VỊ TRÍ TRONG TIẾNG HÁN 1.1 Cƣơng vị của từ chỉ vị trí trong hệ thống từ loại 1.1.1 Khái niệm của từ và từ loại Trong Ngôn ngữ học, từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa và có thể sử dụng độc lập, ví dụ 工人(công nhân) là một từ, bởi vì trước hết, nó có ý nghĩa, nó có thể sử dụng độc lập và cũng có thể độc lập trả lời câu hỏi. Ví dụ: (1) 问:他哥哥是干什么的? 答:工人。 (A: Anh trai anh ấy làm nghề gì? B: Công nhân.) Thứ hai, nó là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể sử dụng độc lập, ví dụ nếu chúng tôi chia nhỏ hơn nữa thì từ 工人 có thể chia thành 工 và 人, không những nghĩa không hoàn toàn giống với 工人, mà khi 工 làm danh từ thì thường nó không thể sử dụng độc lập. Ví dụ, từ 的 cũng là một từ. Nó biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định và có thể độc lập đặt vào trong câu mà không cần kết hợp với các thành phần ngôn ngữ đặc biệt nào đó. Ví dụ: (2) 我的家在云南。 (Quê (của) tôi ở Vân Nam.) Ngoài ra, nó tất nhiên cũng là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Mà ở đây chúng tôi hãy xem từ 民(dân) trong từ 人民(nhân dân) thì không phải là một từ rồi, bởi vì nó không thể độc lập đặc vào trong câu được, phải kết hợp với các từ tố 人(nhân), 公(công), 居(cư) để hợp thành 人民 -6- (nhân dân), 公民(công dân), 居民(cư dân-dân cư) mới có thể đặt vào câu đươc. Ví dụ: (3) 全国人民团结起来。 (Nhân dân cả nước đoàn kết lại.) Trong những lời nói hàng ngày của chúng ta, từ là những vật liệu không thể thiếu để ―xây dựng‖ câu, những lời nói của chúng ta đều do chúng tạo ra. Tuy từ là thành phần cấu tạo câu, nhưng không phải tất cả những từ trong câu đều đóng vai trò như nhau. Những từ khác nhau cũng có chức năng tạo câu khác nhau, cho nên chúng ta phải phân loại vốn từ theo chức năng của chúng. Từ loại chính là những lớp từ có bản chất ngữ pháp chung, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp một ngôn ngữ nhất định. Về vấn đề tiêu chuẩn phân loại vốn từ , các nhà ngữ pháp thông thường xắc định tiêu chuẩn phân định theo ý nghĩa, chức năng và hình thái của từ. 1.1.2 Vị trí của các từ chỉ vị trí trong hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại Do tiếng Hán thiếu tiêu chí hình thái, cho nên việc phân loại vốn từ tiếng Hán theo hình thái rất khó. Nếu chỉ dựa vào ý nghĩa của từ để phân loại cũng rất khó, nhiều từ có ý nghĩa như nhau, nhưng từ loại lại khác nhau. Cho nên phân loại từ loại tiếng Hán chỉ có thể theo tiêu chí chức năng ngữ pháp. Đại thể có thể phân loại từ loại tiếng Hán hiện đại thành 12 loại. Trong đó gồm hai loại lớn thực từ và hư từ. Thực từ có ý nghĩa thực, có vị trí tự do trong câu, có thể từ làm đoản ngữ hoặc làm thành phần câu, cũng có thể từ làm thành câu. Hư từ không có ý nghĩa thực, có vị trí cố định trong câu, -7- không làm đoản ngữ hoặc thành phần câu, vai trò cơ bản của hư từ chủ yếu là biểu hiện quan hệ ngữ pháp. Trong danh từ lại gồm các từ chỉ thời gian, từ phương vị (từ chỉ hướng và từ chỉ vị trí), từ chỉ địa điểm v.v... Theo cách phân loại trên, từ loại tiếng Hán hiện đại có thể cụ thể phân loại như sau 1: Bảng 1: Cách phân loại của từ loại tiếng Hán Hư từ Thực từ tượng danh động tính số lượng đại phó giới liên trợ thán từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ thanh từ Trong đó, về vấn đề phân định phó từ còn nhiều ý kiến khác nhau, có một số nhà ngôn ngữ học cho rằng phó từ nên thuộc phạm trù hư từ, bởi vì ngoài mấy từ đặc biệt như 也许(dã hứa), 可能(khả năng)…có lẽ, có thể… có thể tự làm đoản ngữ hoặc tự làm một câu độc lập, những phó từ khác đều không có chức năng này. Về từ loại của các từ chỉ vị trí, hiện nay cũng vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau, đa số cho rằng các từ chỉ vị trí thuộc từ loại danh từ, nhưng cũng có một số người cho rằng là giới từ. Theo quan điểm luận văn này, các từ chỉ vị trí thuộc từ loại danh từ. 1.2 Cách nhận diện các từ chỉ vị trí 1.2.1 Một số quan điểm về từ chỉ vị trí Trong tiếng Hán thường gọi chung từ chỉ hướng và từ chỉ vị trí là phương vị từ. Từ chỉ hướng gồm: 东 đông, 西 tây, 南 nam, 北 bắc, từ chỉ vị trí gồm có: 上(thượng) trên, 下(hạ) dưới, 前(tiền) trước, 后(hậu) sau, 左(tả) trái, 右(hữu) phải, 里(lí) trong, 外(ngoại) ngoài, 中(trung) trong, 内(nội) trong, 间(gian) giữa, 旁(bàng) bên cạnh. Trong tiếng Hán các từ 1 . Theo quan điểm cuốn sách Ngữ pháp tiếng Hán thực hành hiện đại do nhà xuất bản Thương Vụ Trung Quốc xuất bản, năm 2007. -8- chỉ hướng cũng có thể chỉ vị trí, vai trò khác nhau được thể hiện bằng giới từ khác nhau, cho nên thường gọi chung là phương vị từ, ví dụ: từ 南边 (nam biên) phía nam trong hai câu 他往南边走/ 他住在南边 (Anh ấy đi về phía nam / Anh ấy ở phía nam) vừa là từ chỉ hướng vừa là từ chỉ vị trí. Cho nên, trong tiếng Hán hiện đại không tách ra hai loại từ chỉ phương hướng và vị trí thành hai loại từ riêng mà gọi chung là phương vị từ. Trong tiếng Hán hiện đại có nhiều quan điểm về khái niệm phương vị từ, nhưng trong những quan điểm khác nhau này, có một điều là như nhau, đó chính là về khái niệm và phạm trù của các từ chỉ phương hướng, cho nên về những quan điểm này chủ yếu khác về các từ chỉ vị trí. Ở đây chúng tôi hãy nêu ra mấy quan điểm mang tính tiêu biểu như sau: - Quan điểm trong cuốn sách Ngữ pháp khẩu ngữ tiếng Hán của tác giả Triệu Nguyên Nhiệm đã giải thích phương vị từ như sau: 方位词或者是一个语素,如―上‖,或者是一个语素组合,如―上头‖, 跟它前头的从属于它的体词合起来构成一个处所词,如―桌子上‖,或 者一个时间词,如―晚上‖ 2。 (Phương vị từ có thể là một từ tố như 上(thượng) trên, có thể là một tổ hợp từ tố như 上头(thượng đầu)trên, có thể kết hợp với thể từ đứng trước nó mà lại phụ thuộc nó làm một từ chỉ nơi chốn, ví dụ ―桌子上‖(trác tử thượng) trên bàn, và cũng có thể là một từ chỉ thời gian như ―晚上‖(vãn thượng) buổi tối, ban đêm.) Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra 14 từ chỉ vị trí đơn: 上(thượng) trên, 下(hạ) dưới, 前(tiền) trước, 先(tiên) trước, 后(hậu) sau, 内(nội) trong, 里(lí) trong, 外(ngoại) ngoài, 左(tả) trái, 右(hữu) phải, 旁(bàng) bên cạnh, 中(trung) trong, 间(gian) giữa, 这儿(giá nhi) đây, 那儿(ná nhi) đó. Theo tác giả, những từ đã được nêu ra là từ chỉ vị trí đồng thời cũng là từ chỉ nơi chốn. 2 Khái niệm của phương vị từ trong cuốn Ngữ pháp khẩu ngữ tiếng Hán, năm 1979. -9- - Trong Tám trăm từ tiếng Hán hiện đại, tác giả Lữ Thúc Tương đã coi phương vị từ là một loại danh từ và mô tả phương vị từ như sau: 方位词有单音的,有双音的。双音的方位词可以加在别的词(主 要是名词)或短语后边,组成方位短语,也可以作为一个词单独用(除 少数例外)。单音的方位词主要加在名词或别的词后边,一般不单用。 Phương vị từ có hai loại đơn âm tiết và song âm tiết. Từ song âm tiết có thể đứng sau các từ khác (chủ yếu là danh từ) và đoản ngữ, kết hợp thành đoản ngữ phương vị, cũng có thể sử dụng độc lập như một từ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Từ đơn âm tiết chủ yếu đứng sau danh từ và các loại từ khác, thông thường không sử dụng độc lập. Theo tác giả, các từ chỉ vị trí đơn có 上(thượng) trên, 下(hạ) dưới, 前 (tiền) trước, 后(hậu) sau, 里(lí) trong, 内(nội) trong, 中(trung) trong, 外 (ngoại) ngoài, 旁(bàng) bên cạnh, 左(tả) trái, 右(hữu) phải. Các từ chỉ vị trí kép chủ yếu là các từ đơn kết hợp với tiền tố 之(chi), 以(dĩ) và hậu tố 边(biên), 面(diện), 头(đầu), ngoài ra, còn có trường hợp ngoại lệ 面前 (diện tiền) trước mặt, 跟前(cân tiền) bên cạnh, 头里(đầu lí) trước, 背后 (bối hậu) phía sau, 底下(để hạ) dưới, 中间(trung gian) giữa, 当中(đang trung) giữa, 内中(nội trung) bên trong, 旁边(bàng biên) bên cạnh. - Quan điểm trong cuốn Giáo trình ngữ pháp của tác giả Chu Đức Hy đã định nghĩa các từ chỉ vị trí như sau: 方位词可以分成单纯方位词和合成方位词两类。单纯方位词包括 ―上、下、前、后、里、外、内、中、左、右、间、旁、东、西、南、 北‖。 单纯方位词加上前缀―之‖、―以‖或―边(儿)、面(儿)、头(儿)‖ 等后缀造成合成方位词。 Phương vị từ có thể chia thành hai loại phương vị từ đơn và phương vị tự kép. Phương vị từ đơn gồm: 上 (thượng)trên, 下 (hạ)dưới, 前 (tiền)trước, 后 (hậu)sau, 里 (lí)trong, 外 (ngoại)ngoài, 内 (nội)trong, 中 - 10 - (trung)trong, 左 (tả)trái, 右 (hữu)phải, 间 (gian)giữa, 旁 (bàng)bên cạnh, 东(đông), 西(tây), 南(nam), 北(bắc). Phương vị từ đơn kết hợp với hậu tố hoặc tiền tố hợp thành phương vị từ kép. Như vậy, theo tác giả thì các từ chỉ vị trí đơn là 上(thượng) trên, 下 (hạ) dưới, 前(tiền) trước, 后(hậu) sau, 里(lí) trong, 外(ngoại) ngoài, 内 (nội) trong, 中(trung) trong, 左(tả) trái, 右(hữu) phải, 间(gian) giữa. Ba quan điểm trên chính là ba loại quan điểm có tính tiêu biểu nhất trong tiếng Hán hiện đại. Trong ba cuốn tác phẩm tiêu biểu, ba nhà Hán ngữ học đã thống nhất ý kiến về một số từ, cáctác giả đều nhất trí về một số phương vị từ 上(thượng) trên, 下(hạ) dưới, 前(tiền) trước, 后(hậu) sau, 左(tả) trái, 右(hữu) phải, 里(lí) trong, 外(ngoại) ngoài, 内(nội) trong, 中(trung) trong, 旁(bàng)bên cạnh. Trong đó, tác giả Triệu Nguyên Nhiệm và Chu Đức Hy cho rằng 间 cũng là phương vị từ, nhưng tác giả Lữ Thúc Tương lại không nhất trí với hai tác giả trên. Ngoài ra, Triệu Nguyên Nhiệm còn cho rằng 这儿(giá nhi), 那儿(ná nhi), 先(tiên) cũng là phương vị từ. Chúng tôi có thể qua một bảng biểu mẫu sau thể hiện ba quan điểm trên một cách trực quan: Bảng 2: Phần tương đồng và khác biệt giữa ba quan điểm Từ kép Từ đối đơn Tiền tố 以 Tiền tố 之 Hậu tố 边 Hậu tố 面 Hậu tố 头 Khác lập 上 以上 之上 上边 上面 上头 下 以下 之下 下边 下面 下头 前 以前 之前 前边 前面 前头 Phần 后 以后 之后 后边 后面 后头 tƣơng 左 左边 左面 上下 底下 前后 đồng 左右 右 右边 右面 里 里边 里面 - 11 - 里头 里外 头里 外 以外 之外 内 以内 之内 中 外边 外面 之中 外头 当中,中间 旁 旁边 间 内里 Ông 这儿 Nhiệm 那儿 之间 背后 左上 右上 左下 当中 右下 当间 Phần 先 khác Ông 面前 nhau 跟前 背后 内中 Tƣơng Ông 间 之间 Hy Sau ba quan điểm này, tác giả Lưu Ngọc Hoa trong cuốn Ngữ pháp tiếng Hán thực hành hiện đại cho rằng phương vị từ là một loại danh từ, bà đã mô tả phương vị từ như sau: 方位词是指表示方向和相对位置关系的名称的词。方位词按其构 成特性可分为两种:单纯方位词和合成方位词。 单纯方位词是最基本的方位词,都是单音节的。它们是:―上、下、 前、后、里、外、内、中、左、右、间、旁、东、西、南、北‖。单纯 方位词前边加上―以‖或―之‖或者后边加上―边‖―面‖―头‖就构成合成方 位词,表示方向、处所或时间。―边‖―面‖―头‖要读轻声。不同的词与―以‖, ―之‖等组合的情况不完全相同。 Phương vị từ là những từ biểu thị phương hướng và vị trí tương đối. Theo đặc điểm cấu thành có thể chia phương vị từ thành hai loại phương vị từ đơn và phương vị từ kép. Phương vị từ đơn là phương vị từ cơ bản nhất, đều là đơn âm tiết. Chúng bao gồm: 上(thượng)trên, 下(hạ)dưới, 前(tiền)trước, 后(hậu)sau, 里(lí)trong, 外 (ngoại)ngoài, 内(nội)trong, 中(trung)trong, 左 (tả)trái, 右 - 12 - (hữu)phải, 间(gian)giữa, 旁(bàng)bên cạnh, 东(đông), 西(tây), 南(nam), 北(bắc). Phương vị từ đơn kết hợp với tiền tố ―以‖(dĩ), ―之‖(chi) hoặc hậu tố ―边‖(biên), ―面‖(diện), ―头‖(đầu) để tạo thành phương vị từ kép, biểu thị phương hướng, vị trí hoặc thời gian. Hậu tố ―边‖(biên), ―面‖(diện), ―头‖(đầu) phải đọc thanh nhẹ. Tình hình mà các từ khác nhau khi kết hợp với ―以‖(dĩ), ―之‖(chi) cũng không hoàn toàn như nhau. Theo mô tả trên, chúng tôi có thể thấy, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Hán thực hành hiện đại đã tổng hợp lại ba quan điểm tiêu biểu trước, nhưng về khái niệm phương vị từ vẫn còn tính hạn chế nhất định, vẫn định nghĩa phương vị từ là các từ biểu thị phương hướng và vị trí. Tính hạn chế của định nghĩa này chủ yếu thể hiện về có một số từ là danh từ biểu thị chỗ, nơi, nhưng chúng cũng có thể biểu thị phương hướng, đó phải xác định theo ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ câu 他住在北京(Anh ấy sống ở Bắc Kinh), Bắc Kinh ở đây là danh từ chỉ nơi chốn đồng thời cũng là danh từ biểu thị phương hướng, nhưng nó không thuộc nhóm phương vị từ. Cho nên sự định nghĩa phương vị từ là từ biểu thị phương hướng và vị trí có tính hạn chế nhất định. Châu Thiệu Hoa so sánh, tổng hợp lại quan điểm trong ba cuốn Ngữ pháp khẩu ngữ tiếng Hán, Tám trăm từ tiếng Hán và Giáo trình ngữ pháp, và dựa theo đặc điểm chức năng ngữ pháp (tức là hình thức kết cấu ngữ pháp) đã định nghĩa phương vị từ một cách khách quan: Các từ biểu thị ý nghĩa phương hướng và vị trí, có thể phổ biến gắn kết với các từ khác (hoặc các đơn vị to hơn). Như vậy, đã định nghĩa phương vị từ khá khách quan và toàn diện. Theo quan điểm trên, chúng tôi đã hiểu khái niệm từ chỉ vị trí một cách khách quan là các từ biểu thị ý nghĩa vị trí, có thể phổ biến gắn kết với các từ khác. Trong đó, chúng tôi chú ý vào những từ quan trọng: phổ biến, vị trí, gắn kết. Đó chính là các tiêu chỉ của từ chỉ vị trí. - 13 - 1.2.2 Giải thích về định nghĩa từ chỉ vị trí Theo định nghĩa trên, chúng tôi có thể nắm được mấy nghĩa về từ chỉ vị trí như sau: - Tính gắn kết với các từ khác của từ chỉ vị trí rất phổ biến. Ngoài từ chỉ vị trí, các từ như 顶 (đỉnh) đỉnh, 根 (căn) cuống, chân cũng mang tính gắn kết, ví dụ: 山顶 (sơn đỉnh) đỉnh núi, 墙根 (tường căn) chân tường. Nhưng khả năng gắn kết của những từ này vẫn không bằng từ chỉ vị trí. Chẳng hạn, chúng ta có thể nói 床上(sàng thượng) trên giường, 心里 (tâm lí) trong lòng nhưng không thể nói là 床顶(sàng đỉnh), 床根(sàng căn) và 心顶(tâm đỉnh), 心根(tâm căn). Chình vì vậy, chúng tôi mới nói tính gắn kết với các từ khác của từ chỉ vị trí rất phổ biến, đó cũng là một đặc tính nổi bật của chúng. - Các từ chỉ vị trí mang tính vị trí. 子 (tử) trong từ 椅子(ỷ tử) ghế cũng có tính gắn kết, ví dụ: 筷子 (khoái tử) đũa, 儿子 (nhi tử) con trai, 绳子 (thằng tử) dây thừng, 鞋子(hài tử) giầy v.v... nhưng chúng không có nghĩa vị trí, cho nên cũng không thể nói là từ chỉ vị trí. Ví dụ: (4) 透过宽大的玻璃门可以看到候机室一样的五等舱里,人们坐在 一圈圈软排椅上聊天,打扑克。(王朔《一半是火焰,一半是海水》) (Xuyên qua cửa kính rộng lớn có thể nhìn thấy trong khoang hạng 5 giống như phòng chờ máy bay, người ta đang ngồi trên từng hàng ghế mềm nói chuyện, chơi bài.) Trong câu ví dụ (4), từ chỉ vị trí 里(trong) chính nói về vị trí, nó mang nghĩa vị trí. - Các từ chỉ vị trí mang tính gắn kết, những từ không gắn kết được đằng sau các từ khác thì không phải là từ chỉ vị trí, như vậy có thể bài trừ những danh từ phổ thông như từ chỉ nơi chốn. Chúng ta có thể nói 学校(的) 上面 (học hiệu đích thượng diện)phía trên (của) nhà trường, nhưng mà không thể nói 学校(的)北京 (Bắc Kinh đích học hiệu)Bắc Kinh (của) nhà - 14 - trường. Lý do chính là từ 上面 (thượng diện)phía trên là từ chỉ vị trí, mà từ 北京 (Bắc Kinh) là từ chỉ nơi chốn, không phải từ chỉ vị trí, không thể gắn kết đằng sau các từ khác được. Ngoài tính gắn kết đằng sau các từ khác, từ chỉ vị trí còn có tính độc lập. Ví dụ: 房间里面有一张床/里面有一张床 (Trong phòng có một chiếc giường / Bên trong có một chiếc giường). Nói về tính gắn kết với các từ khác của từ chỉ vị trí, chúng tôi còn không thể không nhắc đến một điều chính là các từ chỉ vị trí có thể gắn kết với hậu hết tất cả các từ loại khác. Ví dụ: (5) 她嫌这儿靠近窗户有风,坐到墙角的藤沙发上面朝墙吐。(王 朔《动物凶猛》 ) (Cô ấy chê chỗ ngồi gần cửa sổ có gió, thế là ngồi lên trên ghế sô-pha mây và quay về phía bức tường nôn) (6) 那条船上,有我一生中最好的时光,我最年轻、最热情的日子 都在那上面度过了。 (王朔《空中小姐》) (Trên chiếc tàu đó, với những thời khắc đẹp nhất của đời tôi, tôi đã trải qua những ngày tháng trẻ nhất và nhiệt tình nhất.) Trong câu ví dụ (5), từ chỉ vị trí 上面 gắn kết với danh từ 藤沙发, mà trong câu ví dụ (6) thì 上面 gắn kết với từ chỉ thị 那. Ngoài ra, các từ chỉ vị trí cũng có thể gắn kết với các từ loại khác như tính từ, số từ, lượng từ v.v... Về vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày tỉ mỉ trong phần 2.1.3.1 khả năng kết hợp của từ chỉ vị trí. Theo trình bày trên, chúng tôi có thể tổng kết lại là từ chỉ vị trí phải có những điều kiện sau: tính gắn kết với các từ khác, tính phổ biến, tính vị trí. Những từ có đủ ba tính chất này mới có thể gọi là từ chỉ vị trí. 1.3 Các tính chất của từ chỉ vị trí 1.3.1 Tính chất chung của từ chỉ vị trí Là một loại từ độc lập (cùng với từ chỉ hướng tổ hợp thành một loại từ - 15 - độc lập – phương vị từ), tương đối với đặc tính hệ thống chung của các loại từ khác trong hệ thống từ vựng tiếng Hán hiện đại, đặc điểm hệ thống của từ chỉ vị trí là: tính khép kín tương đối và tính sáng tạo tương đối. Về mặt nghĩa hẹp từ chỉ vị trí, hệ thống từ chỉ vị trí mang tính khép kín mà ít sáng tạo được từ mới. Nhóm từ chỉ vị trí trong tiếng Hán hiện đại đã xuất hiện từ thời kỳ Chữ Giáp Cốt (thời Thương, Trung Quốc), trải qua mấy nghìn năm, đến nay cũng chỉ có những từ tổ hợp kế t hơ ̣p v ới mấy từ như 头 (đầu), 面 (diện, phía), 边 (biên, bên, phía) v.v... Cho nên, hệ thống nhóm từ chỉ vị trí khá ổn định. Nhưng chúng tôi cho là tính khép kín này cũng chỉ là khép kín tương đối, bởi vì về mặt nghĩa rộng, từ chỉ vị trí lại là một loại từ tự do và có thể sáng tạo. Một số tên gọi của bộ phận con người, động vật và các loại sự vật khác thường dùng làm để biểu thị ví trí, ví dụ 心(tâm), 口(khẩu), 脚(chân), 腰(eo), 头(đầu), 面(diện, phía) v.v... Nghĩa của các từ chỉ vị trí do những từ trên tổ hợp thành luôn luôn liên quan với nghĩa gốc của những từ này: - 心(tâm): tương ứng với giữa, trung tâm của sự vật, ví dụ: (7) 我来到塘边,往巴掌心吐唾沫,低头挖地。(叶蔚林《在没有 航标的河流上》) (Tôi đến bờ ao, nhổ nước bọt vào bàn tay, cúi đầu đào đất.) - 口(khẩu): biểu thị chổ hình như mồm mở ra, có thể cho người và động vật ra vào. Ví dụ: (8) 服务员亭亭伫立在餐厅两旁,宾馆总经理则站在门口…… (朱 苏进《醉太平》) (Nhân viên phục vụ xinh đẹp đứng lặng im hai bên phòng ăn, tổng giám đốc khách sạn thì đứng ở cửa...) - 脚/根/跟)(chân): đáy, dưới của sự vật. Ví dụ: (9) 追到小山脚下,远远地看见他在积雪的路上踯躅、徘徊,瞻前 顾后。(叶蔚林《少年乔乔》) - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan