Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật truyện cười dân gian việt nam (2016)...

Tài liệu Nhân vật truyện cười dân gian việt nam (2016)

.PDF
67
381
77

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ---------------------------- NGUYỄN THN VÂN NHÂN VẬT TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học dân gian Người hướng dẫn khoa học TS.GVC.NGUYỄN THN NGỌC LAN HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của TS.GVC Nguyễn Thị Ngọc Lan. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Ngữ văn, các thầy, các cô trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Hà nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Vân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận Nhân vật truyện cười dân gian Việt Nam là sự quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS.GVC Nguyễn Thị Ngọc Lan. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 7 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 8 6. Đóng góp ........................................................................................... 8 7. Bố cục khóa luận................................................................................ 8 NỘI DUNG ............................................................................................ 10 Chương 1. NHẬN DIỆN CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONGTRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM ................................................................... 10 1.1. Những kẻ đại diện cho bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến ... 10 1.1.1. Vua chúa ....................................................................................... 11 1.1.2. Quan lại ........................................................................................ 14 1.1.3. Hào trưởng, địa chủ, phú ông ....................................................... 18 1.2. Các loại “thầy bà” đại diện cho tầng lớp trí thức, cho những chuNn mực đạo đức của xã hội phong kiến ............................................................. 20 1.2.1. Thầy đồ ......................................................................................... 20 1.2.2. Thầy lang ...................................................................................... 23 1.2.3. Thầy bói, thầy cúng ....................................................................... 26 1.2.4. Sư sãi ............................................................................................ 28 1.3. Người bình dân với những thói hư tật xấu ........................................ 30 1.3.1. Kẻ tham ăn .................................................................................... 31 1.3.2. Kẻ ngốc nghếch ............................................................................. 33 1.3.3. Kẻ lười biếng ................................................................................ 34 1.3.4. Kẻ khoác lác ................................................................................. 35 1.3.5. Kẻ hà tiện ...................................................................................... 37 1.3.6. Kẻ học đòi, nịnh bợ ....................................................................... 38 Chương 2. CÁCH THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM ........................................................................ 41 2.1. Nhân vật được đặt trong những tình huống gây cười ........................ 41 2.2. Nhân vật được đặc tả qua ngôn ngữ, hành động, cử chỉ gây cười ..... 44 2.2.1. Ngôn ngữ ...................................................................................... 44 2.2.2. Cử chỉ, hành động gây cười .......................................................... 49 2.3. Nhân vật được xây dựng được dựa trên những tính cách gây cười ... 51 KẾT LUẬN ............................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện cười là một thể loại văn học có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân lao động. Truyện cười giống như liều thuốc bổ cho tâm hồn, một liều thuốc an thần cho con người. Người ta tìm đến truyện cười như một hình thức giải trí, thư giãn để giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực, để thấy yêu đời hơn. Không chỉ thế, Nn sau những tiếng cười mua vui giải trí đó còn là những bài học giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc, còn là thứ vũ khí sắc bén đấu tranh, phản kháng của những người bình dân chống lại những bất công, ngang trái trong xã hội. Thể loại này không chỉ xuất hiện trong kho tàng văn học dân gian mà nó vẫn còn đang tiếp tục phát triển trong nền văn học đương đại. Trong đó, bộ phận truyện cười dân gian Việt Nam có số lượng và chất lượng đáng chú ý hơn cả. Việc sưu tầm, biên soạn truyện cười đã có lịch sử khoảng hơn 100 năm, đặc biệt trong những năm gần đây số lượng truyện cười được xuất bản rất phong phú. Thế nhưng, nhìn lại lịch sử nghiên cứu truyện cười của giới khoa học thật sự chưa tương xứng với thành tựu sưu tầm. 1.2. Nhân vật văn học chính là phương tiện để thể hiện tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả về cuộc sống và con người. Nhân vật trong truyện cười dân gian cũng không phải là một ngoại lệ. Để tạo ra tiếng cười tác giả dân gian đã đặc biệt chú ý việc xây dựng trong truyện cười một thế giới nhân vật với những hành động, cử chỉ, lời nói đầy bất ngờ. Đó là những nhân vật “chất đầy” những thói xấu xa, sự tầm thường đến ti tiện. Có thể nói chính nhân vật truyện cười đã tạo nên tiếng cười đặc sắc cho truyện cười, đó là những nhân vật có “nét” độc đáo khó quên. Đã có khá nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề nhân vật truyện cười dân gian Việt Nam, nhưng đa phần đó là những ý kiến rải rác, mới chỉ dừng lại ở một số bài viết tản mạn 1 trong các tạp chí, hoặc chỉ là một phần, một mục nhỏ trong các công trình nghiên cứu, giáo trình chuyên ngành. Do vậy, muốn tìm hiểu sâu sắc và toàn diện hơn nữa sự độc đáo và hấp dẫn của hệ thống nhân vật truyện cười, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Nhân vật truyện cười dân gian Việt Nam. Hơn nữa, qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi - người giáo viên ngữ văn trong tương lai sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề nhân vật truyện cười dân gian đã được nghiên cứu trong một số công trình như sau: 2.1. Năm 1987, trong Tiếng cười dân gian Việt Nam của tác giả Trương Chính, đã nghiên cứu khá chi tiết về hiện tượng “tiếng cười” trong văn học dân gian. Cuốn giáo trình đã chỉ ra được những biểu hiện cụ thể của “tiếng cười dân gian” trong các thể loại văn học dân gian (hề, chèo, truyện cười, truyện ngụ ngôn trào phúng, ca dao trào phúng, vè…). Đặc biệt, trong cuốn giáo trình này tác giả cũng đã điểm qua một vài đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật được tác giả dân gian xây dựng để tạo ra “tiếng cười dân gian”. Tác giả đã có những nhận xét khá chính xác bản chất của các nhân vật này: “Truyện cười, ngụ ngôn trào phúng, ca dao trào phúng, vè, hề, chèo, trước hết đả kích những nhân vật trong giai cấp thống trị phong kiến, từ vua quan, đề lại, lính tráng, cho đến bọn cường hà, ác bá, địa chủ, tức là tất cả bọn người đàn áp, bóc lột nhân dân lao động, cản trở bước tiến của dân tộc. Trong xã hội cũ, bọn này dựa vào uy quyền, tiền bạc mà che giấu, tô điểm cho hành vi bóc lột, đàn áp của chúng. Ở đây, cái xấu không đành phận xấu, do đó, nảy sinh mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức có tính chất hài kịch. Bóc trần mâu thuẫn ấy thì bọn chúng trở thành trò cười”[1;11,12]. Tuy nhiên, với 2 tính chất của một cuốn giáo trình, nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu mà chưa đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của các dạng nhân vật trong truyện cười. Vì vậy, từ những gợi ý này chúng tôi sẽ đi nhận diện từng dạng nhân vật cụ thể để thấy rõ hơn đặc điểm của các dạng nhân vật truyện cười dân gian Việt Nam. 2.2. Năm 1991, cuốn giáo trình Văn học dân gian của GS. Đỗ Bình Trị cũng đã góp phần khá lớn vào công tác nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta. Cuốn giáo trình đã trình bày khá rõ lịch sử phát triển của văn học dân gian của người Việt và văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Khi nghiên cứu văn học dân gian trong từng thời kì, trong mục b) Giai đoạn nhân dân đấu tranh chống phong kiến và tiếp tục chống ngoại xâm (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX), tác giả đã khẳng định: “Ở nước ta, thời cuối Lê và thời Nguyễn là thời văncười được mùa lớn. Phần lớn truyện cười dân gian đã sưu tập được đều gắn với giai đoạn này. Vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy ở pho “tiếu lâm” ấy một hình ảnh độc đáo về chế độ phong kiến cuối mùa. Đó là một bức hí họa rộng lớn về hình thái xã hội phong kiến đang biến thành “trò hề” qua những mẫu những mẫu nhân vật tiêu biểu của nó: vua chúa, thần thánh, quan lại, sai nha, hào lí, phú ông và đủ các loại thầy bà (thầy đồ, thầy lang, thầy bói, thầy cúng, thầy địa, thầy chùa)… Trong truyện cười dân gian, vua không ra vua (Thôi! Đừng nói nữa mà tao thèm, Xin đại vương đình lại cho một đêm…), quan lại rặt mặt một phường tham nhũng, bất tài, ngu xu n, bói không ra một vị hiền tài lương tướng (Trinh với liêm, Trung thần nghĩa sĩ cả, Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa..); Thần thánh thì bị bỡn cợt mà chịu, không làm gì được quân báng bổ (Kiện trời…) Mũi nhọn đả kích của truyện cười dân gian đã chích đúng huyệt của hệ tư tưởng phong kiến, tức là đã sổ toẹt đúng cái chỗ vốn được coi là những giá trị cao cả của Nho giáo, mà giáo huấn chính thống đã tìm cách làm cho mỗi người dân đều tin 3 tưởng không điều kiện là “thiên năng” của những kẻ đại diện cho chế độ phong kiến”[11;145,146]. Những nhận định này đã gọi tên được những dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện cười dân gian. Tuy nhiên, việc phân tích đặc điểm của từng dạng nhân vật trong truyện cười dân gian còn chưa được nhà nghiên cứu đặt ra. Do đó, những nhận định trên mới chỉ là giới thuyết chung nhất về nội dung của truyện cười dân gian trong giai đoạn phát triển nở rộ của nó. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc nhận diện và phân tích những đặc điểm cụ thể của từng dạng nhân vật trong truyện cười dân gian Việt Nam. 2.3. Năm 1997, nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quảng Nhơn cũng cho tái bản cuốn giáo trình Văn học dân gian. Cuốn giáo trình đã cung cấp một cách hệ thống nhất đặc trưng, diện mạo văn học dân gian, khái quát tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam, sơ lược lịch sử văn học dân gian Việt Nam theo tiến trình lịch sử, phác thảo những đặc diểm của các thể loại văn học dân gian cụ thể. Trong đó có mục IV.Truyện cười đã giúp bạn đọc thấy rõ hơn đặc điểm của thể loại văn học dân gian này. Tuy không đi vào khai thác cụ thể đặc điểm của các loại nhân vật truyện cười, nhưng trong phần nội dung, tác giả cũng đã đề cập tới một vài loại nhân vật truyện cười: “Những hệ thống truyện cười vạch rõ những cảnh ngược đời trong xã hội phong kiến, sự giả tạo của những kẻ bóc lột, từ vua quan đến cường hào, lái buôn và những bọn tay sai của chúng[9;374]… Như vậy, trong những hệ thống truyện cười, đã hình thành những nhân vật mà việc làm và lời nói gắn với yêu cầu đấu tranh của nhân dân. Những nhân vật ấy luôn luôn tìm cách tiến công giai cấp thống trị” [9;376]. Tác giả giáo trình đã phân tích khá nhiều truyện cười dân gian tiêu biểu để minh chứng cho từng dạng nhân vật truyện cười. Do phần phân tích này là nhằm làm sáng rõ sự phong phú của nội dung truyện cười dân gian chứ không đi tìm hiểu từng dạng nhân vật truyện cười, nên những nhận xét, phân 4 tích vẫn chưa làm sáng tỏ những đặc điểm của từng dạng nhân vật trong truyện cười dân gian. Nhưng đây chính là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình tìm hiểu đặc điểm của các dạng nhân vật. Giáo trình cũng có điểm qua một số biện pháp nghệ thuật của truyện cười dân gian, nhưng chưa thật sự đầy đủ. Vì thế, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu rõ ràng và chi tiết hơn từng dạng nhân vật và từng thủ pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật truyện cười dân gian Việt Nam. 2.4. Năm 2002, trong cuốn giáo trình Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của GS. Đỗ Bình Trị (chủ biên) đã có riêng một bài Những đặc điểm thi pháp của truyện cười. Trong mục Nhân vật của truyện cười, tác giả đưa ra những nhận xét khái quát nhất về đặc điểm của nhân vật truyện cười; đặc điểm của nhân vật trong từng loại truyện; đặc điểm của nhân vật chính, nhân vật phụ. Cuốn giáo trình cũng đã trình bày một số thủ pháp gây cười quen dùng, đó là thủ pháp phóng đại, đặc tả hành vi buồn cười bằng cử chỉ, tư thế, lời nói của nhân vật và yếu tố “tục” trong truyện cười. Tuy nhiên, những vấn đề về nhân vật và phương thức thể hiện nhân vật truyện cười dân gian, tác giả chưa trình bày một cách cụ thể, chi tiết nên trong khóa luận này chúng tôi sẽ đi làm sáng rõ hơn từng vấn đề. 2.5. Cũng trong năm 2002, Giáo trình văn học dân gian, do Phạm Thu Yến chủ biên cũng đã có những nhận định, phân tích về vấn đề nhân vật truyện cười dân gian. Tác giả đã khẳng định: “Dù là kẻ tiện dân như cô Trinh chốn lầu xanh, những kẻ mày râu sợ vợ, tham ăn, dù là những vị quan võ bất tài suốt ba năm tập vẫn chưa một lần bắn trúng bia hay những vị quan huyện (cũng là một hạng quan văn) đóng kịch thanh liêm, dù là những ông vua mắc đủ tứ chứng nan y hay là những đấng thần linh rất đáng báng bổ như Diêm vương thèm ăn thịt chó, Phật Bà bất hiếu, Chúa Liễu keo kiệt… đều bị truyện cười chứng minh rằng: tất cả, không trừ ai, ở bất cứ thứ hạng xã hội nào, đều 5 có thể mắc những nhược điểm, những thói xấu cả, đều có thể trở thành cái đáng cười” [15;109]. Như vậy, tác giả cũng đã chỉ ra thế giới nhân vật trong truyện cười dân gian. Nhưng tác giả cũng chưa đi nhận diện từng dạng nhân vật cụ thể. Thế nên, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ thêm những nhận định đó của tác giả về thế giới nhân vật trong truyện cười qua việc khảo sát 75 truyện cười dân gian Việt Nam. 2.6. Năm 2011, trong luận án Tìm hiểu truyện cười Việt Nam của tác giả Triều Nguyên, ở mục Nhân vật trong truyện cười tác giả đã nêu ra các dạng nhân vật thường xuất hiện trong truyện cười: “Nhân vật trong truyện cười truyền thống có một số là quan lại, hào lí, sư sãi và các loại thầy (thầy đồ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói…), số ít hơn có nhân vật là Trời, Diêm Vương, Thành Hoàng, Thiên Lôi, với cách hành xử tương tự vua quan nơi trần thế, nhưng nhiều hơn cả là những người mắc khuyết tật về tinh thần như tham lam, keo kiệt, dốt nát, mê tín, nói khoác, ham dâm, sợ vợ… Như vậy, có thể nói nhân vật truyện cười mang tính phiếm chỉ cao…”[7;115,116]. Tác giả cũng chia nhân vật truyện cười làm hai loại là nhân vật chính và nhân vật phụ, từ đó nêu lên đặc điểm riêng của từng loại nhân vật này. 2.7. Năm 2012, tác giả Hoàng Tiến Tựu cũng đã cho xuất bản cuốn sách mang tên Một vài vấn đề về văn học dân gian cũng đã đưa ra những nhận xét, phân tích về các kiểu nhân vật trong truyện cười dân gian như tầng lớp quan lại, cường hào, địa chủ; các loại “thầy” trong xã hội (thầy đồ, thầy lang, thầy “bà”…) các nhân vật mang thói tật xấu trong xã hội… Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai vấn đề này trong khóa luận. 2.8. Năm 2015, sinh viên Lê Thị Tuyết Nhung đã có bài báo cáo tham gia Hội thảo khoa học – Giao lưu cụm Trung Bắc, mang tên Nhân vật thầy đồ trong truyện cười dân gian Việt Nam. Bài báo cáo đã nêu rõ ràng, chi tiết đặc điểm nhận dạng, những thói xấu được tác giả dân gian phê phán ở nhân vật 6 thầy đồ trong truyện cười dân gian Việt Nam. Bài báo là một trong những gợi ý quan trọng cho chúng tôi tìm hiểu đặc điểm kiểu nhân vật thầy đồ trong truyện cười dân gian. 2.9. Không chỉ vậy, truyện cười còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khác như: ngôn ngữ học, logic học… Đó là khóa luận Hiểu ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam của sinh viên Phạm Thị Thanh Bình; Hiệu quả của biện pháp quy định trong truyện cười dân gian Việt Nam của sinh viên Lưu Xuân Bình; Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam của sinh viên Trịnh Hương Ngọc; Luận án tiến sĩ Truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc độ dụng học của Nguyễn Hoàng Yến; Khóa luận Đặc điểm ngữ nghĩa – logic trong truyện cười bác Ba Phi của Võ Thị Ánh Nguyệt… Những kết quả nghiên cứu về truyện cười mà chúng tôi đã liệt kê ở trên tuy chưa thật đầy đủ về vấn đề nhân vật trong truyện cười dân gian, nhưng đó sẽ là cơ sở lí luận quan trọng, là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi chúng tôi đi vào nghiên cứu, triển khai các nội dung của đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện những đặc điểm của các dạng nhân vật truyện cười - Phát hiện một số phương thức thể hiện nhân vật truyện cười dân gian 4. Phạm vi nghiên cứu - Tư liệu: Truyện cười Việt Nam gồm hai bộ phận là truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại, nhưng trong đề tài này chúng tôi chỉ xem xét vấn đề nhân vật trong truyện cười dân gian. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung vào những truyện cười trong kho tàng văn học dân gian. Về việc phân loại truyện cười dân gian có rất nhiều quan niệm, nhưng chúng tôi sẽ đi theo cách phân loại truyện cười làm hai loại: truyện cười kết 7 chuỗi và truyện cười không kết chuỗi. Nên trong quá trình khảo sát chúng tôi cũng lựa chọn cả những truyện cười kết chuỗi. Do dung lượng khóa luận nên chúng tôi chỉ đi khảo sát 75 truyện bao gồm các truyện cười dân gian trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng và trong Tiếng cười dân gian Việt Nam của Trương Chính và Phong Châu (sưu tầm). - Nội dung: Nhận diện những đặc điểm của các dạng nhân vật trong truyện cười dân gian Việt Nam và các phương thức được tác giả dân gian sử dụng để khắc họa hình tượng nhân vật truyện cười dân gian Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp - Vấn đề nhân vật truyện cười dân gian Việt Nam đã được quan tâm nhưng sự quan tâm đó còn chưa thật chi tiết, trọn vẹn và vẫn có thể khai thác thêm. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài này với hi vọng sẽ góp phần cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về các dạng nhân vật của truyện cười dân gian Việt Nam trên các phương diện đặc điểm nhân vật và các phương thức thể hiện nhân vật truyện cười dân gian. - Khóa luận có thể được dùng như một tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy các văn bản truyện cười trong nhà trường. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của khóa luận gồm hai chương: 8 Chương 1. Nhận diện các kiểu nhân vật trong truyện cười dân gian Việt Nam Chương 2. Cách thể hiện nhân vật trong truyện cười dân gian Việt Nam 9 NỘI DUNG Chương 1. NHẬN DIỆN CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM Nhân vật trong truyện cười khá đa dạng và phong phú gồm đủ mọi hạng người trong xã hội, nhưng có thể khái quát thành ba kiểu nhân vật tiêu biểu: nhân vật là những kẻ đại diện cho bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến; nhân vật là kẻ đại diện cho tầng lớp trí thức trong xã hội và nhân vật là những người bình dân với những thói hư tật xấu. Ở mỗi kiểu nhân vật, ta lại có thể xác định được diện mạo cụ thể của mỗi hạng người, kiểu người với những nét đặc điểm khác nhau, nhưng ở họ luôn tồn tại những thói hư tật xấu mà nhân dân muốn vạch trần. Tác giả dân gian thông qua việc xây dựng những kiểu nhân vật này nhằm mục đích phản ánh, tố cáo, châm biếm và đả kích sâu cay những bất công ngang trái, những cái xấu xa đang hiển hiện trong xã hội. 1.1.Những kẻ đại diện cho bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến Giai cấp phong kiến từ lâu đã là một trở ngại trên con đường tiến hóa của dân tộc. Truyện cười dân gian đã phát triển đặc biệt trong thời kì suy vong của giai cấp phong kiến vì khi ấy giai cấp này đã bộc lộ đầy đủ bản chất xấu xa, sự lỗi thời, phản động, hài hước. Và một trong những tác dụng nổi bật của truyện cười dân gian là trở thành vũ khí chiến đấu lợi hại của các tầng lớp nhân dân lao động. Cho nên, đối tượng trước tiên mà truyện cười dân gian chĩa mũi nhọn đả kích, châm biếm chính là giai cấp thống trị, những kẻ đại diện, đứng đầu bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến. Truyện cười đã vạch rõ những cảnh ngược đời, sự thối nát, mục ruỗng trong xã hội, sự giả tạo của những kẻ bóc lột từ vua quan cho đến cường hào và những bọn tay sai của chúng. Có thể nói truyện cười dân gian chính là bản cáo trạng đầy đủ nhất sự 10 xấu xa, những thói hư tật xấu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. 1.1.1. Vua chúa Trong xã hội phong kiến, vua được coi là thiên tử (con trời) là người đứng đầu, cai trị toàn bộ đất nước. Vì vậy, vua phải là một người anh minh, có trọng trách vĩ đại là làm cho muôn dân được thái bình, no đủ.Thế nhưng đấng thiên tử đó trong truyện cười dân gian lại hiện lên với đầy những thói hư tật xấu, vua không ra vua. Hệ thống truyện cười có tính tố cáo, chiến đấu mạnh mẽ nhất đối với những vị vua chúa phong kiến phải kể tới là trong hệ thống truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Truyện Xiển Bột… Hệ thống truyện này phục vụ đắc lực cho mục đích tấn công vào giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Tiêu biểu nhất là truyện Tứ chứng nan y trong hệ thống truyện Xiển Bột. Xiển là thầy thuốc giỏi nên thường được cho vào kinh chữa bệnh cho vua. Xiển rất thông minh, mượn cớ là nghe thấy thiên hạ đồn rằng vua bị bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là “tứ chứng nan y” (què, mù, câm, điếc) để chửi nhà vua. Xiển lí giải bệnh “tứ chứng nan y” đó của nhà vua là có nguyên do cả “Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh qu n trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họ lầm tưởng là ngài điếc”. Với lời lí giải “bệnh tình” đó, Xiển đã vạch hết tất cả những căn bệnh xấu xa, tiêu cực của một ông vua khi đất nước đang phải đối mặt với họa xâm lăng. Đó là một ông vua bù nhìn, vô tích sự chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, phó mặc vận mệnh của dân tộc, để muôn dân vùi trong đau khổ. 11 Trạng Quỳnh cũng rất khôn ngoan khi mượn những người hàng thịt để chửi vua trong truyện Tiên sư thằng bảo thái. Truyện kể rằng một hôm, Quỳnh cho người ra bảo các hàng thịt là ngày mai Trạng đặt tiệc đãi các quan, cần mỗi hàng bán cho mấy cân, nhưng phải thái sẵn cho đỡ mắc công người nhà. Các hàng thịt mừng rỡ, sáng sớm đã thái thịt để đấy chờ người nhà Trạng đến lấy. Ai ngờ đợi mãi đến trưa mà cũng chẳng thấy ai, họ bèn tới nhà Trạng thì nhà vắng tanh, chẳng có khách khứa gì cả. Hỏi thì Trạng bảo không biết, cứ gọi thằng nào bảo thái mà chửi. Bọn hàng thịt tức mình về cứ gọi thằng bảo thái mà chửi: Tiên sư thằng “Bảo thái”! Tiên sư thằng “Bảo thái” (Bảo Thái là niên hiệu nhà vua) thành thử vua bị dân hàng thịt chửi một bữa inh cả phố. Không chỉ những vị vua trên trần thế mà ngay cả vị vua nghiêm minh chốn âm ti đáng sợ cũng trở thành nhân vật để tác giả dân gian đưa vào truyện cười để bóc trần bản chất. Diêm Vương - người đứng đầu, cai trị cả âm phủ, nắm mọi quyền thưởng phạt trong tay, có trọng trách xử phạt nghiêm minh đối với những hồn ma dưới âm ti. Thế nhưng, Diêm Vương uy nghi đó trong Diêm Vương thèm ăn thịt lại hiện lên với bản tính tham ăn. Truyện kể rằng có một con lợn bị làm thịt, oan hồn xuống âm phủ, tố cáo với Diêm Vương tội ác của bọn đồ tể. Diêm Vương bảo nó kể rõ đầu đuôi tội ác của bọn đồ tể. Lợn khai rằng bọn người độc ác đã trói lợn lại, đè ngửa ra trọc tiết. Xong họ lại đổ nước sôi lên mình lợn, cạo lông. Diêm Vương muốn biết tội ác còn đi xa tới đâu nữa, ý chừng để quyết định đưa ra một hình phạt đích đáng. Lợn bèn khai tiếp:…Sau đó họ bắc chảo đổ mỡ vào… rồi phi hành mỡ cho thơm, tra mắm muối xào lên… Diêm Vương nghe nói tới đó vội ngăn lại: Thôi, thôi!... đừng nói nữa mà tao thèm. Đến đây Diêm Vương đã tự lột cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của mình. Lúc đầu, Diêm Vương cũng làm ra vẻ thương kẻ xấu số, sẵn sàng trừng trị bọn người độc ác kia. Nhưng khi nghe lời tố cáo đến đoạn xào 12 thịt lợn thì Diêm Vương đã vô tình bộc lộ chân tướng, bản chất của một kẻ thích chén thịt. Hay trong Xin đại vương đình lại cho một đêm và Đi tu phải tội tác giả dân gian đã tố cáo sự mù mờ trong việc xử án của Diêm Vương. Những kẻ xấu xa đáng ra phải chịu trừng phạt thì lại được hưởng khoan hồng, cho đầu thai làm người, còn những người khi sống làm việc tốt thì khi xuống âm phủ lại bị trừng phạt. Truyện Xin đại vương đình lại cho một đêm, hồn tên trộm trâu và hồn gái đĩ ngang nhiên ngụy tạo “lòng nhân đức”đã qua mắt được Diêm Vương, được Diêm Vương cho đầu thai làm quan lớn, làm bà lớn. Còn hồn ma thầy thuốc vì cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh, dám cản lệnh bắt hồn của Diêm Vương nên đã bị đem bỏ vạc dầu. Câu cuối mà hồn thầy thuốc van xin nghe như một sự ngược đời, trái đạo lý làm người nhưng nó đã tố cáo, vạch trần sự thật, sự bất công, ngang trái của chốn minh ti: Xin Đại Vương đình lại cho một đêm, để tôi về mách bảo con trai đi ăn trộm, con gái tôi đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vạc dầu. Như vậy, ở đây không tồn tại công lí, phải - trái, trắng - đen đã bị đảo lộn hoàn toàn, đảo lộn một cách trắng trợn. Như vậy, dù trực tiếp tố cáo vua chúa hay gián tiếp phê phán qua nhân vật Diêm Vương, thì tác giả dân gian cũng đã đánh trúng huyệt của những kẻ thống trị, những kẻ đứng đầu đất nước với đầy rẫy những thói xấu xa, tầm thường đến ti tiện.Vạch trần sự giả đạo đức của bọn đầu sỏ phong kiến. Chúng không trực tiếp ra tay đàn áp quần chúng, còn cố tỏ ra vẻ bảo vệ công lí, bảo vệ nhân dân nhưng thực chất chúng lại chính là kẻ được hưởng thụ nhiều nhất từ việc bóc lột nhân dân. Đó là những “hôn quân bạo chúa”, những ông vua giả nhân giả đức, bù nhìn, vô tích sự làm hại đến cả một quốc gia, dân tộc. 13 1.1.2. Quan lại Dưới vua là tầng lớp quan lại triều đình, quan lại được tuyển chọn kĩ càng thường phải là những người học rộng biết nhiều, có tài năng hơn người và phải đem tài năng đó dốc lòng, dốc sức giúp dân, giúp nước. Bởi vậy, tầng lớp quan lại xưa thường được gọi với danh từ “quan phụ mẫu”, tức quan là cha, là mẹ của dân, quan phải coi dân như con. Thế nhưng, khi chế độ phong kiến bước vào thời kì suy vong thì bộ máy quan lại đã bộc lộ hoàn toàn sự thối nát, bản chất bóc lột của nó. Chính vì vậy mà trong truyện cười, cũng giống như vua chúa thì quan lại trở thành đối tượng tiêu biểu được tác giả dân gian đặc biệt chú ý khắc họa thành “những bức tranh biếm họa” . Ở đây, tất cả những vị “quan phụ mẫu” đều cùng một phường tham nhũng, bất tài, ngu xuNn, đạo đức giả bói không ra một vị trung thần, lương tướng. Tiếng cười bật ra ở sự mâu thuẫn giữa những nguyên tắc đạo đức mà những vị “quan phụ mẫu” thường nói với những việc làm tham ô, hủ hóa, ham dâm vô độ; mâu thuẫn giữa những hành vi hống hách, oai vệ với sự thật là hèn nhát, bất tài, vô dụng. Bản tính tham ô, tham nhũng của “quan phụ mẫu” đã được phơi bày qua truyện Ông huyện thanh liêm. Truyện đã giới thiệu một ông quan huyện có tiếng là thanh liêm, xưa nay chưa hề nhận của đút bao giờ. Một lần, có làng kia nhờ quan giúp cho mà được kiện. Dân làng mang lễ vật đến mấy lần nhưng đều bị quan gạt đi. Dân làng không biết làm cách nào, bèn đút lót với quan bà. Quan bà cũng nhất định từ chối và cho biết rằng nếu nhận của đút sẽ bị quan ông rầy la. Dân làng năn nỉ mãi, quan bà mới nể lòng mà bảo rằng: Quan huyện nhà tôi tuổi “tí”. Vậy dân làng hãy về đúc một con chuột bằng vàng, gọi là để làm vật kỉ niệm. Tôi sẽ cố trình với quan giúp, may ra lọt chăng. Dân làng làm theo lời của bà huyện đã bày cho. Bà huyện đã nhận con chuột vàng nhưng không dám nói cho chồng, sợ bị quở trách. Về sau, khi quan huyện đã về quê, vô tình thấy con chuột vàng mới hỏi nguồn gốc. Bà 14 huyện kể lại hết chuyện cũ. Nghe xong, quan huyện đùng đùng nổi giận và mắng: Sao bà ngốc thế? Ai lại bảo tuổi tí! Giá cứ bảo tuổi “sửu” có được không. Thì ra sự thanh liêm của quan huyện chỉ là giả tạo, lòng tham của “ngài” còn hơn gấp mấy nghìn lần lòng tham của bà huyện. Truyện đã soi rọi đúng tim đen của những quan lại khôn ngoan nhất, nhưng cũng là giả đạo đức nhất. Như vậy, qua truyện tác giả dân gian đã khẳng định một chân lí ngàn đời: “đã là quạ con nào cũng đen, đã là quan lại thì tên nào cũng tham ô”. Trong truyện Phải bằng hai cũng đã tố cáo thói “ăn bNn” của tầng lớp quan lại phong kiến. Viên lí trưởng trong truyện được giới thiệu là nổi tiếng xử kiện giỏi. Song cái tiếng tăm ấy lại hoàn toàn đối lập với thực chất thối nát bên trong. Cả anh Ngô và anh Cải đều phải lo đút lót trước cho lí trưởng để mong giành được phần thắng. Cải đút năm đồng nhưng Ngô thì đút tới mười đồng nên lí trưởng tuyên bố đánh phạt anh Cải mười roi vì đã đánh anh Ngô đau hơn. Cải vội vàng xòe năm ngón tay: Xin xét lại, lẽ phải về con mà vì nghĩ rằng năm đồng của mình đã mua được lẽ phải. Thế nhưng quan cũng đáp lại thắc mắc đó của Cải bằng hành động đáng cười, quan cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt và nói: Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày. Quan xử kiện dựa trên “cái lí” của đồng tiền, mười đồng gấp hai lần năm đồng, vậy Ngô phải bằng hai lần Cải. Như vậy, lẽ phải, sự công bằng không còn ý nghĩa gì ở chốn công đường nữa, mà ở đây lẽ phải thuộc về kẻ nhiều tiền đút lót. Truyện đã vạch trần chất bản chất tham nhũng, ăn của đút của tầng lớp quan lại xưa, những kẻ được xem là người cầm cân nảy mực, cầm cán cân công lí của xã hội nay sẵn sàng vì đồng tiền mà thay đổi công bằng, công lí. Không chỉ tham ô, ăn hối lộ, mà “quan phụ mẫu” còn “ăn cướp” một cách trắng trợn giữa ban ngày như ông quan trong truyện Quan lớn mua vàng. Theo lệ xưa, quan mua món gì cũng sẽ chỉ phải trả tiền một nửa. Lúc đi mua 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan