Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ láy trong thơ nguyễn duy (2016)...

Tài liệu Từ láy trong thơ nguyễn duy (2016)

.PDF
110
163
51

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===o0o== ĐỖ THỊ THỦY TỪ LÁY TRONG THƠ NGUYỄN DUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thùy Vinh LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thùy Vinh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian vừa qua. Do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học đề tài của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Đỗ Thị Thủy LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Từ láy trong thơ Nguyễn Duy” được hoàn thành do sự cố gắng của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của tôi và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Đỗ Thị Thủy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6 6. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 6 7. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 7 1.1. Khái niệm ............................................................................................... 7 1.2. Đặc điểm của từ láy tiếng Việt............................................................... 7 1.2.1. Đặc điểm về cấu tạo ........................................................................ 7 1.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa ................................................................... 8 1.3. Phân loại từ láy..................................................................................... 10 1.3.1. Từ láy đôi ...................................................................................... 10 1.3.2. Từ láy ba........................................................................................ 12 1.3.3. Từ láy tư ........................................................................................ 13 1.4. Phân biệt từ láy với từ ghép ................................................................. 13 1.5. Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chương ...................................... 14 1.5.1. Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương ................................ 14 1.5.2. Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương .............................................................................................. 15 Chương 2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ NGUYỄN DUY .............................................................................................. 16 2.1. Tình hình khảo sát, thống kê tư liệu..................................................... 16 2.2. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Nguyễn Duy.. 17 2.2.1. Từ láy miêu tả thiên nhiên............................................................. 17 2.2.2. Từ láy miêu tả con người .............................................................. 32 2.2.2.1. Từ láy khắc họa ngoại hình, dáng vẻ của con người ............... 32 2.2.2.2. Từ láy diễn tả hành động, trạng thái của con người ............... 39 2.2.2.3. Từ láy miêu tả tâm trạng của con người .................................. 45 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Láy là một phương thức tạo từ quan trọng của tiếng Việt, giúp sản sinh khối lượng từ khá lớn bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt. Sản phẩm của phương thức láy là từ láy. Từ láy được coi là mảng từ vựng thể hiện rõ nhất hình thức ngữ âm tiếng Việt trong việc biểu lộ tư tưởng tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ. Sự hòa phối âm thanh trong nội bộ cấu trúc từ tạo nên những hiệu quả ngữ nghĩa bất ngờ cũng như tạo điểm nhấn cho sự diễn đạt mà chỉ khi đọc lên ta mới cảm thụ hết được. Chính vì vậy từ láy đã và đang là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả chú ý. 1.2. Văn học là một ngành nghệ thuật đặc biệt - nghệ thuật ngôn từ, không một ngành nghệ thuật nào có thể tái hiện hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống phong phú, nhiều màu vẻ như văn học. Điều đó có được là nhờ chức năng thi ca của ngôn ngữ. Bản thân vỏ âm thanh của ngôn ngữ khi được lựa chọn, đặt vào đúng chỗ sẽ góp phần khơi gợi cảm xúc của người đọc, người nghe. Đây là nơi để từ láy có cơ hội phát huy vai trò của mình nhờ những đặc điểm hài âm, hài thanh khác biệt. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một bức thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn, nhà thơ muốn chia sẻ, gửi gắm tới người đọc… Nội dung của tác phẩm không hiển hiện rõ ràng mà nó được người đọc nhận thức thông qua quá trình tiếp nhận tác phẩm. Một nguyên tắc cơ bản khi tiếp nhận tác phẩm văn học là phải xuất phát từ chính ngôn từ mà người sáng tác đã dày công lựa chọn. Trong đó những từ mang sức nặng nghệ thuật, đặc điểm nổi bật về hình thức luôn được chú ý hơn. Từ láy là một điểm nhấn như vậy. 1.3. Là một cây bút xuất sắc, Nguyễn Duy bước vào làng thơ đã góp phần tạo nên diện mạo cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Duy 1 cũng là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật rất riêng, không trộn lẫn với bất kì nhà thơ nào. Thơ ông vừa chân thật, thẳng thắn mà cũng hết sức đôn hậu và tình tứ; vừa gai góc mà cũng hết sức dung dị, đằm thắm, luôn trăn trở nghĩ suy để cho ra đời những hình ảnh độc đáo, qua đó nhìn nhận thẩm định cuộc sống. Nếu Cát trắng là tập thơ đầu tay đã giúp nhà thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo văn nghệ với ba bài thơ: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, là bước khởi đầu đầy thuận lợi làm nền móng vững chắc cho những giai đoạn sáng tác sau này, là tập thơ mà tác giả tập trung chủ yếu vào mảng hiện thực về cuộc sống chiến đấu và tâm hồn người lính thì đến tập Ánh trăng - tập thơ được sáng tác sau khi đất nước thống nhất đề tài đã được mở rộng theo chiều của không gian đất nước và cũng được khơi sâu trong tâm thức của một cá nhân, thơ mang tính thời sự rõ rệt. Và từ năm 1987, với bút lực dồi dào thơ Nguyễn Duy lúc này thu hút được sự chú ý đặc biệt đối với độc giả, thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả. Thơ Nguyễn Duy khá đặc biệt, thơ ông được đánh dấu bằng những chặng đường: Đường làng - Đường nước - Đường xa - Đường về. Những chặng đường ấy dường như cũng trùng khớp với nhũng chặng đường đời của nhà thơ. Nếu như Đường làng đưa người đọc về với kí ức tuổi thơ “mang dấu ấn ruộng vườn” với cánh đồng, với cỏ, hoa, bờ ruộng lấm tấm dấu chân cua, với khoai sắn, với canh cua ngọt... thì Đường nước in hằn dấu chân người lính trên mỗi bước đường hành quân dọc theo chiều dài đất nước, thấm đẫm nghĩa tình quân dân, nghĩa tình đồng đội. Đường xa giống như cuốn băng đậm chất du kí với những thước phim thơ dàn trải từ Á sang Âu, sang Mĩ, từ vùng đất cổ kính này sang thành phố hiện đại khác, từ miền hồi ức sang thế giới hiện đại. Đường về sự trở lại với mảnh đất quê hương, phần nhiều là trở về với hương đồng gió nội để tìm ra cái quý giá nhất còn đọng lại, bởi cuối cùng: 2 Đâu biết những gì chờ ta đằng kia Chỉ biết ta khởi đầu từ nơi ấy Nhìn khái quát trong 30 năm làm thơ của tác giả, dễ nhận thấy rằng dù ở thời điểm nào thì thơ ông cũng đều bám chặt vào cuộc sống ở hai thời: một là quá khứ với cội nguồn quê hương ông bà cha me, đồng đội trong chiến tranh; một là hiện tại ngổn ngang bề bộn. Thơ ông luôn thể hiện một chiều sâu chiêm nghiệm về nhân thế từ những gì đơn giản nhất. Thơ Nguyễn Duy hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Duy là một trong số những tác giả được lựa chọn giảng dạy trong cả chương trình THCS và THPT. Thơ Nguyễn Duy thu hút sự chú ý của nhiều độc giả yêu thơ và giới phê bình. Để giúp bản thân cũng như người đọc có thể hiểu những giá trị mà từ láy mang lại trong thơ ca của Nguyễn Duy, tôi lựa chọn đề tài: “Từ láy trong thơ Nguyễn Duy”. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu từ láy từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Các công trình nghiên cứu triển khai theo nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản đặc điểm của từ láy cũng như cách phân loại từ láy đều được phân tích khá kĩ. Tất nhiên, tùy từng mức độ nghiên cứu khái quát hay tổng hợp nên không phải công trình nào cũng đề cập đến một vấn đề giống nhau. Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã xem xét từ láy trên phương diện cấu tạo, phân loại và đặc điểm ý nghĩa của từ láy. Theo ông: “Láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao và nhóm thấp” 3 Từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở, cho nên ý nghĩa của từ láy cũng hình thành ý nghĩa của hình vị cơ sở. Do đó, khi xem xét ý nghĩa của từ láy cần phải đối chiếu nghĩa của nó với hình vị cơ sở. Tuy ông đã phân tích khá kĩ về nhóm từ láy, nhưng nhóm từ láy phỏng thanh và nhóm từ láy âm cách điệu hóa chưa được bàn nhiều tới. Trong công trình nghiên cứu khá công phu về hiện tượng “Từ láy trong tiếng Việt”, Hoành Văn Hành coi từ láy là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa dạng. Láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”. Từ việc coi từ láy là một cơ chế, tác giả tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa của từ láy và sau đó rút ra hiệu quả nghệ thuật của từ láy. Ông đã tiến hành tổng kết những thành quả nghiên cứu về từ láy tiếng Việt từ trước đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra những mặt tồn tại và những mặt có thể kế thừa, phát huy và bổ sung, tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề còn chưa được giải đáp chung quanh hiện tượng láy trong tiếng Việt. Các đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được tác giả trình bày một cách có hệ thống. Về mặt ý nghĩa, tác giả đã quan tâm phân tích kĩ cơ chế hình thành và giá trị biểu đạt của ba nhóm từ láy là: nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu. Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong “Phong cách học tiếng Việt” lại nhìn nhận từ láy từ phương diện màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa trên sự đối lập với những từ đồng nghĩa hoặc tương đồng về ý nghĩa. Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” phân tích ý nghĩa của từ láy. Đó là ý nghĩa của một số từ láy xét ở góc độ từ loại như: danh từ, động từ, tính từ. Đây là một công trình tiêu biểu nghiên cứu về từ láy. Đặc biệt hiện nay việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng từ láy trong các tác phẩm văn học là một hướng nghiên cứu khả thi. Đã có rất nhiều luận án, 4 luận văn, khóa luận, bài tạp chí đề cập đến vấn đề này. Trong khóa luận “Từ láy và giá trị của từ láy trong Truyện Kiều – Nguyễn Du”, Nguyễn Thị Nhu - k29H Văn đã tiến hành phân tích giá trị từ láy trong việc miêu tả thiên nhiên và xây dựng thế giới nhân vật, qua đó thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Khóa luận “Giá trị sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu” của Trương Thị Thu Thảo - k31 Văn đã xem xét bức tranh thiên nhiên cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình qua những gì mà từ láy biểu hiện. Trong khóa luận “Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu”, Trần Thị Hồng Tuyết - k32B Văn đã chỉ ra những giá trị của từ láy trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu. Ở đề tài này, tôi đặt vấn đề nghiên cứu từ láy trong thơ của Nguyễn Duy để hướng đến làm rõ bản chất của từ láy tiếng Việt cũng như giá trị sử dụng của từ láy trong thơ của nhà thơ Nguyễn Duy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến làm rõ bản chất của từ láy và giá trị sử dụng của từ láy trong thơ Nguyễn Duy. Trên cơ sở đó góp phần làm rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nắm được lí thuyết về từ láy: khái niệm, phân loại và phân biệt được từ láy với từ ghép. - Thống kê từ láy trong tuyển tập thơ Nguyễn Duy sau đó tiến hành phân loại. - Hiểu và chỉ ra được giá trị của từ láy trong tác phẩm. 5 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau: - Phương pháp miêu tả - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học - Phương pháp phân tích phong cách học - Thủ pháp thống kê 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là từ láy trong thơ Nguyễn Duy. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi khảo sát việc sử dụng từ láy trong cuốn “Thơ Nguyễn Duy” - Nhà xuất bản hội nhà văn 6. Đóng góp của khóa luận Về mặt lí luận, khóa luận góp phần làm rõ bản chất của từ láy nói chung đồng thời khẳng định giá trị của từ láy trong thơ Nguyễn Duy nói riêng. Về mặt thực tiễn, khóa luận cung cấp những ngữ liệu cần thiết cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương của Nguyễn Duy trong chương trình THCS và THPT. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Giá trị sử dụng từ láy trong thơ Nguyễn Duy. 6 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm Xoay quanh vấn đề từ láy tiếng Việt từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đề cập tới. Do đó, cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ láy. Trong khóa luận này, chúng tôi lựa chọn khái niệm của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hoặc biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa” [1;14] 1.2. Đặc điểm của từ láy tiếng Việt 1.2.1. Đặc điểm về cấu tạo Sau khi loại ra ngoài những từ có những âm tiết GS Phan Ngọc đã chứng minh không phải là âm tiết láy, thì những từ láy là những từ phức do phương thức láy tác động vào một hình vị cơ sở (kí hiệu C) làm xuất hiện một hình vị thứ sinh được gọi là hình vị láy (kí hiệu L). Hình vị láy có đặc điểm như sau: Về hình thức ngữ âm, cũng là một âm tiết như hình vị cơ sở, có hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với hình vị cơ sở. Hình vị láy cũng có thể giống hình vị cơ sở về toàn bộ âm tiết, hoặc về phụ âm đầu hoặc phần vần. Về thanh điệu, nếu từ láy hai âm tiết thì hai âm tiết có thanh điệu đi với nhau theo hai nhóm thanh: nhóm cao “hỏi, sắc, không”; nhóm thấp “huyền, ngã, nặng”. 7 Cả hai hình vị cơ sở và hình vị láy hợp lại thành từ láy. Để nhận biết một từ láy, cần xem xét hai âm tiết trong một từ phức hai âm tiết xem có đáp ứng đầy đủ những đặc điểm kể trên không. Thí dụ: Nằng nặng: Từ này hai âm tiết, hình vị cơ sở nặng ở sau, hình vị nằng ở trước, thanh điệu thuộc nhóm thấp. Đây đúng là một từ láy. Gọn gàng: Hình vị cơ sở gọn ở trước, gàng có phụ âm đầu lặp lại phụ âm đầu của gọn (/g/), thanh điệu thuộc nhóm thấp. Lấm tấm: hình vị cơ sở tấm ở sau, hình vị lấm ở trước, vần cả hai hình vị giống nhau (vần /âm/), thanh điệu thuộc nhóm cao. Những từ láy hai âm tiết mà hình vị cơ sở có nghĩa theo đúng quy tắc thanh điệu trên là những từ láy điển hình, tạo nên trung tâm của các từ láy tiếng Việt. Những trường hợp mà những đặc điểm trên không đảm bảo đầy đủ sẽ được xét sau. 1.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa Các từ láy tiếng Việt thường có các nghĩa sau: 1.2.2.1. Nghĩa tổng hợp khái quát Các nghĩa này lại có hai dạng: thứ nhất là nghĩa lặp đi lặp lại cùng với một trạng thái, hoạt động, tính chất. Đó là nghĩa của các từ láy toàn bộ như: Ngày ngày, tháng tháng, người người, nhà nhà…. Thứ hai là nghĩa khái quát như nghĩa của các từ: máy móc, mùa màng, da dẻ…Nghĩa này gần giống với nghĩa các từ ghép đẳng lập chuyên loại như: đường sá, chợ búa, bếp núc… Các từ này có nghĩa tổng hợp khái quát thường có thêm sắc thái mỉa mai, chê bai, đánh giá thấp. Tất cả những từ láy mà hình vị láy có vần / - iếc/, /- ung/ đều có nghĩa như vậy: sách siếc, lớp iếc, trường triếc, học hiếc….cũng có nghĩa như vậy. 1.2.2.2. Nghĩa sắc thái hóa 8 Sắc thái hóa tức là làm thay đổi nghĩa của hình vị cơ sở bằng cách thêm cho nó những sắc thái khác nhau. Các sắc thái thêm vào có thể là: trạng thái hóa, nghĩa là chuyển một tính chất, một vận động thành một trạng thái diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định: Xa - > xa xôi, xịch - > xục xịch…; kéo dài, dàn trải tính chất, lặp đi lặp lại vận động trong một khoảng thời gian, như: gật - > gật gù, khểnh - > khấp khểnh…. hạn chế về phạm vi sự vật, ví dụ: xấu là hình vị cơ sở được dùng với rất nhiều sự vật khác nhau nhưng xấu xí chỉ dùng cho cái xấu về hình thức, còn xấu xa chủ yếu nói về cái xấu theo tiêu chuẩn đạo đức. Vì các từ láy sắc thái hóa có thêm nét nghĩa mới như vừa nói trên nên khi giảng những từ này cần chỉ ra rõ nét nghĩa đó. Ví dụ khi giảng từ phất phơ, chúng ta dựa trên nghĩa của hình vi phất rồi nói thêm “đưa qua đưa lại theo chiều dọc, nhẹ nhàng, mềm mại, gây ấn tượng đẹp, đáng yêu…” Nghĩa của các từ láy sắc thái hóa gần giống nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa như: đen sì, đen thui, đen xỉn. Vì vậy, cách giải nghĩa của hai loại từ này cũng giống nhau, đó là giảng nghĩa theo lối miêu tả. Miêu tả là lấy một vật làm chủ thể cho đặc điểm mà từ láy hay từ ghép sắc thái hóa biểu thị, rồi miêu tả tính chất hoặc vận động của vật đó theo nghĩa của từ láy hoặc từ ghép sắc thái hóa. 1.2.2.3.Nghĩa của các khuôn vần láy Nghĩa tổng hợp, khái quát, nghĩa sắc thái hóa là nghĩa chung của các từ láy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến nghĩa của cá từ láy do các khuôn vần của hình vị láy biểu thị. Thí dụ: Các từ láy hoàn toàn mà hình vị láy có thanh bằng cũng đều biểu thị nghĩa giảm nhẹ (do sự trải rộng trong không gian và sự lặp đi lặp lại nhiều lần) tính chất, vận động mà hình vị cơ sở biểu thị: khe khẽ, nhè nhẹ, văng vẳng, gật gù, vây vẫy… Nếu hình vị láy ở trước có thanh trắc thì nghĩa của từ 9 láy hoàn toàn lại là tăng cường: dửng dưng, cỏn con… Khuôn vần –iếc của từ điệp âm biểu thị nghĩa: “ các sự vật, hoạt động, tính chất cùng loại với sự vật, hoạt động, tính chất do hình vị cơ sở biểu thị”: sách siếc, người nghiếc, đen điếc, học hiếc, nhảy nhiếc…Nghĩa khái quát này đi kèm theo sắc thái biểu cảm coi thường, khinh rẻ đối với sự vật, tính chất, hoạt động được từ láy đề cập đến. Khuôn vần - ập của các hình vị láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng: nhấp nhô, bập bùng, bập bềnh, phập phồng, trập trùng…. Khuôn vần – uc của các hình vị láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị sự vận động lặp đi lặp lại từng quãng ngắn theo chiều ngang: xục xịch, nhúc nhích, rục rịch, phục phịch… Khuôn vần – ung của các hình vị láy điệp âm ở sau cũng biểu thị ý nghĩa khái quát như ý nghĩa do khuôn vần –iếc biểu thị nhưng sắc thái coi thường, khinh rẻ nhẹ hơn: tiệc tùng, làm lụng, nhớ nhung, mịt mùng… Khuôn vần – ăn của các hình vị láy điệp âm ở sau biểu thị nghĩa hợp vơi mức độ được mọi người xem là chuẩn mực, không quá tốt cũng không thiên về xấu: đầy đặn, nhũn nhặn, thẳng thắng, ngay ngắn, nhọc nhằn, nhiều nhặn…. Trên đây là một số khuôn vần của hình vị láy đã xác định được nghĩa. Phương thức láy tiếng Việt sử dụng gần một trăm khuôn vần để tạo các hình vị láy nên việc tìm ra nghĩa của mỗi khuôn vần còn rất khó khăn. Cần hết sức thận trọng để tránh những kết luận thiếu sức khái quát và mâu thuẫn. 1.3. Phân loại từ láy 1.3.1. Từ láy đôi Từ láy đôi gồm hai âm tiết, giữa các âm tiết có sự phối âm với nhau. 1.3.1.1. Từ láy hoàn toàn 10 Từ láy hoàn toàn là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố. Tuy nhiện, láy không phải sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi theo những quy luật chặt chẽ và tác dụng tạo nghĩa. Theo Nguyễn Hữu Quỳnh đó là những từ có hai thành tố hoàn toàn trùng nhau về vỏ ngữ âm, coi như thành tố thứ hai láy lại hoàn toàn thành tố thứ nhất và cả hai tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh. Sự biến đổi ngữ âm ở từ láy hoàn toàn có thể biểu thị ở những mức độ sau: (1)Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn mạnh và kép dài khi phát âm, còn gọi là điệp âm, điệp vần, điệp thanh. Ví dụ: Xanh xanh, ù ù, nao nao… (2)Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng khác nhau về thanh điệu, hay còn gọi là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh. Ví dụ: đo đỏ, ngoan ngoãn, dửng dưng… (3)Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng khác nhau về phụ âm cuối và thanh điệu theo quy tắc: các phụ âm tắc và vô thanh sẽ chuyển thành các phụ âm vang mũi cùng cặp là: p - m, t - n, ch - nh… Ví dụ: P - m: đèm đẹp, bìm bịp, nơm nớp… T - n: phơn phớt, ngăn ngắt, tôn tốt… K - ng: eng éc, quang quác, bình bịch, anh ách…. Sự biến đổi phụ âm cuối ở từ láy hoàn toàn cũng như sự biến đổi nêu trên chỉ nhằm khả năng hòa phối ngữ âm tạo nghĩa, tạo sự dễ đọc, dễ nghe; vì vậy về nguyên tắc là không có tính chất bắt buộc. Trong từ láy hoàn toàn, sự biến vần chỉ xảy ra ở một số phụ âm cuối nhất định mà thôi. 1.3.1.2. Từ láy bộ phận. 11 Từ láy bộ phận là những từ láy trong đó sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định. Trong tiếng Việt, kiểu từ láy bộ phận là kiểu chính cả về số lượng từ, cả về tính đa dạng, phong phú của quy tắc phối hợp âm thanh. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, có thể chia từ láy bộ phận thành hai nhóm nhỏ: từ láy âm và từ láy vần. (1)Từ láy âm Từ láy âm là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại, còn vần của hai âm tiết trong từ láy âm khác biệt nhau. Ví dụ: rì rào, xào xạc, dịu dàng, líu lo… (2)Từ láy vần Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở hai âm tiết còn phụ âm đầu khác biệt nhau. Cả hai yếu tố trong từ láy phải giống nhau hoàn toàn về phần vần và thanh điệu phải phù hợp với quy luật “cùng âm vực”. Ví dụ: bồn chồn, lom khom, lác đác, lấm tấm… 1.3.2. Từ láy ba Từ láy ba là những từ láy gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Tất cả các từ láy ba trong tiếng Việt đều có một đặc điểm chung: trong ba âm tiết tạo nên từ láy ba, luôn luôn có một âm tiết có chức năng sử dụng độc lập và có ý nghĩa từ vựng, thường được gọi là yếu tố gốc. Từ láy ba là kết quả lặp lại tiếng gốc bằng cách biến đổi thanh điệu theo những quy tắc nhất định. Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thường gặp là như sau: Tiếng thứ hai của từ láy ba thường mang thanh bằng (phổ biến là thanh huyền) Ví dụ: Khít khìn khịt, Sạch sành sanh… Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập với nhau về mặt B/T hoặc đối với nhau về âm vực cao/ thấp. 12 Ví dụ: Cỏn còn con, dửng dừng dưng… 1.3.3. Từ láy tư Từ láy tư là những từ láy chứa đựng bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó, trong đó có nhiều nhất một âm tiết hoặc một cặp âm tiết liền nhau có ý nghĩa từ vựng chân thực. Nó có khả năng hoạt động độc lập nằm trong sự hòa phối âm thanh với các âm tiết hoặc các cặp âm tiết còn lại theo những quy tắc nhất định, tạo nên ý nghĩa khái quát nào đó. Có thể phân loại từ láy tư thành hai loại: (1) Những từ láy được tạo thành trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận với tư cách là đơn vị gốc Ví dụ: Hấp tấp - > hấp ta hấp tấp Vất vưởng - > vất vơ vất vưởng Bồi hồi - > bổi hổi bồi hồi Thơ thẩn - >lơ thơ lẩn thẩn Xăng xít - > lăng xăng lít xít (2) Những từ láy được tạo thành không phải trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận. Ví dụ: trưa - >trưa trật trưa trờ rậm - > rậm rì rậm rịt buồn - > buồn thỉu buồn thiu tầng lớp - > tầng tầng lớp lớp trùng điệp - > trùng trùng điệp điệp 1.4. Phân biệt từ láy với từ ghép - Nếu các hình vị trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm(âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép. 13 Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng… - Nếu các từ chỉ có một hình vị có nghĩa, còn một hình vị đã mất nghĩa nhưng cả hai hình vị không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa…. - Các từ không xác định được hình vị gốc(tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy. Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích chòe… - Các từ có một hình vị co nghĩa và một hình vị không có nghĩa nhưng các hình vị trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu). Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ước ao, yếu ớt… - Các từ có một hình vị có nghĩa và một hình vị không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng các con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q); ng/ngh; g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, gồ ghề… Lưu ý: Trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng rất khó phân biệt. Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực, hoan hỉ…… 1.5. Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chương 1.5.1. Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Nếu chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác là màu sắc, đường nét, hình khối...thì văn học lại lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn học (phi ngôn ngữ bất thành văn). Trong tác phẩm, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện chủ đề và tư 14 tưởng tác phẩm. Nguyễn Tuân đã định nghĩa về nghề văn như sau: “Nghề văn là nghề của chữ, chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh”. Bàn về ngôn ngữ văn học, M.Goorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Nói như vậy cũng có nghĩa là ngôn từ trong văn học không giống với ngôn ngữ, mà ngôn từ là ngôn ngữ được sử dụng với tất cả phẩm chất và khả năng thẩm mĩ của nó. Và chính ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật ấy đã tạo nên tính nghệ thuật cho tác phẩm văn chương. 1.5.2. Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương Trong ngôn ngữ dân tộc, từ láy là một lớp từ đặc biệt. Nó có cấu tạo rất độc đáo về hình thức ngữ âm và mang tính biểu cảm rất cao. Nói như tác giả Đỗ Hữu Châu thì “mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh và chưa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác...kèm theo sự ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ vào họ”. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật, nhất là đối với thơ ca. Nhận định này đã cho thấy rõ tác dụng, tầm quan trọng của từ láy đối với việc sáng tạo văn chương. Vì thế, trong tác phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý đến việc sử dụng từ láy. Trên thi đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà văn nhà thơ đã vận dụng từ láy một cách sáng tạo, độc đáo để viết lên những vần thơ, trang văn hấp dẫn làm say lòng người. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan