Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao tỉnh kiên giang...

Tài liệu Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao tỉnh kiên giang

.PDF
79
122
87

Mô tả:

Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------- Z œ Y ------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG TẠI HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN CƯỜNG Mã số SV: 4031418 Lớp: KTNN&PTNT K29 Giáo viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN HỮU ĐẶNG Cần Thơ - 2007 GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 1 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống và khoảng 76% dân số ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tham gia vào hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản. Giá trị sản xuất từ hoạt động nông nghiệp nói chung đóng góp khoảng 25% vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu của nền kinh tế. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngành nông nghiệp có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể là giá trị xuất khẩu lương thực và thủy sản của ĐBSCL đóng góp hơn phân nữa giá trị xuất khẩu và thủy sản trên toàn quốc. ĐBSCL đạt được vị thế trên là nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng; một chế độ khí hậu ôn hòa, một vị trí địa lý, địa hình thuận lợi…rất thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Riêng tại huyện Gò Quao thuộc tỉnh Kiên Giang, nông nghiệp được xem là ngành kinh tế tối quan trọng và giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương với tỷ trọng đạt khoảng 60% tổng GDP. Phần lớn, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Gò Quao, ngoài ngành thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người sản xuất. Trong đó, chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng dưới hình thức chạy đồng là ngành sản xuất giữ vị trí khá quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu thu nhập của từng nông hộ; đối với một số hộ, đây còn là ngành sản xuất mang ý nghĩa quyết định sống còn đối với gia đình họ. Hơn nữa, trứng vịt còn là loại sản phẩm được ưa thích trên thị trường, đáp ứng nhu cầu xã hội về tiêu dùng thiết yếu hằng ngày; thêm vào đó phát triển các mô hình chăn nuôi nói chung sẽ góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do việc áp dụng cũng như khả năng cập nhật, tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật về phương thức, kỹ thuật chăn nuôi của người dân còn nhiều hạn chế; khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho những nông hộ chăn nuôi vịt đẻ là chưa cao; các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 2 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong nông nghiệp, ngoài trồng trọt chăn nuôi được xem là ngành sản xuất quan trọng và có triển vọng phát triển. Nó góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện bộ mặt nông nghiệp, đời sống người dân sống ở khu vực nông thôn. Trong các loại gia súc, gia cầm mà ĐBSCL chăn nuôi, sản phẩm trứng từ chăn nuôi vịt đẻ theo hình thức chạy đồng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng trên thị trường và đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày. Ở phương diện thị trường, trứng vịt rất dễ tiêu thụ và được thu mua dưới nhiều hình thức, được bán lại ở khắp nơi. Riêng đối với người chăn nuôi vịt, vịt là loại gia cầm dễ nuôi, lớn nhanh có thể nuôi được số lượng lớn vì đó đạt được hiệu quả kinh tế tương đối khả quan; đồng thời thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ theo mô hình chạy đồng là một nguồn thu lớn và chủ yếu đối với một bộ phận không nhỏ nông hộ khu vực ĐBSCL. Trong những năm qua, mặc dù chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp như miễn thuế nông nghiệp đến năm 2010, chính sách 135 về xóa đói giảm nghèo ở nông thôn,…tuy đã có những chuyển biến tích cực bộ mặt nông nghiệp nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo đáng kể, giải quyết tốt một số điều kiện sinh sống thiết yếu cho một bộ phận dân cư ở nông thôn, nhưng vẫn còn GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 3 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Gò Quao là một huyện có số nông hộ chăn nuôi vịt đẻ và số lượng vịt đẻ rất lớn, do đó không thể tránh khỏi tầm ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Chính vì vậy, mà nhiều nông hộ nơi đây có tâm lý hoan man lo sợ không giám mở rộng quy mô sản xuất hoặc không giám tái đàn sau dịch cúm xảy ra. Một số nông hộ trong huyện lại ít đất, không biết kỹ thuật sản xuất canh tác mới, hoặc không đủ vốn để chuyển đổi sang hoạt động sản xuất khác trong khi cuộc sống của gia đình họ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ chăn nuôi vịt đẻ. Vì vậy, việc khảo sát thực trạng chăn nuôi, phân tích và đánh giá hiệu quả của mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng; kết hợp với những chính sách của chính quyền địa phương để tiến hành hình thành đề tài nhằm tìm ra giải pháp, định hướng cho bà con chăn nuôi vịt đẻ nơi đây là thật sự cần thiết và thiết thực. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Khảo sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng theo mô hình chạy đồng của nông hộ tại huyện Gò Quao; đồng thời kết hợp với ý kiến của nông hộ, các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương với mục đích tìm ra hạn chế, khó khăn hay thuận lợi và cơ hội của mô hình chăn nuôi này nhằm đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả chăn nuôi và nâng cao thu nhập cho nông hộ nơi đây. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng theo mô hình chạy đồng của nông hộ. (2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Gò Quao. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 4 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (3) Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. (4) Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và nâng cao thu nhập cho nông hộ chăn nuôi mô hình này. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Một số câu hỏi được đặt ra nhằm xác định mục tiêu và phương hướng nghiên cứu, đó là: + Mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng là mô hình như thế nào? Tại sao nông hộ lại lựa chọn thực hiện mô hình chăn nuôi này mà không chọn ngành nghề sản xuất khác? Thực trạng chăn nuôi mô hình này ra sao? + Nguồn lực của nông hộ chăn nuôi mô hình vịt đẻ chạy đồng như thế nào? Bao gồm những nguồn lực gì ( yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động chăn nuôi)? + Mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng có hiệu quả không? Ở mức độ nào? + Hiệu quả của chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao có phụ thuộc vào dạng vịt nuôi ban đầu ( vịt hậu bị hay vịt con); quy mô đàn vịt hay tính chuyên môn hóa không? Ở mức độ nào? + Các tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi mô hình này? Điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và đe dọa của mô hình chăn nuôi này tại địa phương? Giải pháp nào để tăng tính hiệu quả cho mô hình này và nâng cao thu nhập cho nông hộ chăn nuôi? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Không gian nghiên cứu của đề tài là huyện Gò Quao thuộc tỉnh Kiên Giang, cụ thể hơn là các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng theo mô hình chạy đồng trên địa bàn huyện; và đề tài được hoàn thành tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 5 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 1.4.2. Thời gian Đề tài này được thực hiện vào khoảng đầu tháng 2 năm 2007 đến giữa tháng 6 năm 2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao. Cụ thể hơn là các khoản mục doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. Trên cơ sở đó, đánh giá được hiệu quả của hoạt động chăn này. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu đó là: Mai Van Nam, 2003; “Economic inefficiency and its determinants in the pigs industry in south Vietnam”, UPLB, the Philippines; phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function), và hàm probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ). Piyaluk Chutubtim, 2001; “Guidelines for conducting extended cost – benefit analysis of Dam projects in Thailand”, EEPSEA, chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách trợ giá đầu vào như điện, thủy lợi phí,…, có tác động tích cực đến nông dân, đặc biệt nông dân có thu nhập thấp, nhưng có tác động xấu đến xây dựng và hoạt động của hệ thống thủy nông trong vùng nghiên cứu. Nguyễn Trung Cang, 2004; “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan; phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo quy mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có quy mô diện tích lớn hơn 03 hecta. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 6 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”; phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA), mô hình probit và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu tín dụng và yếu tố thể chế chính sách ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, còn có một số đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu về hiệu quả sản xuất, hiệu quả tài chính…của hộ chăn nuôi gà thịt, vịt thịt trong những năm trước. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 7 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ và nguồn lực nông hộ 2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ và đặc điểm nông hộ Nông hộ là những người nông dân sinh sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, hầu hết tham gia vào hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản….hoặc kết hợp với các ngành nghề (trong đó phải có nông nghiệp); sử dụng lao động, vốn và những nguồn lợi sẵn có của gia đình là chủ yếu để sản xuất và kinh doanh. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để tạo ra giá trị sản xuất, lúc này nông hộ được gọi là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất hiệu quả nhất về kinh tế xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài ra, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện cũng xuất phát từ kinh tế nông hộ. 2.1.1.2. Nguồn lực nông hộ Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào cũng phải có một nguồn lực đầu vào nhất định. Đối với nông hộ, do sống chủ yếu ở những vùng nông thôn, vùng xa xôi, hẻo lánh…nên việc tiếp cận các phương tiện truyền thông, thông tin khoa học kỹ thuật và dịch vụ còn nhiều hạn chế. Vì vậy để tiến hành sản xuất nông nghiệp, nguồn lực chủ yếu của nông hộ chỉ là những thứ có sẵn, bao gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lưc vô hình. Nguồn lực hữu hình của nông hộ chủ yếu là diện tích đất canh tác, số lao động trong gia đình, số tiền sẵn có và tích lũy và một số tài sản khác như ghe, xuồng, máy cày, máy bơm nước…. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 8 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Nguồn lực vô hình của nông hộ là kinh nghiệm được tích lũy từ sản xuất nông nghiệp, trình độ văn hóa và sự hiểu biết riêng ở từng người, thời gian định cư, thâm niên sản xuất và khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất…. Các yếu tố này không thể quy đổi ra thành giá trị bằng tiền. 2.1.1.3. Một số đặc trưng về nông bộ. Đặc trưng bao trùm của kinh tế hộ là là các thành viên trong gia đình làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình, đây là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự túc, hoặc sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. - Về hình thức quản lý: Phần lớn các nông hộ đều có người quản lý chung một cách rõ ràng. Thông thường, người chủ hộ cũng là chủ gia đình ngoài việc trực tiếp quản lý mọi mặt của gia đình còn tham gia lao động, sản xuất với các thành viên khác trong gia đình. Mỗi nông hộ được xem là một chủ thể kinh tế, đa phần các chủ thể kinh tế này tiến hành sản xuất kinh doanh một cách độc lập. - Về ruộng đất: Nông hộ được nhà nước phân chia, giao cho ruộng đất để sử dụng lâu dài và ổn định. Đổi lại nông hộ phải đóng thuế ruộng đất cho nhà nước, thông thường mức thuế này rất thấp vì nhà nước có chính sách ưu đãi cho nông nghiệp. Trong những năm qua, nhà nước đã miễn luôn thuế nông nghiệp cho đến năm 2010. - Về quy mô ruộng đất: Ở nước ta bình quân/ nông hộ khoảng 0,59 ha. Trong đó mức biến động là khá lớn, một số vùng kinh tế mới quy mô ruộng đất bình quân/ nông hộ lên đến 3 ha. Vì vậy, nhà nước hạn mức đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, đối với cây hàng năm không quá 3 ha, đối với cây lâu năm không quá 10 ha. Một đặc trưng khác của nông hộ đó là sự tham gia của lao động trong sản xuất. Phần lớn, lao động trong gia đình, phần ít nông hộ có nhiều đất đai, nhiều ngành nghề, quy mô sản xuất lớn thường thuê mướn thêm lao động bên ngoài. - Về vốn và tài sản: Nông hộ thường có một số vốn tự có để phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống cho gia đình mình. Tùy theo điều kiện và quy mô gia đình mà số vốn là khác nhau. Nhưng nhìn chung, nông hộ đều thiếu vốn cho GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 9 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang - Về tài sản: Nhìn chung các nông hộ đã trang bị được những nông cụ thông thường, riêng đối với các nông hộ giàu có thì còn sở hữu thêm một số thiết bị, máy móc để phục vụ cho sản xuất hoặc cho thuê. 2.1.2. Lý thuyết về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế Để hiểu rõ khái niệm “cơ cấu ngành kinh tế” trước hết cần làm rõ khái niệm “cơ cấu”. Cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu thị sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Nền kinh tế quốc dân được xem là một hệ thống phức tạp có rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành. Cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể hợp thành của các bộ phận, các kiểu cơ cấu trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng, trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Cơ cấu nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu tổ chức – quản lý nền kinh tế quốc dân, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan tỉ lệ, biểu hiện quan hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân. Có nhiều cách phân loại cơ cấu ngành kinh tế: - Dựa theo tính chất tác động vào đối tượng lao động gồm có khối ngành khai thác (nông nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác), khối ngành chế biến và khối ngành dịch vụ. - Dựa vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, bao gồm: công nghiệp – xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. - Dựa vào vị trí, tầm quan trọng và xu thế vận động, gồm các ngành mũi nhọn, trọng điểm và các ngành khác. Ngoài các tiêu chí phân chia trên, còn có nhiều tiêu chí khác như dựa vào chu kỳ vận động, dựa trên cơ sở phân công lao động… GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 10 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Tóm lại, cơ cấu ngành kinh tế được hiểu một cách giản đơn có nghĩa là bao gồm những ngành nào, trong mỗi ngành lớn có những ngành nhỏ nào, tỉ trọng đóng góp của từng ngành và tổng giá trị sản xuất của ngành và vào nền kinh tế là bao nhiêu. 2.1.2.2. Khái niệm chuyển đổi (chuyển dịch) cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với thời kỳ trước đó. Hay nói cách khác, khi nền kinh tế phát triển sẽ có sự chuyển biến cả về số lượng (vị trí, tỷ trọng) và chất lượng giữa các ngành kinh tế, từ đó mức độ đóng góp của từng ngành vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế quốc dân sẽ thay đổi so với thời kỳ trước đó. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được xem là sự vận động, phát triển của các ngành và sự tương tác của chúng theo thời gian, dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội nhất định của đất nước và quốc tế. Một nền kinh tế được xem là phát triển, có chuyển biến tích cực, thì chỉ tiêu cần được xem xét đánh giá là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương hướng chuyển đổi căn bản của cơ cấu ngành kinh tế quốc dân là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và hướng vào xuất khẩu. Trong những năm qua, nền nông nghiệp nước ta được quan tâm, ưu đãi để thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) nông thôn thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu và được xem là phương cách thích hợp để thực hiện mục tiêu nói trên. 2.1.3. Lý thuyết về tăng trưởng, phát triển kinh tế 2.1.3.1. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của một nền kinh tế tạo ra. Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau: - Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 11 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang - Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) - Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - Sự tăng lên của thu nhập quốc dân sử dụng (NDI). 2.1.3.2. Lý thuyết về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Phát triển kinh tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng , sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Để phản ánh mức độ phát triển kinh tế người ta dùng ba nhóm chỉ số chính: (1). Các chỉ số về tổng thu nhập và thu nhập bình quân trên đầu người. (2). Các chỉ số về cơ cấu kinh tế: - Chỉ số cơ cấu ngành phản ánh tỉ lệ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP. - Chỉ số cơ cấu xuất nhập khẩu. - Chỉ số tiết kiệm đầu tư. (3). Các chỉ số xã hội: biểu hiện sự tiến bộ xã hội xã hội do tăng trưởng kinh tế và tiến bộ của con người. Các chỉ số này bao gồm: - Mức tăng dân số hàng năm. - Số calo bình quân trên đầu người. - Cơ cấu nông thôn và thành thị - Chỉ số phát triển của con người (tuổi thọ, giáo dục, GDP/ đầu người). 2.1.4. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất và chỉ tiêu kinh tế 2.1.4.1. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất Trong kinh tế học tân cổ điển, “hiệu quả” ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Nhà sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, nhân lực…). Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu quả thì nhà sản xuất cần chú trọng đến 3 yếu tố đó là : GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 12 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (1). Không sử dụng nguồn lực lãng phí. (2). Sản xuất với chi phí thấp nhất. (3). Sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người. Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khi nhắc đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất đều đề cập đến 3 nội dung: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. a). Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào [theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 224 – NXB, từ điển Bách Khoa Hà Nội 2001]. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thật ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại. Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế: - Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. + Giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận trong các thành phần kinh tế. + Giá trị tăng thêm và tỉ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong các thành phần kinh tế. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế, đồng thời còn thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu xã hội về sản phẩm của các khu vực kinh tế đảm nhận. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế. + Các chỉ tiêu trực tiếp: ● Tăng trưởng kinh tế (GDP) chung và của từng ngành. ● Giá thành phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm của từng ngành, từng bộ. ● Năng suất lao động của từng ngành từng loại sản phẩm. + Các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp: ● Diện tích và cơ cấu đất đai. ● Vốn và cơ cấu vốn. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 13 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ● Lao động và cơ cấu lao động. ● Cơ cấu vật nuôi, cây trồng. ● Cơ cấu từng loại rừng. ● Cơ cấu các loại sản phẩm. ● Năng suất đất đai. ● Năng suất cây trồng. ● Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa. Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế nông thôn người ta còn sử dụng các chỉ tiêu: tỷ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn; số lao động và tỷ lệ lao động thất nghiệp; tỷ lệ đất đai chưa được sử dụng; tỷ lệ đất trống đồi trọc; tỷ lệ đất bị xói mòn, rửa trôi; tỷ lệ du canh du cư; trình độ văn hóa; khả năng tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật; mức độ sử dụng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào từng ngành nghề cụ thể… b). Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu quả kỷ thuật được xem chỉ là một phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì, để đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kỹ thuật. Cụ thể trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào và để tạo ra mức sản lượng nhất định. [Kumbhken and Lovell 2000 – Kinh Tế Sản Xuất, trường Đại học Cần Thơ 2004]. c). Hiệu quả phân phối Hiệu quả phân phối thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. Thường thì, hiệu quả phân phối xảy ra khi mà giá của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả bằng với chi phí của các nguồn lực được dùng để sản xuất (P = MC). GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 14 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Hiệu quả phân phối đối với các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất có thể được minh họa bằng đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất. Tất cả các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sẽ đạt được hiệu quả phân phối. Trứng vịt A B Sản phẩm khác Hình 1: Đồ thị minh họa hiệu quả phân phối trong sản xuất Giải thích: Điểm A thể hiện hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng. Điểm B, chúng ta có thể sản xuất thêm các loại sản phẩm khác từ nguồn lực sẵn có khi đó sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất hơn. 2.1.4.2. Một số chỉ tiêu kinh tế a). Một số khái niệm ™ Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền mà nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ có được từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Trong nông nghiệp, doanh thu là số tiền mà người nông dân có được sau khi bán các mặt hàng nông sản do chính họ làm ra; đối với những nông hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng, doanh thu là số tiền thu được từ việc bán trứng và vịt xác. ™ Chi phí Chi phí là những khoản chi ra để mua, trao đổi các nguồn lực đầu vào cho sản xuất nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh để thu được các sản phẩm dịch vụ đầu ra. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 15 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí là số tiền mà người nông dân phải bỏ ra để có được các nguồn lực đầu vào như vật tư nông nghiệp, thuê mướn lao động, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị… nhằm thực hiện quá trình sản xuất, mục đích cuối cùng là nhận được các sản phẩm nông sản đầu ra. Hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng cũng phải tốn nhiều khoản chi phí như như: chi phí về con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí dụng cụ thiết bị chăn nuôi, chi phí chạy đồng, chi phí hao hụt và một số khoản chi phi khác. Theo cách ứng xử, chi phí có thể được chia ra thành nhiều loại từ các phương diện xem xét khác nhau. Khi phân loại chi phí trong quá trình sản xuất thì có thể chia ra thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ; theo mục tiêu quản trị, chi phí có thể chia ra thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Trong hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng, chi phí khả biến bao gồm chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, cho phí thuê lao động chăm sóc, chi phí vận chuyển trứng đi bán, chi phí hao hụt trong năm, chi phí chạy đồng (bao gồm chi phí vận chuyển vịt chạy đồng, chi phí thuê mướn ruộng và chi phí phụ trợ khác). Chi phí bất biến (còn gọi là định phí) bao gồm: chi phí con giống, chi phí chuồng trại, chi phí dụng cụ, thiết bị chăn nuôi. ™ Thu nhập Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh mục đích cuối cùng của nhà đầu tư, kinh doanh là lợi nhuận. Đối với kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế nông hộ, chỉ tiêu “lợi nhuận” và “thu nhập” cũng là mục đích hướng đến. Thu nhập của nông hộ là số tiền dôi ra từ doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí để có được các nguồn đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Đặc trưng của kinh tế nông hộ là “lấy công làm lời”, tức là kết quả cuối cùng của sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập. Với giả định nông hộ không phải đóng thuế nông nghiệp, thu nhập nông hộ được biểu hiện bằng công thức sau: Thu nhập = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (chưa tính lao động nhà) GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 16 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Thu nhập nông hộ có được từ nhiều nguồn khác nhau, từ chăn nuôi, trồng trọt, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, hoặc từ một số ngành khác. Mức độ và giá trị đóng góp từ những hoạt động sản xuất khác nhau là khác nhau, từ đó hình thành nên tỷ trọngvà cơ cấu thu nhập của nông hộ. Cơ cấu thu nhập của mỗi nông hộ ở những vùng khác nhau sẽ khác nhau. ™ Lợi nhuận Lợi nhuận từ chăn nuôi vịt đẻ là số tiền dôi ra sau khi trừ đi các khoản chi phí chăn nuôi, chi phí phát sinh và liên quan trong quá trình chăn nuôi kể cả công lao động gia đình; hay nói cách khác lợi nhuận từ chăn nuôi vịt đẻ là số tiền còn lại sau khi lấy thu nhập trừ đi công lao động gia đình quy đổi thành tiền. Lợi nhuận được biểu hiện bằng công thức: Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí công lao động nhà quy đổi thành tiền b). Một số chỉ tiêu tài chính Để đánh giá, phản ảnh hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của nông hộ, đề tài nghiên cứu này sẽ đề cập một số chỉ tiêu tài chính sau: - Tỷ số doanh thu trên chi phí. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra để chăn nuôi vịt đẻ thì nông hộ thu lại được bao nhiêu đồng. - Tỷ số thu nhập trên chi phí. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra để chăn nuôi vịt đẻ thì nông hộ lời được bao nhiêu đồng (chưa tính công lao động gia đình). - Tỷ số thu nhập trên doanh thu. Tỷ số này cho biết trong 1 đồng thu được từ chăn nuôi vịt đẻ thì nông hộ lời được bao nhiêu đồng (chưa tính công lao động nhà). - Tỷ số lợi nhuận trên chi phí. Tỷ số này cho biết trong 1 đồng chi phí bỏ ra để tiến hành chăn nuôi vịt đẻ thì nông hộ lời được bao nhiêu đồng (đã tính công lao động nhà). - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ số này cho biết trong 1 đồng thu được từ chăn nuôi vịt đẻ thì nông hộ lời được bao nhiêu đồng (đã tính công lao động nhà). GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 17 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang - Tỷ số thu nhập trên ngày công lao động gia đình. Tỷ số này phản ánh bình quân một ngày công lao động gia đình chăn nuôi vịt đẻ thì thu được bao nhiêu tiền. Với các tỷ số tài chính trên đề tài có một số giả định. - Thuế nông nghiệp = 0 - Hiệu quả chăn nuôi (thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận) = thu nhập chưa tính lao động nhà – lao động nhà quy ra thành giá trị. - Lao động nhà quy ra tiền = Số ngày công lao động nhà x Giá thuê lao động tại địa phương. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng 2.1.5.1. Chuồng trại Chuồng nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, ấm áp, tránh mưa và gió lùa hắt vào. Khi xây dựng chuồng phải tính đến vị trí, địa thế, số đàn định nuôi, quy mô mỗi đàn và phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và môi trường. Chuồng trại phải thuận tiện cho việc chăn nuôi, không để người ngoài ra vào tự do, ngăn không cho các loại gia súc vào chuồng để hạn chế dịch bệnh. Chất lượng chuồng trại tốt thì hiệu quả chăn nuôi sẽ cao. 2.1.5.2. Thức ăn, nước uống Trong chăn nuôi cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn là vấn đề rất quan trọng. Thức ăn chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng bao gồm thức ăn trên đồng ruộng trong quá trình chăn thả chạy đồng và thức ăn bổ sung ở dạng thành phẩm, đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố: chất thô, chất xơ, đạm, khoáng,… Tùy theo từng giai đoạn của vịt đẻ mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy cần đảm bảo đủ về lượng và chất cho vịt nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Thức ăn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí chăn vịt đẻ. Vì vậy thức ăn có chất lượng và được sử dụng có hiệu quả sẽ là điều quan trọng trong việc hạ giá thành trong chăn nuôi. Ngày nay, thức ăn hỗn hợp đáp ứng một phần nào đó trong việc tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, hạ chi phí trong chăn nuôi heo. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 18 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Nước không phải là thức ăn nhưng rất cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sinh lý, quá trình trao đổi chất của vịt. Hơn nữa vịt lại là loại gia cầm rất ưa thích sống trong môi trường nước. 2.1.5.3. Ánh sáng, nhiệt độ Đây cũng là một yếu tố đòi hỏi người chăn nuôi phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vịt. Đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản thì nhiệt độ, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với vịt đẻ. Vì ánh sáng, nhiệt độ thích hợp sẽ giúp gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. 2.1.5.4. Cách thức chăm sóc Người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi và tiêm phòng vacxin đúng ngày, đúng liều lượng, đúng quy cách, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, hàng ngày phải rửa máng uống ,… để hạn chế dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ hao hụt. 2.1.5.5. Thuốc thú y Thuốc thú y giúp phòng ngừa một số dịch bệnh ở vịt và giúp bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết, kích thích tăng trọng, sinh sản và tăng sức đề kháng cho vịt . 2.1.5.6. Các dịch bệnh Một số bệnh thường gặp ở vịt là bệnh Newcastle, tụ huyết trùng, CRD (đường hô hấp mãn tính), Gumboro,… Để phòng bệnh và hạn chế dịch bệnh thì người chăn nuôi phải xây dựng chuồng trại hợp lý, lựa chọn con giống tốt, nguồn thức ăn phải đảm bảo chất lượng, thuốc thú y tốt, cách chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường xung quanh,… Và tùy vào mỗi giai đoạn sinh trưởng và sinh sản mà người chăn nuôi có những giải pháp hợp lý. Đặc biệt trong những năm qua, với sự xuất hiện của đại dịch – dịch cúm gia cầm thì hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ ngày càng giảm một cách rõ rệt. Chính vì vậy, đây là nhân tố ảnh hưởng rất lên đến tình hình và hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trong những năm qua. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 19 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 2.1.5.7. Tỷ lệ hao hụt Với phương pháp nghiên cứu trọng tâm là tập trung vào hiệu quả chăn nuôi thông qua chỉ tiêu thu nhập cho nên tỷ lệ hao hụt số lượng vịt trong mỗi đàn ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Tỷ lệ hao hụt được ước tính theo hình thức khoản chi phí. Tỷ lệ hao hụt càng lớn thì càng làm tăng chi phí và làm giảm thu nhập từ chăn nuôi. 2.1.5.8. Con giống Giống ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ hao hụt, tiêu tốn thức ăn, thời gian nuôi. Do vậy, người chăn nuôi phải biết nhiều loại giống để có thể lựa chọn con giống tốt, phù hợp với đặc điểm chăn nuôi của mình, bên cạnh đó là điều kiện khí hậu nơi chăn nuôi, nhu cầu của người tiêu dùng,… nhằm nâng cao năng suất vật nuôi cũng như thoả mãn yêu cầu về mặt kinh tế. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía tây sông Hậu, có điều kiện tự nhiên đặc trưng của khu vực ĐBSCL; đồng thời thụ hưởng được một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nhiều về số lượng và giàu về chất lượng. Ngoại trừ các huyện trong tỉnh đều nằm sâu trong đất liền và giáp ranh với các tỉnh nông nghiệp lân cận trong khu vực như: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu… Chính vì nằm sâu trong đất liền, ranh giới không giáp biển nên huyện Gò Quao là huyện có nền nông nghiệp truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện với khoảng 59,33% tổng giá trị sản xuất (GDP). Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, ngoài trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả, phần lớn bà con nông dân nơi đây đề biết cách tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt; đồng thời kết hợp với việc tận dụng đồng trống sau khi đã thu hoạch xong để chăn nuôi vịt để lấy trứng với mô hình “chạy đồng”. Vì vậy, chăn nuôi vịt đẻ theo mô hình chạy đồng là một trong những ngành mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nông hộ, có vai trò quyết định “sống còn” đối với một số nông hộ nơi đây. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 20 SVTH: Nguyễn Cường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan