Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện buôn đ...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk

.PDF
65
90
143

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ca cao là loại cây trồng thích bóng râm nên có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác. Hiện nay phát triển cây ca cao thuận lợi vì thị trường ngày càng lớn do Brazil và Malaysia đang giảm diện tích trồng, giá cả có chiều hướng gia tăng. Thực tế cho thấy các mô hình trồng xen ca cao với dừa, nhãn, điều… và các cây lấy gỗ khác đã làm tăng thu nhập cho người dân. Ca cao trồng xen với một số loại cây trồng khác là sự kết hợp hài hòa về mặt nông học và mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ đó cây ca cao không bị nắng chiếu trực tiếp, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Ngoài ra, cây ca cao có thể trồng được trên nhiều loại đất như: đất đỏ bazan, đất feralit vàng phát triển trên đá trầm tích, đất tro núi lửa, đất cát…và không đòi hỏi đầu tư quá cao. Nhìn chung, cây ca cao thích hợp với loại đất có tầng canh tác dày, ít nhất là 1,5 m, dễ thoát nước, có cấu trúc tốt, giữ và thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng [9]. Điều này phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước về đa dạng hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Tùy điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn thời vụ trồng cho thích hợp, tốt nhất là trong mùa mưa. Ở Tây Nguyên thời vụ trồng tốt nhất bắt đầu từ tháng 6, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ thời vụ trồng vào tháng 10. Ở Việt Nam, cây ca cao được trồng đầu tiên vào năm 1878 ở làng Vĩnh Thành, Cái Mơn, Bến Tre với diện tích khoảng 6 ha. Tháng 9 năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt Dự án trồng ca cao đến năm 2010 là 100.000 ha tập trung 4 vùng trọng điểm: Tây Nguyên (28.500 ha), miền Đông Nam bộ (20.500 ha), duyên hải miền Trung (13.000 ha) và đồng bằng sông Cửu Long (918.500 ha) Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, tháng 10 năm 1998. [1] Năm 2011 thế giới sản xuất khoảng 3,6 triệu tấn ca cao, trong khi nhu cầu hơn 5 triệu tấn. Vì vậy, trong tương lai Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển ca cao. Theo Bộ NN & PTNT đến cuối năm 2011 cả nước 1 có khoảng 20.500 ha ca cao. Chính phủ hi vọng nâng diện tích ca cao toàn quốc lên 60.000 ha vào năm 2015 và 80.000 ha năm 2020. [13] Trong quy trình trồng cây ca cao, việc bón phân cho cây ca cao là một trong những biện pháp kỹ thuật không thể thiếu được trong hệ thống thâm canh tổng hợp để cải tạo đất, không ngừng bổ sung dinh dưỡng, cải thiện và nâng cao độ phì đất. Góp phần tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phần lớn các hộ nông dân trồng ca cao ở Đắk Lắk bón phân không theo qui trình nào cả, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng đầu tư của từng hộ nên không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao. Mặt khác, việc bón phân không cân đối sẽ làm ô nhiễm môi trường, đất bạc màu thoái hóa nghiêm trọng. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng ca cao. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về phân bón cho cây ca cao tại Đắk Lắk chưa nhiều và cũng chưa có công trình nào công bố trên địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng phân bón hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương là một vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk". 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập và mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng ca cao tại huyện Buôn Đôn - tỉnh Đắk Lắk. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chống chịu sâu bệnh và phẩm cấp hạt ca cao. Làm cơ sở cho việc xây dựng công thức phân bón hợp lý cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 2 - Góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo về cây ca cao tại tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Buôn Đôn nói riêng. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Bón phân cho cây ca cao của nông dân chủ yếu dựa vào cảm tính nên năng suất và chất lượng nông sản không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Do vậy, việc nghiên cứu công thức phân bón hợp lý cho cây ca cao như là một biện pháp quan trọng, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, vừa tăng năng suất. Góp phần bảo vệ và nâng cao độ phì của đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong điều kiện sản xuất hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh ca cao tại địa phương. Góp phần tăng thu nhập và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài được tiến hành trong thời gian ngắn nên chỉ tập trung nghiên cứu trên dòng ca cao TD3 trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh. - Đề tài được thực hiện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu về cây ca cao Cây ca cao (Theobroma cacao) thuộc: - Thứ Theobroma cacao .L - Họ Sterculiaceae Thứ Theobroma gồm 20 loài, trong đó chỉ có loài Theobroma cacao là có giá trị kinh tế. Theobroma cacao được chia làm 2 loại phụ: Criollo và Forastero.[2] - Criollo: trái đỏ, kích thước lớn, có nhiều ở vùng Nam Mỹ (Venezuela, Ecuado, Clombia). - Forastero: có màu vàng đỏ, có nhiều ở Châu Phi (Ivory Coast, Ghana, Nigeria). - Trinitario (cây lai của Criollo và Forastero): trái vàng nhỏ có nhiều ở vùng Trung Mỹ (Trinidad, Jamaica). 1.1.1 Nguồn gốc Cây ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon và các vùng nhiệt đới ẩm lân cận. Đây là loài nhị bội (2n = 20). Trong số khoảng 20 loài của chi Theobroma thì ca cao là loài duy nhất được trồng rộng rãi trong sản xuất. Hơn 2000 năm trước, cây ca cao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người dân vùng Châu Mỹ Latinh. Người Mayan và Aztec đã trồng cây ca cao từ rất lâu, trước khi những nhà thám hiểm Châu Âu tìm tới lục địa này. Theo như nhiều nhà nghiên cứu thì cây ca cao có thể bắt nguồn từ những cánh rừng mưa Amazone thung lũng Orinoco ở Venezuela hay vùng Chiapa của Mexico. [14] Người Mayan tin rằng cây ca cao là của Thượng Đế và hạt ca cao là ân sủng của Chúa cho con người. Người Mayan là những người đầu tiên trên trái đất này sử dụng ca cao làm thực phẩm, họ đã làm đồ uống với những hạt ca cao 4 được nướng lên, nghiền nhuyễn và pha với bột ngô nhằm tạo độ sánh khi uống, tuy nhiên khi ấy cách thức chế biến rất đơn giản. Colombus có thể là người châu Âu đầu tiên biết đến ca cao, nhưng khi ông ta mang những hạt ca cao về cho Vua Ferdinand và Hoàng hậu Isabella thì họ đã chưa hiểu rằng thứ “vàng nâu” này tuyệt vời đến dường nào và chỉ đến khi người Tây Ban Nha tới Mehico, nhà thám hiểm Cortes được Hoàng đế Montezuma mời dùng thử loại đồ uống đặc biệt này thì ca cao mới bắt đầu một hành trình mới: chinh phục châu Âu. Cotes đã mang rất nhiều ca cao về Tây Ban Nha vào năm 1528, tuy nhiên hương vị của món này quá đắng so với khẩu vị của người Tây Ban Nha, do vậy họ đã cho thêm đường và dùng nóng. Đôi khi những người Tây Ban Nha còn cho thêm quế, hồi, vỏ chanh, bột hoa hồng khô… để tạo nên những hương vị mới vô cùng độc đáo và ca cao đã trở thành thứ đồ uống thông dụng của giới nghệ sĩ và hoàng gia Tây Ban Nha. Trong gần 1 thế kỷ, ca cao được coi là thức uống đặc trưng và là điều bí mật của những người Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do giá cả quá đắt đỏ nên những người Tây Ban Nha thực dụng và nhạy bén đã ngay lập tức trồng cây ca cao trên các thuộc địa của họ để xuất khẩu tới những quốc gia khác trong châu lục và thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ. Ca cao đã lan truyền khắp châu Âu, việc uống bột ca cao thành một trào lưu ở Pháp, dưới thời Vua Louis 14 và 15 thức uống ca cao rất được ưa chuộng tại Versailles. Và rồi ca cao đã tới Anh, cũng giống như ở Pháp, nó nhanh chóng chinh phục nước Anh. Kể từ khi quán bán thức uống ca cao đầu tiên được khai trương năm 1657, tới đầu thế kỉ 18 những nhà máy sản xuất thức uống ca cao và sôcôla đầu tiên đã được thành lập. Đến 1730, ca cao sụt giá mạnh cùng với những máy móc chế tạo thức uống ca cao và sôcôla được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho một nền công nghiệp sản xuất ca cao với số lượng lớn và giá thành rẻ. Phát minh ra cách ép hạt ca cao mới làm giảm giá, nhưng lại tăng chất lượng thành phẩm lên rất nhiều, cùng lúc đó giá đường giảm mạnh và đời sống người dân trên khắp Châu Âu tăng lên đáng kể, đến đầu thế kỷ 20 thức uống ca cao đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn châu Âu. [14] 5 1.1.2 Đặc điểm thực vật học Ca cao là loài cây thân gỗ, có thể cao đến 10 - 20 m nếu để mọc tự nhiên. Trong sản xuất, do trồng mật độ dày và chiều cao được khống chế thông qua việc tỉa cành nên cây thường có độ cao khoảng 4 - 8m. Ca cao sinh trưởng tốt trong điều kiện có bóng che, chu kỳ sinh trưởng trên 40 năm và thời gian cho hiệu quả kinh tế có thể kéo dài 20 - 25 năm. [10] 1.1.2.1 Rễ Hạt sau khi nảy mầm, rễ trụ mọc rất nhanh và có nhiều rễ ngang mọc thẳng góc quanh trụ. Ba tháng đầu rễ phát triển rất nhanh (có thể hơn 25cm), để tránh rễ bị cong khi ươm cây, cần chọn túi đủ dài để rễ phát triển trong 3 - 4 tháng đầu. Rễ trụ vẫn tiếp tục phát triển khi bị cắt ngang phần đuôi, nên khi trồng ta cắt bỏ phần rễ cong trong bầu đất mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ. Khi cây được 3 năm tuổi, rễ trụ dài khoảng 1 - 1,5m, có nhiều rễ ngang mọc ra, phân nhánh và có nhiều rễ con tập trung ở vùng phía dưới cổ rễ 20cm (vùng đất mặt). Giữ ẩm vào mùa khô rất quan trọng để duy trì hoạt động của rễ ngang trong quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước. 1.1.2.2 Thân Là chiều cao từ cổ rễ đến điểm phân cành đầu tiên. Có 2 loại thân: thân phát triển từ hạt và thân phát triển từ cành ghép. Thân phát triển từ hạt: theo hướng thẳng đứng và khi thân phát triển trung bình được từ 1 - 1,5m sẽ tự phân làm 3 - 5 cành ngang (chiều cao điểm phân cành có thể cao hay thấp tùy thuộc vào sinh trưởng ban đầu của cây và mức độ bóng che). Sự phát triển của tầng cành sẽ được lặp lại tạo cho cây ca cao phát triển từ hạt có 3 - 5 tầng cành. Thân phát triển từ cành ghép: là phần phát triển từ mầm của cành ghép được nối liền với phần thân phát triển từ gốc ghép. Trường hợp cành ghép mọc 2 - 3 mầm thì cây ghép có thể có 2 - 3 thân. Trong sản xuất thường chỉ giữ lại 1 6 thân, thường trên vị trí các nách lá đều có thể phát triển cành ngang tạo nên cây có dạng thân bụi. 1.1.2.3 Lá Lá non có màu sắc khác nhau tùy giống và phát triển theo từng đợt, sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành đi vào trạng thái ngủ, thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường, thường khoảng 4 - 6 tuần lễ. Sự phát triển lá liên quan đến mức độ chiếu sáng và tình trạng nước của cây, ca cao trồng trong điều kiện không che bóng các đợt ra lá nhanh hơn là trồng trong điều kiện có bóng che, do sự biến động hàm lượng nước trong cây xảy ra thường xuyên và nhiệt độ môi trường bên ngoài cao kích thích chồi lá phát triển. Cây cần dinh dưỡng khi đợt lá mới phát triển. Nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ có sự vận chuyển dinh dưỡng từ lá già sang lá non mới ra và dẫn đến việc lá già bị rụng sớm. Do đó, số lá già hiện diện trên thân giúp người trồng có thể hiểu được phần nào hiện trạng dinh dưỡng của cây ca cao. Màu sắc lá non thay đổi tuỳ theo giống, từ màu xanh nhạt đến vàng, từ màu hồng đến đỏ đậm. Khi trưởng thành lá có màu xanh thẫm, cứng cáp hơn và nằm ngang. Khí khổng chỉ có ở mặt dưới phiến lá nên khi phun phân và thuốc phải phun từ dưới lên mới có hiệu quả cao. Lá dưới bóng che có phiến rộng và xanh hơn ngoài nắng. Lá trên thân mọc từ hạt hoặc cành vượt có cuống dài từ 7 9cm và mọc theo hình xoắn ốc. Lá trên cành ngang hay trên cây ghép có cuống ngắn từ 2 - 3cm, mọc đối cách trên cành và chịu được cường độ ánh sáng cao hơn lá trên thân chính. 1.1.2.4 Hoa Hoa mọc cố định trên phần sẹo lá của cành và thân, do đó cần tránh làm tổn thương vị trí ra hoa. Cây ca cao có thể ra hoa đợt đầu tiên vào khoảng 14 20 tháng sau khi trồng, cây ghép hay cành giâm có thể ra hoa sớm hơn từ 9 - 18 tháng khi sau khi trồng. Hoa ra tập trung vào mùa mưa, những nơi có đủ nước cây ra hoa quanh năm. Hoa ca cao thụ phấn chéo nhờ côn trùng, hoa ra rất nhiều 7 nhưng tỉ lệ đậu trái khoảng 3 - 5% và số trái cây giữ lại trên cây khoảng 80% số trái đã đậu, khoảng 20% sẽ bị héo đi (héo sinh lý tự nhiên của cây). 1.1.2.5 Trái Từ khi hoa nở đến trái chín khoảng 5 - 6 tháng, thời gian này khác nhau tuỳ theo giống. Trái có hình dạng, kích thước và màu sắc khá đa dạng. Trái chưa chín có màu xanh, tím hoặc xanh phơn phớt tím khi chín chuyển sang màu vàng, vàng cam hoặc đỏ cam. 1.1.2.6 Hạt Mỗi trái chứa từ 30 - 50 hạt. Hạt được bao chung quanh bởi lớp cơm nhầy. Hạt là do sự khép kín của 2 lá mầm, lá mầm có màu tím hoặc trắng, trắng ngà và chuyển sang màu nâu sau khi lên men. Kích thước hạt thay đổi tùy giống và mùa vụ. Hạt ca cao càng để lâu càng mất sức nẩy mầm, nếu ươm cây từ hạt cần gieo ngay khi mới tách vỏ từ trái chín. 1.1.3 Giá trị của cây ca cao 1.1.3.1 Đối với sức khoẻ con nguời Hạt ca cao chứa nhiều nhóm chất chống oxy hóa flavanol (Epicatechin, Catechin, Procianidin). Chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc duy trì giúp hệ thống tim mạch hoạt động tốt. Chất chống oxy hóa giới hạn sự oxy hoá của Cholesterol nên giữ cho mạch máu luôn khoẻ mạnh. Trong thành phần bơ ca cao có 3 loại: acid béo chính là acid palmitic, acid stearic (chất béo no) và acid oleic (chất béo không no). Ngoài ra, còn có acid linoleic là chất béo không no. Các acid béo không no chiếm 1/3 của thành phần bơ ca cao và có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu. Acid béo no, acid stearic cho thấy chúng không có ảnh hưởng đến lượng Cholesterol trong máu, mặc dù thông thường các acid béo no sẽ làm tăng lượng Cholesterol có hại cho sức khoẻ. 1.1.3.2 Giá trị sử dụng Bộ phận chính được sử dụng là hạt. Hạt sau khi rang được xay nhuyễn trong điều kiện gia nhiệt đến 50 - 600C thành dung dịch sền sệt màu nâu sôcôla 8 gọi là bột nhão ca cao. Ở nhiệt độ này dung dịch có dạng lỏng, còn trong điều kiện bình thường bột nhão này bị đông cứng. Khi ép bột nhão ra tách được bơ và bánh dầu ca cao. Xay nhuyễn bánh dầu ca cao cho ra bột ca cao. Hạt ca cao có hàm lượng chất béo từ 50 - 60% trọng lượng hạt. Bột nhão, bơ và bột ca cao là những nguyên liệu chính cho công nghiệp bánh kẹo, thực phẩm. Sôcôla là sự pha trộn giữa bột nhão, bơ, đường và các nguyên liệu khác tuỳ theo công thức riêng của mỗi nhà sản xuất. Bột ca cao và sôcôla có các thành phần hydratecarbon, protein, chất béo cùng với một số vitamin B tổng hợp. Vỏ quả ca cao cũng là một trong những thành phần quan trọng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tính theo % trọng lượng khô như: protein: 6,25%; chất xơ: 27,3%; tro: 8,1%; Na: 0,01%; K: 3,2%; Ca: 0,44%: P: 0,09% (Wood và Lass, 1985) [8]. Vỏ ca cao chứa 3 - 4% Kali so với trọng lượng chất khô, là nguồn phân bón giàu Kali. Tro đốt từ vỏ được dùng để làm xà phòng. Vỏ quả ca cao xay nhỏ có thể trộn vào thức ăn cho bò, cừu, dê với tỷ lệ lên tới 50%, cho heo 30%, cho gà 20%. Bò có thể ăn trực tiếp được vỏ tươi thay thế cho khẩu phần cỏ voi (Wood và Lass, 1985) [8]. Theo D. paulin, A.B. Eskes, 1995 [6] bột vỏ ca cao có thể thay thế bắp và trộn với tỷ lệ 35% vẫn không thay đổi mức tăng trọng của heo. Nếu dùng vỏ quả làm thức ăn gia súc thì phải phơi khô ngay sau khi thu hoạch, sau đó xay thành bột trộn vào thức ăn hoặc vo viên. Hạt ca cao được bao bọc bởi lớp áo dạng cơm mềm, ướt, mùi rất thơm. Lớp cơm chứa nhiều đường (10 - 13%), pentosan (2 - 3%), acid citric (1 - 2%) và muối (7 - 10%). Có thể dùng lớp cơm này làm nước sinh tố hoặc cô đặc làm nước trái cây. Trong kỹ thuật canh tác, lá ca cao thường xuyên được tỉa bỏ để tạo hình dạng thích hợp và tăng độ thông thoáng cho cây. Lá ca cao tỉa bỏ là nguồn thức ăn ổn định tốt cho dê, bò và thỏ. 9 Các hạt ca cao được gắn vào cơ quan thai tòa, khi tách hạt ca cao để lên men thai tòa được loại bỏ và là nguồn thức ăn cho cá và heo. Dịch thu từ quá trình lên men được dùng để chế biến rượu với hương vị rất đặc trưng của ca cao. Ngoài ra, dịch cũng có thể sử dụng như nguyên liệu để sản xuất thạch thay thế nước dừa trong kỹ thuật sản xuất thạch dừa. 1.1.3.3 Giá trị kinh tế Ca cao là cây ưa bóng nên thường trồng xen, do đó đáp ứng được xu hướng hiện nay là đa dạng hoá cây trồng nhằm phá vỡ thế độc canh mang nhiều rủi ro. Quả ca cao chín sau khi hái về tách hạt đem ủ lên men, xung quanh hạt có lớp cơm nhầy màu trắng trong khi ủ hạt lớp cơm này được lên men thành rượu. Rượu ca cao uống rất ngon và tốt, có giá trị và là sản phẩm rất được ưa chuộng. Bộ phận chính được sử dụng là hạt, hạt ca cao có hàm lượng chất béo 50 - 60 % trọng lượng hạt. Bột nhão, bơ và bột ca cao là những nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp bánh kẹo, thực phẩm. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, hạt ca cao được sử dụng để xuất khẩu và thu về nguồn ngoại tệ rất cao. Theo Bo Gohl (1981) bột vỏ ca cao có thể thay thế bắp và trộn với tỷ lệ 35 % và vẫn không làm thay đổi mức tăng trọng của heo. Cứ 100 kg vỏ trái ca cao nghiền thành bột nhuyễn có giá trị ngang bằng 97 kg bột bắp (Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tài Sum, 1996).[5] 10 Bảng 1.1: Thành phần của bột ca cao Thành phần dinh dưõng (g/100g) Khoáng chất (mg/100g) Protein 18,5 Na Chất 21,7 K Carbohydrates 11,5 Ca 130 Mg 520 Fe 10,5 Co 3,9 P 660 Cl 460 Năng lượng Kcal 312 KJ 1.031 950 1.500 (Nguồn: Paul và Southgate (1978). Trích theo Wood và Lass (2001) [7] Bảng 1.2: Thành phần hoá học của vỏ trái ca cao Thành phần Vỏ trái ca cao (%) Nước 57,75 Tổng số chất khô 42,25 Protein thô 9,69 Chất béo 0,15 Tro (SiO2 tự do) 10,08 Chất xơ 33,90 Nitơ tự do 42,21 Glucose 1,16 Sucrose 0,18 Pectin 5,30 Theobromine 0,20 (Nguồn: Opeke, 1982. Trích theo Phạm Hồng Đức Phước, 2005) Cây ca cao có rất nhiều lá, lá ca cao có thể sử dụng làm nguồn thức ăn tốt cho dê, bò và thỏ. Hạt ca cao được gắn vào cơ quan gọi là thai tòa. Khi tách hạt 11 ca cao để lên men, thai tòa được loại bỏ. Thai tòa có thể sử dụng làm thức ăn cho cá và heo. Lớp cơm nhầy chứa nhiều đường (10-13 %), pentosan (2-3 %) acid citric (1-2 %) và muối 7-10 %) (Lopez, 1986). Có thể sử dụng lớp cơm này làm nước sinh tố, kem hoặc cô đặc làm nước cốt trái cây. Lên men lớp cơm nhầy thu được dịch để chế biến rượu, nguyên liệu sản xuất ra thay thế nước dừa trong sản xuất thạch dừa. Vì vậy, để nâng cao giá trị của ca cao cần có những đầu tư và chính sách phù hợp, tăng cường mở rộng diện tích cây ca cao với việc chọn ra những giống tốt, tiến hành trồng xen canh hợp lý, có chế độ chăm sóc tốt. Đồng thời chế biến các sản phẩm từ ca cao, đặc biệt là rượu ca cao, từng bước tiến tới công nghệ chế biến bột ca cao, bơ và chocolate. Hiện nay ca cao được chế biến rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm. Nhiều nhất là bánh kẹo và các thức uống. Nói đến bánh kẹo có nguồn gốc từ ca cao người ta thường nghĩ ngay đến sôcôla, nổi tiếng nhất là nhiều loại sôcôla được sản xuất từ Thụy Sỹ, Ðức… Người châu Âu rất thích ăn sôcôla, tính bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 11,9 kg/năm (trong số đó đàn bà 35 %, đàn ông 25 %, phần còn lại là trẻ em). Do nhu cầu tiêu thụ càng ngày càng cao nên ca cao trong tương lai vẫn là mặt hàng nông sản có giá, ít bị biến động về giá cả như cà phê hoặc tiêu. 1.2 Phân bón đối với cây ca cao 1.2.1 Nhu cầu Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng, thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Nhu cầu phân bón của ca cao tùy theo tuổi cây và năng suất. Ca cao giai đoạn kinh doanh cần bón nhiều phân hơn ca cao kiến thiết cơ bản. Năng suất ca cao càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn. Cây hút nhiều dinh dưỡng, nhiều nhất là K, tiếp đến là N, Ca, Mg, P. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao cũng thay đổi theo điều kiện che bóng. 12 Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0 - 30 cm) nên cần bón phân ở tầng đất mặt. Rải phân theo đường chiếu của tán rồi lấp đất để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi. Vào thời kỳ kinh doanh, cây đã giao tán, có thể chịu hạn và cho năng suất khá ổn định. Qua thực nghiệm ở Việt Nam cho thấy, trong năm đầu tiên tổng lượng phân cung cấp cho mỗi cây khoảng 150 - 200g phân tổng hợp NPK (16:16:8). Đến năm thứ hai lượng phân cần tăng lên khoảng từ 300 - 400g/cây; năm thứ 3 là 500 - 600g/cây. Từ năm thứ tư trở đi, cây vào giai đoạn cho nhiều trái, lượng phân bón cần dựa vào điều kiện đất đai và sản lượng ca cao thu hoạch để cân đối với lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi để tạo quả, hạt, cùng với sự mất mát do các yếu tố môi trường. Bảng 1.3: Lượng dinh dưỡng (kg) cây lấy đi để tạo ra 1.000kg hạt ca cao khô/ha Dinh dưỡng N P K Ca++ Mg++ Hạt 21,3 4,0 9,5 1,0 3,0 Vỏ 14,5 1,8 63,0 6,0 3,1 35,8 5,8 72,5 7,0 6,1 Tổng số (Nguồn: Wood & Lass (2001). Trích theo Phạm Hồng Đức Phước, 2005) Lượng phân bón được chia ra bón nhiều lần trong mùa mưa. Tuy nhiên, có 2 thời điểm cây cần nhiều phân là lúc vừa hình thành trái và trước khi thu hoạch 2 tháng. Trong những năm đầu, phân bón cần bón quanh gốc, nhưng khi cây đã giao tán chỉ cần rải phân trên mặt đất, sau đó phủ bằng lớp lá mục vốn có sẵn trong vườn ca cao. 1.2.2 Vai trò của một số chất khoáng đối với cây ca cao Phân bón có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Hàng năm, các nguyên tố trong lượng phân bón luôn bị mất đi do rửa trôi và do cây lấy đi. Chính vì vậy mà ta phải cung cấp thêm phân bón cho cây. Sau đây là vai trò của các nguyên tố N, P, K và S đối với ca cao. 13 * Đạm (N): đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng. Việc lá rụng rồi lại mọc lá mới của cây ca cao cần sự hiện diện thường xuyên của đạm trong đất. Đối với trái cũng vậy, đạm cần thiết cho trái phát triển và việc này xảy ra quanh năm. Thiếu đạm lá có màu xanh vàng hay xanh nõn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần. * Lân (P): ca cao cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn đầu. Thiếu lân lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết. * Kali (K): kali rất quan trọng khi cây ra trái, lượng kali trong trái rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao. Với đất nhiều Kali sẽ cản trở sự hấp thu Ca++ và Mg++. Trong trường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón kali. Thiếu kali mép lá chuyển màu vàng cam sau chuyển màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều. * Lưu huỳnh (S): thiếu lưu huỳnh, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuất hiện những vết như vết bệnh trên lá già. Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già. Lưu huỳnh được bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứa khoảng 14 % S). 14 Bảng 1.4: Dinh dưỡng cây ca cao hút, lấy đi Giai đoạn Dinh dưỡng cho cả cây (kg/ha) Tháng tuổi N Vườn ươm P2O5 K2 O MgO CaO 5 - 12 2,5 1,4 30 1,9 0,04 Cây con 28 140 33 188 80 4,0 Thu bói 39 219 54 400 122 7,3 50 - 87 543 114 788 221 7,0 K.Doanh (Nguồn: Thong va Ng. 1978 in Wessel, 1987) [4] Bảng 1.5: Dinh dưỡng cho ca cao trồng mới Lượng dinh dưỡng cho mỗi cây (g) Tháng sau trồng Urê Supe lân Sulphate kali Tổng số 1 13,9 40,0 12,8 66,7 4 18,4 53,1 17,0 88,6 8 18,4 53,1 17,0 88,6 12 27,8 80,0 25,6 133,4 18 36,9 106,2 34,0 177,2 24 59,3 170,6 77,0 306,9 (Nguồn: Phạm Hồng Đức Phước, 2006) [3] 15 1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới và Việt Nam 1.3.1 Trên thế giới 1.3.1.1 Tình hình sản xuất Bảng 1.6: Sản lượng của các nước sản xuất ca cao chính trên thế giới ĐVT: 1.000 tấn Các nước 04/05 05/06 06/07 07/08 1-3/09 3-6/09 08/09 Africa 2,414 2,647 2,378 2,602 695 194 2,372 190 172 170 188 64 11 195 1,426 1,557 1,422 1,431 370 128 1,200 Ghana 552 660 555 730 165 36 700 Nigeria 206 214 185 200 75 12 210 Các nước khác 39 44 46 55 20 10 67 Asia & Oceania 569 681 635 614 147 184 607 Indonesia 470 575 525 500 119 149 490 Malaysia 26 27 28 32 7 9 32 Các nước khác 73 79 82 82 21 26 85 America 437 434 409 447 93 106 451 Brazil 171 162 126 160 30 31 165 Ecuador 114 113 115 115 32 29 112 Các nước khác 152 160 167 172 31 46 176 Cameroon Cote d’Ivoire (Nguồn: theo ICCO, 6/2009) Yếu tố chính đẩy giá ca cao tăng trong năm 2009 là nguồn cung khan hiếm ở những nước sản xuất lớn, nhất là Bờ Biển Ngà (nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới). Ngoài ra, việc đồng USD suy yếu cũng thu hút các nhà đầu tư vào thị trường nông sản. 16 Sản lượng ca cao của Bờ Biển Ngà giảm 12% xuống còn 1,2 triệu tấn trong niên vụ 2009 - 2010, là mức thấp nhất trong 10 năm qua. Ghana, nước sản xuất ca cao lớn thứ hai thế giới, sau Bờ Biển Ngà sẽ không đạt được mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn vào năm 2010 - 2011. Côđivoa chiếm khoảng 40% tổng sản lượng toàn cầu. Tổ chức ca cao Quốc tế (ICCO) ước tính nhu cầu ca cao thế giới vượt khoảng 73.000 tấn so với sản lượng trong năm 2009. Năm 2010 thị trường này sẽ bước vào năm thứ 4 liên tiếp thiếu cung - dài nhất trong lịch sử kể từ năm 1969. Theo tính toán của tổ chức ca cao Quốc tế (ICCO): châu Âu tiếp tục là khu vực sử dụng nhiều ca cao nhất thế giới, chiếm 40% tổng tiêu thụ ca cao toàn cầu, với tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 1,7% và đạt 1,4 triệu tấn. Không chỉ sôcôla, ca cao còn là nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm rất được ưa chuộng khác như bơ ca cao. Bắc Mỹ, khu vực tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới, tăng tiêu thụ thêm 3,6% trong năm 2010 lên 703.000 tấn. Ở Liên xô cũ, tiêu thụ sẽ tăng 0,8% từ mức 65.000 tấn lên 71.000 tấn. Trong khi đó, tiêu thụ ở Nhật Bản dự kiến tăng từ 48.000 tấn lên 56.000 tấn. Ở các nước đang phát triển, các sản phẩm ca cao cũng ngày càng trở nên phổ biến, với tiêu thụ tăng lên 1,3 triệu tấn (năm 2010), tức là tăng 1,8% (so với năm 2009). Châu Phi, nơi nhu cầu của người dân tăng rất mạnh trong thập kỷ qua, sẽ vẫn là khu vực tiêu thụ lớn nhất nhóm các quốc gia đang phát triển, với 35%. Mỹ Latinh và Caribê trong nhóm giảm từ 32% (năm 2009) xuống 28% (năm 2010) bởi chi phí xay nghiền cao hơn so với châu Phi. Tại Viễn Đông, mặc dù mức tiêu thụ còn rất khiêm tốn, song tốc độ tăng khá nhanh nên thị phần cũng tăng từ 31% lên 34%. Năm 2010, thị trường ca cao thế giới vẫn không đủ. Hạt ca cao sẽ tiếp tục chiếm phần lớn trong tổng xuất khẩu, mặc dù một số quốc gia tăng công suất chế biến, nhất là ở châu Phi.[11] Một cuộc xung đột 5 tháng tại Bờ biển Ngà, sau một cuộc bầu cử Tổng thống gây tranh cãi vào tháng 11/2010, dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu ca cao nên đẩy giá ca cao lên mức cao nhất trong 32 năm (vào tháng 3/2011). Sản lượng ca cao ở Bờ biển Ngà giảm còn khoảng 1,3 triệu tấn (niên vụ 2011/2012) sau khi 17 đạt mức cao kỷ lục 1,56 triệu tấn (niên vụ 2010/2011). Sản lượng ca cao ở Ghana đạt 970.000 tấn, sản lượng ca cao ở Indonesia (nước sản xuất ca cao lớn thứ ba thế giới) đạt 500.000 tấn. [15] Diện tích ca cao cũng có xu hướng giảm ở một số nước như: Malaysia, Philipin, Brazil, sản lượng ca cao khó có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới (liên tục tăng từ 90.000 đến 120.000 tấn hạt/năm). Theo Tổ chức ca cao thế giới (ICCO) đến 2015 toàn cầu sẽ thiếu 102.000 tấn. Trong khi các nước có diện tích ca cao lớn bị thiên tai, tình hình chính trị không ổn định, cây già cỗi, sâu bệnh gây thiệt hại lớn. 1.3.1.2 Tình hình tiêu thụ Sản lượng ca cao toàn cầu những năm qua tăng không đáng kể. Bờ Biển Ngà giảm 38% sản lượng vì nội chiến, Ghana giảm 19%. Riêng Indonesia, nước sản xuất ca cao lớn ở châu Á khoảng 20% sản lượng. Malaysia, một trong những nước trồng ca cao hàng đầu thế giới, đang chặt bỏ khoảng 200.000 ha ca cao để chuyển sang trồng cọ dừa. Đây là nguyên nhân góp phần đẩy giá ca cao thế giới tăng cao. Sản lượng giảm nhưng nhu cầu sử dụng hạt ca cao của Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu vẫn rất lớn (chiếm 76% lượng tiêu thụ ca cao toàn cầu). Nhu cầu của các nước Brazil, Nga, Ukraina, vùng Trung Đông cũng tăng nhanh, dẫn đến cung không đủ cầu. Trong bối cảnh đó, một số công ty chế biến ca cao lớn thế giới: Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Malaysia... đang quan tâm tới ca cao Việt Nam. 1.3.2 Ở Việt Nam Ca cao Việt Nam được xuất khẩu dưới 2 dạng: thô và thành phẩm. Trong đó, xuất khẩu thành phẩm thu được lợi nhuận lớn hơn. Nếu bán ca cao sơ chế chỉ có thể lãi 15%, trong khi đó, sản phẩm từ ca cao như: kẹo, bột... có thể lãi đến 400%. Chính vì vậy, một số công ty đẩy mạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất tại thị trường Việt Nam như Grand Place hay Vinacacao. Ngay từ năm 2007, Vinacacao đã đầu tư nhà máy sản xuất tại Bến Tre để sản xuất 15 loại sản phẩm tiêu thụ trong nước với kinh phí đầu tư 40 triệu USD. Tuy nhiên, công ty này 18 phải nhập khẩu gần 70% nguyên liệu từ Malaysia với giá cao hơn trong nước đến 10% để sản xuất. Công ty Grand Palace Vietnam sử dụng nguyên liệu là hạt ca cao Việt Nam để chế biến sôcôla xuất khẩu và xuất vào thị trường Mỹ. Ông Gricha Safarian, Tổng Giám đốc công ty Grand Palace Vietnam, đánh giá rất cao ca cao Việt Nam: “Nếu so sánh sôcôla Việt Nam, chế biến từ hạt ca cao Việt Nam và sôcôla châu Phi, chế biến từ hạt ca cao của Ghana thì sẽ thấy hương ca cao trong sôcôla Việt Nam là 3+, trong khi sôcôla châu Phi là 4+; nhưng hương trái cây trong sôcôla châu Phi chỉ 1+, trong khi của Việt Nam là 3+. Độ thoát hương của sôcôla Việt Nam là 2+, trong khi của châu Phi là âm (-). Theo đánh giá từ các chuyên gia sôcôla, một thanh sôcôla ngon là thanh sôcôla có hương trái cây và độ thoát hương cao.” [12] Cùng với sự phát triển của đời sống, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, đặc biệt các sản phẩm từ ca cao ngày càng được ưa chuộng. Do đó, đến cuối năm 2010, diện tích trồng ca cao ở Việt Nam là 16.725 ha, tăng 3.580 ha so với năm 2009. Tổng số có 2.100 ha ca cao trồng thuần, số còn lại là diện tích trồng xen với một số cây (dừa, điều, cà phê và cây ăn quả). Diện tích ca cao thu hoạch đến nay khoảng 7.300 ha, chiếm 43,6% tổng diện tích trồng. Bảng 1.7: Chất lượng hạt ca cao (2006/2007 - 2009/2010) (%) Độ ẩm Số hạt/ 100gr Mốc Chai xám Nẩy mầm, côn trùng Tạp chất 2006/2007 7,4 117 0,68 0,9 1,0 2,8 2007/2008 7,5 107 0,60 0,3 0,3 0,9 2008/2009 7,3 96 0,44 0,2 0,3 0,8 2009/2010 7,3 94 0,30 0,2 0,2 0,90 Năm (Nguồn: theo ICCO, 6/2010) 19 Bảng 1.8: Tình hình xuất khẩu hạt ca cao của Việt Nam Công ty Công ty Cargill ED& Man (tấn) (tấn) Niên vụ 2005/2006 15,0 17,0 32,0 48.000 Niên vụ 2006/2007 180,0 70,0 240,0 520.000 195,0 87,0 272,0 568.000 Niên vụ Tổng cộng Tổng số (tấn) Giá trị ước tính (USD) (Nguồn: Báo cáo Công ty Cargill và ED& Fman) Hiện nay các giống được trồng chủ yếu là: các dòng ca cao vô tính nhập nội bước đầu đã qua khảo nghiệm chiếm 82,2%. Trong đó, có 8 dòng TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10 và TD14 của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và 5 cây ca cao đầu dòng của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã được bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận và cho phép phát triển ở các tỉnh phía Nam. Các cây lai từ các cặp lai đã biết trước bố, mẹ (chiếm 17,8 %). Ngoài ra, có một số ít cây trồng từ việc gieo ươm hạt của trái ca cao thương phẩm. 1.3.3 Ở Đắk Lắk 1.3.3.1 Tình hình sản xuất Cây ca cao được trồng ở Đắk Lắk từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX tại một số đồn điền cà phê, cao su trên đất bazan; cây sinh trưởng nhanh, năm thứ 3 - 4 cho thu bói. Năm 1956, chương trình khảo nghiệm ca cao được đưa vào miền Nam Việt Nam và Cao nguyên trung phần, hiện nay còn một số cây ca cao tại huyện Lắk, Krông Bông vẫn còn cho quả, cây sinh trưởng tốt. Năm 1977, Viện khoa học kỹ thuật NLN Tây Nguyên trồng 2 ha. Năm 1978 có vườn thực nghiệm giống khoảng 500 cây, gần 40 giống. Năm 1989 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan