Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn d...

Tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch quốc tế phương đông s9 giai đoạn 2018 2019

.PDF
50
98
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN XUÂN THỊNH Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DU LỊCH QUỐC TẾ PHƯƠNG ĐÔNG S9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTN & DLST Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2016 – 2020 Thái Nguyên, 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN XUÂN THỊNH Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DU LỊCH QUỐC TẾ PHƯƠNG ĐÔNG S9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTN & DLST Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K48 – QLTN & DLST Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên, 2020 i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trường, bản thân em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang học tại Công ty TNHH du lịch Phương Đông S9. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Công ty TNHH quốc tế du lịch Phương Đông S9, các anh, chị trong văn phòng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Vũ Thị Thanh Thủy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên NGUYỄN XUÂN THỊNH ii DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn GDP: Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội) được hiểu là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa. NQ/TW: Nghị quyết/ Trung ương CNTT : Công nghệ thông tin NXB : Nhà xuất bản iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. ............................................................................2 1.3. Ý nghĩa ...................................................................................................................2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................3 2.1. Công ty lữ hành .....................................................................................................3 2.1.1 Khái niệm lữ hành ................................................................................................3 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty lữ hành...........................................................3 2.2. Marketing trong du lịch .........................................................................................3 2.2.1. Khái niệm Maketing ...........................................................................................3 2.2.2. Các chính sách marketing du lịch .......................................................................4 2.3. Thực trạng phát triển của du lịch của tỉnh Thái Nguyên .....................................10 2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài ...............................................................12 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................15 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................15 3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................15 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ....................................................................................15 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................15 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................16 4.1. Khái quát về công ty du lịch quốc tế Phương Đông S9 .......................................16 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................16 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty .................................................................17 4.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty ..................................................................17 iv 4.2.Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty du lịch quốc tế Phương Đông S9 ........19 4.2.1. Sản phẩm của công ty .......................................................................................19 4.2.2. Cơ sở lưu trú mà công ty hợp tác ......................................................................22 4.2.3. Chính sách giá của công ty ...............................................................................24 4.2.4. Hoạt động kinh doanh của công ty ...................................................................27 4.2.5. Đánh giá hoạt động của công ty qua ý kiến khách hàng ..................................31 4.2.6. Một số hoạt động thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty ........................32 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Phương Đông S9 ..................................................35 4.3.1. Chính sách sản phẩm ........................................................................................35 4.3.2. Chính sách giá cả ..............................................................................................37 4.3.3. Chính sách xúc tiến hỗn hợp .............................................................................39 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................41 5.1. Kết luận ................................................................................................................41 5.2. Đề nghị .................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................42 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số cơ sở lưu trú, lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ .........................11 Bảng 2.2. Doanh thu từ Du lịch của Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019 ...................12 Bảng 4.1. Các loại sản phẩm du lịch của công ty .......................................................20 Bảng 4.2 Danh sách một số khách sạn mà công ty hợp tác ........................................22 Bảng 4.3. Giá tour dành cho đối tượng là khách đoàn có số lượng từ 30 người trở lên ......................................................................................................25 Bảng 4.4. So sánh tour giữa cao điểm và thấp điểm. ..................................................26 Bảng 4.5. Tổng kết kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Phương Đông hai năm 2018 và 2019 .................................................................................................29 Bảng 4.6. Số lượng các Tour trong tháng 7 năm 2020 của công ty ..........................30 Bảng 4.7. Đánh giá hoạt động dịch vụ của công ty qua ý kiến khách du lịch ............31 1 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế ngày càng mạnh sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, ngành du lịch là một ngành kinh tế quan trọng được xác định trong nghị quyết của Đại hội Đảng XI là một ngành kinh tế mũi nhọn.Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đều có sự tăng trưởng ổn định, bình quân tăng trên 15% cả về số lượng khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2019 được đánh giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam khi đón nhận khoảng 18,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, Việt Nam hiện đang ở mức rất cao (21%), trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia mạnh về du lịch trong khu vực. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh du lịch, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong số 14 chỉ số trụ cột, Tài nguyên tự nhiên (hạng 34) và Tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 30) của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhất. Với xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như thu nhập như hiện nay, du lịch Việt Nam có triển vọng phát triển hơn nữa, hướng tới hoàn thành trước hạn mục tiêu đến năm 2020 "thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp" (Nghị quyết Ttung ương 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn). 2 Công ty du lịch trách nhiệm hữu hạn Phương Đông S9 , được thành lập năm 2018, với lĩnh vực kinh doanh đăng ký là lữ hành và tổ chức sự kiện. Tuy chỉ mới thành lập nhưng trong lĩnh vực lữ hành nội địa, công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ, được đánh giá là một trong những công ty lữ hành hàng đầu của Thái Nguyên. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đi cùng với những khó khăn và thuận lợi mà đến nay chưa có báo cáo đánh giá. Vậy hôm nay được sự giới thiệu của ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên cùng với sự hướng dẫn của cô giáo TS, Vũ Thị Thanh Thủy em tiến hành thực hiện đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty Trách nhiệm hữu hạn du lịch quốc tế Phương Đông S9 giai đoạn 2018-2019”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty - Đề xuất, kiến nghị. 1.3. Ý nghĩa - Trong thực tập: + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn. + Phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch của Thái Nguyên và Việt Nam. 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Công ty lữ hành 2.1.1 Khái niệm lữ hành - Lữ hành là tên gọi của một ngành nghề trong lĩnh vực du lịch, nó hoạt động với mục đích thực hiện những chuyến đi cho khách du lịch của mình từ nơi này đến một nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. Việc thực hiện hoạt động này, nó xuất phát từ nhiều lý do, mục đích khác nhau, khi di chuyển rồi thì không nhất thiết sẽ phải quay lại về điểm xuất phát 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty lữ hành 2.1.2.1 Chức năng của công ty lữ hành - Là quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc theo các hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch, sự kiện liên quan tới du lịch… 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty lữ hành - Doanh nghiệp lữ hành cũng có nhiệm vụ, tổ chức những chương trình du lịch theo dạng trọn gói, những chương trình này được xây dựng lên mục đích tạo sự liên kết với sản phẩm du lịch như: lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí,… thành một thể thống nhất và hoàn hảo nhất, để đáp ứng cho khách hàng sự hài lòng nhất về nhu cầu sử dụng của họ. Với những chương trình du lịch, được doanh nghiệp lữ hành xây dựng lên nó sẽ xóa bỏ đi toàn bộ khó khăn, các mối lo ngại mà khách du lịch đang sợ. Đồng thời, với sự chuyên nghiệp của mình, những dịch vụ doanh nghiệp du lịch đem đến cho khách sẽ là sự an tâm, tin tưởng về tính khả quan và thành công của chuyến du lịch này. 2.2. Marketing trong du lịch 2.2.1. Khái niệm Maketing Khái niệm marketing Thuật ngữ marketing xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX, lần đầu tiên là tại Mỹ, nhưng mãi sau cuộc khủng hoảng kinh tế 4 thế giới (1929- 1933) và đặc biệt sau Chiến tranh Thế giới thứ II (1941-1945) mới đạt được những bước nhảy vọt và phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng để thực sự trở thành một lĩnh vực khoa học phổ biến như ngày nay. Quá trình quốc tế hóa của marketing phát triển rất nhanh, ngày nay hầu như tất cả các trường đại học kinh tế trên thế giới đều giảng dạy bộ môn marketing và marketing cũng được ứng dụng một cách rất hiệu quả trong các lĩnh vực kinh doanh ở khắp mọi nơi. Marketing không chỉ đơn giản là việc bán hàng hay quảng cáo, tiếp thị. Nó bao gồm hàng loạt những hoạt động nằm ngoài quá trình sản xuất nhưng có tác động trực tiếp tới việc thực hiện giá cả của hàng hoá, dịch vụ. Theo Philip Kotler, một chuyên gia về Marketing hàng đầu của Mỹ, Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua quá trình trao đổi. Còn theo hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các quyết định về sản phẩm, định giá xúc tiến và phân phối hàng hoá, dịch vụ và tư tưởng hành động để tạo ra sù trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu cá nhân và tổ chức. Như vậy Marketing được hiểu là một khoa học về sự trao đổi, nghiên cứu và giải quyết tất cả các quan hệ trao đổi giữa một tổ chức với một môi trường bên ngoài của nó. Marketing không chỉ dược áp dụng trong lĩnh vực kinh doanhmà còn thể hiện vai trò quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động khác như chính trị, xã hội v.v. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Marketing phải được thực hiện liên tục từ trước khi sản xuất sản phẩm, trong quá trình sản xuất, trong khâu tiêu thụ và ngay cả sau khi đã bán hàng hoá dịch vụ. 2.2.2. Các chính sách marketing du lịch Để tăng cường thu hút khách du lịch nội địa đến với công ty ngoài các biện pháp trong quản trị, cơ cấu tổ chức... thì các giải pháp liên quan đến marketing 5 đóng một vai trò không thể thiếu của bất kỳ một công ty nào. Marketing giúp cho doanh nghiệp có cách nhìn toàn cảnh về thị trường mà doanh nghiệp đang theo đổi và cách thức để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Các chính sách trong marketing đóng vai trò quan trọng trong tạo lập vị thế mong muốn và góp phần nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng mục tiêu. Để làm được điều đó công ty cần có những chính sách marketing như: chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp, con người, đồng thời tạo ra sản phẩm trọn gói và lập chương trình bên cạnh đó cũng cần có chính sách về quan hệ đối tác với các doanh nghiệp khác. *Chính sách sản phẩm Một số khái niệm sản phẩm theo quan điểm của marketing là tất cả các yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời có thể chào bán trên thị trường. Nó bao gồm 2 yếu tố đó là yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất. Như vậy sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ có thể đem ra chào bán và có khả năng thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích mua sắm và tiêu dùng của họ. Sản phẩm du lịch vừa là mặt hàng cụ thể vừa là một mặt hàng không cụ thể. Nói cách khác, sản phẩm du lịch là tổng hợp các thành tố khác nhau nhằm cung cấp cho khách kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Chính sách sản phẩm được hiểu là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo ra và tung sản phẩm vào thị trường để thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả. Hay là chủ trương của doanh nghiệp về việc hạn chế, duy trì, phát triển, mở rộng đổi mới cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường với hiệu quả phù hợp với các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm. Chính sách sản phẩm là sương sống của chiến lược cho kinh doanh nếu chính sách này không đúng tức là đưa ra thị trường những loại sản phẩm du lịch không đúng với nhu cầu, thị hiếu của khách hàngthì cho dù cách chính sách 6 marketing đó có hấp dẫn đến mấy cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Sản phẩm du lịch là các chương trình du lịch, các dịch vụ lưu trú, ăn uống... Do vậy đặc trưng của sản phẩm du lịch là phải sử dụng thì mới biết. Sản phẩm du lịch phải bán cho khách trước khi họ tiêu dùng và thấy sản phẩm đó. Vì thế khách hàng cần phải được thông tin một các kỹ lưỡng về tất cả những gì mà họ sẽ mua, sẽ sử dụng... Do đó cần phải có một kinh nghiệm tích luỹ. Mặt khác, sản phẩm du lịch không lưu trữ được, không sản xuất trước được, do vậy việc điều hoà cung cầu là rất khó khăn. Vì vậy công ty cần xây dựng cách chính sách phù hợp với các nội dung sau: Chính sách danh mục sản phẩm Ngày nay các doanh nghiệp không kinh doanh một loại sản phẩm mà thông thường bao gồm rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau tập hợp thành một hỗn hợp sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì việc có một hỗn hợp sản phẩm đa dạng là điều bắt buộc. Sự đa dạng hoá của dịch vụ được đánh giá thông qua chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và tính đồng nhất của danh mục sản phẩm. Danh mục sản phẩm là tập hợp các nhóm chủng loại sản phẩm dịch vụ mà các đơn vị hàng hoá do mọi người bán cụ thể đem ra chào bán cho người mua.Những sản phẩm, dịch vụ kháu nhau của danh mục sản phẩm của doanh nghiệp tác động lẫn nhau theo nghĩa tự cạnh tranh, nhưng cũng bổ sung cho nhau, do vậy việc xác định quy mô của danh mục sản phẩm là một nội dung quan trọng của chính sách sản phẩm. Chủng loại sản phẩm dịch vụ có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng một kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ của một dãy giá. Doanh nghiệp có thể mở rộng hay thu hẹp sản phẩm của mình đang có trên thị trường tùy theo mức độ cạnh tranh hay nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Bề rộng danh mục sản phẩm: là tổng số chủng loại dịch vụ có trong danh mục của sản phẩm của công ty. Chiều dài của danh mục sản phẩm: là số lượng sản phẩm khác nhau trong cùng một chủng loại nhưng ở các mức chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất: phản ánh mức độ gần 7 gũi, hài hoà của hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại khách nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó. Xác định danh mục sản phẩm là quyết định các thông số cơ bản của nó nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn khách hàng. Quyết định kéo dài chủng loại sản phẩm Một doanh nghiệp có thể kéo dài chủng loại sản phẩm bằng cách kéo dài sản phẩm trong chủng loại hay bổ sung thêm những sản phẩm mới trong phạm vi hiện tại của chủng loại đó. Kéo dài xuống phía dưới: Các công ty bổ sung thêm các sản phẩm có phẩm cấp thấp hơn, giá rẻ hơn để thu hút khách hàng. Công ty kéo dài danh mục sản phẩm của mình xuống phía dưới có thể là do bị đối thủ cạnh tranh tấn công ở đầu trên nên quyết định phản công ở đầu dưới, sự tăng trưởng ở đầu trên chậm hơn ở dưới, công ty muốn bổ sung thêm sản phẩm ở đầu dưới để bịt lỗ hổng thị trường. Kéo dài lên phía trên: Những công ty phụ vụ cho thị trường khách có khả năng chi trả ở mức trung bình hay mức thấp tính đến việc có thâm nhập vào thị trường khách có khả năng chi trả cao hơn, do sức hấp dẫn của sự tăng trưởng cao hơn hay vì các lý do khác. Kéo dài ra cả hai phía: Các công ty có thể nhằm vào phần giữa của thị trường có thể kéo dài chủng loại sản phẩm, dịch vụ của mình ra cả hai phía. Việc quyết định có thể kéo dài chủng loại sản phẩm, dịch vụ giúp công ty tiếp cận và thu hút nhiều tập khách hàng hơn. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Sản phẩm mới có thể là mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm cải tiến cùng nhãn hiệu mới mà công ty phát triển thông qua nỗ lực nghiên cứu của chính mình. Vầ để có thể phát triển sản phẩm mới các công ty cẩn trải qua các bước: - Hình thành ý tưởng - Lựa chọn ý tưởng - Soạn thảo và thẩm định dự án - Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới - Thiết kế sản phẩm mới - Thử nghiệm trên thị trường - Thương mại hóa Việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mới cần thiết bên cạnh đó nó lại mang những sự mạo hiểm cao đối với công ty vì tỉ lệ thất bại cao, chi phí lớn. Do đó khi phát triển sản phẩm mới 8 công ty cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường. Vì nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường mà mỗi sản phẩm có chu kỳ sống riêng nên cẩn cải tiến, thay đổi làm mới sản phẩm để thay thế các sản phẩm lỗi thời. * Chính sách giá Giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận của công ty. Giá cả là yếu tố đặc thù trong marketing, giá cả cũng là cơ sở để khách hàng lựa chọn chuyến đi của mình. Các quyết định về giá đều ảnh hưởng đến tất cả tahfnh phần tham gia vào kênh marketing ( khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, công chúng) dó đó công ty cần phải có chính sách giá cả hợp lý linh hoạt để thu hút khách hàng. - Các mục tiêu định giá Tối đa hóa lợi nhuận: Thường được đặt ra với các công ty có uy tín lớn, chất lượng dịch vụ tốt và giá thường cao hơn mức bình thường của các công ty cùng hạng. Chiếm lĩnh thị trường: Giai đoạn đầu tiên của xâm nhập thị trường thì công ty cần có một chỗ đứng an toàn. Vì thế công ty chọn giải pháp đặt giá ngang bằng hoặc thấp hơn mức trung bình để tiếp cận thị trường, để gây sự chú ý của khách. Tuy nhiên mức giá đó sẽ thay đổi để đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho công ty. Dẫn đầu chất lượng: Đối với những công ty chất lượng và dịch vụ của họ đến mức chuyên nghiệp hoặc có những nét riêng biệt độc đáo thì giá thường rất cao. Mục tiêu tồn tại: Những công ty giai đoạn quy thoái sẽ chọn cho mình cách đặt giá để đảm bảo tồn tại. Do đó giá thường thấp nhiều so với mức bình thường và duy trì tỏng một thời gian rất ngắn. Các phương pháp định giá: Định theo cách cộng lời vào chi phí, định giá theo lợi nhuận mục tiêu, định giá theo giá trị, định giá theo mức giá hiện hành. * Chính sách phân phối Hệ thống các kênh phân phối trong du lịch là một tập hợp các đơn vị cung ứng hay cá nhân tham gia vào các hoạt động nhằm đưa khách hàng đến với các 9 sản phẩm du lịch hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm du lịch cho khách hàng. Quá trình đưa được các sản phẩm du lịch được tạo ra đến với khách hàng được gọi là quá trình phân phối sản phẩm. Những quyết định gắn với quá trình đó chính là chiến lược phân phối sản phẩm. Căn cứ để xây dựng, lựa chọn kênh phân phối: - Địa điểm khách - Đặc tính của khách hàng - Đặc tính của sản phẩm dịch vụ - Các loại hình trung gian - Căn cứ tình trạng cạnh tranh trên thị trường - Căn cứ vào đặc điểm của công ty Từ những căn cứ trên lựa chọn ra kênh phân phối. Hệ thống kênh phân phối trong lữ hành gồm 2 loại hình phân phối chính đó là: phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp: Người sản xuất => Người tiêu dùng. Phân phối gián tiếp: Người sản xuất => Các trung gian => Người tiêu dùng. Trong hệ thống phân phối du lịch, có 3 kênh phân phối chính: - Các công ty du lịch - Các văn phòng du lịch hay đại lý du lịch Các công ty chuyên biệt Ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn có thể bán hàng qua nhiều hình thức khác như: catalog, qua thư, điện thoại, fax, qua mạng internet... Quản lý kênh phân phối. - Tuyển chọn các thành viên kênh - Chính sách chiết khấu - Quản lý xung đột - Quản lý về hiệu quả thực tiễn của các thành viên kênh - Sửa đổi kênh phân phối * Chính sách xúc tiến hỗn hợp Bao gồm chính xúc tiến – quảng cáo Xúc tiến: là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu hàng và xác lập mối quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing đã được lựa chọn của công ty. Xúc tiến nhằm đem lại thông tin của công ty đến với khách hàng thông qua các công cụ truyền thông để kích thích nhu cầu của khách hàng mua sản phẩm dịch vụ của công ty, tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, tạo điều kiện để sản phẩm du lịch được tiêu thụ nhiều lần, góp phần cải tiến sản phẩm. 10 2.3. Thực trạng phát triển của du lịch của tỉnh Thái Nguyên Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Hiện tỉnh Thái Nguyên có hơn 800 di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 510 di tích lịch sử, 39 di tích danh thắng, 12 di tích khảo cổ học, 16 di tích kiến trúc nghệ thuật và 233 di tích tín ngưỡng. Đặc biệt phải kể đến Di tích lịch sử An toàn khu ở huyện Định Hoá được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Cùng đó là các di tích được du khách trong nước, quốc tế khi đến Thái Nguyên quan tâm như: Di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ Thần Sa (Võ Nhai); hệ thống các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền như: Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (T.P Thái Nguyên). Các khu thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” như Hồ Núi Cốc (Đại Từ); hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (Võ Nhai), hồ Suối Lạnh (Phổ Yên). Các di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc, mang đậm hồn cốt bản sắc văn hoá dân tộc lầm mê hồn du khách như: Rối cạn Thẩm Rộc của người Tày, Lễ hội Cầu Mùa của người Sán Chí, hát Soọng Cô của người Sán Dìu… đặc biệt là múa Tắc Xình của người Sán Chay (Phú Lương) và Lễ cấp sắc của người Dao (Đại Từ) được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định vào Danh mục văn hoá phi vật thể quốc gia. Từ 5 năm gần đây, Thái Nguyên còn có thêm sản phẩm du lịch mới, đó là vùng chè ở Tân Cương (T.P Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Minh Lập (Đồng Hỷ)… Phục vụ du khách ăn, uống, ngủ, nghỉ có hơn 160 khách sạn, nhà nghỉ với gần 2.700 phòng, trong đó có gần 800 phòng nghỉ cao cấp và các nhà hàng ẩm thực phục vụ du khách. Tuy những năm gần đây, các điểm du lịch của Thái Nguyên cũng như hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ đưa đón du khách đã có sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu của du khách, nhưng chưa thực tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương, đóng góp của ngành du lịch cho sự phát triển kinh tế - 11 xã hội của tỉnh chưa được như mong muốn. Trung bình hằng năm, ngành du lịch Thái Nguyên chỉ đón tiếp được từ 1,5 đến 1,7 triệu lượt du khách/năm, trong đó có khoảng 16% du khách quốc tế. Số liệu thống kê số lượng khách đến du lịch Thái Nguyên được trình bày qua bảng sau: Bảng 2.1: Số cơ sở lưu trú, lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Cơ sở lưu trú và khách sạn Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018 2019 Số cơ sở lưu trú Cơ sở 335 393 435 451 421 Khách sạn " 45 46 49 51 49 Nhà nghỉ " 290 347 386 400 372 Số phòng nghỉ Phòng 4,881 4,800 6,082 6,499 6,213 Khách sạn " 1,794 1,770 1,952 2,113 2,095 Nhà nghỉ " 3,087 3,030 4,130 4,386 4,118 Giường 7,390 8,546 8,460 8,744 8,607 Khách sạn " 3,248 3,873 3,306 3,405 3,484 Nhà nghỉ " 4,142 4,673 5,154 5,339 5,123 Số giường Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ Nghìn lượt người Nghìn lượt người 901.0 1,068.3 1,302.0 7.86 8.73 11.00 1,406.0 1,495.0 13.00 14.50 Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2020 Qua số liệu bảng cho thấy, số lượng khách du lịch đến Thái Nguyên tăng không ngừng qua các năm, đến năm 2019, lượng khách đến Thái Nguyên gần 1,5 triệu lượt người, với hơn 400 cơ sở lưu trú. Số liệu bảng 2.2. cho thấy doanh thu từ du lịch Thái Nguyên đã tăng từ 239,7 tỷ đồng năm 2015 lên 321,2 tỷ đồng năm 2019. Tốc độ tăng trung bình 18,8% /năm. Doanh thu từ các cơ sở lữ hành tăng từ 43,9 tỷ đồng năm 2015 lên 87,0 tỷ đồng năm 2019. 12 Bảng 2.2. Doanh thu từ Du lịch của Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Doanh thu Doanh thu của các cơ sở lưu trú Nhà nước Ngoài nhà nước Tập thể Tư nhân Cá thể Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Doanh thu của các cơ sở lữ hành Nhà nước Ngoài nhà nước Tập thể Tư nhân 2015 239.7 2016 261.3 2017 273.9 2018 295.8 2019 321.2 2.8 3.1 3.1 3.3 3.5 210.8 229.3 235.3 253.4 274.6 0.5 0.6 0.6 0.7 0.8 83.0 90.4 79.9 85.8 93.0 127.3 138.4 154.7 167.0 180.8 26.1 28.9 35.6 39.2 43.1 43.9 48.3 68.1 79.1 87.0 4.3 4.8 2.8 3.0 2.6 39.6 43.5 65.3 76.1 84.4 39.6 43.5 65.3 76.1 84.4 Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2020 2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài Theo Phạm Thùy Linh (2019), khi nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ thông tin trong du lịch ở Việt nam cho thấy So với các quốc gia trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp. Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ ứng dụng cho du lịch còn nhiều hạn chế. - Tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp du lịch còn thấp. Theo khảo sát của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiện nay, các hệ thống khách sạn cao cấp, thương hiệu quốc tế và các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel, Vietnamtourism… đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh du lịch với khối lượng sản phẩm phong phú, có thông tin cụ thể về thời điểm, giá cả, các dịch vụ. Với các doanh nghiệp du lịch khác hay các điểm tham quan, các đơn vị vận chuyển, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân chính do doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là 13 các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ, lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao. - Thị trường du lịch trực tuyến chưa phát triển. Các công ty lữ hành online thương hiệu toàn cầu - như Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com, Expedia.com - đang độc chiếm thị trường Việt Nam với khoảng 80% thị phần. Trong khi đó, chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến, như Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, vntrip.vn… Tuy nhiên, các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách nội địa với số lượng giao dịch còn thấp. Thời gian qua, có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch đã mang lại những kết quả đáng kể cho sự tăng trưởng ấn tượng của ngành. Mặc dù vậy, việc ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch mới chỉ dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành kinh doanh du lịch. Vì vậy, các cơ quan quản lý, các địa phương đến các đơn vị kinh doanh cần tăng cường hiệu quả hơn nữa việc ứng dụng CNTT để quảng bá du lịch Việt Nam và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Theo sở văn hóa Thông tin Du lịch Khánh Hòa (2020) Khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19, đây sẽ là cơ hội để Du lịch Khánh Hòa cơ cấu, định hướng và xem lại việc phân bổ, tư duy trong chiến lược để tạo ra sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Trước hết, cần xây dựng, phân bổ lại các thị trường khách khác nhau, không nên tập trung một thị trường khách như thực tế tại Nha Trang - Khánh Hòa. Để đa dạng hóa nguồn khách, đòi hỏi Nha Trang - Khánh Hòa cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn phân đoạn thị trường khách du lịch mục tiêu đến các giải pháp marketing điểm đến hấp dẫn nhằm thu hút các đối tượng khách này. Cần nghiên cứu và đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý để thay thế, bổ sung và kích thích nhu cầu du lịch của một số quốc gia khác. Hai là, trong thời gian tới, Nha Trang - Khánh Hòa tiếp tục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan