Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng vaccine donoban 10 trong phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn m...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng vaccine donoban 10 trong phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn m. hyopneumoniae; actinobacillus pleuropneumoniae và streptococcus suis cho lợn rừng giai đoạn sơ sinh đến 120 ngày tuổi.

.PDF
66
2907
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU VĂN THỤ Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẮC XIN DONOBAN-10 TRONG PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN M. HYOPNEUMONIAE; ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE VÀ STREPTOCOCCUS TRÊN LỢN RỪNG NUÔI TẠI CHI NHÁNH NC & PT ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Khoá học: Chính quy Thú Y Chăn nuôi thú y 2011 - 2015 THÁI NGUYÊN - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU VĂN THỤ Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẮC XIN DONOBAN-10 TRONG PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN M. HYOPNEUMONIAE; ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE VÀ STREPTOCOCCUS TRÊN LỢN RỪNG NUÔI TẠI CHI NHÁNH NC & PT ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Lớp: Khoa: Khoá học: Giảng viên hƣớng dẫn: Chính quy Thú Y 43TY - N01 Chăn nuôi thú y 2011 - 2015 PGS.TS. Trần Văn Phùng THÁI NGUYÊN - 2015 i LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập, rèn luyện kiến thức cũng nhƣ kỹ năng tại trƣờng, các đợt thực tế tại địa phƣơng và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở. Đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các Phòng ban chức năng, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, truyền đạt cho chúng em kiến thức và những kinh nghiệm trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc, tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã trực tiếp hƣớng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này. Em cùng bày tỏ lòng biết ơn đến kỹ sƣ Nguyễn Văn Hiên, bác Trần Thanh Tùng và bác Nguyễn Văn Tiến cùng các anh, chị cán bộ, công nhân tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa đã tạo mọi điều kiện cho em tiến hành thí nghiệm và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập, giúp em có thêm nhiều hiểu biết trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc. Em luôn biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và thời gian thực tập tại cơ sở để em có thể hoàn thành khóa luận này. Trân trọng cám ơn! Thái Nguyên, ngày….tháng…năm 2015 Sinh viên Triệu Văn Thụ ii LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo mà Nhà trƣờng và Khoa đã đề ra thì quá trình thực tập là một phần của kế hoạch đào tạo, giai đoạn thực tập chuyên đề rất quan trọng với sinh viên trƣớc khi ra trƣờng. Qua đó để sinh viên tự đánh giá lại khả năng chuyên môn của bản thân, là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, cũng nhƣ củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học, củng cố tay nghề. Đồng thời tạo cho mình sự tự lập trong công việc, nhiệt huyết và lòng yêu nghề, xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, có hiệu quả, nâng cao năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất. Nắm đƣợc phƣơng pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Năng động, sáng tạo luôn tích cực tìm tòi những hƣớng đi mới phù hợp với điều kiện sản xuất thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, của thầy cô giáo hƣớng dẫn cũng nhƣ sự tiếp nhận của cơ sở, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng vaccine Donoban - 10 trong phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn M. hyopneumoniae; Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis cho lợn rừng giai đoạn sơ sinh đến 120 ngày tuổi”. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của anh, chị công nhân trong trại, cùng các bạn thực tập, sự tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất còn yếu, kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em đƣợc hoàn thiện hơn. Sinh viên iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi thí nghiệm............................................................... 28 Bảng 4.1. Kết quả công tác tiêm phòng .......................................................... 33 Bảng 4.2. Kết quả công tác điều trị bệnh ........................................................ 35 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................. 40 Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi của lợn thí nghiệm.... 41 Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi màng phổi của lợn con thí nghiệm theo độ tuổi ............................................................. 43 Bảng 4.6. Kết quả theo dõi về tình trạng bệnh viêm phổi của lợn con thí nghiệm.... 45 Bảng 4.7. Hiệu quả điều trị lần 1 đối với lợn mắc bệnh viêm phổi ................ 47 Bảng 4.8. Tỷ lệ tái nhiễm và hiệu quả điều trị lần 2 ....................................... 48 Bảng 4.9: Chi phí thuốc thú y ......................................................................... 49 iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ADN : Acid Deoxyribonucleic A. pleuropneumoniae : Actinobaccillus pleuroneumoniae Cs : Cộng sự CFT : Complement Fixation test ĐC : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính ELISA : Enzyme Linked Immunosorbent Assay IHA : Indirect hemaglutination test LPS : Lipopolysaccarit NC&PT : Nghiên cứu và phát triển TN : Thí nghiệm TT : Thể trọng PCR : Polymerase Chain Reaction PRRS : Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn .......................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng và sinh lý hô hấp của lợn con .............................. 3 2.1.2. Bệnh viêm phổi của lợn .......................................................................... 4 2.1.2.1. Bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn..................................................... 4 2.1.2.2. Bệnh suyễn lợn ................................................................................... 17 2.1.2.3. Bệnh liên cầu khuẩn của lợn .............................................................. 19 2.1.3. Vắc xin Donoban-10 và cơ chế phòng bệnh của vắc xin ...................... 22 2.1.3.1. Tổng quan về vắc xin ......................................................................... 22 2.1.3.2. Một số thông tin về vắc xin Donoban 10 trong phòng bệnh viêm phổi cho lợn ............................................................................................................. 24 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................................ 25 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 25 vi 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................... 26 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 27 3.4.1. Thử nghiệm vắc xin Donoban-10 để phòng bệnh do vi khuẩn A. Pleuropneumoniae, Mycoplasma hyopneumoniae và Streptococcus suis gây ra cho lợn rừng con từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa ............................................................................................... 27 3.4.2. Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi trên lợn con tiêm và không tiêm vắc xin. ......................................................................................... 28 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 29 3.6. Phƣơng pháp theo dõi từng chỉ tiêu ......................................................... 30 Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.................................................................. 32 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 32 4.1.1. Công tác thú y ....................................................................................... 32 4.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn lợn ............................................... 35 4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 39 4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học ................................................. 40 4.2.1. Thử nghiệm hiệu quả sử dụng vắc xin Donoban 10 để phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn M. hyopneumoniae; Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis cho lợn con ................................... 41 4.2.1.1. Kết quả nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm phổi của đàn lợn thí nghiệm................................................................................................... 41 vii 4.2.1.2. Kết quả nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm phổi theo độ tuổi của lợn con thí nghiệm khi đƣợc tiêm phòng vắc xin đa giá Donoban 10 ............ 42 4.2.1.3. Kết quả nghiên cứu tình trạng mắc bệnh viêm phổi của lợn con thí nghiệm khi đƣợc tiêm phòng vắc xin Donoban 10 ......................................... 44 4.2.2. Kết quả hiệu quả điều trị đối với lợn mắc bệnh ở các lô đƣợc tiêm và không đƣợc tiêm vắc xin Donoban 10 ............................................................ 46 4.2.2.1. Kết quả nghiên cứu hiệu quả điều trị lần 1 ........................................ 46 4.2.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái nhiễm ở lợn và hiệu quả điều trị lần 2 ....... 47 4.2.2.3. Chi phí thuốc thú y điều trị bệnh viêm phổi khi tiêm và không tiêm vắc xin Donoban 10 ........................................................................................ 48 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51 5.1. Kết luận .................................................................................................... 51 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt II. Tài liệu tiếng Anh 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, chăn nuôi ngày càng có vị thế hết sức quan trọng cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành này là nguồn thực phẩm không thể thiếu đƣợc đối với nhu cầu đời sống con ngƣời và nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Chăn nuôi lợn đã và đang giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân. Cùng với sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi thì lĩnh vực chăn nuôi động vật quý hiếm cũng đang có những bƣớc tiến mạnh mẽ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Trong đó chăn nuôi lợn rừng đang là hƣớng chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang đƣợc nghiên cứu sâu rộng cũng nhƣ áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, để nuôi đƣợc lợn rừng cung cấp cho thị trƣờng thì ngƣời chăn nuôi cũng phải trải qua rất nhiều thách thức và rủi ro khi chăn nuôi. Không giống với các giống lợn nhà, lợn rừng với bản năng hoang dã và nhu cầu dinh dƣỡng, điều kiện sống cũng khác biệt đòi hỏi phải phù hợp nhƣ khi lợn sống trong tự nhiên. Một vấn đề quan trọng nữa là phòng bệnh cho lợn rừng, ngoài những bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp thì ta phải chú ý phòng các bệnh đƣờng hô hấp trong đó có bệnh viêm phổi do một số loại vi khuẩn nhƣ M. hyopneumoniae; Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis gây ra. Bệnh thể hiện ở nhiều mức độ, ở thể cấp tính bệnh làm lợn chết nhanh và nhiều, đặc biệt là khi lợn đƣợc nuôi mật độ cao. Khi bệnh ở trạng thái mãn 2 tính, làm giảm khả năng sinh trƣởng, lợn hầu nhƣ không thể tăng khối lƣợng dẫn đến thiệt hại về kinh tế do tiêu tốn nhiều thức ăn, thuốc men và công sức ngƣời chăn nuôi. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, đồng thời xuất phát từ thực tiến sản xuất, em tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sử dụng vaccine Donoban-10 trong phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn M. hyopneumoniae; Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis cho lợn rừng giai đoạn sơ sinh đến 120 ngày tuổi. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định đƣợc ảnh hƣởng của việc sử dụng vắc xin Donoban-10 trong phòng bệnh viêm phổi của lợn rừng giai đoạn từ cai sữa đến 4 tháng tuổi tại cơ sở chăn nuôi lợn rừng thuộc Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa. - Khảo nghiệm hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh viêm phổi của lợn đƣợc tiêm và không tiêm vắc xin Donoban 10. 1.3. Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh viêm phổi của lợn rừng nuôi tại đóng góp vào tƣ liệu nghiên cứu các bệnh trên đàn lợn của Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Các kết quả nghiên cứu về sử dụng vắc xin và đánh giá hiệu quả điều trị bằng một số phác đồ góp phần phục vụ sản xuất ở trại để khống chế bệnh viêm phổi trong đàn lợn rừng nuôi tại cơ sở. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và sinh lý hô hấp của lợn con Bộ máy hô hấp là cơ quan chủ yếu của cơ thể làm nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể và môi trƣờng bên ngoài. Nhờ có sự trao đổi đó mà cơ thể hấp thu đƣợc oxy và thải khí cacbonic. Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định đến sự sống là có đủ lƣợng oxy, trong mỗi phút cơ thể động vật có vú cần 6 8ml oxy và thải trừ 250ml cacbonic. Để có đƣợc lƣợng oxy thiết yếu này và thải đƣợc lƣợng cacbonic ra khỏi cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp. Hô hấp của cơ thể lợn chia thành 3 quá trình: - Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trƣờng đƣợc thực hiện ở phổi thông qua các phế nang. - Hô hấp trong: là quá trình sử dụng oxy của mô bào. - Quá trình vận chuyển khí cacbonic và oxy từ mô bào và ngƣợc lại. Động tác hô hấp đƣợc điều khiển bằng cơ chế thần kinh - thể dịch và đƣợc thực hiện bởi cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đƣờng dẫn khí (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản) và phổi. Dọc đƣờng dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sƣởi ấm không khí trƣớc khi vào đến phổi. Trên niêm mạc đƣờng hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển động hƣớng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật và bụi ra ngoài. Cơ quan cảm thụ trên niêm mạc đƣờng hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào trong đƣờng hô hấp. 4 Khí oxy sau khi vào phổi và khí cacbonic thải ra đƣợc trao đổi tại phế nang. Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí. Diện tích phổi đạt 100-200 m2 tùy theo lứa tuổi. Nhịp thở trung bình của lợn là 20-30 lần/phút. Lợn con có nhịp thở nhiều hơn khoảng 50 lần/phút và ở lợn nái nhịp thở ít hơn 13-15 lần/phút. Trong trƣờng hợp gia súc mắc bệnh hoặc bị tác động mạnh thì tần số hấp có thể tăng lên hoặc giảm đi. 2.1.2. Bệnh viêm phổi của lợn 2.1.2.1. Bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn Bệnh viêm phổi màng phổi (APP) trên lợn là 1 trong số các bệnh thuộc hội chứng hô hấp phức hợp PRDC, bệnh có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất của trại với tỷ lệ chết có thể lên đến 20% khi có dịch cấp tính xảy ra. Tuy nhiên, các thiệt hại gián tiếp khi bệnh ở thể mãn tính gây ra nhƣ tăng trọng trên ngày (ADG) giảm 50g, FCR tăng 0.2 hay chí phí thuốc cho điều trị còn nguy hiểm hơn nhiều so với tỷ lệ chết. - Nguyên nhân gây bệnh. Bệnh do 1 loại vi khuẩn có tên là Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là loại cầu trực khuẩn nhỏ, gram (-), kích thƣớc 0,3 - 0,5 x 0,6 - 1,4 m, không di động, không sinh nha bào và có hình thành giáp mô. Dƣới kính hiển vi điện tử quan sát thấy vi khuẩn có lông hay còn gọi là pili có kích thƣớc 0,5 - 2 x 60 - 450nm. A. pleuropneumoniae là một vi khuẩn khó tính, khó nuôi cấy. Chủ yếu sinh trƣởng trong môi trƣờng đƣợc bổ sung 5% huyết thanh ngựa, và trong điều kiện có 5 - 10% CO2. Vi khuẩn không mọc trên môi trƣờng thạch máu thông thƣờng trừ khi thạch máu đƣợc bổ sung NAD và chúng mọc xung quanh các khuẩn lạc của tụ cầu do Staphylococcus aureus trong quá trình phát triển trên thạch máu đã phá huỷ hồng cầu có trong máu và sản sinh ra chất 5 NAD. Do đó cần cấy vài đƣờng tụ cầu kèm trên đĩa thạch máu khi phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae trên môi trƣờng này. Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc 0,5 - 1 mm sau 24h nuôi cấy trên thạch máu có cấy kèm tụ cầu và hình thành vùng dung huyết , nhất là khi sử dụng máu cừu (Kilian và cs, 1978 [9]) và ngƣời ta thấy hiện tƣợng này liên quan tới sự có mặt ba chất làm tan tế bào: Apx I; Apx II; Apx III (Frey và cs, 1993 [5]; Jensen và cs, 1986 [8]). A. pleuropneumoniae có thể phân biệt đƣợc với H. parasuis bởi sự xuất hiện dung huyết xung quanh đƣờng cấy tụ cầu trên thạch máu, vì vi khuẩn Haemophilus khi nuôi cấy trên thạch máu không gây ra hiện tƣợng dung huyết. Nhƣng với Haemophilus sp. (nhóm phụ) cần có NAD nhƣ Haemophilus sp. nhóm C nay đã đƣợc xếp vào nhóm Actinobacillus nhƣ A. minor, A. porcinus và A. indolicus (Moeller và cs, 1996 [10]). Trong môi trƣờng nuôi cấy, vi khuẩn đòi hỏi yếu tố V để phát triển, nó phát triển tốt trên môi trƣờng thạch Chocolate nhƣng vi khuẩn không mọc trên môi trƣờng MacConkey. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có khả năng lên men các loại đƣờng: Xylose, Ribose, Glucose, Fructose, Maltose,...và không lên men: Trehalose, Arabinose, Lactose, Raffinose, Mannitol,... Phản ứng sinh Indol, Oxidase, Catalase, Urease, CAMP Test dƣơng tính. - Sức đề kháng A. pleuropneumoniae có sức đề kháng kém. Vi khuẩn chỉ tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi đƣợc bảo vệ bởi chất nhầy hoặc các chất hữu cơ khác thì vi khuẩn có thể sống sót trong vài ngày. Trong nƣớc sạch ở nhiệt độ 40C, vi khuẩn có thể sống đƣợc 30 ngày, nhiều giờ trong khí dung và có thể tồn tại đƣợc trong 4 ngày ở mô phổi và chất thải ở nhiệt độ phòng. Nó bị diệt nhanh chóng ở điều kiện khô và các chất sát trùng thông thƣờng. 6 - Phân loại A. pleuropneumoniae là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi màng phổi. Có thể chia thành 2 biotype dựa trên nhu cầu sử dụng NAD của vi khuẩn (Pohl và cs, 1983 [13]). Biotype 1 của vi khuẩn khi nuôi cấy trên môi trƣờng nhân tạo phụ thuộc vào NAD, biotype 2 không phụ thuộc vào NAD nhƣng cần có các pyridine nucleotide đặc hiệu hoặc các chất tiền thân của pyridine nucleotide để tổng hợp NAD cần thiết cho sự phát triển của chúng. Biotype 1 có độc lực cao hơn biotype 2. Đến nay, trong biotype 1, đã tìm thấy đƣợc 12 serotype, chúng đƣợc phân loại theo type huyết thanh từ 1 - 12 (riêng serotype 5 đƣợc chia làm 5A và 5B). Trong biotype 2, serotype 2, 4, 7, 9 có chung nhóm quyết định kháng nguyên nhƣ biotype 1. Gần đây biotype 2 có serotype 13, 14 đƣợc mô tả có kháng nguyên khác với biotype 1. - Cấu trúc kháng nguyên và các yếu tố độc lực Hiện nay đã xác định đƣợc một số thành phần cấu trúc và các loại protein của A. pleuropneumoniae. Một số trong các thành phần này liên quan tới quá trình sinh bệnh và ngƣời ta đã xác định đƣợc cấu trúc của nhiều thành phần, đã giải mã đƣợc trật tự gen và những yếu tố này có vai trò quan trọng trong sinh bệnh, chẩn đoán và phòng bệnh. - Lớp vỏ vi khuẩn: Vi khuẩn A. pleuropneumoniae đƣợc bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ có bản chất là các Polysaccarit. Đây là thành phần quyết định độc lực của vi khuẩn và gây hiệu ứng cho serotype đặc hiệu (Ward and Inzana, 1997 [16]). Cấu trúc và thành phần hóa học của lớp vỏ của 12 serotype đã đƣợc xác minh (Perry và cs, 1990 [12]). Lớp vỏ này mang điện tích âm. ở các 7 serotype 2, 3, 6, 7, 8, 9 và 11, điện tích âm phụ thuộc vào gốc phosphat, ở serotype 5A, 5B, điện tích âm phụ thuộc vào yếu tố liên kết diestephosphat, ở serotype 1, 4, 12 phụ thuộc liên kết phosphat (Perry và cs, 1990 [12]. Lớp vỏ này không chỉ có ý nghĩa trong quá trình gây bệnh mà còn có ý nghĩa chẩn đoán và dịch tễ (Inzana, 1991 [6]). Những chủng A. pleuropneumoniae tự nhiên có độc lực cao hơn những chủng khác. Sự khác nhau về độc lực liên quan đến cấu trúc và những sản phẩm do vỏ và nội độc tố tạo nên. Quan sát dƣới kính hiển vi điện tử thấy những chủng có độc lực thì có kích thƣớc lớn hơn và có lớp vỏ bám dính hơn trong khi những chủng ít độc thì nhỏ hơn và chỉ có lớp vỏ mỏng; Inzana, 1991 [6]). Jacques (1988) [7] cũng xác định sự đa dạng trong cấu trúc vỏ khi phân tích lớp vỏ ở các serotype 1 - 10 dƣới kính hiển vi điện tử và cho thấy lớp vỏ dày khoảng 80 - 90 nm đến 210 - 230 nm tùy từng serotype. Chính điều này đã giải thích cho sự khác nhau về độc lực giữa các serotype. Lớp vỏ giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi sự đề kháng của động vật nhƣ hoạt động thực bào và hoạt động bổ thể. Những thể đột biến không có vỏ sẽ bị tiêu diệt ngay sau khi có mặt kháng thể trong khi những chủng có vỏ thì không (Ward và Inzana, 1997 [16]). - Độc tố của vi khuẩn: Đa số các chủng A. pleuropneumoniae đều tạo ra 1 hoặc nhiều hơn 1 độc tố phân hủy hồng cầu. Ở A. pleuropneumoniae độc tố này gọi là độc tố Apx đƣợc xác định là Apx I, Apx II, Apx III (Frey và cs, 1993 [5]) và Apx IV. Ngƣời ta tin chắc chắn về vai trò của Apx trong quá trình gây bệnh của A. pleuropneumoniae. Mỗi độc tố này khác nhau do hoạt động phân giải hồng cầu gây độc tế bào (Frey và cs, 1993 [5]). + Apx I có khả năng gây dung huyết mạnh, gây độc mạnh cho tế bào, có trọng lƣợng phân tử 105 - 110 kDa, có ở các chủng thuộc serotype 1, 5, 9, 8 10 và 11 và đƣợc mã hoá bởi nhóm gen Apx bao gồm Apx IC, Apx IIA, Apx IB và Apx ID cho gen hoạt hoá, cấu trúc và 2 gen bài xuất. + Apx II gây dung huyết yếu, khả năng gây độc tế bào cũng yếu, có trọng lƣợng phân tử 103 - 105 kDa, có ở các chủng trên trừ serotype 10. + Apx III là độc tố không gây dung huyết nhƣng có khả năng gây độc tế bào mạnh, có trọng lƣợng phân tử 120 kDa, thấy ở các chủng thuộc serotype 2, 3, 4, 6 và 8. Gần đây, ngƣời ta đã phân loại thêm Apx IV, song chỉ đƣợc thấy trong môi trƣờng cơ thể, không tìm thấy trong môi trƣờng thí nghiệm. Tất cả 12 serotype A. pleuropneumoniae đều mang gen Apx IV. Vai trò độc lực của Apx đã đƣợc chứng minh gây ra những triệu chứng của bệnh và những tổn thƣơng đặc trƣng trên lợn. - Lipopolysaccarit: Lipopolysaccarit (LPS) là thành phần chính của lớp màng ngoài vi khuẩn, và đƣợc cho là nguyên nhân gây tổn thƣơng mô. Những tổn thƣơng do LPS tinh chế không gây xuất huyết, không gây hoại tử khác với tổn thƣơng đặc trƣng của viêm phổi - màng phổi. Song LPS chắc chắn kết hợp với độc tố Apx làm tăng độc lực và tăng tính mãnh liệt cho độc tố Apx. LPS có vai trò quan trọng trong sự bám dính của vi khuẩn lên tế bào biểu mô và lớp màng nhầy khí quản của lợn (Perry và cs, 1990 [12]). Bám dính là hoạt động ban đầu giúp cho sự xâm nhập của vi khuẩn và có thể là đặc tính gây bệnh, là nguyên nhân gây ra bệnh. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phần LPS của A. pleuropneumoniae có vai trò trong sự phát triển tổn thƣơng hay gây chết lợn khi bị nhiễm vi khuẩn này. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh khác có thể tham gia trong quá trình sinh bệnh khi sự tổn thƣơng vẫn phát triển sau khi lợn bị phơi nhiễm với vi 9 khuẩn sống, có hiệu giá huyết thanh cao với lipit A và phần carbohydrat của phân tử LPS - Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng của bệnh thể hiện ở nhiều mức, phụ thuộc vào tuổi của lợn, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trƣờng và mức độ cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tiến triển lâm sàng có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc mãn tính. + Thể quá cấp tính: Lợn mắc bệnh sốt 41,50C, mệt mỏi, bỏ ăn, có thể nôn mửa và tiêu chảy. Thời gian ngắn trƣớc khi chết, thƣờng có những biểu hiện khó thở dữ dội, thở bằng mồm, lợn ở tƣ thế ngồi thở, nhiệt độ giảm nhanh. Ngay trƣớc khi chết, có chảy nhiều dịch bọt lẫn máu ở miệng và mũi, nhịp tim tăng; phần da ở mũi, tai, chân và sau cùng toàn bộ cơ thể trở nên tím tái lợn mắc bệnh thƣờng chết sau 24 - 36 giờ. + Thể cấp tính: Ở thể này thƣờng có nhiều lợn cùng mắc bệnh trong một chuồng hoặc ở những chuồng khác nhau. Lợn bệnh sốt từ 40,5 0C - 410C, da đỏ, mệt mỏi, nằm không muốn dậy, không muốn uống, bỏ ăn. Các dấu hiệu hô hấp nặng nhƣ khó thở, ho và đôi khi thở bằng miệng rất rõ. Bệnh diễn biến khác nhau ở từng cá thể, phụ thuộc vào mức độ tổn thƣơng ở phổi và thời điểm bắt đầu điều trị. Lợn thƣờng sống sót nếu qua đƣợc 4 ngày đầu của bệnh. + Thể bán cấp tính: Thể này xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính mất đi; lợn bệnh không sốt hoặc sốt nhẹ, xuất hiện ho tự phát, với các cƣờng độ khác nhau, con vật kém ăn, giảm tăng trọng. + Thể mãn tính: Lợn mắc bệnh không có biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng. Những con vật mắc bệnh thể mãn tính là nhân tố truyền bệnh cho những lợn khác. Những dấu hiệu viêm phổi sẽ biểu hiện rõ hơn nếu có nhiễm trùng kế phát các vi sinh vật đƣờng hô hấp khác (Mycoplasma, Pasteurella, PRRS) hay các nhân tố Stress. 10 - Bệnh tích: + Ở thể quá cấp, phổi xuất huyết tràn lan nên khó nhận biết, phổi cắt ra có máu. Thể cấp tính, bệnh tích phổi rõ nhất là màng phổi viêm, ứa dịch và sợi huyết đồng thời dính chặt với xoang ngực. Phổi mờ đục, bề mặt cắt xù xì. Tổn thƣơng bệnh lý đại thể chủ yếu ở đƣờng hô hấp. Đa số các trƣờng hợp bị viêm phổi với tổn thƣơng ở các thùy đỉnh và thùy tim, cũng nhƣ một phần các mỏm trên của thuỳ hoành. Ở các trƣờng hợp lợn chết nhanh, khí quản và các phế quản chứa đầy các chất tiết nhầy bọt có lẫn máu. Có thể thấy một số tổn thƣơng đại thể ở các trƣờng hợp quá cấp tính, các vùng viêm phổi trở nên sẫm màu và chắc kèm theo viêm màng phổi có ít hoặc không có tơ huyết. Viêm màng phổi tơ huyết thƣờng rất rõ ở các gia súc chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh ít nhất 24 giờ sau khi nhiễm trùng và khoang màng phổi chứa dịch lẫn máu. Khi tổn thƣơng tiến triển nặng hơn, viêm màng phổi tơ huyết trên vùng phổi tổn thƣơng trở nên xơ và có thể dính rất chặt màng phổi vào thành ngực. + Ở thể mãn tính, bệnh tích quan sát thấy là các ổ áp xe có kích thƣớc khác nhau nằm chủ yếu ở trên thùy hoành và giới hạn với tổ chức xung quanh bởi một vỏ mô liên kết mỏng, một số vùng của màng phổi có thể bị viêm dính vào thành ngực. Phổi xuất huyết hoại tử có fibrin. Thể mãn tính xuất hiện các ổ áp xe trên phổi. - Bệnh lý học Bệnh lý học của bệnh viêm phổi - màng phổi đã đƣợc nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng về cả vấn đề phát triển của các tổn thƣơng lẫn mối liên quan giữa vi khuẩn và tổn thƣơng tổ chức ở mức độ phân tử. Sự nhiễm trùng 11 thƣờng xảy ra do mầm bệnh trong không khí hoặc do tiếp xúc. Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng vi khuẩn thƣờng tồn tại ở các amidan và dính bám vào biểu mô phế nang. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae ở phổi nhanh chóng bị thực bào hoặc dính lên đại thực bào phế nang và sản sinh ra độc tố Apx I, Apx II và Apx III. Hầu hết các độc tố có khả năng gây độc cho đại thực bào phế nang, các tế bào nội mô, tế bào biểu mô phế nang, tế bào nội mô của mao mạch thành phế nang, nhất là Apx III rất có hoạt tính chống lại đại thực bào phế nang. Các vi khuẩn có vỏ có khả năng chống lại đƣợc sự thực bào và dƣờng nhƣ cũng kháng lại sự hoạt động của bổ thể. Sự hƣ hại do các độc tố và cytokine đi kèm với hiện tƣợng nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện và tăng tổn thƣơng (Inzana, 1991[6]). Thể quá cấp tính và cấp tính của bệnh gây nên hiệu ứng toàn thân tƣơng tự nhƣ nhiễm khuẩn máu ở ngƣời. Có sự khác nhau về độc lực giữa các serotype và thậm chí ở cùng một serotype. Sự khác nhau đó là do sự khác nhau ở cấu trúc vỏ, khác nhau về thành phần LPS hoặc chủng loại dung huyết. Trên thực tế những serotype 1, 5, 9, 10 và 11 có độc lực mạnh hơn các serotype khác. Những tổn thƣơng ở phổi là hậu quả của những sự thay đổi độc tố có thể đƣợc nhìn thấy sau 3 giờ nhiễm trùng thử nghiệm và trở nên dần dần rõ ràng hơn. Vách phế nang trở nên phù thũng và sự xung huyết các mao quản tăng lên. Mạch bạch huyết dãn ra cùng với dịch phù, fibrin và các tế bào viêm. Sự tập trung tiểu cầu và các tế bào bạch cầu trung tính cũng có thể đƣợc thấy ở vách phế nang bị tổn thƣơng và cả huyết khối động mạch cùng sự hoại tử thành mạch có thể phát triển gây nhồi huyết. Những khuẩn lạc nhỏ của vi khuẩn có thể thấy ở các vách phế nang bị nhiễm trùng và cũng có thể xuất hiện nhiễm vi khuẩn huyết. Bờ của tổn thƣơng trở nên bị lấp đầy bởi xác chết hoặc đại thực bào bị tổn thƣơng hoặc những mảnh vụn của tế bào và nhanh chóng phân ranh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan