Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở huyện đức th...

Tài liệu Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở huyện đức thọ, cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh và biện pháp phòng trừ

.PDF
64
232
119

Mô tả:

Phần I MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ lâu ở nhiều nước trên thế giới chó đã được xem như một người bạn thân thiện của con người nhờ vào bản tính thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm và đặc biệt trung thành với người nuôi nên được dùng cho nhiều mục đích khác nhau của con người như: trông nhà, đi săn, kéo xe, làm xiếc, làm cảnh. Đồng thời nhờ khứu giác phát triển loài chó được huấn luyện để dùng trong ngành cảnh sát như đánh hơi tội phạm, tìm kiếm ma túy, các chất cấm khác cũng như tìm kiếm người mất tích. Với mức sống ngày càng cao thì chó ngày càng được nuôi nhiều làm thú cưng trong nhiều gia đình. Ngoài ra ta còn thấy chó còn lá nguồi thực phẩm cho con người với giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay hầu hết các gia đình Việt Nam đều có nuôi chó. Do điều kiện kinh tế và trình độ người dân ngày càng tăng nên người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi do đó đã hạn chế được nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên ngoài các thuận lợi nêu trên thì vẩn còn những thiếu tồn tại như đa số các gia đình nuôi chó theo phương thức thả rông, bán thả rông và không có sự chăm sóc của cán bộ thú y. Đó là điều kiện cho các mầm bệnh của chó phát triển trong đó có bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun tròn trên chó nói riêng. Bệnh ký sinh trùng không phải xảy ra một cách ồ ạt, nhanh chóng, lây lan mạnh và gây chết nhiều như các bệnh truyền nhiễm…. Mà nó xảy ra một cách từ từ, lặng lẻ, tác động dần dần đến sức khỏe vật nuôi. Bệnh giun sán là bệnh phổ biến nhất ở loài chó. Nó ký sinh ở đường tiêu hóa của ký chủ, thường xuyên cướp chất dinh dưỡng của ký chủ, tiết ra độc tố gây độc và làm tổn thương cơ quan cư trú làm cho vật nuôi chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác phát triển. Do bệnh tiến triển từ từ với các biểu hiện 1 không rõ ràng do đó các nhà chăn nuôi thường không chú ý cho đến khi thấy con vật còi cọc, gầy yếu. Do đó gây ra các thiệt hại về kinh tế do các bệnh giun tròn gây ra là không nhỏ. Xuất phát từ những vấn đề trên, để có những hiểu biết về tình hình nhiễm giun tròn ở đàn chó nuôi tại các địa điểm khác nhau thuốc tỉnh Hà Tĩnh. Chúng tôi thực hiện đề tài “Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh và biện pháp phòng trừ”. 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa tại điểm: huyện Đức Thọ và Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh qua phương pháp xét nghiệm phân và mổ khám toàn diện đường tiêu hóa. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm một số giun tròn đường tiêu hóa qua phương pháp xét nghiệm phân và phương pháp mổ khám. Xác định biến động nhiễm một số giun tròn chủ yếu đường tiêu hóa của chó ở các lứa tuổi khác nhau. Xác định hiệu lực tẩy trừ của thuốc Pharmectin. 2 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 NHỮNG BỆNH GIUN TRÒN CHỦ YẾU KÝ SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ Giun tròn thuộc lớp Nematoda, ngành Nemathelminthes. Có hơn 5000 loài trong đó có hơn 1000 loài sống tự do, hơn 3000 loài sống ký sinh. Trong đó có các loài thường hay gây bệnh của chó như giun thực quản (Spiroceca lupi), giun đũa (Toxocara canis, Toxocaris leonine), giun móc (Ancylostoma caninum, Ancylotoma braziliense, Uncinaria stenocephara), giun tóc (Trichocephalus vulpis). 2.1.1 Bệnh giun đũa chó Theo nghiên cứu của tác giả Phan Lục, bệnh giun đũa xảy ra ở chó chủ yếu là do 2 loài gây ra Toxocara canis, Toxocaris leonine. 2.1.1.1 Vị trí phân loại Trong hệ thống phân loại động vật, giun đũa ký sinh ở chó thuộc Lớp: Nematoda Rudolphi, 1880 Bộ: Spirurida Chiwood, 1938 Phân bộ: Spirurata Railliet, 1914 Họ: Anisakidae Skriabin et Karokhin, 1945 Giống: Toxocara Stiles Loài: Toxocara canis Warner, 1782 Những giun tròn thuộc giống Toxocara không có cánh bên. Lớp cutin ở đuôi có vân ngang giống như toàn cơ thể. Loài thứ 2 thuộc: Họ: Ascarididae Braird, 1853 Giống: Toxocaris Lieper, 1907 Loài: Toxascaris leonina Linstow, 1902 3 Những giun đũa thuộc giống Toxocaris có đặc điểm không có môi trung gian, đuôi con đực có cánh đuôi hẹp hoặc không có, có nhiều nhú trước và sau hậu môn. Ký chủ cuối cùng: chó Nơi ký sinh: dạ dày, ruột non 2.1.1.2 Hình thái, cấu tạo * Giun đũa Toxocara canis Theo Werner, T. canis là giun tròn có kích thước lớn, màu vàng nhạt, đuôi hơi cong về phía bụng. Đầu có 3 môi, trên mỗi môi đều có các răng nhỏ. Thực quản hình trụ, đặc biệt ở giữa thực quản và ruột có đoạn phình to như dạ dày. Giun đực dài 50 – 10 mm, đầu có cánh dài, hẹp. Hai gai giao cấu dài bằng nhau, dài 0,75 – 0,95 mm. Giun cái dài 90 – 180 mm, đuôi thẳng, lổ sinh sản ở nữa trước cơ thể. Giun cái đẻ trứng, trứng có dạng tròn, vỏ ngoài lổ chổ hình tổ ong, đường kính 0,068 – 0,075. Ảnh 2.1 Hình thái trứng T. canis 4 * Giun đũa Toxascaris leonina Theo Linstow, T. leonina là loài giun tròn dài, màu vàng nhạt, cánh đầu hẹp, đầu có 3 môi, thực quản hình trụ không có đoạn phình to như loài T. canis. Giun đực dài 20 – 60 mm đuôi nhọn hơn, không có cánh đuôi. Gai giao cấu dài bằng, dài 0,7 – 1.5 mm. Giun cái dài 60 – 100 mm, trứng tròn, vỏ ngoài phẳng nhẵn, đường kính trứng 0.075 – 0.085 mm. Ảnh 2.2 Hình thái trứng T. leonina 2.1.1.3 Vòng phát triển * Giun đũa Toxocara canis: Giun trưởng thành ký sinh ở dạ dày, ruột non vật chủ rồi đẻ trứng trong ruột vật chủ, trứng được thải theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng thích hợp. Sau 5 ngày sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng vẫn nằm trong vỏ trứng. Nếu vật chủ nuốt phải trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm. Khi vào trong đường tiêu hóa, vỏ trứng vỡ, ấu trùng chui ra khỏi trứng, sau đó xuyên qua thành ruột theo hệ tuần hoàn di hành đến gan, tim, phổi, vào khí quản, lên miệng rồi trở lại ruột non để phát triển thành dạng trưởng thành. Một số ấu trùng sau khi vào phổi tiếp tục theo hệ tuần hoàn về các tổ chức làm thành kén, tồn tại và có khả năng gây nhiễm tiếp nếu bị động vật khác ăn 5 phải. Khi chó mang thai ấu trùng khi di hành có thể qua nhau vào bào thai và phát triển thành giun trưởng thành. Ở bào thai ấu trùng cư trú chủ yếu ở gan và phổi. Ở chó sơ sinh sau 2 ngày tuổi, ấu trùng đã xâm nhập vào ruột qua khí quản vào thực quan. Nếu các ký chủ tạm thời như chuột đồng, chuột nhà nuốt phải trứng T. canis chứa ấu trùng gây nhiễm thì ấu trùng nở ra theo máu đến các cơ quan vào mô và đóng kén tại đó. Ấu trùng đã đóng kén không phát triển nhưng cấu tạo giải phẫu không thay đổi. Chó ăn phải các ký chủ chứa kén này thì ấu trùng sẽ giải phóng kén, tới ruột và phát triển tới dạng trưởng thành. Ký chủ cuối cùng Giun trưởng thành Thức ăn nước uống Tạo kèn trong tổ chức Trứng Trứng gây nhiễm Bào thai Sơ đồ 2.1: Vòng phát triển của Toxocara canis Thời gian hoàn thành vòng đời hết 26 – 28 ngày. Khi nhiễm qua bào thai là 21 đến 22 ngày. Sprent quan sát thấy ấu trùng Toxocara canis ở giai đoạn II dài 0,335 – 0.444 mm và ký sinh trong các mô khác nhau của chó. Các ấu trùng lột xác 2 lần ở gan, phổi, tim hoặc trong dạ dày. Ấu trùng giai đoạn III sống trong phổi và dạ 6 dày, lột xác lần 3 thành ấu trùng giai đoạn IV và chuyển đến ruột non chó lột xác lần 4. Ở chó sơ sinh, ấu trùng từ cơ thể này chuyển vào ruột sau 23 ngày phát triển thành giun trưởng thành. Động vật cảm nhiễm giun T. canis bằng 3 cách: - Trực tiếp ăn, uống phải trứng gây nhiễm. - Ăn thịt các ký chủ tạm thời có mang ấu trùng. - Nhiễm ấu trùng qua nhau thai: ấu trùng từ cơ thể chó mẹ có chữa xâm nhập vào bào thai qua máu * Giun đũa Toxascaris leonine: Giun cái trưởng thành ký sinh ở dạ dày, ruột non của ký chủ thường xuyên đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nếu gặp điều kiện thuận lợi, nhiệt độ ở 30o sau 3 ngày trứng phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm. Ký chủ cuối cùng Thức ăn, nước uống Giun trưởng thành Trứng gây nhiễm Trứng Sơ đồ 2.2: Vòng phát triển của Toxascaris leonina Khi vào đường tiêu hóa của chó, ấu trùng được giải phóng chui qua niêm mạc ruột tới tĩnh mạch cửa rồi vào gan, theo hệ tuần hoàn vào phổi, phế nang. Khi con vật ho ấu trùng gây nhiễm theo đờm lên miệng rồi nuôt trở lại ruột non. Tại đây ấu trùng lột xác 3 lần rồi phát triển thành dạng trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời mất khoảng 55 – 72 ngày. Ký chủ dự trữ là loài gặm nhấm, ấu trùng gây nhiễm ở sâu trong thành dạ dày hay ruột của các động vật thuộc loài này. 7 Chó nhiễm giun đũa T. leonine theo 2 đương chủ yếu sau: - Trực tiếp ăn, uống phải ấu trùng gây nhiễm. - Ăn phải ký chủ dự trữ có mang ấu trùng gây nhiễm. 2.1.1.4 Dịch tể học - Phân bố: Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta bệnh phân bố khắp từ bắc vào nam. - Động vật cảm nhiễm: Chó, chó sói và hầu hết các loài thú ăn thịt thuộc họ chó. Chó nhập nội và chó cái thường có tỷ lệ nhiễm cao hơn chó nội và chó đực. - Ký chủ dự trữ là chuột, chuột đồng và một số loài gặm nhấm khác. - Tuổi cảm nhiễm: T. canis thường phổ biến ở chó con dưới 2 tháng tuổi, thường gây bệnh nặng. T. leonine thường phổ biến ở chó lớn hơn 6 tháng tuổi. Tỷ lệ nhiễm giun T. canis ở chó con thường thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm T. leonine. Chó trưởng thành trên 1 năm tuổi được nuôi dưỡng tốt thì có sức đề kháng cao với giun đũa. Skrjabin và Petrov làm thực nghiệm gây nhiễm cho chó 2 năm tuổi, mỗi chó 5000 trứng. Kết quả cả 3 chó đều không bị bệnh khi được nuôi dưỡng tốt. Nhưng khi giảm vitamin A trong khẩu phần ăn thì chó bị mắc bệnh. - Tỷ lệ nhiễm: Hầu hết các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng chó cũng như các thú ăn thịt khác nhiễm giun sán nặng ở giai đoạn chó non và nhẹ hơn giai đoạn trưởng thành. Theo Phan Lục chó ta nhiễm giun đũa với tỷ lệ 29%, trong đó chó con 17 – 20 ngày tuổi bị nhiễm nặng với triệu chứng rõ ràng. Chó con từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi nhiễm 52%, tuổi chó càng tăng tỷ lệ nhiễm giun đũa ngày càng giảm và chó trưởng thành (trên 1 năm tuổi) chỉ chiếm 12%. Theo Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyết, Đoàn Văn Phúc cho biết chó từ 1- 3 tháng tuổi nhiễm T. canis chiếm 57,1%, chó từ 7-12 tháng tuổi chiếm 14,8%. Chó trên 1 năm tuổi không nhiễm T. canis. 8 - Nơi ký sinh: Toxocara canis, Toxascaris leonine đều ký sinh ở ruột non của ký chủ. - Sức đề kháng của trứng: Trứng của giun đũa có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh. Với các dung dịch thủy ngân clorua (HgCl), đồng sunfat (CuSO4), kẽm sunfat (ZnSO4) ở nồng độ cao trứng vẫn phát triển được. Trứng T. leonine khi làm khô trong phòng thí nghiệm để 45 ngày vẫn không chết, khoảng 100 ngày trứng mới chết. Nhưng khi phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp của mùa hè, với nhiệt độ 330C thì sau 3 ngày trứng mới chết. Ở nhiệt độ lớn hơn 400C trứng T. leonine bị tiêu diệt [Võ Thị Hải Lê (2007)]. - Đường lây truyền: Chủ yếu qua đường tiêu hóa khi chó ăn, uống hay ăn thịt các ký chủ dự trữ nhiễm giun đũa có chứa ấu trùng gây nhiễm. Ngoài ra chó còn có thể nhiễm giun đũa do ấu trùng từ chó mẹ lây qua đường nhau thai. - Ảnh hưởng của ngoài cảnh: Điều kiện ngoại cảnh, phương thức chăn nuôi là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến bệnh ký sinh trùng nói chung và giun đũa nói riêng. Khí hậu nóng ẩm quanh năm của nước ta rất thuận lợi cho giun tròn nói chung và giun đũa nói riêng phát triển và gây bệnh. Chó nuôi trong điều kiện môi trường kém, ẩm thấp, phẩm chất thức ăn không tốt thì tỷ lệ nhiễm bệnh cao. 2.1.1.5 Triệu chứng, bệnh tích Chó bị bệnh thường không biểu hiện rõ ràng, chỉ thấy con vật gầy còm, lông xơ xác, đôi khi nôn khan. Thường chỉ nhận thấy ở những con vật nhiễm nặng với những biểu hiện như sau: - Con vật thân gầy còm, lông xơ xác, kém ăn, xơ xác, thiếu máu. - Bụng phình to như bụng cóc, căng tròn, thỉnh thoảng có từng đoạn ruột nổi lên nhu động, ấn tay vào có cảm giác cứng chặt. - Nôn mửa, tiêu chảy, chó thường rên rỉ do đau bụng, có khi nôn ra giun hay phân thải ra ngoài màu xám trắng, thối khắm và ra cả giun. 9 - Với những chó nhỏ bị bệnh nặng, các ấu trùng do quá trình di hành trong cơ thể làm tổn thương, gây viêm gan, thận, phổi, tắc ống mật, đôi khi giun đũa chọc thủng ruột. - Độc tố giun đũa có thể tác động lên thần kinh trung ương gây co giật. 2.1.2 Bệnh giun móc chó Bệnh giun móc chó do 3 loài giun tròn gồm Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephara gây ra. 2.1.2.1 Vị trí phân loại Theo sự phân loại động vật của các tác giả Phan Thế Việt và cs, (1977), Nguyễn Thị Lê, (1996), loài giun móc ký sinh ở chó thuộc vào: Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808 Phân bộ: Rhabditata Oerley, 1980 Họ: Ancylosmatidae Looss, 1905 Giống: Ancylostoma Dubini, 1893 Loài: Ancylostoma braziliense Faria, 1910 Ancylostoma caninum Ercolani, 1859 Giống: Uncinaria Froelich, 1789 Loài: Uncinaria stenocephara Những giun tròn thuộc họ Ancylostomatidae có đặc điểm xoang miệng sâu, có hình cầu, xoang miệng hoàn toàn kitin hóa. Phía trước thực quản có phần phình rộng. Ở nước ta cho tới nay đã phát hiện ra được các loài: Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephara trên các động vật ăn thịt. * Ancylostoma caninum - Ký chủ cuối cùng: chó, mèo, hổ - Nơi ký sinh: ruột non - Phát triển: trực tiếp 10 * Ancylostoma braziliense - Ký chủ cuối cùng: mèo rừng, mèo nhà, hổ, báo, chó. - Nơi ký sinh: ruột non - Phát triển: trực tiếp * Uncinaria stenocephara - Ký chủ cuối cùng: cầy voi, chó, mèo, đôi khi ở lợn. - Nơi ký sinh: ruột non - Phát triển: trực tiếp 2.1.2.2 Hình thái, cấu tao * Ancylostoma caninum có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt và hồng nhạt, đoạn trước cong về phía lưng. Túi miệng rất sâu, ở rìa mép phía mặt bụng có 3 đôi răng lớn, cong hình lưỡi câu, dưới đáy túi miệng có một đôi răng hình tam giác. Giun đực dài 9 – 12 mm, túi đuôi phát triển, gai giao hợp dài 0,75 – 0,87 mm, đoạn cuối rất nhọn, bánh lái gai giao hợp tròn dài. Giun cái dài 10 – 21 mm, lổ sinh dục ở vào 1/3 nữa sau cơ thể. Đuôi có gai giao hợp. Trứng giun hình bầu dục, vỏ nhẵn, mỏng, dài 0,06 – 0,066 mm, rộng 0,037 – 0,42 mm. * Ancylostoma braziliense có kích thước nhỏ hơn A. caninum, giun đực dài 6 – 7 mm, 2 rìa mép bụng đều có 2 đôi răng, 1m, 1 to và 1 nhỏ. Trứng có kích thước 0,075 – 0,095 mm x 0,041 – 0,045 mm, trứng có hình bầu dục và bắt đầu phân chia ngay sau đẻ. * Uncinaria stenocephara có màu vàng nhạt, hai đầu hơi nhọn. Túi miệng rất lớn, về mặt bụng của túi miệng có 2 đôi răng hình bán nguyệt xếp đối xứng nhau, cong về phía trong, thực quản dài 0,75 – 0,88 mm. Giun đực dài 6 – 11 mm, rộng nhất 0,28 – 0,34 mm, có túi đuôi phát triển, hai gai giao hợp dài bằng nhau, dài 0,65 – 0,75 mm, đầu mút của gai rất nhọn. 11 Giun cái dài 9 – 16 mm rộng nhất 0,28 – 0,37 mm, lổ sinh giục ở vào 1/3 phía trước cơ thể. Trứng hình bầu dục, có kích thước 0,078 – 0,083 mm x 0,052 – 0,059 mm. Phân biệt loài giun móc Uncinina stenocephara với loài Ancylostoma caninum qua phần đầu và kích thước trứng. Ảnh 2.3 Hình thái trứng giun móc 2.1.2.3 Vòng phát triển Các loài giun tròn thuộc họ Ancylostomatidae đều là giun tròn phát triển trực tiếp. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, giun cái đẻ ra trứng, trứng theo phân ra ngoài. Theo nghiên cứu của Foster Cony (1935), trong điều kiện có đủ oxy, độ ẩm cao, pH trung tính thì sau 24- 28 giờ trứng sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Mỗi giun cái trưởng thành mỗi ngày có thể thải ra môi trường từ 10000 – 30000 trứng. Ở môi trường ngoài sau khoảng 1 – 3 tuần nếu gặp điều kiện thuận lợi nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phôi bào trong trứng phát triển tới dạng ấu trùng. Ấu trùng thoát ra khỏi trứng qua 2 lần lột xác phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng di chuyển lên các giọt sương trên các ngọn lá cỏ, lá rau trong thời gian dài chờ đợi cơ hội gặp ký chủ thích hợp sẽ xâm nhập vào ký chủ qua 2 con đường: 12 - Qua thức ăn, nước uống hoặc qua các vật chủ dự trữ, ấu trùng chui vào thành ruột và thành dạ dày, ở đó vài ngày rồi trở về ruột non và phát triển thành dạng trưởng thành. - Ấu trùng xuyên qua da để vào cơ thể ký chủ, trong cơ thể ký chủ, theo hệ thống tuần hoàn về tim, lên phổi, chúng chui qua phế bào đến khí quản rồi về ruột non và phát triển tới dạng trưởng thành. Chó trong thời kỳ mang thai ấu trùng theo hệ tuần hoàn về ký sinh ở bào thai vì thế chó con ngay khi sinh ra đã bị nhiễm giun móc. - Thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc chó dài 14 đến 20 ngày. Ký chủ cuối cùng Giun trưởng thành Trứng Qua da ký chủ Ấu trùng kỳ I Ấu trùng kỳ II Bào thai Ấu trùng kỳ III Sơ đồ 2.3: Vòng phát triển của Ancylostomatidae 2.1.2.4 Dịch tể học - Phân bố: Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam nhiều tác giả đã cho biết bệnh giun móc tìm thấy ở chó, mèo và một số loài thú hoang tại nhiều tỉnh từ bắc vào nam. - Động vật cảm nhiễm: Chó, mèo, người và nhiều loài ăn thịt khác đều có thể tìm thấy giun móc. Ở loài chó thì chó ngoại cảm nhiễm A. caninum hơn chó nội (chó ngoại nhiễm 83%, chó nội nhiễm 63%). 13 - Tuổi cảm nhiễm: Theo Phan Lục cho biết chó nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở chó 4 tháng tuổi ( tỷ lệ nhiễm 82% ). Chó trên 6 tháng tuổi mức độ nhiễm giảm xuống ( tỷ lệ nhiễm 75% ). - Tỷ lệ nhiễm: Nhìn chung tỷ lệ nhiễm giun móc ở đàn chó nuôi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Theo Phạm Sỹ Lăng cho biết chó từ 2 – 3 tháng tuổi nhiễm giun A. caninum chiếm tới 62,1%, chó từ 3 – 6 tháng tuổi nhiễm 90,7%. Theo Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyên, Đoàn Văn Phúc (1993) chó từ 1 – 3 tháng tuổi nhiễm A. caninum chiếm 68,8%. Lê Hữu Khương, Lương Văn Huấn (1998) cho biết chó nhiễm Ancylostoma caninum cao nhất ở lứa tuổi 2 – 6 tháng tuổi sau đó giảm dần. - Nơi ký sinh: giun móc ký sinh ở ruột non ký chủ - Sức đền kháng của trứng: Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển thành ấu trùng từ 20 – 300C. Trứng và ấu trùng Ancylostoma caninum đều chết ở nhiệt độ dưới 00C và trên 400C. Ở những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, ấu trùng A. caninum có thể tồn tại một thời gian dài. - Đường truyền lây: Bệnh lây qua thức ăn, nước uống hoặc ấu trùng cảm nhiễm chui qua da ký chủ. - Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, bệnh giun móc có thể lây nhiễm quanh năm tùy nhiên thời kỳ lây nhiễm cao thường ở khoảnh từ tháng 4 đến tháng 10. Theo Petrov chó nhiễm A. caninum thì có sức đề kháng cao hơn với chó mới bị nhiễm giun này. Chó ở điều kiện ăn đói trở nên mẩn cảm hơn. Trong điều kiện cho chó ăn đầy đủ thì sức đề kháng của chó với A. caninum được khôi phục và có thể tự thải ra một lượng lớn A. caninum trưởng thành ra khỏi ruột. Theo Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyên, Đoàn Văn Phúc, (1993) thì những chó thả rông thì tỷ lệ nhiễm giun móc cao tới 90%. 14 2.1.2.5 Triệu chứng, bệnh tích - Chó mắc bệnh giun móc thường có biểu hiện buồn rầu, lờ đờ, lông dựng, da dầy có những điểm tróc và mẩn đỏ, rồi gầy dần, có thể dẫn tới bần huyết. Sau đó chó bị chảy máu mũi. Triệu chứng đặc trưng nhất là thiếu máu, viêm ruột cấp và mạn tính, kèm theo chảy máu ruột, đặc biệt chó non từ 2 – 4 tháng tuổi, khi mắc tỷ lệ chết cao từ 60 – 80% - Ngoài ra còn có các triệu chứng: + Nôn mửa liên tục, có khi nôn ra máu, bỏ ăn hay ăn ít do hậu quả chảy máu niêm mạc ruột. + Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp tính và mạn tính, do tác động cơ giới và độc tố của giun móc nên xuất hiện bệnh tiêu chảy dữ dội, phân lẩn máu, màu cà phê hay màu đen, có dịch nhầy, mùi tanh khắm. + Xuất hiện hội chứng thần kinh do độc tố giun thấm vào máu di khắp cơ thể. + Chó non chết do mất máu, mất nước. Gia súc khỏe và gia súc mắc giun móc lần đầu, bệnh có thể nhẹ hơn. Triệu chứng chủ yếu là thiếu máu, chảy máu ruội, tuy nhiên sau khoảng 2 – 3 tháng tuổi có thể tự khỏi bệnh khi điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. 2.1.3 Bệnh giun thực quản chó Bệnh do giun tròn Spirocerca lupi, Spirocerca arctica. 2.1.3.1 Vị trí, phân loại Trong hệ thống phân loại, giun thực quản của chó thuộc: Lớp: Nenatoda Rudolphi, 1933 Bộ: Spirurata Railliet, 1914 Họ: Spiruridae Oley, 1885 Giống: Spirocerca Railliet et Henry, 1911 Loài: Spirocerca lupi Rudolphi, 1809 Tên; Spirocerca sanguinolenta (Rudolphi, 1819) 15 Vật chủ: chó nhà, cáo, chuột rừng, gà nhà Nơi ký sinh: Thực quản, dạ dày, động mạch chủ Phát triển qua ký chủ trung gian là bọ hung và nhiều loại côn trùng cánh cứng khác (Scarabeus sacer, Copris lunaris, Goetruper stercorarius). Ký chủ dự trữ là lưỡng cư, bò sát, động vật có vú. 2.1.3.2 Hình thái, cấu tạo Giun có màu đỏ, miệng nhỏ hình 6 cạnh, thực quản kép. * S. lupi: Giun đực dài 30 – 54 mm, Hai gai giao cấu dải không bằng nhau, dài 2,4 – 4,9 mm và 0,61 – 0,76 mm. Giun cái dài 54 – 80 mm. Lổ sinh sản cái nằm ở trước thân, gần cuối thực quản. Trứng chứa ấu trùng. * S. arctica Giun đực có hai gai giao cấu dài không bằng nhau, dài 0,83 và 0,29 mm. Giun cái dài 9,5 – 12,5 mm. Lổ sinh sản cái ở khoảng giữa thân. Trứng nhỏ có kích thước 0,035 – 0,039 mm x 0,014 – 0,023 mm. Trong trứng có ấu trùng. Ảnh 3.4 Hình thái giun thực quản 2.1.3.3 Vòng phát triển Trứng theo phân ra ngoài, bên trong có chứa ấu trùng A1. Nếu vật chủ trung gian là bọ hung, các côn trùng cánh cứng khác phải nuốt phải, ấu trùng giun phát triển, lột xác thành ấu trùng gây nhiễm A3 ở xoang bụng côn trùng. Nếu chó, cáo 16 ăn phải vật chủ trung gian chứa ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng sẽ phát triển thành giun trưởng thành. Nếu những động vật không phải là vật chủ cuối cùng (chim, bò sát, một số động vật có vú) nuốt phải ấu trùng gây nhiễm có trong vật chủ trung gian. Những ấu trùng này sẽ chui vào thành thực quản, dạ dày, ruột… đóng kén ở đó và vẫn có khả năng gây nhiễm cho chó. Ký chủ cuối cùng Giun trưởng thành Thức ăn Thức ăn, nước uống Vật chủ dự trữ Trứng (A1) Vật chủ trung gian Bọ hung, bọ cánh cứng khác (A3 A2) Sơ đồ 2.4: Vòng phát triển của Spirocerca lupi 2.1.3.4 Triệu chứng, bệnh tích Chó nhiễm giun thường thấy chảy giải, nôn, khó nuốt, đôi khi giả dại. Khi khối u có ở phế quản, súc vật ho nhiều. Khi khối u ở trong động mạch có thể làm vở động mạch dẫn tới con vật chết ngay. Bệnh tích thường thấy là những khối u cứng ở thực quản, dạ dày hoặc khí quản, kích thước bằng hạt đậu đến quả trứng gà, cấu tạo bằng mô liên kết co giản, có lổ trên đỉnh khối u. Bênh trong rỗng, chứa mủ lẫn máu và giun cuộn thành búi. Kiểm tra trên kính hiểm vi thấy có trứng giun. Trong những khối u động mạch thường nhỏ, bên trong chỉ chứa ấu trùng. 17 2.1.3 Bệnh giun tóc ở chó 2.1.3.1 Vị trí, phân loại Bệnh do giun Trichocephalus vulpis gây ra. Chó bị nhiễm bệnh do ăn uống phải trứng giun thời kỳ gây nhiễm. Bệnh thường kết hợp với bệnh giun móc. Lớp: Nematoda Rudolphi, 1880 Bộ: Trichocephalida Skjabin et Schulz, 1928 Phân bộ: Trichocephalata Skjabin et Schulz, 1928 Họ: Trichocephalidae Braid, 1853 Gống: Trichocephalus Schrank, 1788 Loài: Trichocephalus vulpis Froelich, 1789 Tên: Trichuris vulpis - Ký chủ cuối cùng: chó nhà - Nơi ký sinh: manh tràng - Phát triển: trực tiếp Những giun tròn thuộc họ Trichocephalidae có đặc điểm phần trước cơ thể hình sợi mảnh dài hơn phần sau. Thực quản dạng hình ống, có các tuyến thực quản. Con đực có một gai giao phối dài. Con cái có lổ sinh dục nằm trên đường ranh giới giữa phần trước và phần sau. 2.1.4.2 Hình thái, cấu tạo Giun tóc có kích thước nhỏ, dạng roi ngựa hoặc sợi tóc, màu hồng nhạt. Cơ thể chia thành 2 phần rõ ràng. Thực quản dài tới 2/3 cơ thể. Phần sau phình to hơn, chứa hệ tiêu hóa và hệ sinh dục, Giun đực dài 45 – 60.5 mm, đuôi tù thường cong chứa 3 gai giao cấu, một gai giao cấu dài 8.31 – 11.1 mm. Giun cái dài 62 – 75 mm đuôi thẳng. Hậu môn ở cuối thân. Lổ sinh sản ở cuối thực quản, thức quản dài 42 – 56,3 mm. Âm hộ nằm ở phía sau đoạn cuối thức quản. 18 Trứng hình hạt chanh, kích thước 0,083 – 0,093 mm x 0,037 – 0,04 mm, có màu vàng nhạt. Ảnh 3.5 Hình thái trứng T. vulpis 2.1.4.3 Vòng phát triển Giun tóc phát triển trực tiếp. Giun trưởng thành ký sinh ở manh tràng vật chủ thường xuyên đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 25 – 26 ngày sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm vẩn nằm trong trứng. Chó ăn, uống phải thức ăn nước uống có chứa ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng ở đường tiêu hóa, chui sâu vào niêm mạc ruột già, manh tràng và phát triển tới dạng trưởng thành. Theo K.I.Skrjabin và T.V.Orlov, 1957 thời gian phát triển của T. vulpis trong cơ thể vật chủ mất 30 – 107 ngày. Ký chủ cuối cùng Thức ăn, nước uống Trứng gây nhiễm Giun trưởng thành Trứng 19 Sơ đồ 2.5: Vòng phát triển của Trichuris vulpis 2.1.4.4 Dịch tể học - Phân bố: Bệnh giun tóc phân bố ở khắp nơi trên thế giới. - Theo Trịnh Văn Thịnh, (1963) cho biết ở nước ta chó ở hầu hết các tỉnh phía bắc đều bị nhiễm giun tóc. - Động vật cảm nhiễm: chó nhà, chó sói, cáo đều cảm nhiễm với T. vulpis. - Tuổi cảm nhiễm: Chó con 2 – 4 tháng tuổi nhiễm T. vulpis nhẹ hơn chó trưởng thành. - Tỷ lệ nhiễm: Theo Phan Đình Lân, Phạm Sỹ Lăng (1979) khi nghiên cứu tại trại nuôi chó D24 cho biết chó nhiễm T. vulpis là 16,3%. Theo Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyên, Đoàn Văn Phúc (1993) xét nghiệm đàn chó ở Hà Nội cho biết tỷ lệ nhiễm T. vulpis là 17,1%. - Nơi ký sinh: T. vulpis ký sinh ở ruột già của ký chủ. - Đường lây truyền: Bệnh lây nhiễm trực tiếp do ký chủ ăn, uống phải thức ăn, nước uống có lẫn trứng giun có chứa ấu trùng gây nhiễm. - Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Điều kiện khí hậu nóng ẩm, môi trường bị ô nhiễm, thức ăn, nước uống không sạch, không đảm bảo phẩm chất là điều kiện thuận lợi cho sự lây nhiễm của T. vulpis. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan