Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Theo dõi khả năng sinh trưởng và tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con từ sơ sinh...

Tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng và tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại trại lợn ông Châu - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.

.PDF
59
273
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM BỆNH CỦA LỢN CONTỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA NUÔI TẠI TRẠI LỢN ÔNG CHÂU,THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM BỆNH CỦA LỢN CONTỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA NUÔI TẠI TRẠI LỢN ÔNG CHÂU, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Lớp: K45 - CNTY - N03 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Lê Minh Châu Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập lý thuyết tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơsở, em đã hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban Giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng toàn thể thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS. Lê Minh Châu. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các công nhân viên và bác Châu chủ trại lợn nái Minh Châu tại Thành Phố Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này, em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần động viên, giúp đỡ em trong quá trìnhthực tập. Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 21 tháng 6 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Hƣơng Giang ii LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo của các trường đại học. Trong thời gian thực tập người sinh viên được tiếp cận với thực tế sản xuất, rèn luyện tay nghề củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học.Đồng thời, thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian để người sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị cho bản thân những hiểu biết về xã hội khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn có năng lực công tác.Vì vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học trước khi ra trường. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi thú y, em đã về thực tập tại trại chăn nuôi của bác Châu tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.Thời gian từ 18/05/2016 đến 18/11/2016. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của bác Châu chủ trại và toàn bộ công nhân trong trại cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và thu được một số kết quả nghiên cứu nhất định. Em đã hoàn thành ba nhiệm vụ chính trong thời gian thực tập tốt nghiệp là: - Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại trại lợn ông Châu tại thành phố Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh. -Theo dõi tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con. - Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Lịch dùng thuốc và vacine cho đàn lợn .......................................... 28 Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31 Bảng 4.3. Khối lượng của lợn theo dõi ........................................................... 32 Bảng 4.4. Khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lợn (gam/con/ngày) ............... 34 Bảng 4.5. Khả năng sinh trưởng tương đối của lợn (%) ................................. 37 Bảng 4.6. Tỷ lệ chết của lợn theo khối lượng sơ sinh..................................... 39 Bảng 4.7. Tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con ......................................... 42 iv DANH MỤC BẢNG Hình 1: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn qua các giai đoạn ....................... 34 Hình 2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các giai đoạn................... 36 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTY Chăn nuôi thú y Cs Cộng sự ĐVTĂ Đơn vị thức ăn KHKT Khoa học kỹ thuật KL Khối luợng KT – XH Kinh tế - Xã hội Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TL Tỷ lệ STT Số thứ tự vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. v MỤC LỤC .....................................................................................................................vi PHẦN 1:MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề....................................................................... 1 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 1 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập. ........................... 3 2.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình phát triển sản xuất .......................... 4 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về tình hình theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ...................... 6 2.2.1.Tổng quan tài liệu..................................................................................... 6 2.2.2. Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa trong nước ....................................................................................................... 18 2.2.3. Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa trên thế giới ...........................................................................................................................21 PHẦN 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.....23 3.1. Đối tượng ...............................................................................................................23 3.2. Địa điểm và thời gian tiếnhành .............................................................................23 3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................23 3.4. Các chỉ tiêu theodõi và phương pháp thực hiện ..................................................23 vii 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 23 3.4.2. Phương pháp nghiêncứu ....................................................................................23 3.4.4. Phương pháp xử lý số liê ̣u..................................................................... 25 PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................26 4.1.Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................................26 4.1.1. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................. 26 4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh ................................................................... 28 4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 31 4.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng lợn..........................................................32 4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn .................................................................. 32 4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn ................................................................ 34 4.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn .............................................................. 37 4.2.4. Tỷ lệ chết của lợn theo khối lượng sơ sinh ........................................... 39 4.2.5. Tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con ................................................ 42 PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................44 5.1. Kết luận ..................................................................................................................44 5.2. Đề nghị ...................................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHO ĐỀ TÀI 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Chăn nuôi lợn ở Việt Nam là một nghề có từ lâu đời và giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp.Thịt lợn chiếm từ 70-80% tổng số thịt cung cấp ra thị trường.Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn của nước ta phát triển rất mạnh cả về số lượng và chất lượng.Nhu cầu giống lợn có chất lượng cao ngày càng tăng nhanh.Nhiều cơ sở chăn nuôi lợn tập trung và các hộ gia đình đã chú ý phát triển chăn nuôi lợn nái để tăng số lượng con giống, đáp ứng nhu cầu của chăn nuôi lợn thịt. Tuy nhiên, việc sản xuất lợn con giống còn gặp nhiều khó khăn do chưa chú trọng đến giai đoạn lợn con theomẹ. Chăn nuôi lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa đang là vấn đề đáng lưu tâm và có ý nghĩa kinh tế đối với người chăn nuôi lợn nái sinh sản. Hiện nay, hầu hết những trại chăn nuôi và những hộ chăn nuôi đều có những biện pháp nuôi dưỡng riêng song tỷ lệ hao hụt ở những giai đoạn này còn khá cao. Để đạt được năng suất tốt trong chăn nuôi lợn chúng ta cần chú trọng đến giai đoạn sơ sinh và cai sữa của lợn con. Nó có ảnh hưởng rất lớn của phương pháp nuôi dưỡng trong thời gian lợn mẹ mang thai, quyết định đến khối lượng lợn sơ sinh và khối lượng lợn cai sữa và cũng như ảnh hưởng tới tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, nhằm đẩy mạnh việc sản xuất lợn giống đạt chất lượng cao và số lượng lớn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Theo dõi khả năng sinh trưởng và tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại trại lợn ông Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Đánh giá khả năng sinh trưởng và tình hình cảm nhiễm bệnh của lợncon 2 theo mẹ tại trại lợn ông Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi và giúp đỡ địa phương có những định hướng và kế hoạch trong phát triển chăn nuôilợn. 1.2.2. Yêu cầu - Theo dõi,thu thập đầy đủ chính xác số liệu có liên quan đến khả năng sinh trưởng của lợn con. - Xác định đúng khả năng sinh trưởng của lợn con của trang trại. - Số liệu đưa ra dưới dạng sơ đồ và bảng biểu. - Thực hành công tác thú y cơ sở và công tác chăn nuôi. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập. 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam và cách thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Trại lợn giống Minh Châu nằm ở phường Hà Khánh thuộc thành phố Hạ Long có vị trí thuận lợi cho chăn nuôi vì xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và tiêu thụ sản phẩm. 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,7°C. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16,7°C rét nhất là 5°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28,6°C, nóng nhất có thể lên đến 38°C. Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 8085% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm 4 sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. 2.1.1.3. Cơ sở nơi thực tập Với những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên và là trại giống số 1 của CP. Trang trại có đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế. Ban lãnh đạo năng động và nhiệt tình, có năng lực cao, đặc biệt trại có đội ngũ công nhân khá mạnh, yêu nghề, rất nhiều kinh nghiệm thực tế, công tác lâu năm trong nghề. Những điều kiện trang trại cung cấp để phục vụ sản xuất: - Chỗ ăn, nghỉ ngơi sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát. - Thức ăn cung cấp cho trang trại: đều là những thức ăn do trang trại tự cung tự cấp. Nghiêm cấm mang những đồ tươi sống vào trại tránh gây dịch bệnh. - Bảo hộ lao động: 2 bộ bảo hộ lao động + 1 ủng. - Đồ dùng cá nhân: 1 màn, 1 chiếu. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình phát triển sản xuất 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ chức của trại gồm: - Chủ trại: ông Hoàng Văn Châu. - Quản lý trại: ông Nguyễn Văn Nhật là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành sản xuất. - Kế toán: 01 người. - Thủ quỹ: 01 người. - 06 kĩ sư chăn nuôi, 01 bác sĩ thú y và 20 công nhân. 5 - Tổ bảo vệ: 2 người chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản và người ra vào trang trại. - Ngoài ra, trại còn có 2 người đầu bếp phục vụ các bữa ăn cho mọi người trong trang trại. 2.1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất: Hệ thống chuồng trại: Khu sản xuất được xây dựng trên nền đất cao. Chuồng được xây dựng theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Tổng diện tích trang trại là hơn 120ha nhưng chuồng trại dành cho chăn nuôi lợn chỉ chiếm 8ha. Trang trại nuôi cả lợn nái và lợn thịt. Chia thành 2 khu riêng biệt hoàn toàn cách ly với nhau.Trại được liên kết với công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam với số lượng lợn nái là 1200 nái và gần 5000 lợn thịt. Hiện nay trại lợn của công ty TNHH Minh Châu là 1 trong 2 trại duy nhất của công ty cổ phần chăn nuôi CP là âm tính với dịch tại xanh. Và đây cũng là trại lợn giống ông bà của công ty cổ phần chăn nuôi CP khu vực miền Bắc. Chuồng nuôi xây dựng theo kiểu chuồng hai mái, mỗi chuồng có hai dãy. Đối với chuồng lợn nái chờ phối, chửa được thiết kế cũi lồng, chuồng lợn đẻ được thiết kế cũi lồng có sàn nhựa, chuồng lợn cai sữa và lợn con chờ xuất được thiết kế theo kiểu sàn nhựa và sàn bằng bê tông. Trại còn có hệ thống chuồng cách ly nằm cuối hướng gió chính, dùng để cách ly những con lợn ốm tránh lây lan toàn trại. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt điện, núm uống tự động. Mùa hè có hệ thống làm mát bằng giàn mát, mùa đông có hệ thống đèn hồng ngoại, lò sưởi, bạt vây xung quanh. Chuồng có hệ thống cống rãnh được bố trí hợp lý theo từng dãy chuồng để thoát chất thải. Mỗi đầu chuồng để được lắp đặt một máy bơm nước rửa chuồng hàng ngày. Cổng ra vào trại và nơi sản xuất có hệ thống sát trùng. Hệ thống nước sạch được lấy từ đập, hồ từ vách núi chảy 6 xuống, bơm vào bể lớn. Sau đó được đưa vào các ô chuồng, đảm bảo cung cấp đủ nước uống, nước tắm và xịt rửa chuồng hàng ngày. Hệ thống điện được cung cấp từ trạm biến áp 110 KVA của nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra trại còn chủ động lắp đặt thêm máy phát điện với công suất lớn phòng những lúc mất điện. Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là chăn nuôi lợn, trại còn sử dụng diện tích ao hồ chăn nuôi cá và một số loài thủy cầm góp phần tăng thu nhập cho trang trại. Ngay cạnh khu sản xuất, trại xây dựng phòng làm việc của ban lãnh đạo trại, hội trường, các nhà kho, nhà ở dành cho kĩ sư và công nhân, nhà bếp... Công việc: Quy định vệ sinh phòng dịch hết sức nghiêm ngặt: + Công nhân khi mới vào sẽ được cách ly 1 ngày, tắm sát trùng, sát trùng hết những bộ quần áo mặc ở trang trại. Trước khi vào chuồng hay một người nào đó ra ngoài khi vào phải tắm sát trùng cẩn thận. + Xe lợn bắt đều được sát trùng dưới cổng trại 10-15 phút. Rồi mới được vào trại. Sinh viên thực tập xuống trang trại sẽ được làm tất cả các công việc như những người công nhân và được hướng dẫn chuyên sâu về các bệnh thường gặp, kinh nghiệm chăn nuôi trong trang trại. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về tình hình theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa 2.2.1.Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Sinh lý tiêu hoá của lợn con Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá Lợn con sơ sinh sống nhờ sữa của lợn mẹ, chức năng cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện nhưng phát triển rất nhanh về kích thước và dung tích. 7 Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh (lúc sơ sinh dung tích dạ dày khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Và dung tích ruột già của lợn con cũng tăng lên so với lúc sơ sinh, 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần, và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít). Khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn con rất kém, nguyên nhân là do một số men tiêu hoá thức ăn (men pepsin; men amilaza và maltaza; men tripsin; men catepsin; men lactaza; men saccaraza) chưa có hoạt tính mạnh, nhất là giai đoạn 3 đến 4 tuần tuổi đầu (Cù Xuân Dần và cs, 1996) [6]. Đặc điểm về cơ năng điều tiết thân nhiệt Cơ năng điều tiết nhiệt ở lợn con là chưa hoàn chỉnh và thân nhiệt chưa được ổn định. Để có khả năng điều tiết tốt nhiệt tốt cần có 3 yếu tố: Thần kinh, mỡ và nước. Với lợn con sự điều tiết thân nhiệt ít chịu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh ban đầu. Và nhiệt độ trên các bộ phận cơ thể của lợn cũng khác nhau, phần bụng có nhiệt độ cao hơn so với phần thân, chân, và phần tai. Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh. Ở gia súc non từ 15 - 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định (Trần Thị Dân, 2003) [5]. Cơ quan điều tiết thân nhiệt của lợn chưa hoàn chỉnh, lớp mỡ dưới da ít nên lợn con rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu trong đó nhiệt độ và ẩm độ là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sức khỏe của lợn. Do đó chúng ta cần có biện pháp nuôi dưỡng thích hợp và phòng bệnh cho lợn con. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên ở mức 22-25ºC thì mức tiết dịch tiêu hóa, hàm lượng enzym giảm, sự vận động của ống dạ dày, ruột bị ức chế, khả 8 năng tiêu hóa và sự đồng hóa thức ăn ở ống tiêu hóa giảm (Trần Cừ, 1985) [2]. Không khí càng nóng lợn càng khó toả nhiệt, trao đổi chất kém nên kém ăn, giảm độ ngon miệng, sự mất tính thèm ăn không phải xuất hiện từ từ mà khi nhiệt độ khoảng 30º C thì lợn không thể điều tiết được quá trình tiêu hóa nữa và khi nhiệt độ gần 35º C thì lợn con thể hiện các biến đổi sinh lý (Trần Cừ, 1985) [2]. Ở nhiệt độ 33º C khả năng sử dụng thức ăn hàng ngày của lợn bị giảm, mặt khác một số tác giả công bố rằng trọng lượng lợn càng tăng mà nhiệt độ tăng cao thì khả năng sử dụng thức ăn và sự hấp thụ càng giảm. Ẩm độ: không có số liệu để xác định ẩm độ tối ưu cho lợn con cai sữa, tuy nhiên nếu lợn con thường xuyên tiếp xúc với ẩm độ cao sẽ dễ bị tiêu chảy (Trần Thanh Xuân, 1994) [29]. Tóm lại, ở lợn con có khả năng điều tiết thân nhiệt còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra. Tuổi của lợn con càng ít, thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhiều khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp. Sau 3 tuần tuổi thì cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn tương đối hoàn chỉnh, thân nhiệt của lợn con được hoàn chỉnh hơn (39-39,5ºC). Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) [26], lợn con từ khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Cho nên nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 19% protein. Trong đó lượng g - globulin chiếm số lượng rất lớn (34 - 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở lợn con. Theo Trần Văn Phùng (2005) [21], chất γ - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn 9 dịch của lợn con. Lợn con hấp thu γ - globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γ - globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con rất tốt trong 24h đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của enzym trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con khá rộng. Theo Võ Văn Ninh (2001) [18], nếu lợn nái được chủng ngừa kỹ, nuôi dưỡng trong lúc mang thai và tiết sữa đúng kỹ thuật, biện pháp chăm sóc tốt, thì đàn lợn con sẽ tăng trọng nhanh, ít bệnh tật. Nếu nái có bệnh như viêm vú, viêm tử cung, sốt, bỏ ăn, viêm khớp...thì đàn lợn con thường bị ảnh hưởng xấu, gầy còm, tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, tỷ lệ chết cao. Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân lợn con trong thời kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây, người ta cho rằng, mãi tới 2 tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở lợn con. Song một nghiên cứu tại Bruno (Tiệp Khắc) gần đây cho thấy, chỉ ngay ngày thứ hai sau khi đẻ một số cơ quan trong cơ thể lợn con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Nhưng khả năng này còn rất hạn chế và nó chỉ được hoàn chỉnh tốt hơn khi lợn con được một tháng tuổi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) [26]. Sự thành thục về miễn dịch học của lợn con xuất hiện sau một tháng tuổi. Đến thời gian này, khả năng thấm qua màng ruột các hợp chất đại phân tử hầu như bị ngừng hoàn toàn. Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non. Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45 % gluxid, 50 % protein, 20 - 25 % đường. Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85 % đường, 87 % protein. Ruột già chỉ còn không quá 10 - 15% (Trương Lăng, 2003) [16]. Thành ruột của lợn con trong 36 giờ đầu tiên có khả năng thẩm thấu được các globulin miễn dịch, kể cả các protein khác và hấp thu nguyên dạng 10 ban đầu. Hơn nữa ở lợn con chất ức chế trypsin (antitrypsin) của sữa đầu và niêm mạc ruột của lợn tiết ra giúp cho globulin không bị phân giải. Lợn con tự tạo được kháng thể khi đạt từ 21 ngày tuổi trở lên (Võ Ái Quấc, 1991) [22]. Khả năng miễn dịch của lợn con ở 3 tuần tuổi đầu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa lợn mẹ. Trong sữa của lợn mẹ có chứa hàm lượng γ - globulin cao. Thành phần sữa đầu biến đổi rất nhanh, protein 18-19% giảm còn 7% trong vòng 24 giờ, tỷ lệ γ - globulin trong sữa đầu cũng giảm từ 50% xuống còn 27%. Sự thành thục về khả năng miễn dịch của lợn con có được sau một tháng tuổi. Do đó lợn con bú sữa đầu là rất quan trọng để tăng sức đề kháng cho lợn con. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì sau 24 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp được kháng thể, vì vậy những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao. Sự phát triển của hệ thống enzym tiêu hoá Người ta xác định rằng: trong 8 tuần đầu tiên đã có sự thay đổi về hệ thống enzym tiêu hóa ở lợn con. Về phương diện định tính, người ta thấy phản ứng enzym nhưng không thấy rõ hiệu lực enzym về phương diện định lượng. Enzym tiêu hóa protid Hoạt động phân giải của dạ dày tăng lên chậm trong 2 tuần tuổi đầu sau đó tăng nhanh. Khi lợn 4-6 tuần tuổi protid của sữa được tiêu hóa chủ yếu do trypsin, còn tác dụng của pepsin rất ít. Enzym tiêu hóa glucid Các enzym tiêu hóa tinh bột và đường biến đổi theo tuổi trong thời kỳ bú sữa. Riêng lactase thì đặc biệt hơn, có hoạt động ở lợn con sơ sinh mặc dù hoạt động của nó có thể tăng lên trong 1 - 2 tuần tuổi và nó sẽ giảm đi nhanh chóng đến 4-5 tuần tuổi thì thấp. Mặc dù lactase trên đơn vị trọng lượng giảm dần theo tuổi nhưng do toàn bộ lượng ruột tăng lên tống hoạt động của lactase tương đối ổn định. 11 Saccharase có rất ít ở dịch ruột khi lợn mới đẻ, sau 2 tuần tuổi lợn mới bắt đầu tăng và sau đó tăng nhanh chóng cùng lứa tuổi. Enzym tiêu hóa lipid Ở lợn quá ít tuổi mật rất ít và tăng chậm trong 21 ngày tuổi đầu tiên, khi thể trọng gần 7 kg thì lượng mật tăng lên. Sự tăng lên này hầu như không có quan hệ trực tiếp đối với sự tăng lên của thể trọng. Lipid nếu được nhũ hóa thành những hạt có đường kính < 0,5µ thì chúng có thể hấp thu qua nhung mao ruột. Hoạt tính của lipase từ khi mới đẻ cho đến hết tháng thứ nhất rất cao, sau đó giảm dần theo tuổi một cách rõ rệt (Trần Cừ, 1985) [2]. Tuổi cai sữa Tuổi cai sữa càng sớm thì lợn con càng nhạy cảm với sự thay đổi, cai sữa ở 60 ngày tuổi mỗi ngày ăn được 344g, cai sữa 45 ngày tuổi mỗi ngày ăn 571g, cai sữa 35 ngày tuổi mỗi ngày ăn được 604g thức ăn tinh. Khối lƣợng cai sữa Lợn con cai sữa 28 ngày tuổi trọng lượng đạt ít nhất là 6,8kg. Lợn càng đạt trọng lượng cao lúc cai sữa thì càng có được hệ thống tiêu hóa và miễn dịch phát triển hơn, càng có khả năng đề kháng với stress và khả năng tăng trọng tốt hơn trong thời kì sau cai sữa, (Võ Ái Quấc, 1991) [22]. 2.2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con  Giống Trong chăn nuôi, giống là tiền đề quyết định đến sự thành công ”Giống có giá trị kinh tế, giá trị gây giống tương đối ổn định có thể di truyền các đặc tính cho đời sau”. Các giống khác nhau thì có sức sản xuất khác nhau, có khả năng thích nghi với môi trường sống khác nhau. Trong cùng một giống (lợn) cùng một đang cùng nuôi tại một thời điểm nhưng có những con mang kiểu gene tốt thì khả năng sinh trưởng vượt trội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan