Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trường nghĩa chỉ không gian trong thơ đồng đức bốn (2016)...

Tài liệu Trường nghĩa chỉ không gian trong thơ đồng đức bốn (2016)

.PDF
64
130
101

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 Đối với sinh viên cuối KHOA:đƣợc làm khóa luận tốt nghiệp là điều vô cấp khi NGỮ VĂN cùng vinh dự. Nhƣng để có thể************** luận đòi hỏi sự cố gắng rất hoàn thành khóa lớn của bản thân và quan trọng hơn đó là sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong trƣờng, thầy cô hƣớng dẫn, sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và ngƣời thân. NGUYỄN THỊ DUYÊN Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô giáo trong Tổ Ngôn ngữ đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt là cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh là ngƣời đã giúp em định hƣớng đề TRƢỜNG NGHĨA CHỈ KHÔNG GIAN tài và hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em một cách tận tình để em hoàn thành khóa luận của mình. Em cũng xin gửi tới những ngƣời thân yêu, bạn bè lòng TRONG THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN biết ơn chân thành nhất, vì đã luôn ở bên em, động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế. Do vậy, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Em xin chân thành cảm ơn! HÀ NỘI - 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 LỜI CAM ĐOAN KHOA: NGỮ VĂN Tôi xin cam đoan đây là ************** cứu của riêng tôi và đƣợc sự công trình nghiên hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào NGUYỄN THỊ trƣớc đây. Những số liệu trong các bảngDUYÊN biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ việc khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu. Ngoài ra, một số nhận xét, đánh giá khác trong khóa luận đều đƣợc sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh TRƢỜNG NGHĨA CHỈ KHÔNG GIAN bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. TRONG THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN: Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Nội, tháng 05 năm 2016 Hà Ngôn ngữ Tác giả Nguyễn Thị Duyên Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LÊ THỊ THÙY VINH HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Đối với sinh viên cuối cấp khi đƣợc làm khóa luận tốt nghiệp là điều vô cùng vinh dự. Nhƣng để có thể hoàn thành khóa luận đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân và quan trọng hơn đó là sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong trƣờng, thầy cô hƣớng dẫn, sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và ngƣời thân. Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và quí thầy cô giáo trong Tổ Ngôn ngữ đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt là cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh là ngƣời đã giúp em định hƣớng đề tài và hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em một cách tận tình để em hoàn thành khóa luận của mình. Em cũng xin gửi tới những ngƣời thân yêu, bạn bè lòng biết ơn chân thành nhất, vì đã luôn ở bên em, động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế. Do vậy, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thùy Vinh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ việc khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu. Ngoài ra, một số nhận xét, đánh giá khác trong khóa luận đều đƣợc sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Duyên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận...................................................................................... 6 7. Bố cục của khóa luận .......................................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 7 1.1. Trƣờng nghĩa .................................................................................................... 7 1.1.1.Khái niệm trƣờng nghĩa ............................................................................ 7 1.1.2. Phân loại trƣờng nghĩa ............................................................................ 9 1.1.2.1 Trƣờng nghĩa biểu vật .................................................................. 9 1.1.2.2. Trƣờng nghĩa biểu niệm ............................................................... 11 1.1.2.3. Trƣờng nghĩa tuyến tính............................................................... 12 1.1.2.4. Trƣờng nghĩa liên tƣởng .............................................................. 12 1.1.3. Giá trị của việc tìm hiểu trƣờng nghĩa trong tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật ................................................................................................................ 13 1.2. Trƣờng nghĩa chỉ không gian ........................................................................... 14 1.3. Nhà thơ Đồng Đức Bốn và thơ ca Đồng Đức Bốn .......................................... 15 CHƢƠNG 2: TRƢỜNG NGHĨA CHỈ KHÔNG GIAN TRONG THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN ............................................................................................................... 20 2.1. Cơ sở phân loại ................................................................................................ 20 2.2. Các trƣờng nghĩa chỉ không gian cơ bản trong thơ Đông Đức Bốn ................ 20 2.2.1. Trƣờng nghĩa chỉ không gian tự nhiên ..................................................... 22 2.2.1.1. Trƣờng nghĩa chỉ không gian xuất hiện các hiện tƣợng tự nhiên ........................................................................................................................ 22 2.2.1.2. Trƣờng nghĩa chỉ không gian xuất hiện các sự vật tự nhiên ......... 27 2.2.2. Trƣờng nghĩa chỉ không gian xã hội ........................................................ 30 2.2.2.1. Trƣờng nghĩa chỉ không gian làng quê ......................................... 31 2.2.2.1. Trƣờng nghĩa chỉ không gian thành thị......................................... 39 2.2.3.1. Trƣờng nghĩa chỉ không gian địa danh ......................................... 41 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếp cận một tác phẩm văn chƣơng trƣớc hết là tiếp cận bề mặt câu chữ bởi lẽ ngôn ngữ văn chƣơng bao giờ cũng là ngôn ngữ nghệ thuật, là sự sáng tạo có mục đích của tác giả. Ngôn ngữ văn chƣơng không chỉ chú trọng đến cảm xúc, đến tình cảm mà còn chú ý cả đến tính hệ thống và tính chính xác. Từ ngữ sử dụng trong văn chƣơng một cách có chủ ý và thống nhất sẽ làm tăng thêm vẻ tinh tế đó. Nói đến ngôn ngữ văn chƣơng, ngƣời ta nghĩ ngay đến ngôn ngữ trong thơ. Loại ngôn ngữ này tiêu biểu cho phong cách văn chƣơng với những cách dùng từ, đặt câu rất lạ mà ngôn ngữ thông thƣờng không có đƣợc. Mỗi một nhà thơ là một phong cách thơ nên có một hệ thống ngôn ngữ thơ mang những nét riêng. Trƣờng nghĩa ngôn ngữ mang đậm phong cách của nhà thơ từ đó mà hình thành. Đồng Đức Bốn là nhà thơ nổi lên nhƣ một hiện tƣợng thơ đặc biệt với thể thơ lục bát hiện đại. Có lẽ ông là ngƣời làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở Việt Nam. Đồng Đức Bốn từng nhận nhiều giải thƣởng trong các cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và báo Tiền Phong. Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, quê Hải Phòng. Ông đã từng làm nhiều nghề kiếm sống, cuộc đời sóng gió phiêu bạt nhiều nơi. Những dấu vết ấy hằn sâu trong nhiều bài thơ của ông. Ngôn ngữ thơ rất giàu hình ảnh mà nổi bật lên đó là những từ ngữ thuộc hệ thống trƣờng nghĩa không gian. Tìm hiểu trƣờng nghĩa không gian trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn cũng là phát hiện ra vẻ đẹp ngôn ngữ trong thơ ca dân tộc nói chung và phong cách thơ Đồng Đức Bốn nói riêng. 1 2. Lịch sử vấn đề Lí thuyết về trƣờng nghĩa đã đƣợc các nhà ngôn ngữ thế giới quan tâm từ rất sớm, có thể kể đến các tác giả nhƣ J.Trier, L.Weisgerber… Các tác giả này đƣa ra các quan niệm, các khía cạnh khác nhau về trƣờng nghĩa xuất phát từ những góc nhìn riêng của mình. Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu là ngƣời nghiên cứu sớm và có nhiều công trình về lý thuyết trƣờng. Định nghĩa trƣờng của ông đƣợc rất nhiều ngƣời chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trƣờng từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong công trình này, Đỗ Hữu Châu nêu các hiện tƣợng đồng nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích các trƣờng từ vựng. Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trƣờng và việc nghiên cứu từ vựng. Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống lí thuyết về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa. Thực chất hiện giờ lí thuyết về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa ở Việt Nam tồn tại với nội dung sau: Trƣờng từ vựng ngữ nghĩa đƣợc chia làm bốn loại khi căn cứ vào các loại ý nghĩa của từ, bao gồm: Trƣờng nghĩa biểu vật, trƣờng nghĩa biểu niệm, trƣờng nghĩa tuyến tính và trƣờng nghĩa liên tƣởng. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào những nội dung cơ bản trong cuốn Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (in lần thứ 2, 1966) để có đƣợc khung lý thuyết vững chắc cho đề tài này. 2 Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt. Đặc biệt, trƣờng nghĩa liên tƣởng đƣợc áp dụng nhiều khi nghiên cứu. Ví dụ một số công trình tiêu biểu nhƣ: Luận án PTS Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người của Nguyễn Đức Tồn năm 1988 đã nêu khái niệm trƣờng từ vựng ngữ nghĩa khá hoàn thiện. Luận án PTS Đặc điểm Trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tƣ liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) của Nguyễn Thúy Khanh năm 1996 Luận văn thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường thực vật của Đinh Thị Oanh năm 1999 nhằm chỉ rõ đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa hoặc sự chuyển nghĩa của các vị từ thuộc trƣờng thực vật. Công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) của Nguyễn Đức Tồn xuất bản năm 2002. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trƣờng tên gọi thực vật (chƣơng thứ 8). Trong đó, tác giả đã trình bày cụ thể, chi tiết về cấu trúc ngữ nghĩa của trƣờng từ vựng chỉ thực vật, sự chuyển nghĩa và ý nghĩa biểu trƣng của một số từ ngữ thực vật. Nghiên cứu về trƣờng nghĩa trong tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật có một số công trình nhƣ: Luận văn thạc sĩ Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu của Vũ Hoàng Cúc năm 2011 nhằm chỉ rõ việc sử dụng trƣờng nghĩa và di chuyển trƣờng nghĩa từ vựng qua đó lí giải về giá trị của thơ Xuân Diệu từ góc nhìn ngôn ngữ. 3 Luận văn thạc sĩ Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Đồng Đức Bốn của Nguyễn Thị Hiền năm 2013 cũng đã đi vào nghiên cứu việc sử dụng trƣờng nghĩa và di chuyển trƣờng nghĩa từ vựng, từ đó lí giải về giá trị thơ của Đồng Đức Bốn ở phƣơng diện ngôn ngữ. Nhƣ vậy, nghiên cứu về trƣờng nghĩa nói chung đã thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Nhƣng nghiên cứu trƣờng nghĩa trong tác phẩm văn chƣơng còn khá ít. Vấn đề trƣờng nghĩa mà cụ thể hơn là trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn vẫn chƣa có công trình hay bài viết nào đề cập đến một cách có hệ thống. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là làm rõ hơn bản chất của trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng nghĩa trong tác phẩm văn chƣơng nói riêng, cụ thể ở đây là trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ ca Đồng Đức Bốn. Qua đó khóa luận cũng góp thêm sự lí giải về giá trị của thơ Đồng Đức Bốn từ góc nhìn ngôn ngữ học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Xác định cơ sở lí luận của đề tài. - Khảo sát, thống kê các từ ngữ trong thơ Đồng Đức Bốn theo trƣờng nghĩa chỉ không gian để xác định trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn. - Qua khảo sát và phân tích các từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa chỉ không gian để rút ra những giá trị của thơ Đồng Đức Bốn từ góc nhìn ngôn ngữ. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khóa luận này, đối tƣợng chúng tôi nghiên cứu là trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu với khoảng 100 bài thơ nằm trong sáu tập thơ của Đồng Đức Bốn: Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Nxb Văn học, Hà Nội; Chăn trâu đốt lửa, Nxb Lao động, Hà Nội; Trở về với mẹ ta thôi, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội; Cuối cùng vẫn còn dòng sông, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội; Chuông chùa kêu trong mưa, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội; Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp sau: - Phƣơng pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm của từ thuộc trƣờng nghĩa chỉ không gian. - Phƣơng pháp phân tích để làm rõ giá trị biểu hiện của từ thuộc trƣờng nghĩa chỉ không gian trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của thơ Đồng Đức Bốn. - Thủ pháp thống kê dùng để tổng hợp ngữ liệu, qua đó nắm đƣợc một cách khái quát về trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn. - Thủ pháp phân loại dùng để phân loại ngữ liệu và xác định các đặc điểm của từ thuộc trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn. 5 6. Đóng góp của khóa luận Về mặt lí luận, khóa luận làm rõ lí thuyết về trƣờng nghĩa ứng dụng trong tác phẩm văn chƣơng, làm rõ vai trò của việc sử dụng từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ ca Đồng Đức Bốn. Từ đó, khóa luận hƣớng tới khẳng định những đóng góp của nhà thơ về ngôn ngữ nghệ thuật Về mặt thực tiễn, khóa luận giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn cụ thể hơn, đa chiều hơn về thơ ca Đồng Đức Bốn, cụ thể ở đây là cái nhìn từ góc độ ngôn ngữ học 7. Bố cục của khóa luận Tƣơng ứng với mục đích nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận đƣợc triển khai trong 2 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Các trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn Sau cùng là phần tài liệu tham khảo và phụ lục. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Trƣờng nghĩa 1.1.1. Khái niệm trường nghĩa. Ngôn ngữ là một hệ thống điển hình bao gồm tổng thể các yếu tố và các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều kiểu dạng khác nhau. Nằm trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các đơn vị từ vựng cũng không tồn tại biệt lập, tách rời mà luôn có những mối quan hệ nhất định cả về hình thức lẫn ngữ nghĩa. Quan hệ về ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng là một trong những mối quan hệ đƣợc các nhà khoa học ngôn ngữ quan tâm làm rõ. Các từ đồng nhất về nghĩa đƣợc tập trung thành các nhóm gọi là trƣờng nghĩa (hay trƣờng từ vựng hoặc trƣờng từ vựng ngữ nghĩa). Các nhà nghiên cứu khác nhau nhìn nhận việc nghiên cứu tính hệ thống trong từ vựng rất khác nhau và phân chia trƣờng nghĩa theo những cơ sở khác nhau: Trƣớc hết là quan niệm của một số tác giả nƣớc ngoài: Từ những năm 90 của thế kỉ XIX, M. M. Pokrovxki là ngƣời đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng một cách có hệ thống nhƣng khái niệm trƣờng và lý thuyết trƣờng ngữ nghĩa chỉ thực sự đƣợc nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ XX, bắt nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W. Humboldt và F.de Saussure. Sau đó các nhà nghiên cứu khác nhƣ G. Ipsen (1924), A. Jolles (1934), W. Porzig (1934)… và đặc biệt là J. Trier (1934) đƣợc coi là ngƣời đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học. Ông là ngƣời đầu tiên đƣa thuật ngữ “trƣờng” vào ngôn ngữ học và đã thử áp dụng quan điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. Ông cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trƣờng, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trƣờng 7 quyết định. Trƣờng kiểu của J. Trier là trƣờng có tính chất đối vị, gọi tắt là trƣờng trực tuyến (dọc). Cùng kiểu trƣờng với J. Trier là L. Weisgerber, ông cũng có một quan điểm rất đáng chú ý về các trƣờng, theo ông, cần phải tính đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Ngoài hai tác giả trên, trƣờng trực tuyến cũng đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ khác đề cập đến. Có thể kể đến các tác giả nhƣ Cazares, P. M Roget, R. Hallig, W. Von Warburrg, W. P. Zaleskij, Duchacek, H. Husgen, K. Reuning. Khác với các nhà ngôn ngữ trên, W. Pozig lại xây dựng quan niệm về các trƣờng tuyến tính hay trƣờng ngang. Theo ông, trƣờng là những cặp từ có quan hệ kiểu nhƣ “gehen” – “fuber” (“đi” – “chân”), “greifen” – “hand” (“cầm” – “tay”), “sechen” – “auge” (“nhìn” – “mắt”).. Đây không phải là những quan hệ chung nhất, những quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trƣờng cơ bản của ý nghĩa”. Trung tâm của “các trƣờng cơ bản của ý nghĩa” là các động từ và tính từ vì chúng thƣờng đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu, do đó chúng thƣờng ít nghĩa hơn các danh từ. Ở Việt Nam trƣờng nghĩa cũng là đối tƣợng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến nhƣ: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Việt Hùng… trong đó tiêu biểu nhất là nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu. Từ những năm 80 của thế kỉ trƣớc, Đỗ Hữu Châu là ngƣời đã giới thiệu trƣờng trong một loạt các công trình trên những phƣơng diện lịch sử vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm phƣơng pháp của các nhà ngôn ngữ học thế giới, đồng thời đƣa ra các tiêu chí cũng nhƣ phƣơng pháp xác lập trƣờng. Qua thực tế nghiên cứu Đỗ Hữu Châu đã khẳng định rằng: Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng 8 thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. [4; 156] Từ đó, Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra định nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa. [4; 157]. Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trƣờng nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất định hƣớng cho các quan niệm về trƣờng nghĩa của các nhà Việt ngữ khác sau ông. Khóa luận của chúng tôi lấy quan niệm về trƣờng nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu. 1.1.2. Phân loại trường nghĩa F. De Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng đã chỉ ra hai dạng: quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, Đỗ Hữu Châu chia trƣờng nghĩa tiếng Việt thành các loại khác nhau: trƣờng nghĩa biểu vật, trƣờng nghĩa biểu niệm (hai trƣờng nghĩa dựa vào quan hệ dọc); trƣờng nghĩa tuyến tính (dựa vào quan hệ ngang) và trƣờng nghĩa liên tƣởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang). 1.1.2.1. Trường nghĩa biểu vật Trƣờng nghĩa biểu vật là “một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật” [5; 170]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về chân: cổ chân, bàn chân, ngón chân, gót chân, đứng đi, đá, nhảy… Đây là các đơn vị từ cùng phạm vi biểu vật chân. 9 Mỗi một trƣờng nghĩa biểu vật thƣờng có từ trung tâm là danh từ. Danh từ này có tính khái quát cao, gần nhƣ là tên gọi của các phạm trù biểu vật, nhƣ người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu… Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Dựa vào danh từ trung tâm, ngƣời ta xác lập trƣờng nghĩa biểu vật. Ở ví dụ trƣờng biểu vật về chân trên, dựa vào danh từ chân, ta tập hợp đƣợc rất nhiều từ về chân – nằm trong trƣờng nghĩa chân. Các trƣờng nghĩa biểu vật lớn có thể chia thành các trƣờng nghĩa biểu vật nhỏ. Đến lƣợt mình, các trƣờng nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân chia thành các trƣờng nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về chân có thể chia thành các trường nhỏ: trường biểu vật về bàn chân (gồm: ngón chân, đốt ngón chân, mu bàn chân, hoa chân, vân chân….), trường biểu vật về dóng chân (gồm: cổ chân, bọng chân, xương dóng chân…) Số lƣợng từ ngữ và cách tổ chức của các trƣờng nghĩa biểu vật rất khác nhau. Sự khác nhau này diễn ra giữa các trƣờng lớn với nhau và giữa các trƣờng nhỏ trong một trƣờng lớn. Nếu so sánh các trƣờng cùng một tên gọi trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa. Nếu tạm gọi một trƣờng nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trƣờng nhỏ) là một “miền” của trƣờng, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác nhau. Có những miền trống – tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhƣng không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này nhƣng lại thấp trong ngôn ngữ kia. Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều trƣờng biểu vật khác nhau, hệ quả là các trƣờng nghĩa biểu vật có thể “giao 10 thoa”, “thẩm thấu”. Xét trƣờng biểu vật về ngƣời và trƣờng biểu vật về động vật, ta sẽ thấy rất rõ điều này. Trƣờng nghĩa ngƣời sẽ bao gồm các từ: đầu, tóc, mắt, cổ , bụng, tay, chân, mũi, miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, thịt, lông, ăn, uống, chạy, nhảy, khóc, cười, hát, ngủ, nằm… Trƣờng nghĩa động vật sẽ gồm các từ: đầu, đuôi, sừng, cổ, mắt, chân, mũi, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, chạy, nhảy, hót, hí, hú, ngủ, nằm… Hầu hết các từ nằm trong trƣờng động vật đều nằm trong trƣờng ngƣời, ví dụ các từ: đầu, cổ, mắt, chân, mũi, miệng, lưỡi, dạ dày, ăn, uống, chạy, nhảy, ngủ, nằm… Ta nói trƣờng ngƣời và trƣờng động vật giao thoa, thẩm thấu vào nhau. Mức độ giao thoa của các trƣờng tỉ lệ thuận với số lƣợng từ chung giữa các trƣờng với nhau. Quan hệ của các từ ngữ đối với một trƣờng nghĩa biểu vật không giống nhau. Có những từ điển hình cho trƣờng đƣợc gọi là hƣớng tâm, có những từ không điển hình cho trƣờng đƣợc gọi là từ hƣớng biên. Từ hƣớng tâm gắn rất chặt với trƣờng làm thành cái lõi trung tâm quy định những đặc trƣng ngữ nghĩa của trƣờng. Từ hƣớng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trƣờng mờ nhạt đi. Ở ví dụ về trƣờng ngƣời và trƣờng động vật trên, các từ hƣớng tâm là các từ chỉ có ở trƣờng này mà không có ở trƣờng kia, các từ hƣớng tâm của trƣờng ngƣời nhƣ khóc, buồn, hát…, các từ hƣớng tâm của động vật là các từ hí, hót, hú, đuôi… Từ hƣớng biên của chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trƣờng nhƣ đầu, chân, mắt, mũi, ruột, dạ dày, chạy, nằm, ăn, uống… 1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm Trƣờng nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm [5,170]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế hoặc tăng cường công tác lao động) (bằng tay): dao, cưa, búa, đọc, khoan, lưới, nơm, dao, kiếm…. 11 Cũng nhƣ các trƣờng nghĩa biểu vật, các trƣờng biểu niệm có thể phân chia thành các trƣờng nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với những mật độ khác nhau. Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều trƣờng nghĩa biểu niệm khác nhau. Vì thế, cũng giống nhƣ trƣờng nghĩa biểu vật, các trƣờng nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi. 1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính Trƣờng nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ. Chẳng hạn, trƣờng nghĩa tuyến tính của từ chân là mềm, ấm, lạnh,…đứng, đi, nhảy, đá… Để xác lập đƣợc trƣờng nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ. Cùng với các trƣờng nghĩa dọc (trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm), các trƣờng nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ. 1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tượng tâm lí được một từ gợi ra [5;186]. Chẳng hạn, trƣờng nghĩa của từ đỏ gồm các đơn vị từ vựng: đỏ tươi, đỏ tía, lửa, máu, sức sống, may mắn,… 12 Các từ trong một trƣờng liên tƣởng là sự hiện thực hóa, cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ trong một trƣờng liên tƣởng trƣớc hết là những từ cùng nằm trong trƣờng biểu vật, trƣờng biểu niệm và các trƣờng tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song, trong trƣờng liên tƣởng còn có nhiều từ khác đƣợc liên tƣởng tới do sự xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tƣơng đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các trƣờng liên tƣởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân. 1.1.3. Giá trị của việc tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn chương nghệ thuật Quan niệm về trƣờng nghĩa của các nhà ngôn ngữ học có thể không giống nhau nhƣng có thể hiểu: Trường nghĩa là một tập hợp bao gồm các từ có chung với nhau ít nhất một nét nghĩa. Tiêu chí để xác lập trƣờng nghĩa là nghĩa của từ. Việc phân lập hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thành các trƣờng nhỏ dù có dựa vào các tiêu chí nào đi chăng nữa cũng không thể không bắt đầu từ tiêu chí ngữ nghĩa ấy. Trƣờng nghĩa trong tác phẩm văn chƣơng không phải là sự ngẫu nhiên mà nó tuân theo quy luật sáng tạo của con ngƣời dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa. Nghiên cứu nó không chỉ giúp cho ta thấy đƣợc cái hay của ngôn ngữ mà còn thấy đƣợc tài năng, phong cách của ngƣời sử dụng. Qua đó, giúp ngƣời tiếp nhận hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ, câu, khổ thơ và toàn bài. Nhờ vậy, ngƣời tiếp nhận sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm thụ và lí giải tác phẩm văn học đồng thời có thể trau dồi vốn ngôn ngữ cho bản thân. 13 1.2. Trƣờng nghĩa chỉ không gian. “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người” (Trần Đình Sử). Mọi sự vật, hiện tƣợng đều đƣợc gắn với hệ tọa độ không gian - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con ngƣời về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian - thời gian, con ngƣời nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật” [11; 287]. Ở đây, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu về trƣờng nghĩa chỉ không gian trong tác phẩm văn học mà cụ thể là trƣờng nghĩa chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn. Về khái niệm “không gian”, trong cuốn Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải nhƣ sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [13; 633]. Nhƣ vậy, không gian chính là môi trƣờng chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính nhƣ cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu. Theo chúng tôi “trường nghĩa chỉ không gian” là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa chỉ môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật. Môi trƣờng chúng ta đang sống gồm: môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. Môi trƣờng tự nhiên là môi trƣờng bao gồm tất cả những vật 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan