Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945 1975 (2016)...

Tài liệu Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945 1975 (2016)

.PDF
69
157
130

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ VÂN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH 1945 - 1975 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận Văn học Người hướng dẫn: ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học và đặc biệt là Thạc sĩ Giảng viên Hoàng Thị Duyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô. Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô. Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Vân LỜI CAM ĐOAN Khóa luận Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975 được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên - Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên. Tôi xin cam đoan: khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng khớp với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5 6. Đóng góp của khóa luận...........................................................................6 7. Bố cục khóa luận ......................................................................................6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ.....................................................................................7 1.1. Vài nét về ngôn từ nghệ thuật ...............................................................7 1.1.1. Quan niệm về ngôn từ nghệ thuật ..................................................7 1.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật .................................................8 1.1.3. Các thành phần cơ bản của ngôn từ nghệ thuật .........................11 1.2. Vài nét về loại hình ký văn học nói chung và thể loại nhật ký nói riêng 11 1.2.1. Vài nét về loại hình ký văn học ....................................................11 1.2.2. Khái quát về thể loại nhật ký .......................................................12 Chương 2. ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH 1945-1975 ..........................................................................17 2.1. Ngôn từ hướng nội ..............................................................................17 2.2. Ngôn từ giàu tính trữ tình................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Ngôn từ mang tính tự nhiên, đời thường .......... Error! Bookmark not defined. 2.4. Ngôn từ mang tính chân thực ..............................................................24 2.5. Ngôn từ mang tính quy ước, ẩn dụ .....................................................35 Chương 3. MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DỰNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT KÝ CHIẾN TRANH 1945-1975.........................................40 3.1. Cấp độ từ vựng: sử dụng linh hoạt và độc đáo nhiều lớp từ vựng......40 3.2. Cấp độ câu ...........................................................................................43 3.2.1. Cấu trúc câu đa dạng, gợi cảm ....................................................43 3.2.2. Những câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin .................46 3.2.3. Sử dụng linh hoạt các loại câu kể, câu tả và câu cảm thán.........49 KẾT LUẬN ....................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tàis Mỗi một loại hình nghệ thuật đều tồn tại những chất liệu riêng để cấu thành nên nó. Nếu như giai điệu và ca từ là chất liệu của âm nhạc, đường nét và màu sắc làm nên hội họa thì đối với văn học, ngôn từ chính là chất liệu chủ đạo, là phương tiện chủ yếu mang tính đặc trưng. Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ. Ta có thể thấy, không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn học bởi ngôn từ vật chất hóa, cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện… Với nhật ký, một thể loại mang tính chất riêng tư, đời thường, ghi chép lại những sự việc, suy nghĩ, cảm xúc cá nhân bằng những câu chữ thì ngôn từ lại càng đóng một vai trò quan trọng, góp phần phân biệt nhật ký với các thể loại văn học khác và tạo nên diện mạo của thể loại. Chính vì vậy, khi khám phá một tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, một tác phẩm ở thể loại nhật ký nói riêng thì tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Văn học là bức tranh chân thực phản ánh đời sống. Theo dòng chảy của thời gian và dấu ấn lịch sử của dân tộc, văn học đã có những phản ánh kịp thời, ghi lại những mốc son hào hùng, đáng nhớ của cha ông. Đặc biệt, với những giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc, văn học lại có những sự phản ánh với những khuynh hướng khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến giai đoạn lịch sử 1945-1975, những năm mà nhân dân cả nước dồn hết sức người sức của cho cuộc kháng chiến cứu nước, những năm mà văn học nói chung và thể ký nói riêng tập trung toàn lực để phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc thì khuynh hướng sử thi là đặc điểm bao trùm lên cả nền văn học, nó chi phối và ảnh hưởng rõ nét đến các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Các sáng tác của họ dù có dung lượng hạn chế của một bài tùy bút hay mở rộng 1 tới bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết dài, dù câu chuyện chỉ diễn ra quanh một tình huống của một con người hay có quy mô bao quát cả một giai đoạn lịch sử, một chiến dịch lớn thì các tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề hệ trọng của dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nước và nhân dân. Ký và văn xuôi giai đoạn này đặc biệt phát triển, tiêu biểu phải kể đến những tác phẩm: Tập truyện và ký Bức thư Cà Mau (1965) của Anh Đức, tập ký Cửu Long cuộn sóng (1965) của Nguyễn Thi… Khuynh hướng sử thi không chỉ ảnh hưởng nhiều đến nội dung của các sáng tác thời kỳ này mà nó còn tác động mạnh mẽ đến khía cạnh khai thác ngôn từ, đặc điểm từ ngữ, câu văn, các thủ pháp sáng tạo về ngôn từ… Năm 2005 với sự xuất hiện của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và tiếp theo đó là sự công bố hàng loạt những cuốn nhật ký chiến tranh khác như: Vũ Tú Nam: Những năm tháng ấy, cuốn nhật ký mang tên Đường Về của liệt sĩ sỹ quan đặc công Phạm Thiết Kế, Nhật ký Trình Văn Vũ…Ngay khi được công bố, những cuốn nhật ký này đã làm rung động hàng triệu con tim của bạn đọc; rất nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, nhiều bài phê bình, đánh giá về nhật ký chiến tranh xuất hiện. Tuy vậy, các cuộc hội thảo, các bài viết, nghiên cứu mới dừng lại ở việc giới thiệu về cuốn sách, khai thác thông tin bên lề tác phẩm, tìm hiểu cuộc đời, thân thế tác giả cũng như nghiên cứu về chiến tranh… chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu tìm hiểu nghệ thuật của thể loại văn học đặc biệt này. Những đặc trưng về ngôn từ trong thể loại nhật ký nói chung và nhật ký chiến tranh nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu, đề cập và tìm hiểu một cách tỉ mỉ. Vì những lí do trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975 với mong muốn khóa luận sẽ góp phần tìm ra một hướng đi mới trong việc nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật cơ bản nhất của thể loại nhật ký chiến tranh đó là ngôn từ nghệ thuật. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với đặc trưng thể loại “nhật ký” là những ghi chép mang tính chất riêng tư vì thế có thể nói trước những năm 1986, sự xuất hiện của chúng không nhiều, chưa thu hút được sự chú ý, quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Vì thế sự góp mặt của nhật ký chiến tranh trên diễn đàn văn học trong giai đoạn gần đây được cho là của “hiếm” vì chưa có một công trình nào đi sâu vào tìm hiểu về thể loại nhật ký chiến tranh này, đặc biệt ở khía cạnh ngôn từ. Từ sau 1986, đặc biệt là từ năm 2005 với sự xuất hiện đầu tiên của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm của một nữ bác sĩ - liệt sĩ đã được công bố trong xã hội và tạo ra một “cơn sốt” về nhật ký chiến tranh, tiếp theo đó là Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc; Nhậtký chiến tranh của Chu Cẩm Phong; Những năm tháng ấy của Vũ Tú Nam; Đường Về của Phạm Thiết Kế; Nhật ký Trình Văn Vũ… đã thực sự gây được ấn tượng mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, khiến các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn sâu rộng và nghiêm túc với thể loại văn học đặc biệt này. Bên cạnh sự xuất hiện của những cuốn nhật ký gây xôn xao dư luận thì hàng loạt các bài viết, bài giới thiệu, phê bình… cũng được ra mắt với tần suất lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng, điển hình phải kể đến hàng chục bài báo viết về đề tài này với những nội dung phong phú khác nhau: - Những bài báo mang tính chất giới thiệu về hành trình của cuốn nhật ký đã được phát hiện và lưu giữ bởi người lính bên kia giới tuyến trong suốt 35 năm trải qua bao khó khăn mới tìm được gia đình tác giả và cho in thành sách (Nhật ký Đặng Thùy Trâm): Đọc nhật ký chiến tranh: Một tác phẩmvăn học kỳ lạ [27], Thêm một cuốn nhật ký chiến tranh xúc động [25], Có thêm một nhật ký chiến tranh chân thật [22]. 3 - Những bài nói về hiệu ứng xã hội của các cuốn nhật ký: Đọc nhật ký chiến tranh để lấy tinh thần cho một cuộc chiến mới [2],Qua Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm nghĩ về văn hóa đọc [13], Nhật ký Trình Văn Vũ - thấp thoáng một tâm hồn thi sĩ (Lê Hồng Qùy), Những trang nhật ký thấm đẫm chất anh hùng ca và lãng mạn người lính (Dương Phương Toại)…Những bài viết này đã có tác động tích cực tới dư luận xã hội, khiến cho độc giả có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ đại mà thế hệ cha anh đã đi qua; những khó khăn gian khổ và sự hi sinh vô tư vì lý tưởng tuổi trẻ. Hơn thế nữa, nhờ đó mà văn hóa đọc được hưởng ứng sâu rộng, thu hút hàng triệu độc giả đón đọc và theo dõi cuộc hành trình cùng số phận để cuốn nhật ký đến được với bạn đọc ngày hôm nay. - Những bài nghiên cứu về nhật ký chiến tranh có tính chất chuyên sâu xuất hiện rất ít: Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh của tác giả Tôn Phương Lan đã mang đến cho độc giả cái nhìn chân thực nhất về hiện thực chiến tranh và sự tàn khốc của nó; bài nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong [13] đã chỉ ra những nét đặc trưng về ngôn ngữ trong cuốn nhật ký cùng các thủ pháp xây dựng ngôn ngữ của nhà văn khoác áo lính Chu Cẩm Phong. Có thể nói, nghiên cứu về nhật ký chiến tranh bước đầu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm. Cũng đã có những bài nghiên cứu đi vào tìm hiểu khía cạnh ngôn ngữ trong nhật ký chiến tranh, tuy nhiên đây chỉ là những bài nghiên cứu về một tác phẩm nhật ký nhất định của một tác giả nào đó chứ chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào khái quát về đặc trưng ngôn từ trong nhật ký của cả một giai đoạn cụ thể. Chính vì vậy, đề tài khóa luận của chúng tôi đã tìm một hướng đi mới trong việc nghiên cứu về nhật ký chiến tranh, đó là khai thác khía cạnh đặc trưng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh giai đoạn 1945- 4 1975. Khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô cùng toàn thể hội đồng nhận xét và cho ý kiến đóng góp để khóa luận hoàn thiện hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo về ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975; chỉ ra những thủ pháp tiêu biểu trong sáng tạo ngôn từ nghệ thuật của tác giả, tất nhiên không tách rời nó với việc thể hiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung của cuốn nhật ký. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn từ trong văn học nói chung và ngôn từ trong thể ký, nhật ký nói riêng, khóa luận có nhiệm vụ chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn từ nghệ thuật của nhật ký chiến tranh giai đoạn 1945-1975 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nhật ký chiến tranh 1945-1975 cụ thể: Đường Về: Phạm Thiết Kế; Những năm tháng ấy: Vũ Tú Nam; Nhật ký Trình Văn Vũ; Nhật ký Đặng Thùy Trâm 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu đối tượng theo quan điểm hệ thống - Phương pháp so sánh hệ thống - Phương pháp lịch sử phát sinh 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Nhật ký chiến tranh là thể loại khá mới mẻ. Cũng vì mới mẻ mà những đóng góp của nhật ký chiến tranh cho dòng văn học viết về đề tài chiến tranh nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung dường như vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Trên nền tảng những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận Ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945-1975 chỉ ra những nét đặc trưng độc đáo về ngôn từ nghệ thuật cùng những thủ pháp tiêu biểu trong sáng tạo ngôn từ nghệ thuật của các tác giả nhật ký giai đoạn này. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính của khóa luận sẽ được triển khai theo bố cục sau: Chương 1. Những vấn đề chung về ngôn từ nghệ thuật và khái quát thể loại nhật ký. Chương 2. Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh 1945 - 1975 Chương 3.Thủ pháp xây dựng ngôn từ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh. 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ KHÁI QUÁT THỂ LOẠI NHẬT KÝ 1.1. Vài nét về ngôn từ nghệ thuật 1.1.1. Quan niệm về ngôn từ nghệ thuật Từ trước đến nay, ngôn ngữ được coi là một phương tiện giao tiếp trọng yếu và quan trọng nhất của loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người truyền đạt được những suy nghĩ, tư tưởng, mục đích, ý định với nhau để có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [20, 688]. Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận định: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa” [17;14] Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nghệ thuật ngôn từ xa xưa đã bao gồm không chỉ thơ trữ tình, kịch, sử thi mà bao gồm cả nghệ thuật hùng biện dùng trong giảng đạo, trong xét xử, trong diễn thuyết chính trị trước công chúng. Ngày nay với sự phát triển của báo chí và phương tiện truyền thông đại chúng thì phạm vi của nghệ thuật ngôn từ còn rộng hơn và đổi khác. Do vậy, khi nói văn học là nghệ thuật, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệ thuật đó tức là loại hình sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì mục đích nghệ thuật. Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn…”[7;215]. Ở đây, ta cần phân biệt rõ ngôn ngữ tự nhiên 7 và ngôn ngữ nghệ thuật. Nếu như ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu đầu tiên con người dùng để diễn đạt ý nghĩa, diễn đạt tình cảm nảy sinh trong hoàn cảnh nhất định một cách cảm tính thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, được phát triển từ hệ thống tín hiệu thứ nhất, có nhiệm vụ thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Ngôn ngữ tự nhiên có chức năng giao tiếp là chủ yếu, còn có chức năng thứ yếu là chức năng thẩm mĩ. Nhưng đối với ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ là chức năng cơ bản nhất, quan trọng nhất. Đó là ngôn ngữ giàu tính hình tượng nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc. Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn ngữ văn hoá toàn dân. Nó được hoàn thiện nhờ tài năng và khả năng sáng tạo của nhà văn. Qua ngôn từ nghệ thuật, người đọc không chỉ khám phá được tư tưởng, quan niệm của người viết gửi gắm trong tác phẩm mà còn thấy được phong cách cá nhân của nhà văn đó. 1.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Văn học sử dụng ngôn ngữ nhưng văn học và ngôn ngữ là hai loại hình ký hiệu khác nhau, do đó không thể suy trực tiếp đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật từ đặc điểm của ngôn ngữ thông thường. Mà đây là điều nhầm lẫn rất phổ biến. Ngôn từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một ý nghĩa mà không một phát ngôn đồng nghĩa nào có thể thay thế được. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Chẳng hạn như tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt đã chỉ ra tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ 8 thuật là: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hoá và tính cụ thể hoá. Tác giả Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ học từ vựng đã bổ sung thêm tính hệ thống bên cạnh bốn tính chất của tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra. Nguyễn Phan Cảnh trong chuyên luận Ngôn ngữ thơ (2000) đã nhấn mạnh tính tạo hình, tính biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật. Nguyễn Thế Lịch trong bài viết Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật (TCNN số 4- 1998) cho rằng: ngôn ngữ nghệ thuật có tính chính xác, tính hàm súc, tính phóng đại, tính cách điệu và tính tổ chức. Trong cuốn Lý luận văn học (NXB GD-2006), Hà Minh Đức (chủ biên) thì cho rằng tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học… Tóm lại, từ những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể nhìn nhận khái quát những tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật, đó là: tính chính xác, tính hình tượng, tính cấu trúc, tính hệ thống, tính cá thể hoá. Tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ một yêu cầu rất quan trọng của văn học là nó phải phản ánh hiện thực một cách chân thực, đầy đủ như nó vốn có. Giống như nhà bác học Lê Quý Đôn từng nói: “văn muốn hay trước hết phải đúng”. Nói rõ hơn, đây chính là khả năng của ngôn ngữ văn học có thể biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu tả đúng cái mà nhà văn muốn biểu hiện. Tính chính xác là đặc trưng cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ nghệ thuật Tính hình tượng là khả năng gợi lên những hình tượng nghệ thuật đưa ta thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng. Tính hình tượng của ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt như các loại từ, các phương thức chuyển nghĩa để soi sáng một vật này qua vật khác. Ngôn ngữ nghệ thuật không chấp nhận những mô hình có sẵn mà tính hình tượng của nó thể 9 hiện ở sự thống nhất giữa mặt tạo hình và mặt biểu đạt của văn bản ngôn từ. Hai bình diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo thành một tác phẩm hoàn hảo. Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một cấu trúc có tính hệ thống. Trong một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu. Là sự kết hợp hữu cơ giữa văn bản ngôn từ (về mặt hình thức biểu đạt, chất liệu), hệ thống hình tượng (thành tố trung gian gắn bó thành tố và nội dung) và các lớp nội dung ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật (cấu trúc chiều sâu: chủ đề tư tưởng, cảm xúc), cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu có sự thống nhất căn bản: nội dung nào thì hình thức ấy. Tính cấu trúc và tính hệ thống của ngôn ngữ tự nhiên biểu hiện ở mối quan hệ bên trong ngôn ngữ (chủ thể lời nói luôn luôn thống nhất) thì với ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện chủ yếu trong quan hệ với các nhân tố ngoài ngôn ngữ (hình tượng nghệ thuật, phong cách tác giả, tác phẩm, khuynh hướng trào lưu văn học, hệ tư tưởng, quan hệ thẩm mĩ thời đại). Từ mối quan hệ đó, văn bản tác phẩm trở thành một bản hoà tấu có một tổng hợp lực mạnh mẽ, tác động tới người tiếp nhận văn bản. Ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hoá và đó chính là đặc điểm phong cách tác giả thể hiện trên văn bản nghệ thuật. Nó thể hiện qua các thao tác sử dụng ngôn từ, các thủ pháp sáng tạo mà tác giả sử dụng để xây dựng hình tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật được cá thể hoá khi nó mang dấu ấn phong cách tác giả, tức là mang quan niệm của tác giả về đời sống con người. Những nhân tố ảnh hưởng đến bút pháp tác giả, hệ thống hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm đó là các biện pháp thể hiện hình tượng và nội dung tư tưởng sự vận dụng ngôn ngữ qua các thao tác. Ngôn từ nghệ thuật đạt tới tính cá thể (có phong cách) phải thể hiện được nhân cách, tâm hồn, tư tưởng của nhà văn thông qua những thao tác lựa chọn từ vựng, phương 10 thức thể hiện giọng điệu của họ. Tác giả có phong cách ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo phải là người có quan niệm nghệ thuật riêng, cái nhìn riêng đối với đời sống con người và phải được biểu đạt bằng một giọng điệu riêng, tiếng nói riêng của mình. 1.1.3. Các thành phần cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Nếu như trong thơ trữ tình, kiểu nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giới nghệ thuật là lời trực tiếp của nhân vật trung tâm thì trong văn xuôi tự sự các kiểu lời lại phong phú hơn nhiều: ngôn ngữ nhân vật có lời đối thoại, lời độc thoại, độc thoại nội tâm; ngôn ngữ trần thuật có lời kể, lời tả, lời bình luận trữ tình, các kiểu lời trung gian như lời nửa trực tiếp, sự đan xen các kiểu lời. Tuỳ thuộc vào các chức năng của mỗi kiểu lời và khả năng vận dụng của mình, mỗi nhà văn lại sử dụng và phát huy các kiểu lời ấy trong quá trình sáng tạo nghệ thuật 1.2. Vài nét về loại hình ký văn học nói chung và thể loại nhật ký nói riêng 1.2.1. Vài nét về loại hình ký văn học Ký là loại hình văn học có nhiều biến thể. Nghĩa gốc của chữ “ký” là ghi chép một sự việc nào đó để không quên. Phải có chữ viết rồi mới có ghi chép, cho nên so với các thể loại văn thơ cách luật, ký văn học xuất hiện muộn; lịch sử của nó gắn liền với lịch sử của văn học bác học. Ở Việt Nam, sau năm 1945, chúng ta có cả một nền văn học ký. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hiện thực hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để lại dấu ấn đậm nét trong ký của Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải Anh Đức, Hoàng Phủ Ngọc Tường.. Tuy xuất hiện muộn nhưng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lịch sử của ký cũng đã trải qua nhiều giai đoạn, vận động, phát triển với rất nhiều sự đổi thay và hàng loạt những biến thể. Từ văn học trung đại đã thấy có lục, thực, ngữ lục, tạp văn, mạn lục, tiểu lục, tiệp bút, toái sự, mị ngữ, khảo, văn 11 chú, truyện ký, sử ký, ký sự, tùy bút. Bước sang thời hiện đại lại thấy có nhật ký, hồi ký, phóng sự tản văn, ký chính luận, tiểu luận… 1.2.2. Khái quát về thể loại nhật ký Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội - đời sống tinh thần, văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc cảm xúc của con người trong sự đa dạng muôn màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội. Với các thể loại nổi bật: thơ, tiểu thuyết truyện ngắn, kịch… văn chương Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên, với những ưu thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như, tiểu thuyết là thể loại “tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện, phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống; với thơ lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm hình ảnh, nhạc điệu… Đặc biệt hơn, nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn người viết. Nằm trong loại thể ký, nhật ký nói chung và nhật ký viết về chiến tranh nói riêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại đồng thời lại có nét riêng độc đáo góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật. 1.2.2.1. Các quan niệm về nhật ký Theo Từ điển thuật ngữ văn học [7;38] thì nhật ký là một thể loại thuộc loại hình ký, là một dạng biến thể của ký hiện đại. So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ… thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỷ XVIII khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX. Ở Việt Nam thể ký ra đời muộn, có thể lấy điểm 12 mốc cho sự xuất hiện của thể loại này ở thời Lý-Trần với Vũ trung tuỳ bút và Thượng kinh ký sự . Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam cũng được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tuỳ bút, tản văn, phóng sự… Từ điển văn học (bộ mới) [11;39] định nghĩa nhật ký “là loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận”. Từ điển thuật ngữ văn học cũng coi nhật ký là “một thể loại thuộc hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến” [7; 204]. Giáo trình lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do GS.Trần Đình Sử chủ biên định nghĩa như sau: “Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết” [24, 261]. Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần. Về phân loại, tuỳ vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo những thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học. Các loại nhật ký ngoài văn học như: nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi, 13 chỉ viết dành cho mục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề; những sự kiện xảy ra với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản… Vì thế, nhật ký ngoài văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật ký văn học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật ký văn học thường được viết ra nhằm hướng tới sự đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song một khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học. 1.2.2.2. Một số đặc điểm của thể loại nhật ký Là một biến thể của ký, nhật ký mang những đặc điểm chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại. Với thể ký- thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là sự ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. 14 Còn với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký Ở rừng của Nam Cao là những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ, khó khăn, thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”… Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. Hay tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của nhà tù với những gian khổ, thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng. Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký, yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe. , Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm tình tiết, hư cấu trong nhật ký là điều tối kị. 1.2.2.3. Đôi nét về nhật ký chiến tranh Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật ký được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ và chân thực của nó kể từ khi có sự phát hiện và công bố hai cuốn nhật ký gây ấn tượng mạnh mẽ với đông đảo nhân dân như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi và tiếp đó là nhật ký Đường về của liệt sĩ sỹ quan đặc công Phạm Thiết Kế; Những năm tháng ấy của Vũ Tú Nam; Nhật ký Trình Văn Vũ. Đến lúc này thể loại nhật ký mới thực sự thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu. Những cuốn nhật ký kể trên đã tạo được những “chấn động” trong lòng bạn đọc, gây xúc động mạnh mẽ và tạo ra một hiệu ứng xã hội rộng lớn. Chính vì thế, với thể loại văn học vô cùng đặc biệt 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan