Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thời gian và không gian nghệ thuật trong cây tỏi nổi giận của mạc ngôn...

Tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong cây tỏi nổi giận của mạc ngôn

.DOCX
69
461
56

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THẢO TRANG THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA MẠC NGÔN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG Hà Nội, 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Nguyễn Thị Bích Dung đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2016 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Thảo Trang LỜI CAM ĐOAN Khóa luận của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Bích Dung và sự cố gắng của bản thân tôi. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong khi nghiên cứu tôi đã kế thừa các thành quả của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Các kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với sự cam đoan này. Hà Nội, tháng năm 2016 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Thảo Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 5 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................8 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................8 6. Đóng góp của khóa luận.............................................................................9 7. Cấu trúc của khóa luận...............................................................................9 NỘI DUNG..................................................................................................... 10 Chương 1. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA MẠC NGÔN..........................................................................................10 1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật.............................................................10 1.2. Thời gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận......................................... 12 1.2.1. Bảng khảo sát..................................................................................12 1.2.2. Thời gian sinh hoạt đời thường.......................................................13 1.2.3. Thời gian mộng ảo.......................................................................... 19 1.2.4. Thời gian hồi tưởng.........................................................................23 Chương 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA MẠC NGÔN..........................................................................................29 2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật..........................................................29 2.2. Không gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận......................................31 2.2.1. Bảng khảo sát..................................................................................31 2.2.2. Không gian xã hội...........................................................................32 2.2.3. Không gian sinh hoạt...................................................................... 42 2.2.4. Không gian thiên nhiên................................................................... 54 KẾT LUẬN..................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khoa học Trung Quốc không chỉ được biết đến là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế mà còn được xem là cái nôi văn hóa tư tưởng của Phương Đông huyền bí, cũng là nơi sinh ra những tài năng lớn, nhân cách lớn như: Đào Tiềm, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lỗ Tấn, Cao Hành Kiện, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn... Với bề dày văn hóa, văn học đồ sộ Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới và khu vực trong đó có Việt Nam. Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận kết quả và những thành công của cha ông ta trong việc tiếp thu và học hỏi sự đa dạng của những hình thức sáng tác tạo nên nét độc đáo cho văn học nước nhà. Do đó việc nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc khai thác, tìm hiểu kho tàng văn học Việt Nam cũng như hiểu được chiều sâu của nó. Mạc Ngôn – một nhà văn lớn của Trung Quốc và thế giới. Ông tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Quê hương Cao Mật vốn là một huyện nghèo nàn, lạc hậu nhưng chính nơi đây đã hun đúc cho tâm hồn và nguồn cảm hứng cho tất cả các sáng tác của Mạc Ngôn. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ nhưng rất yêu văn chương. Những người lớn trong nhà là cả kho truyện kể. Cứ đêm đêm Mạc Ngôn và các anh chị thi nhau kể chuyện và cho tới bây giờ nhà văn vẫn nhắc tới được 300 câu chuyện, mỗi câu chuyện ấy sau này là một tiểu thuyết. Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn văn chương và nguồn tài liệu khổng lồ cho nhà văn sáng tác. 1 Tháng 10 - 2012, giải Nobel văn học được trao cho Mạc Ngôn – một người được xem là “hiện tượng lạ” trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Ông là cây bút xuất sắc của văn học đương đại Trung Quốc với tâm hồn không lúc nào bình lặng, luôn vật lộn gay gắt và chiến đấu cho những lý tưởng lương thiện trong con người. Mạc Ngôn là hiện tượng độc đáo bởi tác phẩm của ông chứa đựng những điều mới mẻ, đặc biệt là “sự bùng nổ cảm giác” giúp độc giả như nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy mùi vị cuộc sống qua mỗi trang viết. Trong mỗi trang văn của Mạc Ngôn người ta cũng tìm thấy những trạng phức tâm hồn, chúng muốn phá bỏ mọi khuôn phép, lề lối, quy chuẩn đạo đức xã hội để đạt trạng thái hoàn toàn tự do cả về thể xác lẫn tâm hồn, bởi phương châm sáng tác của ông là không bao giờ tự lặp lại mình. Ông góp thêm tiếng nói mới, phong cách mới trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống và con người trong xã hội hiện đại. Có thể nói, Mạc Ngôn đã lao động cật lực trong cuộc đời cầm bút của mình để tạo ra số lượng tác phẩm lớn phục vụ độc giả trong nước và thế giới. Đọc những tác phẩm của ông ta có thể hình dung khá rõ quá trình vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như những trăn trở, tìm tòi, đổi mới cách tiếp cận, nhìn nhận đời sống và sự điêu luyện trong việc sử dụng nghệ thuật ở mỗi tác phẩm. Mạc Ngôn đã từ bỏ những lí luận văn nghệ xã hội học khô cứng, ông viết vì nhân dân, ông không coi mình là “kỹ sư tâm hồn” răn dạy dân chúng mà chỉ coi mình là thành viên của đại chúng để nói lên tâm tư, nguyện vọng và nỗi đau của mình mà thôi. Có người nói, nếu như Mạc Ngôn không phải là nông dân trải nghiệm bao nỗi vui buồn ở nông thôn thì cũng không có Mạc Ngôn – nhà văn. Phần lớn những sáng tác của ông phản ánh đời sống của nông dân trong các giai đoạn lịch sử. Hiện thực nông thôn mà ông phản ánh là lịch sử chân thực nhưng được lạ hóa, mang đậm dấu ấn của chủ thể nhà văn. Những cảnh bom rơi đạn nổ, máu chảy đầu rơi, thù hận và yêu thương, thú tính và nhân tính hòa quyện vào nhau rất li kì hấp dẫn. Tác giả dẫn dắt người đọc vào giữa lòng lịch sử khiến chúng ta như nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy mùi vị tanh tưởi, cảnh tượng thần bí của cánh đồng cao lương vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mạc Ngôn thành công ở nhiều thể loại nhưng thể loại ghi danh tên tuổi của ông với độc giả thế giới vẫn là tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một thể loại khá quen thuộc với mỗi chúng ta, song tiểu thuyết của Mạc Ngôn vẫn luôn cuốn hút người đọc bởi các yếu tố thực ảo hòa quyện vào nhau, tạo nên sức hấp dẫn bởi các chi tiết, nhân vật. Để có được những thành công ấy, ngoài sự đam mê, tìm tòi, đó còn là sự trải nghiệm, quan niệm của nhà văn về tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung. Tất cả những gì tiểu thuyết phản ánh đều xuất phát từ cuộc sống thực tại. Mạc ngôn đã từng đưa ra nhiều quan niệm về tiểu thuyết: tiểu thuyết đó là sự ghi chép “những tưởng tượng ngông cuồng của nhà văn hay đó là sự kết hợp giữa sự thật, cũng có lúc nó là cái thùng chứa đựng những tình cảm của nhân loại. Tiểu thuyết là lá cắt có tính sinh lý đời sống tinh thần của nhà văn...” Trong bài phát biểu “Bài ca cây tỏi Thiên Đường” nhà văn từng viết: “Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với hiện thực xã hội, vấn đề lớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải là chuyện tôi giám hay không dám phê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội mà là chuyện những cảm xúc và lòng căm giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp đảo văn học, khiến cho bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện xã hội. Có thể là do tôi từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiến tôi có sự hiểu biết khá sâu sắc về tình người. Tôi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu được buồn thương là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo; cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác...” Tiểu thuyết là thể loại thành công nhất và tạo nên phong cách cũng như tên tuổi của ông. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam như: Đàn hương hình, Rừng xanh lá đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận... để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và những nhà nghiên cứu. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau tác phẩm của ông còn khá xa lạ với độc giả như tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận là một điển hình. Sức hấp dẫn của Cây tỏi nổi giận có nhiều lý do trong đó có thể thấy thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm đóng một vai trò quan trọng – chính nó đã tạo nên cho tác phẩm một màu sắc riêng, một tiếng nói và ý nghĩa riêng. Thế giới của Cây tỏi nổi giận không thể lẫn với bất kì một thế giới nào khác, nó là thế giới thực với cuộc sống hàng ngày của những người nông dân huyện Thiên Đường chứ không phải thế giới huyền bí, kì ảo. Thành công mà tác phẩm này có được là nhờ một phần không nhỏ của ngòi bút xây dựng thời gian, không gian nghệ thuật đặc trưng. Mặt khác, hiện nay việc nghiên cứu, khám phá các tác phẩm từ góc độ tìm hiểu thời gian, không gian nghệ thuật là hướng tiếp cận đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trong giới nghiên cứu. Bất kì tác phẩm văn chương nào khi tồn tại không tách rời hai yếu tố thời gian và không gian. Nếu hiểu văn chương là sự cảm nhận về thế giới và con người thì thời gian và không gian nghệ thuật chính là hình thức để con người cảm thụ về thế giới của bản thân mình. Tìm hiểu về thời gian, không gian nghệ thuật của một tác phẩm văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận cuộc sống một cách nghệ thuật và thẩm mỹ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, mà mỗi nghệ sĩ lại có cách nhìn riêng, cách chiếm lĩnh thực tại khách quan riêng. Vì vậy người viết chọn đề tài Thời gian và không gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn như một phương thức đắc dụng để cảm nhận, cắt nghĩa một cách sâu sắc, thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng như tìm ra và khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà văn. 1.2. Lý do sư phạm Việc tìm hiểu tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận sẽ giúp người giáo viên tương lai có cái nhìn chân thực về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Trung Quốc, để từ đó có thể liên hệ, mở rộng, giới thiệu cho học sinh những bông hoa rực rỡ trên cánh đồng tiểu thuyết Trung Hoa nói chung và những trích đoạn của tiểu thuyết Trung Quốc được giới thiệu trong nhà trường phổ thông nói riêng. Đồng thời rèn luyện cho học sinh một thế giới quan, nhân sinh quan tốt đẹp, lành mạnh, biết có thái độ lên án, phê phán những hành động sai trái trong xã hội và có cái nhìn đa diện để đánh giá đúng bản chất của một hiện tượng, biết tôn trọng, cảm thụ nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm độc đáo. Hơn nữa, mỗi tác phẩm văn học ra đời là kết quả của biết bao trăn trở, trải nghiệm của người nghệ sĩ về cuộc đời, về con người. Thời gian, không gian nghệ thuật là đề tài độc đáo và đặc sắc, nó cuốn hút được nhiều người quan tâm. Bởi khi nghiên cứu đề tài này người viết không chỉ nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn thấy được phong cách riêng của tác giả. Với suy nghĩ đó người viết chọn đề tài Thời gian và không gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn với mong muốn sẽ khám phá và cảm thụ được những tư tưởng, những điều mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, tên tuổi, tác phẩm của Mạc Ngôn đã thu hút được sự chú ý của công chúng và giới nghiên cứu trong nước cũng như thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tiểu thuyết tiêu biểu của Mạc Ngôn được đông đảo bạn đọc đón nhận như Báu vật của đời; Đàn hương hình; Sống đọa thác đầy và gần đây nhất là tiểu thuyết Ếch xuất bản năm 2009 gây xôn xao cộng đồng bạn đọc. Ông là nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay, là “nhân vật khai phá của thế kỉ XXI” ở châu Á với hơn 40 giải thưởng và danh hiệu. Đặc biệt là sự kiện giải Nobel văn học năm 2012 được trao cho Mạc Ngôn càng làm cho tên tuổi của ông có sức hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu và phê bình văn học. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu có những cách tiếp nhận riêng về tác phẩm của ông. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tổng hợp được một số vấn đề sau: Ngày 12 tháng 08 năm 2006, “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật” được thành lập tại tỉnh Sơn Đông. Hội là diễn đàn nghiên cứu và trao đổi khoa học chuyên về các sáng tác của Mạc Ngôn bởi “Mạc Ngôn là niềm kiêu hãnh của Cao Mật. Địa vị của ông trên văn đàn Trung Quốc ngày một nâng cao, ảnh hưởng trên văn đàn thế giới ngày càng lớn (Mạc Ngôn nghiên cứu hội). Hội có tạp chí “Nghiên cứu Mạc Ngôn”, website “Cao lương đỏ”, “Bảo tàng văn học Mạc Ngôn”. Bảo tàng là nơi giới thiệu cuộc đời và thành tựu nghệ thuật của Mạc Ngôn, trình bày một cách sinh động quá trình trưởng thành và phong cách đỉnh cao của một tác gia nổi tiếng bao gồm các bộ phận chính là: “thành tựu văn học”, “con đường trưởng thành”, “vương quốc văn học”, “gắn bó với quê hương”, “giao lưu văn học”. Ngoài ra, còn nhà chiếu phim, phòng sáng tác, phòng trưng bày thư pháp và bản thảo, phòng tư liệu tác phẩm Mạc Ngôn... Trong cuốn sách “Mạc Ngôn – nghiên cứu và tư liệu”, tác giả Dương Dương đã tổng hợp rất nhiều bài nghiên cứu về sáng tác của Mạc Ngôn được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Tiếp đó, nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã được dịch, giới thiệu như Đàn hương hình, Sống đọa thác đầy, Cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Ếch... Trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng vấn và bài viết liên quan đến nội dung tác phẩm. Mạc Ngôn cũng được giới thiệu đến độc giả Việt Nam thông qua cuốn “Mạc Ngôn và những lời tự bạch” của dịch giả Nguyễn Thị Thại. Cuốn sách là tập hợp các bài phỏng vấn của nhà văn, qua đó tác giả trình bày những quan niệm của mình về sáng tác văn học, bật mí những thủ pháp nghệ thuật thường dùng và dấu ấn tuổi thơ trong sáng tác. Có thể nói cuốn sách đã cho người đọc nhìn nhận nhiều chiều về con người và sáng tác của Mạc Ngôn. Trên báo Văn nghệ, số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sỹ Hiệp và nhiều bài báo, bài phê bình của các học giả nước ngoài cũng được dịch rộng rãi ở Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về Mạc Ngôn và tiểu thuyết của ông nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về thời gian và không gian nghệ thuật cuốn tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận, các công trình nghiên cứu đó tập trung ở những cuốn tiểu thuyết như Đàn hương hình, Báu vật của đời... Những bài viết ấy là những ý kiến quý báu có tính định hướng và cũng là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nhiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở đó mạnh dạn đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ, hệ thống về hình tượng thời gian cũng như không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Thời gian và không gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn nhằm hướng tới những mục đích chủ yếu sau: + Hiểu được dụng ý nghệ thuật khi nhà văn lựa chọn những kiểu thời gian, không gian này. + Khám phá sâu sắc hơn về thời gian, không gian nghệ thuật trong tác phẩm, đồng thời có sự cảm thụ, cắt nghĩa thấu đáo hơn về tư tưởng, thế giới quan của nhà văn biểu hiện trong trong tác phẩm. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn. 4.2. Phạm vi khảo sát Đề tài khảo sát tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn dựa theo bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến – Nhà xuất bản Văn học 2003. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp khảo sát tác phẩm -Phương pháp phân tích tổng hợp -Phương pháp so sánh đối chiếu -Phương pháp hệ thống 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé trong việc chỉ ra các hình thức thời gian và không gian nghệ thuật tiêu biểu xuất hiện trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận góp phần làm nổi bật vị trí và những đóng góp của nhà văn trong nền văn học đương đại Trung Quốc và nhân loại. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận được triển khai thành 2 chương: Chương 1: Thời gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn. Chương 2: Không gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận của Mạc Ngôn. NỘI DUNG Chƣơng 1 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN CỦA MẠC NGÔN 1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật Trong triết học người ta xem thời gian là hình thức (phương thức) tồn tại của vật chất, trong đó có cuộc sống con người. Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian của riêng mình. Khoa học và thực tiễn cho thấy, có một thời gian vật lý tuyệt đối vận động không theo ý muốn của con người. Đó là thời gian diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ và được đo bằng mặt trời, bằng đồng hồ… Thời gian này được hiểu là hình thái tồn tại của vật chất diễn biến theo ba trạng thái: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó vận động và phát triển một chiều tuyến tính và khách quan không theo ý muốn của con người. Tuy nhiên đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử cho rằng: “Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”. Các tác giả còn khẳng định: “Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả và phương thức tồn tại của con người trong thế giới”. Thời gian trong tác phẩm văn chương chỉ trở thành thời gian nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, những biến động của tâm tư. Nó cùng với các yếu tố khác góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Trong cuốn Dẫn nhập thi pháp học của giáo sư Trần Đình Sử có bàn về thời gian nghệ thuật như sau: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai”. Thời gian nghệ thuật đó được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tương lai. Trong tác phẩm văn học, thời gian được biểu hiện bằng nhiều phương tiện, đó là các trạng từ chỉ thời gian: “Ngày xửa, ngày xưa”, “ngày xưa”, “ngày ấy”, “cách không lâu”… Thời gian còn được chỉ bằng các dấu hiệu tuổi trẻ, xuân, hạ, thu, đông, hoa mai nở… song điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả. Có thể thấy, vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm có hai mặt cơ bản: Quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm, quan niệm thời gian của nhà văn có thể bộc lộ trực tiếp và phổ biến hơn là bộc lộ gián tiếp qua tổ chức thời gian. Thời gian nghệ thuật cũng là một trong những mặt hình thức bên trong của tác phẩm, có quan hệ chẽ với ý thức nghệ thuật của nhà văn. Tổ chức thời gian cũng chính là cách xử lí thời gian trong tác phẩm văn học tạo ra những cách nhìn nhận đa chiều trong việc tiếp cận nghệ thuật của tác phẩm và nó mang đậm tính chủ quan của tác giả. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu loại hình các hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử. 1.2. Thời gian nghệ thuật trong Cây tỏi nổi giận 1.2.1. Bảng khảo sát Cây tỏi nổi giận viết về cuộc sống của những người nông dân trồng tỏi ở huyện Thiên Đường – Trung Quốc vào những năm 1987. Cũng giống như các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn thời gian trong tác phẩm có sự đảo thuật. Lẽ ra tác giả phải miêu tả sự việc đập phá cơ quan huyện của nông dân huyện Thiên Đường rồi mới miêu tả đến cảnh Cao Dương, Cao Mã… bị bắt nhưng tác phẩm lại bắt đầu bằng sự việc Cao Dương bị bắt vào một buổi trưa đầy nắng – đây là sự kiện thuộc về phần phát triển chứ không phải là khai đoạn của một tác phẩm tự sự. Từ ý nghĩa của việc tiếp cận tác phẩm ở góc độ thời gian nghệ thuật như một phương thức đắc dụng để cảm nhận một cách sâu sắc, thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận. BẢNG KHẢO SÁT TẦN SỐ XUẤT HIỆN CÁC KIỂU THỜI GIAN TRONG CÂY TỎI NỔI GIẬN. STT KIỂU THỜI GIAN A Thời gian sinh hoạt đời thường TẦN SỐ XUẤT HIỆN (chương/chương) 8/20 chương TỈ LỆ 40% A1 Thời gian công việc 5/20 chương 25% A2 Thời gian tình yêu 3/20 chương 15% B Thời gian mộng ảo 4/20 chương 20% C Thời gian hồi tưởng 3/20 chương 15% Qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận có ba loại thời gian. Đó là: - Thời gian sinh hoạt đời thường xuất hiện ở 8 trên 20 chương truyện chiếm tỉ lệ 40%. Thời gian thực tại chính là thời gian gắn liền với cuộc sống hàng ngày của con người. Nhờ thời gian này mà câu chuyện trong Cây tỏi nổi giận chính là cuộc đời thực chứ không phải thế giới kì bí, huyền ảo. - Thời gian mộng ảo xuất hiện ở 4 trên 20 chương truyện chiếm tỉ lệ 20%. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà nhân vật sống thật với chính bản thân mình. - Thời gian hổi tưởng xuất hiện ở 3 trên 20 chương chiếm tỉ lệ 15%, thời gian hồi tưởng chính là khoảng thời gian mà nhân vật nhớ lại, hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. 1.2.2. Thời gian sinh hoạt đời thường Thời gian sinh hoạt là thời gian gắn liền với cuộc sống, số phận của mỗi con người. Nó là dòng thời gian phản ánh sự đa dạng của cuộc sống, thời đại. Trong Cây tỏi nổi giận thời gian sinh hoạt gắn liền với số phận, cuộc đời, với ước mơ, khát vọng của các nhân vật – từng con người cụ thể. Đó là những người nông dân trồng tỏi ở huyện Thiên Đường – những con người chất phác, vốn hiền hành, lương thiện. Trong Cây tỏi nổi giận có hai kiểu thời gian sinh hoạt đó là thời gian lao động và thời gian tình yêu. 1.2.2.1. Thời gian lao động Đây chính là khoảng thời gian người nông dân Thiên Đường hăng say với công việc hàng ngày của mình đồng thời nó cũng là thời gian người nông dân đấu tranh với chính quyền để đòi lại quyền lợi, vạch trần bộ mặt của giai cấp thống trị. Khoảng thời gian này được Mạc Ngôn khái quát, miêu tả chân thực, rõ nét. Mở đầu tác phẩm, tác giả viết: “Xin bà con lắng nghe tui kể ngọn nguồn Về Thiên Đàng nơi hạ giới Đồng ruộng phì nhiêu hai mươi vạn mẫu Dòng sông xanh nước chảy hiền hòa Đã nuôi dưỡng nam thanh nữ tú Nổi danh thiên hạ ngồng tỏi quê ta!” Đây chính là lời hát sẩm của Khấu mù vào một buổi trưa nắng như đổ lửa. Huyện Thiên Đường đồng ruộng rộng lớn, phì nhiêu, hợp cung tiêu huyện kêu gọi người nông dân trồng tỏi bán ngồng. Nhờ đất đai màu mỡ, mưa gió thuận hòa mà tỏi ngồng tươi tốt, nhân dân vui mừng vì khi bán được tỏi rồi sẽ có cái ăn cái mặc và có thể trang trải cuộc sống. Tuy nhiên thực tế lại không được như mong muốn. Khi ngồng tỏi được mùa, hợp cung tiêu huyện không có kế hoạch thu mua tỏi hợp lí, kho lạnh bảo quản ngồng tỏi bão hòa, hợp cung tiêu không thu mua tỏi của nhân dân nữa, thậm chí trong quá trình thu mua tỏi họ còn đặt ra vô vàn thứ thuế vô lí như thuế quản lí giao thông, thuế bảo vệ môi trường… để chèn ép người nông dân. Điều này khiến cho toàn bộ số tỏi bị ngưng đọng chất thành từng đống. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự việc ngày 28 tháng 05 năm 1987, nhân dân trồng tỏi đã đập phá trụ sở ủy ban huyện, đốt hồ sơ, sổ sách… Đây là việc làm tất yếu xẩy ra bởi lẽ con giun xéo lắm cũng quằn, người nông dân bị áp bức, chà đạp quá mức rồi cũng đến lúc họ vùng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình, bảo vệ lẽ phải. Tất cả như tạo thành một dòng thời gian độc đáo cho câu chuyện. Ví như sự việc ngày 28 tháng 05 năm 1987. Sau nhiều ngày đánh xe trâu, xe lừa mang ngồng tỏi lên huyện mà vẫn không bán được, người dân đã tập trung ở cổng ủy ban huyện đòi gặp huyện trưởng Trọng Vì Dân và những người có thẩm quyền trong cơ quan huyện để nghe lời giải thích và mong muốn họ nhanh chóng thu mua số tỏi còn lại cho người dân: “Tìm Huyện trưởng, tìm Bí thư đấu cho ra nhẽ! Trọng Vì Dân ra đây! Cao Dương trông thấy một thanh niên mặt ngựa cưỡi xe lao tới, lênh khênh như con hạc giữa đàn gà. Thanh niên mặt ngựa gào to: “Bà con đừng kêu gọi lung tung, Huyện trưởng không nghe thấy đâu! Bà con hô theo tui, tui hô câu nào bà con hô câu ấy!” Thanh niên mặt ngựa hơi nói lắp. Quần chúng rào rào hưởng ứng. “Huyện trưởng tên là Trọng Vì Dân, không vì quần chúng, vì cá nhân!” – Mặt ngựa vung tay hô. Quần chúng đồng thanh gào lên, Cao Dương tâm tình bộc phát vì cảnh tượng trước mắt,cũng vung tay hô theo. “Quan lớn Huyện trưởng Trọng Vì Dân, mau ra cổng gặp nhân dân”…” Nhưng mặc cho nhân dân kêu gào, hô hoán tất cả cán bộ trong huyện không ai ra gặp người dân, chỉ có ông già gác cổng ra khóa cổng, vì vậy mà người dân đã vùng lên ra sức phá, huy động tất cả những gì có thể phá được: gậy gộc, nấm đấm, bờ gai, gạch vỡ để phá chiếc cổng ủy ban huyện. Đến khi then chốt cổng bật ra, quần chúng kéo vào như nước thủy triều, họ đập những gì họ thấy, phá những gì họ gặp thậm chí họ còn đốt cả phòng làm việc của Huyện trưởng tạo thành một đám cháy lớn. Những người nông dân vốn hiền lành, họ mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng chính các quan huyện quan xã lại không tạo điều kiện cho họ thực hiện ước mơ giản dị đó, chính những việc làm của họ là nguyên nhân chính dẫn đến những sai trái của người nông dân trong sự việc ngày 28 tháng 05 này. Thời gian lao động trong tác phẩm còn là khoảng thời gian mà Cao Dương và chú Tư Phương chở tỏi lên huyện bán vào lúc sáng sớm: “Cao Dương đánh xe lừa chất đầy ngồng tỏi chở lên huyện dưới trời đầy sao. Chiếc xe quá cũ, khung rệu rã cót két, gặp đoạn đường xấu, kêu càng dữ, anh lo nó có thể bung lên bất cứ lúc nào. Qua chiếc cầu đá nhỏ trên sông Sa, anh ghì chặt chiếc vai trên cổ lừa, giúp nó bằng cách dung mông ghìm bớt sức đùn theo quán tính của chiếc xe chở nặng. Con lừa chỉ to bằng con sơn dương mẹ, cho một bạt tai là quỵ. Những phiến đá hình chữ nhật trên cầu không phẳng, bánh xe xiên vẹo, kêu lọc cọc. Dưới cầu, nước vũng phản chiếu ánh sáng xanh lạnh lẽo…”. Biết bao lần họ mang ngồng tỏi lên huyện bán rồi lại mang về, ngồng tỏi ngưng đọng bị hỏng gần hết. Không chỉ một mình Cao Dương phải chịu cảnh này mà gần như là toàn bộ nhân dân trồng tỏi ở huyện Thiên Đường đều bị như vậy, hàng ngàn chiếc xe, nào là xe lừa, xe trâu, xe đẩy tay… xếp hàng sát nhau, nhích lên từng chút một chờ đến lượt mình cân tỏi. Nhưng năm lần bảy lượt như vậy họ vẫn không thể bán được ngồng tỏi, nếu có bán được thì giá cũng rất thấp, nộp các loại thuế cũng không đủ. Tỏi ngồng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan