Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình yêu trong thần thoại hy lạp...

Tài liệu Tình yêu trong thần thoại hy lạp

.DOCX
72
242
101

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐỖ THỊ ÁNH NGUYỆT TÌNH YÊU TRONG THẦN THOẠI HY LẠP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài HÀ NỘI LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tình yêu trong Thần thoại Hy Lạp” tôi đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài và ThS. Đỗ Thị Thạch - người hướng dẫn trực tiếp. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô! Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2016 Người thực hiện Đỗ Thị Ánh Nguyệt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Đỗ Thị Thạch. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và không trùng với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Người cam đoan Đỗ Thị Ánh Nguyệt LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tình yêu trong Thần thoại Hy Lạp” tôi đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài và ThS. Đỗ Thị Thạch - người hướng dẫn trực tiếp. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Người thực hiện Đỗ Thị Ánh Nguyệt MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 2 3. Mục đích của khóa luận.................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7 7. Bố cục của khóa luận.....................................................................................7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: THẦN TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU.......................................................................... 8 1.1. Thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp...................................................... 8 1.1.1. Thần tình yêu và sắc đẹp Aphrôđitơ........................................................9 1.1.1.1. Nguồn gốc xuất thân.............................................................................9 1.1.1.2. Ngoại hình và tính cách........................................................................9 1.1.1.3. Chức năng...........................................................................................14 1.1.2. Thần tình yêu Êrôx................................................................................18 1.1.2.1. Nguồn gốc xuất thân...........................................................................18 1.1.2.2. Ngoại hình..........................................................................................18 1.1.2.3. Chức năng...........................................................................................20 1.2. Quan niệm về tình yêu..............................................................................22 CHƯƠNG 2: SỨC HẤP DẪN CỦA ĐỀ TÀI TÌNH YÊU TRONG “THẦN THOẠI HY LẠP”..............................................................................29 2.1. Biểu hiện muôn mặt của tình yêu trong “Thần thoại Hy Lạp”.................30 2.1.1. Tình yêu chung thủy..............................................................................30 2.1.2. Tình yêu đơn phương............................................................................ 33 2.1.3. Tình yêu dang dở...................................................................................35 2.1.4. Tình yêu vị kỉ........................................................................................ 37 2.1.5. Ngoại tình..............................................................................................40 2.2. Muôn vàn những cung bậc cảm xúc trong tình yêu................................. 44 2.2.1. Say đắm.................................................................................................44 2.2.2. Hối tiếc.................................................................................................. 46 2.2.3. Ghen tuông............................................................................................ 48 2.2.4. Thù hận..................................................................................................50 KẾT LUẬN..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong kho tàng văn hóa Cổ đại, “Thần thoại Hy Lạp” là một đỉnh cao sáng chói. Ngay từ khi mới xuất hiện, thần thoại không chỉ là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học, thơ ca, hội họa, điêu khắc, kiến trúc mà qua đó còn nói lên được những phong tục tập quán của người dân Hy Lạp. Có thể nói “Thần thoại Hy Lạp” không chỉ là di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp mà từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến và vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật hiếm có thần thoại của dân tộc nào lại luôn tái sinh và luôn có mặt, hiện diện trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp. Các nhà nghiên cứu đã từng thấy ở thần thoại Hy Lạp cái nôi của nền văn minh Châu Âu, thì ngày nay họ càng thấy rõ hơn cái hào quang rực rỡ đánh thức tiềm năng tri thức và nghệ thuật tiềm ẩn đủ sức giúp con người vén tấm màn Trung Cổ, bước vào ánh sáng của thời kì Phục Hưng và bước tiếp vào thế kỉ XXI với những sức mạnh to lớn. Như nhà nghiên cứu Đỗ Văn Khang khi bàn luận về đời sống thẩm mĩ đã nhận xét: “Những tác phẩm của nghệ thuật Hy Lạp cho đến nay vẫn phải làm cho ta phải ngạc nhiên về tính hiện thực, tính hài hòa, nhân tố hoàn chỉnh, tinh thần lạc quan anh hùng và lòng tôn trọng phẩm chất của con người. Ở đây lần đầu tiên vẻ đẹp toàn diện của con người trở thành lí tưởng thẩm mĩ trong sáng, thành nguồn cảm hứng chủ yếu qua văn học nghệ thuật”[8;74]. “Thần thoại Hy Lạp” là một hệ thống các truyện cổ phong phú, đẹp đẽ, được xếp vào hạng những câu chuyện hay nhất thế giới. Đó là cả một quá trình chinh phục tự nhiên kéo dài vô cùng chậm chạp từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Trước khi có chữ viết người Hy Lạp sáng tác ra những câu 1 chuyện kì diệu để gửi vào đó những nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống, ước mơ khát vọng của họ. Tình yêu là một đề tài không bao giờ vơi cạn cho những nghệ sĩ đa tài trong mọi lĩnh vực. Trong “Thần thoại Hy Lạp” cũng vậy, tình yêu được thể hiện một cách sâu sắc với tất cả những cung bậc cảm xúc tinh tế nhất. Những tình cảm đời thường cũng được người Hy Lạp hết sức quan tâm. “Thần thoại Hy Lạp” không chỉ là những câu chuyện li kỳ về các vị thần, những người anh hùng, mà còn là những thiên tình sử về các mối tình lãng mạn, thơ mộng. Các câu chuyện tình yêu mọi cung bậc cảm xúc đều được người dân Hy Lạp đề cập tới. Chính điều đó một phần đã tạo nên sức hấp dẫn của đề tài này Tìm hiểu về tình yêu trong thần thoại Hy Lạp ta có thể thấy thế giới tâm hồn hết sức tinh tế và phong phú của người xưa, cảm nhận được những ước mơ khát vọng về một cuộc sống chan chứa tình yêu, hạnh phúc của người dân Hy Lạp cổ đại. 2. Lịch sử vấn đề Văn học Cổ Đại Hy Lạp từ lâu đã trở thành một giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nó là nguồn cảm hứng không hề vơi cạn của sáng tạo nghệ thuật. Karx Marx từng nói “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp Cổ Đại và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại”. Marx đã khẳng định vị trí không thể thiếu của văn hóa Hy Lạp trong quá trình phát triển của văn minh nhân loại. Hy Lạp được coi là chiếc nôi của văn minh nhân loại. Đó là nền văn minh đảo Cret - Misen chấm dứt thời tiền sử chuyển sang thời đại văn minh của con người. “Thần thoại Hy Lạp” không còn là một vấn đề, khái niệm mới lạ đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong khả năng bao quát những tài liệu nghiên cứu, chúng tôi thấy có một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm đến “Thần thoại Hy Lạp”. Tuy nhiên vấn đề tình yêu trong “Thần thoại Hy Lạp” chưa có sự nghiên cứu sâu rộng. “Thần thoại Hy Lạp” với nội dung nhân văn sâu sắc với nghệ thuật diễm lệ mãi là công trình“ dệt gấm vóc bằng từ ngữ, xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ muôn màu của nó bay khắp bốn phương, phủ lên trái đất một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng.”[4;26]. Bài viết “Tình yêu của các vị thần trong thần thoại” đã đề cập đến tình yêu của các vị thần, nhưng chưa đi sâu. Bài viết chủ yếu tìm hiểu những câu chuyện tình yêu của các vị thần không phải lúc nào cũng lãng mạn. Đó là câu chuyện tình của vị thần chúa tể Dớt và Hêra, bi kịch tình yêu của chàng Hêraclex với nàng công chúa Đêdania. Đây là những câu chuyện tình yêu buồn không có kết quả tốt đẹp.[14;1]. Trong bài viết: “Thần thoại Hy Lạp: Tình yêu vô bờ bến của nàng Ankextơ” vấn đề về tình yêu cũng đã được nói tới. Đó là sự hi sinh của Ankextơ, nàng chấp nhận lấy cái chết để chồng được sống. Vì chồng, nàng có thể làm tất cả cho dù phải đón lấy cái chết. Nhưng Hêraclex đã cứu được nàng Ankextơ khỏi tay thần Hadex. Cuối cùng Ađmet cũng được sống với người vợ thân yêu cho đến cuối đời.[13;3]. “Thần thoại Hy Lạp” là thành quả tuyệt vời của văn học thế giới nói chung và của văn học Hy Lạp nói riêng. Chính vì vậy qua thời gian hấp dẫn của nó vẫn lan tỏa, thôi thúc say mê lòng người đọc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tình yêu trong thần thoại nhưng chủ yếu ở hình thức nhỏ lẻ, chưa được nghiên cứu sâu. Đề tài “Tình yêu trong thần thoại Hy Lạp” là một đề tài khoa học hấp dẫn, riêng ở Việt Nam cũng có những tư liệu sưu tầm và có ý kiến trao đổi về vấn đề này song những bài viết về tình yêu trong thần thoại Hy Lạp còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm. 3 Việc tìm hiểu “Tình yêu trong thần thoại Hy Lạp” người viết khóa luận hy vọng góp một phần nhỏ của mình trong việc trả lời những câu hỏi còn thắc mắc, chưa giải đáp và thấy được mơ ước khát vọng cao cả của người Hy Lạp. 3. Mục đích của khóa luận Nghiên cứu đề tài này người viết mong muốn khám phá sâu hơn thế giới tình cảm hết sức tinh tế, phong phú của người dân Hy Lạp. Đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé vào việc làm phong phú tư liệu nghiên cứu về “Thần thoại Hy Lạp”. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp người viết tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tập hợp những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê những câu chuyện tình yêu trong “Thần thoại Hy Lạp” để vận dụng thể hiện nội dung đề tài. - Tìm hiểu về hai vị thần tình yêu của người Hy Lạp. - Tìm hiểu các biểu hiện và các cung bậc tình yêu trong Thần thoại Hy Lạp. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về : “Tình yêu trong thần thoại Hy Lạp”. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Giới thuyết về khái niệm tình yêu “Tình yêu là thứ tình cảm nồng nhiệt, làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật như tình yêu đồng bào đồng chí, tình cảm yêu đương giữa nam và nữ như tình yêu son sắt, thủy chung”.[10;1030]. Như vậy khái niệm về tình yêu ta có thể hiểu theo hai cách. Theo nghĩa rộng đó là tình cảm nồng nhiệt, là cho gắn bó mật thiết trách nhiệm với người với vật. Đó có thể là tình yêu đồng bào, đồng chí, tình yêu quê hương đất nước, tình đồng loại...là tình yêu thương, thông cảm giữa hai người với nhau. Họ thông cảm, giúp đỡ nhau về hoàn cảnh, kinh tế gia đình, rủi ro do thiên tai, không phân biệt về ngôn ngữ, quốc gia, dân tộc. Người xưa có câu “người với người sống để yêu nhau” thì tình yêu trong câu này được hiểu đó là tình cảm con người nói chung trong đó tình cảm cụ thể như tình mẫu tử, tình bằng hữu, tình thầy trò... Tình yêu được hiểu theo nghĩa hẹp đó là tình cảm giữa một người nam với một người nữ. Theo triết học: “Tình yêu là một loại tình cảm giữa người với người hướng con người đến chân, thiện, mĩ. Bản năng con người nhìn nhận trong đây là những hành động suy nghĩ có sẵn trong tự nhiên. Trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi giống (giữa hai giống đực và cái)”.[15;14]. Tình yêu thông thường người ta hay dùng chữ “ái tình” đó là: “tình yêu nam nữ”[10;20]. Đó là tình cảm có sự rung động của hai con tim, mà trong “Thần thoại Hy Lạp” nhiều khi tình yêu gắn liền với sự đụng chạm xác thịt. Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu. Chủ thể của tình yêu ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại đều là con người. Còn chủ thể tác động đến tình yêu thì rất đa dạng, có thể là bất kì thứ gì từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô hình.Có rất nhiều khái niệm về tình yêu, mỗi quan niệm lại đưa ra những cách hiểu về tình yêu không giống nhau. Trong cuốn sách có tựa đề “Tình yêu”, những cảm xúc mãnh liệt ảnh hưởng đến tình cảm, suy nghĩ, hành động của chúng ta, nhà tâm lí học Barbara Fredriclson đã đưa ra một định nghĩa mới về tình yêu: “Tình yêu không như chúng ta vẫn nghĩ - nó không phải là mối quan hệ lâu dài với những cảm xúc được duy trì bằng cuộc hôn nhân, cũng không phải khao khát và cảm xúc của tình yêu, tuổi trẻ và đương nhiên tình yêu cũng không phải là 5 máu mủ ruột thịt. Trên thực tế nhà tâm lí học cho rằng, tình yêu là khoảnh khắc của sự cộng hưởng tích cực”.[16;3] Tình yêu thường liên quan đến việc chăm sóc cho một người hay một vật (thuyết chăm sóc về tình yêu), bao gồm cả bản thân mình (từ ngưỡng mộ bản thân). Ngoài sự khác biệt giữa các văn hóa trong sự hiểu biết về tình yêu, quan điểm về tình yêu cũng thay đổi rất nhiều theo thời gian. Một số nhà sử học trong giai đoạn Phục Hưng, Châu Âu hoặc sau thời Trung Cổ lại có quan niệm hiện đại về tình yêu lãng mạn. Mặc dù sự tồn tại các cảm xúc lãng mạn được các bài thơ tình Cổ Đại ghi nhận. Tính chất phức tạp và trừu tượng về tình yêu ở đó thì tình yêu vượt lên mọi cảm xúc khác “Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả” của Virgil đến “Tất cả thứ bạn cần là tình yêu” của Beatles. Thánh Thomas Aquinas, sau Aristotle, định nghĩa về tình yêu là “Tạo ra những điều tốt lành cho người khác”. Nhà sinh học Jeremy Griffith định nghĩa tình yêu là“Lòng vị tha vô điều kiện”. Tình yêu không giống như các khái niệm thông thường khác, nó là một khái niệm đa nghĩa trừu tượng khó nắm bắt, không ai có thể định nghĩa hoặc đưa ra một khái niệm chính xác về tình yêu. Muốn hiểu được nó con người cần cảm nhận yêu thương từ chính những cảm xúc bên trong của con tim mình. Chính vì vậy mỗi người sẽ đưa ra được những khái niệm, những cách hiểu mới về tình yêu. Có rất nhiều những khái niệm về tình yêu, nhưng khóa luận sử dụng khái niệm tình yêu theo nghĩa hẹp đó là tình yêu nam nữ là sự rung động của hai con tim. Ngoài ra khóa luận còn tìm hiểu thêm về tình cảm vợ chồng, ngoại tình trong tình yêu. 5.2.2. Tư liệu nghiên cứu Do phạm vi khóa luận nên người viết chỉ đi sâu nghiên cứu “Tình yêu trong thần thoại Hy Lạp”. Tình yêu là một thế giới đa dạng phong phú với những tình cảm cung bậc cảm xúc khác nhau. Vì vậy trong quá trình viết người viết chỉ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tình yêu của con người và thần linh trong “Thần thoại Hy Lạp” để phục vụ cho đề tài. Do điều kiện ngoại ngữ còn hạn hẹp người viết không thể khảo sát trực tiếp các văn bản gốc mà chỉ có thể khảo sát dựa trên bản dịch chủ yếu của Việt Thanh, Văn Trọng, Vương Đăng – Nhà xuất bản văn hóa thông tin năm 2011. Người viết cũng sử dụng cách phiên âm cách đọc tên nhân vật theo tài liệu thần thoại Hy Lạp của Việt Thanh, Văn Trọng, Vương Đăng, để có sự thống nhất trong cách diễn đạt. Qua việc khảo sát 102 truyện trong thần thoại Hy Lạp có 44/102 câu chuyện nói về tình yêu. Vì vậy khóa luận đi sâu vào tìm hiểu 44 truyện này. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong qua trình triển khai đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp hệ thống - Phương pháp so sánh đối chiếu 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khóa luận gồm 2 chương CHƯƠNG 1: THẦN TÌNH YÊU VÀ QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI HY LẠP CỔ ĐẠI. CHƯƠNG 2: SỨC HẤP DẪN CỦA ĐỀ TÀI TÌNH YÊU TRONG“ THẦN THOẠI HY LẠP”. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THẦN TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU 1.1. Thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp Trong “Thần thoại Hy Lạp” mỗi khi có vị thần nào ra đời thì những vị thần đó đều đảm đương những nhiệm vụ, cai quản một lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con người mà đấng Dớt tối cao đã ban cho họ. Nhờ có các vị thần, cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp, ấm no hơn. Như vị nữ thần Đêmêtê, vị nữ thần cai quản sự phì nhiêu của đất đai, trông nom việc trồng trọt mùa màng. Người dân được mùa hay mất mùa đều tùy thuộc vào vị nữ thần này. Nữ thần Hextia là vị nữ thần Nội trợ và của ngọn lửa trong lò sưởi gia đình, bảo hộ cho sự quần tụ, ấm cúng của người trong gia đình. Hay thần Hađex vị thần cai quản thế giới âm phủ, có chiếc mũ tàng hình, mặt mày dữ tợn, tóc rậm. Hađex cai quản trật tự của thế giới linh hồn, khi con người chết phải xuống với thế giới của thần Hađex có khi được ban thưởng hoặc bị trừng phạt thích đáng với những tội lỗi khi sống đã tạo ra. Còn rất nhiều các vị thần khác như vị nữ thần Athêna vị nữ thần của trí tuệ, chiến thắng, nữ thần Artêmix nữ thần săn bắn,... Mỗi vị thần đều có công việc riêng. Không chỉ có các vị thần đảm đương về cuộc sống vật chất mới được nhắc tới trong thần thoại Hy Lạp. Đời sống tinh thần cũng được người Hy Lạp hết sức quan tâm bằng việc xây dựng hình tượng vị thần tình yêu làm cuộc sống của họ đầy đủ sắc màu, với những thăng trầm,bồi hồi nhớ nhung trong tâm hồn. Họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, sống là để yêu thương. 1.1.1. Thần tình yêu và sắc đẹp Aphrôđitơ 1.1.1.1. Nguồn gốc xuất thân Nữ thần Aphrôđitơ, nữ thần tình yêu và Sắc đẹp, nàng chẳng được thần Dớt ban cho một đặc ân gì, chẳng có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh phi thường. Cả thế giới Olimpus cho đến thế giới người trần đoản mệnh đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, phải quỳ gối nộp mình dưới chân nàng. Sự ra đời của vị nữ thần xinh đẹp này có nhiều sự tích khác nhau, như một truyền thuyết kể nàng là con của thần Dớt và tiên nữ Điônê. Nhưng người Hy Lạp xưa vẫn coi quê hương của Aphrôđitơ ở đảo Síp vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảo Síp. Thần Crônôx trong khi thực hiện mưu đồ lật đổ vua cha Uranôx đã dùng lưỡi hái chém chết Uranôx. Máu của Uranôx từ trời cao nhỏ xuống vùng biển Síp hòa tan vào những con sóng bạc đầu. Từ một đám bọt sóng trong như ngọc, trắng như ngà ấp ủ được tinh khí của trời và biển giao hòa đã nảy sinh ra nữ thần Aphrôđitơ. Aphrôđitơ ra đời từ một đám bọt của một con sóng trên mặt biển. 1.1.1.2. Ngoại hình và tính cách Aphrôđitơ là vị nữ thần xinh đẹp nhất trên đỉnh Olimpus. Vẻ đẹp của nữ thần không chỉ được người đời ca tụng. Đến các vi thần cũng phải khuất phục trước nhan sắc của nàng. Cho nên khi được hỏi ai là người xinh đẹp nhất trong ba vị nữ thần là nữ thần Hêra, nữ thần Athena và nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrôđitơ thì Paris hoàng tử thành Troy đã lựa chọn nữ thần Aphrôđitơ là người xinh đẹp nhất. Mặc dù hai vị nữ thần kia hứa sẽ ban cho chàng quyền lực và chiến thắng nhưng Aphrôđitơ đã hứa sẽ ban cho chàng tình yêu của người đẹp nhất trần gian. Paris đã đồng ý và trao quả táo vào tay người xinh đẹp nhất là nữ thần Aphrôđitơ. 9 Nàng hiện ra trên mặt biển trong nhịp ru lâng lâng của sóng và tiếng ca dìu dặt của gió biển Nam. Biết diễn tả thế nào cho đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrôđitơ, vị nữ thần Sắc đẹp. Chỉ có thể nói là đẹp bao la, lồng lộng của bầu trời xanh, là ánh sáng trong trẻo, ngời ngời tràn lên những áng mây trắng muốt đang lững thững êm trôi, là vẻ đẹp mênh mông căng đầy. Tóm lại, đó là vẻ đẹp bao la, bát ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của tự nhiên đang sinh thành, đang sống, đang dào dạt sức sống và luôn luôn khao khát được sống. Người xưa kể, mỗi khi xuống trần nữ thần Aphrôđitơ với dáng người thanh tao, gương mặt diễm lệ, đầu tóc vàng lượn sóng như một vòng hoa và là hình ảnh tượng trưng cho sắc đẹp thần tiên và sự trẻ trung bất diệt. Khi nàng bước đi trong sắc đẹp kiều diễm và bộ áo ngát hương thơm, nữ thần duyên dáng- Kharitêx đi theo nàng để trải mớ tóc cho vàng của nàng và đội lên đấu nàng chiếc mũ vàng lấp lánh. Khi Aphrôđitơ từ đám bọt bể hiện lên tươi tắn, ngời ngời như một đóa hoa xòe nở, sóng và gió dịu hiền đưa nàng tới hòn đảo Síp. Các vị nữ thần Hora- thần Thời gian luôn luôn đi theo bên nàng để chăm sóc phục trang và sắc đẹp của nàng. Chim chóc từng đàn bay lượn trên đầu nàng ríu rít, nô đùa, vờn lướt trước mặt nàng, bên vai nàng. Bướm dập dờn, tung tăng quẩn quanh theo những bước đi của nàng. Những loài thú dữ như hổ, báo, gấu sói,... lặng lẽ đến ngồi bên đường đi của nàng như muốn chiêm ngưỡng sắc đẹp diệu kỳ của một vị nữ thần đẹp có một không hai của thế giới thần thánh. Sau đó, chúng lặng lẽ bước đi nối gót theo nàng. Tính cách của Aphrôđitơ rất đặc biệt, là nữ thần tình yêu và sắc đẹp nàng có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và người trần. Chồng nàng là Hêphaixtôx, vị thần Thợ rèn chân thọt. Nàng chẳng chung thủy với chồng mình mà lại đi lăng nhăng với vị thần chiến tranh Arex. Có lần đã bị Hêphaixtôx chăng lưới sắt chụp xuống bắt quả tang, gây ra một vụ phiền hà trong thế giới thần linh. Aphrôđitơ có với Arex năm người con, một người con gái là nữ thần Hài hòa - Harmôni và bốn trai là Êrôx, Antêrôx, Đâymôx và Phôbôx. Và mối tình của nàng với Điônixôx, Hermex, với một người trần thế Ankhixêx có sắc đẹp sánh tựa thần linh. Aphrôđitơ bay tới “khăn choàng của nàng sáng hơn ánh lửa, ngực nàng rực rỡ như ánh trăng”. Kết quả của cuộc tình duyên này là Ênê - vị anh hùng trứ danh của thành Troa, ra đời. Aphrôđitơ là vị nữ thần của tình yêu say đắm, tình yêu dục vọng thường làm cho con người mất tỉnh táo đến nỗi khi xảy ra điều tiếng. Đối với người Hy Lạp xưa kia, Aphrôđitơ là vị nữ thần thể hiện vẻ đẹp nhục cảm của người phụ nữ. Một vẻ đẹp hấp dẫn nhất trong mọi vẻ đẹp của thế gian. Khác hẳn với vẻ đẹp “liễu yếu đào tơ”, “yểu điệu thục nữ” mềm mại, thướt tha, ẩn giấu, kín đáo của phương Đông. Aphrôđitơ là vẻ đẹp phô diễn, biểu hiện sự mềm mại uyển chuyển của đường nét sự đầy đặn, nở nang, khỏe khoắn, cân đối của thân hình. Aphrôđitơ là vị nữ thần của thiên hướng tình dục thẩm mĩ của con người. Mặc dù là vị nữ thần tình yêu, Aphrôđitơ cũng không điểu khiển được trái tim của mình. Nàng yêu với một tình yêu nồng cháy, sống trong mọi cung bật cảm xúc của tình yêu. Đọc qua các trang truyện về nữ thần Aphrôđitơ dường như đó là những mối tình lãng mạn nhất trong “Thần Thoại Hy Lạp”. Như “Chuyện tình của Aphrôđitơ và chàng Ađônix” là câu chuyện về tình yêu say đắm. Nữ thần tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ, đã nhiều lần khiến các thần linh, từ thần Dớt cho đến những người trần, đều bị tình yêu và sắc đẹp làm cho khổ sở. Nhưng chính bản thân nữ thần lại cũng không tránh khỏi tai họa đó, không chế ngự được quyền lực của mình để đến nỗi mình cũng bị đau khổ vì tình yêu và sắc đẹp. Nàng yêu Ađônix - Hoàng tử đảo Síp chàng trai có vẻ bề ngoài đẹp hơn cả thần linh. Vì chàng, nàng đã quên đi tất cả. Chuyện về gia đình Ađônix cũng khá phức tạp. Cha của Ađônix là Kinirax - vua đảo Síp. Kinirax sinh được một người con gái vô cùng xinh đẹp tên gọi là Miara. Vì quá tự hào về sắc đẹp của con gái, ông đã cho rằng con 11 gái mình đẹp hơn cả nữ thần Aphrôđitơ. Nàng đã làm cho Kinirax mất trí đến nỗi tưởng con gái là vợ mình. Ađônix ra đời từ cuộc loạn luân đó. Nữ thần Aphrôđitơ động lòng trắc ẩn đón cậu bé về nuôi, nhưng lại nhờ nữ thần Perxêphôn vợ của thần Hađex nuôi hộ. Ít lâu sau, Aphrôđitơ xuống xin lại Ađônix nhưng Perxêphôn nhất quyết không trả. Bởi một lẽ rất đơn giản: Ađônix đẹp quá, đẹp đến nỗi Perxêphôn đã yêu chàng và muốn sở hữu chàng. Thành ra giữa hai vị nữ thần xảy ra sự tranh giành, cãi cọ với nhau nhất quyết không chịu nhân nhượng, cuối cùng phải đưa lên thần Dớt. Thần Dớt quả xứng đáng là bậc phụ vương của các thần, quyết định: Ađônix luôn phiên ở với mỗi vị nữ thần nửa năm. Aphrôđitơ yêu Ađônix hơn cả chính bản thân mình. Lúc nào cũng lo sợ chàng gặp nguy hiểm. Mỗi khi Ađônix đi săn Aphrôđitơ cũng đi theo, nàng quên cả việc gìn giữ sắc đẹp. Aphrôđitơ luôn cầu khấn các vị thần phù hộ cho Ađônix thoát khỏi những chuyện không may. Nhưng mọi sự tính toán, lo xa của nàng vẫn không giúp Ađônix thoát khỏi tai nạn. Ađônix bị một con lợn rừng với cái đầu rắn như đá bổ vào đùi sục vào bụng, Ađônix đã về với thế giới của thần Hađex. Aphrôđitơ biết tin Ađônix chết bủn rủn cả người. Nàng cố nén đau thương, trèo đèo lội suối, len qua rừng cây với những bụi gai sắc nhọn với bao nhiêu khó nhọc. Cuối cùng Aphrôđitơ cũng tìm thấy xác chàng trai yêu dấu của mình. Đau đớn thay cho vị nữ thần, Aphrôđitơ đã khóc than rất nhiều và nàng đã đưa chàng về an táng. Câu chuyện tình của Aphrôđitơ và chàng trai trần gian Ađônix là một trong những câu chuyện tình hay nhất của thần thoại Hy Lạp. Nó vừa mang nét lãng mạn huyền ảo lại vừa chân thực, sâu xa. Nữ thần tình yêu và Sắc đẹp tưởng chừng phải khống chế nổi tình yêu và sắc đẹp. Nhưng đến cuối cùng nàng cũng không thoát khỏi bùa chú của thứ tình cảm diệu kì đó. Aphrôđitơ đã hạnh phúc, lo âu, thấp thỏm và đau khổ... Cung bậc của tình yêu được nữ thần thể hiện một cách sinh động qua những suy tư, cử chỉ, hành động của nàng. Còn chàng trai trẻ Ađônix là nguyên nhân cho mọi sự rắc rối. Người ta nói chàng có vẻ đẹp sánh tựa thần linh, được sinh ra từ sự loạn luân của vua đảo Síp Kinirax và công chúa xinh đẹp Maria. Chàng là một đứa bé bất hạnh, có nhà mà không được về, mẹ chết từ khi còn nhỏ và phải lớn lên trong địa ngục tăm tối. Phải nói chàng là người may mắn vì cùng lúc đó có được tình yêu của hai nữ thần xinh đẹp. Tuy yêu thần nhưng Ađônix chẳng thể nào trở thành thần, chẳng có sự thông minh, nhạy bén. Chàng cũng rất tham lam, ham hố công danh mà không biết lường sức mình. Ađônix đại diện cho sự nông nổi của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, luôn muốn chinh phục những đỉnh cao mới. Trong câu chuyện ta thấy Ađônix đại diện cho sắc đẹp, không phải Aphrôđitơ mà chính là Ađônix. Sức trẻ, tuổi thanh xuân là ước mơ của nhân dân. Họ tạo ra một người trần có sắc đẹp khiến thần linh cũng phải ghen tỵ. Nhiều triết lí được gửi gắm qua chàng trai trẻ Ađônix những người đẹp lạ thường sẽ bắt đầu cho những rắc rối. Dường như đây là điều cấm kị khi họ có vẻ đẹp khác thường và kết cục của họ thường không mấy tốt đẹp. Mẹ của chàng là một ví dụ, chỉ vì nàng xinh đẹp, xinh đẹp hơn cả vị nữ thần Aphrôđitơ mà phải chịu bất hạnh, nàng Perxikhê xinh đẹp cũng vậy. Những vị thần mang sắc thái của con người đó là thói ghen tỵ. Thần cũng có tình cảm như con người. Nếu như sắc đẹp của mẹ chàng khiến Aphrôđitơ căm phẫn thì nàng lại chìm đắm trong sắc đẹp của con trai Maria. Ađônix đã chứng minh cho một quy luật trên đời, đó là không ai thoát khỏi bể khổ của tình ái kể cả vị nữ thần tình yêu. Đây là câu chuyện tình yêu hay trong thần thoại, đó là tình yêu say đắm của một vị thần với một người trần. Tình yêu thì không có sự phân biệt giữa người trần và thần tiên, tình cảm luôn được coi trọng. Tình cảm mà Aphrôđitơ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan