Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ,...

Tài liệu TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH

.DOCX
186
548
107

Mô tả:

TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------- NGÔ THỊ KIM NGUYÊN NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------- NGÔ THỊ KIM NGUYÊN NGHÊ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG THỊ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và sự động viên, giúp đõ của TS. Hoàng Thị Văn. Tôi xin kính gửi lòng tri ân chân thành nhất đến Cô. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô giáo khoa Ngữ Văn, các Thầy Cô phòng Sau đại học, Thư viện trường đã luôn tạo điều kiện cho tôi học tập, tra cứu, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Kính gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành công việc học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012 Học viên Ngô Thị Kim Nguyên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................... 3 MỤC LỤC............................................................................................... 4 DẪN NHẬP............................................................................................. 6 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................... 7 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................12 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................13 5. Những đóng góp của luận văn..........................................................................14 6. Kết cấu của luận văn.........................................................................................14 CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH.............................................. 16 1.1. Chủ thể trần thuật và các hình thức xuất hiện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự..............................................................................................................16 1.1.1. Khái niệm chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự....................................... 16 1.1.2. Các hình thức xuất hiện của chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự........19 1.2. Chủ thể trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh.............................................. 24 1.2.1. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba – khách quan - chủ quan hóa trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của ba nhà văn............................................................. 27 1.2.2. Chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất xưng “tôi” – chủ quan hóa trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của ba nhà văn............................................................. 47 CHƯƠNG 2: KẾT CẤU NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH.............................................. 62 2.1. Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.....................................................62 2.2. Kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh....................................... 63 2.2.1. Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của ba nhà văn ....................................................................................................................................... 68 2.2.2. Kết cấu hình tượng trong truyện ngắn viết về tình yêu của ba nhà văn ... 103 CHƯƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH 117 3.1. Lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự................................................... 117 3.1.1. Khái niệm về lời văn trần thuật..................................................................... 117 3.1.2. Lời văn trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh................................................. 120 3.2. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung............................ 148 3.2.1. Khái niệm về giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự..........................148 3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh.......................................... 151 KẾT LUẬN..........................................................................................178 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................181 1.Lí do chọn đề tài DẪN NHẬP Sau Đại hội Đảng lần VI (tháng 12/1986), đất nước Việt Nam đã có một cuộc đổi mới toàn diện từ văn hóa đến xã hội. Văn học Việt Nam thực sự có những bước chuyển mình mạnh mẽ ngày càng phù hợp với yêu cầu mới của lịch sử. Ở giai đoạn này, theo giới nghiên cứu phê bình văn học, truyện ngắn được xem là thể loại phát triển rực rỡ nhất trong văn học sau 1975. Đó là một nền văn học chưa được xem là hình thành, nếu trong đó truyện ngắn không chiếm một vị trí xứng đáng. [55; tr 34] Có thế nói, văn học giai đoạn sau 1975 không chỉ phát triển về số lượng mà còn về chất lượng. Truyện ngắn mấy năm gần đây đang được mùa, có nhiều giọng điệu khác nhau, nhiều thể nghiệm rất mới, rất khác nhau… [55; tr 34] Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm toàn bộ tác phẩm văn học. Từ đó, văn học giai đoạn này nở rộ nhiều đề tài, chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người: con người được phản ánh không còn phiến diện, một chiều mà biên độ ngày càng được mở rộng, đa dạng, nhiều chiều, nhiều góc cạnh; cảm hứng nghệ thuật và thi pháp có những đổi mới độc đáo, mới lạ. Trong dòng chảy đó, có sự đóng góp lớn của ba nhà văn nữ: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh. Đề tài tình yêu, hôn nhân và gia đình là một trong những vấn đề xuất hiện trong văn học sau 1975 với nhiều sắc màu cùng những chiêm nghiệm mới lạ, khác biệt so với văn học giai đoạn trước. Gia đình là đơn vị xã hội, là tế bào xã hội, là nơi con người được sinh ra, trưởng thành và hoàn thiện với đầy đủ ý nghĩa nhân văn của nó. Mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, cộng đồng là mối quan hệ gắn bó, khắng khít hữu cơ, mối quan hệ này sẽ bộc lộ toàn bộ tính chất của xã hội, chất lượng của đời sống và quan niệm của cả một thời đại, một thế hệ. Trước những biến động của nền kinh tế thị trường, con người trước tiên chịu ảnh hưởng và chi phối nhiều nhất – có những đổi thay tích cực và ngược lại cũng có những cái tiêu cực nhất thời, đôi khi đưa con người đến nhiều bi kịch trong đời sống (tình yêu – hôn nhân) và bế tắc, tuyệt vọng trước áp lực xã hội, gia đình. Viết về đề tài tình yêu, gia đình, truyện ngắn của ba nhà văn nữ Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh nói riêng và truyện ngắn của các nhà văn giai đoạn sau 1975 nói chung đều đi sâu nhìn nhận, phân tích, lí giải cuộc sống gia đình, lối sống của những người đang yêu một cách rõ ràng, hấp dẫn, lôi cuốn, muôn hình vạn trạng và có sức thuyết phục cũng như giàu tính giáo dục cho thế hệ bạn đọc đương thời. Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh là những tác giả nữ có nhiều truyện ngắn viết về đề tài tình yêu và đạt được những thành tựu nhất định về nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện. Phạm Thị Hoài đã có nhiều đóng góp mới mẻ trong nền văn học Việt Nam sau 1975 và là cây bút luôn luôn được bạn đọc quan tâm, chú trọng. Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh bằng tài năng của mình cũng đạt được nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn: Nguyễn Thị Thu Huệ với giải B giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Hà Nội 1986 (truyện Một khoảng chờ đợi); giải nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội (truyện ngắn Hậu thiên đường); tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 1994 (tập truyện ngắn Hậu thiên đường). Phan Thị Vàng Anh với Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1993 (tập truyện Khi người ta trẻ); Giải nhất Truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới Mới 1995 cho tác phẩm Hoa muộn. Văn học là nơi gửi gắm tình cảm, là nơi giãi bày tâm sự. Thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của ba nhà văn, người viết như gặp được tiếng nói đồng cảm để hiểu sâu hơn về cuộc đời, về con người, về bản thân mình và nhất là tình yêu. Từ những lí do trên, người viết chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh nhằm đi sâu tìm hiểu nghệ thuật trần thuật của các tác giả nữ trên khi viết về mảng đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn giai đoạn sau 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến nay đã thu hút và tạo được dấu ấn cho độc giả nhờ vào phong cách nghệ thuật độc đáo và xoáy sâu vào vấn đề của xã hội và con người, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, đồng thời kích thích được tầm đón đợi nơi người đọc. Những ý kiến của giới phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn này là hết sức đa dạng và phong phú. Nhìn chung, đề tài tình yêu trong truyện ngắn của các tác giả nữ được các nhà nghiên cứu đề cập đến chỉ là cái nhìn tóm lược, những nhận định khái quát trong hệ thống đề tài hoặc bài viết, chưa thực sự đi sâu vào phân tích nội dung và nghệ thuật trong những truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh. Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu: Ý kiến về đề tài tình yêu và sáng tác của các nhà văn nữ nói chung Xuất phát từ thực tế phát triển ngày càng mạnh mẽ và đông đảo của tác giả văn xuôi nhất là ở thể loại truyện ngắn, tạp chí Văn nghệ quân đội số 5/1993, Phương Lựu nêu một vài suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ. Bài viết bày tỏ thiết thực sự quan tâm của các nhà lí luận văn học tới sáng tác nữ, đặt ra những thế mạnh và hạn chế của giới trong sáng tác: Chúng tôi muốn nói đã đến lúc trên bình diện lý thuyết phải đặt vấn đề tìm hiểu những đặc điểm của nữ văn sĩ với tất cả mọi mặt mạnh, mặt yếu của nó, để góp phần thúc đẩy việc bồi dưỡng và phát triển lực lượng sáng tác của nửa phần dân tộc và nhân loại. [51; tr 25] Cuộc trao đổi ý kiến với chủ đề Phụ nữ và sáng tác văn chương đặt những vấn đề bức xúc trong sáng tác nữ. Đặng Anh Đào, Vương Tâm, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân,… tìm hiểu vai trò người nghệ sĩ trong sáng tác của họ, thế mạnh và hạn chế, có những cây bút nào đang nổi lên, đóng góp của từng người. Đặng Anh Đào nhận xét: Tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng mà nhỏ nhen, chấp nhặt cũng không ai bằng… Họ mạnh ở chỗ đưa tất cả cuộc đời mình vào trang sách của họ, họ mang vào một cái gì rất hấp dẫn,…, mỗi người một gam riêng. [17; tr 6] Hoàng Thị Văn trong Luận án Tiến sĩ - Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90 có nhận xét về đề tài tình yêu, hạnh phúc cá nhân trong văn học giai đoạn sau 1975: Hạnh phúc cá nhân đôi khi là cái gì rất nhỏ nhoi, thậm chí không đáng kể trong con mắt cộng đồng. Thế nhưng, quan tâm đến nó, thể hiện nó trên cái nền thân phận riêng tư của mỗi cá nhân, đó là bước đi dài, và đầy tính nhân văn của văn học. [85; tr 51] Tác giả có nhận định về hiện tượng tác giả nữ chiếm ưu thế trong mảng đề tài này: Có một hiện tượng: khi viết về hạnh phúc cá nhân những cây bút nữ dường như chiếm ưu thế: Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trầm Hương, Phan Thị Vàng Anh… trong thế giới truyện ngắn 75 – 95, đội ngũ những người đi kiếm tìm hạnh phúc dường như đông đảo hơn và chiếm đa số vẫn là những người phụ nữ. [85; tr 51] Nhận xét về những cây bút trẻ viết về đề tài tình yêu, Bùi Việt Thắng có viết trong Bình luận truyện ngắn: Làm nên đặc trưng của những cây bút trẻ là nhu cầu đến như say mê được tham dự, được hòa nhập vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng ấy của con người. Sự hòa hợp ấy là chất men nồng ủ ấp trong họ bao yêu thương và cả sự phẫn nộ trước cái xấu, cái ác đến “muốn thét lên một tiếng thật to. [70; tr 17] Không chỉ về nội dung, truyện ngắn nữ trẻ còn có nhiều đổi mới về thi pháp: Truyện ngắn của cây bút trẻ gây được ấn tượng ở người đọc nhờ cách trình bày cuộc sống theo hình thức lạ hóa đối tượng. Vẫn những con người, sự kiện bình thường xung quanh chúng ta đấy thôi nhưng khi vào tác phẩm của họ lại mang đường nét mới lạ. Cái khả năng lạ hóa này chỉ có thể có được ở những người cầm bút mà cách nhìn cuộc đời thật phóng túng và giàu sức tưởng tượng. Mỗi người một vẻ không ai giống ai về bút pháp thể hiện nhưng họ lại có điểm chung ở lối viết phá cách rất tự do, khoáng đạt, uyển chuyển và linh hoạt. [70; tr 18] Tất cả những lời nhận định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các nhà lý luận văn học tới sáng tác nữ. Văn học nước nhà sang thế kỉ XXI sẽ mang gương mặt phụ nữ khoan dung, trắc ẩn và đắm đuối [70; tr 18] là một dự cảm, một niềm tin xuất phát từ tiến trình phát triển ngày nay của truyện ngắn nữ. Những ý kiến về truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh Hiện nay, có rất nhiều bài viết đề cập đến sáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh. Phạm Thị Hoài được xem như một hiện tượng văn học tiêu biểu trong giai đoạn sau 1975. Quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Phạm Thị Hoài mở ra cho người đọc cái nhìn khác so với truyện ngắn giai đoạn trước. Khi đọc Phạm Thị Hoài, Đỗ Đức Hiểu phát biểu: Văn bản nhà văn nữ phát triển trên nhiều kênh, nó hấp dẫn một số người đọc vì tiếp nối nhiều giọng của nó, không phải thông tin một chiều hoặc thông tin đường thẳng. Suy nghĩ nhà văn thoát ra ngoài những băng từ muốn quấn chặt lấy nó, áp đảo nó. Nó tự do bay bổng, nó dằn vặt, nó đánh nhau vật lộn với ngôn từ. Truyện của Phạm Thị Hoài về một phương diện (phương diện rất quan trọng) là cuộc đánh vật nhà văn với ngôn ngữ…. Người đọc Phạm Thị Hoài có thể ngạc nhiên lại một nhà văn đi chệch quỹ đạo của truyện truyền thống Việt Nam trong gần nửa thế kỉ nay! Lại một nhà văn tiếp tục cuộc hành trình vô tận của loài người đi tìm cái đẹp! Lại một nhà văn tôn thờ ngôn ngữ văn chương. Người đọc có thể đặt nhiều câu hỏi: Nhà xã hội học đâu là ý nghĩa giai cấp – chính trị của tác phẩm? Nhà triết học có phải chủ nghĩa hoài nghi. Tác giả là một học trò Frớt ra đời muộn màng ở Việt Nam cuối thế kỉ XX này? Tác phẩm dành riêng cho người đọc được lựa chọn. [31; tr 10] Phạm Thị Hoài là một tác giả tạo ra nhiều tranh cãi gay gắt vì truyện ngắn của bà quá dung tục, lai căng và sex. Với Thiện Minh, ông cho rằng: Văn chương trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài có từ vú, mông, đùi, bẹn… Tác giả đã dùng ngọn bút mình bới tung lên mọi tởm lợm, nhàm chán, giả dối, ti tiện ở đời. Phải chẳng cuộc đời này nhân tính chỉ còn là thú tính? [54; tr 2] Phan Thị Vàng Anh được giới báo chí đánh giá cao về sáng tác của cô: Hội chợ, Khi người ta trẻ I, Khi người ta trẻ II. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận xét: Đây là cây bút, dòng mực có sự hài hòa của một tấm lòng nhân ái và một trí thông minh sắc sảo. Tác giả của hai truyện Kịch câm và Đất đỏ sẽ đi rất xa. Tôi hay đoán nhầm nhưng lần này thì tôi tin [63; tr 8]. Phạm Xuân Nguyên có nhận định: Vàng Anh viết truyện vừa vui vẻ vừa nghiêm túc. Nghiêm như trò chơi và vui như trò chơi… Thế giới truyện của Vàng Anh là thế giới chập đôi của thơ ngây và già dặn như vốn có trong mỗi con người, mỗi cuộc đời bình thường quanh ta. Khi viết truyện Vàng Anh thích không áp đặt tư tưởng giống như xây một căn nhà có nhiều cửa tùy thích tính cách độc giả, ai muốn đi cửa nào thì đi… Người đọc hết sức sửng sốt trước tầm vóc sâu sắc và to lớn của vấn đề đặt ra trong truyện và bút pháp già dặn, vững vàng của cấu trúc truyện. [55; tr 6] Huỳnh Như Phương trong bài Trong sân chơi của Vàng Anh viết: Trong thế giới của Vàng Anh, những sự vật gần gũi nhất lại đưa tâm hồn con người đi xa nhất. Trong sân chơi những ngày thường đó nhiều khi con người nghe tiếng hội hè trong lòng mình. Ấy là vì Vàng Anh biết cách lạ hóa những điều quen thuộc biết làm cho da diết những điều tưởng như nhạt nhẽo. Vàng Anh viết văn mà như không hề biết và do vậy không cần phải kháng cự đối phó gì hết – tới một thứ văn chương lúc thì hùng hồn, đạo mạo như những lời hiệu triệu và diễn văn chính trị, lúc thì bóng bẩy, suồng sã như lá thư tình của một cô nàng đỏng đảnh. Văn chương Vàng Anh là trò chơi nói bằng ngôn ngữ của trò chơi, vì thế mà nó thật. Ngòi bút này đã rủ rê những từ ngữ tinh nghịch nhất để làm văn học, cái việc ai cũng cho cần phải nghiêm túc. [63; tr 5] Tác giả Trần Đăng Khoa có Ngẫu hứng du ngoạn đã có những nhận xét sâu sắc về Thu Huệ: Thu Huệ là cây bút sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm sao còn út tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như một con mụ phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình, ruột gan mình có gì hình như nó biết cả. [39; tr 10] Lời nhận xét táo bạo của Văn Chinh trong bài viết Văn nữ thế kỉ XX, một tuyển tập đáng quí đang trên báo Nông nghiệp số 138/2001: Đầu thập kỉ 80 khi các nhà văn nam đang cảm thấy mệt mỏi bế tắc ở lối viết từng đưa họ thành công từ trước và sau 1975 (thật khó có công cụ nào dùng mãi không cùn) thì sự xuất hiện của Lý Lan, Phạm Thị Minh Thư, Dạ Ngân muộn hơn một chút là Phạm Thị Hoài, Y Ban… quả đã mang đến cho văn xuôi sự tươi tắn trẻ trung có vẻ như do nữ tính của họ phát tiết và được nhìn dưới ánh sáng của trí tuệ thời đại. Đặc điểm này vẫn tiếp tục đến khi xuất hiện các nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Tư… [15; tr 12] Khảo sát truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 – 1996 (Luận án Thạc sĩ của Hồ Thị Liễu, 2002, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn). Luận án khảo sát các truyện ngắn của một số nhà văn nữ (Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo…) về cả nội dung và nghệ thuật: Về nội dung, tác giả nghiên cứu các đề tài như đề tài chiến tranh, cuộc sống đời thường, khát vọng tình yêu và hạnh phúc được thể hiện trong truyện ngắn của các nhà văn. Về nghệ thuật, tác giả tìm hiểu các đặc điểm về nhân vật, kết cấu và ngôn ngữ. Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Luận án Thạc sĩ của Trần Thị Thúy An); Từ lý thuyết nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác gia nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay (Luận án Thạc sĩ của Hồ Khánh Vân) đã cung cấp cho luận văn của chúng tôi những tư liệu và nhận xét, đánh giá thiết thực. Văn xuôi nghệ thuật sau 1975 không chỉ dừng lại ở hiện thực khách quan mà đã chuyển dần sang hiện thực trừu tượng – đó là thế giới bên trong của con người, là hiện thực tâm hồn, hiện thực tâm linh. Trong Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp bộ năm 2009), Hoàng Thị Văn nhận định cụ thể, sâu sắc về vai trò, hiệu quả nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong những truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của các nhà văn nữ giai đoạn sau 1975: Đề tài tình yêu lứa đôi và hạnh phúc riêng tư của con người dường như đến văn xuôi nghệ thuật sau 1975 mới được đề cập đến với nhiều sắc màu. Bản chất của tình yêu lứa đôi là sự giao cảm hòa hợp giữa hai người khác giới cả về tâm hồn lẫn thể xác. Để đến với nhau trong sự giao cảm, hòa hợp, đồng điệu – dấu hiệu của Hạnh phúc lứa đôi – người ta luôn lầm lẫn, ngộ nhận, tự gây tai họa cho mình. Yếu tố kì ảo xuất hiện như một phép lạ để giúp con người tìm kiếm khuôn mặt biến ảo khôn lường của Tình yêu, giúp họ nhìn rõ sai lầm và thỏa mãn khát khao hạnh phúc. [86; tr 70] Tác giả Hoàng Thị Văn cũng lí giải rõ sự tác động của yếu tố kì ảo tới sự tiếp nhận của bạn đọc: Thông qua những yếu tố kì ảo, những bi kịch cùng sự hóa giải cái bi nhờ yếu tố huyền ảo, các nhà văn muốn nói đến sự lầm lạc, đớn đau, dằn vặt – hành trình gian nan của con người trên hành trình kiếm tìm Hạnh phúc. Những nhân vật này giống nhân vật kiểu Liêu Trai, nửa Liêu Trai. Nó vừa là ảo ảnh về một thế giới ngoài con người nhưng cũng là vấn đề của cõi nhân sinh này. Hai mặt khổ đau và hạnh phúc gắn kết nhau như ngày và đêm, luôn ở trong thời khắc hoàng hôn hoặc bình minh… cái hấp dẫn con người lại chính ở sự bất ổn, mong manh của lằn ranh bất định đó. [86; tr 74 – 75] Nhìn chung các bài tiểu luận phê bình chung và riêng đều đã thống nhất ở các điểm: Văn học giai đoạn sau 1975, đặc biệt các truyện ngắn của nhà văn nữ phát triển mạnh mẽ và có sự tìm tòi mới lạ trong đề tài phản ánh và cách tân nghệ thuật. Khi bước vào lĩnh vực sáng tác văn chương, sự nhạy cảm, tinh tế, sâu sắc là thế mạnh của nhà văn nữ. Truyện ngắn của các nhà văn nữ nói chung và của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh nói riêng có những đổi mới về cảm hứng và thi pháp nghệ thuật, định hình được phong cách rõ rệt và độc đáo. Từ đó truyện ngắn của họ có sức hấp dẫn kì lạ, khiến người đọc phải xem và sống đến cùng với nhân vật: số phận và bi kịch, hạnh phúc tình yêu và những mất mát đau thương… Tuy nhiên, các bài viết trên chỉ dừng lại ở mức độ khái quát hay tìm hiểu một vài khía cạnh khác, chưa có một bài nghiên cứu nào đi sâu vào khám phá Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh. Từ đó, người viết mạnh dạn tìm tòi và khảo sát vấn đề này, nhằm mục đích học hỏi và làm nguồn tư liệu trong quá trình học tập, giảng dạy. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khoa học mà luận văn đề cập đến là Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh. Phạm vi khảo sát giới hạn cho luận văn chủ yếu là tập trung vào mảng truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của ba nhà văn nữ: Phạm Thị Hoài với 13 truyện trong tập truyện ngắn Mê lộ: Trong cơn mưa, Người đàn bà với hai con chó nhỏ, Mê lộ, Năm ngày, Vệt son, Người suy tư, Hành trình của những con số, Hoa sữa, Khách, Một cái gì, Hai mươi năm sau, Bảy nổi ba chìm, Chín bỏ làm mười. Nguyễn Thị Thu Huệ với 30 truyện ngắn in trong tập truyện ngắn 37 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: Tân cảng, Huyền thoại, Xin hãy tin em, Nước mắt đàn ông, Còn lại một vầng trăng, Dĩ vãng, Thiếu phụ chưa chồng, Rượu cúc, Tình yêu ơi, ở đâu?, Biển ấm, Một trăm linh tám cây bằng lăng, Người đàn bà ám khói, Phù thủy, Người đi tìm giấc mơ, Sơri đắng, Thành phố không mùa đông, Lời thì thầm của mùa xuân, Cầu thang, Người xưa, Những đêm thắp sáng, Đôi giày đỏ, Hình bóng cuộc đời, Đêm dịu dàng, Giai nhân, Mùa thu vàng rực rỡ, Một nửa cuộc đời, Cát đợi, Hậu thiên đường, Cõi mê, Nào, ta cùng lãng quên. Phan Thị Vàng Anh với 9 truyện trong tập truyện ngắn Khi người ta trẻ: Cuộc du ngoạn ngắn ngủi, Truyện trẻ con, Khi người ta trẻ, Si tình, Mười ngày, Trò dối, Một ngày, Nghỉ hè, Kịch câm. Với phạm vi nghiên cứu đã nêu, người viết tập trung tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong các truyện ngắn trên, giải thích được chủ thể trần thuật xuất hiện trong các truyện ngắn, và khẳng định vị thế của mỗi tác giả trên diễn đàn văn xuôi hiện đại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đặt ra trong phạm vi giới hạn, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phối hợp một số phương pháp chính sau: Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống là một trong những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thi pháp học. Sử dụng phương pháp này, người viết tiến hành tìm hiểu truyện ngắn viêt về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh để có cái nhìn hệ thống về những yếu tố nghệ thuật hình thành nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn, đồng thời phương pháp này làm dấu hiệu nhận biết mỗi tác phẩm là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố nội dung và nghệ thuật. Phương pháp thống kê, phân loại: Người viết vận dụng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phân loại để chỉ ra mỗi nhà văn là mỗi một giọng điệu riêng, cách khai thác và thể hiện vấn đề tình yêu ở nhiều lát cắt khác nhau trong đời sống và rút ra được những thành công cũng như hạn chế của mỗi nhà văn. Người viết đưa ra những cứ liệu cụ thể, chính xác làm tăng sức thuyết phục cho vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài giúp cho những nhận xét, đánh giá vấn đề có cơ sở khoa học. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp chủ đạo trong bài viết, là nền tảng làm nắm được bản chất vấn đề cần tìm hiểu. Để khẳng định được nét nổi bật, riêng biệt và đặc sắc của mỗi nhà văn khi khai thác đề tài tình yêu, người viết còn vận dụng kết hợp phương pháp phân tích và phương pháp so sánh để làm rõ các luận điểm đặt ra trong luận văn. 5. Những đóng góp của luận văn Với luận văn này, người viết muốn góp phần tìm hiểu cách tiếp cận và thể hiện đề tài tình yêu trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh: + Tình yêu của con người là một điều thiêng liêng, rất cần sự cảm thức đầy tinh tế. Trong truyện, nhiều màn kịch tình yêu hiện ra như chính màn kịch cuộc đời, tạo tâm thế cho con người đón nhận và chấp nhận tình yêu trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Qua đó, chúng ta thấy được ba nhà văn nữ đã góp phần tạo nên và hòa nhập vào xu hướng chung của văn học thời đại: trao quyền chọn lựa và dự đoán cho người đọc, thể hiện được mối quan hệ bình đẳng, cởi mở trong văn học. + Khẳng định sự tiếp nối và cách tân trong nghệ thuật trần thuật của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh. Đây được xem là một trong những yếu tố tạo nên phong cách riêng biệt, độc đáo của ba nhà văn nữ. Qua những đóng góp của ba nhà văn, người đọc nhận định được sự đa dạng trong đề tài và linh hoạt trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn nói riêng và văn học sau 1975 nói chung. 6. Kết cấu của luận văn Khảo sát đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh, người viết tìm hiểu từ chủ thể trần thuật đến cách tổ chức kết cấu tác phẩm; tìm nhận lời văn và giọng điệu kể của chủ thể trần thuật. Vì vậy, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Chủ thể trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh nói riêng và truyện ngắn nói chung là nhân tố đầu tiên để tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn, và là yếu tố cần thiết, chủ yếu để hình thành, chi phối và qui định cách thức tổ chức kết cấu tác phẩm. Chương 2: Kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh được tổ chức cân đối, chặt chẽ đều có phương thức trần thuật cụ thể, nhất định theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Từ đó, truyện có khả năng mang lại sức hấp dẫn, sinh động và mới lạ trong sự tiếp nhận của bạn đọc. Chương 3: Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh là một trong những yếu tố tạo nên hiệu quả nghệ thuật của truyện. Thứ nhất, người viết thấy được sự khác nhau về bút pháp và phong cách của ba nhà văn nữ, khu biệt tài năng và cá tính của mỗi tác gia. Thứ hai, lời văn và giọng điệu trần thuật gián tiếp thể hiện quan điểm nghệ thuật của họ. Lời văn và giọng điệu trần thuật kết hợp với kết cấu nghệ thuật làm nên sức hút riêng cho tác phẩm. CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA PHẠM THỊ HOÀI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH 1.1. Chủ thể trần thuật và các hình thức xuất hiện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự Văn học là nhân học. Mỗi tác phẩm văn chương là mỗi mảnh đời ghép lại của bức tranh hiện thực đời sống xã hội muôn màu. Có những tác phẩm phê phán, tố cáo bản chất của một chế độ xã hội, một tầng lớp giai cấp. Có những tác phẩm là tiếng nói bênh vực cho người sức yếu thế cô, luôn bị áp bức và chà đạp. Có những tác phẩm là sự đồng cảm sâu sắc về kiếp người nhỏ bé trong xã hội, tạo nhiều xúc cảm trong lòng người đọc. Văn học nghệ thuật là loại hình nghệ thuật được sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người, không chỉ thế, văn học còn là mảnh đất gieo mầm yêu thương, là chiếc cầu nối tình cảm giúp người gần người hơn, là nơi con người gặp gỡ nhau trong sự giao hòa cảm xúc. Vì vậy, chức năng của văn học không chỉ là chức năng thông tin mà tác phẩm còn có khả năng kích thích người đọc đồng sáng tạo. Mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm – người đọc là mối quan hệ khắng khít, gắn bó hữu cơ. Vấn đề tiếp nhận văn học hôm nay hay việc khảo sát hai nhân tố tác giả - người đọc trong đời sống văn học đã được các nhà lý luận phương Tây chú ý quan tâm nhiều từ khoảng thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Để xác lập giá trị của tác phẩm tự sự, nguyên tắc khách quan được xem là nguyên tắc đặc thù trong việc tái hiện và chiếm lĩnh hiện thực. Trong cấu trúc văn bản tự sự, phương diện chủ thể trần thuật là yếu tố giữ vai trò trung tâm. Phương diện này mãi đến khi ngành nghiên cứu tự sự học ra đời mới được giới nghiên cứu chú trọng và xác lập lý thuyết một cách có hệ thống và toàn diện. 1.1.1. Khái niệm chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự Chủ thể trần thuật là một thuật ngữ phổ biến trong tác phẩm tự sự, ngoài ra nó còn được gọi bằng những thuật ngữ tương đương như: chủ thể kể chuyện, người kể chuyện, người trần thuật… Chủ thể trần thuật là nhân vật trong tác phẩm, là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thông qua nhân vật này, nhà văn bộc lộ quan điểm nghệ thuật của mình. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, có định nghĩa: Người trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành (…) nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự. [26; tr 221] Chúng ta cần phân biệt giữa chủ thể trần thuật và bản thân tác giả. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà viết: Người kể chuyện là thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học [83; tr 89], nhà nghiên cứu nhấn mạnh: Người kể chuyện và tác giả không phải là một. Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi tác giả xưng “tôi” đứng ra trần thuật câu chuyện và hoàn toàn đứng ngoài sự vận động của các sự kiện, các tình tiết [83; tr 89]. Như vậy, chủ thể trần thuật hay người kể chuyện hoàn toàn là nhân vật do nhà văn hư cấu. Đôi khi tác giả hòa nhập vào chủ thể trần thuật để kể chuyện, lúc này cũng không thể xem chủ thể trần thuật và nhà văn là một, chủ thể trần thuật chỉ là hình tượng sáng tạo của chính tác giả, tuyệt nhiên không là bản thân tác giả ngoài đời. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, có viết: Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. [26; tr 222] TZ. Todorov chỉ rõ ý nghĩa của chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự: Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng (…) không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật nhân danh cuốn sách được kể có vị trí hoàn toàn đặc biệt. [78; tr 116]. Chủ thể trần thuật được Huỳnh Như Phương diễn đạt với hình thức “hình tượng tác giả”: Khái niệm hình tượng tác giả nói lên bản chất của tác phẩm nghệ thuật và là nơi tập trung sự thống nhất về tư tưởng, kết cấu, hình tượng và ngôn từ của tác phẩm. [27; tr 215] Chủ thể trần thuật là nhân vật không chỉ đại diện tác giả gián tiếp hoặc trực tiếp bộc bạch quan điểm nghệ thuật, là tiếng nói của cái “tôi” tác giả mà còn chi phối các yếu tố khác trong cấu trúc tác phẩm tự sự như: điểm nhìn (hướng nội, hướng ngoại), ngôi kể, kết cấu tác phẩm... Nói chung, chủ thể trần thuật tạo lực hút và có sức ảnh hưởng đến cả nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Huỳnh Như Phương khẳng định: Khái niệm hình tượng tác giả (…), là một phạm trù thi pháp cao nhất quy định đặc điểm và nội dung của cấu trúc tác phẩm, cả tính khuynh hướng và sự phát triển của tác phẩm đó. [27; tr 215] Chủ thể trần thuật có thể đóng vai người quan sát, ngoài lề thuật lại câu chuyện hoặc tham gia vào câu chuyện với tư cách là một nhân vật – người kể chuyện, có khi lộ diện, có khi ẩn mình đằng sau sân khấu. Vì vậy, người kể chuyện thay mặt nhà văn tổ chức kết cấu tác phẩm. Chủ thể trần thuật có thể tổ chức các quan hệ nhân vật theo hình thức đối lập, đối chiếu, tương phản… và tổ chức sự kiện, liên kết chúng tạo thành truyện (với các dạng cốt truyện khác nhau: cốt truyện tuyến tính, cốt truyện tâm lí, cốt truyện “truyện lồng truyện”… Timofeev nhấn mạnh vai trò của chủ thể trần thuật hết sức to lớn. Cách đánh giá các nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện. Do đó, vấn đề tiếp nhận văn học có thành công hay thất bại đều qui về mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm – người đọc, trong đó, chủ thể trần thuật được xem là yếu tố trung gian gắn kết ba nhân tố trên. Nếu không có chủ thể trần thuật, tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ bình thường, thô ráp. Câu chuyện có đủ sức thuyết phục, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc là nhờ vào chủ thể trần thuật, bởi nó là nhân vật đặc biệt về vai trò, ý nghĩa do nhà văn hư cấu nên. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học chỉ rõ: Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi kể được gọi là người trần thuật – một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người chứng kiến và giải thích những gì đã xảy ra. [6; tr 360] Ngoài thái độ chủ quan được thừa hưởng của tác giả, chủ thể trần thuật mang trong mình cả phần nội dung khách quan của thế giới được phản ảnh vào tác phẩm; phần nội dung đó thường thể hiện một loại hình thái độ phản ứng với thực tại điển hình cho thời đại của nhà văn được nhà văn tái hiện và miêu tả lại trong tác phẩm của mình. Một mặt chủ thể trần thuật kéo người đọc đến gần hơn với những quan điểm của tác giả về hiện thực, về nhân sinh, một mặt có khi chủ thể trần thuật còn đối thoại, tranh luận với người đọc để cùng nhau khám phá chân lí và chiếm lĩnh cuộc sống. Chủ thể trần thuật lúc này không còn là người kể chuyện toàn tri và trở nên bình đẳng với nhân vật, người đọc của mình. Chủ thể trần thuật là công cụ giúp nhà văn thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình nhưng chủ thể trần thuật có đời sống riêng của nó. Nhà văn chỉ qui định, lựa chọn các hình thức xuất hiện của chủ thể trần thuật sao cho tác phẩm trở nên khách quan, có sức thuyết phục cao, tranh thủ sự đồng tình cùng người đọc, còn chủ thể trần thuật sẽ vận động theo đúng với đặc điểm, tính chất của bản thân nó từ lời văn đến giọng điệu trần thuật. Tác giả thực sự xuất hiện chỉ như người ghi, người sao lục lời kể, hoặc là người nghe trộm người kể. Người trần thuật là kẻ sáng tạo ra để mang lời kể. Và hành vi trần thuật là hành vi của người trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự, lúc này tác giả không bao giờ hiện diện trong tác phẩm như một người kể, người phát ngôn (…) [50; tr 7] 1.1.2. Các hình thức xuất hiện của chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự Để thực hiện hành vi kể chuyện, chủ thể trần thuật được tác giả đặt cách xuất hiện sao cho phù hợp với đặc thù, tính chất của câu chuyện được kể. Trong tác phẩm tự sự, chủ thể trần thuật có thể được kể ở ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Nhờ thay đổi các chủ thể kể chuyện khác nhau, nhà văn tạo điều kiện cho cách nhìn nhiều chiều về nhân vật, sự kiện, giảm bớt sự phụ thuộc vào quan điểm của tác giả, tăng cường khả năng nghiền ngẫm của người đọc, đồng thời tránh được lối kể đơn điệu theo một giọng từ đầu đến cuối tác phẩm. Sự phân biệt về ngôi kể bao giờ cũng có ý nghĩa nghệ thuật, bởi vì mỗi ngôi kể có một trường nhìn khác nhau được qui ước, đem lại những cái nhìn khác nhau. 1.1.2.1. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan – chủ quan hóa Chủ thể kể chuyện ở ngôi thứ ba vô nhân xưng là ngôi kể tự do nhất, cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, có thể len lỏi vào từng ngõ ngách, góc khuất trong suy nghĩ của con người để bình luận, nhận xét hoặc kể về những chuyến chu du miền đất lạ mà không bị giới hạn tầm nhìn và về nguyên tắc, người kể không thể biết. Với ngôi thứ ba vô nhân xưng, chủ thể trần thuật hoàn toàn ở ngoài cốt truyện, không thuộc vào thế giới của các nhân vật trong truyện mà có vai trò là chỉ là người dẫn dắt, theo dõi nhân vật, chỉ đứng bên ngoài quan sát và kể lại, không trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố truyện. Do tính chất hướng ngoại của nhân vật nên điểm nhìn của chủ thể trần thuật hầu hết là từ bên ngoài. Để truyền đạt hết giá trị tư tưởng của tác phẩm, vai trò của chủ thể trần thuật rất được chú trọng, ở đó nhân vật của truyện không suy ngẫm, hồi tưởng mà chủ thể trần thuật mới là người truyền đạt, đồng thời tác giả là người cùng tham gia sáng tạo lại. Chọn góc nhìn trao cho ngôi thứ ba, nhà văn đã tạo nên cái nhìn khách quan trong tác phẩm và hướng cái nhìn ấy đến bạn đọc. Tạo độ tin cậy cao nơi tác phẩm, tranh thủ sự đồng tình nơi người đọc, tránh được sự cảm nhận chủ quan của người đọc từ tác phẩm, giàu tính thuyết phục, góc nhìn rộng, bao quát được các vấn đề được kể là ưu thế nổi bật của phương thức trần thuật này. Tuy trần thuật ở ngôi thứ ba vô nhân xưng nhưng khoảng cách giữa tác giả và chủ thể trần thuật cũng như giữa chủ thể trần thuật và sự việc được trần thuật luôn hiện hữu. Câu chuyện được kể trở nên khách quan hơn vì nó được kể ở ngôi thứ ba, đối tượng được trần thuật là “chuyện về người, việc của làng”, không liên quan trực tiếp đến chủ thể trần thuật, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để chủ thể trần thuật, đằng sau là tác giả tự do, thoải mái, tự nhiên thuật lại theo đúng với diễn biến của cốt truyện. Lời bình luận, nhận định, đánh giá, nhận xét của chủ thể trần thuật hầu như không có, tất cả đều trao vào lời đối thoại của các nhân vật xuất hiện trong truyện. Vì thế, mặc nhiên truyện được trần thuật trở nên khách quan hơn. Đảm nhận vai trò là người dẫn truyện, dẫn dắt người đọc tham gia vào tình tiết của truyện, chủ thể trần thuật hướng cái nhìn và nhận định đến với người đọc. Đây là kiểu người kể luôn luôn tách mình ra khỏi diễn biến của câu chuyện, tạo một khoảng cách nhất định đối với câu chuyện đang kể. Chủ thể trần thuật luôn hướng sự quan tâm của người đọc đến những sự kiện cùng các tính chất của chúng mà không bày tỏ thái độ của mình [42; tr 165]. Độc giả có thể đồng tình hay phản bác, có thể yêu hay ghét, thích hay không thích là do cảm nhận chủ quan của họ. Trong các truyện trần thuật theo kiểu trần thuật này, người đọc hầu như không nhận thấy thái độ của chủ thể trần thuật. Người kể chuyện đã tách mình ra khỏi câu chuyện để cho nhân vật tự bộc lộ tính cách qua ngôn ngữ và hành động. Tuy nhiên, thông qua chủ thể kể chuyện, người đọc vẫn nhận thấy được thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Bên cạnh đó, trong các truyện tổ chức trần thuật theo kiểu này, câu chuyện không phải bao giờ cũng được kể một cách hoàn toàn khách quan. Để tránh đơn điệu, ở một số truyện, đôi khi chủ thể trần thuật xuất hiện ở những lời bình luận, triết lý mang tính chủ quan. Trong khi kể và tả về các sự kiện cùng các tính chất của chúng, người tường thuật có giọng nói riêng không cố gắng né tránh việc bày tỏ thái độ của mình như ở người tường thuật lạnh lùng (…). Người tường thuật có giọng nói riêng không bỏ lỡ dịp nào để biểu hiện tính cách của mình. Trong khi trình bày các thực tế khách quan xung quanh anh ta luôn luôn tìm cách nói lên quan điểm, thái độ, tình cảm, cách đánh giá của mình. Không phải phát biểu một cách trực tiếp mà sử dụng giọng nói riêng, những đặc điểm riêng trong lời nói cá nhân để gián tiếp cho người đọc hiểu. [42; tr 176]. Như vậy, ở kiểu trần thuật này, không phải lúc nào chủ thể kể chuyện cũng hoàn toàn tách mình ra khỏi câu chuyện mà đôi lúc khoảng cách giữa chủ thể kể và câu chuyện đã 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan