Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc tiêu chảy do vi khuẩn e.coli ở ngựa bạch nuôi tại huyện phú bình t...

Tài liệu Tình hình mắc tiêu chảy do vi khuẩn e.coli ở ngựa bạch nuôi tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

.PDF
48
96
126

Mô tả:

Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Phú Bình Phú Bình là một huyện trung du phía Đông Nam tỉnh Thái Nguyên. - Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên và TPTN - Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hoà, Yên Thế, Tân Yên). - Phú Bình gồm: Thị trấn Hương Sơn, và các xã: Bàn Đạp, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xã, Điềm Thụy, Đông Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hoà, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương. Tọa độ địa lý của huyện là: 21023 33’ - 21035 22’ vĩ Bắc; 105051 - 106002 kinh độ Đông. 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu trung du miền núi Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô tứ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam về mang khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động trong khoảng 23,1 0 - 24,40C. Nhiệt độ chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,90C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 - 15,20C) là 13,70C. Tổng giờ nắng trong trong năm giao động từ 1.206 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Có thể nói điều kiện khí hậu - thuỷ văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du. 1.1.1.3. Địa hình đất đai Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình cung cấp Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5 %) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, trong tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha trồng cây hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm (chiếm 25%). Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa, và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện. Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn. Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên. Toàn bộ diện tích 6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều. Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó đất ở ít thay đổi. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên. Điều đó chứng tỏ quĩ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết. 1.1.1.4. Giao thông thủy lợi Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng. 1.1.2. Tình hình sản xuất địa phương 1.1.2.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Nâng cao năng suất cây lương thực đạt: - Lúa: 51.120 tấn - Ngô: 10.650 tấn 1.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Phú Bình định hướng phát triển mạnh về chăn nuôi. Kết quả đạt được: - Đàn trâu: 9.820 con - Đàn bò: 18.320 con - Gia cầm: 1,6 triệu con 1.1.3. Thuận lợi và khó khăn 1.1.3.1.Thuận lợi - Dương Thành là một xã thuần nông với diện tích rộng, đất đai phong phú, khí hậu thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. - Xã có đội ngũ cán bộ trẻ năng động nhiệt tình sáng tạo tham gia vào áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao sản xuất cây trồng vật nuôi, đã dần đưa xã phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. - Chính sách phát triển của nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp đã đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã ngày càng được nâng cao hiện đại hoá từ chuồng trại, điện nước, đường xá, giao thông, thuỷ lợi… được nhà nước hỗ trợ xây dựng tốt hơn. 1.1.3.2. Khó khăn - Địa phương có địa hình đồi núi phức tạp, dân cư thưa thớt, phân bố không đều gây khó khăn cho công tác quản lý và sản xuất. - Chăn nuôi là một thế mạnh, nhưng người dân chưa thực sự chú ý. - Tập quán của người dân còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. - Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đời sống nhân dân còn nghèo, lạc hậu, chưa có vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất quy mô lớn. - Khí hậu và thời tiết có sự chuyển biến theo mùa, mùa đông thì lạnh giá kết hợp với khô lạnh nên ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng và phát triển cây thức ăn và đàn gia súc. 1.2. Công tác sản xuất 1.2.1. Nội dung công tác 1.2.1.1. Công tác chăn nuôi - Tìm hiểu tập quán chăn nuôi và công tác thú y tại địa bàn huyện Phú Bình. - Tham gia tuyên truyền, tư vấn cho người dân một số loại con giống tốt phù hợp với tình hình chăn nuôi của địa phương. - Tuyên truyền người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. 1.2.1.2. Công tác thú y - Tham gia tích cực công tác tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi theo lịch của xã. - Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi tại địa phương. - Tuyên truyền, hướng dẫn người dân về cách phòng trị một số bệnh thường gặp ở vật nuôi. 1.2.1.3. Công tác khác - Tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, học hỏi thêm kinh nghiêm thực tế bổ sung vào vốn kiến thức bản thân. 1.2.2. Biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt nội dung đã đề ra tôi đã xây dựng phương pháp tiến hành như sau: - Thường xuyên báo cáo tình hình thực tập cho giáo viên hướng dẫn. - Bám sát địa bàn cơ sở, đi sâu vào thực tế chăn nuôi thú y, nắm bắt tập quán chăm sóc và phương thức chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã trong thời gian qua và hiện nay. - Kết hợp với ban thú y xã tích cực tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi và công tác phòng chống bệnh đến từng hộ gia đình. - Nhiệt tình không ngại khó khăn, ngại khổ, ngại bẩn, sẵn sàng giúp đỡ người chăn nuôi khi họ gặp khó khăn về kỹ thuật. - Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. - Khi gặp khó khăn vướng mắc, mạnh dạn đề xuất với thầy cô hướng dẫn, với người có kinh nghiệm để tìm cách giải quyết. - Lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân từ đó phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để tìm cách phát huy và khắc phục. - Chấp hành mọi nội quy, quy định tại địa phương nơi thực tập, xây dựng kế hoạch làm việc và thực hiện triệt để những nội dung đã đề ra. 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 1.2.3.1. Kết quả công tác chăn nuôi * Công tác giống: Công tác giống là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi. Thực hiện tốt công tác giống là nền tảng cho sự phát triển chăn nuôi. Việc chọn phối giống đối với vật nuôi mang ý nghĩa rất to lớn, chọn phối giống giúp ta có được những con lai đời sau có sức sản xuất cao và khả năng thích nghi điều kiện sống tốt hơn. Đối với chăn nuôi ngựa bạch việc chọn những con ngựa thuần chủng để phối giống mang ý nghĩ lớn trong công tác bảo tồn giống ngựa bạch giúp phát triển về số lượng và chất lượng đàn ngựa tại địa phương. Trong thời gian thực tập tôi đã tham gia ghép đôi giao phối cho 6 cặp ngựa đực, cái với phương pháp tiến hành là cho nhảy phối giống trực tiếp. Tham gia chăm sóc đàn ngựa bạch tại địa phương, dọn vệ sinh chuồng trại. Chăn thả ngựa bạch vào hai buổi sáng và chiều trong ngày, tắm cho ngựa. Trực tiếp tham gia tư vấn tại nhà về chăn nuôi lơn và gia cầm cho một số hộ gia đình. 1.2.3.2. Kết quả công tác thú y Tham gia phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm. 1.2.3.2.1. Công tác tiêm phòng - Tiêm phòng tụ huyết trùng và đóng dấu lợn cho đàn lơn bằng vắcxin đa giá Tụ - dấu. Số con tiêm phòng được là 70con. 1.2.3.1.2.Công tác điều trị bệnh * Bệnh E.coli sưng phù đầu lợn con - Triệu chứng: bệnh xảy ra trên lợn con cai sữa với biểu hiện lợn sốt, mí mắt sưng phù, phù vùng mặt và cổ, con vật tiêu chảy. Những con bị nặng co biểu hiện thần kinh: đi lảo đảo, vấp ngã, co giật. - Điều trị: Tiêm Marphamox LA ( Amoxiciclin 15%, Acid clavulanic) 1ml/10-15kgTT. Tác dụng kéo dài 48 giờ. Kết hợp Gluco-K-C-Namin 1ml/5-8kgTT. Tiêm trong 2-4 ngày. Cho lợn nhịn ăn 1-2 ngày, hạn chế tiêm nhiều mũi - Hộ lý: Giữ chuồng trại sạch sẽ, ấm áp. - Kết quả khỏi bệnh 49/50, đạt tỷ lệ 98%. * Bệnh lợn con phân trắng Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn E.coli có hại thuộc vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae và nhiều loại Samonella ( Sal. Cholera Suis, Sal. typhisuis...).Bệnh do E.coli và Salmonella là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc trưng là tháo chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết. Bệnh xảy ra ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản và bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn con theo mẹ. Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân khác như: vệ sinh chăm sóc kém, bầu vú lợn bẩn, thức ăn cho lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, lợn con không được bú sữa đầu, uống nước bẩn, liếm láp mà nhiễm trùng. Do thành phần dinh dưỡng và phẩm chất sữa mẹ kém, do thời tiết lạnh ẩm hay nóng ẩm đề bất lợi đối với lợn con. - Triệu chứng: thấy xuất hiện các bãi phân trắng trong chuồng nuôi. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi đột ngột. - Điều trị: Tiêm Marphamox LA ( Amoxiciclin 15%, Acid clavulanic) 1ml/10-15kgTT. Tác dụng kéo dài 48 giờ. Kết hợp Gluco-K-C-Namin 1ml/5-8kgTT. Thời gian điều trị 2-4 ngày. - Hộ lý: Dọn sạch chuồng nuôi, luôn giữ cho chuồng nuôi ấm, tránh gió lùa vào. - Kết quả: khỏi bệnh 42/42 con. * Bệnh viêm phổi lợn - Triệu chứng: Lợn có biểu hiện khó thở, ho có dịch hoặc ho khan, bụng thở nhanh nhưng nhẹ, xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột. - Điều trị: tiêm Martylan liều 1ml/10-12kgTT trong 3-5 ngày. Kết hợp Gluco-K-C-Namin liều 1ml/5-8kgTT. - Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh bị gió lạnh lùa vào chuồng. Cho lợn ăn đầy đủ dinh dưỡng. - Kết quả: khỏi bệnh 17/17con. * Bệnh ghẻ lợn - Nguyên nhân: Do ghẻ saccoptec scabiei suis gây ra. Loại ghẻ này thường ký sinh ở các vùng mũi, vành mắt, tai, hai bên vai và các nơi da non. - Triệu chứng: Lợn ngứa ngáy, hay cọ xát vào thành, nền chuồng, da có nhiều nốt mẩn đỏ. - Điều trị: Dùng Hanmectin – 25, liều 1 -2 ml/10kgP. Chỉ cần dùng 1 liều sau 1 tuần lợn khỏi. - Kết quả: điều trị 8 con khỏi bệnh 8 con, đạt tỷ lệ 100%. * Bệnh suyễn lợn: - Nguyên nhân: bệnh do vi khuẩn Mycoplasma là tác nhân chính gây ra, bệnh thường xảy ra ở lợn con 1,2,3 tháng tuổi. - Sau khi xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp sẽ tạo trạng thái cân bằng, nếu đề kháng của cơ thể tốt. Nếu sức đề kháng của cơ thể giảm do chăm sóc kém, thời tiết lạnh thì bệnh dễ phát ra. - Ttriệu chứng:Bệnh có 3 thể khác nhau: Thể cấp tính: lợn ốm sốt nhẹ 39-39,80C. Lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, ít ăn hoặc không ăn, con vật hắt hơi từng hồi dài, ho. Sau khi vận đọng hoặc vào buổi sáng: Lợn khó thở, thở khò khè, tần số hô hấp tăng, lợn thở dốc, ngồi như chó ngồi thở. Thể á cấp tính: Con vật ho khan, từng tiếng, từng hồi, từng tuần sau đó giảm hoặc ho liên miên.Lợn thở khó, nhanh, tần số hô hấp tăng, khò khè vào ban đêm. - Điều trị: + Dùng Genta_tylosin: 2ml / 10kg khối lượng cơ thể / lần. Calci.B12: 2ml / 10kg khối lượng cơ thể / lần. + Dùng Tiamulin 10% (60%) kết hợp với Kanamycin (40%): 2ml/10kg khối lượng cơ thể/ lần. - Kết quả: khỏi bệnh 6 con/ 6 con điều trị, đạt tỷ lệ 100%. * Bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà (CRD, hen gà) - Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Các yếu tố tác động gây nên bệnh cho gà như: điều kiện thời tiết, dinh dưỡng kém, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh (chật trội, ẩm thấp) làm cho gà giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh ở gà. - Triệu chứng: Gà mắc bệnh có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, phải há mồm ra để thở, xoã cánh, gà hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng. - Bệnh tích: Xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có chấm đỏ, phổi nhợt nhạt. Khi ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách sưng, ruột xuất huyết. - Điều trị: + Anti- CRD: liều 2 g/lít nước uống, dùng liên tục trong vòng 35 ngày. Tất cả các loại bệnh khi điều trị cần kết hợp với các loại thuốc nhằm tăng sức đề kháng như: Bcomplex (1 g/3 lít nước), vitamin K, đường Glucose. + Bệnh CRD thường ghép với bệnh E.coli, do đó khi điều trị bệnh chúng tôi sử dụng Bio- Enrafloxacin 10%, liều lượng 1ml/2 lít nước uống dùng trong 3 - 5 ngày. - Kết quả: Khỏi bệnh 250/257 con. Tỷ lệ 97,28%. * Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) - Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do một loại đơn bào ký sinh đường tiêu hóa gây ra. Theo một số tác giả: ở miền Nam nước ta có 9 loại cầu trùng, ở miền Bắc nước ta có 7 loại cầu trùng, trong đó các loài phổ biến như: Eimeria tenella, E.maxima, E.mitis. Tuỳ theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh mà có những triệu chứng gây bệnh khác nhau. - Triệu chứng: Thường gặp ở 2 thể + Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con từ 4-6 tuần tuổi; gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu sôcôla, mào nhợt nhạt (do thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng sưng to, chứa đầy máu. + Cầu trùng ruột non gà: Bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà ủ rũ, xù lông, cánh rũ, chậm chạp, phân màu đen như bùn, lẫn nhầy đôi khi lẫn máu; gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài tỷ lệ chết thấp. Qua mổ khám những con bị bệnh nặng và chết thường thấy: Ruột non sưng phồng, bên trong có chứa dịch nhầy lẫn máu và fibrin, bề mặt niêm mạc có những đốm trắng xám. - Điều trị: chúng tôi sử dụng các loại thuốc sau: + Dùng Rigercoccine - WS liều phòng 1gam pha với 4 lít nước, liều điều trị là 1 gam/2 lít nước liên tục trong vòng 3 ngày + Anticoc liều phòng 1g / 1 lít nước uống, liều điều trị là 2g/ 1 lít nước uống liên tục trong vòng 3 ngày + Chống chảy máu kết hợp với vitamin K tiêm bắp, vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà. + Kết quả: Khỏi bệnh 120/129 con, tỷ lệ khỏi bệnh 93,02%. * Bệnh bạch lỵ gà con - Nguyên nhân: do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullrum gây ra. - Triệu chứng: gà con mắc bệnh biểu hiện kém ăn, lông xù, ủ rũ, phân có màu trắng, phân loãng dần và dính quanh hậu môn. Đối với gà thường ở thể mãn tính. - Điều trị: + Dùng Ampi-coli, liều dùng 1 g/1 lít nước, cho uống 3-5 ngày liên tục kết hợp với Bcomplex liều 1g/3 lít nước. - Kết quả: khỏi bệnh 98/99 con, đạt tỷ lệ 98,99% * Bệnh chướng hơi dạ cỏ bò - Triệu chứng: Con vật đau bụng, bụng bị chướng to, ngang với hông bên trái, con vật bỏ ăn không nhai lại, hai chân dạng ra, đi lại chậm chạp, khó khăn. - Điều trị: Nguyên tắc điều trị là giúp con vật ợ hơi để làm thoát hơi trong dạ cỏ, xoa bóp để kích thích tăng cường nhu động dạ cỏ, ức chế sự lên men sinh, đồng thời trợ tim, trợ sức cho con vật. Thoát hơi trong dạ cỏ: - Dùng rơm chà sát vùng da cỏ, mỗi lần chà sát khoảng 20 phút. - Cho con vật đứng ở tư thế lên dốc (hai chân trước cao hơn hai chân sau) để hơi thoát ra dễ dàng và dội nước lạnh vào nửa thân sau để kích thích nhu động dạ cỏ. - Cho con vật uống nước gừng, tỏi để kích thích gây ợ hơi. - Dùng Magiê sulfat 200 - 500g hòa nhiều nước cho uống một lần. - Trợ tim bằng Cafein 10 - 15ml, tiêm trợ sức trợ lực bằng B.complex 4ml/con. Kết quả điều trị khỏi 5/5 con. * Bệnh tiên mao trùng ngựa - Triệu chứng: Sốt cao 40 - 410C, thường thể hiện hiện hội chứng thần kinh: quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy. Hai cà và cơ quan sinh dục sưng, con vật đi lại khó khăn. - Điều trị: Tiêm thuốc trợ sức trước 15 - 20 phút sau đó tiêm thuốc Naganin vào tĩnh mạch cổ với liều lượng 0,01 - 0,015g/kg TT pha với nước sinh lý hoặc nước cất thành dung dịch 10%. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho con vật. Kết quả điều trị khỏi 8/9 con 1.2.3.3. Két quả công tác khác - Thiến lợn con: 42 con. - Đỡ đẻ cho lợn: 3 con. Đỡ đẻ cho ngựa: 7 con. Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất Nội dung Số Kết quả Tỷ lệ (%) lượng (con) I. Công tác tiêm phòng 1. Tụ huyết trùng- đóng dấu lợn II. Điều trị bệnh 1. Bệnh E.coli sưng phù đầu lợn con Bệnh lợn con phân trắng 2. Bệnh viêm phổi lợn 70 An toàn 70 100 Khỏi bệnh 50 49 98 42 17 42 27 100 100 3. Bệnh ghẻ lợn 8 8 100 4. Bệnh suyễn lợn: 6 6 100 mãn tính ở gà (CRD, hen gà) 257 250 97,28 6. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) 129 120 93,02 7. Bệnh bạch lỵ gà con 99 98 98,99 8. Bệnh chướng hơi dạ cỏ bò 5 5 100 9 88,89 42 7 8 An toàn 42 7 3 3 100 5. Bệnh viêm đường hô hấp cấp 9. Bệnh tiên mao trùng ngựa III. Công tác khác 1. Thiến lợn 2. Đỡ đẻ cho ngựa 3. Đỡ đẻ cho lợn Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 100 100 Tên đề tài: “ TÌNH HÌNH MẮC TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN E.COLI Ở NGỰA BẠCH NUÔI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” 2.1. Đặt vấn đề : 2.1.1. Tình cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, loài ngựa đã có sự gắn bó rất mật thiết với đời sống của con người. Việc thuần hóa được loài ngựa đã giúp cho con người có được nhiều lợi ích từ chúng. Ngựa phân bố nhiều ở các vùng trung du và miền núi, chủ yếu chúng cung cấp sức kéo, thực phẩm, da, lông, làm phương tiện đi lại cho con người... Chúng đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế xã hội cho con người. Đặc biệt loài ngựa bạch còn được biết đến với nhiều lợi ích khác rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, lấy sức kéo... thì xương ngựa còn được sử dụng để nấu cao. Cao xương ngựa bạch có tác dụng trong việc chữa các bệnh về khớp. Máu ngựa bạch được sử dụng để tách chiết nguyên liệu làm thuốc cho y học và cho ngành thú y. Ngựa bạch là loài vật gần gũi với con người và mang lại cho con người nhiều lợi ích quan trọng, nhưng hiện nay ở nước ta số lượng ngựa bạch được nuôi còn không nhiều cần được bảo tồn và nhân giống. Bệnh tật đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất của loài ngựa bạch. Tiêu chảy do vi khuẩn E.coli ở ngựa bạch cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chúng. Với mong muốn giúp đỡ cho cơ sở phát triển tốt hơn trong chăn nuôi ngựa bạch phòng và trị hiệu quả bệnh tiêu chảy ngựa bạch tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tình hình mắc tiêu chảy do vi khuẩn E.coli ở ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị ” 2.1.2. Mục tiêu của đề tài - Học hỏi công tác của cán bộ ngành thú y - Biết áp dụng lý thuyết khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi thú y một cách phù hợp. - Thực hiện tốt chuyên đề gồm: + Đánh giá được tình hình mắc tiêu chảy do vi khuẩn E.coli ở ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. + Đề ra được biện pháp phòng và trị tiêu chảy ngựa bạch do vi khuẩn E.coli cho đàn ngựa nuôi tại huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài : 2.2.1.1. Nguồn gốc phân loại của ngựa Ngựa là một phân loài động vật thuộc bộ Guốc lẻ, một trong 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của ho Equydae. Ngựa đã trải qua qua trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh học nhỏ với chân nhiều ngón trở thành động vật lớn với chân một ngón như ngày nay. Các hóa thạch cổ nhất đã biết của động vật dạng ngựa có niên đại từ Tiền Eocen, khoảng 54 triệu năm trước. Loài này trong chi Hyracotherium (trước đây gọi là Eohippus), là động vật có kích cữ con cáo với 3 ngón tại các chân sau và 4 ngón tại các chân trước. Nó là động vật gặm cỏ trên các loại thực vật tương đối mềm và đã thích nghi với việc chạy. Sự phức tạp trong bộ não của nó gợi ý rằng nó là động vật thông minh và luôn cảnh giác. Các loài sau này đã suy giảm số lượng ngón chân và phát triển bộ răng thích hợp hơn với việc nghiền nhỏ cỏ và thức ăn từ thực vật cứng hơn. Nhóm này trở nên tương đối to lớn hơn trong thể Miocen, với nhiều loài mới đã xuất hiện. Vào thời gian này, động vật dạng ngựa đã trở thành giống như ngựa thật sự hơn với sự phát triển hình dáng cơ thể điển hình của ngựa hiện đại. Nhiều loài trong số này phân bố trọng lượng chủ yếu của cơ thể chúng trên ngón trung tâm (ngón thứ 3), với những ngón khác đã suy giảm và tiếp xúc xuống mặt đất một cách rõ ràng. Chi sống sót hiện nay, Equus, đã tiến hóa vào đầu thể Pleistocen và phổ bến nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo hệ thống phân loại động vật, ngựa thuộc: - Giới động vật Animal - Ngành có xương sống Chordata - Ngành phụ có xương sống Vetebrata - Lớp có vú Mammalia - Bộ guốc lẻ Perissodactyla - Họ Equydae - Chủng Equus - Loài Equus - Tên Caballus 2.2.1.2. Đặc điểm sinh học của ngựa Bạch * Đặc điểm chung Cũng như các gia súc khác, cơ thể ngựa có 9 hệ chức năng, mỗi hệ bao gồm các cơ quan và có một hay nhiều chức năng. Ngựa thuộc bộ móng guốc: 4 chân cao, chắc khoẻ, thích ứng với việc đi, chạy và làm việc trên nhiều loại địa hình, đường xá. Bộ xương gồm 153 chiếc các loại, có cấu trúc rất tinh vi, xương ống dài. Có 200 cơ và hệ cơ. Xương sống có sức chịu đựng lớn, có thể mang một khối lượng hàng bằng 50 % khối lượng cơ thể. Móng ngựa được cấu trúc gồm nhiều lớp sừng hình ống và hình lá đan xen kẽ nhau. Hệ thần kinh phát triển đứng thứ 2 sau chó. Dễ thành lập các phản xạ có điều kiện: nhớ chủ, quyến luyến chủ, có lòng tin đối với chủ. Các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác đều rất phát triển. Tai ngựa rất mỏng và tinh, có thể nghe được những âm thanh có tần số rất nhỏ; có thể phân biệt được tiếng nói của từng người, phát hiện mùi lạ cách xa hàng trăm mét. Mắt tinh nên ngựa đi đêm rất tài. Do mắt tinh kết hợp với cổ linh hoạt, ngựa có thể nhìn được trong phạm vi 3600. Các hệ chức năng của ngựa Bạch được thể hiện qua bảng sau: Hệ Cơ quan Hoạt động - Cơ bắp (thịt): cơ trơn, cơ vân, cơ vòng, cơ dọc gồm 200 bó cơ khác nhau. - Xương 153 chiếc cấu trúc bền vững, xương sống có sức chịu đựng lớn, có thể mang trên lưng một khối lượng hàng bằng 50% khối lượng của bản thân Tiêu hoá - Môi, miệng, răng, họng, thực quản. - Dạ dày, ruột, gan, tuỵ tạng, nước bọt. Chức năng - Hỗ trợ làm cho cơ thể chuyển động, chạy nhảy, vận động, nhai, nghiền, nuốt, cắn, đá. - Tiếp nhận, tiêu hoá, hấp thụ thức ăn và dinh dưỡng, bài tiết chất thải. Tuần hoàn - Tim và mạch máu, động tĩnh - Máu sẽ vận chuyển dinh mạch, lá lách. dưỡng đi khắp cơ thể, sản xuất hồng cầu. Hô hấp - Mũi, khí quản, phổi. - Để thở, vận chuyển O2, CO2. Bài tiết - Thận, bàng quang, tuyến mồ - Lọc chất độc và cặn bã. hôi. Thần kinh - Não bộ, dây thần kinh và hạch - Nhận thông tin, xử lý thông thần kinh. tin, truyền tín hiệu, điều khiển cơ thể. Sinh sản - Dịch hoàn, dương vật, âm vật, - Phối giống, chửa, đẻ, nuôi buồng trứng, tử cung, âm đạo, con. âm hộ và vú Thể dịch - Hệ thống hạch lâm ba, - Kháng bệnh truyền nhiễm, sản hocmon, enzyme. xuất bạch huyết. Cảm giác - Mắt, tai, mũi, môi, da, ngón và - Cảm nhận, phát hiện kích bàn tay. thích từ bên ngoài. Để thích ứng với việc chạy tốc độ nhanh, sự hoạt động của bộ máy tuần hoàn cũng có những nét đặc biệt: số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố (hemoglobin) trong máu cao hơn các gia súc khác, số lượng hồng cầu, bạch cầu và hemoglobin của ngựa khoẻ như sau: Hồng cầu (triệu/ml) Bạch cầu (nghìn/ml) Hb Ghi chú Trung Trung (g/100) Biến động Biến động bình bình 7,0 10,7 9,0 + 1,6 10,0 + 1,5 G.F.Boddie, 1962 7,0 6,0 - 10,5 8,5 7,0 - 11,5 13,6 Protaxop, 1960 8,0 6,0 - 11,5 9,0 6,0 - 12,0 ĐHNL Cát Lâm, 1962 * Đặc điểm sinh học Hiện nay dòng ngựa Bạch được coi là nguồn gen quý hiếm, đang được trong nghiên cứu bảo tồn. Đặc điểm của ngựa Bạch là toàn thân lông trắng cước, da trắng hồng, 2 mắt có màu trắng mây hoặc trắng cùi nhãn, xung quanh vành mắt có một vành màu đồng lửa bao con ngươi, các lỗ tự nhiên đều có màu hồng đỏ, 4 móng chân trắng ngà, thông thường những ngày trời nắng từ 11h30’ đến 13h30’ khi ánh nắng mặt trời gần như vuông góc với mặt đất thì ngựa Bạch bị mù màu không phân biệt đường đi. * Gen quy định màu sắc của ngựa Bạch Theo Trần Đình Miên (2008) [7], thiên nhiên đã tạo ra trên da động vật những tế bào sắc tố. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu màu sắc theo nhiều phương pháp khác nhau: Tổ chức, hoá học, enzyme. S.Wright (1917) một thuyết khá phổ cập, gần đây bổ sung nhiều điều mới - cho rằng màu sắc thuộc tác động giữa các chromogene không màu có sẵn ở tế bào chất với các emzyme ở nhân tế bào. Dưới tác động của các tổ chức nói trên, màu sắc là do các tổ chức tiếp quang tạo nên sắc tố malanine, và tuỳ theo từng loài, từng chủng mà mỗi enzyme có một màu sắc hay hỗn hợp khác nhau. Dưới đây là một mô hình cấu tạo ví dụ: Enzyme I tạo thành màu vàng đậm (nâu) Enzyme I + I tạo màu đen Enzyme I yếu + II tạo đen nhạt Enzyme I + II yếu tạo màu sôcôla Enzyme I yếu + II tạo màu sôcôla nhạt Enzyme I yếu + II và các gen khác tạo các loại màu trắng (trắng bạch tạng, trắng tuyền, trắng xám, lang trắng, trắng bạch kim (trắng vàng óng ánh). Nói chung, con ngựa có bốn màu sắc chính: - Ngựa đen (ngựa ô): đen đậm, đen nhạt, đen loang… - Ngựa hồng: tía, vàng đậm nâu, nâu nhạt, hạt dẻ, sôcôla, sôcôla nhạt… - Ngựa xám: xám đậm, xám nhạt, xám trắng. Màu xám có thể đổi màu thành màu trắng khi về già… Theo Trần Đình Miên (2008) [7] màu trắng tuyền (WW) là trội so với các màu tuyền khác. Vì vậy khi con vật có mảng trắng trên nền đen, nền nâu thì màu trắng xem ra có vẻ lấn át nên các loại ngựa ấy được gọi là trắng xám, trắng hồng… chấm trắng, lang trắng có thể không rộng lắm trên cơ thể nhưng cũng thường thấy ở mũi, mí mắt, phần dưới tứ chi, bờm, đuôi… Màu trắng tuyền trong hỗn hợp màu sắc là trội nhưng đặc biệt, không tồn tại dưới dạng đồng hợp (WW) mà chỉ tồn tại dưới dạng dị hợp Ww. Trong thực tế có thể kiểm tra hiện tượng này vì không có con ngựa nào trắng hoàn toàn, hoàn hảo vì xen lẫn với các lông trắng, bao giờ cũng có một ít lông màu khác ở bụng, ở bờm, ở đuôi, ở mang tai… càng thấy rõ hơn. Gen màu trắng ở ngựa không những là gen dị hợp (trong đó W là trội) trong một bộ gen hỗn hợp tác động qua lại (epitatique) mà còn chịu ảnh hưởng của hai đột biến không có lợi. 1. Đột biến gây chết hay nửa gây chết (lethal, semi - lethal) nên con trắng có thể gây chết khi còn là bào thai. 2. Đột biến gây bạch tạng (albinos): ngựa Bạch tạng có màu trắng tuyền nhưng ở bẹn, ở bụng thường phơn phớt hồng và con mắt, mi mắt thường đỏ, con vật có vẻ không chịu ánh sáng gắt. Một thí nghiệm của Castle và King năm 1951 (Hội các trại giống ngựa của Mỹ) dưới đây chứng tỏ màu sắc (trắng) của ngựa phân ly theo định luật 2 về phân ly của Mendel: Bảng 2.1: Sự phân ly tính trạng màu sắc của ngựa ở đời con Bố - mẹ Bạch tang x nâu Palomino x nâu Palomino x Palomino Bạch tang x palomino Đời con Tỷ lệ màu sắc đời con Bạch tạng Palomino 0: 1: 0 0 55 0: 1: 1 0 57 1: 2: 1 17 45 1: 1: 0 11 3 Nâu 0 60 21 0 Ghi chú: Palomino là danh từ chung để chỉ loại ngựa có màu sắc trắng bạch kim óng ánh (mà ta gọi nôm na là ngựa kim, một dạng màu vàng trắng). Theo bảng này chọn ngựa theo màu trắng thì hai công thức (3) và (4) là có lợi. Công thức (1) cũng cho một tỷ lệ trắng bạch trên 50%. Hiện nay dòng ngựa Bạch được coi là nguồn gen quý hiếm, đang được trong nghiên cứu bảo tồn. Đặc điểm của ngựa Bạch là toàn thân lông trắng cước, da trắng hồng, 2 mắt có màu trắng mây hoặc trắng cùi nhãn, xung quanh vành mắt có một vành màu đồng lửa bao con ngươi, các lỗ tự nhiên đều có màu hồng đỏ, 4 móng chân trắng ngà, thông thường những ngày trời nắng từ 11h30’ đến 13h30’ khi ánh nắng mặt trời gần như vuông góc với mặt đất thì ngựa Bạch bị mù màu không phân biệt đường đi. Trên thế giới các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra gen quy định màu trắng là gen trội W. Nếu ngựa đực Bạch lai với ngựa cái Bạch sẽ cho ra đời con 50% màu trắng (Ww), 25% ngựa màu (ww), 25% (WW) sẽ chết thai (nguồn Haase và cs, 2007). Như vậy cho thấy tổ hợp gen Ww thể hiện kiểu hình giống với ngựa Bạch mà hiện nay đang tồn tại ở nước ta. Tuy nhiên, có nghiên cứu đưa ra một kểu gen khác (Cream gen) cũng thể hiện màu sắc khá giống với đặc điểm ngựa Bạch, chỉ khác là ngựa có màu mắt xanh và màu lông da vẫn tồn tại màu vàng nhạt (pale golden), màu này rất dễ nhầm lẫn với ngựa Bạch. Trong thực tế, trong một quần thể ngựa phổ thông, bao giờ ngựa trắng các loại cũng ít hơn các loại ngựa màu sắc khác. ở một số nơi vùng núi hẻo lánh nơi có đường xá giao thông không thuận lợi việc giao lưu chưa được rộng rãi, nên tỷ lệ ngựa màu sắc trắng có thể cao hơn; vì sinh vật đó có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần thể ít được chọn lọc. 2.2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát dục của ngựa Bạch Sinh trưởng của ngựa Bạch được đặc trưng bởi tốc độ sinh trưởng, độ dài sinh trưởng và được đánh giá bằng khối lượng và kích thước các chiều đo của cơ thể. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu tác động của hai yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Cũng như các gia súc khác, đặc điểm cơ bản của sinh trưởng ngựa tuân theo quy luật phát triển theo giai đoạn. Sinh trưởng theo giai đoạn không phải là đặc trưng của cơ thể nói chung mà còn là của từng bộ phận, từng hệ thống. Tính giai đoạn còn thể hiện hoạt động của các tuyến nội tiết và do nhiều yếu tố tác động như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường. Từ giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi thì ngựa phát triển mạnh nhất, tiếp theo là giai đoạn 3 - 6 tháng, 6 - 9 tháng và 9 - 12 tháng. Từ 18 - 24 tháng thì sinh trưởng chậm dần lại. Đến giai đoạn 24 - 30 tháng tuổi thì ngựa bước vào tuổi trưởng thành, tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn này là thấp nhất. Sinh trưởng theo giai đoạn có liên quan mật thiết với các bộ phận cơ thể: giai đoạn đầu xương phát triển mạnh nhất, sau đó đến thịt và mỡ, giai đoạn tiếp theo, thịt phát triển mạnh sau đó đến xương và mỡ, còn giai đoạn sau thì mỡ phát triển mạnh nhất sau đó đến thịt và xương. Sinh trưởng của ngựa có thể chia làm 4 pha về mặt kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ 2 chiều dài và chiều rộng, năm thứ 3 chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và chiều rộng. Sinh trưởng của ngựa chịu tác động của 2 yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này sinh trưởng của ngựa chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền nhiều hơn trong mối tương tác với điều kiện ngoại cảnh. Sự phát triển của nó không chỉ là sự tăng về khối lượng, thể tích, kích thước các chiều mà còn hoàn thiện về chức năng của các bộ phận của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy ngựa con sơ sinh có khối lượng bằng 1/10 và chiều cao bằng 6/10 cơ thể mẹ là đạt yêu cầu. Để tăng 1kg thể trọng, ngựa con cần đến 10 lít sữa mẹ. Điều đó cho thấy trong thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ là khá cao. Nếu nuôi dưỡng tốt ngựa mẹ ở giai đoạn bú sữa thì ngựa con có thể tăng trọng bình quân 1 - 1,6 kg/ngày. Cả năm đầu tăng trọng bình quân 0,4 0,6 kg/ngày. Ngựa từ sơ sinh đến 1 tháng có tốc độ lớn nhanh nhất. Sau 3 tháng khối lượng tăng gấp 3 lần so với sơ sinh; đến 6 tháng thì gấp 5 lần và đạt 45% khối lượng trưởng thành. Sau 12 tháng tuổi đạt 65% khối lượng trưởng thành. Nói chung, sinh trưởng của ngựa chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, quản lý, chăm sóc, tính biệt, thời tiết, mùa vụ... Tuy nhiên, nếu hiểu biết được đặc điểm, quy luật phát triển theo giai đoạn và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng với người chăn nuôi trong sản xuất để có biện pháp tác động tốt nhất vào các yếu tố trong từng giai đoạn phát triển của ngựa, nhằm thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. * Quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn của ngựa Bạch
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan