Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cách nhân vật robinson crusoe trong tiểu thuyết robinson crusoe của daniel d...

Tài liệu Cách nhân vật robinson crusoe trong tiểu thuyết robinson crusoe của daniel d

.PDF
58
4448
98

Mô tả:

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ LẠI TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành với sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương - giảng viên khoa Ngữ Văn. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã luôn tận tâm, ân cần, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Nhân dịp hoàn thiện khóa luận em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, tổ Văn học nước ngoài, trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Ngữ Văn đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Trong quá trình thực hiện khóa luận do thời gian và phạm vi đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn la, tháng 05 năm 2014 Tác giả Hoàng Thị Lại MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................................. 7 5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu.................................................................... 7 5.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 7 5. Đóng góp của khóa luận ................................................................................. 7 6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 9 1.1. Vài nét về văn học thế kỉ XVIII, tác giả và tác phẩm Robinson Crusoe ....... 9 1.1.1. Vài nét về văn học Anh thế kỉ XVIII ....................................................... 9 1.1.2. Tác giả Daniel Defoe và tác phẩm Robinson Crusoe .............................. 10 1.1.2.1. Tác giả Daniel Defoe ........................................................................... 10 1.1.2.2. Tác phẩm Robinson Crusoe ................................................................. 11 1.2. Một số vấn đề lý luận ................................................................................ 12 1.2.1. Nhân vật văn học .................................................................................... 12 1.2.2. Tính cách nhân vật ................................................................................. 14 1.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................ 15 Tiểu kết ............................................................................................................ 17 CHƢƠNG 2: TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE .................. 18 2.1. Thích phiêu lưu mạo hiểm ......................................................................... 18 2.2. Thông minh tài trí ...................................................................................... 20 2.3. Có ý chí và nghị lực................................................................................... 24 2.4. Lạc quan yêu đời ....................................................................................... 29 2.5. Yêu thương con người, loài vật và quê hương ........................................... 31 2.6. Chăm chỉ lao động ..................................................................................... 35 Tiểu kết ............................................................................................................ 37 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT ROBINSON CRUSOE TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE .................................................................................. 38 3.1. Nghệ thuật miêu tả .................................................................................... 38 3.1.1. Miêu tả diện mạo nhân vật ...................................................................... 38 3.1.2. Miêu tả hành động nhân vật .................................................................... 40 3.1.3. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật ..................................................................... 43 3.2. Xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật ............................................ 46 3.2.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................ 46 3.2.1.1. Không gian nước Anh và Brazil .......................................................... 46 3.2.1.2. Không gian hoang đảo ......................................................................... 47 3.2.2 Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 48 3.2.2.1. Thời gian trước khi đến đảo hoang ...................................................... 48 3.2.2.2. Thời gian sau khi đến đảo hoang ......................................................... 49 Tiểu kết ............................................................................................................ 51 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ở phương Tây, chế độ phong kiến đã tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là chính sách ngu dân của giáo hội nhà thờ đã kìm kẹp cuộc sống của nhân dân trong tăm tối mê muội. Cuộc chiến chống phong kiến diễn ra trên toàn châu Âu. Giai cấp tư sản lên ngôi đã mở ra một thời kì lịch sử mới cho nhân loại. Văn học thời kì này luôn theo sát, nắm bắt và phản ánh từng biến động của lịch sử xã hội. Các triết gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn tiến bộ của thế kỉ XVIII ở hầu khắp các nước đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lí trí, dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lý giải phóng tư tưởng cho mọi người, mở mang trí tuệ cho họ, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với văn học, khoa học, nghệ thuật. Ánh sáng của lí trí soi vào khắp các lĩnh vực và trở thành một thứ vũ khí chống phong kiến sắc bén. Trên nền tảng xã hội đó, đã xuất hiện một dòng văn học với cái tên chứa đầy ý nghĩa - văn học Ánh sáng. 1.2. Daniel Defoe, một trong những nhà văn Anh có tiếng tăm nhất của thế kỉ XVIII. Ông được đánh giá là một trong những người sáng lập ra nền tiểu thuyết của Anh và của cả châu Âu. Cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố thăng trầm, những trải nhiệm vất vả mà kì thú chẳng khác gì số phận và cuộc đời của các nhân vật trong sáng tác của ông. Ngòi bút không biết mệt mỏi ông đã sáng tạo ra hàng trăm tác phẩm phê phán châm biếm những điều sai trái trong xã hội, và quan trọng là giúp người đọc hiểu biết và khám phá những bí ẩn trong đời sống, những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn con người. Trong đó tiểu thuyết Robinson Crusoe là nổi tiếng hơn cả và trở thành đóng góp quý báu vào kho tàng văn học thế giới. Sự thành công của cuốn tiểu thuyết đã đưa ông vào hàng các nhà văn bất tử của thế giới. 1.3. Có những tác phẩm văn chương đọc đi đọc lại không thấy chán, càng đọc càng thấy hay, càng thấm thía. Có những nhân vật văn học đi vào tâm hồn người đọc rồi lại ở mãi, trở thành một phần của thế giới riêng trong tâm hồn con người. Tác phẩm Robinson Crusoe là một cuốn tiểu thuyết như thế. Robinson Crusoe được viết dưới hình thức tự truyện, nhân vật chính là Robinson Crusoe là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn. Thế nhưng trong một lần đi biển, con tàu mà Robinson đi đã gặp bão lớn và tất cả thủy thủ trên tàu đều chết hết chỉ riêng anh là sống sót và bị bão biển hất lên một hoang đảo không có dấu 1 chân người. Bằng ý chí và nghị lực phi thường của mình anh đã tạo ra trên hoang đảo ấy một thế giới mới. Một thế giới không có nhà thờ, không bị các thể chế phong kiến ràng buộc, cái thế giới ấy được tạo ra bằng chính bàn tay lao động và khối óc của Robinson. Nhờ vào nghị lực và niềm tin cùng với lòng dũng cảm và sự quyết tâm cao Robinson đã vượt lên chính mình và chiến thắng hoàn cảnh. Tìm hiểu về nhân vật Robinson chúng ta nhận được những bài học quý giá là phải biết vượt qua khó khăn, vượt lên số phận là chủ cuộc sống bằng nghị lực và quyết tâm của chính mình. Đó là lí do tiếp theo tôi muốn tìm hiểu về tác phẩm này cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại Ánh sáng. 1.4. Vượt qua không gian, thời gian tiểu thuyết Robinson Crusoe từ lúc mới ra đời đã được giới thiệu và được dịch ra nhiều thứ tiếng của các nước trên thế giới. Đặc biệt, ở Việt Nam, tác phẩm này luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận và ưa chuộng. Là một tác phẩm mang nhiều giá trị trong cuộc sống và mang tính giáo dục cao đối với con người, vì thế nó đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Trung học Cơ sở từ rất lâu, đến nay tác phẩm vẫn giữ được vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo. Là một người ham thích đọc văn học Anh, ngưỡng mộ tài năng của Defoe và niềm đam mê khi đọc tiểu thuyết Robinson Crusoe. Tôi mong muốn có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm, tôi xin đóng góp đề tài “Tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi hy vọng khóa luận này sẽ giúp cho tôi và mọi người quan tâm có cái nhìn mới hơn về giá trị của tác phẩm và tìm thấy bài học bổ ích trong cuộc sống của mình cũng như có thêm tư liệu, kiến thức để việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm Robinson Crusoe được khai sinh trong một giai đoạn lịch sử tràn đầy ánh sáng lý tưởng, từ một câu chuyện thật đến tiểu thuyết để đời. Robinson Crusoe ngay lập tức chinh phục được trái tim bạn đọc khắp Châu Âu và thế giới. Nó trở thành cuốn sách có giá trị lớn trong việc rèn luyện ý chí, nghị lực, trí tuệ, đạo đức cho mọi từng lớp thanh thiếu niên. Tác phẩm mang đậm hình bóng của tác giả, bởi vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm, trong phạm vi khóa luận này tôi xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau đây. 2 Trong cuốn Giáo trình văn học phương Tây của các tác giả Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi đã nhận xét: “Robinson không chỉ là nhân vật mang đậm dấu ấn của tác giả Defoe mà còn là điển hình lí tưởng cho con người thời đại Ánh sáng” [1, 89]. Thời Ánh sáng ngoài việc tôn sùng và đề cao lí trí, các nhà văn còn đề cao ý chí và nghị lực của con người, thêm vào đó là lòng lạc quan, sự dũng cảm, ước mơ, hoài bão. Trong cuốn sách này các tác giả cũng nói: “Hình tượng Robinson đã trở thành tấm gương cho nghị lực và trí tuệ của con người trước mọi hoàn cảnh. Robinson luôn giúp người đọc nuôi khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho cả nhân loại” [1 ,90]. Và một khi được đánh thức thì con người sẽ trở thành một sức mạnh đầy quyền uy, có thể vượt qua mọi trở ngại làm cho môi trường sống trở nên tốt đẹp hơn. Cuốn Thiết kế bài giảng (trung học cơ sở) của Nguyễn Văn Đường có viết: “Chưa cần đọc cả tác phẩm, chỉ vào đoạn văn miêu tả chân dung Robinson ta đã phần nào thấy được cuộc sống gian nan, vất vả của Robinson Crusoe trên đảo hoang ròng rã hơn mười năm trời. Chống chọi với đói rét khổ cực, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật và cô đơn. Bằng nghị lực, trí thông minh và khả năng đầu óc thực tế, quyết tâm đã là sức mạnh vật chất và tinh thần gan dạ trong hoàn cảnh bất hạnh vẫn luôn tồn tại và chiến thắng hoàn cảnh ngặt nghèo” [7, 334]. Chỉ với những nhận xét ngắn gọn như vậy thôi nhưng tác giả đã cho chúng ta thấy một hình tượng người anh hùng của thời đại, không bao giờ chịu chùn bước trước những khó khăn, thử thách, luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống dù cuộc sống ấy có gian nan, vất vả, khó khăn đến đâu. Trong cuốn Lịch sử văn học phương Tây (tập I) các tác giả Trần Duy Châu, Nguyễn Văn Khỏa, Lương Duy Trung, Nguyễn Trung Hiếu, Phùng Văn Tửu có nói đến cách mà Defoe xây dựng nhân vật trung tâm trong tác phẩm của mình thành một mẫu người lý tưởng có ý nghĩa bao quát: “Con người có những phẩm chất cao quý, sức lực và trí tuệ của con người có khả năng làm thay đổi bộ mặt của tự nhiên, biến tự nhiên phải phục vụ cho cuộc sống của mình” [5, 230]. Cũng trong cuốn sách này các nhà nghiên cứu đã nói đến giá trị to lớn của tác phẩm: “Robinson Crusoe là tác phẩm có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên [5, 231]. Từ đó, ta hiểu rằng cuốn tiểu thuyết này như một chân lí của cuộc đời, là những bài học đắt giá hướng con người đến chân, thiện, mĩ của cuộc sống. Trong cuốn Văn học phương Tây, Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, đã nhận xét về tính cách nổi bật của nhân vật: “Robinson Crusoe là 3 người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian truân nguy hiểm khác” [6, 343]. Các tác giả còn nhấn mạnh tính cách ham thích phiêu lưu của Robinson: “Kiểu người ham thích đặt chân đến những miền núi non xa lạ như Robinson trở thành mẫu người của thời đại” [6, 347]. Và tác phẩm này có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên. Tiểu thuyết này “bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu lao động, kính trọng con người, rèn luyện cho các em ý chí quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, kiên trì bền bỉ, dũng cảm tự lực và biết phát huy sáng kiến” [6, 352]. Daniel Defoe bằng tài năng và trí tuệ của mình đã sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị to lớn đối với cuộc sống con người cũng như góp phần vào nền văn học thế giới một kiệt tác văn học. Công trình nghiên cứu của Lê Nguyên Cẩn trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây dành cho hệ đào tạo Giáo dục từ xa của trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng đã nhận định: “Nghị lực và niềm tin vào khả năng bất tận của con người là cơ sở để tạo ra lòng dũng cảm và quyết tâm cao của nhân vật Robinson. Anh trở thành con người tự mình và vì mình, tự mình tạo ra hạnh phúc và cuộc sống no đủ” [3, 146]. Con người dù trong hoàn cảnh nào nếu biết cố gắng và vượt qua thì sẽ tìm thấy trong cuộc sống những điều thú vị và một tương lai tốt đẹp hơn. Trong sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn trung học cơ sở (tập 2) của nhà xuất bản Giáo dục có viết: “Câu chuyện kể về Robinson Crusoe một người ưa phiêu lưu mạo hiểm. Chàng đã phải đối mặt với rất nhiều gian nan trong những chuyến đi đến miền đất lạ bằng tàu biển: Đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ. Nhưng thử thách lớn nhất là Robinson phải sống một mình trên một hòn đảo hoang cách biệt xã hội loài người” [13, 191]. Trong cuộc hành trình đi tìm hiểu, khám phá những bí ẩn của tự nhiên rất nhiều người đã phải trải qua những phong ba bão táp và có lúc họ phải bỏ mạng sống của mình nơi đất khách quê người. Và Robinson may mắn hơn là vẫn còn sống sót không bị bão biển nhấn chìm, nhưng cuộc sống ấy không khác gì cảnh lưu đầy nơi biên ải. Thế nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình anh đã vượt qua hoàn cảnh để tạo lập cuộc sống mới tại một hòn đảo trơ trọi không có bóng dáng con người. Trong Sách giáo viên Ngữ Văn 9 (tập hai) của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã nói đến ý chí và nghị lực phi thường của Robinson - một con người hiện thân cho những sức mạnh và niềm tin bất diệt: “Robinson rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một người khác ở vào hoàn cảnh ấy có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi rồi chết. Robinson không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, 4 không phải chỉ là để sống lay lắt, mà luôn luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chàng không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục được thiên nhiên” [15, 138]. Có thể nói đó là những kinh nghiệm, bài học quý giá cho những ai biết cố gắng và không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Và hình ảnh Robinson luôn tỏa sáng để chỉ lối cho con người có ước muốn vượt qua hoàn cảnh. Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Bảo trong cuốn Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ Văn 9 có viết: “Biết vượt lên mọi thử thách khó khăn, Robinson đã tồn tại, dù hình thức ấy của sự tồn tại hoang dã, thô sơ gần như một con người ở vào thời tiền sử” [2, 142]. Con người dù sống trong môi trường, hoàn cảnh nào nhưng nếu có ý thức giữ gìn những gì vốn có của nó thì họ sẽ không bao giờ bị lãng quên bị lu mờ. Trong cuốn Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 9 do Trần Đình Sử làm chủ biên đã nhận định: “Con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã bằng nỗ lực phi thường của mình, bằng ý chí và nghị lực đã chiến thắng hoàn cảnh. Nó chứng tỏ rằng con người mang trong mình sức mạnh tiềm tàng và một khả năng sáng tạo vô hạn. Từ đó, hình tượng Robinson trở thành hình ảnh cao cả của con người, và cuốn tiểu thuyết của nhà văn Defoe xứng đáng là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người” [10, 144]. Tác giả khẳng định con người dù trong hoàn cảnh nào nếu biết cố gắng, nỗ lực thì không bao giờ gục ngã. Cuốn Lược truyện 101 tác phẩm xuất sắc thế giới khẳng định cái tài của nhà văn Defoe như sau: “Có lẽ Defoe là người bịa chuyện vĩ đại nhất từ xưa tới nay. Đồng thời nếu chúng ta đi sâu vào bản chất phức hợp rất phong phú và kì lạ, chúng ta sẽ thấy được cơ sở ngoan cường của lương tri. Dù cho sự phán xét cuối cùng về tính trung thực của ông ra sao, cuốn Robinson Crusoe vẫn là một tác phẩm bất hủ thể hiện tài hư cấu của ông” [14, 551- 552]. Bằng tài năng trí tuệ của mình Defoe đã sáng tạo ra một tác phẩm xuất sắc. Là một đóng góp vĩ đại vào kho tàng văn học nhân loại. Điều này thể hiện được tài năng nghệ thuật của nhà văn Defoe về xây dựng nhân vật. Trong cuốn Phân tích bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài (ở trường phổ thông cơ sở), Lê Nguyên Cẩn đã nói: “Thoát thai từ loại hình tiểu thuyết phiêu lưu với hình tượng người thuyền trưởng tài ba, thích cưỡi sóng, đạp gió bôn ba khắp các nẻo đường để đi tìm đất mới, đi tìm tài nguyên mới. Loại hình tượng này phổ biến trong văn học Anh thế kỷ XVIII, hình tượng Robinson đã vượt xa các hình tượng cũ bởi tầm vóc và ý nghĩa nhân đạo của nó” [4, 207]. 5 Nghiên cứu trên đã khẳng định rằng con người luôn khát khao tìm hiểu thế giới xung quanh, khám phá những bí ẩn trong cuộc sống để rồi bằng ý chí, nghị lực con người biết vượt qua mọi khó khăn thử thách. Đồng thời Lê Nguyên Cẩn còn chỉ ra rằng: “Con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã bằng nỗ lực phi thường của nó, bằng ý chí và nghị lực ghê gớm đã chiến thắng hoàn cảnh. Từ đấy hình tượng Robinson trở thành hình ảnh cao cả của con người và cuốn tiểu thuyết mà Defoe mang lại xứng đáng là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp con người” [4, 210]. Bên cạnh đó trong cuốn sách này Lê Nguyên Cẩn cũng có nói về vai trò quan trọng của Defoe ông viết “Robinson Crusoe (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông. Thành công của truyện đã đưa vào hàng các nhà văn bất tử của thế giới” [4, 212]. Từ sự đánh giá đó tác phẩm càng thể hiện rõ những giá trị cao cả, trong sáng để mỗi người trong chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống xung quanh. Trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường của tác giả Lưu Đức Trung đã khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như vị trí của tác giả đối với nền văn học thế giới: “Robinson Crusoe (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông. Thành công của cuốn truyện đã đưa ông vào hàng các nhà văn bất tử của thế giới” [12, 137]. Nền văn học thế giới thật may mắn vì có được những nhà văn xuất sắc như Defoe và may mắn hơn vì trong muôn vàn những tác phẩm văn học lại có một tác phẩm làm say đắm lòng người và khắc sâu trong lòng người dài lâu đến như vậy. Chính nhờ nó mà nhiều người đã biết vượt qua những khó khăn gian khổ và hoàn cảnh để làm chủ bản thân và cuộc sống của mình. Tóm lại, các công trình nghiên cứu mà tôi được biết, cũng ít nhiều đề cập đến tính cách nhân vật Robinson trên nhiều phương diện và mang tính khái quát cao. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào viết về tính cách nhân vật một cách trọn vẹn và cụ thể. Trên cơ sở kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu trước đề tài Tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe được tôi lựa chọn với mong muốn sẽ soi sáng thêm một số vấn đề xung quanh tính cách nhân vật Robinson. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tập trung tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe (2001) của Daniel Defoe, NXB văn học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Khóa luận tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau: Tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Robinson Crusoe và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong tác phẩm để thấy được số phận cũng như nghị lực sống phi thường của con người trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Qua đó, thấy được tài năng nghệ thuật của Defoe trong việc xây dựng nhân vật. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp Trong quá trình tìm hiểu tính cách nhân vật Robinson và những biện pháp nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả Defoe phương pháp này được sử dụng thường xuyên. Phân tích để thấy được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ những chi tiết, sự kiện cụ thể trong tác phẩm, tôi sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những phẩm chất của nhân vật từ đó khái quát lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật, qua đó thấy được thành công nghệ thuật của tác giả. 5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu Là phương pháp dùng hình thức đối chiếu hai đối tượng có nét tương đồng về bản chất để từ đó rút ra được sự giống và khác nhau giữa hai đối tượng so sánh. Ở khóa luận này, tôi so sánh đối chiếu nhân vật Robinson với nhân vật trong tác phẩm khác để thấy được những nét tương đồng và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật của tác giả. 5.3. Phương pháp thống kê Là phương pháp quan trọng dựa vào những khảo sát, những thống kê cụ thể nhằm chứng minh cho những nhận định, những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp thống kê giúp cho người nghiên cứu có những định hướng và tập trung vào những vấn đề cần nghiên cứu. 5. Đóng góp của khóa luận Thông qua việc tìm hiểu tính cách nhân vật Robinson Crusoe - tiêu biểu cho phẩm chất con người thế kỉ Ánh sáng. Thế kỉ mà con người luôn khát khao tìm đến những tiến bộ của loài người. Khóa luận này giúp cho các bạn sinh 7 viên có thêm tư liệu nghiên cứu, cung cấp kiến thức cho những ai quan tâm đến tác phẩm. Khóa luận khẳng định thành công nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng tính cách nhân vật với tất cả những gì chân thực nhất. Qua đó, tác phẩm có vai trò đặc biệt đối với tuổi trẻ trong việc định hướng nhân sinh quan và triết lý hành động trong cuộc sống. Tác phẩm đưa lại những bài học quý giá cho mỗi con người, mà trước hết là biết vượt qua hoàn cảnh và vượt lên số phận. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe Chương 3: Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về văn học thế kỉ XVIII, tác giả và tác phẩm Robinson Crusoe 1.1.1. Vài nét về văn học Anh thế kỉ XVIII Văn học phương Tây thế kỉ XVIII là một thế kỉ văn học sôi động. Các triết gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn tiến bộ của thế kỉ ở hầu khắp các nước đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lí trí dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, dùng lí trí để giải phóng tư tưởng, mở mang trí tuệ cho mọi người, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với văn hóa, khoa học, kĩ thuật. Ánh sáng của lí trí rọi vào khắp các lĩnh vực và trở thành thứ vũ khí chống phong kiến khá sắc bén. Do đó mà xuất hiện thuật ngữ “Ánh sáng”. Thuật ngữ Ánh sáng chỉ rõ vai trò tiến bộ lịch sử của giai cấp tư sản so với giai cấp phong kiến già cỗi trong thời đại cách mạng tư sản bằng cách gợi lên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Nó cũng nêu bật ý nghĩa tiến bộ của phong trào tư tưởng và nền văn hóa Ánh sáng thế kỉ XVIII. Thuật ngữ Ánh sáng không thể hiểu thuần túy theo nghĩa rộng, mà giờ đây là một khái niệm mang nội dung lịch sử cụ thể và hàm nghĩa chống phong kiến và gắn với giai cấp tư sản trong một thời điểm nhất định. Từ thế kỉ XV ở Anh đã trở thành điển hình cho sự tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Cách mạng tư sản Anh nổ ra từ giữa thế kỉ XVII (1648), trải qua nhiều khúc quanh co mãi đến 1688 giai cấp tư sản mới lật đổ chế độ phong kiến đưa Uyliam Orêngiơ lên ngôi vua, thành lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng không triệt để. Sau khi dành chính quyền giai cấp tư sản đưa đất nước đi lên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng sau đó lại thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến dưới chính quyền quân chủ lập hiến. Đỉnh cao của thế kỉ XVIII ở Anh là cuộc cách mạng kinh tế tạo nên bước ngoặt phát triển công nghiệp mạnh mẽ chưa từng thấy. Tuy nhiên, kèm theo đó mối quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng tăng lên, quần chúng lao động càng bị đẩy nhanh đến tình trạng bị bần cùng hóa. Tình hình đặc biệt đó đã tác động đến văn học. Mặc dù, cách mạng tư sản đã nổ ra ở Anh từ lâu nhưng đến thời kì này tính chất phản phong vẫn chưa lu mờ trong đời sống văn học cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của đất nước. Đặc biệt, các tác phẩm ít đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội rộng lớn, gay gắt mà hướng vào việc miêu tả đời sống riêng tư với các 9 phong tục, đạo đức của nó. Các nhà văn quan niệm rằng đấy là con đường tốt nhất tác động đến đời sống xã hội của thời đại mình. Văn học Anh bốn mươi năm đầu phải kể đến các tác giả tên tuổi nổi tiếng như Pôp, Xtilơ, Ađixơn, Xuyp, đặc biệt là Daniel Defoe một trong những nhà văn Anh có tiếng tăm nhất của thế kỉ XVIII. Defoe với tiểu thuyết Robinson Crusoe đã có đóng góp quý báu vào kho tàng văn học tiến bộ loài người. Tác phẩm Robinson Crusoe ra đời vào năm 1719 là bài ca về lao động và sức mạnh của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên để mưu cầu hạnh phúc. Đây là tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đến tư tưởng tình cảm của con người. Có thể nói, đây là một thời kì văn học sôi động với nhiều thành tựu, tạo bước phát triển mãnh mẽ trong đời sống văn học thế kỉ Ánh sáng, nhất là nền văn học Anh. 1.1.2. Tác giả Daniel Defoe và tác phẩm Robinson Crusoe 1.1.2.1. Tác giả Daniel Defoe Defoe là đại diện ưu tú của văn học Anh thế kỷ XVIII. Ông sinh tại Luân Đôn trong một gia đình Thanh giáo. Từ nhỏ gia đình đã định hướng cho ông phải thành mục sư, song đó không phải là sở thích của ông. Defoe sớm gia nhập vào cuộc cạnh tranh trên thương trường với các mặt hàng buôn vải vóc, mũ, áo rượu vang… và sớm nếm trải mọi sự thăng trầm trên lĩnh vực này. Ông cũng sớm tham gia vào hoạt động chính trị, xã hội vì công bằng và tiến bộ xã hội. Ông tích cực ủng hộ các đường lối, chính sách của vua Uyliam Ôrengiơ, lên ngôi năm 1689. Đến năm 1703, ông bị bắt, bị kết án, bị đưa ra đài bêu trước công chúng. Ông nổi tiếng với bài Ca ngợi đài bêu (1703), tác phẩm châm biếm xuất sắc được sáng tạo bằng sự đan kết khí phách hiên ngang và ý thức tự hào kiêu hãnh của bản thân ông. Sau sự kiện này, các hoạt động xã hội chính trị của ông mờ nhạt hơn. Defoe xuất hiện trước hết là một nhà báo, một nhà chính luận. Từ 1704 đến 1715 ông xuất bản Tạp chí những vấn đề của Pháp và toàn thể Châu Âu. Đề cập trực tiếp đến các vấn đề thời sự của nước Anh đương thời. Ông quan tâm đến các lĩnh vực kinh tế và trình bày chúng trong: Khái quát lịch sử các phát minh và cải tiến, nhất là trong các lĩnh vực lớn thương mại, hàng hải canh nông (1725.1726); Vòng quanh Anh quốc (1724-1725). Các tác phẩm Người Anh chính hiệu (1701); Vị quý tộc Anh toàn diện (1729) đã thể hiện tập trung cao độ khả năng châm biếm đả kích chống các thế lực phong kiến Anh. Các tác phẩm 10 cũng lên tiếng bênh vực cho giai cấp tư sản, ca ngợi năng lực văn hóa trong giới thương nhân Anh, khẳng định con người tư sản Anh trong thời kỳ mới. Robinson Crusoe (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông. Thành công của cuốn truyện đã đưa ông vào hàng các nhà văn bất tử của thế giới. Sau đó ông còn công bố nhiều cuốn khác như Thủ lĩnh Xingơntơn (1720), Môn Flanđơc (1722), Đại tá Jăc (1722). Sự tham gia muộn màng nhưng không thua kém về mặt nghệ thuật của ông trong lĩnh vực tiểu thuyết đã giúp ông trở thành một trong những người có công sáng lập tiểu thuyết Anh thế kỷ XVIII. Ông mất năm 1731 tại Luân Đôn trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng để lại cho đời một hình tượng bất tử, khơi dậy ý chí cho muôn người, muôn thế hệ. Những tác phẩm của ông luôn được độc giả yêu mến và trở thành một đóng góp quý báu vào kho tàng văn học tiến bộ của loài người. 1.1.2.2. Tác phẩm Robinson Crusoe Cuốn tiểu thuyết gồm có mười tám chương và đoạn kết. Được ông viết năm 1719 tiểu thuyết có tên đầy đủ là Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kỳ lạ của Robinson Crusoe. Tiểu thuyết được xây dựng dựa vào một câu chuyện có thực. Đó là chuyện kể về thủy thủ Xenkiếc, một thủy thủ người Anh, trong một tai nạn đắm tàu năm 1705 đã lạc vào một đảo hoang gần bờ biển Nam Mỹ. Hòn đảo ấy ngày nay có tên là đảo Juăng Fecnăngđê. Đến năm 1709 anh được cứu ra khỏi đảo sau bốn năm bốn tháng sống đơn độc một mình trên hoang đảo. Khi được cứu anh trở thành người hoang dã. Câu chuyện về Xenkiếc khi được công bố trên báo chí ngay lập tức thu hút nhiều tác giả viết về sự kiện này nhưng không ai viết xuất sắc bằng Defoe. Điều này trở thành nguồn cảm hứng cho Defoe sáng tạo ra hình tượng Robinson. Tác phẩm tập trung vào nhân vật Robinson là một người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian nan nguy hiểm khác. Robinson xuống tàu ở Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không trót lọt, tàu bị đắm ở Yacmao. Tai họa ấy không làm anh nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc bạn bè can ngăn không lay chuyển được quyết tâm của Robinson. Anh làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn lần này rời bến đi Ghinê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió; chuyến thứ hai gặp cướp biển, Robinson bị bắt làm nô lệ ở Xalê. Nhờ có dịp thuận lợi, Robinson đã trốn đi bằng một chiếc thuyền nhỏ cùng với chú bé da đen Xuri, họ lênh đênh trên biển suốt hai tuần liền cho tới khi được một tàu buôn Bồ Đào Nha cứu. Robinson trả ơn cho viên thuyền trưởng bằng cách 11 bán cho ông ta chiếc thuyền và bán cả chú bé da đen. Robinson được đưa đến đất nước Braxin. Tại đây anh lập trang trại trồng mía. Và mộng hải hồ chưa dứt, mấy năm sau lại nghe mấy người bạn chủ trại rủ rê, xuống tàu đi Ghinê định thực hiện một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Tàu gặp bão, mất phương hướng rồi bị đắm. Các thủy thủ trên tàu chết hết, chỉ một mình Robinson sống sót dạt vào một đảo hoang ngày 30 tháng 9 năm 1659, lúc ấy Robinson hai mươi bảy tuổi. Trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu không có dấu chân người, Robinson không nản lòng, không thất vọng. Sau khi vớt vát ở chiếc tàu đắm tất cả những thứ gì còn có thể dùng được, từ bao lúa mì đến chút thực phẩm sót lại, từ mấy khẩu súng, bao đạn ghém đến hòm đồ nghề thợ mộc dùng để sửa chữa trên tàu, anh lên đảo dựng lều, săn bắn kiếm sống, rồi tiến tới trồng trọt, chăn nuôi, một tay làm đủ các nghề, nên chỉ sau một thời gian cuộc sống của anh không những được ổn định mà ngày càng đầy đủ hơn. Tuy quanh quẩn chỉ có chú chó và con vẹt làm bạn nhưng có lúc Robinson cũng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi nhìn thấy tất cả cơ ngơi đều do bàn tay anh gây dựng nên. Đến năm thứ hai mươi lăm sống xa cách xã hội loài người, một hôm do sự tình cờ, Robinson phát hiện thấy những thổ dân ghé thuyền lên đảo chuẩn bị hành hình tù binh. Anh chiến đấu cứu được một nạn nhân thoát khỏi tay bọn ăn thịt người đó. Robinson đặt tên cho anh ta là “Thứ Sáu” để ghi nhớ ngày hôm ấy là ngày thứ sáu. Từ đó hai người chung sống với nhau, Robinson cảm thấy đỡ cô độc. Ít lâu sau, lại cứu được một người Tây Ban Nha, còn người kia chính là cha của Thứ Sáu. Cuộc sống trên đảo thêm đông vui. Cuối cùng xuất hiện một chiếc tàu đến ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Robinson ở. Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, chúng trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên đảo định bỏ họ lại đảo. Robinson giúp viên thuyền trưởng thu hồi được tàu. Anh trở về quê hương, có cả Thứ Sáu cùng đi, sau 28 năm 2 tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, nơi anh gửi lại bao kỉ niệm gian truân, đau khổ nhưng sung sướng, tự hào. Đặc biệt, tiểu thuyết Robinson Crusoe đã được chuyển thể thành phim và được sản xuất năm 1997 do Pod Hardy, George Miller làm đạo diễn. 1.2. Một số vấn đề lý luận 1.2.1. Nhân vật văn học Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học, cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. 12 Đọc bất cứ văn bản văn học nào, trước hết người đọc đều bắt gặp: “Những con người được miêu tả, trần thuật cụ thể” [11, 73]. Đó chính là những nhân vật văn học. Có thể là những nhân vật có tên như Thúy Kiều, Thúy Vân, Chí phèo, Bá Kiến, A Phủ, có thể là những nhân vật không có danh tính như bình thường nhưng vẫn được nhận biết nhờ cái “tên” mà nhà văn đặt một cách ước lệ như lính lệ, phu xe, phu gạo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam; thằng bán tơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhân vật không nhất thiết phải mang hình hài của con người mà có thể đội lốt vật, muông thú, cây cỏ. Đặc biệt “nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch” [11, 277]. Nhà văn Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo thông qua các chi tiết miêu tả như: “Đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết” [16, 146]. Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người thể hiện những hiểu biết những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân, xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Thế giới nhân vật văn học cũng đa dạng, phong phú tương tự như thế giới con người trong thực tại. Có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu đường nét, số phận, tính cách khác nhau. Dưới ngòi bút của các nhà văn lớn, sự độc đáo của từng nhân vật lại càng nổi rõ. Tuy nhiên sự đa dạng nào cũng có quy luật phát sinh, phát triển của nó. Để chiếm lĩnh các nhân vật văn học đa dạng đó cần tìm hiểu các phương diện loại hình của chúng. Dựa vào kết cấu, người ta phân loại nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm: “Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, tham gia vào hầu hết các sự kiện chính được miêu tả, giữ vị trí then chốt” [11, 85]. Nhân vật chính thường được khắc họa ở các mặt khiến độc giả nhớ mãi. Khi tóm tắt cốt truyện, người ta có thể bỏ qua nhiều sự kiện hoặc nhân vật phụ nhưng không bao giờ quên việc nhắc tới các nhân vật chính. Trong Truyện kiều của Nguyễn Du, nhân vật chính là Thuý Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh... dựa vào ý thức hệ và sự tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những mâu thuẫn đối kháng, nhân vật chia làm hai loại: Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện là nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của thời đại. Đó là những nhân vật như 13 Hămlet, Rômêô, Giuliet trong các bi kịch của W. Sêch xpia, hay cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng là nhân vật chính diện. Nhân vật phản diện có những phẩm chất ngược lại với nhân vật chính diện, bị miêu tả trong tác phẩm với thái độ phê phán, phủ định. Đó là những nhân vật như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Dựa vào kiểu cấu trúc có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách... nhân vật chức năng chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại, là loại nhân vật “được giao cho nhiệm vụ” thực hiện một chức năng cố định trong tác phẩm và trong việc phản ánh đời sống. Chẳng hạn Bụt có chức năng ban hạnh phúc cho con người đau khổ, an ủi, cho phép lạ giúp con người vượt qua những trở ngại của cuộc sống. Nhân vật loại hình có thể đứng ra làm đại diện cho một loại người nhất định trong đời sống, nó thể hiện được nét đặc trưng, ổn định, và bất biến ở phẩm chất xã hội, đạo đức, tính cách của loại người đó. Như tên Acpagông nhân vật trong Lão hà tiện của Môlie là một kẻ keo kiệt, hà tiện. Nhân vật tính cách thường đa diện, chứa đầy mâu thuẫn, và chính những mâu thuẫn không làm cho tính cách không tĩnh tại mà vận động phát triển đôi khi làm bất ngờ cả người sáng tạo ra nó. Ngoài ra nhân vật văn học thường có một chùm dấu hiệu khu biệt để người đọc có thể nhận biết dễ dàng. Dấu hiệu đầu tiên là cái “tên” của nó hay là “tên” ước định mà tác giả hoặc người kể chuyện tạm đặt. Những dấu hiệu khác là đặc điểm “diện mạo, tiểu sử, tính cách, lời nói, hành động và số phận” [11, 75]. Chính nhờ có chùm dấu hiệu khu biệt này mà ta có thể tính đếm được nhân vật có trong tác phẩm, cũng như có thể tách riêng được từng nhân vật ra để phân tích. Tóm lại, nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học. Đó không phải là sự sao chép đầy đủ mọi chi tiết, mọi biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình của các nhân vật. Được các nhà văn, nhà thơ miêu tả trong tác phẩm văn học nhằm thể hiện quan điểm thẩm mĩ của nhà văn về cuộc sống. 1.2.2. Tính cách nhân vật Tính cách theo nghĩa rộng là “sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ” [9, 279]. Tính cách nhân vật giữ vai trò hết sức quan trọng trong mỗi tác phẩm văn học. Nó góp phần làm cho nhân vật văn học trở nên sống động, có tâm hồn và đặc biệt có khả năng bước ra ngoài đời, tham gia vào đời sống xã hội vì thế nó thực hiện chức năng chính là phản ánh hiện thực dựa trên đặc điểm 14 tính cách của nhân vật. Ví dụ như thông qua tính cách tham lam, xấu xa của Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố chúng ta có thể nhận ra bản chất ích kỉ, bóc lột, xấu xa của tầng lớp địa chủ phong kiến Việt Nam đương thời. Hay qua sự tha hóa tính cách của nhân vật Chí Phèo nhà văn Nam Cao đã phản ánh hiện thực xã hội đương thời thối nát, bất công đẩy người dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa. “Tính cách có hạt nhân là sự thống nhất của cá tính với cái chung của xã hội lịch sử” [9, 291]. Nhân vật văn học thể hiện tính cách của mình thông qua hành động, suy nghĩ do vậy khi xây dựng cốt truyện, miêu tả ngoại hình, nội tâm và lựa chọn chi tiết… làm phương tiện không thể thiếu để thể hiện tính cách. Arixtôt khẳng định: “Tôi hiểu tính cách là lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó. Nhân vật sẽ là có tính cách nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng ý chí nào đó, bất kể nó tốt xấu như thế nào” [9, 291]. “Tính cách nhân vật văn học thường được thể hiện ở phương thức, hành vi ổn định lặp đi, lặp lại trong các tình huống khác nhau của nhân vật” [8, 287], đó là những chi tiết, sự kiện không quá phức tạp để nhân vật bộc lộ tính cách rõ rệt nhất. Ví dụ khi ta nói Bá Kiến có tính cách xảo quyệt, gian hùng; còn chị Dậu có tính cách dịu dàng, trung thực và ngay thẳng. Trong Robinson Crusoe, nhân vật Robinson hiện lên với những tính cách nhất quán, tiêu biểu cho con người thời đại Ánh sáng như: Thích phiêu lưu mạo hiểm, thông minh tài trí, có ý trí và nghị lực, lạc quan và có đạo đức… “Tính cách thể hiện qua cách hành động, ý tiếp, suy nghĩ của nhân vật” [8, 288]. Do vậy xây dựng cốt truyện xung đột, miêu tả ngoại hình và nội tâm khắc học ngôn ngữ, lựa chọn chi tiết, tổ chức kết cấu là những phương tiện không thể thiếu để thể hiện tính cách nhân vật. Chỉ có một sự sáng tạo tài năng, vốn sống phong phú phát hiện sâu sắc mới thực sự làm cho tính cách nhân vật có sức sống trên trang sách. Tóm lại, tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học giữ một vị trí quan trọng, nó là linh hồn của nhân vật văn học để gửi gắm mục đích sáng tác của tác giả. Thông qua tính cách nhân vật, nhà văn phản ánh những vấn đề hiện thực sâu sắc. Tìm hiểu tính nhân vật ta có thể thấy nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 1.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật, hình tượng con người cụ 15 thể được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học. Nói cách khác, nhà văn phải sử dụng tới các phương thức, phương tiện và biện pháp để thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học. Tác giả xây dựng nhân vật thông qua các chi tiết vì: “Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm” [9, 291]. Chi tiết miêu tả ngoại hình là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật như trang phục, diện mạo, điệu bộ… nhằm mục đích khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Nhà văn Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo, thông qua các chi tiết: “Đầu thì trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mắt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết” [16, 146] mà người đọc có thể hình dung ra đó là con người đã bị tha hóa. Vì vậy, chi tiết là những nét cụ thể mà nhà văn sử dụng để miêu tả ngoại hình, nội tâm, hành động, cũng như tất cả những cảnh vật, sự kiện có liên quan đến nhân vật đan dệt hàng loạt chi tiết với nhau để tạo ra một nhân vật có linh hồn, tạo ấn tượng trong nhận thức của bạn đọc. Trong tác phẩm văn học “nhân vật còn được hiện qua mâu thuẫn xung đột, sự kiện. Các mâu thuẫn xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm cho nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín của nó” [9, 291]. Qua sự kiện Robinson chiến đấu với bọn ăn thịt người để cứu Thứ Sáu trong Robinson Crusoe của Daniel Defoe, Robinson bộc lộ tình thương người, lòng nhân đạo sâu sắc. Nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, bằng các phương tiện ngôn ngữ, phương thức miêu tả riêng của thể loại. Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện không thể giống nhau. Yêu cầu thể hiện nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng cũng mỗi lúc một khác. Sự thể hiện này luôn gắn liền với phương pháp sáng tác, truyền thống văn học dân tộc, phong cách nhà văn, đặc trưng thể loại. Ngoài ra nhân vật văn học được thể hiện qua việc làm, hành động của nhân vật. Thông qua những hành động cụ thể, tính cách của nhân vật dần dần được hiện lên một cách rõ rệt. Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, hành động giết Bá Kiến của Chí Phèo thể hiện tính cách phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của nhân vật trước sự đè nén của địa chủ phong kiến. Nhân vật văn học còn tồn tại trong những không gian, thời gian nhất định gọi là không gian, thời gian nghệ thuật. Chính điều đó đã thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan