Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Theo dõi triệt sản bằng phương pháp cắt bỏ tử cung buồng trứng trên chó cái và d...

Tài liệu Theo dõi triệt sản bằng phương pháp cắt bỏ tử cung buồng trứng trên chó cái và dịch hoàn trên chó đực

.PDF
53
355
103

Mô tả:

TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Theo dõi kết quả triệt sản bằng phương pháp cắt bỏ tử cung, buồng trứng trên chó cái và cắt bỏ dịch hoàn trên chó đực” được thực hiện từ ngày 22/01/2008 đến 22/06/2008 tại Bệnh Viện Thú Y Petcare – 146 Xóm Đất, F9, Q11 – thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi ghi nhận được 65 chó được chủ đưa đến triệt sản tại bệnh viện, trong số đó có 27 ca triệt sản chó cái bằng cách cắt bỏ tử cung, buồng trứng chiếm 41,53% và 38 ca triệt sản chó đực bằng cách cắt dịch hoàn chiếm 58,47%, chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu triệt sản chó đực cao hơn triệt sản chó cái. Trong 27 ca triệt sản chó cái, chiếm tỷ lệ cao nhất là trường hợp triệt sản do viêm tử cung có 17 ca (62,96%) với triệu chứng điển hình là chảy dịch âm đạo và có mùi hôi đặc trưng, tiếp đến là triệt sản theo yêu cầu của chủ vật nuôi có 7 ca (25,93%) do gia chủ không muốn tăng đàn và 3 ca (11,11%) mổ lấy thai kèm triệt sản do thú già, mẫu tính kém, cá biệt có một trường hợp gia chủ không có điều kiện chăm sóc khi chó sinh sản. Chúng tôi nhận thấy triệt sản chó xảy ra trên tất cả các giống chó. Ở chó cái, giống chó ngoại chiếm tỷ lệ cao do sở thích nuôi chó ngoại của người dân thành phố. Triệt sản cũng xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối với triệt sản chó cái có khuynh hướng tăng theo độ tuổi nhưng trên chó đực lại có khuynh hướng giảm dần. Thời gian trung bình cho một ca phẫu thuật triệt sản chó cái là 30 phút, biến động từ 25 – 35 phút và thời gian cho ca phẫu thuật lấy thai kèm triệt sản là 35 phút, biến động từ 30 – 40 phút. Nhưng đối với thời gian triệt sản chó đực thì nhanh hơn, trung bình là 15 phút dao động từ 10 – 20 phút. Trong quá trình phẫu thuật các Bác Sỹ Thú Y đã linh hoạt xử lý tinh huống: chó bị viêm tử cung nặng tử cung sưng lớn, tích dịch nhiều không thể đưa ra khỏi xoang bụng được các bác sĩ phải tiến hành rút bớt dịch. Đặc biệt, có một trường hợp chó mổ đẻ kèm triệt sản do thai chết lưu ở một phòng mạch thú y khác được gia chủ đem tới trong tình trạng vết mổ nhiễm trùng nặng, hoại tử lan ra xung quanh vết mổ. Chúng tôi rửa sạch vết thương, tạo một bờ vết thương mới, may lại và yêu cầu gia chủ đi hậu phẫu hằng ngày, kết quả vết mổ tiến triển rất tốt. Và trường hợp triệt sản chó đực có dịch hoàn ẩn ở kênh bẹn, chó bị kích ứng chỉ may. Trong 65 ca không có ca nào chó bị chết tỷ lệ thành công cao. iii Với phương pháp triệt sản bằng cách cắt bỏ tử cung, buồng trứng trên chó cái và cắt bỏ dịch hoàn bằng cách thiến hở trên chó đực không chỉ để ngăn ngừa sự lên giống và không cho sinh sản mà còn là phương pháp hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh viêm tử cung mủ trên chó cái và giúp chó đực thuần tính hơn. iv MỤC LỤC Trang Trang tựa...........................................................................................................................i Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii Mục lục ............................................................................................................................v Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii Danh sách các hình ........................................................................................................ ix Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1 1.2. MỤC ĐÍCH ..............................................................................................................2 1.3. YÊU CẦU.................................................................................................................2 Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3 2.1. SƠ LƯỢC CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ..............................................3 2.1.1. Sơ lược cấu tạo cơ quan sinh dục của chó đực......................................................3 2.1.1.1. Bìu dái.................................................................................................................3 2.1.1.2. Dịch hoàn............................................................................................................4 2.1.1.3. Phó dịch hoàn .....................................................................................................4 2.1.1.4. Ống dẫn tinh .......................................................................................................5 2.1.1.5. Các tuyến sinh dục..............................................................................................5 2.1.1.6. Tuyến tiền liệt.....................................................................................................5 2.1.1.7. Tuyến hành dương vật........................................................................................5 2.1.1.8. Dương vật ...........................................................................................................5 2.1.1.9. Xương dương vật và ống dẫn tiểu ......................................................................6 2.1.2. Sơ lược cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái .......................................................6 2.1.2.1. Dây rộng .............................................................................................................6 2.1.2.2. Buồng trứng........................................................................................................7 2.1.2.3. Ống dẫn trứng.....................................................................................................7 2.1.2.4. Tử cung...............................................................................................................7 2.1.2.5. Âm đạo ...............................................................................................................8 2.1.2.6. Âm hộ .................................................................................................................8 2.2. CƠ THỂ HỌC VÙNG BỤNG .................................................................................8 v 2.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRÊN CHÓ ...........................................8 2.3.1. Thân nhiệt ..............................................................................................................8 2.3.2. Tần số hô hấp.........................................................................................................9 2.3.3. Tần số tim ..............................................................................................................9 2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản trên chó ...............................................................9 2.3.5. Tuổi thành thục sinh dục của chó ..........................................................................9 2.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHẪU THUẬT.....................................9 2.4.1. Phương pháp vô trùng và sát trùng........................................................................9 2.4.1.1. Vô trùng............................................................................................................10 2.4.1.2. Sát trùng............................................................................................................10 2.4.1.3. Vi trùng học phẫu thuật ....................................................................................10 2.4.1.4. Biện pháp sát trùng...........................................................................................10 2.4.1.5. Dùng hóa chất...................................................................................................12 2.4.2. Phương pháp vô cảm ...........................................................................................13 2.4.2.1. Gây tê................................................................................................................13 2.4.2.2. Gây mê..............................................................................................................13 2.4.2.3. Sơ lược về thuốc tiền mê và thuốc mê được sử dụng.......................................15 2.4.3. Sự lành vết thương...............................................................................................16 2.4.3.1. Giai đoạn viêm nhiễm ......................................................................................16 2.4.3.2. Giai đoạn biểu mô hóa......................................................................................17 2.4.3.3. Giai đoạn tăng sinh sợi .....................................................................................17 2.4.3.4. Giai đoạn trưởng thành.....................................................................................17 2.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo. ..........................................................18 2.4.5. Kỹ thuật cắt mô giúp cho sự lành sẹo tốt ............................................................19 2.5. SƠ LƯỢC VỀ TRIỆT SẢN TRÊN CHÓ ..............................................................19 2.5.1. Chó cái.................................................................................................................19 2.5.1.1. Mục đích thiến cái ............................................................................................19 2.5.1.2. Phương pháp thắt ống dẫn trứng ......................................................................19 2.5.1.3. Phương pháp cắt bỏ buồng trứng .....................................................................19 2.5.1.4. Phương pháp cắt bỏ tử cung, buồng trứng .......................................................19 2.5.2. Chó đực................................................................................................................20 2.5.2.1. Mục đích thiến đực ...........................................................................................20 vi 2.5.2.2. Phương pháp thắt ống dẫn tinh.........................................................................20 2.5.2.3. Phương pháp cắt bỏ dịch hoàn .........................................................................20 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................22 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................................22 3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.....................................................................................22 3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...............................................................................22 3.4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ..............................................................................................23 3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................23 3.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................23 3.6.1. Tại phòng khám...................................................................................................23 3.6.2. Tại phòng phẫu thuật ...........................................................................................24 3.6.2.1. Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật ....................................................................24 3.6.2.2. Tiến hành phẫu thuật ........................................................................................25 3.6.2.3. Chăm sóc hậu phẫu...........................................................................................31 3.6.2.4. Những tai biến trong và sau khi mổ .................................................................31 3.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................................32 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................33 4.1. TỶ LỆ TRIỆT SẢN GIỮA CHÓ ĐỰC VÀ CHÓ CÁI .........................................33 4.2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP KHI TRIỆT SẢN.................................33 4.3. TỶ LỆ CHÓ TRIỆT SẢN THEO NHÓM GIỐNG ...............................................35 4.4. TỶ LỆ CHÓ TRIỆT SẢN THEO LỨA TUỔI ......................................................36 4.5. THỜI GIAN CẦN THIẾT CHO MỘT CA PHẪU THUẬT TRIỆT SẢN TRÊN CHÓ ........................................................................................................................37 4.6. THÂN NHIỆT TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT...............................................38 4.7. THỜI GIAN LÀNH SẸO CỦA VẾT MỔ SAU PHẪU THUẬT..........................39 4.8. MỘT SỐ TAI BIẾN TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT VÀ CÁCH XỬ LÝ ..40 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................42 5.1. Kết luận...................................................................................................................42 5.2. Đề nghị ...................................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44 PHỤ LỤC .....................................................................................................................46 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản trên chó..........................................................9 Bảng 2.2 Một số chất sát trùng thường dùng trong phẫu thuật .....................................12 Bảng 3.1 Dụng cụ, vật liệu và thuốc thú y ....................................................................22 Bảng 4.1 Tỷ lệ triệt sản giữa chó đực và chó cái ..........................................................33 Bảng 4.2 Các nguyên nhân thường gặp khi triệt sản chó cái ........................................34 Bảng 4.3 Tỷ lệ chó triệt sản theo nhóm giống...............................................................35 Bảng 4.4 Tỷ lệ triệt sản theo lứa tuổi ............................................................................36 Bảng 4.5 Thời gian cần thiết cho 1 ca phẫu thuật .........................................................37 Bảng 4.6 Thân nhiệt chó thí nghiệm trước và sau phẫu thuật.......................................38 Bảng 4.7 Thời gian lành sẹo của vết mổ sau phẫu thuật triệt sản chó cái theo nhóm giống và lứa tuổi .....................................................................................................39 viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó đực .............................................................3 Hình 2.2 Cấu tạo dịch hoàn .............................................................................................4 Hình 2.3 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái...............................................................6 Hình 3.1 Khay dụng cụ phẫu thuật................................................................................23 Hình 3.2 Cố định chó trên bàn mổ và sát trùng vùng mổ..............................................25 Hình 3.3 Mổ vào xoang bụng ........................................................................................25 Hình 3.4 Đưa tay vào xoang bụng để tìm sừng tử cung................................................26 Hình 3.5 Cột buồng trứng..............................................................................................27 Hình 3.6 Cột tử cung .....................................................................................................27 Hình 3.7 Tử cung bình thường ......................................................................................27 Hình 3.8 Tử cung bị viêm..............................................................................................28 Hình 3.9 Đóng thành bụng lại .......................................................................................28 Hình 3.10 Sau khi may xong .........................................................................................29 Hình 3.11 Mở màng bao dịch hoàn ...............................................................................30 Hình 3.12 Cột dây dịch hoàn.........................................................................................30 Hình 3.13 Sau khi cắt bỏ dịch hoàn...............................................................................30 ix Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xa xưa, chó đã được con người thuần hóa trở thành vật nuôi, người bạn trung thành, thân thiết với con người. Chúng là loài động vật thông minh giúp ích nhiều cho con người, được con người yêu thích, cưng chiều và sử dụng vào nhiều công việc như: giữ nhà, huấn luyện tham gia biểu diễn trong điện ảnh, làm xiếc, đi săn, công tác quốc phòng,…. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh phong trào nuôi chó ngày càng tăng, đặc biệt là nuôi chó cưng làm cảnh. Chúng không những là con vật cưng mà còn được coi là thành viên đặc biệt trong gia đình. Đa số những chủ nuôi không muốn cho chó sinh sản, vì ngại có nhiều điều phiền toái xảy ra: chó cái đẻ không có thời gian chăm sóc, lên giống âm hộ tiết chất nhờn và máu ảnh hưởng đến vệ sinh trong gia đình, chó đực tập trung đánh hơi tranh giành cắn phá gây ồn ào. Chó đực hung dữ, khó huấn luyện, hay đi rông. Để đáp ứng nhu cầu trên, việc triệt sản chó được giám đốc Bệnh Viện Thú Y Petcare quan tâm, đưa vào công tác điều trị của bệnh viện. Các bác sĩ ở đây thường dùng phương pháp cắt bỏ tử cung, buồng trứng đối với chó cái và cắt bỏ dịch hoàn bằng phương pháp thiến hở đối với chó đực. Xuất phát từ sự yêu thích động vật cùng với sự ham muốn học hỏi của bản thân, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn cơ thể ngoại khoa trường đại học Nông Lâm TPHCM và sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Thọ, Ths. Huỳnh Thanh Ngọc, BSTY. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, BSTY. Huỳnh Thanh Thảo và các anh chị trong bệnh viện. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Theo dõi kết quả triệt sản bằng phương pháp cắt bỏ tử cung, buồng trứng trên chó cái và cắt bỏ dịch hoàn trên chó đực” tại Bệnh Viện Thú Y Petcare. 1 1.2. MỤC ĐÍCH Theo dõi kết quả triệt sản: • Cắt bỏ tử cung, buồng trứng trên chó cái. • Cắt bỏ dịch hoàn bằng phương pháp thiến hở trên chó đực. • Sự lành sẹo của vết thương và các biến chứng (nếu có). 1.3. YÊU CẦU • Phụ mổ triệt sản cho những chó được khách hàng đưa đến. • Ghi chép số liệu và thân nhiệt hằng ngày. • Chăm sóc hậu phẫu • Ghi chép các biến chứng (nếu có) và thời gian lành vết thương. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. SƠ LƯỢC CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ 2.1.1. Sơ lược cấu tạo cơ quan sinh dục của chó đực Cơ quan sinh dục của chó đực bao gồm: bìu dái, dịch hoàn, phó dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến sinh dục phụ, dương vật và ống dẫn tiểu. Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó đực (Nguồn: Phan Quang Bá, 2004, Giáo trình cơ thể học gia súc) 2.1.1.1. Bìu dái Là một túi màng có hai xoang được ngăn cách bằng một vách ngăn, nằm phía ngoài cơ thể, mỗi xoang chứa một dịch hoàn và một phó dịch hoàn, chúng được nối ra ngoài bằng thừng dịch hoàn. Trên chó bìu dái nằm ở vị trí khoảng 2/3 tính từ chỗ mở 3 ra của qui đầu đến lỗ hậu môn, dịch hoàn phải nằm lệch so với dịch hoàn trái, thông thường thì dịch hoàn trái thấp hơn dịch hoàn phải, nên chúng dễ dàng trượt lên nhau. Cấu trúc: màng ngoài của bìu dái có chứa sắc tố đen, được che phủ một ít lông thưa, chất nhờn và tuyến ống của bìu dái rất phát triển, cấu tạo bởi nhiều lớp màng, sự co thắt của những lớp màng này giúp cho bìu dái co và kéo dịch hoàn lại gần cơ thể. 2.1.1.2. Dịch hoàn Nằm trong bìu dái, dịch hoàn của chó có hình bầu dục, hơi dẹp hai đầu đều tròn đầu sau tự do, đầu trước có nhiều ống nhỏ (ống ly dịch hoàn), là các ống liên hệ giữa dịch hoàn và phó dịch hoàn. Dịch hoàn của gia súc bao gồm những ống xoắn hình trụ gọi là ống sinh tinh, bao quanh là mô kẽ, dịch hoàn gồm 2 thành phần: Mô sinh tinh bao gồm 2 loại tế bào có chức năng khác nhau trong quá trình hình thành tinh trùng là tế bào sinh tinh và tế bào phủ. Mô kẽ có chứa tế bào Leydig. Hình 2.2 Cấu tạo dịch hoàn 2.1.1.3. Phó dịch hoàn (thượng hoàn) Là một ống có đường kính tăng dần từ 70 – 500 mcm nằm áp sát vào rìa dịch hoàn và được chia làm 3 phần: Đầu phó dịch hoàn nằm ở phần đầu của dịch hoàn. Thân phó dịch hoàn bám vào mặt lưng của dịch hoàn Đuôi phó dịch hoàn dự trữ một lượng lớn tinh trùng, nếu không được phóng tinh tinh trùng sẽ bị phá hủy và cuốn theo nước tiểu rồi bài tiết khi tiểu. Chiều dài phó dịch hoàn và sự di chuyển chậm chạp của tinh trùng giúp cho tinh trùng có thời gian hoàn thiện dần dần trước khi phóng tinh, cho nên phó dịch hoàn là nơi đảm bảo cho sự sống còn, di chuyển và hoàn thiện chức năng của tinh trùng. Tiến trình này trên chó mất 20 ngày (Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005). 4 2.1.1.4. Ống dẫn tinh Là ống thẳng kéo dài của phần đuôi phó dịch hoàn, nó chạy dọc theo rìa lưng dịch hoàn vào trong xoang bụng, song song với mạch máu và cơ bìu dái khi qua kênh bẹn hai ống dẫn tinh nhập lại và đổ vào ống dẫn tiểu. Trên một con chó nặng 12,5 kg ống sinh tinh có chiều dài từ 17 – 18 cm và có đường kính từ 1,6 – 3 cm (Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005). 2.1.1.5. Các tuyến sinh dục Trên chó có hai tuyến sinh dục phụ, chất tiết của các tuyến sinh dục phụ đóng góp khoảng 3/4 lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất. Nó tạo nên môi trường để duy trì sự sống còn của tinh trùng, ngoài ra dịch tiết của các tuyến này có tính kiềm nên nó trung hòa được tính acid của nước tiểu có trong ống dẫn tiểu. 2.1.1.6. Tuyến tiền liệt Là một khối các tế bào hạt nhầy, bao quanh ống dẫn tiểu, đoạn gần cổ bàng quang, trọng lượng và kích thước của tuyến này thay đổi tùy theo tuổi, giống, trọng lượng cơ thể. Theo Evans và Christensen (1979) (được trích dẫn bởi Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005), tuyến tiền liệt chiếm khoảng 0,7g/l kg trọng lượng cơ thể của chó là giới hạn bình thường của một chó đực. Chất tiết của tuyến tiền liệt trong suốt, có mùi hăng, pH trung tính hay hơi kiềm có chứa nhiều protein để hấp thụ CO2 trong môi trường niệu đạo đồng thời có tác dụng pha loãng, tăng hoạt tính tinh trùng, trung hòa độ acid trong niệu đạo. Tuyến tiền liệt còn có chức năng nội tiết. Tiền liệt tuyến tiết prostaglandinF2α có vai trò làm co cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và cơ trơn niệu đạo, giúp thực hiện tốt động tác phóng tinh trên thú đực, khi vào đường sinh dục cái nó làm tử cung co bóp đẩy tinh trùng vào sâu trong đường sinh dục. 2.1.1.7. Tuyến hành dương vật Tuyến này chỉ tìm thấy trên chó, nó nằm cạnh ống dẫn tiểu, phía trước xương tọa, thuộc mặt bụng của thân dương vật. 2.1.1.8. Dương vật Là cơ quan giao cấu của chó đực, dương vật gồm 3 phần: gốc dương vật, thân dương vật và phần qui đầu gồm hành dương vật và bao qui đầu. Gốc và thân dương vật có cấu tạo chính là thể hang dương vật định vị ở mặt lưng của dương vật và thể 5 xốp dương vật định vị ở mặt bụng của phần thân dương vật, còn ống dẫn tiểu và phần xương của dương vật. 2.1.1.9. Xương dương vật và ống dẫn tiểu Xương dương vật định vị ở phần thân dương vật kéo dài đến qui đầu có dạng dài và mảnh, hơi dày ở phần lưng, đoạn cuối của xương hơi nhỏ lại. Xương dương vật có tác dụng giữ dương vật đủ cứng để đưa được dương vật vào trong âm đạo chó cái khi mà dương vật chưa cương cứng cực độ. Ống dẫn tiểu là nơi đổ ra của nước tiểu và tinh dịch. 2.1.2. Sơ lược cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái Bộ máy sinh dục của chó cái bao gồm: dây rộng, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ. Hình 2.3 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái (Nguồn:www.vietpet.com.vn/vietpet/modules.php?name=N...) 2.1.2.1. Dây rộng Là những nếp gấp phúc mô, có chức năng để treo các cơ quan bên trong của đường sinh dục cái. Được chia làm 3 phần: màng treo buồng trứng, màng treo ống dẫn trứng, màng treo tử cung. 6 2.1.2.2. Buồng trứng Buồng trứng của chó cái có dạng hình oval, nằm trong hai túi buồng trứng, ở phía sau thận, khoảng đốt sống lưng thứ 3 – 4, buồng trứng phải nằm cao hơn buồng trứng trái. Theo Matton và Nyland (1995) được trích dẫn bởi Thái Thị Mỹ Hạnh (2005), chó cái có trọng lượng 12,5 kg thì buồng trứng có chiều dài: 1,5 cm, chiều rộng: 0,7 cm và chiều dày: 0,5 cm. Kích thước của buồng trứng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể nhưng sự chênh lệch không quá 0,2 cm và kích thước của buồng trứng chó thay đổi qua từng giai đoạn của chu kỳ động dục. Chức năng: Vừa là tuyến ngoại tiết sản xuất tế bào sinh dục, vừa là tuyến nội tiết tổng hợp và phân tiết tổng hợp và phân tiết estrogen, progesterone, androgen, oxytoxin. 2.1.2.3. Ống dẫn trứng Hay còn gọi là vòi Fallope. Là một ống ngoằn ngèo nối chuyền từ buồng trứng đến tử cung. Ở đầu sau, ống dẫn trứng có đường kính nhỏ nhưng càng về cuối noãn sào càng lớn dần, đến buồng trứng nở rất rộng bao phủ phần lớn noãn sào. Phần mở rộng này gọi là loa vòi hay phễu ống dẫn trứng. Trứng rụng sẽ rơi vào phễu, vào ống dẫn trứng và đi tiếp vào tử cung. Cấu tạo ống dẫn trứng gồm 3 lớp: • Lớp áo trơn bên ngoài, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng. • Lớp cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. • Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều nếp gấp, cấu tạo bằng những tế bào trụ có tiên mao. Các tiên mao có chức năng hướng trứng về tử cung. Sự thụ tinh xảy ra khoảng 1/3 trên của ống dẫn trứng. Nếu vì lý do nào đó trứng thụ tinh không được (như viêm nghẹt vòi trứng, nhu động vòi trứng kém,.…) thì trứng sẽ phát triển ở vòi trứng, gây thai ngoài tử cung tại vòi trứng. 2.1.2.4. Tử cung Là cơ quan tạo thành bởi các lớp cơ dày và rỗng ở giữa tạo thành buồng tử cung. Đây là nơi làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh cho tới khi thai đã trưởng thành. Khối lượng của tử cung thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cơ thể, theo 7 chu kỳ kinh và tình trạng thai nghén, nằm phần lớn trong xoang bụng và cả xoang chậu, dưới phúc mạc, giữa bàng quang ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Tử cung gồm 3 phần: cổ, thân và sừng • Sừng tử cung: là một ống màng cơ hơi hẹp từ chỗ vòi trứng với buồng tử cung, chạy dài từ lưng xuống bụng và nối với thân tử cung. • Thân tử cung: tiếp nối với 2 sừng tử cung nằm khoảng giữa xoang bụng và xoang chậu và được treo màng treo 2 bên. • Cổ tử cung: là phần thu hẹp phía sau của tử cung, là một vị trí hầu như thẳng đứng với lỗ tử cung trong và lỗ tử cung ngoài. Theo Mattoon và Nyland (1995) được trích dẫn bởi Thái Thị Mỹ Hạnh (2005), ghi nhận trên chó cái cân nặng khoảng 12,5 kg, sừng tử cung có chiều dài 10 – 14 cm và đường kính là 0,5 – 1,0 cm, thân tử cung có đường kính lớn hơn và dài khoảng 1,4 – 3,0 cm, cổ tử cung có đường kính 0,8 cm và dài khoảng 1,5 – 2,0 cm… 2.1.2.5. Âm đạo Là một ống cơ trơn nằm giữa cổ tử cung và tiền đình cái, phần đầu âm đạo gọi là vòm âm đạo, phần còn lại kéo dài về phía trước, có lớp nội bì xếp theo chiều dọc tận cùng ở ngang tầm lỗ ống thoát tiểu nơi âm đạo với tiền đình cái. Có chức năng tiếp nhận dương vật chó đực trong quá trình giao phối và là đường tiếp dẫn thú con sinh ra. 2.1.2.6. Âm hộ Là của ngõ của cơ quan sinh dục cái, nó có cấu tạo gồm hai môi, một ống niệu và một khe thẹn. Khe thẹn phân cách hai môi thành hai mép. 2.2. CƠ THỂ HỌC VÙNG BỤNG - Bao bọc vùng bụng chó là 1 lớp da mỏng. - Kế lớp da mỏng là phần mô liên kết. - Dưới lớp mô liên kết là cơ thẳng bụng. Hai cơ nằm song song với mặt bụng chạy từ xương ức đến phần dưới xương mu. - Phúc mạc nằm trong cùng. 2.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRÊN CHÓ 2.3.1. Thân nhiệt (đo ở trực tràng) - Chó trưởng thành: 380C – 390C. 8 - Chó con: 38,50C – 39,50C. 2.3.2. Tần số hô hấp - Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/phút. - Chó con: 15 – 35 lần/phút. 2.3.3. Tần số tim - Chó trưởng thành: 60 – 160 lần/phút. - Chó con: 200 – 220 lần/phút. 2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản trên chó Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản trên chó STT Chỉ tiêu Trung bình Biến động 10 tháng 7 – 13 tháng 1 Tuổi thành thục ở chó cái 2 Tuổi trưởng thành 1 năm 3 Thời gian động dục 8 ngày 7 – 9 ngày 4 Khoảng cách giữa 2 chu kỳ động dục 6 – 8 tháng 5 – 11 tháng 5 Thời gian mang thai 64 ngày 59 – 66 ngày 6 Mùa phối giống Tháng 12 – 1 (Nguồn: Trần Thị Dân, 2003) 2.3.5. Tuổi thành thục sinh dục của chó -Chó đực: 7 – 10 tháng -Chó cái: 8 – 12 tháng Tuổi động dục còn phụ thuộc vào giống chó, khu vực chăn nuôi, tình trạng chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đối với riêng từng cá thể cũng có sự khác biệt (Trần Ngọc Sơn, 2003) 2.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHẪU THUẬT 2.4.1. Phương pháp vô trùng và sát trùng Đã từ lâu, nhiễm trùng ngoại khoa luôn là mối lo ngại cho các nhà phẫu thuật. Mãi đến thế kỷ XIX, nhờ hiểu biết về vi trùng học, có biện pháp vô trùng và sát trùng hiệu quả đã góp phần cho ngành phẫu thuật có những bước tiến nhảy vọt. Sự khám phá ra thuốc tê, thuốc mê hầu như quyết định đến sự phát triển nhanh chóng của ngành phẫu thuật hiện đại. 9 2.4.1.1. Vô trùng Là phương pháp bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi trùng trong lúc mổ, muốn vô trùng phải đảm bảo các nguyên tắc sát trùng thật tốt. 2.4.1.2. Sát trùng Là các biện pháp tiêu diệt cả vi trùng lẫn bào tử. 2.4.1.3. Vi trùng học phẫu thuật Lúc thú bình thường da còn nguyên vẹn, có sự chống lại xâm nhập của vi trùng. Nhưng khi tạo 1 vết thương trên da thì sự phòng vệ đã bị phá vỡ từ đó vi sinh vật rất dễ xâm nhập. Các vi trùng sinh bệnh thường gặp trong phẫu thuật là: − Streptococcus: tạo mủ lỏng như nước. − Staphylococcus: gây mủ vàng lợt. − Pseudomonas: trực trùng mủ xanh lợt, mùi hôi mốc. − Mycobacterium tuberculosis: gây lao phổi, lao xương, các hạch bạch huyết,…. − Clostridium tetani: gây uốn ván. − Nấm Cadida: gây bệnh trên lông, da. − Nhờ hiểu biết về bản chất của chúng nên việc phòng ngừa và tiêu diệt chúng trong phẫu thuật sẽ tốt hơn. 2.4.1.4. Biện pháp sát trùng Đun sôi: là phương pháp đơn giản, nhưng với điều kiện vật dụng không bị sức nóng làm hư. Dụng cụ phải được rửa sạch trước khi đem sát trùng. Tháo rời ra nếu được. Nước phải ngập dụng cụ, lọ hộp phải để ngửa ngập nước. Thời gian từ lúc nước sôi 30 phút đối với nước ròng, 5 phút đối với nước có bicarbonat (2 g/100 cc nước). Chỉ dùng phương pháp này khi không thể dùng áp suất của hơi nước. Dụng cụ không đầy đủ, chỉ sử dụng không quá 3 giờ. Hơi nước bão hòa dưới áp suất cao Là phương pháp dùng áp lực cao, nhiệt độ tăng sức nóng giúp diệt khuẩn. 10 An toàn, được sử dụng nhiều nhất, dụng cụ không bị hư hại bởi hơi nước. Bề mặt dụng cụ phải được tiếp xúc với hơi nước. Khi sử dụng máy phải cho không khí ra ngoài. Thời gian diệt khuẩn tính từ lúc nhiệt kế ở lối ra chỉ tới nhiệt độ cần thiết.  1200C : 1,1 atm/1 – 2 giờ.  1300C : 2,1 atm/3 phút cho dụng cụ bằng kim loại, bông, y cụ phẫu thuật. Ưu điểm : - Diệt khuẩn nhiều loại dụng cụ khác nhau. - Các vật dụng được ngấm hơi nước đều. Khuyết điểm: - Không sử dụng được cho dầu mỡ, phấn bột. - Sử dụng vận hành máy không đúng, không hiệu quả, không an toàn. Khử trùng bằng hơi nóng khô Sử dụng cho những vật liệu chịu được nhiệt độ cao như sành sứ, thủy tinh, bột phấn. Thời gian: từ 30 – 60 phút ở nhiệt độ 1800C – 2000C. Ưu điểm: - Dụng cụ sắc bén không cùn mòn. - Diệt khuẩn loại dầu phấn. Khuyết điểm: - Thời gian dài và thay đổi tùy loại dụng cụ. - Nhiệt độ cao dễ hư đồ vải, cao su. - Không sử dụng cho những dụng cụ có mối hàn 11 2.4.1.5. Dùng hóa chất Bảng 2.2 Một số chất sát trùng thường dùng trong phẫu thuật Dạng pha chế Alcohol Tác dụng Công dụng Nhược điểm Diệt loại vi trùng Sát trùng da lành. Bốc hơi nhanh. không tạo bào tử. Duy trì khử trùng, Không diệt bào tử. sau khi vật đó đã Không làm mất tác được khử trùng. dụng độc tố. Làm sét đồ kim loại. Iode 0,5% – 1% Diệt trùng mạnh (vi Sát trùng da lành. trùng, virus, nấm). Dị ứng. Sát trùng vết thương Hơi ăn mòn dụng (nồng độ 0,5%). cụ. Nước oxy già 20 thể Diệt trùng, phóng Sát trùng vết thương Tác dụng ngắn. tích thích oxy khi gặp sâu có nhiều ngóc Không dùng cho vết catalase của mô. ngách. thương đang lên mô Đẩy mô hoại tử ra Cầm máu khi chảy hạt tốt. nhờ sự sủi bọt. máu rỉ rả. (Nguồn: Nguyễn Như Pho, 2004) Các chất tiệt trùng diệt vi trùng bằng cách: • Làm đông đặc protein của vi trùng. • Phá vỡ cấu trúc màng hay cấu trúc của vi trùng. • Nhóm –SH của một số enzyme bị các oxyd hóa và các kim loại làm mất tác dụng. • Hóa chất sẽ chiếm chỗ trao đổi chất làm đình trệ quá trình trao đổi chất của vi trùng. Diệt trùng bằng hóa chất không đạt hiệu quả cao vì: • Ở nồng độ khuyến cáo chúng chỉ ức chế vi khuẩn phát triển. • Trong tác động nó có tính lựa chọn: diệt khuẩn đối với nhóm này, nhưng có thể hóa chất giảm hiệu lực khi dụng cụ dính: máu, mủ, dầu mỡ. tĩnh khuẩn đối với nhóm khác. • Do vậy, tiệt trùng hóa chất chỉ dùng với các dụng cụ kỵ nhiệt. 12 2.4.2. Phương pháp vô cảm Vô cảm là phương pháp làm cho thú bệnh mất cảm giác tạm thời để có thể tiến hành phẫu thuật một cách dễ dàng. Vô cảm có thể làm mất cảm giác một phần trên cơ thể hoặc toàn thân. Có 2 phương pháp vô cảm là gây tê và gây mê. 2.4.2.1. Gây tê Tê là trạng thái tạm thời giảm hoặc mất cảm giác đau ở nơi tiếp xúc do hủy bỏ tính cám ứng và tính dẫn truyền của thần kinh hay các dây tận cùng của thần kinh. Các phương pháp gây tê - Gây tê bề mặt - Gây tê thấm - Gây tê màng cứng  Thuốc tê thường dùng cho chó Lidocain 2% 2.4.2.2. Gây mê Mê là trạng thái mất dần ý thức, cảm giác của cơ thể suy giảm hoặc mất hẳn phải kèm theo sự giãn cơ, nhờ đó sự đau đớn không còn, hạn chế được những cử động bất ngờ của thú khi phẫu thuật. Tiền mê Mục đích: - Giảm lượng thuốc mê cần thiết và gia tăng an toàn cho thú. - Giúp cho thú trấn tĩnh, nhờ đó chúng ta dễ dàng cấp thuốc mê. - Giảm sự tiết nước bọt và các tuyến nhây của hệ hô hấp, giúp duy trì được đường hô hấp thông suốt. - Giảm nhu đồn dạ dày, ngăn ngừa sự nôn mửa trong quá trình gây mê cho thú. - Ngăn chặn phản xạ thần kinh phế vị, từ đó ngăn ngừa tim đập chậm hay ngừng tim. - Giảm đau, chông rên la trong thời gian phục hồi. - Giảm tai biến trong quá trình cầm cột. - Thuốc tiền mê được cung cấp trước khi cấp thuốc mê 15 phút. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan