Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu trường từ vựng tên gọi động vật thủy sinh và các tín hiệu thẩm mĩ được...

Tài liệu Tìm hiểu trường từ vựng tên gọi động vật thủy sinh và các tín hiệu thẩm mĩ được

.PDF
59
768
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ THU QUẾ TRƢỜNG TỪ VỰNG TÊN GỌI ĐỘNG VẬT THỦY SINH VÀ CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ ĐƢỢC TẠO NÊN TRONG CA DAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ THU QUẾ TRƢỜNG TỪ VỰNG TÊN GỌI ĐỘNG VẬT THỦY SINH VÀ TÍN HIỆU THẨM MỸ ĐƢỢC TẠO NÊN TRONG CA DAO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Lan Anh SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CÁM ƠN Khóa luận này được thực hiện và hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân, phải kể đến sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo trong tổ Tiếng Việt và sự động viên giúp đỡ của nhiều người thân, bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo, gia đình bạn bè. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân trọng cảm ơn Ths. Trần Thị Lan Anh – người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luận. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Quế MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài................................................................................ 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................... 3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 6. Cấu trúc khóa luận............................................................................... CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Khái niệm trường từ vựng................................................................ 1.2. Ca daoViệt Nam và thế giới động vật thủy sinh trong ca dao…….. 1.2.1. Những hiểu biết chung về ca dao.................................................. 1.2.2. Thế giới động vật trong tự nhiên và trong ca dao.......................... 1.2.2.1. Nhân thức chung về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người............. 1.2.2.2. Thế giới động vật thủy sinh trong ca dao............................................ 1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa............................................ CHƢƠNG 2 TRƢỜNG TỪ VỰNG TÊN GỌI CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT THỦY SINH VÀ TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐƢỢC TẠO NÊN TRONG CA DAO. 2.1 Đặc điểm cấu tạo tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao…….. 2.1.1 Khái quát về đặc điểm định danh động vật trong tiếng Việt…….. 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao........................................................................................................ 2.1.2.1. Trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao.......... 2.1.2.2. Trường từ vựng tên gọi các bộ phận tên gọi của các loài động vật thủy sinh trong ca dao.................................................................................................... 2.1.2.3. Trường từ vựng các thuộc tính (hoạt động, trạng thái, tính chất) của động vật thủy sinh trong ca dao........................................................................... 2.1.2.4. Trường từ vựng các hoạt động tác động lên động vật thủy sinh trong ca dao....................................................................................................................... 2.1.3. Nguồn gốc và kiểu cấu tạo của các đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao............................................................ 2.1.3.1. Nguồn gốc của tên gọi.............................................................................. 2.1.3.2. Về kiểu cấu tạo của tên gọi........................................................................ 2.1.4. Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp ở lời ca dao của các đơn vị từ vựng thuộc tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao………………… 2.1.4.1. Chủ ngữ.................................................................................................... 2.1.4.2. Vị ngữ........................................................................................................ 2.1.4.3. Bổ ngữ....................................................................................................... 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao........................................................................................................ 2.2.1. Ý nghĩa cụ thể.......................................................................................... 2.2.2. Ý nghĩa biểu trưng.................................................................................... 2.2.2.1. Biểu trưng cho tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân.......................................... 2.2.2.2. Biểu trưng cho người phụ nữ..................................................................... 2.2.2.3. Biểu trưng cho những đức tính của con người trong xã hội....................... KẾT LUÂN............................................................................................... MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong kho tàng văn học dân gian người Việt, ca dao dân ca là những sáng tác được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền, sức tác động mạnh mẽ vào bậc nhất. Ca dao là mảnh đất nghệ thuật vô tận của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn và đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên ca dao luôn luôn được nhân dân truyền miệng qua các thế hệ, vượt qua được thử thách hàng ngàn năm, tồn tại và có ý nghĩa cho đến ngày nay. Bởi thế, ca dao dân ca là nguồn tư liệu vô cùng quý giá của nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hóa, ngôn ngữ học. Từ đó người ta đã phát hiện ra những giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm, nghệ thuật cũng như cái hay cái đẹp thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích của ca dao. Đến với “Kho tàng ca dao người Việt”, chúng ta có thể khai thác tìm hiểu từ nhiều góc độ, trong đó có việc tìm hiểu từ góc độ ngôn ngữ học. Xuất phát từ niềm say mê khám phá những giá trị văn hóa dân tộc, mong muốn phát hiện những nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt và lao động của nhân dân, tâm lí văn hóa của một dân tộc được thể hiện thông qua cách diễn đạt bằng ngôn từ, trong cách nhìn cách nghĩ của mỗi dân tộc ẩn tàng trong ca dao là những lí do để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu trường từ vựng tên gọi động vật thủy sinh và các tín hiệu thẩm mĩ được tạo nên trong ca dao”. Qua việc giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi mong muốn tìm ra được những quy luật lựa chọn và sử dụng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao, từ đó thấy được ý nghĩa và vai trò rất quan trọng của các loài động vật thuỷ sinh trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam - một đất nước có nền văn minh nông nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Từ xưa đến nay, ca dao vốn là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan 1 tâm tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau như: văn học dân gian, thi pháp học, văn hóa học, ngữ dụng học thi pháp…Trong phạm vi đề tài, chúng tôi quan tâm hơn cả đến những công trình nghiên cứu liên quan đến thế giới động vật trong văn học dân gian (đặc biệt là thế giới động vật thủy sinh được thể hiện trong ca dao). Người đầu tiên đề cập trực tiếp biểu tượng con vật trong ca dao là Vũ Ngọc Phan tác giả của cuốn sách: “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam”. Trong công trình này tác giả nhấn mạnh: “Một đặc điểm trong tư duy hình tượng của nhân dân về cuộc đời: Đời người với đời con cò và con bống”, “Người lao động lấy những con vật nhỏ bé để tượng trưng cho cuộc sống lam lũ của mình”, hay “Người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao dân ca là đưa một nhận thức đặc biệt về một khía cạnh của cuộc đời vào nghệ thuật, lấy cuộc đời của những con vật trên đây là tượng trưng vài nét đời sống của mình” [35, 71] Năm 1992 trong “Thi pháp ca dao”, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã dành hẳn một chương để viết về các biểu tượng như con bống, con cò. Tác giả cho rằng: “Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan thể hiện trong quan điểm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng một tác giả) từng thời đại, từng dân tộc, từng khu vực” [26] Trong cuốn “Ca dao Việt Nam và những lời bình”, tác giả Vũ Thị Thu Hương đã tập hợp các bài viết về biểu tượng con vật, thiên nhiên trên các báo, tạp chí khác nhau của nhiều tác giả: Trương Thị Nhàn, Mai Ngọc Chừ, Đặng Hiến, Phan Thị Thanh Nhàn … Tác giả Mai Ngọc Chừ trong bài viết “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” cho rằng: “Ngôn ngữ ca dao không chỉ mang chức năng thông báo thuần túy mà còn có thông báo thẩm mĩ” [11,123] Tác giả Đặng Hiến với bài viết “Hình tượng con cò trong ca dao và thơ” đã kết luận cánh cò là mô típ quen thuộc của ca dao. Tác giả cuốn “Những thế giới nghệ thuật trong ca dao” (Phạm Thu Yến) đã nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca trữ tình dân gian tương đối toàn diện, khẳng định biểu tượng - yếu tố nghệ thuật đặc thù gắn với đặc trưng loại thể. Tuy 2 nhiên tác giả đi vào lí luận chung chứ không đi sâu vào các tín hiệu từ ngữ được lựa chọn trở thành biểu tượng trong ca dao. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong bài “Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam” đã phân chia các biểu tượng chủ yếu thành ba nguồn sau: - Những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp của con người: hoa sen, con cò, con bống… - Những biểu tượng xuất phát từ phong tục tập quán của con người Việt Nam: từ quan niệm dân gian, tín ngưỡng dân gian… - Những biểu tượng xuất phát từ văn hóa cổ Việt Nam- Trung Quốc như: Thúy Kiều, Kim Trọng, Ngưu Lang, Chức Nữ… Trong các tài liệu của nhiều tác giả khác, việc sử dụng các thành tố chỉ động vật cũng được quan tâm nghiên cứu. Trịnh Cẩm Lan (1995) khi nghiên cứu “Đặc điểm cấu trúc- ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng việt trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật” có đề cập đến thành ngữ động vật tiếng Việt nhưng chưa đi vào miêu tả cụ thể các nghĩa khác nhau của mỗi từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ. Nguyễn Thúy Khanh trong “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” (luận án phó tiến sĩ, 1996) đã nghiên cứu khá sâu ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt và có đề cập một phần “ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ so sánh có tên gọi động vật” [23] Ngoài ra còn có nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành như: - “Một vài thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt” (Nguyễn Thúy Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994) - “Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt” (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ, số 4, 1995) - “Trường nghĩa của một thực từ” (Dương Kì Đức, Ngữ học trẻ, 1996) 3 Bên cạnh đó, những nghiên cứu về trường từ vựng (đặc biệt là trường từ vựng “động vật”) cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Năm 1975, GS. Đỗ Hữu Châu trình bày cụ thể về khái niệm “Trường” và việc nghiên cứu từ vựng trong cuốn “Khái niệm “trường” và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng”. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng, căn bản cho đề tài của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào những nội dung cơ bản trong cuốn “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (Đỗ Hữu Châu - in lần thứ 2, 1996) để có được khung lý thuyết vững chắc cho đề tài này. Ở Việt Nam, đã có một số trường từ vựng - ngữ nghĩa được nghiên cứu với nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, thể hiện qua những công trình sau: Luận án PTS “Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người” của Nguyễn Đức Tồn năm 1988. Năm 1996, Nguyễn Thuý Khanh hoàn thành luận án PTS “Đặc điểm Trường từ vựng- ngữ nghĩa tên gọi động vật”. Năm 1999, Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn thạc sĩ “Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường thực vật” nhằm chỉ rõ đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa hoặc sự chuyển nghĩa của các vị từ thuộc trường thực vật. Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)”. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trường tên gọi thực vật (chương thứ tám). Trong đó, tác giả đã trình bày cụ thể, chi tiết về cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ thực vật, sự chuyển nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ thực vật. Như vậy có thể khẳng định: Thế giới động vật trong ca dao đã là những đề tài nghiên cứu được các tác giả của nhiều công trình khoa học đề cập đến ở một số khía cạnh khác nhau. Dù ở góc độ nào xu hướng nghiên cứu chung vẫn là xoay quanh mối quan hệ giữa chúng và con người, những nhận thức của con người về chúng và tác động ảnh hưởng của những yếu tố đó đến cuộc sống sinh hoạt con người. Tuy nhiên các công trình, bài viết trên chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và cụ thể về các loài động vật thủy sinh xuất hiện trong kho tàng ca dao người Việt. Vì thế đề tài của chúng tôi là sự kế tục những kêt quả nghiên 4 cứu của các bậc tiền bối. Đó là những nguồn tư liệu có giá trị để chúng tôi lựa chọn đề tài “ Trường từ vựng tên gọi động vật thủy sinh và các tín hiệu thẩm mĩ được tạo nên trong ca dao”. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi khảo cứu trường từ vựng tên gọi động vật thuỷ sinh trong ca dao với những mục đích cơ bản sau đây: - Chỉ rõ đặc điểm cấu tạo của trường và kiểu cấu tạo của các đơn vị từ vựng tiêu biểu trong trường. - Chỉ rõ những đặc trưng được chọn để định danh các loài động vật thuỷ sinh trong ca dao. Từ đó, chỉ rõ những quy luật lựa chọn và sử dụng tên gọi các loài động vật thuỷ sinh nói chung của người dân lao động được thể hiện tập trung trong ca dao. - Tìm ra những biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hoá dân tộc trong cách gọi tên, cách sử dụng các hình ảnh động vật thuỷ sinh tiêu biểu như trong các lời ca dao. - Đề tài còn làm rõ sự hành chức của các đơn vị từ vựng tiêu biểu trong trường từ vựng tên gọi các loài động vật thuỷ sinh trong ca dao, góp phần định hướng thiết thực cho việc giảng dạy, học tập ca dao trong nhà trường. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với chức năng làm công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ có nhiệm vụ định danh (gọi tên) các sự vật, hiện tượng… trong thực tế khách quan. Để định danh các sự vật hiện tượng, ngôn ngữ phải dùng đến số lượng lớn những danh từ, danh ngữ. Danh từ có thể là từ đơn, có thể là từ phức. Khoá luận của chúng tôi nghiên cứu cả danh từ là từ đơn và danh từ là từ phức. Các từ không tồn tại độc lập mà thường thuộc về một trường từ vựng - ngữ nghĩa nhất định, như: trường con người, trường động vật, trường thực vật… Chúng tôi chọn những danh từ gọi tên các loài động vật thuỷ sinh xuất hiện 5 trong ca dao để khảo sát, nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tập trung nghiên cứu toàn bộ các danh từ, danh ngữ gọi tên các loài động vật thuỷ sinh trong ca dao mà chỉ đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các tên gọi các loài động vật thuỷ sinh tiêu biểu mang biểu tượng văn hoá (hay có vai trò là biểu tượng). Việc giới han đối tượng nghiên cứu như trên đã tạo điều kiện để chúng tôi đi sâu và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của đề tài một cách thuận lợi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích dựa trên nguồn tư liệu chính là tổng tập “Kho tàng ca dao người Việt” (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (2001), NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê có định hướng từ 11825 câu ca dao trong “Kho tàng ca dao người Việt” để tìm ra từ ngữ chỉ tên gọi các loài động vật thủy sinh. Sau đó chúng tôi phân loại định hướng kết hợp với phân loại định tính trên những đơn vị ngữ liệu chủ yếu - Phương pháp phân tích và miêu tả: Để miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao phải dựa trên sự phân tích đặc trưng cấu trúc và đặc trưng ngữ nghĩa của các từ đã thống kê và phân loại trên. Chúng tôi còn phân tích đặc trưng cấu trúc của các từ ngữ để tìm ra nét nghĩa biểu vật của chúng. Trên cơ sở đó chúng tôi phân lập và miêu tả các cấu trúc ngữ nghĩa Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp hệ thống…( được sử dụng để xử lý ngữ liệu và lý giải ngữ nghĩa). - Vận dụng cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ- văn học- văn hoá. 6 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Trường từ vựng tên gọi động vật thuỷ sinh và các tín hiệu thẩm mĩ được tạo nên trong ca dao. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Khái niệm trƣờng từ vựng Trường là khái niệm được dùng với nhiều nghĩa. Ngoài các nghĩa thông thường như trường đua, trường bắn, quảng trường (chỉ khoảng đất rộng và bằng phẳng, chuyên làm nơi tiến hành một loại hoạt động nhất định có đông người tham gia), hay trường quốc tế, trường ngôn luận, trường danh lợi (chỉ nơi diễn ra các hoạt động xã hội, chính trị sôi nổi)….còn có nghĩa chuyên môn trong toán học, vật lí học, sinh học, tin học, ngôn ngữ học. [37.1057] Trong từ vựng học ở nước ta hiện nay có ba thuật ngữ: Trường từ vựng ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng chung một khái niệm. Tuy nhiên ở nước ngoài và một số học giả Việt Nam gần đây lại có chủ chương phân biệt trường nghĩa với trường từ vựng. Theo họ trường nghĩa là tập hợp từ đồng nhất về ngữ nghĩa. Chúng tôi chọn thuật ngữ trường từ vựng theo quan điểm của GS Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” làm cơ sở lí thuyết cho đề tài này Trong thực tế vốn từ của một ngôn ngữ thường quá lớn và quá phức tạp nên những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên. GS Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Những quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ (nói cho đúng là các ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua tiểu hệ thống về ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống chứa chúng.” [7, 171] Từ đó, GS Đỗ Hữu Châu nêu ra định nghĩa: “mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.” Khái niệm trường nghĩa ở đây theo chúng tôi thống nhất với khái niệm trường từ vựng. Trường từ vựng (hay trường nghĩa) là một tập hợp từ theo các 8 tiêu chí về nghĩa. Theo cách hiểu này có thể coi trường từ vựng là các tập hợp từ như: các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với một từ, các từ cùng phát sinh từ một từ gốc. Đó là một tập hợp gồm những đối tượng có một đặc trưng chung về nghĩa. Tuy nhiên, các từ trong một trường từ vựng có thể có hơn nhau một nét nghĩa chung. Càng có nhiều nét nghĩa chung, trường từ vựng càng hẹp. Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của trường từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống. Một tiểu hệ thống lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi tiểu hệ thống, mỗi hệ thống như trong một tiểu hệ thống đều làm thành một trường từ vựng. Ví dụ 1: Trường từ vựng “người” bao gồm các trường nhỏ: người nói chung, bộ phận của cơ thể con người, hoạt động của con người, tính chất của con người, trạng thái của con người. Mỗi trường từ vựng trên lại bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. - Tính chất ngoại hình cơ thể: cao, thấp, lùn, béo, gầy, lỏng khỏng, què, cụt, gù.... - Tính chất trí tuệ: thông minh, nhanh trí, sáng suốt, ngu, đần, dốt….. -Tính chất tâm lí: hiền, tốt bụng, độ lượng, rộng rãi, khắc khổ, ác, độc.... - Tính chất quan hệ: hòa thuận, đoàn kết, lục đục, bất hòa..... - Tính chất xã hội: lương thiện, hợp pháp, phi pháp, ngoài vòng pháp luật.... Từ hai dạng quan hệ là quan hệ ngang và quan hệ dọc mà F.de.Sausuare chỉ ra trong giáo trình “Ngôn ngữ học đại cương”, giáo sư đã phân ra hai loại trường nghĩa: - Trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) - Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính). Cơ sở để phân lập trường trực tuyến là căn cứ vào hai thành phần ý nghĩa: ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm. Theo GS Đỗ Hữu Châu có thể phân ra hai trường nghĩa: Trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm 9 + Trưởng biểu vật là một tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật nào đó. Để xác lập một trường biểu vật, chúng ta có thể chọn một danh từ rồi tìm tất cả các là danh từ, động từ, tính từ cùng chung ý nghĩa biểu vật với từ đó. Ví dụ 2: Trường biểu vật “ người” Người nói chung: - Người nói chung xét về giới tính: nam, nữ, đàn ông, đàn bà. - Người nói chung xét về tuổi tác: trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên, cụ già. - Người nói chung xét về nghề nghiệp: thầy giáo, giáo viên, công nhân, nông dân…. - Người nói chung xét về chức vụ: giám đốc, hiệu trưởng, chủ tịch, chủ nhiệm, tổ trưởng. + Trường biểu niệm là một tập hợp những từ có chung một cấu trúc biểu niệm. Để xác lập một trường biểu niệm, chúng ta dựa vào nét nghĩa đồng nhất nào đó trong nghĩa biểu niệm. Ví dụ 3: Dựa vào nét nghĩa năng lực của mắt chúng ta có lập một trường biểu niệm gồm: đờ đẫn, lờ đờ, sắc, tinh, tốt, kém, toét, mù, lòa…. Như vậy sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị được từng từ một trong trường thích hợp mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ. Khái niệm trường tuyến tính GS Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa: “tập hợp tất cả các từ cùng xuất hiện với từ trung tâm theo quan hệ ngang trong câu lập thành trường tuyến tính của từ đó” [7] và tác giả chỉ rõ: “ để lập nên các trường nghĩa tuyến tính chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận đượi trong ngôn ngữ.” [7, 188] 10 GS Đỗ Hữu Châu cho rằng: “cần xác định những từ trung tâm cho một trường tuyến tính và không chỉ riêng các vị từ mà “ca dao” các danh từ vẫn có thể chọn làm trung tâm, miễn là chúng ta đưa vào trường tuyến tính của chúng những từ phù hợp với bộ phận lệ thuộc vào chúng.” [7, 257] Ví dụ 4: Nếu chọn “ tay” làm từ trung tâm thì trường tuyến tính của từ này sẽ là: búp măng, mềm, ấm, lạnh....nắm, cầm, khoác, .... Ví dụ 5: Nếu chon “cắt” làm từ trung tâm thì trường tuyến tính của từ này sẽ là: dao, kéo, ...bánh, vải, giấy…đứt, không đứt… Để tránh sự hiểm lầm cho rằng sự xác lập một trường tuyến tính là sự phân loại từ, trong cuốn “Ngữ nghĩa học từ vựng” GS Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra và khẳng định nguyên tắc xác lập các trưởng tuyến tính là các từ thành một trường tuyến tính với một từ trung tâm nào đó là các từ thỏa mãn ba điều kiện sau: - Thỏa mãn những yêu cầu các quan hệ giữa các nét nghĩa trong một từ - Phù hợp với những nét nghĩa biểu vật (những nét nghĩa hạn chế biểu vật) của từ đang xem xét - Phù hợp với yêu cầu của nét nghĩa tận cùng của từ Nói chung các từ đi với một từ nào đấy nếu càng gần với nét nghĩa tận cùng thì càng gần trung tâm của trường tuyến tính của một từ. Như vậy để xác lập một trường tuyến tính chúng ta phải dựa hẳn vào cấu trúc ngữ nghĩa của các từ. Cùng với trường nghĩa trực tuyến, trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ. Vận dụng quan điểm về trường từ vựng (trường nghĩa) và sự phân chia, phân lập trường nghĩa chúng tôi sẽ xác lập và phân loại trường từ vựng tên gọi động vật thủy sinh và các tín hiệu thẩm mĩ được tạo nên trong ca dao theo những tiêu chí ngữ nghĩa nêu trên. 11 1.2. Ca dao Việt Nam và thế giới động vật thủy sinh trong ca dao 1.2.1 Những hiểu biết chung về ca dao Trong giới nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ ca dao được hiểu theo ba nghĩa rộng hẹp khác nhau: - Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca. - Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). - Không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó cứ tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi,...thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là một sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và cao dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. Một số nguồn thông tin khác lại cho rằng thuật ngữ “ca dao” xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để chỉ những câu hát thôn dã đã được các nhà nho sưu tầm biên soạn thành sách. Dần dần thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi và nó cũng được tầng lớp tri thức tân học dùng chữ quốc ngữ sử dụng với nội dung là những câu hát thôn dã trữ tình. Thuật ngữ ca dao cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song các nhà nghiên cứu thường thống nhất: Ca dao là một thể thơ dân gian được dân chúng sáng tác theo thể lục bát trữ tình là chủ yếu. Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê mục “Ca dao” có ghi: - Thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát không theo những điệu nhất định. - Thể loại văn vần, thường làm theo thể lục bát, có hình thức giống như ca dao cổ truyền. Trên cơ sở những căn cứ trên, chúng tôi chọn 375 lời ca dao trong cuốn: “Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên, hai tập, 2001, Nhà xuất bản văn hóa – thông tin Hà Nội) làm ngữ liệu phân tích trong khoá luận này. 12 1.2.2. Thế giới động vật trong tự nhiên và trong ca dao. 1.2.2.1. Nhận thức chung về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Thiên nhiên môi trường gắn liền với trình độ phát triển văn hóa qua các giai đoạn lịch sử xã hội của loài người. Thiên nhiên là một phần quan trọng của cuộc sống và văn hóa con người. Bởi lẽ thiên nhiên luôn luôn có mặt trong nhịp sống của chúng ta, nó bao quanh cuộc sống của con người và chi phối mọi hoạt động của con người. Văn hóa dân gian là môi trường văn hóa có quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên. Màu sắc thiên nhiên của cuộc sống con người như thế giới động vật, thế giới thực vật là chất liệu quan trọng tạo nên giá trị nội dung và thẩm mĩ của văn hóa dân gian. Ví dụ 6: Các câu chuyện thần thoại thường mượn hình tượng thiên nhiên (thế giới động vật, thực vật) làm những hình tượng nghệ thuật để nói lên ý nghĩa triết lý gửi gắm đến con người. Sự hiện diện của thiên nhiên trong ca dao phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa con người và môi trường cũng như vai trò của thiên nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác dân gian. Sự hiện diện này không chỉ thể hiện lòng yêu mến quê hương đất nước của người dân, nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền mà thông qua đó thiên nhiên còn là phương tiện diễn tả tình cảm thể hiện triết lí quan niệm của con người về thế giới và cuộc sống. Ngoài đặc điểm hình thức ngắn gọn, có vần điệu thì một trong những yếu tố giúp ca dao có sức truyền cảm mạnh mẽ, dễ thuộc, đi vào lòng người chính là việc ca dao sử dụng những yếu tố quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của con người như: cỏ, cây, hoa, lá, con tôm, con cua, con tép, con cá.... Làm phương tiện thể hiện tư tưởng, tâm tư, tình cảm của con người. Khi đi vào ca dao những sự vật bình dị đó đã được khái quát hóa và trở thành những biểu tượng có tín hiệu thẩm mĩ cao, có những đặc điểm độc đáo riêng biệt. Ví dụ 7: Bấy lâu lên ngọn sông Tân Muốn tìm cá nước phải lần trời mưa 13 Tiếc công anh đắp đập coi bờ Để ai quảy đó, đem lờ đến đơm. [27, 285] Ví dụ 8: Buổi mai em xách cái giỏ Em xuống dưới ao em bắt con cua Em bỏ vô cái thõng, hắn kêu cái rỏng Hắn kêu cái rảnh, hắn kêu một tiếng: Chàng ơi! Chàng đã yên phận tốt đôi Em nay lẻ bạn mồ côi một mình. [27, 326] 1.2.2.2. Thế giới động vật thuỷ sinh trong ca dao Một số lượng không nhỏ những bài ca dao mang nghệ thuật gắn với việc miêu tả thế giới động vật, bao gồm cả động vật thủy sinh. Trong ca dao, thế giới động vật được dùng làm công cụ miêu tả nhằm làm toát lên ý nghĩa, bài học triết lí của từng lời ca dao. Các loài động vật được sử dụng như một công cụ truyền tải nội dung, thể hiện cuộc sống, tâm tư, tình cảm phong phú, phức tạp của con người, mang lại sự gần gũi, quen thuộc và chất trữ tình trong lời ca dao. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi quan tâm đến thế giới động vật thủy sinh được sử dụng trong các lời ca dao. Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Có biển rộng phong phú với các loài động vật nước mặn, nước ngọt, có nhiều rừng núi trùng điệp và đồng bằng xen giữa... Nghĩa là nước ta có môi trường thích hợp cho đại diện của hầu hết các loài. Hơn nữa nước ta còn có khí hậu đa dạng thay đổi theo chiều bắc nam và theo độ cao so vơi mặt biển rất thích hợp cho động vật từ nhiều nguồn sinh sống. Chính vì vậy thế giới động vật thủy sinh chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tự nhiên và đời sống văn hóa tinh thần của con người. Trong thực tế, động vật thủy sinh gắn bó vơi con người Việt Nam ở tất cả các hoạt động thiết yếu của cuộc sống. Trước hết là biểu hiện trong bữa ăn hàng ngày như câu ca dao: 14 Ví dụ 9: Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. [27] Như vậy các loài động vật cá, tôm, cua, ốc, tép đã trở thành những món ăn hấp dẫn quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình. Không chỉ có thế trong đời sống tinh thần của người dân Việt cũng mang đậm dấu ấn của thế giới động vật thủy sinh. Một trong những tín ngưỡng cổ và đẹp nhất của người Việt còn được giữ lại và phát triển cho đến ngày nay chính là tục thả cá chép đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Vì thế giới tinh thần và vật chất có sự gắn bó mật thiết với các loài động vật (động vật thủy sinh) cho nên trong con người Việt Nam đã hình thành một nét tâm lý đặc trưng đó là yêu thích, sống gần gũi chan hòa với các loài động vật. Bản thân các con vật như tôm, cua, cá, ốc, tép.... vốn chỉ có đời sống động vật, không có cảm xúc nói năng nhưng con người Việt Nam đã thổi hồn vào khiến chúng trở nên có tâm tư tình cảm của con người. Họ xem chúng là bạn, là ân nhân, mang những đức tính tốt xấu đại diện cho hình ảnh chính bản thân mình với những tình cảm tha thiết gắn bó. Thế giới động vật trở nên sống động, thấm đượm hồn người và trở thành thế giới biểu tượng đầy ý nghĩa. Như vậy hình ảnh các con vật (các loài động vật thủy sinh) đã trở thành biểu tượng của cộng đồng. Đó là kết quả tất yếu của quá trình nhận thức tự nhiên. Tìm hiểu về biểu tượng động vật thủy sinh, vấn đề then chốt của đề tài, đó là chỉ rõ đặc điểm của trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao. Chũng tôi mong muốn đi sâu khám phá, tìm hiểu những đặc sắc của văn hóa cộng đồng được thể hiện qua hình ảnh các loài động vật thuỷ sinh gần gũi, gắn bó với đời sống con người trong ca dao. Bên cạnh đó chúng tôi còn mong muốn tìm hiểu về đời sống riêng của các loài động vật thủy sinh và giá trị về mặt vật chất cũng như tinh thần mà chúng đem lại trong nhận thức của người Việt. Bởi lẽ một loài động vật có thể trở thành biểu tượng khi loài đó có nét tương đồng nào với cuộc sống của con người. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan