Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển chăn nuôi vịt đảm bảo ...

Tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển chăn nuôi vịt đảm bảo an toàn sinh học

.PDF
95
387
87

Mô tả:

Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ Bé n«ng nghiÖp vµ Ptnt ViÖn ch¨n nu«i Trung t©m nghiªn cøu gia cÇm thuþ ph−¬ng ---------------------------------- Dù ¸n ®éc lËp cÊp nhµ n−íc B¸o c¸o tæng hîp KÕt qu¶ khoa häc c«ng nghÖ dù ¸n Tªn dù ¸n: M· sè: Hoµn thiÖn quy tr×nh ch¨n nu«i gµ ai cËp, th¸i hoµ vµ con lai 03/2009/da§L C¬ quan chñ tr× dù ¸n: Trung t©m nghiªn cøu gia cÇm Thôy Ph−¬ng - ViÖn Ch¨n nu«i Chñ nhiÖm dù ¸n: TS. Lª ThÞ Nga 8702 Hµ Néi – 2011 87 Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ Bé n«ng nghiÖp vµ Ptnt ViÖn ch¨n nu«i Trung t©m nghiªn cøu gia cÇm thuþ ph−¬ng ---------------------------------- Dù ¸n ®éc lËp cÊp nhµ n−íc B¸o c¸o tæng hîp KÕt qu¶ khoa häc c«ng nghÖ dù ¸n Tªn dù ¸n: Hoµn thiÖn quy tr×nh ch¨n nu«i gµ ai cËp, th¸i hoµ vµ con lai M· sè: 03/2009/DA§L Chñ nhiÖm dù ¸n C¬ quan chñ tr× dù ¸n TS. Lª ThÞ Nga TS. Phïng §øc TiÕn Bé Khoa häc vµ C«ng nghÖ 88 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Cv Hệ số biến dị CS Cộng sự ĐVT Đơn vị tính KL Khối lượng MH Mô hình NST Năng suất trứng P Tăng khối lượng cơ thể TB Trung bình TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TL Tỷ lệ TTTA Tiêu tốn thức ăn X Trung bình 89 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, an toàn sinh học, thú y phòng bệnh đối với gà sinh sản và lai thương phẩm 3.1.1. Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà sinh sản và lai thương phẩm 3.1.1.1. Xác định phương thức nuôi công nghiệp và nuôi bán chăn thả đối với gà Ai Cập, Thái Hoà, gà lai sinh sản và thương phẩm 3.1.1.2. Xác định axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi gà Ai Cập, Thái Hoà, gà lai Thái Hoà x Ai Cập giai đoạn sinh sản 3.1.2. Hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh đối với gà sinh sản và lai thương phẩm 3.1.2.1. Đáp ứng miễn dịch sau khi sử dụng vaccine phòng bệnh Newcastle 3.1.2.2. Đáp ứng miễn dịch sau khi sử dụng vaccine Gumboro cho gà lai thương phẩm 3.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai sinh sản và thương phẩm 3.2.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai Thái Hoà x Ai Cập sinh sản 3.2.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà lai Thái Hoà x Ai Cập giai đoạn con, hậu bị 3.2.1.2. Khối lượng cơ thể của gà lai Thái Hoà x Ai Cập qua các giai đoạn 3.2.1.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà lai Thái Hoà x Ai Cập qua các giai đoạn 3.2.1.4. Tuổi thành thục sinh dục của gà lai Thái Hoà x Ai Cập 3.2.1.5. Tỷ lệ đẻ của gà lai Thái Hoà x Ai Cập 3.2.1.6. Năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập 3.2.1.7. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của gà lai Thái Hoà x Ai Cập 3.2.1.8. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà lai Thái Hoà - Ai cập 90 1 3 3 12 20 20 20 25 25 25 25 43 60 61 64 66 66 66 67 68 68 69 69 70 71 3.2.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm 3.2.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà lai thương phẩm 3.2.2.2. Khối lượng cơ thể gà lai thương phẩm 3.2.2.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm 3.2.2.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của gà lai thương phẩm 3.2.2.5. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của gà lai thương phẩm 3.2.2.6. Chỉ số sản xuất (PN) của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm 3.2.2.7. Chỉ số kinh tế (EN) 3.2.2.8. Hạch toán thu chi nuôi gà lai thương phẩm 3.3. Tác động đối với kinh tế xã hội và môi trường 3.4. Các kết quả khác của dự án 3.4.1. Bài báo đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi 3.4.2. Báo cáo khoa học 3.4.3. Kết quả phối hợp đào tạo trên đại học CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4. 1. Kết luận 4.2. Đề nghị Tài liệu tham khảo 91 71 71 72 72 73 73 74 74 75 75 76 76 76 76 76 76 78 79 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống và lượng thức ăn thu nhận của gà Ai Cập giai đoạn con, hậu bị Bảng 3.2: Khối lượng cơ thể của gà Ai Cập qua các giai đoạn tuổi Bảng 3.3: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của gà Ai Cập khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, 50% Bảng 3.4: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà Ai Cập Bảng 3.5: Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của gà Ai Cập Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà Ai Cập Bảng 3.7: Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ của gà Thái Hoà giai đoạn con, hậu bị Bảng 3.8: Khối lượng cơ thể của gà Thái Hoà qua các giai đoạn tuổi Bảng 3.9: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của gà Thái Hoà khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, 50% Bảng 3.10: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà Thái Hoà Bảng 3.11: Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở, số gà con loại 1/mái của gà Thái Hoà Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà Thái Hoà Bảng 3.13: Tỷ lệ nuôi sống, lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn con, hậu bị của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.14: Khối lượng cơ thể của gà lai Thái Hoà x Ai Cập qua các giai đoạn tuổi Bảng 3.15: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, 50% Bảng 3.16: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.17: Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở, số gà con loại 1/mái của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.19: Tỷ lệ nuôi sống của gà lai qua các tuần tuổi Bảng 3.20: Khối lượng cơ thể của gà lai qua các giai đoạn tuổi Bảng 3.21: Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà lai Bảng 3.22: Lượng thức ăn thu nhận, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của gà lai Bảng 3.23: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể, chỉ số sản xuất Bảng 3.24: Kết quả phân tích thịt gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.25: Thành phần các axit amin Bảng 3.26: Tổng hợp thu chi chăn nuôi gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x 92 25 26 26 27 28 29 30 30 31 32 33 33 34 35 35 36 37 38 39 39 39 40 40 41 41 42 Ai Cập) Bảng 3.27: Khối lượng cơ thể gà Ai Cập 19 tuần tuổi Bảng 3.28: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, 50% của gà Ai Cập Bảng 3.29: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà Ai Cập Bảng 3.30: Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở, số gà con loại 1/mái của gà Ai Cập Bảng 3.31: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà Ai Cập (đồng) Bảng 3.32: Khối lượng cơ thể của gà Thái Hoà 19 tuần tuổi Bảng 3.33: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của gà Thái Hoà khi tỷ lệ đẻ đạt 5% và 50% Bảng 3.34: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của gà Thái Hoà Bảng 3.35: Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở, số gà con loại 1/mái của gà Thái Hoà Bảng 3.36: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà Thái Hoà Bảng 3.37: Khối lượng cơ thể gà lai Thái Hoà x Ai Cập 19 tuần tuổi Bảng 3.38: Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập khi tỷ lệ đạt đẻ 5% và 50% Bảng 3.39: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.40: Kết quả khảo sát chất lượng trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập lúc 38 tuần tuổi Bảng 3.41: Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở và số gà con loại I/mái của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.42: Hiệu quả kinh tế nuôi gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.43. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.44: Khối lượng cơ thể của gà lai Thái Hoà - (Thái Hoà - Ai Cập) qua các tuần tuổi Bảng 3.45. Sinh trưởng tuyệt đối của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.46. Sinh trưởng tương đối của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.47: Lượng thức ăn thu nhận của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.48: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.49: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.50: Chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế (EN) của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) Bảng 3.51: Hiệu giá kháng thể thụ động newcastle Bảng 3.52: Hiệu giá kháng thể newcastle sau khi sử dụng ND-IB lần 1 Bảng 3.53: Hiệu giá kháng thể newcastle sau khi sử dụng ND-IB lần 2 93 43 44 45 46 46 47 48 48 49 50 51 51 52 53 54 54 55 56 57 57 58 59 59 60 61 62 63 Bảng 3.54: Hiệu giá kháng thể newcastle sau khi sử dụng ND-Emultion lần 1 Bảng 3.55: Hiệu giá kháng thể newcastle sau khi sử dụng ND-Emultion lần 2 Bảng 3.56: Kết quả phản ứng kết tủa khuyết tán trên thạch (AGP) Bảng 3.57: Kết quả phản ứng kết tủa khuyết tán trên thạch (AGP) sau khi sử dụng vaccine Gumboro Bảng 3.58: Tỷ lệ nuôi sống của gà lai Thái Hoà x Ai Cập giai đoạn con, hậu bị Bảng 3.59: Khối lượng cơ thể của gà lai Thái Hoà x Ai Cập qua các giai đoạn tuổi Bảng 3.60: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà lai Thái Hoà x Ai Cập qua các giai đoạn Bảng 3.61: Khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập khi tỷ lệ đẻ đạt 5%; 50% Bảng 3.62: Tỷ lệ đẻ của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.63: Năng suất trứng/mái, tiêu tốn thức ăn/10trứng của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.64: Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của gà lai Thái Hoà x Ai Cập Bảng 3.65: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà lai Thái Hoà x Ai Cập sinh sản Bảng 3.66: Tỷ lệ nuôi sống của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm qua các tuần tuổi (%) Bảng 3.67: Khối lượng cơ thể của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm Bảng 3.68: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm Bảng 3.69: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm Bảng 3.70: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm Bảng 3.71: Chỉ số sản xuất (PN) của gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm Bảng 3.73: Hạch toán thu chi khi nuôi gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm 0-5 tuần tuổi 94 63 64 65 65 66 67 68 68 69 70 70 71 71 72 72 73 73 74 75 DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN CHÍNH CỦA DỰ ÁN TT A Họ và tên Cơ quan công tác Chủ nhiệm dự án TS. Lê Thị Nga Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương B Cán bộ tham gia nghiên cứu 1 TS. Phùng Đức Tiến Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 2 ThS. Nguyễn Thị Mười Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 3 TS. Nguyễn Quý Khiêm Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 4 TS. Nguyễn Thị Nga Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 5 ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 6 ThS. Dương Thị Oanh Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 7 ThS. Đào Thị Bích Loan Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 8 ThS. Nguyễn Thị Tình Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 9 TS. Nguyễn Duy Điều Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương 0 MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, đời sống ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về sản phẩm gia cầm chất lượng cao nói chung và gà nói riêng càng lớn. Trong thực tế, các giống gà quý, hiếm, chất lượng cao thường khó nuôi, năng suất thấp, vì vậy không được phát triển rộng rãi thành các sản phẩm hàng hoá. Nên cần phải tạo ra sản phẩm vừa dễ nuôi, chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phát triển thành sản phẩm hàng hoá. Gà Thái Hoà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thịt gà là món ăn đặc sản (thịt đen, xương đen) được rất nhiều người ưa chuộng và còn được sử dụng như một nguồn dược phẩm bổ dưỡng có tác dụng tốt với sức khoẻ con người đặc biệt là phụ nữ có thai, người già, trẻ em và một số người bệnh về tim, gan, thận (Asia Pacfic Biotech New, 1998) [36]. Tuy nhiên, giống gà này chịu rét rất kém, có khối lượng cơ thể nhỏ và năng suất trứng rất thấp (Triệu Xương Diên và CS, 2001) [2]. Gà Ai Cập là giống gà thả vườn hướng kiêm dụng trứng thịt, có nguồn gốc từ Ai Cập, đã nuôi ở Việt Nam nhiều năm nay, được công nhận dòng thuần năm 2004, hiện giống gà này đang được nuôi giữ giống gốc tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương. Gà Ai Cập có sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao 97 - 98%, có khả năng thích nghi ở các vùng sinh thái khác nhau, năng suất trứng khá cao đạt 175 quả/mái/năm, chất lượng trứng thơm ngon được nhiều người ưa chuộng (Phùng Đức Tiến và CS, 2000) [18]. Gà lai Thái Hoà x Ai Cập được tạo ra giữa gà Thái Hoà Trung Quốc và gà Ai Cập. Gà lai có năng suất trứng/mái/63 tuần tuổi 164,97 – 168,06 quả, tỷ lệ phôi: 97,46 - 97,62%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp: 90,38-90,94% (Nguyễn Thị Mười và CS, 2006) [10]. Gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) thương phẩm (3/4 Thái Hòa, 1/4 Ai Cập) da, thịt, xương đen, chân năm ngón mang đặc điểm, phẩm chất thịt của gà Thái Hoà. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật vượt trội so với gà Thái Hoà và hiện 1 nay đang được phát triển trong sản xuất. Gà lai Thái Hoà x (Thái Hoà x Ai Cập) nuôi thịt đến 5 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống 97,75%; khối lượng đạt 272,3g. Hàm lượng Protein của thịt gà M13 và M23 cao 22,13 – 24,21%, hàm lượng sắt cao hơn các loại thịt gà thường khác đạt 5,71 – 8,78 mg/100g, hàm lượng DHA cao 63,77 – 67,13 mg/100g và hàm lượng cholesterol tương đương gà Thái Hòa đạt 56,66 – 58,25 mg/100g (Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và CS, 2007) [21]. Tuy nhiên hiện nay đa số gia cầm được nuôi theo lối chăn thả và bán chăn thả tại các cụm dân cư, nên việc bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh rất khó khăn, do đó dịch bệnh vẫn thường xuyên nổ ra gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để phòng chống dịch bệnh cho gia cầm ngoài các biện pháp về vệ sinh an toàn sinh học cần phải thực hiện nghiêm túc lịch sử dụng vaccine. Việc sử dụng vaccine phải phụ thuộc vào từng giống đặc biệt là dịch tễ của từng địa phương mới cho kết quả một cách tốt nhất. Bệnh Newcastle và bệnh Gumboro là 2 bệnh thường gặp ở gà do virus gây nên. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại vaccine phòng 2 bệnh này tuy nhiên để sử dụng các loại vaccine này như thế nào đối với gà Ai cập, Thái Hòa, gà lai sinh sản và gà lai thương phẩm hiệu quả nhất thì cần phải xác định đáp ứng miễn dịch sau khi sử dụng vaccine phòng bệnh cho gà. Để phát triển mở rộng chăn nuôi các giống gà trên có hiệu quả, bền vững đòi hỏi phải có các giải pháp công nghệ về giống, an toàn sinh học, thú y phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng, mô hình chăn nuôi,... Từ thực tiễn trên chúng tôi triển khai dự án: “Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Ai Cập, Thái Hoà và con lai” Mục tiêu của Dự án Hoàn thiện được các giải pháp công nghệ về giống, an toàn sinh học, thú y phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng gà Ai Cập, Thái Hoà và con lai. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Tình hình chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và dinh dưỡng trong chăn nuôi gà Ai Cập nổi tiếng với giống gà Fayoumi được nuôi dọc theo hai bên bờ sông Nile từ những năm trước công nguyên. Đây là giống gà rất nhanh nhẹn, bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, chân chì, cổ dài, lông đuôi cao. Chúng thành thục rất sớm, con mái có thể đẻ trứng vào khoảng 4 tháng tuổi, con trống bắt đầu gáy lúc 6 tuần tuổi. Rahman M.M, Baqui M.A.và Howlider M.A.R. (2004) [54], tính năng sản xuất trứng của gà lai RIR (Rhode Island red) x Fayoumi trong điều kiện chăn nuôi chuyên sâu ở Bangladesh. Tác giả cho biết năng suất trứng của gà lai trống Fayoumi x với mái RIR được cải thiện đáng kể so với công thức lai ngược lại nhưng tuổi bắt đầu vào đẻ, tiêu thụ thức ăn và tỷ lệ chết không có sự sai khác. Các nghiên cứu về gà da đen, thịt đen, xương đen trên thế giới còn rất ít. Mehner, Alfreg, 1967 [47] cho biết gà da đen, thịt đen, xương đen là giống gà có từ lâu đời do Marco Polo phát hiện từ thế kỷ 13 ở Trung Quốc. Giống gà này có sự đột biến ngẫu nhiên giữa các giống gà hoặc có thể từ gà hoang. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung giới thiệu công dụng của thịt gà đen, xương đen. Theo Wel Rong, 1987 [62] các đặc điểm ngoại hình của gà ác da đen, thịt đen, xương đen Trung Quốc ở vùng Vũ Hán cũng có những đặc điểm tương tự. Gà da đen, thịt đen, xương đen được nuôi ở vùng Vũ Hán chủ yếu được dùng như một vị thuốc. Các thí nghiệm cho thấy thịt gà Ác có chứa những Hormone nhất định, các sắc tố xanh và acid amin cần thiết cho cơ thể con người. Ông còn cho biết những kinh nghiệm lâm sàng đã chứng tỏ thịt gà ác có hiệu quả rất tốt trong điều trị các bệnh của phụ nữ vô sinh, xảy thai, bệnh sau khi sinh… Trứng gà ác còn có hiệu quả trong điều trị các trứng đau đầu và là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho người già và người huyết áp cao vì có chứa hàm lượng cholesteron thấp và các acid amin tự do cao hơn so với các giống gà khác. 3 Triệu Xương Diên và Vương Tuyền, 2001 [2] cho biết có một số giống gà da đen, thịt đen, xương đen được gọi tên theo vị trí địa lý như gà Thái Hoà, gà Hắc phượng (lông đen); gà Dư Can (lông đen); gà Giang Sơn (lông trắng); gà Kim Dương (lông tơ trắng); gà Tuyết Phong (có cả lông đen tuyền, lông trắng và màu lông tạp). Khối lượng cơ thể của các giống gà này có khác nhau đôi chút nhưng nhìn chung đều có khối lượng cơ thể nhỏ (khối lượng lúc trưởng thành gà mái từ 1 - 1,2 kg; gà trống từ 1,3 - 1,5 kg). Tuổi đẻ quả trứng đầu từ 160 - 180 ngày, năng suất trứng đạt từ 100 – 130 quả/mái/năm, khối lượng trứng nhỏ chỉ đạt 35 - 45 g. Tỷ lệ trứng có phôi tương đối cao 90 - 95% và tỷ lệ nở đạt khoảng 80 - 85%. Các nước có ngành gia cầm nổi tiếng trên thế giới luôn ứng dụng công nghệ di truyền hiện đại để chọn tạo được các dòng gà năng suất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi không ngừng nâng cao của người chăn nuôi. Từ các dòng giống chọn tạo các Hãng đều tiến hành nghiên cứu khả năng phối hợp giữa các dòng để xác định vị trí của chúng trong hệ thống giống hình tháp phục vụ sản xuất. Như vậy sản phẩm cuối cùng của công tác giống là tạo con lai có ưu thế về sức sống, khả năng sinh trưởng và chất lượng sản phẩm. Phương thức chăn nuôi cũng có nhiều thay đổi kết hợp phương thức chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp có các trang thiết bị hiện đại được ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật giúp cho chăn nuôi gà phát triển mạnh mẽ. Nhưng ở các nước đang phát triển, chăn nuôi gà vẫn còn nặng về phương thức chăn thả tự nhiên, do đó năng suất chăn nuôi còn thấp, dịch bệnh còn gây nhiều thiệt hại, đặc biệt trong tình hình của dịch cúm gia cầm hiện nay. Một số nghiên cứu về mức protein trong khẩu phần thức ăn cho gia cầm cũng rất quan trọng, vấn đề này đã được nghiên cứu rất chi tiết. Bởi vì sinh trưởng của gia cầm, hiệu quả sử dụng và giá thành của thức ăn phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ protein có trong thức ăn. Rece, Lott và Deaton, 1985 [61], đã khẳng định rằng: hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler tăng khi hàm lượng protein trong khẩu phần tăng. Còn 4 Summer J.D. và Leeson, 1987[56] lại thấy lượng thức ăn ăn vào và sinh trưởng của gà broiler tăng theo mức tăng của protein, song dừng lại ở mức 22%. Khi tăng năng lượng trong khẩu phần sẽ làm tăng tích lũy mỡ. Ngược lại khi tăng protein khẩu phần sẽ làm tăng tỷ lệ nước và protein trong thịt, nhưng làm giảm lượng mỡ và năng lượng trong thịt. Surisdiarto, Farrell D.J., 1991[58] cho thấy: khẩu phần thức ăn với sự cân bằng axit amin lý tưởng sẽ cho kết quả tốt nhất về tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, mỗi mức protein thô khác nhau thì có hàm lượng axit amin tương ứng khác nhau. Như vậy, vấn đề dinh dưỡng protein ở đây không phải chỉ dừng lại ở tỷ lệ protein thích hợp, mà còn phải tính toán tới sự cân đối của các axit amin trong khẩu phần, nhất là các axit amin không thay thế. Kết quả nghiên cứu của Querubin LJ, Alcantara RF, Pagaspas VO, 1989 [53] cho thấy rằng: việc bổ sung axit amin có ảnh hưởng tới tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà ở giai đoạn khởi động, còn ở giai đoạn kết thúc không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc bổ sung axit amin có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng protein và khối lượng lúc kết thúc ở cả hai giai đoạn. Hơn thế nữa, kết quả còn cho thấy gà broiler ăn khẩu phần có tỷ lệ protein thô thấp (18% CP giai đoạn khởi động và 16% CP giai đoạn kết thúc) có bổ sung axit amin tốt hơn so với gà ăn khẩu phần có tỷ lệ protein thô 20% ở giai đoạn khởi động và 18% ở giai đoạn kết thúc nhưng không được bổ sung axit amin. Thí nghiệm của Han Y. và Baker D.H., 1991 [40] được tiến hành để xác định yêu cầu Lysine của gà broiler tăng trưởng nhanh (Hubbard x Hubbard) và gà tăng trưởng chậm (New Hamsphare x Columbian) giai đoạn 8-21 ngày sau nở thấy: với khẩu phần có ngô và bột đỗ tương thì yêu cầu lysine tiêu hóa 1,21% của thức ăn hàng ngày là hợp lý. Sterling K.G và CS, 2003 [57], nghiên cứu nuôi gà broiler Cobb với ba mức protein 17, 20 và 23% và hai mức lysine 35 và 48 g/kg CP cho thấy, khối lượng cơ thể tăng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể giảm theo mức 5 protein. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm giữa mức protein và lysine đều có sự sai khác rõ rệt (P<0,001). Sterling K.G và CS, 2003 [57], nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của mức protein thô và lysine tới năng suất của giống gà broiler Ross 308, Cobb và Arbor Acres ở giai đoạn 7-21 ngày với khẩu phần thức ăn (17% protein thô với 0,6; 0,7 và 0,8% lysine); và khẩu phần (23% protein thô với 0,7; 0,8 và 0,9% lysine); giai đoạn 21-42 ngày (17% protein thô với 0,8; 0,9 và 1% lysine). Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự sai khác (P<0,05) giữa khối lượng cơ thể, thu nhận và khả năng chuyển hoá thức ăn giữa các giống gà là khác nhau và khi các khẩu phần có mức protein tăng, tỷ lệ mỡ bụng ở các giống gà đều giảm. Kết quả nghiên cứu của Lopez G. và Leeson Steve, 1995 [46] khẩu phần 16% protein không cho năng suất trứng cao hơn 10,12 và 14% khi cho cùng một lượng thức ăn như nhau và bổ sung thêm một số axit amin không thay thế, song khối lượng trứng tăng khi tăng protein trong khẩu phần. Lượng protein ăn vào cao không những làm tăng giá thành sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng trứng ấp (Spratt R.S và Leeson S.R., 1987) [55]. Nhu cầu protein cho gà mái đẻ còn phụ thuộc vào hàm lượng các axit amin không thay thế trong khẩu phần. Theo khuyến cáo của Hội đồng dinh dưỡng quốc gia Mỹ (NRC-1984)[49] nhu cầu của gà mái đẻ là 22 g protein với 450 mg methionine và 700 mg tổng số axit amin/con/ngày và đến năm 1994 đã thay đổi giảm lượng protein xuống còn 19,5 g với 2 mức methionin và tổng số axit amin giữ nguyên. Bowmaker J.E. và Gous R.M., 1991 [37] cho thấy mức 27,7 g protein và 1272 mg lysine/con/ngày cho năng suất trứng cao hơn so với các mức protein thấp hơn. Khi nghiên cứu trên gà Fayoumi nuôi ở Pakistan, Akhtar.N và CS, 2007[36], thấy rằng nuôi với chế độ dinh dưỡng protein 16%; lysine 0,76% methionine 0,37%. Kết quả thu được khối lượng trứng trung bình 45,91 g/quả tiêu tốn thức ăn/12 trứng 2,636 kg, độ chịu lực 2,13 kg/cm2. 6 Tại Băng la đet, Khan. M.K.I. và CS, 2006[45], nuôi gà Fayoumi với chế độ dinh dưỡng giai đoạn hậu bị 16,7% protein; lyzine 0,9% và Methionin 0,44%. Năng suất trứng đạt 140,7 quả/năm, khối lượng trứng trung bình 45,79 g. Tuổi thành thục 163 ngày và khối lượng cơ thể lúc thành thục là 1253 g/con. 1.1.2. Thú y phòng bệnh cho gà - Bệnh Newcastle Gia cầm thường mắc rất nhiều các bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh như Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm, tụ huyết trùng, bệnh do Salmonella, E.coli; Mycoplasma …do vậy cần phải tùy thuộc vào dịch tễ của từng vùng để có chương trình phòng bệnh cụ thể đặc biệt là những bệnh hiện nay đã có vaccine phòng bệnh phổ biến. Bệnh Newcastle đó có từ rất lâu nhưng mãi đến năm 1926 bệnh đó được Kraneveld phát hiện ở quần đảo Java (Indonesia). Năm 1927, Doyle đã phân lập được mầm bệnh trong ổ dịch tại Newcastle (Anh) và bằng phản ứng huyết thanh học đó chứng minh virus phân lập được có tính kháng nguyên khác với bệnh Cúm gia cầm (Influenza Avian). Để kỷ niệm, người ta gọi mầm bệnh này là virus Newcastle. Với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà công nghiệp, cùng với sự lưu thông hàng hóa ở các nước, bệnh Newcastle đó có mặt ở hầu khắp các châu lục, nó trở thành mối đe dọa lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm thế giới. Theo Timms và CS, 1997 [59], đối với virus gây bệnh Newcastle, khi vào cơ thể gà sẽ kích thích sinh ra đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể. Tuy nhiên các tác giả này cũng chỉ ra rằng đáp ứng miễn dịch dịch thể là chủ yếu. Virus Newcastle nhược độc vào cơ thể, chỉ sau 2 - 3 ngày đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đó xuất hiện. Chính nhờ có quá trình đáp ứng miễn dịch này, ta có thể giải thích được khả năng bảo hộ của gà có được trước khi kháng thể dịch thể xuất hiện. Theo Alexander, D.J., 1991 [34] cho biết: Kháng thể bảo hộ cho đàn gà với virus Newcastle là kháng thể trung hoà. Khả năng bảo hộ của cơ thể chống virus 7 cường độc có mối tương quan với hiệu giá kháng thể. Có thể sử dụng phản ứng huyết thanh học để đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch của đàn gà như: Phản ứng miễn dịch phóng xạ đơn, phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch, phản ứng trung hoà trên trứng, phản ứng trung hoà trên tế bào, phản ứng ELISA và phản ứng HI. Trong đó phản ứng HI được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm. Theo OIE, 2008 [50], virus gây bệnh Newcastle có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt hiện nay các vùng châu Á, châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ, 1 phần lãnh thổ Mexico, Mỹ, Canada, Australia với các chủng gây bệnh khác nhau. Với chủng lentogen thường ít gây chết gia cầm, nhưng với chủng mesogen thường gây chết xấp xỉ 10% nhưng đối với chủng cường độc Velogen tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Đặc biệt OIE [50] cũng cảnh báo cả trên những đàn gà đã sử dụng vaccine nếu bị nhiễm virus cường độc cũng có thể xảy ra bệnh triệu chứng bệnh tích biểu hiện về đường hô hấp và tiêu hóa: khó thở, gà ủ rũ, xã cánh, giảm đẻ trứng, viêm, xuất huyết niêm mạc đường tiêu hóa…Phương pháp để chẩn đoán bệnh này: phản ứng trung hòa, ngưng kết nhanh trên phiến kính, ELISA. Thực hiện an toàn sinh học để phòng bệnh này như chế độ cách ly, không cho tiếp xúc với các đàn gia cầm nuôi tại các gia đình trang trại với nhau hoặc tiếp xúc với các động vật trong nhà khác. Phải sử dụng vaccine để phòng bệnh này, có 2 loại vaccine là vaccin sống và vaccine chết, tùy theo tình hình dịch tễ của từng khu vực sử dụng vaccine thích hợp Theo Zakay – Rone, 1966 [63] để phòng bệnh Newcastle, con đường duy nhất là dùng vaccine tạo miễn dịch chủ động cho đàn gà. Quan điểm này ở các quốc gia khác nhau cũng khác nhau. Theo Higiins, D.A., 1988 [41] nhấn mạnh chương trình phòng chống bệnh Newcastle ở các nước không giống nhau mà nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện khí hậu. Tuỳ từng quốc gia mà vaccine sử dụng có khác nhau. Có nước chỉ sử dụng vaccine nhược độc thuộc nhóm Lentogen và vaccine vô hoạt. Có nước lại dùng vaccine nhược độc của cả hai nhóm Lentogen, Mesogen và vaccine vô hoạt. 8 Từ năm 1998 đến 2002 dịch Newcastle đã xảy ra liên tiếp ở Australia, do đó tổ chức quản lý bệnh Newcastle đã bắt buộc sử dụng một chương trình vaccine phòng bệnh trên cả nước từ năm 2008 đến 2012. Đối với gà thịt sử dụng vaccine sống V4 cho uống lúc 7-14 ngày tuổi, trường hợp đặc biệt có thể dùng lúc 1 ngày tuổi. Đối với gà sinh sản sử dụng vaccine sống V4 từ 2-4 tuần tuổi, 12-18 tuần tuổi sử dụng vaccine chết. Theo nghiên cứu của Rahman.M.B. và CS [54], tại Bangladesh, khi sử dụng vaccine V4 để phòng bệnh Newcastle sử dụng cho gà thịt Cobb bố mẹ vào lúc 7 và 24 ngày tuổi. Sau khi công cường độc với liều lượng 0,25ml 105 EID50 đàn được tiêm vaccine bị chết hoặc có biểu hiện triệu chứng lâm sàng 6/15 con còn ở lô không sử dụng vaccine bị chết 15/15 con. Đáp ứng miễn dịch sau khi sử dụng vaccine từ 3,8log2-5,07lg2 Theo báo cáo của Charan Chantalakhana và Skunmum năm 2002 [38] thì 73% những người chăn nuôi nhỏ lẻ tại Thái Lan đã không sử dụng vaccine phòng bệnh cho gà, các thông tin về việc sử dụng vaccine thường lấy từ những người cũng chăn nuôi, 27% từ chính phủ và 18% từ các dịch vụ khác do vậy một số bệnh cũng thường xảy ra trên đàn gà chăn nuôi không theo hướng công nghiệp. Tác giả cũng cho biết thường sử dụng vaccine lần 1 vào lúc 5 ngày tuổi để phòng bệnh Newcastle Hiện nay có rất nhiều loại vaccine để phòng bệnh Newcastle và dịch tễ cho từng khu vực cũng khác nhau do vậy đã có nhiều chương trình sử dụng vaccine để phòng chống bệnh này cho phù hợp với từng giống gà và từng địa phương. Theo Paul McMullin, 2004 [52], virus Newcastle được chia thành 4 nhóm, nhóm có độc lực cực cao (velogenic vicerotropic – VVND) có nơi còn gọi là Asiatic hoặc Exotic, nhóm này gây chết cao cho gà, gà tây và một số loại chim khác. Nhóm có độc lực cao (Neurotropic Velogenic), gây bệnh thể cấp tính cho gà ở mọi lứa tuổi, gây xuất huyết đường tiêu hóa và gây triệu chứng hô hấp cho gà. Nhóm có độc lực trung bình- (mesogenic) gây chết gà và có biểu hiện 9 thần kinh ở gà trưởng thành, chủng virus này một số nơi sử dụng để chế vaccine. Nhóm độc lực yếu (Lentogenic) không gây bệnh cho gà một số chủng có biểu hiện cận lâm sàng, virus này thường sử dụng để chế vaccine. Cách phòng bệnh này tác giả đưa ra lịch phòng vaccine như sau: Hitchner B1 sử dụng lúc 1 ngày tuổi, lasota vào lúc 14 ngày tuổi, nhỏ lại lasota sau 30-40 ngày. Vaccine chết sử dụng sau khi đã sử các loại vaccine sống. Đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào lứa tuổi gà, cách thức đường đưa vaccine và phụ thuộc vào sức khỏe của đàn gà ví dụ nếu gà đang mắc bệnh CRD thì đáp ứng miễn dịch cũng bị giảm Như vậy bệnh Newcastle có mặt khắp nơi trên thế giới gây bệnh phổ biến cho gà để phòng chống bệnh này ngoài thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn sinh học thì biện pháp tích cực nhất là sử dụng vaccine, đã có rất nhiều nghiên cứu về chương trình sử dụng vaccine phòng bệnh Newcastle. Mỗi nước đều có chương trình sử dụng vaccine phòng bệnh cho từng vùng, từng giống gà - Bệnh Gumboro Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính chỉ gây bệnh cho gà từ 3-6 tuần tuổi còn các lứa tuổi khác thì ít khi có biểu hiện lâm sàng. Để chẩn đoán bệnh này trong phòng thí nghiệm phương pháp thường sử dụng là (AGP) là phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch, phản ứng trung hòa , ELISA hoặc RTPCR, chẩn đoán vi thể. Biện pháp phòng chống: thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học cần phải sử dụng vaccine để phòng bệnh như: vaccin nhược độc sống đông khô hoặc vaccin nhũ dầu, sau khi sử dụng vacciê 2 tuần thì đàn gà có khả năng chống lại ®ược vius cường độc. Theo nghiên cứu của Juranova và CS, 2001 [43], thì đặc tính của 6 dòng virus Gumboro phân lập tại cộng hòa SEC là gây giảm phần lớn số lượng tế bào lympho có trong túi Fabricius, thymus, lách đặc biệt là ở vùng tủy của các tổ chức này, tuy triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của 6 dòng virus này là khác nhau, ở mức độ nặng gà ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, phân vàng trắng nhớt, tỷ lệ chết lên tới 50% với thời gian nung bệnh ngắn chỉ 2-3 ngày sau khi lây nhiễm, trường 10 hợp nhẹ hơn thì thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày với triệu chứng ủ rũ phân trắng nhớt. Bệnh tích tập trung ở các tổ chức lympho. Túi Fabricius sau 2-3 ngày mắc bệnh thường sưng to, trong chứa đầy dịch thẩm xuất và có xuất huyết nhưng những con sống sót túi Fabricius bị teo dần từ ngày thứ 5 sau lây nhiễm, bệnh tích vi thể cho thấy số lượng tế bào lympho bị giảm đáng kể cộng với các tổ chức lympho khác cũng bị tổn thương, đó là lý do khi gà bị mắc bệnh này gà thường hay kế phát các bệnh khác. Bệnh Gumboro là loại virus có sức đề kháng rất cao, nó có thể tồn tại rất lâu trong tự nhiên trong nền chuồng, thức ăn, nước uống virus này tồn tại ít nhất từ 55-122 ngày, có thể sống trong eter và cloroform và pH từ 2-11, đề kháng được với các loại thuốc sát trùng thông thường như iod, phenol..; virus này chỉ bị tiêu diệt bởi dung dịch chloramin 0,5% trong 10 phút. Trong formalin 1%, VirkonS 0,25%. Bệnh được lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống hoặc lây bệnh trực tiếp từ con bị bệnh, nhưng không lây truyền dọc từ mẹ sang con. Nghiên cứu của Gurel. A và CS, 2003 [39], chẩn đoán bệnh Gumboro bằng 2 phương pháp vi thể và xác định đáp ứng miễn dịch cho thấy khi khối lượng của các tổ chức lympho bị giảm do bệnh thì số lượng tế bào lympho bị giảm (22/26 mẫu ở túi Fabricius và 16/24 mẫu ở lách) đồng thời khi xác định đáp ứng miễn dịch thì hàm lượng kháng thể cũng bị giảm 20/26 mẫu). Theo Muler H. và CS, 1979 [48], thì bệnh Gumboro mặc dù đã được phát hiện ra cách đây 40 năm nhưng vẫn là mối đe dọa lớn đối với nền chăn nuôi công nghiệp, hướng nghiên cứu được đặt ra là sản xuất được những vaccine phù hợp với từng vùng đặc biệt là vaccine phân tử. Sau khi sử dụng vacine D78 của hãng intervet với 1 lô là sử dụng lúc 7 ngày tuổi và 1 lô lúc 14 tuần tuổi sau khi công cường độc kiểm tra vi thể ở các tổ chức như tủy xương, túi Fabricius, lách đều không có sự biến đổi, đồng thời kiểm tra bằng phản ứng RT-PCR cũng thấy rằng không có sự biến đổi còn với lô 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan