Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc bệnh crd trên đàn gà thương phẩm tại trại gia cầm khoa chăn nuôi t...

Tài liệu Tình hình mắc bệnh crd trên đàn gà thương phẩm tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên.

.PDF
60
2752
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------- ĐÀO TRỌNG QUYẾT Tên đề tài: TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CRD TRÊN ĐÀN GÀ THƢƠNG PHẨM TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 – 2016 Thái Nguyên – năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------- ĐÀO TRỌNG QUYẾT Tên đề tài: TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CRD TRÊN ĐÀN GÀ THƢƠNG PHẨM TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K43 – TY – N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 – 2016 Giảng viên hƣớng dẫn: GS.TS. Từ Quang Hiển Thái Nguyên – năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Suốt 4 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau gần 6 tháng thực tập tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Từ Quang Hiển, PGS.TS. Từ Trung Kiên, TS. Trần Thị Hoan đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Qua đây tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015 Sinh viên Đào Trọng Quyết ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 26 Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản ......................................... 31 Bảng 4.2. Lịch dùng vacxin cho gà sinh sản................................................... 32 Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 35 Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm CRD của gà Ai Cập theo tuần tuổi ............................. 36 Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh CRD ................................ 39 Bảng 4.6. Hiệu lực điều trị bệnh CRD của thuốc Tylosin và MG-200 .......... 41 Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..................... 43 Bảng 4.8. Khả năng sản xuất trứng và tỉ lệ cho trứng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................................................................................... 45 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CRD Chronic Respiratory Disease MG Mycoplasma gallisteptium MS Mycoplasma synoviae TĂ Thức ăn tr: Trang TY Thú y VTM Vitamin iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 2.1.1. Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD).......................................................... 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. .................................... 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 22 2.3. Vài nét giống gà thí nghiệm ..................................................................... 23 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25 3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 25 3.2.3. Thời gian ............................................................................................... 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 v 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 25 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................. 26 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 28 4.1.1.Công tác chăn nuôi ................................................................................. 28 4.1.2.Công tác thú y ........................................................................................ 32 4.1.3.Tham gia các công việc khác ................................................................. 34 4.1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................ 35 4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 36 4.2.1. Tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà thí nghiệm ............................. 36 4.2.2. Bệnh tích của gà bị nhiễm bệnh CRD ................................................... 39 4.2.3. Hiệu lực điều trị bệnh CRD của thuốc Tylosin và MG-200 ................. 41 4.2.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ........................................................ 42 4.2.5. Khả năng sản xuất trứng thương phẩm của đàn gà thương phẩm Ai Cập ......................................................................................................................... 44 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 47 5.1. Kết luận .................................................................................................... 47 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Các sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm như thịt, trứng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biết được thành nhiều món ăn phong phú, phù hợp với khẩu vị người dùng. Lông gia cầm cũng là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, Đảng và Nhà nước ta đang không ngừng quan tâm, đầu tư phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng nhằm mở rộng quy mô sản suất tập trung với số lượng đàn lớn đạt chất lượng cao. Với những thuận lợi về công tác nghiên cứu và những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật ngày càng phát triển, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng được hoàn thiện, quy trình phòng trị bệnh ngày càng chặt chẽ, công tác thú y được chú ý hơn… đây là nền tảng và là điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia cầm phát triển cả ở hiện tại và tương lai. Tuy nhiên trong chăn nuôi, vấn đề dịch bệnh luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Trong những năm gần đây có nhiều bệnh xảy ra gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm như cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, viêm đường hô hấp mãn tính (CRD). Để hạn chế được dịch bệnh cần phải có những nghiên cứu sâu rộng về đặc điểm của bệnh cũng như cách phòng chống, đồng thời phải có sự phối hợp giải quyết ở nhiều khâu từ những người làm chăn nuôi đến những người làm 2 công tác thú y… mở rộng các chương trình phòng chống dịch bệnh và phát triển hệ thống theo dõi, báo cáo về dịch bệnh. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình mắc bệnh CRD trên đàn gà thương phẩm tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường đại học Nông lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nắm bắt tình hình mắc và phòng trị bệnh CRD trên đàn gà thương phẩm tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường đại học Nông lâm Thái Nguyên và cách giải quyết. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Chẩn đoán nhanh, chính xác và xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum trên đàn gà thương phẩm. - Nhận biết triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của gà nhiễm bệnh CRD. - Xác định được tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm. - Đánh giá hiệu lực phòng, trị bệnh của thuốc tylosin và MG-200. - Theo dõi khả năng đẻ trứng của đàn gà thương phẩm. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Đóng góp cho ngành chăn nuôi thú ý những thông tin về tình hình mắc bệnh CRD trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm giống Ai Cập nuôi tại Thái Nguyên và điều trị bệnh CRD. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Nắm bắt tình hình mắc bệnh và phòng trị bệnh CRD nhằm góp phần nâng cao năng suất chất lượng chăn nuôi tại cơ sở. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD) 2.1.1.1. Giới thiệu chung. Bệnh CRD còn gọi là bệnh “hen gà”, chúng lây lan nhanh qua đường hô hấp, khi không khí, bụi bẩn nhiễm vi khuẩn này. Bệnh truyền dọc từ đời mẹ sang con qua trứng, lây qua tiếp xúc trực tiếp gà bệnh, qua thức ăn. Bệnh hô hấp mãn tính ở gà là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, do nhiều loài Mycoplasma gây ra. Trong đó, quan trọng nhất là Mycoplasma gallisepticum (MG) và Mycoplasma synoviae (MS) gây ra. Mầm bệnh MG là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà. Bệnh này chủ yếu làm cho gà chậm lớn, giảm chất lượng thân thịt, tiêu tốn thức ăn cao. Ngoài ra, tăng chi phí trong điều trị, các chương trình phòng và chống bệnh, bao gồm các chương trình giám sát (huyết thanh học, nuôi cấy, phân lập và giám định) và tiêm phòng bằng vacxin góp phần làm tăng chi phí cho bệnh ở mức nhiều nhất trong ngành chăn nuôi trên thế giới. MG chỉ có khả năng gây bệnh trên một số loại gia cầm nhất định và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. CRD có thể xếp theo 3 dạng sau: + Bệnh đường hô hấp mãn tính chính: nguyên nhân bị bệnh là do căng thẳng (stress), lượng vi khuẩn MG tăng làm phát bệnh, thường nhiễm một số vi khuẩn thứ cấp như: E.coli, Streptococcus,… + Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính thứ cấp: xuất phát từ gà đã bị bệnh khác như cầu trùng, viêm phế quản truyền nhiễm,… làm cơ thể yếu đi, có dịp cho vi khuẩn MG bùng lên sinh bệnh. 4 + Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính giả: thể hiện triệu chứng, bệnh tích ở túi khí của một số bệnh khác như bệnh Mycoplasma. 2.1.1.2. Lịch sử và địa dư. Bệnh được Dodd mô tả lần đầu tiên trên gà tây vào năm 1905 tại Anh với tên gọi “Infectious pneumoenteritis”. Năm 1935, Nelson đã mô tả căn bệnh với tên gọi thể hiện cầu trực khuẩn “ Coccobacilliform” liên quan đến bệnh viêm mũi truyền nhiễm ở gà (Infectious coryza). Năm 1938, Dickinson và Hinshaw gọi tên bệnh viêm xoang ở gà tây “Infectious sinusitis”. Năm 1943 Delaplane và Stuart đã nuôi cấy được trên phôi gà tác nhân gây bệnh được phân lập từ gà bị bệnh CRD và gà tây bị viêm xoang. Sau đó một số tác giả như Markham và Wong (1952); Van Roekel và Olesiuk (1953) ghi nhận đã nuôi cấy thành công mầm bệnh phân lập được từ gà, gà tây và cho rằng chúng đều thuộc nhóm gây viêm phổi màng phổi (Mycoplasma spp). Mặc dù với số lượng lớn các loài Mycoplasma đã được phân lập nhưng chỉ có một số nhỏ trong số đó gậy bệnh cho gia cầm. Các nhà khoa học thường quan tâm đến các loài gây bệnh cho gia cầm là MG, MS, Mycoplasma meleagridis (MM),và Mycoplasma iowae (MI). Đối với chăn nuôi gà công nghiệp, hai loài Mycoplasma đáng quan tâm là MG và MS. Chủng MG và MS gây cho cả gà và gà tây nhưng hai chủng MM và MI chỉ gây bệnh cho gà tây. Tháng 5 năm 1961, Tổ chức thú y thế giới (IOE) đã đổi tên “Bệnh viêm phổi màng phổi” thành “Bệnh Mycoplasma ở gia cầm” hay “Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính” (Chronic respiratory disease, viết tắt là CRD). Hiện nay bệnh do M.gallisepticum ở gia cầm được IOE xếp vào danh sách các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia cầm nhóm B. Những tổn thất của bệnh gây ra rất lớn. Đối với thịt gà giảm khả năng tăng trọng từ 20 – 30%, tỉ lệ chết từ 5 – 10%. Ở đàn gà giống và gà đẻ, bệnh có thể làm giảm 10 – 20% sản lượng trứng, tăng 5 – 10% tỉ lệ chết phôi cao (Sato, 1996). 5 Bệnh sảy ra ở khắp các nước trên thế giới có chăn nuôi gia cầm. Ở Việt Nam bệnh do Mycoplasma đã gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm. Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2004) [3] cho biết, hầu hết các loại gia cầm đều mẫn cảm với Mycoplasma. Đặc biệt ở gà nuôi theo hướng công nghiệp thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao. Bệnh này xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, người ta sử dụng một số kháng sinh như: tylosin, tiamulin, enrofloxacin,… để điều trị nên đã khống chế được bệnh này. Nhu Vân Thu và cs (2002) [23] cho biết, CRD do 3 loài Mycoplasma gây ra: M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài M.gallisepticum. Mycoplasma có nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì giống như tế bào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticum có nghĩa là “gây độc cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà đẻ trứng rất cao và sản lượng trứng được giảm đáng kể. Theo Nguyễn Lân Dũng và cs (2007) [2], Mycoplasma có kích thước ngang khoảng 150 - 300 ηm thường là 250 ηm khó thấy dưới kính hiển vi quang học bình thường. Mycoplasma không có thành tế bào, bắt màu Gram âm, có tính đa hình thái, có dạng nhỏ đến mức lọt qua nến lọc vi khuẩn, dễ mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, mẫn cảm với cồn, với các chất hoạt động bề mặt (xà phòng, bột giặt,…), không mẫn cảm với penicillin, xicloserin, xephalosporin, baxitraxin và các kháng sinh khác ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào. Mycoplasma là những sinh vật nguyên thủy chưa có vách tế bào, cho nên chúng dễ bị biến đổi hình dạng, là loài vi sinh vật nhỏ nhất trong sinh giới có đời sống dinh dưỡng độc lập. Vi khuẩn có hình dạng nhỏ riêng lẻ hay tập trung từng đôi, từng chuỗi ngắn, hình vòng nhẫn, vòng khuyên là loại Gram âm khó bắt màu thuốc nhuộm thông thường, phải dùng phương pháp nhuộm Giemsa mới quan sát được. Màng của Mycoplasma chỉ là lớp màng nguyên 6 sinh chất dày từ 70 - 100Å. Trong tế bào Mycoplasma có thể thấy các hạt riboxom và thể nhân. Mycoplasma thuộc loại hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc, nhiệt độ thích hợp cho Mycoplasma là 370C, pH: 7,0 - 8,0. Chúng có thể phát triển tốt trên phôi gà và trên một số môi trường nhân tạo như môi trường huyết thanh, môi trường có chứa hemoglubin, xistein. Trên môi trường thạch, chúng có thể tạo nên những khuẩn lạc nhỏ bé. Khuẩn lạc có cấu tạo hạt, ở giữa có màu vàng nâu, xung quanh trong (trứng ốp nếp). Khi phát triển trên môi trường dịch thể, Mycoplasma làm vẩn đục môi trường và tạo thành những kết tủa. Trong môi trường thạch máu, Mycoplasma làm dung huyết. Mycoplasma bị diệt ở nhiệt độ 45 - 550C trong vòng 15 phút. Chúng rất mẫn cảm với sự khô cạn, tia tử ngoại, chất sát trùng và bị ức chế bởi các chất kháng sinh có khả năng ngăn cản quá trình tổng hợp protein của Mycoplasma như: Tetracyclin, erythomycin,… 2.1.1.3. Căn bệnh. * Hình thái, cấu trúc. Vi khẩn MG có độc lực, thuộc giống Mycoplasma, họ Mycoplasmataceae. Mycoplasma (hay các mollicute – vỏ bọc mềm) là vi khuẩn không có thành tế bào nên đa dạng về hình thái. Người ta coi Mycoplasma là cơ thể có kích thước nhỏ nhất, tồn tại độc lập vì chúng có thể phát triển trong môi trường nhân tạo. MG được phân loại là thuộc serotype A trong số các Mycoplasma gây bệnh cho gia cầm. MS bắt mầu tốt với thuốc nhuộm Giemsa nhưng bắt màu nhuộm Gram âm kém. Dưới kình hiển vi thường, vi khuẩn có dạng hình cầu, kích thước khoảng 0,25 – 0,5μm. Dưới kính hiển vi điện tử, quan sát vi khuẩn có các cấu trúc lỏng hoặc có hình đầu chóp, trên có các cơ quan bám dính giúp MG bám vào thành tế bào vật chủ và đóng vai trò nhất định trong đặc tính gây bệnh. 7 Hội bác sỹ thú y (2008) [31] cho biết, Mycoplasma là vi cơ thể sống không có thành tế bào mà chỉ có thành nguyên sinh chất. Nó là cơ thể sống có khả năng tự nhân đôi có kích thước nhỏ nhất. Trong phân loại học, Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes (Mollis nghĩa là mềm, cutes là da, vỏ bọc). Hai đặc điểm phân biệt Mycoplasma với vi khuẩn khác là kích thước genome và thành phần các bazo nitơ của ADN. * Tính chất nuôi cấy. Quá trình phát triển của MG đòi hỏi cần phải có môi trường dinh dưỡng tổng hợp, bổ sung từ 10 – 15% huyết thanh lợn, ngựa hoặc gia cầm. Các điều kiện thích hợp cho nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường lỏng là pH = 7,8, nhiệt độ 370C và cần 3 – 5 ngày để phát triển; trên môi trường thạch là 3 – 7 ngày trong điều kiện đủ độ ẩm ở 370C. Khuẩn lạc của MG hình thành trên môi trường thạch có huyết thanh được nuôi cấy trực tiếp hoặc thông qua vài lần cấy truyển; rất khó để thu được khuẩn lạc khi nuôi cấy trực tiếp từ bệnh phẩm. Các khuẩn lạc trên môi trường thạch có dạng nhỏ, trơn, rìa gọn, tạo thành một khối mờ, ở giữa hơi lồi (dạng trứng ốp nếp). Đường kính của khuẩn lạc thường là 0,2 – 0,3mm hoặc nhỏ hơn, thường mọc dọc theo các đường cấy. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn phân lập từ các loài gia cầm khác nhau cũng có sự khác nhau. Trên môi trường thạch, chúng cũng có thể tạo nên những khuẩn lạc nhỏ bé, khuẩn lạc có cấu tạo hạt, ở giữa có màu vàng nâu, xung quanh trong. Khi phát triển trên môi trường dịch thể, Mycoplasma làm vẩn đục môi trường và tạo thành những kết tủa. Các loại Mycoplasma khác nhau có tốc độ mọc khác nhau và khuẩn lạc của chúng cũng khó phân biệt. Không có một môi trường nào phù hợp cho tất cả các Mycoplasma, đó cũng là một khó khăn trong công tác chẩn đoán và phân lập. 8 MG có khả năng lên mem đường glucose và maltose, nhưng không có khả năng sinh hơi; không lên mem các loại đường lactose, dulcito, salisin; ít khi lên mem đường sucrose; lên mem không ổn định với các đường galactose, fructose, trehalose và mannitol; không thủy phân arginie và không sản sinh mem phosphatase. MG gây dung huyết hoàn toàn trên thạch máu ngựa; có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà và gà tây. Khi gây bệnh bằng cách tiêm vào túi lòng đỏ của phôi gà 7 ngày tuổi, MG sẽ gây chết phôi sau 5 – 7 ngày, Bệnh tích đặc trưng của phôi là còi cọc, phù thũng toàn thân, gan hoại tự, lách sưng to. * Sức đề kháng Các chất sát khuẩn thông thường như phenol, formalin, merthiolate,… đều có khả năng diệt khuẩn. Trong canh trùng nuôi cấy, MG có thể sống 3 – 4 năm ở điều kiện -300C; sống trong canh trùng nuôi cấy đã được đông khô bảo quản ở 40C trong vòng 7 năm, trong xương sườn của gà nhiểm bệnh đã được đông khô bảo quản ở 40C trong vòng 13 – 14 năm. MG trong trứng gà ấp nhiễm bệnh sẽ bị bất hoạt trong vòng 12 – 14 giờ sau khi sử lí nhiệt ở 560C. Mycoplasma có thể sống trong phân gà 1 – 3 ngày ở 200C; ở trên quần áo 3 ngày ở 200C và 1 ngày ở 370C; trong lòng đỏ trứng 18 tuần ở 370C và 6 tuần ở 200C. * Cơ chế sinh bệnh. Trừ các trường hợp bệnh lây qua trứng, thường MG xâm nhập vào cơ thể gia cầm qua đường hô hấp hoặc qua màng kết. Chúng ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc xoang mũi và các xoang quanh mũi, thành các túi hơi và từ đó MG đi đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Niêm mạc phù nhẹ, lớp dưới bị nhiễm các tế bào lympho và tổ chức tế bào tạo nên các hạt lấm tấm. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, các bệnh tích này sẽ nhẹ, có khi không nhìn thấy. Nhưng nếu sức đề kháng giảm, bệnh tích sẽ nặng lên và lan tràn. 9 Khả năng bám dính của MG vào tế bào biểu mô đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế sinh bệnh. Những biến đổi ở lớp biểu mô khí quản do MG có thể đóng vai trò nguyên phát hoặc kế phát gây bệnh. Trong nuôi cấy tế bào, các nhà nghiên cứu thấy rằng MG có thể nhân lên trong các tế bào không có chức năng thực bào, khiến cho chúng đề kháng lại với vật chủ cũng như kháng lại kháng sinh trong điều trị, gây bệnh ở thể mãn tính, qua niêm mạc đường hô hấp để gây nhiễm trùng toàn thân. Theo Hội bác sỹ thú y (2008) [31], mầm bệnh Mycoplasma không có thành tế bào nên hình dạng của nó không cố định. Nó có thể là hình cầu, hình sợi mảnh, có cơ quan bám dính ở một đầu, cơ quan này có hình bán cầu, nhô ra và được gọi là “blebs”. Khi mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ, nó chui vào giữa các nhung mao niêm mạc đường hô hấp hoặc đường sinh dục, phần “blebs” của vi khuẩn gắn vào phần đuôi sialic của thụ quan sialoglycoprotein hoặc sialoglycolipit của tế bào vật chủ. Sự bám dính này đủ chắc để nó không bị đào thải ra ngoài bởi nhu động và quá trình phát triển dịch của niêm mạc. Vì nó không có thành tế bào nên cũng có hiện tượng hòa nhập màng tế bào vật chủ và màng nguyên sinh của vi khuẩn. Các enzyme thủy phân: neuraminidase, peroxidase, heamolysin và các loại độc tố khác được đưa vào tế bào vật chủ. Những độc tố đó có thể dẫn đến tế bào bị tổn thương, thoái hóa và cơ thể có thể có những đáp ứng miễn dịch và sốt. Hơn nữa, sự xâm nhập của tế bào đơn nhân tới phần mô của hạ niêm mạc, một số lượng lớn tế bào lympho và đại thực bào dẫn tới sự dày lên của phần tổ chức bị tấn công. 2.1.1.4. Dịch tễ học * Loài vật mắc bệnh MG chủ yếu gây bệnh ở gà và gà tây, tuy nhiên người ta cũng phân lập được mầm bệnh này ở gà lôi, gà gô, chim cút, vịt, ngỗng, công, vẹt Amazon mỏ vàng,… Gà 2 - 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ nhiễm bệnh này hơn các lứa 10 tuổi khác, bệnh thường hay phát vào vụ đông khi có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể sử dụng các giống gà nuôi SPF, gà không nhiễm mầm bệnh Mycoplasma, gà tây mà trứng có phôi của chúng để gây bệnh; ngoài ra, chim vẹt đuôi dài Úc, chim trĩ, chim sẻ cũng có thể dùng làm thí nghiệm. *Phương thức lây truyền. MG rất dễ dàng nhiễm từ con này sang con khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp. Khi MG cư trú ở đường hô hấp trên, một lượng lớn mầm bệnh được giải phóng ra môi trường xung quanh bằng sự xuất tiết của dịch rỉ mũi, qua hô hấp và ho. Sự truyền lây phụ thuộc vào kích thước của vùng khu trú mầm bệnh, số lượng cá thể mẫn cảm và khoảng cách giữa chúng. Những đàn gà bị nhiễm bệnh mà phải đối đầu với các tác động bất lợi khác nữa như nồng độ amoniac ở môi trường cao, thời tiết thay đổi đột ngột, các mầm bệnh như virus Newcastle, Gumboro, cúm,… thì có thể làm tăng bài tiết mầm bệnh MG (Hội bác sỹ thú y, 2008) [31]. Theo Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2004) [3], CRD nếu chỉ có một mình loại Mycoplasma gây bệnh thì nhẹ nhưng nếu kế phát thì nặng hơn hoặc bệnh phát ra trong điều kiện mới tiêm phòng các bệnh khác hay môi trường ẩm thấp, dơ bẩn thì bệnh sẽ nặng hơn. Đặc biệt, nếu ghép với 3 bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm và bệnh cúm thì bệnh càng kéo dài trầm trọng và không chữa được. Thời gian tồn tại của MG ở ngoài cơ thể vật chủ (phân, lông,…) khác nhau (từ 1 - 14 ngày), tùy thuộc vào nhiệt độ của vật mà nó bám. Vì vậy việc vệ sinh quần áo, đồ dùng, dụng cụ chăn nuôi kém thì đó cũng là một con đường truyền lây của bệnh. Thời gian tồn tại của bệnh được quan sát ở lòng trắng trứng là 3 tuần ở 50C, 4 ngày ở tủ ấp, 6 ngày ở nhiệt độ phòng; ở lòng 11 đỏ, mầm bệnh tồn tại 18 tuần ở 370C, 6 tuần ở 200C. Như vậy, những quả trứng giập, vỡ trong máy ấp có thể là nguồn lây lan bệnh. Điều đáng chú ý là mầm bệnh có thể tồn tại ở trong tóc, da của người từ 1 - 2 ngày, vì vậy người làm việc trong đàn gà bệnh có thể là yếu tố trung gian truyền bệnh. Một con đường truyền lây bệnh khác là sự truyền lây qua trứng. Ở giai đoạn cấp tính, MG dễ dàng tiến đến buồng trứng, tử cung và định cư ở đó, những con gà mái này sẽ đẻ ra trứng nhiễm bệnh. MG không những được phân lập từ phôi mà còn được phân lập từ màng lòng đỏ trứng tươi. Trong một số trường hợp cụ thể, sự lây nhiễm có thể thực hiện thông qua việc sử dụng vacxin virus mà không được làm từ trứng sạch bệnh. MG còn được tìm thấy ở trong tinh dịch của gà trống bị bệnh vì vậy sự truyền lây có thể thực hiện qua con đường thụ tinh từ gà trống truyền cho gà mái. 2.1.1.5. Triệu chứng. Thời gian ủ bệnh thường từ 16 – 21 ngày. Những triệu chứng chung nhất trong đàn gia cầm trưởng thành mắc bệnh tự nhiên bao gồm: khí quản có tiếng ran, chảy nước mũi, gà thở khò khè do nhiều dịch đọng ở đường hô hấp trên. Gà khó thở, há hốc mồm ra thở, vảy mỏ, chảy nước mắt, nước mũi. Bệnh tiến triển chậm, lúc đầu nước mũi loãng, sau đặc dần và đọng lại ở xoang mặt làm cho mặt gà sưng lên. Gà gầy nhanh rồi chết. Các xoang lúc đầu viêm, chứa thanh dịch loãng sau biến thành fibrin đặc. Sau khi các xoang vùng đầu bị viêm thì các niêm mạc hầu, khí quản và các túi hơi liên hệ với nó cũng bị viêm. Con vật ngày càng khó thở, mào yếm tím bầm, kiệt sức dần rồi chết. Nhiều trường hợp gà bệnh chết rất sớm do ngạt thở; tiêu thụ thức ăn giảm, giảm tăng trọng. Ở đàn gà đẻ, bệnh làm năng suất trứng giảm xuống và thường giữ ở mức thấp. Trứng ấp, số lượng bào thai chết ở ngày thứ 10 - 12 và trước khi nở tăng lên. Số còn lại nở ra thành những gà ốm yếu. 12 Một số các biểu hiện khác bao gồm: sưng khớp, què, nất điều hòa thần kinh, sưng đầu, kém ăn, mỏ và chân khô, chân kém bóng láng. Một số đàn có thể có kết quả kiểm tra huyết thanh dương tính nhưng không có triệu trứng lâm sàng điển hình của bệnh, đặc biệt khi gà nhiễm mầm bệnh trong thời kỳ con non và qua được. Gà trống thường để hiện các biểu hiện lâm sàng trước và bệnh thường nặng hơn vào mùa đông. Trong tự nhiên, bệnh thường tiến triển theo thể mãn tính, chủ yếu ở gà lớn. Nếu gà con bị bệnh, tỷ lệ chết có thể 5 - 40%. Tổn thất kinh tế chủ yếu của bệnh này là giảm trọng lượng của gà thịt và giảm sản lượng trứng của gà đẻ. Gà con và gà dò bị bệnh thường viêm kết mạc, chảy nước mắt, ít dịch thanh mạc ở lỗ mũi và mí mắt. Nhiều con mí mắt sưng tấy và dính vào nhau, thở khò khè có tiếng ran khí quản, dễ phát hiện vào buổi đêm yên tĩnh. Gà xù lông, thở khó, bỏ ăn. Bệnh kéo dài làm gà gầy nhanh và chết (Nguyễn Thanh Sơn và Lê Hồng Mận, 2004) [15]. Trường Giang (2008) [26] cho biết, trên gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm ran khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, số gà chết có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành - gà đẻ: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ,… các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện. Khi gây bệnh cho gà bằng chủng MG và virus gây bệnh viêm phế quản 13 truyền nhiễm, gà có biểu hiện viêm màng kết. Phần da mặt xung quanh mí mắt gà bị sưng phù, chảy nước mắt, mạch quản ở màng kết bị sung huyết. Gà tây bị nặng hơn, nhiều con mắt sưng tới nỗi không mở được, gây khó khăn trong việc ăn uống. Chin và cộng sự (1991) đã thông báo gà tây 12 – 16 tuần tuổi có biểu hiện viêm não kèm theo triệu chứng trẹo cổ và chết với tư thế opisthotonus. Ngoài ra, bệnh CRD thường ghép với một số bệnh, từ đó triệu chứng cũng thể hiện rất phức tạp như: Bệnh CRD ghép với viêm phế quản truyền nhiễm, CRD ghép với sổ mũi truyền nhiễm, CRD bị bội nhiễm với E.coli,… 2.1.1.6. Bệnh tích. * Bệnh tích đại thể. Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2004) [3] cho biết, trong giai đoạn cấp tính, mổ ra thấy xoang mũi và khí quản tích đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng. Màng túi khí đục nhẹ và tăng sinh phía bên trong. Trong giai đoạn mãn tính, màng túi khí dày và đục trắng phồng như chất bã đậu nhão. Nếu có kế phát các bệnh khác như E.coli thì trên bề mặt gan, màng ngoài bao tim và màng bao xung quanh phúc mạc đều thấy tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào tim, gan, ruột. Xác chết gầy và nhợt nhạt do thiếu máu. Niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi sưng phù chứa đầy dịch nhớt màu vàng hoặc màu vàng xám. Niêm mạc họng xung huyết, sưng, đôi chỗ bị xuất huyết phủ nhiều niêm dịch trong. Phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị viêm hoại tử. Thành các túi hơi dày lên, thủy thũng. Xoang túi hơi chứa đầy chất dịch màu sữa, nếu bệnh chuyển thành mãn tính thì chất chứa quánh lại, cuối cùng thành một chất khô, bở, màu vàng. Bệnh biến này xảy ra ở cả túi hơi vùng bụng và vùng ngực. Ngoài ra, gà bệnh còn bị viêm ngoại tâm mạc, viêm quanh gan và viêm phúc mạc. Lách có thể hơi sưng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan