Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tiểu thuyết cuốn theo chiều gió và bộ phim cùng tên từ góc độ trần thu...

Tài liệu Phân tích tiểu thuyết cuốn theo chiều gió và bộ phim cùng tên từ góc độ trần thuật học

.PDF
117
625
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ THÙY DƯƠNG PHÂN TÍCH TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN TỪ GÓC ĐỘ TRẦN THUẬT HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ THÙY DƯƠNG PHÂN TÍCH TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN TỪ GÓC ĐỘ TRẦN THUẬT HỌC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài Mã số: 602230 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Duy Hiệp Hà Nội - 2010 MỤC LỤC PHÂN TÍCH TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN TỪ GÓC ĐỘ TRẦN THUẬT HỌC A. LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 4 B. NỘI DUNG ........................................................................................................ 6 Chương 1: TRUYỆN KỂ: TỪ TIỂU THUYẾT ĐẾN ĐIỆN ẢNH........................... 6 1.1. Cốt truyện ............................................................................................... 6 1.1.1. Cốt truyện: văn học và điện ảnh .................................................. 6 1.1.2. Vai trò của cốt truyện ................................................................... 7 1.2. Từ cốt truyện tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đến cốt truyện phim cùng tên.......................................................................................................... 8 1.3. Mối liên hệ giữa phim và tiểu thuyết ................................................... 18 Chương 2: NHÂN VẬT ........................................................................................ 25 2.1. Tuyến nhân vật Scarlett O’Hara- Rett Butler ................................... 26 2.1.1. Scarlett O’Hara .......................................................................... 26 2.1.2. Rett Butler .................................................................................. 40 2.2. Tuyến nhân vật Melanie Hamilton- Ashley Wilkes ............................ 51 2.2.1. Melanie Hamilton ...................................................................... 51 2.2.2. Ashley Wilkes ............................................................................. 57 Chương 3: KHÔNG GIAN .................................................................................... 64 3.1. Không gian ở ấp Tara (thuộc hạt Clayton, Bắc Georgia) ................... 63 3.2. Không gian thành phố Atlanta ............................................................ 76 C.KẾT LUẬN ....................................................................................................... 91 Tài liệu tham khảo .................................................................................. 94 Phụ lục .................................................................................................. 95 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận văn lựa chọn nghiên cứu về tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió và bộ phim cùng tên dưới góc độ trần thuật học với những lí do sau đây: Thứ nhất: Trong nền văn học thế giới thế kỉ 20, có lẽ khó tìm thấy tác phẩm nào có đời sống kỳ lạ, một sức truyền cảm sâu rộng và lôi cuốn bền bỉ như cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind) của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell. Kể từ khi ra đời, Cuốn theo chiều gió đã được bán trên 25 triệu bản, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và xuất bản tại hơn 37 nước. Cuốn tiểu thuyết cũng mang về cho Mitchell giải Pulitzer năm 1937. Năm 1938, hãng phim MGM mua lại bản quyền truyện này với giá cao nhất lúc bấy giờ là 50.000 USD. Và năm 1939, bộ phim cùng tên dài 219 phút đã đã được ra mắt khán giả. Các chuyên gia điện ảnh vẫn coi đây là 1 trong những phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ. Bộ phim được đề cử 13 giải Oscar và đã giành 9 giải. Và trong vòng hơn 70 năm kể từ khi ra đời, bộ phim luôn có mặt trong Top những phim kinh điển và ăn khách của điện ảnh Mỹ nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung. Như vậy có thể nói cả tiểu thuyết lẫn phim chuyển thể đều có một sức hấp dẫn rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới và sức hấp dẫn ấy cho đến hiện tại vẫn còn rất mãnh liệt. Và cá nhân người viết luận văn này cũng không thể cưỡng lại sức hút từ tiểu thuyết và bộ phim cùng tên này. Thứ 2: Điện ảnh là “đứa con cưng” ra đời từ đầu thế kỉ 20 trong khi văn học lại là một trong những môn nghệ thuật có lịch sử lâu đời nhất. Do sinh sau đẻ muộn hơn văn học, nên điện ảnh, dù muốn hay không, dù tự phát hay tự giác, cũng ít nhiều kế thừa thành quả của văn học và nhiều loại hình nghệ thuật khác nữa. Văn học và điện ảnh tuy là những người bạn đồng hành nhưng hai lĩnh vực đó hoàn toàn khác nhau. Một bên là chữ nghĩa, ngôn từ và một bên là hình ảnh và âm thanh. Thực tế, đã có rất nhiều tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim và vấn đề được đặt ra là khi chuyển thể như vậy, điện ảnh sẽ khai thác những yếu tố gì của văn học để trở thành ngôn ngữ biểu hiện riêng của mình. Khi chuyển thể, tác phẩm điện ảnh liệu có thể 2 bảo toàn được tính văn học vốn có của nó hay không? Văn học khi đi vào điện ảnh liệu có bị mất đi đặc trưng của mình không? Những câu hỏi ấy luôn được đặt ra trong mối quan hệ hai chiều của văn học - điện ảnh. Ở đây, chúng ta thấy xuất hiện mối quan hệ hai chiều: văn học tạo nguồn cho sự phát triển các loại hình nghe nhìn và ở những mức độ - khác nhau, các loại hình nghe - nhìn góp phần xã hội hóa giá trị và sản phẩm văn học tới công chúng đông đảo dưới nhiều hình thức khác nhau. Phân tích tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió và bộ phim cùng tên từ góc độ trần thuật học để từ đó thấy được những đặc trưng, những sức mạnh riêng có của mỗi thể loại. Thứ 3: Đề tài của luận văn nghiên cứu song song hai loại hình nghệ thuật về một tác phẩm đã trở thành kinh điển là Cuốn theo chiều gió sẽ giúp người viết thực hiện tốt hơn, có dịp đi sâu hơn vào nghề nghiệp của cá nhân trong công việc hiện tại và tương lai. 2. Lịch sử vấn đề Trong nước: Chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về cả tiểu thuyết lẫn phim Cuốn theo chiều gió mặc dù cả tiểu thuyết và phim đều đã được công chúng rộng rãi biết đến. Chỉ có một số bài viết đơn lẻ trên mạng về một số khía cạnh, chủ yếu nghiêng về bình luận nội dung của truyện và phim. Hiện nay ở nước ta chưa có một khóa luận, luận văn thạc sĩ hay luận án tiến sĩ nào về tiểu thuyết và bộ phim cùng tên từ góc độ trần thuật học, cũng chưa có tài liệu nào (bằng tiếng Việt) đề cập một cách hệ thống và mang tính chuyên biệt về tiểu thuyết và bộ phim này. Nước ngoài: Hiện nay mục từ Gone with the wind trên mạng có nhiều các bài lẻ về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Margaret Michell, một số bài viết về hậu trường làm phim, nhưng chưa có công trình nào bàn cụ thể về tiểu thuyết và bộ phim cùng tên dưới góc độ trần thuật học mà luận văn của chúng tôi tiến hành. Các tài liệu nước ngoài của người hướng dẫn chủ yếu là sách công cụ, lí thuyết về thể loại mà không phải về “Phân tích tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió và bộ phim từ góc độ trần thuật học”. Chúng tôi khẳng định chưa có công trình nào trong và ngoài nước trùng với đề tài luận văn của chúng tôi. 3 3. Phạm vi nghiên cứu Khi tiến hành chuyển thể một cuốn tiểu thuyết thành phim, các nhà điện ảnh có thể tận dụng những lợi thế của văn học vào trong tác phẩm của mình. Nói như vậy không có nghĩa là các nhà làm phim sao chép lại toàn bộ những gì của văn học mà phải chọn lọc những yếu tố phù hợp và là đặc trưng của điện ảnh. Sự khác biệt giữa phim và tiểu thuyết chính là điều làm nên sức hấp dẫn riêng của hai loại hình nghệ thuật này. Xem xét quá trình chuyển thể từ tiểu thuyết đến bộ phim cùng tên bao gồm rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào các yếu tố được coi là cốt lõi khi chuyển thể một tiểu thuyết sang phim như: cốt truyện, nhân vật, không gian để từ đó so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm văn học và điện ảnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành trên cơ sở ứng dụng các phương pháp: phê bình ngôn ngữ học và thi pháp học, kết hợp với các thao tác khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu (với văn bản tiếng Anh). 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: TRUYỆN KỂ: TỪ TIỂU THUYẾT ĐẾN ĐIỆN ẢNH 1.1. Cốt truyện 1.1.1. Cốt truyện: văn học và điện ảnh 1.1.2. Vai trò của cốt truyện 1.2. Từ cốt truyện tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đến cốt truyện phim cùng tên 1.3. Mối liên hệ giữa phim và tiểu thuyết Chương 2: NHÂN VẬT 2.1. Tuyến nhân vật Scarlett O’Hara- Rett Butler 2.1.1. Scarlett O’Hara 2.1.2. Rett Butler 4 2.2. Tuyến nhân vật Melanie Hamilton- Ashley Wilkes 2.2.1. Melanie Hamilton 2.2.2. Ashley Wilkes Chương 3: KHÔNG GIAN 3.1. Không gian ở ấp Tara (thuộc hạt Clayton, Bắc Georgia) 3.2. Không gian thành phố Atlanta 5 Chương 1: TRUYỆN KỂ: TỪ TIỂU THUYẾT ĐẾN ĐIỆN ẢNH 1.1. Cốt truyện 1.1.1. Cốt truyện: văn học và điện ảnh Trong bài đầu tiên mang tên “Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể” của Roland Barthes công trình Thi pháp truyện kể, ông đã định nghĩa về truyện kể như sau: “Không sao có thể đếm xuể các truyện kể trên thế giới. Đó trước hết là một sự đa dạng kì diệu về các thể loại, chính các thể loại lại được phân chia ra trong các nội dung khác nhau, tựa như tất cả mọi vật liệu đều tốt để giao phó những truyện kể của nó cho con người: truyện kể có thể được đảm đương thông qua ngôn ngữ cấu âm rõ ràng (langage articulé), thành tiếng hoặc viết, thông qua hình ảnh, tĩnh hay động, thông qua cử chỉ và thông qua sự pha trộn được sắp xếp từ tất cả những nội dung trên; truyện kể có mặt trong huyền thoại, truyền thuyết, truyện hoang đường, truyện ngắn, anh hùng ca, lịch sử, bi kịch, chính kịch, hài kịch, kịch câm, tranh vẽ (hãy nghĩ đến điều đó ở bức Nữ Thánh Ursule của Carpaccio(1)), kính ghép màu ở nhà thờ, phim ảnh, truyện tranh trên báo chí cho thiếu nhi, tin vặt trên báo, hội thoại.” [2, 3]. Như vậy, đứng về lí thuyết văn học, điện ảnh cũng thuộc vào một loại của “truyện kể” (récit/narrative(2)). Nghiên cứu cốt truyện của điện ảnh, nhất là phim truyện là một vấn đề rất quan trọng. Dưới đây luận văn sẽ đi vào vấn đề này cũng tìm hiểu về sự khác nhau giữa cốt truyện phim với “mẫu gốc” tiểu thuyết của nó. Có nhiều cách lí giải xung quanh thuật ngữ “cốt truyện”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư (1) Vittore Carpaccio, họa sĩ người Italia, sinh ở Venise (khoảng 1455 và mất khoảng 1525). Là người kể chuyện nhiều sáng tạo, nhà nghệ sĩ nhiệt tâm, ông đã từng vẽ hàng loạt các kiệt tác về cuộc đời của các thánh Jérome, thánh Georges và thánh Ursule (ND). (2) Trong Narratology: A Guide to the Theory of Narrative, M.Jahn đã dịch chữ “récit” trong câu: “Innombrables sont les récit du monde.” của R.Barthes sang tiếng Anh là: “There are countless forms of narrative in the world.” (N2.2.1.). (M.Jahn thêm chữ “forms”). Việc M.Jahn chọn “narrative” (như một thể loại theo nghĩa rộng) chứ không chọn “story” (theo nghĩa hẹp, cụ thể) là có lí, tức là theo đúng nội hàm rộng lớn về thể loại mà R.Barthes đang bàn. Như vậy, tiêu đề công trình trên của ông có lẽ nên được hiểu là: Trần thuật học: Hướng dẫn về lí thuyết truyện kể. 6 tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. Như vậy, trong văn học, cốt truyện chủ yếu được dùng cho những tác phẩm tự sự và kịch. Chất liệu cơ bản để tạo nên cốt truyện chính là các sự kiện, các biến cố, các tình tiết, chi tiết. Sự nối tiếp các chuỗi sự kiện nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. Điện ảnh có một cốt truyện hay không? Có thể khẳng định ngay rằng, nếu không có một cốt truyện cũng sẽ không có một tác phẩm điện ảnh thực sự. Để tạo cốt truyện, tác giả phim cũng giống một nhà tiểu thuyết kể lại một câu chuyện. Trong điện ảnh, người ta gọi yếu tố đó là truyện phim. Nếu trong văn học, cốt truyện là những sự kiện nối tiếp nhau tạo nên chuỗi hành động liên tiếp của nhân vật, thể hiện tư tưởng tác phẩm và nó hiện diện ngay trên từng trang văn bản thì cốt truyện trong điện ảnh không chỉ có tất cả các sự kiện của câu chuyện được mô tả trực tiếp mà có thể còn bao hàm cả các tư liệu nằm ngoài thế giới câu chuyện. Đây cũng chính là điều khiến các nhà làm phim khi tiếp thu cốt truyện của văn học phải có sự chọn lọc để phù hợp và tạo nên đặc trưng của riêng mình. 1.1.2. Vai trò của cốt truyện Cốt truyện, xét về phương diện kết cấu và quy mô nội dung có thể chia ra làm hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện đơn tuyến thì hệ thống các sự kiện được kể lại gọn gàng tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một số nhân vật chính Cốt truyện đa tuyến thường trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, hệ thống các sự kiện được chia làm nhiều dòng gắn liền với số phận của các nhân vật. Chúng ta có thể thấy những cốt truyện đa tuyến như thế trong các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênina, Những người khốn khổ… Dù là cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến thì chúng cùng nhằm bộc lộ nhân vật, là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Thực tế, trong đời sống văn học, cốt truyện là hết sức đa dạng. Nó phản ánh thành tựu của văn học và khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn. 7 Cốt truyện có thể dẫn dắt chúng ta tới việc phán đoán những nguyên nhân và hậu quả, vì thế mà nó dựng lên được cả câu chuyện. Mặt khác, chính cốt truyện tạo nên sự hấp dẫn hay không hấp dẫn của một bộ phim. Có những cốt truyện chỉ đưa nguyên nhân mà không đưa kết quả tạo nên sự hồi hộp chờ đợi của độc giả, để cho độc giả tự phán đoán. Ở những giây phút cuối của bộ phim The 400 Blows, chú bé Antonie Doinel đã trốn khỏi trại cải tạo và chạy dọc bờ biển. Bộ phim khép lại bằng một khuôn hình tĩnh (freeze-frame) với gương mặt bất động của nhân vật trước biển cả. Cái nhìn của Antoine làm ngưng đọng khuôn hình, nhưng biển ở sau cậu thì vẫn không ngừng vỗ sóng. Cốt truyện đã không bộc lộ trực tiếp là cậu bé có bị bắt và đưa trở lại trại hay không, mặc cho độc giả phân vân, xét đoán xem điều gì sẽ xảy ra kế tiếp đó. Cốt truyện còn có tác dụng dẫn dắt, gợi ý cho các sự kiện nối tiếp nhau, điểm nối thời gian của các sự kiện và một số lần xuất hiện của các sự kiện đó. Tất cả điều đó làm cho độc giả, khán giả có thể giả định, phán đoán, tạo nên sự chờ đợi ở họ. Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã tạo nên một kết thúc mở khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ đến một cái lò gạch bỏ hoang vắng người qua lại. Người đọc tiếp tục hình dung ra cảnh tượng số phận một con người sẽ lặp lại như cuộc đời của cha nó. Như vậy, trong văn học cũng như trong điện ảnh, cốt truyện là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của một tác phẩm nghệ thuật. Một tác phẩm có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc tác giả có được một cốt truyện chặt chẽ, chi tiết và hấp dẫn hay không? 1.2. Từ cốt truyện tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đến cốt truyện phim cùng tên Bộ phim Cuốn theo chiều gió được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Margaret Mitchell. Khi xem xét hai tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy một trong những yếu tố được so sánh ở đây là yếu tố cốt truyện. Rất nhiều ý kiến khác nhau khi xem phim và đọc tiểu thuyết. Có ý kiến cho rằng bộ phim giống hệt tiểu thuyết, nhưng lại có ý kiến cho rằng bộ phim đã “đánh mất” rất nhiều giá trị của tiểu 8 thuyết… Đây là một thực tế thường thấy đối với những bộ phim được chuyển thể từ văn học. Do đặc thù riêng, điện ảnh hướng đến một cốt truyện được chuyển tải bằng ngôn ngữ hình ảnh, nên khi chuyển thể từ văn học, tác giả phim sẽ không thể giữ lại nguyên dạng cốt truyện ban đầu. Vậy khi chuyển thể tiểu thuyết, tác giả phim tiếp thu và lược bỏ cái gì từ cốt truyện của nguyên tác văn học? Để lí giải điều này, chúng tôi lập bảng thống kê các sự kiện diễn ra trong từng chương, tương ứng với mỗi phân đoạn trong bộ phim cho người đọc tiện theo dõi. Do yêu cầu chi tiết, bảng thống kê quá dài, chúng tôi buộc phải để ở phần Phụ lục, cuối khoá luận. Trong một bộ phim, cốt truyện được tạo nên nhờ sự lắp ráp của các hình ảnh, các cảnh, các trường đoạn. “Cảnh” là một đoạn phim quay từ lúc mở máy đến khi tắt máy quay phim, cảnh là toàn thể những hình ảnh được khuôn hình theo cùng một cách (Benac); “trường đoạn” lại là tính thống nhất của hành động. Trong một bộ phim có thể có nhiều trường đoạn, trong trường đoạn có nhiều cảnh khác nhau. Việc thống nhất các đoạn phim bị cắt rời là cách đơn giản nhất tạo nên trình tự trong phim. Vì vậy, muốn xem xét những yếu tố mà phim giữ lại trong cốt truyện của văn học thì chúng ta phải đi từ những cảnh, các sự kiện trong từng cảnh để lí giải vì sao cuốn tiểu thuyết dày tới 1519 trang lại được gói gọn trong 219 phút của bộ phim. Điều gì đã tạo nên sự ngắn gọn của tác phẩm điện ảnh? Qua sự thống kê diễn biến sự kiện trong phim và tiểu thuyết, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Cốt truyện của tiểu thuyết có cấu trúc khá đơn giản, không có gì phức tạp, rắc rối, mọi tình tiết đều diễn ra rất logic, ít mang tính kịch. Nhưng xoay quanh những tình tiết không mấy li kì đó, nhà văn đã khắc họa nên những nhân vật hết sức điển hình, tiêu biểu cho những cá tính và những quan niệm riêng biệt, độc đáo - những tính cách Mỹ điển hình với tính năng động, linh hoạt, ý chí vươn lên mạnh mẽ luôn hướng thẳng về tương lai. Cuốn theo chiều gió là một chuyện tình, là nỗi suy tư về các đổi thay đã thổi qua Miền Nam Hoa Kỳ trong thập niên 1860. Cuốn truyện bắt đầu vào năm 1861 trước 9 khi xẩy ra cuộc Nội Chiến và chấm dứt vào năm 1871 khi Đảng Dân Chủ (The Democrats) nắm quyền kiểm soát miền Georgia. Câu chuyện được đặt trong bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh Nam Bắc, giữa một bên là Miền Bắc công nghiệp- đại diện cho lực lượng tiến bộ chủ trương thủ tiêu chế độ nông nô, và một bên là Miền Nam- đại diện cho những lực lượng bảo thủ phản động ngoan cố duy trì chế độ nô lệ da đen. Nhân vật chính của câu chuyện là Scarlett O’Hara, một cô gái xinh đẹp, con một điền chủ giàu có. Được nuông chiều từ bé, Scarlett rất ngang bướng và ích kỉ, nhưng có nhiều nghị lực. Sau khi Atlanta thất thủ, Scarlett quay trở về ấp Tara và bắt tay xây dựng lại từ đầu. Nhờ tính cách ngoan cường và cách suy nghĩ rất thực tế, Scarlett đã cứu ấp Tara khỏi sự tàn phá của quân lính tướng Sherman. Nhưng khó khăn, thiếu thốn khủng khiếp do cuộc chiến tranh tàn khốc gây ra đã rèn luyện tính cách của Scarlett nên đến cuối cuộc chiến tranh, nàng đã trở thành một con người khác hẳn. Song song với Scarlett là một nhân vật rất điển hình: Rett Butler, một con người hết sức thực dụng và mưu trí. Rett Butler đã lợi dụng chiến tranh và phong tỏa để thực hiện nhiều vụ áp phe lớn mang lại cho anh ta rất nhiều lợi nhuận. Scarlett và Rett hợp nhau ở nhiều điểm nhưng vì kiêu căng và ngộ nhận, Scarlett đã cự tuyệt tình yêu, mãi cho đến cuối cùng, sau khi đã chia tay với Rett, nàng mới nhận thức sâu sắc rằng chính Rett mới là người yêu lý tưởng của mình. Trong khi đó suốt bao năm ròng nàng vẫn tưởng mình thực sự yêu Ashley Wilkes- chồng Melanie Hamilton. Đọc tiểu thuyết, tôi bị ám ảnh bởi câu nói dịu dàng của Carreen sau khi thăm mộ người yêu, trên đường trở về Tara: “Chẳng bao giờ còn những người như họ nữa. Không còn ai có thể thay thế được họ…”. Câu nói ấy đã khơi lên sự luyến tiếc thời đại vàng son quá khứ của cư dân miền Nam, điều mà tôi ít cảm nhận trên phim. Cả một nền văn minh mà họ tự hào và kiêu hãnh, những buổi dã yến linh đình tưởng không bao giờ chấm dứt, cưỡi ngựa rong chơi trong cánh rừng êm ả giữa đêm thu lạnh giá, những cánh đồng bông vải bạt ngàn, những điệu Valse bất tận… tất cả chỉ còn trong mộng tưởng. Những ngôi biệt thự kiêu hãnh ngày nào giờ chỉ còn lại những đống đổ nát, hoang phế gợi lên "di tích tiều tụy của một thời tàn" đầy đau 10 xót. Chế độ nô lệ đã tàn theo đúng quy luật đào thải của lịch sử, nhưng sự nuối tiếc tuyệt vọng đi tìm “Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?” (Ông đồ, Vũ Đình Liên) của bao kiếp người vẫn gợi cho tôi niềm thương cảm khôn tả... Nhưng những thị phi, thành bại rốt cuộc cũng bị cuốn theo chiều gió. Trên đời này liệu có điều gì là vĩnh cửu thiên thu? “Lật những trang sử ố vàng để tìm lại những hoài mộng cũ... Hãy nhờ gió đưa ta trở về vương quốc bông vải xa xưa, nơi hàng ngàn mẫu ruộng trổ hoa đẹp như mây trắng, từ những luống cày sự thịnh vượng khởi nguồn cùng lòng kiêu ngạo, nơi những mảnh đất hoang sơ bạt ngàn màu châu sa, nơi những buổi dã yến linh đình của những hiệp sĩ quý tộc lịch lãm và các công nương mỹ miều, của chủ nhân và nô lệ, nơi vĩnh viễn chỉ có thể tìm thấy trong những giấc mơ....” (Lời đề từ bộ phim) Bộ phim chủ yếu xoay quanh mối quan hệ tình cảm giữa 4 nhân vật chính mà làm nhạt nhòa nhiều vấn đề chính trị nhạy cảm vốn gây nhiều tranh cãi trong tiểu thuyết: chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc, bản chất nội chiến Nam Bắc, sự mất mát những giá trị truyền thống của nền văn minh miền Nam… Nhưng có thể nói, về cơ bản, tuy bộ phim lược bỏ và cải biên một số sự kiện nhưng đã bám sát các sự kiện chính trong nguyên tác văn học. Tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh đều triển khai các sự kiện bám sát vào từng giai đoạn trong 12 năm cuộc đời nhân vật chính Scarlett, từ khi 16 tuổi (1861) cho đến khi 28 tuổi, gắn với trước, trong và sau nội chiến Nam Bắc. Các chi tiết lược bỏ và cải biên: Khi đi vào phim, tất cả những đoạn miêu tả về cảnh thiên nhiên vùng đất đỏ với những cánh đồng bông trắng ngợp tận chân trời, ấp Tara, trại Mười Hai Cây Sồi, thành phố Atlanta,… và đặc biệt là những chi tiết nói về tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật đều bị cắt bỏ, thay vào đó là tác dụng của các cảnh quay toàn cảnh thiên nhiên, kiến trúc hay cận cảnh đôi mắt, khuôn mặt của các nhân vật. Đặc trưng của phim truyện là các hình ảnh chuyển động nên nếu đưa tất cả các sự kiện trong tiểu thuyết vào thì bộ phim sẽ rườm rà và chỉ như sự sao chép của văn bản. Văn học miêu tả được cụ thể, từ miêu tả thiên nhiên, tâm trạng nhân vật… bởi nó sử dụng chất liệu ngôn từ, người đọc phải tự hình dung còn phim ảnh là những 11 hình ảnh trực quan. Ta có thể nhìn thấy tận mắt những quang cảnh thiên nhiên đồng quê, thành phố chỉ qua một cảnh quay trong vòng vài giây. Khi miêu tả cảnh hoàng hôn thôn dã ở ấp Tara, Margaret Mitchell viết: “Mặt trời lúc này đã xuống dưới đường chân trời và cái quầng đỏ ở rìa trái đất đã nhạt đi thành màu hồng. Bầu trời bên trên từ xanh thẳm dần dần chuyển sang màu lam lơ thanh nhã của trứng chim ức đỏ và cái tịch lặng siêu phàm của hoàng hôn đồng nội rón rén bao quanh cô. Màn tối trườn lên cảnh thôn dã. Những luống đất đỏ và con đường như cái sẹo đó dài đã mất cái màu ma quái để trở thành đất nâu bình dị. Bên kia đường, trên bãi cỏ chăn súc vật, ngựa, là và bò lặng lẽ đứng, thò đầu bên trên rào ngăn, đợi người đưa về chuồng ăn tối. Chúng không thích bóng đen sậm của những lùm cây bao quanh bãi cỏ và chúng hướng về Scarlett vẫy vẫy tai như tán thưởng sự bầu bạn của con người.” [12, 46-47, I(3)]. Thay bằng những câu văn ấy, điện ảnh thực hiện một cảnh quay nhanh từ xa (viễn cảnh) giúp người xem thấy toàn cảnh đồng quê êm đềm lúc chạng vạng. Khi miêu tả cảnh quân đội Liên bang rút chạy khỏi Atlanta trong cái đêm Rett đưa Scarlett và mẹ con Melanie về ấp Tara, Margaret Mitchell viết: “Toán quân đổ xuôi phố Marietta, giữa những dãy nhà ngùn ngụt cháy, theo nhịp bước hành quân, uể oải, đầu rũ xuống, súng mang bằng bất kì cách nào, quá mệt không còn đủ sức để đi nhanh, quá mệt không còn bụng dạ nào để ý đến những rui mè sập xuống rầm rầm bên trái, bên phải, cùng khói cuồn cuộn xung quanh. Tất cả đều rách rưới, rách đến nỗi không còn gì (3) Số thứ nhất là số thứ tự tài liệu cuối luận văn, số thứ hai là số trang và số Lamã là số tập của tác phẩm. 12 để phân biệt giữa sĩ quan với lính, ngoại trừ đây đó trọi ra một vài vàng mũ tơi rả ba dòng chữ “C.S.A”. Nhiều người đi chân không, và đây đó, lộ ra một cái đầu hoặc một cánh tay quấn băng nhớp bẩn. Họ đi qua, không nhìn ngang nhìn ngửa, lặng lẽ đến nỗi nếu không có tiếng chân nện đều đặn thì có thể tưởng đó là một lũ bóng ma. …. Khi những người cuối cùng đi quan, một cái bóng nhỏ nhắn ở hàng cuối, báng súng lệt xệt quét dưới đất, phân vân dừng lại và nhìn trừng trừng theo những người khác, bộ mặt đờ đẫn vì mệt nhọc nom nhưn người mộng du. Gã này nhỏ bé như Scarlett, nhỏ đến nỗi chỉ vừa tầm cao của cây súng và bộ mặt nhem nhuốc chưa có râu. Nhiều lắm là mười sáu tuổi, Scarlett nghĩ thầm một cách không đúng lúc, chắc là trong đội vệ binh địa phương hoặc một cậu học sinh bỏ trường. Trong khi nàng đang quan sát, gã từ từ khuỵu đầu gói, ngã rúi xuống lớp bụi. Chẳng nói chẳng rằng, hai người tách khỏi hàng cuối quay lại chỗ gã. Một người cao gầy, để bộ râu đen dài đến thắt lưng, lẳng lặng giao súng của mình và của gã thiếu niên cho người kia. Rồi anh ta cúi xuống xốc gã lên vai, dễ như trở bàn tay. Anh ta chậm rãi theo đoàn quân rút lui, vai khom xuống dưới sức nặng, trong khi gã thiếu niên kiệt sức đâm cáu như đứa bé bị các anh trêu, hét ầm lên: “Để tôi xuống, đồ quỷ ám! Bỏ tôi xuống! Tôi có thể đi được mà!”. Anh chàng râu dài cứ lặng thinh tiếp tục hì hụi đi khuất sau một chỗ rẽ.” [12, 568- 569- 570, I]. Thay bằng cả đoạn văn dài ấy, điện ảnh thực hiện một cú quay lia đằng trước, lấy rõ chính diện những người lính với khuôn mặt cúi gằm. Tiếp theo đó là quay hất từ chân lên, lấy nghiêng cả người để nhấn mạnh vào những bước chân nặng nề, thất thểu. Rồi tiếp đến là cảnh một người lính trẻ ngã gục từ trên ngựa xuống và một người đồng đội già cúi xuống xốc anh ta lên vai bước tiếp. 13 Những hình ảnh sống động cộng với âm thanh là những tiếng bước chân nặng nề như không còn chút sức lực nào đã giúp người xem lĩnh hội được trọn vẹn sự kiệt quệ, thảm hại của quân Liên bang khi rút chạy khỏi Atlanta trong cái đêm kinh hoàng ấy. Ngoài những sự kiện, chi tiết được lược bỏ thì trong phim còn có những chi tiết, sự kiện được thay đổi khác so với tác phẩm văn học. Có thể nói, đạo diễn phim đã để hành động nhân vật diễn ra liên tiếp không bị ngắt quãng và các sự kiện diễn ra nhanh chóng, không rườm rà. Việc thay đổi chi tiết này giúp cho hành động nhân vật xảy ra nhanh hơn, rút ngắn thời lượng bộ phim. Một phần nội dung của tiểu thuyết như mối quan hệ của Scarlett với những người bạn mới trong giới đầu cơ, các cuộc vũ hội mà Scarlett tổ chức, một số đoạn trò chuyện của các nhân vật cũng bị lược bỏ. Sự kiện cha của Scarlett trong tiểu thuyết ngã ngựa chết do phẫn uất vì bị Suellen đẩy vào tình huống nhục nhã ở chương 38 khi Scarlett đã lấy Frank Kennedy và sống ở Atlanta, còn trong phim thì sự kiện ông Gerald chết được đẩy lên sớm hơn ngay khi trước khi Scarlett quyết định lên Atlanta để vay tiền Rett nhằm nộp thuế cho Tara. Và nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông là do ông nổi giận trước vợ chồng tên quản lý cũ đến đòi mua Tara. Chính sự thay đổi này đã làm cho hoàn cảnh của Scarlet trong phim trở nên bức bách hơn, nhấn mạnh hơn tình cảnh bơ vơ và niềm phẫn uất cộng với sự thôi thúc phải cứu ấp Tara bằng mọi giá. Có thể nói nguyên nhân buộc Scarlet phải lên Atlanta mồi chài xoay tiền Rett trong phim được thể hiện cấp thiết hơn, kịch tính hơn trong tiểu thuyết nhờ sự cải biên những tình tiết này. 14 Trong tiểu thuyết, Rett đưa Bonnie đi Charleston thăm họ hàng sau khi cãi nhau với Scarlett. Còn trong phim thì Rett lại đưa Bonnie đi London. Chỉ cần một hình ảnh tháp đồng hồ bên ngoài cửa sổ là khán giả có thể nhận ra ngay Rett đã đưa con gái tới London. Nhưng có lẽ Charleston như trong tiểu thuyết là điểm đến logic hơn theo mạch câu chuyện nếu chúng ta liên hệ đến kết thúc câu chuyện, Rett tỏ ý muốn về đây để dàn hòa với gia đình khi mà chàng tự nhận “đã hết máu lang thang rồi”. Trong tiểu thuyết, khi Scarlett đang ở Marietta thì nhận được tin Malanie hấp hối, nghĩa là một thời gian sau đám tang của Bonnie. Còn trong phim thì Melanie ngã bệnh khi đang nói chuyện với Mammy ngay sau khi khuyên Rett đồng ý chôn cất Bonnie. 15 Rõ ràng hành động của nhân vật trong phim được đẩy nhanh hơn rất nhiều. Có thể nói, đạo diễn phim đã để hành động nhân vật diễn ra liên tiếp không bị ngắt quãng và các sự kiện diễn ra nhanh chóng, không rườm rà. Việc thay đổi chi tiết này giúp cho hành động nhân vật xảy ra nhanh hơn, rút ngắn thời lượng bộ phim. Trong tiểu thuyết, sự cô độc, bị cô lập, xa lánh khỏi xã hội của Scarlett được miêu tả rõ nét hơn nhiều so với trên phim. Đó là nhờ những đoạn trữ tình ngoại đề mà điện ảnh bỏ qua không khai thác. Kết thúc tiểu thuyết là cảnh Scarlett cố gắng tự trấn an bản thân và quyết định ngày mai sẽ quay về ấp Tara với niềm tin sẽ có cách chiếm lại Rett. Kết thúc phim là cảnh Scarlett trở về Tara. Điều này hợp với logic hành động không ngắt quãng của điện ảnh. Scarlett trong phim liên tục hành động và kết thúc của phim càng nhấn mạnh rằng nàng luôn hành động thay cho việc lan man suy nghĩ. 16 Một số nhân vật hoàn toàn bị cắt bỏ khi lên phim như: Trong truyện, Scarlett đã ba lần sinh con: Wade Hampton Hamilton, Ella Lorena Kennedy, và Eugenie Victoria "Bonnie" Butler. Trong phim, chỉ có Bonni xuất hiện. Sự “biến mất” của bé Wade và bé Ella trong phim đã làm giảm bớt bi kịch của nhân vật Scarlett so với trong tiểu thuyết- bi kịch của một “người đàn bà trẻ con”. Trong tiểu thuyết, chính sự tồn tại của 2 đứa con là Wade và Ella đã khắc họa rõ nét tính vô tâm, trẻ con, hoàn toàn thiếu kinh nghiệm của Scarlett trong vai trò, trách nhiệm của một người mẹ. So với phim thì Scarlett trong tiểu thuyết có phần trẻ thơ hơn và đồng thời cũng là một người mẹ tồi hơn. Mặt khác chính sự tồn tại của hai đứa con riêng của Scarlett đã khiến cho tính đại lượng, bao dung, yêu chiều trẻ con của Rett nổi bật hơn. Đồng thời chính thái độ nhân hậu mà Rett dành cho con riêng của vợ càng khiến độc giả cảm nhận trọn vẹn hơn tình yêu sâu nặng mà chàng dành cho Scarlett. Nhân vật Will - người quản lý Tara và sau này trở thành chồng của em gái thứ 2 của Scarlett là Suellen bị cắt bỏ. Nhân vật Dilcey - mẹ của Prissy trong truyện cũng không xuất hiện trong phim. Đây là 2 nhân vật phụ nhưng đều để lại dấu ấn rõ nét trong tiểu thuyết. Họ đều mang một tình yêu chân thành với ấp Tara, đều cố gắng hết sức mình để giúp Scarlett giữ gìn và khôi phục Tara. Tara được duy trì và khôi phục không chỉ nhờ tiền của Scarlett mà còn nhờ bàn tay lao động không mệt mỏi của những con người sống có tình có nghĩa như họ. Sự thiếu vắng hai nhân vật này trên phim quả là một điều hơi đáng tiếc. Nhưng có thể nói, vì bộ phim Cuốn theo chiều gió chủ yếu tập trung vào mối quan hệ Scarlett với Rett, với Ashley và Melanie nên việc cắt bỏ một số nhân vật như trên là hoàn toàn hợp lý, giúp cốt truyện gọn gàng, mạch lạc và dễ nhớ hơn đối với người xem. Nhân vật Honey Wilkes - người yêu trước của Charles Wilkes và India Wilkes người yêu trước của Xtuart Tarleton trong tiểu thuyết nhập thành 1 nhân vật là Indiangười yêu trước của Charles Wilkes. Kiểu nhập nhân vật “hai trong một” này giúp hệ thống nhân vật phụ trong cốt truyện trở nên gọn gàng và giúp người xem dễ nhớ hơn, không bị lầm lẫn. Có thể so sánh kiểu nhập nhân vật này với một số tác phẩm điện ảnh sau này, chẳng hạn như Đại chiến Xích Bích (phần 1 công chiếu năm 2008, phần 17 2 công chiếu năm 2009) của đạo diễn nổi tiếng Ngô Vũ Sâm. Đây là bộ phim không phải chỉ dành cho khán giả châu Á, mà mục tiêu của nó là hướng đến khán giả toàn cầu. Làm phim về Tam Quốc Chí, nhất định phải đưa vào những nhân vật như Triệu Vân, Trương Phi, đặc biệt là Quan Vũ, vị danh tướng được nhiều nước châu Á tôn xưng như hiển thánh. Nhưng khán giả phương Tây thì hơi “bối rối” khi phải làm quen với quá nhiều nhân vật có những cái tên na ná nhau như vậy. Một vị lãnh đạo hãng phim Hollywood từng đề nghị biên kịch tổng hợp một số tướng quân của liên minh Ngô – Thục lại thành một người cho dễ nắm bắt. Điều này nghe ra cũng hệt như kiểu gom tổng thống Mỹ Roosevelt, thủ tướng Anh Churchill và Galle thành một khi làm phim về Thế chiến 2 vậy. Sự thật và sai sót: Tiểu thuyết: Có sự nhầm lẫn, sai lệch về thời gian cốt truyện trong tiểu thuyết. Truyện bắt đầu vào tháng 4 năm 1861 khi Scarlett 16 tuổi và kết thúc khi nàng 28 tuổi. Như vậy thì mốc thời gian cuối cùng không thể vượt quá năm 1873. Nhưng ở chương 52 lại có thời gian là “Năm 1886, dân Atlanta, phẫn uất nhưng bất lực, đã tưởng không có gì có thể tệ hại hơn cái chế độ quân sự hà khắc đè lên đầu lên cổ họ hồi đó, nhưng đến giờ, dưới quyền cai trị của Bulốc, họ mới nếm đủ mùi cay đắng nhất” - tức là thời gian Atlanta bị cai trị dưới thời thống đốc Bulốc, khi Rett đang có kế hoạch phục hồi uy tín nhằm cứu vãn tương lai của Bonnie. Phim: Bộ phim Cuốn theo chiều gió đã mắc một lỗi sai thực tế. Khi xem phim, nếu nhìn kỹ căn phòng của Scarlett, người ta thấy rõ những sợi dây điện được chạy ở dưới sàn nhà và nối với các bóng đèn trang trí trong khi bóng đèn điện được Thomas Edison đăng ký phát minh vào 1879, sau khi câu chuyện xảy ra. 1.3. Mối liên hệ giữa phim và tiểu thuyết Một tác phẩm chuyển thể có thể bám sát nguyên tác văn bản và cũng có thể không theo nguyên tác. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào chất điện ảnh trong tác phẩm văn học cụ thể. Rõ ràng, khi đọc tiểu thuyết chúng ta thấy các hành động của nhân vật diễn ra khá tuần tự theo mốc thời gian tuyến tính gắn liền với những sự kiện lịch sử trong cuộc nội chiến Nam Bắc. Các mối quan hệ không có gì quá phức tạp hay rối 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan