Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hệ thống biểu tượng, điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh...

Tài liệu Khảo sát hệ thống biểu tượng, điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh

.PDF
59
400
84

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ----  ---- ĐỖ THỊ BÍCH PHƢỢNG KHẢO SÁT HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG, ĐIỂN TÍCH TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI – 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ----  ---- ĐỖ THỊ BÍCH PHƢỢNG KHẢO SÁT HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG, ĐIỂN TÍCH TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học dân gian Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai thực hiện khóa luận, tôi đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan – người trực tiếp hướng dẫn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện để người viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày10 tháng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Bích Phƣợng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS.Nguyễn Thị Ngọc Lan. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của tôi trong khóa luận này. Hà Nội, ngày10 tháng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Bích Phƣợng MỤC LỤC MỞ ĐẦU: ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Đóng góp của khóa luận ..................................................................................... 3 7. Cấu trúc khóa luận.............................................................................................. 4 NỘI DUNG: ........................................................................................................... 5 Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ DÂN CA QUAN HỌ VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG, ĐIỂN TÍCH TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH .......... 5 1.1. Dân ca Quan họ Bắc Ninh ............................................................................... 5 1.1.1. Hoàn cảnh nảy sinh ...................................................................................... 5 1.1.2. Làng Quan họ và Lối chơi Quan họ ............................................................. 8 1.1.3. Đặc sắc ngôn từ dân ca Quan họ ................................................................ 13 1.2. Biểu tượng và điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh ............................. 20 1.2.1. Khái niệm biểu tượng, điển tích ................................................................. 20 1.2.2. Khảo sát sự xuất hiện của biểu tượng và điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh………………………………………………………………………..24 Chương 2: HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH ........................................................ 25 2.1. Hệ thống biểu tượng ...................................................................................... 25 2.1.1. Khảo sát tư liệu .......................................................................................... 25 2.1.2. Phân loại biểu tượng................................................................................... 26 2.2. Ý nghĩa của biểu tượng ................................................................................. 32 Chương 3: HỆ THỐNG ĐIỂN TÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỂN TÍCH TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH ....................................................................... 39 3.1. Hệ thống điển tích ......................................................................................... 39 3.1.1. Khảo sát tư liệu .......................................................................................... 39 3.1.2. Phân loại điển tích ...................................................................................... 42 3.2. Ý nghĩa của điển tích..................................................................................... 43 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dân ca Quan họ (còn được gọi là dân ca Quan họ Bắc Ninh) đã được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng Quan họ và một số vùng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay của Việt Nam sáng tạo ra. Dân ca Quan họ là lối hát đối đáp nam, nữ. Trước đây, dân ca Quan họ thường được hát vào mùa xuân, mùa thu, những dịp lễ hội, hay khi có bạn bè. Ngày nay, dân ca Quan họ đã trở nên rất phổ biến. Người ta hát khi vui, thậm chí họ cũng giấu giếm nỗi niềm vào trong lời ca, tiếng hát ấy. Dân ca Quan họ như người bạn thân thiết của các liền anh, liền chị, các “bọn Quan họ” hay cả những người mê Quan họ. Sự nổi tiếng của dân ca Quan họ Bắc Ninh đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Ngày 30/9/2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể. Dân ca Quan họ đằm thắm duyên quê, mỗi khi chợt thoáng nghe đều chạnh lòng nhớ về quê hương, cội nguồn. Vì vậy, từ xa xưa, dân ca Quan họ đã được coi là nét văn hóa đặc sắc của người Kinh Bắc – Bắc Ninh. Dân ca Quan họ có hệ thống lời ca rất giàu chất văn chương. Thủ pháp quan trọng nhất để cấu thành lời ca là người Quan họ bao giờ cũng dùng biểu tượng nghệ thuật nhằm diễn tả tâm tư, tình cảm của mình một cách tế nhị và kín đáo. Nhiều điển cố, điển tích mang tính khái quát cao xuất hiện trong lời ca y như các tác phẩm văn học cổ điển. Có thể nói, tuy Quan họ là loại hình dân ca nhưng mang tính bác học rất cao. Với tất cả những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Khảo sát hệ thống biểu tượng, điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Dân ca Quan họ Bắc Ninh từ xưa đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu. Đã có không ít công trình qui mô nghiên cứu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh như: 1 - Một số vấn đề về dân ca Quan họ, (1972), Ty văn hóa Hà Bắc xuất bản. - Đặng Văn Lung, (1978), Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội. - Trần Linh Quý, Hồng Thao, (1997), Tìm hiểu dân ca Quan họ, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội. … Các công trình trên chủ yếu tìm hiểu về dân ca Quan họ một cách tổng quát về nguồn gốc, quá trình phát triển, lề lối, giới thiệu về trang phục và cách ứng xử của người Quan họ, một số lời ca Quan họ… Ngoài ra, có thể kể đến bài viết của “Câu Lạc Bộ Văn Hóa” trong vietnamnet.vn/vnn3/vhvietnam, đề cập đến việc xây dựng những hình tượng trong lời ca Quan họ, song chỉ dừng lại ở mức độ điểm qua, sơ lược. Đáng kể nhất là cuốn “Dân ca Quan họ - lời ca và bình giải” của Lê Danh Khiêm, tái bản lần thứ nhất, năm 2010 đã cung cấp cho độc giả một số lượng lời ca Quan họ tương đối phong phú. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào “bình giải các điển cố, điển tích, các khái niệm trong hệ thống lời ca” song rõ ràng là, sự quan tâm ấy còn chưa thỏa đáng, nhiều vấn đề còn có thể đào sâu và khai tác cụ thể, kỹ lưỡng và có hệ thống hơn nữa. Trên cơ sở những hiểu biết hết sức khiêm tốn của mình về dân ca Quan họ Bắc Ninh, đồng thời kế thừa thành tựu của những người đi trước, tôi tiến hành khảo sát hệ thống biểu tượng, điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh và bước đầu tìm ra nội dung, ý nghĩa biểu đạt của nó. Hi vọng đề tài sẽ là một bông hoa nhỏ góp phần làm phong phú thêm vườn hoa đầy hương sắc khi tiếp cận với di sản văn hóa phi vật thể này. 3. Mục đích nghiên cứu + Khảo sát hệ thống biểu tượng, điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm phát hiện nội dung biểu đạt cũng như ý nghĩa hàm ẩn sâu xa của nó. 2 + Đi sâu nghiên cứu một phương diện độc đáo về ngôn từ và hình ảnh của dân ca Quan họ Bắc Ninh để phần nào góp phần giới thiệu và quảng bá về loại hình nghệ thuật truyền thống này, cho mọi người, nhất là giới trẻ ngày nay thêm hiểu và yêu thích làn điệu dân ca Quan họ. + Cung cấp cho những người quan tâm, yêu mến dân ca Quan họ Bắc Ninh một nguồn tài liệu đáng tin cậy. + Góp phần phát huy những giá trị quý báu của di sản này. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Tư liệu nghiên cứu Khóa luận khảo sát 390 lời ca trong cuốn “Dân ca Quan họ - Lời ca và bình giải” của Lê Danh Khiêm, tái bản lần thứ nhất, năm 2010. Ngoài ra còn có một số lời ca, chúng tôi sưu tầm được trong quá trình điền dã thực tế. 4.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung khóa luận tập trung vào các vấn đề chính: - Khảo sát và nhận diện hệ thống biểu tượng, điển tích – một trong những yếu tố tạo nên sự đặc sắc về phương diện ngôn từ của dân ca Quan họ Bắc Ninh. - Tìm hiểu ý nghĩa biểu đạt của biểu tượng, điển tích trong lớp ngôn từ vừa bình dân vừa bác học của dân ca Quan họ Bắc Ninh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp điền dã - Phương pháp phân tích – tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. Những đóng góp về mặt khoa học + Cung cấp một cách hệ thống lý thuyết và thực tiễn về các biểu tượng, điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh và những ý nghĩa của nó. + Cung cấp nguồn tài liệu chi tiết, hấp dẫn và đáng tin cậy về dân ca Quan họ Bắc Ninh. 3 6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn + Góp phần giới thiệu, quảng bá về dân ca Quan họ Bắc Ninh. + Góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được bố cục làm 3 chương: Chương 1: Giới thuyết chung về dân ca Quan họ và hệ thống biểu tượng, điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh Chương 2: Hệ thống biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng trong dân ca Quan họ Bắc Ninh Chương 3: Hệ thống điển tích và ý nghĩa của điển tích trong dân ca Quan họ Bắc Ninh 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ DÂN CA QUAN HỌ VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG, ĐIỂN TÍCH TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH 1.1. Dân ca Quan họ Bắc Ninh 1.1.1. Hoàn cảnh nảy sinh Từ trước đến nay, khi nghiên cứu dân ca Quan họ, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự hình thành của loại hình âm nhạc này. Có trường hợp đó là sự khác nhau về nội dung vấn đề, có trường hợp, đó chỉ là sự khác nhau về hình thức diễn đạt. Theo truyền thuyết của những nghệ nhân Quan họ làng Diềm (xã Hòa Long, Tp. Bắc Ninh): Hùng Vương thứ sáu có một người con gái rất xinh đẹp đã đến tuổi lấy chồng. Nhà vua đã tổ chức nhiều cuộc thi tài để kén chọn phò mã nhưng nàng đều không đồng ý. Một hôm, nàng xin phép nhà vua cho đi du thuyền trên sông, khi trở về sẽ đồng ý lấy phò mã do nhà vua tuyển chọn. Nhà vua đã đồng ý và cấp cho nàng lương thực cùng với một đoàn tùy tùng gồm 49 nữ và 49 nam đi theo hầu hạ. Khi chiếc thuyền của công chúa đi đến Ngã ba sông (khoảng đoạn Việt Trì ngày nay), bỗng xuất hiện một cơn lốc xoáy cuốn cả chiếc thuyền cùng toàn bộ mọi người xuống đáy sông. Chiếc thuyền bị cơn lốc cuốn đến một vùng đất (thuộc làng Diềm ngày nay) thì dừng lại. Sau đó, công chúa đã cùng người hầu lên bờ khai hoang đất đai và ở lại luôn tại đó. Công chúa còn cho phép 49 cặp trai gái tự do lựa chọn người mình thích trong đoàn tùy tùng để kết làm vợ chồng và phong cho họ các chức quan khác nhau, dạy họ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, cấy lúa….Đồng thời, cho mỗi gia đình tự đi khai hoang một vùng đất mới, lập thành các dòng họ tại các làng. Trong quá trình lao động, công chúa đã dạy mọi người ca hát để giảm bớt mệt nhọc và không khí làm việc thêm vui vẻ. Những câu hát đó được gọi là Quan họ. Và 5 công chúa đã được mọi người tôn làm Vua Bà – Thủy tổ Quan họ. Những ngôi làng mà họ thành lập được gọi là làng Quan họ. Do đó mới có 49 làng Quan họ gốc, và làng Diềm được coi là nơi phát tích dân ca Quan họ. Hiện nay, tại làng Diềm vẫn còn ngôi đền thờ Vua Bà gọi là Nghè Vua Bà và ngày 06 tháng 02 âm lịch hàng năm được coi là ngày hóa của Vua Bà, nó trở thành ngày hội truyền thống của làng Diềm để tưởng nhớ công lao của Vua Bà. Ngày nay, người dân làng Diềm vẫn còn truyền tụng bài ca: “Vốn xưa Quan họ Bắc Ninh Muốn tìm tích cũ đến làng Diềm thôn Thủy tổ Quan họ làng ta Những lời ca xướng Vua bà sinh ra Xưa nay nam nữ trẻ già Ai mà ca được ắt là hiển vinh” … Theo đó, dân ca Quan họ có nguồn gốc từ những câu hát do Vua Bà sáng tạo ra và nơi phát tích Quan họ chính là làng Diềm ngày nay. Lại có truyền thuyết kể rằng: làng Viêm Xá (làng Diềm) kết nghĩa với làng Hoài Bão. Viêm Xá mở hội thờ thần vào mồng bốn tháng giêng và mồng mười tháng tám. Mỗi lần có hội, Viêm Xá mời một đoàn trai Hoài Bão sang. Sau khi tế lễ xong thì tổ chức ca hát. Bên Viêm Xá toàn nữ, bên Hoài Bão toàn nam. Trai gái hai làng hát đối đáp với nhau. Dân làng Viêm Xá quan niệm rằng năm nào làng không cử hành như vậy thì trong làng sẽ xảy ra nhiều sự bất an: người, vật bị ốm, mùa màng thất bát, buôn bán thua lỗ, dân làng cãi cọ nhau, trai gái sinh ra tật hư nết xấu. Vì vậy mà có hát Quan họ. Cũng có truyền thuyết kể rằng: Cách đây mười hai đời, có hai người làm quan thị vệ ở trong triều, một người quê ở Diềm, một người quê ở Bịu (Bịu Sim). Hồi làm quan, hai người có chơi với nhau, đến khi về nghỉ thì giao ước kết bạn đi lại, nếu ở làng ai có chuyện vui như cưới xin, khao lão thì mời cả hai họ 6 về dự. Thời đó, nhân dân vẫn có hát Đúm, từ khi hai họ này kết bạn thì người ta đem những câu hát Đúm vào để ca hát trong những ngày vui đó. Từ ấy, lưu truyền thành tục lệ này, cứ hội Diềm tháng tám, hội Bịu tháng một, người ta lại tụ họp, ngồi xung quanh một ngọn đèn lớn để ca hát và Quan họ do đó sinh tên (hai họ nhà quan hát với nhau) và từ đấy gọi Quan họ thay cho hát Đúm. Một nghệ nhân ở làng Châm Khê cho biết: trước đây, thời chúa Trịnh, người ta dùng Tuồng, Chèo để hát mừng đám cưới, đám khao, sau thấy nội dung và hình thức không phù hợp nên lấy một số điệu hát trữ tình trong dân ca và sáng tác một số điệu nữa để hai họ hát khi cưới xin, do đó thành tên “Quan họ”, nghĩa là quan viên hai họ. Lại có truyền thuyết như sau: Có một cô gái đẹp cắt cỏ ở núi Quả Cảm ven sông Cầu. Cô cất tiếng hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu thảo mộc lại hàng chị đây” Lúc ấy, chúa Trịnh đang đi kinh lý ven sông Cầu, dừng lại nghe hát và cảm phục người đẹp hát hay lại có khí phách anh hùng, bèn vời vào triều lấy làm vợ. Câu hát hay làm cho quan phải dừng lại, “họ” lại nên gọi là Quan họ. Còn rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của dân ca Quan họ, nhưng hầu như chúng đều có nội dung tương tự nhau. Những truyền thuyết trên hình như đều có pha trộn chất truyền kỳ, khó có thể tin được. Bên cạnh những truyền thuyết thì có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu về sự hình thành dân ca Quan họ. Theo bà Lê Thị Nhâm Tuyết (Viện Dân tộc học) thì “nguồn gốc Quan họ đầu tiên là hình thức đối đáp giao duyên nam nữ đã có từ hàng nghìn năm trước”. Các tác giả trong cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho rằng: Quan họ có chung một nguồn gốc lâu đời với hát Lượn của người Tày, hát Đang của người Mường. hát Xoan Ghẹo ở Phú Thọ. 7 Ông Lê Văn Hảo cho rằng: “hát Quan họ thoát thai từ hát Đúm”. Vũ Ngọc Phan lý giải Quan họ có từ đời Lý. Có người lại cho rằng Quan họ có từ thời Trần, xuất thân tục hát giỗ các vua nhà Lý của nhân dân khoảng đầu thế kỷ XIII. Lại có người nghĩ rằng thứ hát dân ca này chỉ vừa mới ra đời đầu thế kỷ XV. Như vậy, để đi đến một kết luận cụ thể về hoàn cảnh này sinh của dân ca Quan họ thật không đơn giản. Và khi đã lý giải được nó rồi thì mọi lý thuyết, truyền thuyết, sự tích và mọi thứ liên quan sẽ được sáng tỏ. Nhưng có thể khẳng định rằng dân ca Quan họ đã được hình thành trên vùng đất mà từ lâu đời đã là một vùng kinh tế mạnh của đất nước, một vùng đất lịch sử rất mực anh hùng, một vùng văn hóa là nền tảng của văn hóa, văn minh Đại Việt – Thăng Long, một địa bàn giao lưu với nhiều nền văn hóa, văn minh các nước lân bang và luôn chứng tỏ một bản lĩnh văn hóa vững vàng, mang bản sắc riêng độc đáo. 1.1.2. Các làng Quan họ và lối chơi Quan họ 1.1.2.1. Các làng Quan họ Chủ nhân của dân ca Quan họ Bắc Ninh là người Việt cư trú ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay, sinh sống bằng nghề trồng lúa nước và nghề thủ công. Các làng Quan họ nằm ở hai bên bờ sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía Bắc khoảng 30km. Những năm đầu thế kỉ XX, nếu lấy hai tiêu chuẩn để định làng Quan họ: “các bọn Quan họ đi kết bạn với các bọn Quan họ khác giới, khác làng liên tục từ hai, ba thế hệ trở lên; được Quan họ các làng thừa nhận” thì theo các nghệ nhân còn sống vào những năm đầu thập niên 70 cho biết có 49 làng Quan họ. Về sau, không còn đủ các làng như vậy. 49 làng Quan họ hiện nay phân bố ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, trong đó có 44 làng thuộc tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Huyện Tiên Du (8 làng): Duệ Đông, Lũng Giang (Lim), Lũng Sơn, Ngang Nội, Hoài Thị (Bịu Sim), Hoài Trung (Bịu Trung), Vân Khám (Khám), Bái Uyên (Bưởi). Thị xã Từ Sơn (3 làng): Tiêu, Tam Sơn, Hạ Giang 8 Huyện Yên Phong (2 làng): Đông Mơi, Đông Yên. Thành phố Bắc Ninh (31 làng): Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na (Nưa), Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá (Niềm), Yên Mẫn (Yên Giữa), Yên Thị Trung (Yên Chợ), Vệ An, Đỗ Xá (Đọ), Xuân Ổ (Ó), Hòa Đình (Nhồi), Khả Lễ (Sẻ), Bồ Sơn (Bò), Hữu Chấp (Chắp), Viêm Xá (Diềm), Đẩu Hàn (Hàn), Xuân Ái (Sói), Xuân Đồng, Xuân Viên (Vườn Hồng), Thượng Đồng (Lẫm), Thụ Ninh, Đặng Xá (Đặng), Khúc Toại (Chọi), Trà Xuyên ( Trà), Châm Khê, Đào Xá (Điều thôn), Dương Ổ (Đống Cao). Và 5 làng thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ. Các làng trên, đại bộ phận đều có cả những bọn Quan họ nam và bọn Quan họ nữ, thực hiện phong tục kết bạn Quan họ khác giới, khác làng và tiến hành giao du, ca hát Quan họ với làng khác. Hội làng gắn bó đặc biệt với ca hát Quan họ. Cho nên mùa xuân và mùa thu là mùa hội cũng là mùa ca hát Quan họ rộn rịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới. Những ngày nông nhàn, ở các làng Quan họ, việc luyện tập ca hát và việc "đặt câu, bẻ giọng" (sáng tác lời ca và phổ nhạc cho lời ca) diễn ra sôi nổi nhiều nơi, nhất là vào ban đêm. Một đặc điểm tâm lý được hình thành lâu đời ở các làng Quan họ là niềm tự hào, quí mến, trân trọng đối với tiếng hát và hoạt động ca hát Quan họ. Nhiều người không hát được Quan họ và rất nhiều người không có thể trở thành liền anh, liền chị Quan họ, nhưng hầu như ai cũng quí mến, vun xới, đồng tình, hỗ trợ cho hoạt động ca hát Quan họ. Ai cũng nghĩ tiếng hát Quan họ là tiếng hát cầu duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu may và có thể là cái cầu nối với đất trời, thần, phật để thỉnh cầu: cầu mưa, giải hạn, tiêu trùng... Chính tâm lý này đã tạo nên những thói quen, phong tục đẹp của làng xã, gia đình đối với những người ca hát Quan họ, đối với hoạt động ca Quan họ, do đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát triển Quan họ bền vững, lâu dài. 9 1.1.2.2. Lối chơi Quan họ Xa xưa ít người nói: “Đi hát Quan họ” mà thường dùng: “Đi chơi Quan họ”; cũng có người kiêng chữ “hát” thì nói: “Chúng em đi “ca” Quan họ”. Ca Quan họ mới chỉ là công việc “bày tỏ nỗi lòng bằng ca hát”, còn “chơi Quan họ” bao gồm tất cả những việc như: giao tiếp, ứng xử, ăn mặc, phong tục lễ nghĩa, ca hát, lối sống…mà ngày nay, các nhà nghiên cứu nói gộp lại bằng cụm từ: Văn hóa Quan họ. Xưa nay, Quan họ thường có chung một quan niệm: không phải ai hát Quan họ giỏi mà đã biết chơi Quan họ, chính vì vậy có khi người đi chơi Quan họ thì đông nhưng không phải ai cũng biết hát, và ngược lại nhiều người hát Quan họ nhưng chưa hẳn đã biết chơi. Ngày xưa, người ta thường dặn dò nhau: “chơi Quan họ phải đúng lề lối”. “Lề lối hát Quan họ”: Đó là hát đối, hát canh, hát hội, hát thờ, hát cầu đảo, hát giải hạn, hát mừng và hát kết chạ. Hát đối gồm đối đáp nam-nữ, đối giọng, đối lời và hát đối giữa đôi namđôi nữ. Đối nam-nữ bao giờ nữ cũng được hát trước một bài, sau đó bên nam đối lại, cứ thế kéo dài hết canh hát (nếu là canh thi thì bên nào không đối được tức là bên ấy bị thua). Khi đối phải tuân thủ trước tiên là đối giọng, tức là bên nữ hát có làn điệu âm nhạc nào, thì bên nam phải đối giọng theo làn điệu âm nhạc ấy. Còn đối lời, khác với đối giọng ở chỗ, đối giọng thuộc lĩnh vực âm nhạc, còn đối lời thuộc lĩnh vực đối thơ ca. Ví dụ: nếu bên hát trước ra một lời ca nào (một bài hay một đoạn thơ) thì bên đối sau cũng phải sử dụng cả làn điệu âm nhạc phải thế nhưng lời ca như khác, nhưng phải thể hiện được việc đối có tình, có ý để đối lại với bên vừa đối. Người Quan họ hát canh thường tổ chức vào mùa lễ hội (xuân, thu nhị kỳ) tức là khi làng mở hội, đình vào đám. Giữa Quan họ nam và nữ ở các làng khác nhau họ mời nhau đến nhà ca một canh để chúc phúc nhau và cho vui làng, vui 10 xóm, tình nghĩa bầu bạn gần gũi nhau hơn. Như xưa một canh hát thường kéo dài từ 19-20h tối đến 2-3h sáng. Khi bắt đầu vào hát, nếu một bên là Quan họ khách là nam hoặc nữ thì bên Quan họ chủ phải là nữ hoặc nam, có nghĩa khách là nam thì chủ phải là nữ và ngược lại. Đầu tiên là họ hát những bài “lề lối” giọng cổ. Đó là các giọng thường gặp như: la rằng, hừ la, đường bạn, tình tang, cái ả, cây gạo…các giọng này theo lời cổ thường hát chậm rãi, vang, rền, nền, nẩy, đặc trưng cho lối hát Quan họ truyền thống. Đây là chặng hát bắt buộc với lề luật rất nghiêm ngặt. Khác với hát canh, Hát hội là sinh hoạt văn nghệ bằng lời hát Quan họ ở các hội làng, với không phải chỉ một, hai bọn Quan họ mà nhiều bọn Quan họ nam nữ đến hội và tham gia hội hát. Hát hội thường kéo dài từ đầu tháng giêng cho đến hết tháng 2 âm lịch ở tất cả các hội trong vùng. Họ rủ nhau đi hội làng (như hát sli, lượn của người Tày, Nùng), họ đi hát để gặp bầu, gặp bạn, vui xuân, vui hội, cầu may, cầu phúc. Ở hát hội cũng có các điệu hát như hát vui, hát thi. Hát vui có ở hội Lim, hội Nếnh, hội Thổ Hà… Trong hội, có thể là đôi bọn Quan họ đã kết bạn mời một nhóm khác để giao lưu, mở rộng đường đi lại và học hỏi nhau. Cũng có khi là Quan họ nhớn (anh nhớn, chị nhớn) dẫn bọn Quan họ bé của mình đến hội và tìm bạn Quan họ bé ở làng khác để các em được gặp nhau, giao lưu học hỏi cho bằng anh, bằng chị. Người Quan họ gọi những cuộc hát giao lưu ấy là hát vui, mà ca vui chưa cần đến lề luật như hát thi, hát canh. Những cuộc hát này không cần phải đối giọng, đối lời như hát canh, mà thường chỉ cần đối ý, đối lời để khi ca mọi người đều thấy được cái tình, cái ý giao hoà cùng nhau. Và như vậy khi hát vui người ta không bắt buộc phải có chặng “lề lối” mà đi ngay vào giọng vặt. Khi tan hội bọn Quan họ cũng dùng dằng giã bạn và ca những câu thể hiện tình nghĩa gắn bó, nỗi buồn man mác khi phải chia ly. Còn Quan họ hát lễ thờ, hội thường sắm giầu, cau, hương, nến, hoa quả để ra đình làm lễ thánh. Nhóm này thường có cả nam và nữ. Khi họ dâng lễ ở đình làng có hội thường được các bậc cao niên, bô lão… của làng tiếp đón rất trân 11 trọng. Mặc dù xưa kia, con gái không được lễ đình nhưng đối với bọn Quan họ thì dân làng đồng ý và rất tôn trọng họ. Sau lễ họ thường hát một số bài để chúc thánh, chúc dân “người an, vật thịnh, lộc, thọ, khang, ninh”, rồi mới ra hát vui ở hội và hát canh ở nhà. Cũng như hát lễ thờ, Quan họ giống người dân vùng lúa nước, họ tin rằng có thánh, có trời phù hộ để âm dương hoà hợp giữa đất trời và con người vì vậy họ tổ chức hát cầu đảo để cầu mong thánh thần, đất trời phù hộ. Hát cầu đảo thường chỉ có Quan họ nữ. Khi hát cầu đảo Quan họ phải giữ chay tịnh, họ đến ăn ngủ ở đền trước 2-3 ngày đêm. Những bài hát cầu đảo thường là có nội dung cầu cho mưa thuận, gió hoà, cho mùa màng tươi tốt, người an, vật thịnh. Hát giải hạn là do người xưa thường tin vào số mệnh, nếu gặp điều gì không may thì phải giải hạn. Khi cúng lễ giải hạn người dân vùng Quan họ thường mời một số bạn Quan họ ( cả nam và nữ) đến nhà ca một đêm, và cho rằng như vậy, thì cái hạn sẽ qua đi và niềm vui sẽ đến. Hát giải hạn thường theo với điệu la rằng. Họ cũng hát đối, bên trước hát bài nào thì bên sau hát làn điệu ấy nhưng phải khác lời để đối lại, thường là những bài có nội dung vui vẻ, gắn bó, ước hẹn, thề nguyền…Khi giã bạn, họ chúc cho chủ nhà may mắn, bình yên, phúc đến nhà, hoạ ra đi… và gia chủ thường biếu lộc thánh nhóm Quan họ. Ngược lại với hát giải hạn là hát mừng. Ngày trước khi khánh thành nhà, mừng con đỗ đạt, khao lão, mừng thọ…. họ thường tổ chức ăn mừng. Trong ngày này gia chủ có tổ chức hát Quan họ. Khi hát mừng cũng như hát giải hạn họ không cần hát theo lề lối, nghi thức nhưng phải có Quan họ nam và Quan họ nữ, có hát đối đáp nhưng chỉ ca giọng vặt. Bài ca có nội dung chúc mừng, ca ngợi ân sâu, nghĩa nặng, tình cảm gắn bó keo sơn. Không khí hát phải vui nhộn nhiều tiếng cười, tiếng hát vui mừng để chúc cho gia chủ… Hát kết Chạ là hát khi hai làng kết nghĩa “chạ anh, chạ em”. Trước khi đến chạ anh (hoặc chạ em) dự hội thì các cuộc tiếp chạ anh (hoặc chạ em) được diễn ra ở đình. Cùng với việc tiến hành các nghi lễ đón tiếp, tế lễ thường sẽ có 12 cuộc hát giữa Quan họ nam, nữ giữa 2 chạ ở đình trước sự chứng kiến của dân làng. Khi hát ở đình thường là hát điệu la rằng sau đó là cuộc hát đối đáp (giọng vặt). Cuộc hát này thường chạ anh, chạ em trổ hết tài nghệ thuật trình diễn của mình song không có sự phân định thắng thua. Sau cuộc hát này, họ mới ra hát hội. Phong tục, lề lối trong hát Quan họ là một hệ thống qui ước không thành văn, không do một ai ban bố, nhưng, từ đời này qua đời khác, những quy ước ấy lần lượt ra đời và được mọi người tuân thủ, tuy có những chi tiết khác nhau nhưng mang tính thống nhất cao trong toàn vùng Quan họ. Hệ thống qui ước ấy được hình thành do những yêu cầu tồn tại, duy trì, phát triển hoạt động ca hát Quan họ, nhưng cũng chịu sự chi phối trực tiếp của toàn bộ phong tục tập quán của cộng đồng dân cư vùng Quan họ, trở thành một bộ phận gắn bó khăng khít với toàn bộ phong tục tập quán của một vùng văn hoá. Như vậy, trong thời gian tới việc chỉ đạo phục hồi lề lối hát Quan họ ở các làng là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là đối với các nghệ nhân phải tích cực truyền dạy cho thế hệ tiếp theo không chỉ lề lối và phong tục mà phải bảo tồn và phát huy tổng thể văn hoá Quan họ… đã được UNESCO giao trọng trách lớn lao này. 1.1.3. Đặc sắc ngôn từ dân ca Quan họ 1.1.3.1.Ðôi nét về văn bản lời ca Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Danh Khiêm cùng đồng nghiệp là nhà nghiên cứu Hoắc Công Huỳnh (nay thuộc Ban Sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa Quan họ, Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh) đã đi tới tất cả các làng Quan họ gốc, gặp gỡ tất cả các nghệ nhân nổi tiếng, đồng thời khai thác bài bản Quan họ từ các nghệ sĩ là lớp diễn viên đầu tiên của Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, các nhà nghiên cứu trước đó. Kết quả là đã sưu tầm, ghi trên băng từ tính hơn 500 bài ca Quan họ, phân định thành 213 giọng (làn điệu) khác nhau. 13 Đó chính là số lượng giọng cao nhất so với tất cả các công trình sưu tầm trước đã công bố. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết đã khảo sát 390 lời ca trong cuốn “Dân ca Quan họ - Lời ca và bình giải” của Lê Danh Khiêm, tái bản lần thứ nhất, năm 2010. Lời ca cho một bài nào đấy, nhìn chung thống nhất trong cả vùng, nhưng cũng có những dị bản, và nhất là khác đi một số từ ngữ. Trong trường hợp có những chữ khác nhau trong lời ca, cũng như khác nhau về giai điệu bài ca (chi tiết) cũng thường gây nên tranh cãi nhiều khi gay gắt trong giới Quan họ mà không phải bao giờ cũng tiến tới thống nhất được. Ví dụ có làng hát: “Rủ nhau đi gánh nước thuyền Ðứt quang vỡ sải nước liền xuống sông.” Nhưng làng khác nhất định hát : “Rủ nhau đi gánh nước thuyền Ðứt quang vỡ sải nước liền xuôi đông.” Có một ví dụ nữa, các cụ hát: “Ðêm qua gió mát giăng thanh Bỗng đâu thấy khách bên thành sang chơi.” Câu ca này gần như câu thơ trong Truyện Kiều : “Lần thâu gió mát trăng thanh Bỗng đâu thấy khách bên đình sang chơi.” Thấy sự khác nhau ấy đừng vội níu kéo lời hát kia trở về nguyên văn lời thơ Truyện Kiều, vì, sự sửa chữa một số chữ là có dụng ý hợp cảnh, hợp tình, hợp người... mà nhiều khi ta chưa hiểu được. Quan họ có hệ thống lời ca riêng, đạt tới một trình độ riêng, đáp ứng những nhu cầu văn hóa, nghệ thuật có nhiều nét riêng của sinh hoạt văn hóa Quan họ. Nhưng cũng như âm nhạc Quan họ, lời ca Quan họ đã du nhập, thu hút tinh hoa của kho tàng thơ ca dân gian, dân tộc như: ca dao,tục ngữ, hệ thống 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan