Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật gây động dục đồng loạt nâng cao hiệu quả thụ tinh n...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật gây động dục đồng loạt nâng cao hiệu quả thụ tinh nhân tạo

.PDF
167
618
142

Mô tả:

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG LOẠT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT ĐÀN BÒ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN CNĐT : LÊ VĂN TY 8149 HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 7 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 8 1. TẠI SAO NÊN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ Ở ĐIÊN BIÊN............... 9 2. TÍNH PHÙ HỢP CỦA ĐỀ TÀI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN............................................................. 10 3. TẠI SAO PHẢI ÁP DỤNG GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG LOẠT VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO ĐỂ CẢI TẠO ĐÀN BÒ ĐIỆN BIÊN ........................ 13 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC GÂY ĐỘNG ĐỘNG LOẠT CHO BÒ ĐỂ THỤ TINH NHÂN TẠO........................................................................... 14 5. CƠ SỞ THỰC NGHIỆM CỦA VIỆC GÂY ĐỘNG DỤC VÀ RỤNG TRỨNG ĐỒNG LOẠT ĐỒNG LOẠT VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO Ở BÒ30 6. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG LOẠT VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO.................................................................................... 35 7. HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT GÂY ĐỘNG DỤC CHO BÒ TẠI VIỆT NAM................................................... 35 8. ĐỀ TÀI LÀM GÌ VÀ CÓ KHẢ NĂNG ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ.............. 37 PHẦN III. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................. 39 NỘI DUNG I. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SINH SẢN ĐÀN BÒ ĐIỆN BIÊN40 1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 40 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 40 3. Kết quả .................................................................................................. 41 4. Thảo luận............................................................................................... 46 5. Tiểu kết .................................................................................................. 48 6. Kiến nghị đối với nội dung này ............................................................. 48 NỘI DUNG II. ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN KỸ THUẬT SINH SẢN ............ 49 LỚP ĐÀO TẠO ............................................................................................. 49 1. Đăt vấn đề ............................................................................................. 49 2. Phương thức tiến hành .......................................................................... 50 3. Các kết quả............................................................................................ 55 LỚP TẬP HUẤN........................................................................................... 58 1. Mục đích ................................................................................................ 58 2. Cách tiến hành....................................................................................... 58 3. Các kết quả............................................................................................ 59 4. Tiểu kết:................................................................................................. 61 5. Việc làm trong thời gian tới: ................................................................. 61 NỘI DUNG III. THỬ NGHIỆM 04 QUY TRÌNH GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG LOẠT VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO ĐÀN BÒ ĐIỆN BIÊN........... 63 1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 63 2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 64 3. Kết quả ................................................................................................ 667 4. Thảo luận............................................................................................... 75 5. Tiểu kết .................................................................................................. 80 NỘI DUNG IV. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH THỤ TINH CHO BÒ VỚI TINH ĐÔNG LẠNH CỌNG RẠ TẠI ĐIỆN BIÊN.................... 82 1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 82 2. Vật liệu và phương pháp sử dụng ......................................................... 83 3. Các kết quả và thảo luận....................................................................... 83 4. Tiểu kết .................................................................................................. 87 NỘI DUNG V. ỨNG DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC BÒ CÓ CHỬA VÀ BÊ LAI ................................................................................... 88 1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 88 2. Cách tiến hành....................................................................................... 88 3. Các kết quả............................................................................................ 88 4. Tiểu kết .................................................................................................. 92 PHẦN IV. BÀN LUẬN CHUNG VÀ KẾT LUẬN ......................................... 94 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 98 KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 100 PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 101 A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ................................................ 102 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI 102 PHẦN VI. PHỤ LỤC....................................................................................... 115 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Chăn nuôi trâu bò kết hợp với vườn rừng và canh tác nông nghiệp đã từ lâu hình thành nét đặc trưng trong đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Chăn nuôi trâu bò không chỉ là một lợi thế còn là công cụ để xóa đói giảm nghèo, tăng tích lũy cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người. Trong kế hoạch phát triển của Điện Biên, chăn nuôi lớn thâm canh chắc chắn sẽ là một định hướng quan trọng. Tuy nhiên ở một mức độ phát triển như hiện nay của Điện Biên, chăn nuôi trâu bò hộ gia đình ở một quy mô vừa phải sẽ là định hướng trong vòng 10-20 năm tới. Quy mô chăn nuôi này vừa đảm bảo tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, các phụ phẩm của canh tác nông nghiệp, trồng rừng, lại là một kiểu tiểu-ngân-hàng giúp cho người nông dân tích lũy và sinh lời đồng vốn của mình. Do bò là động vật nuôi lâu năm, kiểu tích lũy này còn tránh được các biến động như suy thoái kinh tế hoặc lạm phát. Trong những năm gần đây, đàn bò tỉnh Điện Biên đã phát triển khá nhanh từ 27.633 con (năm 2005) đã lên tới 32.198 con (năm 2007). Tuy nhiên do phương thức chăn thả tự do nên tình trạng đồng huyết của đàn bò gia tăng, một mặt làm suy giảm khối lượng của bò, mặt khác làm giảm tính thích nghi do tích tụ các gen bất lợi. Như vậy, để tránh được các yếu tố trên và cải thiện năng suất đàn bò, thực sự đưa việc chăn nuôi bò mang lại lợi nhuận cho người dân thì việc cải tạo con giống là một trong những vấn đề cần giải quyết. Trên một nền chăn nuôi bò nhỏ lẻ, mang tính tận dụng, đưa ngay đàn bò thuần có năng suất cao vào Điện Biên trong giai đoạn này là một thách thức. Tuy nhiên cải tạo giống bò địa phương bằng phương pháp lai tạo, tận dụng được ưu thế về năng suất chất lượng của bò lai và tính thích nghi của bò nội sẽ là đáp án hợp lý cho phát triển đàn bò. Thụ tinh với tinh bò zê-bu chẳng những duy trì được đặc tính thích nghi hiện có của đàn bò địa phương mà còn giúp phục tráng, nâng cao năng suất, 4 cải thiện chất lượng thịt bò. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đã được bà con các dân tộc trong tỉnh đón nhận. Tuy nhiên do địa hình phân cắt, mạng lưới dẫn tinh viên mỏng, bò lại động dục quanh năm, việc lưu giữ tinh đông lạnh trở nên tốn kém do thời gian bảo quản kéo dài. Nguồn nhân lực và vật tư cho kỹ thuật tập trung chủ yếu ở thành phố Điện Biên Phủ, còn ở các huyện và các xã là rất ít, nên việc áp dụng thụ tinh nhân tạo hiện tại còn rất hạn chế. Nghiên cứu chủ động gây động dục cho bò cái đã được tiến hành từ khá lâu, ngay cả khi chưa phát hiện được tồn tại các sóng phát triển nang trong mỗi chu kỳ sinh dục ở bò. Đến khi Ginther và CS (1989) sử dụng máy quét siêu âm buồng trứng hàng ngày ở bò, chứng minh tồn tại 2 đến 3 sóng phát triển nang trong mỗi chu kỳ và suy ra khoảng thời gian 3-4 ngày sau khi rụng trứng, trong buồng trứng của bò cái chu kỳ có ít nhất một nang trứng có kích thước phát triển >10mm sẵn sàng đáp ứng cho kích thích rụng trứng [32], thì chủ động gây động dục cho bò để thụ tinh trở nên một kỹ thuật phổ biến để quản lý sinh sản của đàn bò. Kích thích rụng trứng từ các nang ở sóng nang đầu tiên, Kastelic và Ginther (1991) đã cho thấy nếu được thụ tinh trứng phát triển thành phôi và bò cái mang thai giống như trứng rụng cuối chu kỳ [46]. Twagiramungu và CS, (1994) còn chứng minh rằng thể vàng hình thành do kích thích rụng trứng ở bò không khác gì các thể vàng hình thành do động dục và rụng trứng tự nhiên [128]. Các công trình của Purley và CS, (1997) trên bò sữa [82], Short và CS, (1990) trên bò thịt [108] cho thấy áp dụng gây động dục đồng loạt có thể cho tỷ lệ đậu thai từ 50-70% số bò xử lý, tiết kiệm chi phí và đặc biệt giảm nhẹ được công sức theo dõi phát hiện động dục bỏi đàn bò động dục và rụng trứng rải rắc quanh năm. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm nêu trên cho phép chủ động gây động dục và rụng trứng ở bò, làm cho một nhóm bò hay cả đàn bò cái cùng động 5 dục và rụng trứng vào một khoảng ngắn thời gian, động dục rụng trứng đồng loạt, cho phép dẫn tinh đồng loạt cho bò. Điều này được ứng dụng trong thực tế chăn nuôi bò làm giảm công theo dõi phát hiện động dục mỗi cá thể bò cũng như chủ động quản lý đàn, chủ động thời điểm cho bò sinh con cũng như rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò. Ở nước ta, gây động dục đồng loạt mới chỉ được ứng dụng rất hạn chế trong các ứng dụng cấy chuyển phôi bò (Bùi Xuân Nguyên và CS, 1990) [5] và đối với đàn bò sữa (Lê Văn Ty và CS, 2006) [6]. Đối với tỉnh Điện Biên, chủ động gây động dục đồng loạt cho bò chẳng những có thể rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ mà còn hữu ích trong công tác cải tạo giống tại đây khi mà tạo ra đàn lai zê-bu đang là một vấn đề chủ đạo để nâng cao năng suất đàn bò của tỉnh. Theo quyết định số 397/QĐ-UBND, ký ngày 20/04/2007 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển đàn trâu bò theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững giai đoạn 2006-2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên thì đến 2015 toàn tỉnh sẽ có 72.000 bò, trong đó 60% là bò lai. Căn cứ vào tình hình biến động của đàn bò hiện có từ 2005 đến 2009 (Bảng 2), cùng với những cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác thú y, phòng bệnh và chính sách khuyến khích chăn nuôi bò hộ gia đình, chỉ tiêu về mặt số lượng hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên chỉ tiêu 60% bê lai là một thách thức, và nếu không đạt được mức này thì mặc dù đạt tiêu chí về số lượng nhưng chất lượng đàn sẽ rất thấp với lý do là trong suốt thời gian của kế hoạch đàn bò sẽ tự giao phối, khả năng đồng huyết gia tăng làm cho đàn bò về tổng thể không những giảm chất lượng mà còn giảm cả tính thích nghi. Đề tài Nghiªn cøu øng dông kü thuËt g©y ®éng dôc ®ång lo¹t, n©ng cao hiÖu qu¶ thô tinh nh©n t¹o nh»m t¨ng n¨ng suÊt ®µn bß t¹i tØnh §iÖn 6 Biªn, đưa ra một cách làm giải quyết được các nhu cầu tạo bò lai trước mắt, cải tạo giống bò cho Điện Biên và chuẩn bị dần nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển lâu dài. Phương thức tiến hành là dùng nguồn nhân lực gồm các chuyên gia của Viện Công nghệ sinh học, Viện Chăn nuôi Quốc gia, kết hợp với nguồn nhân lực của địa phương (đã đào tạo, hoặc đào tạo mới) chủ động gây động và dẫn tinh cho đàn bò theo hình thức “cuốn chiếu”, từng xã hoặc từng cụm xã một. Vì chủ động gây động dục nên chỉ cần bảo quản tinh trùng đông lạnh trong một thời gian ngắn. Trong quá trình làm, kết hợp đào tạo cán bộ tại chỗ với phương thức “cầm tay chỉ việc”. Như vậy chỉ trong khoảng 3-5 năm số bò lai sẽ có mặt áp đảo so với số bò còn lại ở các địa phương. Mở rộng phương thức này ra toàn tỉnh, duy trì công thức lai trong vòng 5 năm thì việc cải tiến năng suất đàn bò tỉnh Điện Biên và chỉ tiêu 60% bò lai vào năm 2015 là hoàn toàn hiện thực. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI • Xây dựng quy trình gây động dục và rụng trứng đồng loạt cho đàn bò Điện Biên . Xây dựng mô hình ứng dụng cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo kết hợp với gây động dục và rụng trứng đồng loạt tại Điện Biên. Báo cáo này bao gồm 6 phần: phần I. Đặt vấn đề, giới thiệu về kỹ thuật và khả năng ứng dụng; phần II. Tổng quan tài liệu, trình bày ngắn gọn về Cơ sở lý thuyết và Cơ sở thực nghiệm của kỹ thuật, tính khả thi, tính phù hợp và cần thiết để cải tạo đàn bò tỉnh Điện Biên; phần III. Các nội dung, bao gồm 5 nội dung đã đăng ký: 1) Điều tra hiện trạng sinh sản đàn bò Điện Biên, 2) Đào tạo kỹ thuật gây động dục và thụ tinh nhân tạo, 3) Thử nghiệm 04 quy trình gây động dục và thụ tinh nhân tạo cho đàn bò Điện Biên, 4) Nghiên cứu ứng dụng quy trình thụ tinh nhân tạo với tinh đông lạnh cọng rạ tại Điện Biên và 5) Ứng dụng quy trình chăm sóc bò có chửa và bê lai; phần IV. Thảo luận chung, Kết luận và Kiến nghị, phần V. Tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng nước ngoài và phần VI. Phụ lục trình bày ảnh tư liệu về các hoạt động của đề tài. 7 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI 8 1. TẠI SAO NÊN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ Ở ĐIÊN BIÊN Phát triển nền nông nghiệp bền vững là điểm tựa cơ bản của nền kinh tế nước ta. Mỗi một địa phương trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn luôn là một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý. Những bài học từ thành công cũng như thất bại các mô hình phát triển cây, con từ khi phổ biến nền kinh tế hàng hóa cho đến nay cho thấy: xuất phát từ nền tảng các cây con sẵn có của từng vùng, từng địa phương, đưa khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng, làm thương hiệu và thương mại sản phẩm là con đường tối ưu. Chăn nuôi bò ở Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung liệu có phải là một lợi thế? Đúng vậy, bởi vì từ năm 2000 đến nay, giá thịt bò mặc dù có nhiều biến động nhưng chưa khi nào giảm. Thịt bò tươi sản xuất trong nước vẫn gần như độc chiếm thị trường. Đô thị mở rộng nhu cầu thịt bò, đặc biệt là thịt bò tươi ngày một tăng. Thịt bò trên thị trường đa dạng về chủng loại nhưng chưa có thương hiệu để khẳng định về chất lượng. Nếu có một loại thịt bò chất lượng tốt, sản xuất tại Điện Biên có thương hiệu “thịt bò Điện Biên”, giá cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ đón nhận. Giống như “gạo tám Điện Biên”, “sữa bò Ba Vì”, “Cà fê Đắc Lắc”, .. chất lượng của sản phẩm được gắn với thổ ngơi của từng vùng. Nếu gạo tám Điện Biên đặc biệt hơn các nơi khác do biến động nhiệt độ chu kỳ ngày đêm cũng như các đặc điểm về thổ nhưỡng thì các ảnh hưởng này cũng có thể làm nên thương hiệu “thịt bò Điện Biên” Chăn nuôi bò là nghề nuôi đã có từ lâu đời ở nước ta nói chung và ở Điện Biên nói riêng. Nếu biết kết hợp tính truyền thống này với các kỹ thuật và nguồn gen mới có thể thay đổi dần diện mạo của việc chăn nuôi theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng, đáp ứng nhu cầu thịt bò tươi ngày một tăng trong nước và xuất khẩu. 9 Thêm vào đó nuôi bò ở Điện Biên còn tận dụng lợi thế của vùng đất đồi rộng lớn chưa khai thác cũng như vị trí gần các cửa khẩu đi Lào, đi Trung Quốc, tiện lợi cho việc xuất khẩu bò, thịt bò, các sản phẩm từ thịt bò. Điện Biên so với những địa phương khác của Viêt Nam, lợi thế đặc biệt là còn nhiều diện tích rừng hoặc đất hoang để trồng rừng, nuôi bò, nuôi trâu là một mắt xích trong các hoạt động canh tác nông nghiệp và trồng rừng, các hoạt động này đang diễn ra sôi động ở Điên Biên và Tây Bắc nói chung. Thảm thực vật dưới tán rừng, các phụ phẩm trồng lúa, trồng màu, trồng cây công nghiệp tạo nguồn thức ăn cho trâu bò, phân trâu bò quay trở lại bón cho cây trồng. Về mặt kinh tế xã hội, Viêt Nam đang hội nhập toàn cầu, biến động giá cả, lạm phát và suy thoái kinh tế đều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Nhóm người bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất là nông dân, đặc biệt là nông dân, đồng bào các dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa. Bò, trâu với đặc tính là vật nuôi lâu năm, nếu đầu tư tiền vào nuôi trâu bò, người dân còn có thể xem đây như ngân hàng tích lũy vốn của mình, đồng vốn luôn được bảo vệ và gia tăng. Quan sát sự biến động tình hình kinh tế nước ta cho thấy mặc dù VNĐ liên tục mất giá nhưng giá trị thịt bò luôn ổn định và gia tăng (một kg thịt bò tươi vẫn đổi được 10-12 kg gạo). Nuôi bò cũng là cách hiệu quả để giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo cũng như tạo ra một khoản tiền dự trữ cho các việc đột xuất như: chữa bệnh hay cho con đi học. 2. TÍNH PHÙ HỢP CỦA ĐỀ TÀI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN Đánh giá lợi thế là một tỉnh có tài nguyên về phát triển nông nghiệp, trồng rừng cũng như tham khảo về trình độ phát triển không đồng đều của đồng bào các dân tộc anh em, Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cho rằng phát triển chăn nuôi trâu bò là một nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp 10 trước mắt và lâu dài. Ý tưởng này đã được cụ thể hóa bằng quyết định số 397/QĐ-UBND, ký ngày 20/04/2007 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển đàn trâu bò theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững giai đoạn 2006-2015. Theo đó, mục tiêu phát triển đạt mức tăng đàn trâu 2006-2015 là 3,56% / năm, bò phải tăng 10,14% /năm. Tổng đàn trâu vào năm 2015 đạt 141.300 con, đàn bò đạt 72.600 con, trong đó bò lai chiếm 60%. Hàng năm bán thịt 13.000 đến 17.000 con trâu, bò giai đoạn 2006-2010 và 19.000 đến 23.000 con trâu bò giai đoạn 2011-2015. Dự án này cũng đưa ra một loạt các giải pháp quan trọng để đạt được các mục đích: Về thức ăn, dự án cho rằng cần cải tạo đồng cỏ tự nhiên thành đồng cỏ chăn nuôi. Dự kiến diện tích sản xuất nông nghiệp của Điện Biên đến 2015 là 123.825 ha. Trong đó đất canh tác 117.790 ha (trồng lúa, lúa màu: 44.475 ha, đất trồng cỏ chăn nuôi: 6.500 ha, đất trồng các cây khác: 66.815 ha, đất trồng cây lâu năm: 6.035 ha). Trong 6.500 ha đất đồng cỏ chăn nuôi có 2.000 ha đất chuyên trồng cỏ và số còn lại 4.500 ha là đồng cỏ tự nhiên được cải tạo. Bên cạnh việc mở rộng và thâm canh đồng cỏ thì tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô, khoai, lạc để chế biến thành thức ăn cho trâu bò cũng được quan tâm. Về con giống, dự án đề ra ưu tiên xây dựng cơ sở chăn nuôi trâu bò giống của tỉnh nhằm nuôi dưỡng và cung cấp giống trâu, bò tốt cho nhân dân, sử dụng các giống bò ngoại (Sind, Bratman, Droughmaster,..), trâu ngoại (Murah,..) để tạo ra con lai có năng suất cao, chất lượng tốt nhưng thích nghi trong điều kiện của địa phương. Về công tác thú y, vệ sinh phòng trừ dịch bệnh, dự án xem đây là giải pháp quan trọng liên quan đến sản xuất hàng hóa và thị trường. Về bộ máy cần bổ sung cán bộ làm công tác quản lý và thú y ở cấp huyện, xã cũng như 11 nâng cao năng lực của các cán bộ này cũng như tăng cường các dịch vụ thú y ở các thôn, bản. Hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng bệnh. Tiêm chủng phải đạt >80% cho các bệnh: tụ huyết trùng, nhiệt thán, ung khí than, bệnh chân miệng,.. Về nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật tại cơ sở và nông dân, dự án cho rằng xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi của tỉnh để Trung tâm này trở thành đơn vị nòng cốt trong chuyển giao các tiến bộ KHCN cho các đơn vị cơ sở và nông dân. Đầu tư trang thiết bị và đào tạo cán bộ cho Chi cục thú y tỉnh. Hàng năm có kế hoạch hợp tác với các Viện nghiên cứu trung ương mở các lớp tập huấn và đào tạo về các kỹ thuật chăn nuôi tại Điện Biên và triển khai các đề tài phục vụ chăn nuôi trâu bò. Các giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, về cơ chế, chính sách để phát triển chăn nuôi trâu bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên cũng được quan tâm thích đáng. Tuy không phải là thành phần của dự án phát triển đàn trâu bò của Điện Biên nhưng đề tài: “Nghiªn cøu øng dông kü thuËt g©y ®éng dôc ®ång lo¹t, n©ng cao hiÖu qu¶ thô tinh nh©n t¹o nh»m t¨ng n¨ng suÊt ®µn bß t¹i tØnh §iÖn Biªn” triển khai giai đoạn 2008-2010 là hoàn toàn phù hợp, có khả năng hỗ trợ, mặt khác lại trùng với giai đoạn triển khai dự án phát triển đàn trâu bò của tỉnh nhà. Trong các giải pháp của dự án thì đề tài có thể hỗ trợ cho 3 giải pháp quan trọng: con giống, kỹ thuật và nguồn nhân lực. Về vấn đề con giống, đề tài nghiêng về áp dụng thụ tinh nhân tạo để zê-bu hóa đàn bò. Như vậy có thể một mặt tận dụng được lợi thế thích nghi của đàn bò địa phương, mặt khác cải tạo năng suất và chất lượng đàn. Về kỹ thuât, gây động dục đồng loạt kết hợp với thụ tinh nhân tạo sẽ đẩy nhanh tốc độ zê-bu hóa đàn bò, đây có thể công 12 cụ quan trọng để đạt được chỉ tiêu 60% đàn bò là bò lai vào 2015. Kỹ thuật này hoàn toàn có thể mở rộng ra toàn đàn nếu gây động dục đồng loạt để vừa thụ tinh nhân tạo vừa cho bò đực giống đã chọn lọc nhảy trực tiếp. Đề tài cũng có thể là hữu ích đối với dự án của tỉnh từ khía cạnh tạo ra đàn bò đực lai có thể trạng tốt hơn so với đàn bò đực hiện có của địa phương, dùng đàn đực giống này cải tạo thể trạng của đàn bò hiện tại, nâng cao dần thể trạng của toàn đàn. Ngoài ra, các hoạt động đào tạo tập huấn của đề tài sẽ giúp tạo cho Điên Biên có nguồn nhân lực kỹ thuật cũng như có các chuyên gia về ứng dụng các kỹ thuật sinh sản và thụ tinh nhân tạo. 3. TẠI SAO PHẢI ÁP DỤNG GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG LOẠT VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO ĐỂ CẢI TẠO ĐÀN BÒ ĐIỆN BIÊN Sin hóa đàn bò (hay đúng hơn là zê-bu hóa đàn bò) đã được chúng ta thực hiện từ những năm 70. Đến nay nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng đã cải tạo được tầm vóc đàn bò, có nơi bò lai-zebu đã thay thế hết đàn bò vàng giống địa phương. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo đã thay thế việc cho bò nhảy trực tiếp ở nhiều địa phương. Thụ tinh nhân tạo để ze-bu hóa đàn bò tỉnh Điện Biên vẫn còn là một thách thức đối với Điện Biên nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung. Trước hết do địa bàn rộng lớn, địa hình phân cắt, giao thông đến các huyện, xã còn khó khăn, tiếp đến là chưa hình thành được mạng lưới dẫn tinh viên ở các xã hoặc các cụm xã, thậm chí ở cấp huyện. Ở Điện Biên, thụ tinh nhân tạo mới chỉ được Trung tâm Phát triển chăn nuôi triển khai tại ở địa bàn bán kính khoảng 10 km cách Điện Biên Phủ. Giống như ở các địa phương khác ở miền Bắc Việt Nam, đàn bò Điên Biên động dục rải rắc quanh năm. Theo dõi động dục để thụ tinh nhân tạo kịp thời là bất khả thi vì không có dẫn tinh viên và nguồn tinh tại chỗ, trong khi bò đực, bò cái được chăn thả tập trung nên khả năng tạp giao là phổ biến. Nếu 13 như không có các biện pháp cải tạo đàn thì mặc dù đàn bò tăng từ 6-8% mỗi năm (Bảng 1), thì đến 2015 tổng đàn bò có thể đạt được số lượng như dự kiến 72.600 con, nhưng chất lượng, khối lượng, tính thích nghi lại giảm đi do tỷ lệ đồng huyết cao. Như vậy, triển khai đề tài “Nghiªn cøu øng dông kü thuËt g©y ®éng dôc ®ång lo¹t, n©ng cao hiÖu qu¶ thô tinh nh©n t¹o nh»m t¨ng n¨ng suÊt ®µn bß t¹i tØnh §iÖn Biªn” là công cụ quan trọng và là lựa chọn tốt nhất để dự án phát triển 60% bò lai của tỉnh thành công một cách bền vững vào 2015. 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG LOẠT CHO BÒ ĐỂ THỤ TINH NHÂN TẠO Đã từ rất sớm, các nghiên cứu về tổ chức học định lượng phát hiện trong một chu kỳ của bò có 2 đến 3 sóng nang. Các sóng nang này được quyết định bởi các yếu tố di truyền, đã hình thành ngay trong phát triển cá thể, các giai đoạn phát triển trước dậy thì, trong thời điểm bò mang thai và ngay cả giai đoạn bất dục sinh lý vẫn có hiện diện của các sóng nang. Điểm khác biệt giữa các sóng nang ở bò có chu kỳ so với bò ở các giai đoạn khác là kích thước nang độc tôn lớn hơn hình thành ở mỗi sóng nang. Bằng phương pháp quét siêu âm hàng ngày, các nhà khoa học cho thấy có khoảng 70% quần thể bò có 2 sóng phát triển nang trong một chu kỳ, khoảng 30% quần thể bò có đến 3 sóng nang trong một chu kỳ. Thêm vào đó có tác giả còn thấy bò sinh đôi chỉ xảy ra ở bò có chu kỳ 3 sóng nang. Thử nghiệm gây rụng trứng các nang độc tôn, người ta thấy rằng ở bất cứ sóng nang nào một khi nang độc tôn cho rụng trứng cũng tạo ra một trứng tốt có thể thụ tinh và cho đậu thai. Nghiên cứu tương quan giữa các sóng nang ở bò, người ta thấy rằng một sóng nang mới chỉ có thể hình thành khi nang độc tôn của sóng nang trước đã cho rụng trứng hoặc thoái hóa. Duy trì hàm lượng progesterone cao trong máu nhờ bổ sung liên tục từ bên ngoài hoặc đặt viên có chứa dẫn xuất 14 của progesterone vào âm đạo làm kéo dài sự tồn tại của nang độc tôn, người ta không quan sát thấy hình thành sóng nang mới. Trong khi loại bò nang độc tôn bằng cách làm giảm đột ngột hàm lượng progesterone trong máu, gây nên rụng trứng nang độc tôn và hình thành sóng nang mới. Việc cản trở hình thành sóng nang mới của nang độc tôn cũng được chứng minh khi phá hủy nang độc tôn bằng cơ học như đốt hoặc hút bỏ. Mặc dù nhất trí cơ bản về lý thuyết phát triển nang dạng sóng dọc theo chu kỳ, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về tỷ lệ bò có chu kỳ 2 hoặc 3 sóng nang trong quần thể bò. Nghiên cứu sâu ở quần thể bò sữa, Siroi and Fortune (1988), Savio et al (1988), Ginther et al (1989), Gong et al (1996) cho rằng có tới 80% bò trong quần thể có chu kỳ 2 sóng nang [33], [36], [95], [112]. Hiện tượng này được xác lập bởi yếu tố di truyền hoặc di truyền kết hợp với yếu tố môi trường vẫn còn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Khái niệm về một sóng phát triển nang ở bò được đặc trưng bởi sự lớn lên đồng thời của một số các nang nhỏ đạt đến một kích thước nhất định (khoảng 3-4 mm), ở giai đoạn này các nang có cùng cơ hội để phát triển thành nang độc tôn. Một cơ chế chọn lọc của cơ thể dẫn đến sự phát triển không đồng đều nên chỉ có một nang lớn vượt lên trở thành độc tôn duy trì tăng trưởng, trong khi các nang khác lớn chậm dần rồi thoái hóa (Ginther et al. 1996; Knopf et al 1989) [34], [49]. Nang độc tôn đầu tiên của chu kỳ sinh dục là một nang trong tập hợp một số nang có đường kính 2-5mm xuất hiện một ngày sau rụng trứng. Nang được chọn lựa (lớn vượt lên) trong ngày thứ 3 và trở thành nang độc tôn ngày thứ 5, thứ 6. Trong khi có một nang trở thành độc tôn thì các nang khác cận kề trong tập hợp ban đầu lớn chậm đi và trở thành nang thoái hóa, trùng vào thời điểm mức FSH trong máu giảm xuống (Irland and Roche 1983, Adams et al., 1992, Adams 1994, Sunderland 1994). Nang độc tôn phát triển đạt kích 15 thước tối đa 13-16mm vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 7 của chu kỳ. Nang độc tôn có một giai đoạn phát triển với kích thước ổn định được ghi nhận từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10. Sau thời điểm này nang độc tôn giảm nhanh kích thước và không còn nhận diện được vào ngày thứ 15. Thoái hóa nang độc tôn đầu tiên cũng trùng hợp với một sóng nang mới xuất hiện vào thời điểm gia tăng chuyển tiếp bài tiết FSH vào máu từ tuyến yên [9], [8], [43], [121]. Ở bò chu kỳ hai sóng nang, nang độc tôn thứ hai sẽ là nang rụng trứng. Nhưng ở bò có 3 sóng nang thì nang độc tôn thứ 2 vẫn chưa cho rụng trứng. Nếu nang độc tôn ở bò chu kỳ 2 sóng nang bắt đầu tăng tốc lớn vào ngày thứ 10 thì nó sẽ cho rụng trứng 11 ngày sau đó, tức là 21 ngày sau lần rụng trứng cuối cùng. Nang cho rụng trứng ở bò có chu kỳ 3 sóng nang xuất hiện vào ngày thứ 16 và rụng trứng 7 ngày sau đó. Như vậy, theo Pierson and Ginther (1987), Siroi và Fortune (1988), Ginther et al (1989) thì khoảng cách giữa hai lần động dục ở bò chu kỳ 2 sóng nang ngắn hơn ở bò chu kỳ 3 sóng nang (21 so với 23 ngày) [32], [75], [112]. Kích thước lớn nhất trung bình của nang độc tôn sóng nang thứ 2 là tương tự như kích thước nang độc tôn ở sóng nang thứ nhất (khoảng 16mm). Như vậy ở bò có chu kỳ hiện diện ít nhất 1 nang to (khoảng 12mm) trong tất cả các ngày của chu kỳ sau ngày thứ 4. Sóng nang đầu tiên xuất hiện vào ngày thứ nhất của chu kỳ (sau ngày rụng trứng), sóng nang thứ 2 ở bò chu kỳ hai sóng nang xuất hiện vào ngày thứ 10. Ở bò chu kỳ 3 sóng nang, sóng nang thứ hai xuất hiện vào ngày thứ 9 và sóng nang thứ 3 xuất hiện vào ngày thứ 16. Adams et al. (1992) đã chứng minh có mối tương quan chặt chẽ sự gia tăng bài tiết FSH và sự xuất hiện các sóng nang [9]. Kết thúc mỗi một pha phát triển độc tôn luôn được báo trước bởi sự tiêu biến các thụ quan đối với FSH và LH cùng với hoạt tính sản xuất oestrogen của nang độc tôn (Irland and Roche 1983) [44]. Sự giảm tần suất các xung LH cũng xuất hiện trước khi nang độc tôn thoái hóa (Savio et al 16 1990). Gong et al (1996) còn chứng minh rằng: nang trứng phát triển đến giai đoạn có đường kính dưới 4mm không phụ thuộc vào gonadotropin nhưng phụ thuộc sống còn vào FSH giai đoạn phát triển từ 4-9mm, vào LH giai đoạn cận rụng trứng (>9mm) [36], [95]. Những kết quả này là quan trọng trong điều tiết các loại hooc-môn cho mục đích gây động dục và rụng trứng đồng pha. Liệu nang độc tôn ở sóng nang thứ nhất có thể cho rụng trứng ? Trong chu kỳ bình thường nang độc tôn đầu tiên không cho rụng trứng. Nang độc tôn này phát triển trong lúc hiện diện một thể vàng hoạt động, chỉ có thể bị thoái hóa khi không có mặt các xung LH, các xung này bị ức chế bởi mức progesterone cao trong máu. Như vậy chỉ các nang độc tôn không bị thoái hóa có mặt vào lúc thể vàng bị thoái hóa mới có cơ hội rụng trứng. Tuy nhiên vẫn có thể gây rụng trứng các nang phát triển giai đoạn hoàng thể nếu áp dụng các yếu tố kích thích bởi các hóa dược. Savio et al. (1990), Novaes et al. (1991) là những tác giả đầu tiên thử gây rụng trứng với nang độc tôn đầu tiên khi họ dùng PGF2α, cho thấy nang độc tôn đầu tiên cho rụng trứng và trứng rụng từ nang này thụ tinh và đậu thai được [65], [95]. Trong khi đó Bagusi et al.(1993), Prescott et al. (1996), Gong et al. (1995, 1996) đã dùng GnRH làm rụng trứng nang độc tôn đầu tiên [12], [35], [36], [79]. Price and Webb (1989), Schmith et al. (1996) lại tiêm HCG gây rụng trứng nang độc tôn đầu tiên [80], [100]. Trong tất cả các trường hợp quan sát thấy phản ứng động dục và rụng trứng xảy ra với các thông số điển hình giống như động dục và rụng trứng tự nhiên cuối chu kỳ, dẫn tinh các tác giả đều thầy các rụng trứng này tốt vì dẫn tinh bò đậu thai. Điều này về lý thuyết đã mở ra một khả năng mới: không nhất thiết phải chờ sự phát triển của nang độc tôn cuối chu kỳ, động dục và rụng trứng có thể xảy ra với bất cứ nang độc tôn nào hình thành trong chu kỳ. Về mặt thời gian, mỗi chu kỳ cách nhau 21-23 ngày trong khi đó mỗi sóng nang chỉ 17 cách nhau 7-8 ngày. Đây chính là cơ sở để người ta có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần xử lý, và hệ quả là rút ngắn được khoảng cách từ lúc bò đẻ đến lần phối giống đầu tiên, dẫn tới rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Phát triển nang trứng giai đoạn sau khi bò đẻ con (post-partum) Sau khi đẻ, giai đoạn tái phục hồi tử cung xảy ra ở tất cả các động vật có vú. Trong giai đoạn này xảy ra đồng thời việc tái thiết lập tính chu kỳ. Giai đoạn này nhanh hay chậm phụ thuộc và rất nhiều yếu tố: bản thân con vật và môi trường. Tái phục hồi các sóng nang càng sớm, con vật càng nhanh chóng có khả năng thụ thai lại. Nghiên cứu kỹ giai đoạn này chính là chìa khóa để áp dụng kích thích động dục và rụng trứng sớm, rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Thể vàng của quá trình mang thai thoái hóa làm đột ngột giảm lượng progesterone trong máu là một trong các cơ chế quan trọng dẫn đến đẻ con. Tồn tại sau khi đẻ một khoảng rất giao động gọi là giai đoạn bất thụ sau khi sinh. Khoảng này phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố sinh lý, môi trường, bệnh lý như: dinh dưỡng, thể trạng, cho con bú, bệnh dystocia, giống bò, tuổi bò, tháng bò đẻ, bệnh lý tử cung và các bệnh mãn tính. Giảm lượng progesterone, estradiol trong máu kích thích hệ trục Hypothalumus-Hypophys-Gonads theo cơ chế điều khiển âm tính ngược (feedback) là gia tăng hàm lượng FSH trong máu trong vòng từ 5-14 ngày sau khi bò đẻ (Peters et al. 1981) [73], tạo nên sóng nang đầu tiên trong giai đoạn bất dục sau khi sinh. Các sóng nang không bị mất đi trong quá trình bò mang thai nhưng kích thước các nang độc tôn của các sóng này thấp và bị thoái hóa do mức progesterone quá lớn trong quả trình mang thai. Lúc FSH gia tăng trong máu cũng là lúc sóng nang đầu tiên hình thành với các nang độc tôn có kích thước điển hình (Roche and Mihm 1996) [90]. Có một loạt xung LH (với 18 tần suất dày, biên độ thấp) xuất hiện kích thích phát triển và duy trì độc tôn nang (Savio et al. 1990) [96]. Một số công trình cho thấy có một vài sóng nang xuất hiện và phát triển trước lần rụng trứng đầu tiên giai đoạn sau khi bò đẻ. Ở bò sữa, Dufour and Roy (1985) quan sát thấy các nang có xoang lớn phát triển vào khoảng 15-35 ngày sau khi bò đẻ [23]. Savio et al., (1990) quan sát thấy các nang lớn 5-9mm phát triển vào 7-10 ngày sau khi bò đẻ, từ các nang này một nang độc tôn tiếp tục phát triển vào ngày 10-13 sau khi bò đẻ, nang độc tôn đầu tiên sau khi bò đẻ rụng trứng ở phần lớn các bò (70-80%) [95]. Điểm đặc biệt là các nang độc tôn rụng trứng sau khi bò đẻ thường rụng trứng “ngầm”, không kèm theo các dấu hiệu bò động dục (Savio et al., 1990) [95]. Như vậy, tính chu kỳ ở bò được tái thiết trở lại sau thời kỳ phát triển ngắn của thể vàng (short-lived CL) (Odde et al., 1990, Pratt et al., 1982) [67], [78]. Thực tế có một sự gia tăng chuyển tiếp hàm lượng progesterone thường xảy ra 10 ngày trước lần động dục đầu tiên sau khi sinh con ở bò thịt (Rawling et al., 1980, Peters et Reley 1982, Hungphrey et al 1983, Werth et al., 1996) [40], [82], [85], [134]. Ở bò thịt cho con bú phát triển nang có sự thay đổi. Những nang trứng lớn đến 8mm đã quan sát thấy vào ngày thứ 7 với sự gia tăng về số lượng từ ngày 7 đến ngày 42 sau khi bò đẻ. Nhưng chỉ quan sát thấy nang độc tôn ở 11% số bò (Murphy et al., 1990, Stagg et al., 1995) [63], [115] và nang rụng trứng đầu tiên chỉ thấy được 40 ngày sau khi bò sinh con (Roche and Boland 1991, Short et al., 1990) [89], [108]. Điều này cho thấy giai đoạn bất dục sau khi sinh ở bò thịt kéo dài không phải do trễ tái hồi phục phát triển sóng nang mà do các nang độc tôn nhỏ, không rụng trứng được. Người ta quan sát thấy xung bài tiết LH xuất hiện giai đoạn sau khí sinh ở bò cho con bú muộn hơn so với bò vắt sữa (Peters et al., 1981) [73]. Điều này gợi ý là nang trứng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan