Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vật nữ trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh...

Tài liệu Hình tượng nhân vật nữ trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh

.DOCX
75
392
81

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------------- PHẠM THỊ HẢI HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI CỦA TIẾU TIẾU SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, tổ bộ môn Văn học nƣớc ngoài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới các thầy, cô trong khoa, tổ, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Bích Dung – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Khóa luận của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................7 6. Đóng góp của khóa luận..............................................................................7 7. Bố cục khóa luận..........................................................................................7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI...................................................................................8 1.1. Vài nét về Tiếu Tiếu Sinh và Kim Bình Mai.............................................8 1.2. Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật 1.2.1. Khái niệm nhân vật văn học................................................................11 1.2.2. Khái niệm hình tượng nhân vật 1.3. Cơ sở hình thành nhân vật nữ trong Kim Bình Mai 1.4. Đặc điểm nhân vật nữ trong Kim Bình Mai...........................................18 1.4.1. Nhân vật nữ và những khát vọng “nổi loạn”.....................................19 1.4.2. Nhân vật nữ với số phận bất hạnh......................................................26 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI........................ 32 2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật nữ trong Kim Bình Mai với thủ pháp ước lệ tượng trưng......................................................................................... 32 2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật nữ trong Kim Bình Mai........39 2.2.1. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ............39 2.2.2. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật thông qua hành động..........46 2.2.3. Nghệ thuật thể hiện tính cách thông qua việc khắc họa tâm lý nhân vật.......................................................................................................... 53 KẾT LUẬN.....................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU 1.1 Lý do khoa học Nhắc đến thành tựu nổi bật của văn học cổ điển Trung Quốc ngƣời ta thƣờng nhắc đến: Tản văn trƣớc Tần, thơ Đƣờng, từ Tống, kịch Nguyên, Tiểu thuyết Minh Thanh. Minh Thanh là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết. Với các bộ: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Liêu Trai chí dị, Kim Bình Mai, Hồng lâu mộng… tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Hoa đã đạt đến trình độ mẫu mực, bởi vậy đƣợc gọi là tiểu thuyết cổ điển. Tiến trình phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Kim Bình Mai có một vị trí khá quan trọng. Ra đời cuối đời Minh Kim Bình Mai đánh dấu bƣớc chuyển biến của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc từ tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử sang tiểu thuyết lấy đề tài từ cuộc sống thƣờng ngày làm đề tài phản ánh, từ tiểu thuyết là công sức chắp nối của nhiều ngƣời, có căn cứ trong sử sách, truyền thuyết và truyện kể dân gian sang tiểu thuyết do cá nhân sáng tác. Trƣớc Hồng lâu mộng hơn 100 năm, Kim Bình Mai đƣợc coi là tiểu thuyết mở đƣờng cho tiểu thuyết xã hội Trung Quốc và đƣợc công nhận là “Con chim én báo hiệu mùa xuân của thể loại truyện dài do cá nhân sáng tác”. Việt Nam – Trung Quốc là hai nƣớc có truyền thống gần gũi và gắn bó lâu dài, trải qua quá trình lịch sử và giao lƣu văn hóa, các tác phẩm văn học Trung Hoa đã đi vào đời sống tinh thần của nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau có những tác phẩm còn khá xa lạ nhƣ tiểu thuyết Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh. Ngay sau khi ra đời, tiểu thuyết này đã mở ra cuộc tranh luận xã hội hết sức rộng lớn, quyết liệt. Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế XX ở Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về Kim Bình Mai; các nhà nghiên cứu đã nhất trí đánh giá “Đây là tác phẩm hiện thực chủ nghĩa vĩ đại”. 5 Trong Kim Bình Mai tác giả đã xây dựng khá nhiều hình tƣợng nhân vật, nhƣng nổi bật nhất là hình tƣợng nhân vật nữ. Đọc Kim Bình Mai, nhân vật nữ để lại cho độc giả nhiều ấn tƣợng sâu sắc. Tác giả Kim Bình Mai đã vƣợt ra ngoài lễ giáo đề cao cuộc sống chăn gối của ngƣời phụ nữ xem đó là quyền chính đáng mà họ đƣợc hƣởng, đồng thời trực tiếp phản ánh xã hội, vạch trần những mảng cuộc sống hiện thực. Vì vậy ngƣời viết chọn đề tài “Hình tƣợng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh” để qua đó đem đến cái nhìn chân thực, sâu sắc và sinh động hơn về một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc – giai đoạn Minh Thanh. 1.2 Lý do sư phạm Văn học Trung Quốc là một bộ phận quan trọng và chiếm thời lƣợng giảng dạy chủ yếu trong phần Văn học nƣớc ngoài của chƣơng trình Ngữ văn ở trƣờng phổ thông. Trong đó, tiểu thuyết chƣơng hồi là một trong những thể loại tiêu biểu của Văn học Trung Quốc. Việc tìm hiểu tiểu thuyết Kim Bình Mai giúp giáo viên có một có một cái nhìn phong phú toàn diện hơn về tiểu thuyết chƣơng hồi – thể loại đƣợc đƣa vào chƣơng trình phổ thông. Tìm hiểu Kim Bình Mai cũng giúp giáo viên hình thành rõ nét hơn những hiểu biết về xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thế kỷ XVIII đang trên đà xuống dốc, suy tàn. Kim Bình Mai có hai đặc điểm mà các tiểu thuyết trƣớc đây chƣa hề có: một là, tác phẩm do cá nhân một văn nhân sáng tác. Hai là, nó miêu tả tỉ mỉ nhiều cảnh tƣợng trong cuộc sống thƣờng ngày. Bởi vậy, Kim Bình Mai đánh dấu bƣớc chuyển, bƣớc phát triển trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết dài Trung Quốc. Bên cạnh đó, rèn luyện cho học sinh một thế giới quan, nhân sinh quan tốt đẹp, lành mạnh, biết có thái độ lên án, phê phán những hành động sai trái trong xã hội, có cái nhìn đa diện để đánh giá đúng bản chất của một hiện tƣợng, biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của con ngƣời, nhất là khi Việt Nam đag trên đà hội nhập và phát triển. 2. Lịch sử vấn đề Kim Bình Mai ngay sau khi ra đời đã làm náo động văn đàn, đã có biết bao cuộc tranh luận về chủ đề, tƣ tƣởng của cuốn truyện. Nó nhận đƣợc nhiều luồng ý kiến khen chê từ nhiều góc độ khác nhau. Vậy nên, tiểu thuyết này đã thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu không chỉ Trung Quốc mà nhiều nƣớc khác trong đó có Việt Nam. Nhiều năm qua ở Trung Quốc các công trình nghiên cứu về Kim Bình Mai đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng: Kim Bình Mai có nội dung mang tính hiện thực sâu sắc, diện mạo của nó miêu tả rất đa dạng mang đặc trƣng của thời đại cuối Minh nên tác phẩm có giá trị cao và có vị trí xứng đáng trong lịch sử phát triển tiểu thuyết. Tác giả mƣợn câu chuyện thịnh suy trong một gia đình thị dân, tả một xã hội dục vọng tràn lan, đạo đức suy đồi để vạch trần sự hủ bại và đen tối của xã hội lúc bấy giờ. Trong cuốn Văn học Trung Quốc tập 3, các tác giả Dƣ Quan Anh, Phạm Ninh (1995) và cũng trong cuốn Văn học Trung Quốc tập 3 (2000) của các tác giả Chƣơng Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh đều cho rằng: Mô tả nhiều chi tiết về đời sống là thành tích nổi bật của bộ tiểu thuyết. So với tiểu thuyết trƣớc kia là đã rời trung tâm miêu tả từ tình tiết của câu chuyện sang hình tƣợng nhân vật, đó là một dấu ấn quan trọng, một bƣớc tiến bộ rất lớn. Đồng thời nhân vật là những con ngƣời bình thƣờng, cá tính không phải thiên phú mà hoàn toàn gắn với hoàn cảnh sinh hoạt và mọi hoàn cảnh sinh hoạt trong cuộc sống. Kể cả khi nói đến tình tiết câu chyện thì cũng diễn ra bình thƣờng, không có những biến động lớn và không hề thêu dệt. Tác giả đã triệt để sử dụng bút pháp ấy để xây dựng nên những nét tính cách đa dạng, nổi bật và có tính chất điển hình của các nhân vật. Đến đây, các nhân vật đời thƣờng đƣợc chú ý hơn ở tiểu thuyết, nó không bị các anh hùng che lấp nhƣ trƣớc nữa. Các tác giả còn cho rằng nhà văn có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ: “Phong cách ngôn ngữ của tác giả trong sáng, dí dỏm, đời thường chứng tỏ tác giả hết sức thành thạo ngôn ngữ sinh hoạt trong nhân dân đương thời, hơn nữa lại có tài chau chuốt gọt đẽo” [1.239] Nhà văn, nhà phê bình, học giả Lỗ Tấn vào những năm đầu thế kỷ XX trong cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc đã nghiên cứu tác phẩm ở nhiều góc độ. Trƣớc tiên, ông xếp Kim Bình Mai vào loại truyện thế thái nhân tình xuất hiện ngay trong lúc thịnh hành của tiểu thuyết thần ma. Loại tiểu thuyết này thuật những chuyện phong lƣu và xen với cảnh buồn vui, tan hợp, tả thói đời nóng lạnh thông thƣờng. và khẳng định: “Trong các sách thế tình, có truyện Kim Bình Mai là có tiếng nhất”. Nó là “sách về tình đời”, nói cho hết tình giả hay thật, ý nghĩa xã hội chân chính của tác phẩm từ đó nổi bật lên. Trong cuốn Văn học Trung Quốc của tác giả Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi cho rằng: “Tác phẩm có bố cục cầu kì, các tình tiết phức tạp đan xen nhau một cách chặt chẽ có thứ tự” Ở Việt Nam cũng có khá nhiều bài viếtnghiên cứu về tiểu thuyết Kim Bình Mai. Phƣơng Lựu (1996), Kim Bình Mai – đôi điều mới lạ, Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam, Nxb Hà Nội. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những điểm “lạ” của Kim Bình Mai (nhan đề là do tên ba ngƣời phụ nữ ghép lại, tên tác giả Tiếu Tiếu Sinh là một danh ngữ chung có nghĩa là “thầy cười” hay “ông bông đùa”…). Bên cạnh đó, Phƣơng Lựu đề cập đến những đóng góp mới mẻ của Kim Bình Mai trong lịch sử phát triển tiểu thuyết Trung Quốc – Đây là tác phẩm đầu tiên do văn nhân sáng tác viết về những con ngƣời bình thƣờng nhỏ bé thuộc tầng lớp thành thị trong xã hội Minh. Trong cuốn Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, năm 1996, Nxb Giáo dục, tác giả Trần Xuân Đề đã khẳng định sự ra đời của Kim Bình Mai đánh dấu bƣớc phát triển mới của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nó đặt nền móng cho sự ra đời của những bộ tiểu thuyết dài về sau nhƣ Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng… Lƣơng Duy Thứ (2000), Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở đây, Lƣơng Duy Thứ đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển rực rỡ của tiểu thuyết nói chung; khẳng định Kim Bình Mai là tác phẩm tả chân hiện thực cuối Minh. Từ đó tác giả đi đến kết luận Kim Bình Mai là tác phẩm mở đầu một khuynh hƣớng văn học mới – khuynh hƣớng đời thƣờng, trân trọng cái “nhân dục”, chống lại đạo đức phong kiến cũ của xã hội. Lƣơng Duy Thứ (1989), Kim Bình Mai – một tác phẩm hiện thực phê phán có giá trị, Tạp chí văn học số 3. Trong bài viết này, Lƣơng Duy Thứ đƣa ra quan niệm xoay quanh câu hỏi tác giả Kim Bình Mai là ai? Thêm vào đó, tác giả dẫn dắt những ý kiến để chứng minh Kim Bình Mai là một tác phẩm mang tính hiện thực rõ nét, xây dựng đƣợc những nhân vật có tính cách phức tạp, gần với con ngƣời đời thƣờng. Tác giả Nguyễn Huy Khánh trong cuốn Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa cho rằng: “về phương diện phản ánh mặt trái của xã hội phong kiến, tác giả đã thành công một phần về nghệ thuật tả chân khá cao. Những nhân vật trong truyện đều được tác giả vẽ lên như sống, người nào ra người đó, không gượng ép, không giả tạo. Những chi tiết được tác giả nghiên cứu kĩ và dựng lên khá éo le, gay cấn, khúc chiết…” [9.180] Gần đây khi viết “Lời giới thiệu” cho cuốn Kim Bình Mai, Nxb Văn hóa – Thông tin, tái bản năm 2002, Giáo sƣ Lê Đức Niệm bổ sung một số ý kiến để hoàn thiện và hệ thống hơn cho bài viết trong lần xuất bản trƣớc (năm 1989). Tác giả cùng thống nhất ý kiến với một số nhà nghiên cứu Trung Quốc nêu trên và đi sâu phân tích một số nhân vật chính để chứng minh tài năng của nhà văn dùng nhiều tình tiết của cuộc sống thực, sáng tạo ra những nhân vật điển hình. Và “trong Kim Bình Mai các nhân vật đều thông qua hành động để biểu hiện tính cách, thông qua ngôn ngữ bộc lộ tâm lý và cá tính”. Điểm mới mà ông nhận thấy đó là kết cấu Kim Bình Mai gồm 100 hồi, mỗi hồi vẫn có một chuyện nổi bật, song nó đã thoát khỏi kết cấu chƣơng hồi của thoại bản và các thể loại truyện kể khác. Cảnh vật mô tả chỉ là phác thảo, nó đƣợc lựa chọn phù hợp với miêu tả sự việc, lấy cảnh gợi tình. Ông cũng chỉ ra điểm hạn chế của Kim Bình Mai đó là: tuy là tác phẩm có khuynh hƣớng vạch trần tội ác xã hội, nhƣng tác giả lại quá say sƣa với thú vui tầm thƣờng nhƣ bệnh hoạn, khiến cho ngƣời đọc có cảm giác nhƣ tác giả đƣa vào sách từng mảng cuộc sống trụy lạc của giai cấp thống trị không chút đắn đo lựa chọn. Nhƣng nhìn chung Kim Bình Mai làmột tác phẩm tả về quan hệ nam nữ một cách tế nhị, kín đáo cho nên không thể xếp Kim Bình Mai vào loại dâm thƣ đƣợc. Và tác giả đi đến kết luận: nếu chúng ta muốn biết cái mặt sau của xã hội cũ cũng cần lật dở xem những quan hệ trong đời sống thƣờng ngày của bọn họ ra sao, thông qua đó nhận thức hiện thực sâu hơn. Kim Bình Mai là câu chuyện tình ái, nhƣng cũng là câu chuyện nhân tình thế thái của một xã hội. Qua thu thập và khảo sát các bài viết về tác phẩm Kim Bình Mai, chúng tôi nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới hình tƣợng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh với tƣ cách một đối tƣợng nghiên cứu riêng biệt. Bởi vậy với khóa luận này, ngƣời viết xin đƣợc đề cập, đi sâu tìm hiểu hình tƣợng nhân vật nữ, qua đó làm nổi bật nét đặc sắc, tài năng và quan niệm của tác giả trong việc xây dựng các nhân vật. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Hình tƣợng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh ngƣời viết nhằm làm nổi bật những nét độc đáo trong quan niệm thẩm mĩ của tác giả khi xây dựng nhân vật. Có sự cảm thụ và cắt nghĩa thấu đáo hơn về tƣ tƣởng, thế giới quan của nhà văn biểu hiện trong tác phẩm, phát hiện cái hay cái đẹp của Kim Bình Mai. Góp tiếng nói khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp của cuốn tiểu thuyết này. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hình tƣợng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh, 4.2. Phạm vi khảo sát Kim Bình Mai do Hải Đăng – Ngọc Quang – Minh Linh dịch, giáo sƣ Lê Đức Niệm hiệu đính và giới thiệu (2008), Nxb Văn học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp khảo sát. Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu. Phƣơng pháp tổng hợp và nâng cao vấn đề. 6. Đóng góp của khóa luận Qua bài viết thấy đƣợc những đóng góp mới mẻ của Tiếu Tiếu Sinh cho tiểu thuyết và văn học Trung Quốc qua việc xây dựng hình tƣợng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận gồm hai chƣơng: Chƣơng 1: Đặc điểm hình tƣợng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai. Chƣơng 2: Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI 1.1. Vài nét về Tiếu Tiếu Sinh và Kim Bình Mai Kim Bình Mai là bộ tiểu thuyết chƣơng hồi dài xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Vạn Lịch (1537 – 1620) triều Minh. Tác phẩm ra đời đánh dấu một bƣớc ngoặt mới trong lịch sử tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Nó đặt nền móng cho sự ra đời của những bộ tiểu thuyết dài về sau. Đây là tác phẩm đầu tiên “lấy cái chuyện một gia đình làm trung tâm, đề cập đến một môi trƣờng xã hội rộng lớn, mặt đối mặt với đời sống, thấm đƣợm mùi vị cuộc đời chứ không phải siêu phàm xa lạ nhƣ trƣớc kia” [59]. Vấn đề tác giả Kim Bình Mai là ai cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chƣa xác định đƣợc chính xác. Theo tài liệu hiện có tập trung ở một số ý kiến nhƣ sau: Căn cứ vào bản Kim Bình Mai từ thoạicó bài tựa của Hân Hân Tử nói tác giả là Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh. Cũng có ngƣời cho rằng Hân Hân Tử là một tên khác của Tiếu Tiếu Sinh. Tiếu Tiếu Sinh có nghĩa là “thầy cƣời” hay “ông bông đùa”. Sở dĩ tác giả lấy tên là Tiếu Tiếu Sinh vì ngày xƣa ngƣời ta coi trọng thơ, từ, phú hơn là truyện. Tiểu thuyết bị khinh rẻ nhƣ một loại “ngụy thƣ”, “nôm na mách qué”, “loại tạp nham”, không đáng để ý, không đƣợc coi trọng. Kim Bình Mai từng bị ngƣời đời ghép vào loại “dâm thƣ” cho nên ngƣời sáng tác nó cũng phải lánh mặt dấu tên. Có ngƣời còn đƣa ra một số tác giả khác nhƣ Triệu Nam Trinh(1551 – 1627) hoặc Tiết Ứng Kỳ (trƣớc sau 1550) nhƣng chƣa ra đƣợc chứng cứ xác đáng. Lỗ Tấn cho rằng tác giả của Kim Bình Mai là Vƣơng Thế Trinh (1526 – 1590). Đây cũng là ý kiến của Giáo sƣ Chu Tinh sau nhiều năm nghiên cứu ở khoa Trung văn trƣờng Đại học sƣ phạm Thiên Tân, trong cuốn khảo cứu của mình xuất bản tháng 10 – 1980 Giáo sƣ cho rằng tác giả Kim Bình Mai là Vƣơng Thế Trinh, đỗ tiến sĩ dƣới triều Gia Tĩnh, làm quan đến Hình bộ Thƣợng thƣ, tác giả của Gia Tĩnh dĩ lai thủ phụ truyện, Yêm Châu sơn nhân tứ bộ cảo, Độc thƣ hậu, Vƣơng thị thƣ uyển, Hoa uyển… Ngƣời ta cho rằng cha Vƣơng Thế Trinh bị cha con tể tƣớng Nghiêm Cao, Nghiêm Tung hãm hại nên ông làm sách để chửi ngầm. Nghiêm Tung hồi nhỏ tên là Khánh (cùng tên với Tây Môn Khánh - nhân vật chính). Có ngƣời còn viết hẳn cuốn sách (Ngô Hàm: Độc sử hảo ký) khảo cứu tƣờng tận các nhân vật để đi đến cái thuyết gọi là “Khổ hiếu” (Gian khổ báo hiếu) nói rằng cha Vƣơng Thế Trinh bị tên nịnh thần Đƣờng Thuận Chi dèm pha với Nghiêm Tung mà bị hại. Để báo thù cho cha, Thế Trinh đóng cửa ba năm, soạn ra truyện Kim Bình Mai đem dâng Thuận Chi. Tên này có thói quen thấm nƣớc miếng vào đầu ngón tay để giở sách. Thế Trinh ngầm tẩm thuốc độc vào từng trang sách, Thuận Chi trúng độc mà chết. Năm 1984, Giáo sƣ Từ Sóc Phƣơng, trƣờng Đại học Hàng Châu đăng bài cho rằng tác giả Kim Bình Mai là Lý Khai Thiên (1501 – 1568). Đầu năm 1984, tân chứng của Trƣơng Viễn Phần đƣợc Tề Lỗ thƣ xã xuất bản trong đó tác giả khẳng định rằng Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh chính là Giả Tam Cận, nhà văn huyện Dịch đời Minh. Tháng 7 - 1984, Phúc Đán học báo công bố liền hai bài: Tác giả Đồ Long khảo và Tác giả Đồ Long khảo tục của Hoàng Lâm. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, Hoàng Lâm phát hiện đƣợc Đồ Long – một ngƣời nguyên quán huyện Ngân tỉnh Triết Giang, từng làm quan ở Bắc Kinh, từng kí tên ở hai cuốn sách đời Minh là Sơn trung nhất tịch thoại. Một buổi trò chuyện trong núi) và Biến địa kim (Vàng khắp nơi). Đồ Long (1542 - 1605), tự là Trƣờng Khanh, còn một tự khác là Vĩ Chân, hiệu là Xích Thủy, đỗ tiến sĩ dƣới triều Vạn Lịch, từng làm tri huyện Thanh Phổ, tri huyện Dĩnh Thƣợng và Chủ sự bộ Lễ. Năm 1985, Nguyên mạo thám sách (Tìm kiếm diện mạo ban đầu) của Ngụy Tử Vân đƣợc Học sinh thƣ cục Đài Loan xuất bản, ông Đồng Văn đề tựa có nhắc lại bài viết Kim Bình Mai dữ Vương Thế Trinh của Ngô Hàm cũng từng đề cập tới một Đồ Xích Thủy nổi tiếng về tạp kịch và văn chƣơng mà Xích Thủy là hiệu của Đồ Long. Ông dựa vào đó mà khẳng định Đồ Long là tác giả của Kim Bình Mai. Mặc dù xác định chƣa chắc chắn tác giả là ai song từ lâu nay ngƣời ta vẫn cho Tiếu Tiếu Sinh là một cái tên có thật và đồng tình với ý kiến của Hân Hân Tử đó là tác giả Kim Bình Mai là Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh. Vì vậy trong khóa luận này, ngƣời viết xin theo quan điểm của đa phần các nhà nghiên cứu là coi Tiếu Tiếu Sinh là tác giả của Kim Bình Mai. Tiếu Tiếu Sinh (? - ?) ngƣời huyện Dịch tỉnh Sơn Đông. Lan Lăng chính là tên cũ của huyện Dịch. Căn cứ vào lời lẽ trong tác phầm có thể thấy tác giả dùng tiếng Sơn Đông hết sức thành thạo. Chắc ông đã sống ở Bắc Kinh, quen thuộc đời sống phong cảnh Bắc Kinh. Từ cảnh vật, bầu trời cho đến vƣờn tƣợc, ao hồ, sự trang trí nội thất hầu hết đều lấy Bắc Kinh làm bối cảnh. Tác giả không những có trình độ văn hóa khá mà lại có tài năng sáng tác, nhờ thâm nhập cuộc sống xã hội, sành sỏi các hình thức văn nghệ dân gian, chịu khó tìm tòi học hỏi các tác phẩm lƣu hành nơi thành thị hồi đó nhƣ hý kịch, tiểu thuyết, ca khúc… cho nên ông đã có nhiều vốn để viết nên bộ tiểu thuyết dài 100 hồi, nói về nhân tình thế thái. Tác giả Tiếu Tiếu Sinh đã dựa vào câu chuyện từ hồi 23 đến hồi 26 của Thủy hử truyện rồi mở rộng và sáng tạo thêm. Từ một số chi tiết tác giả đã sáng tạo thành cuốn tiểu thuyết dài 100 hồi. Đã có rất nhiều ý kiến bình phẩm về cuốn tiểu thuyết này. Có những ngƣời đứng trên quan điểm phong kiến cổ hủ coi đây là bộ “dâm thƣ”, “Tà thƣ”, không đƣợc xếp vào văn học sử. Những ngƣời khác coi đây là bản cáo trạng phong kiến do bản thân nó tự phơi bày. Song nó đã vƣợt qua sự sàng lọc của thời gian và dƣ luận, khẳng định đƣợc vị trí của mình. 1.2. Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật 1.2.1. Khái niệm nhân vật văn học Trong tiếng Hi Lạp cổ “nhân vật” đọc là Perssonner lúc đầu mang nghĩa chỉ cái mặt lạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần suất nhiều nhất, thƣờng xuyên nhất để chỉ những đối tƣợng mà văn học miêu tả, thể hiện. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Thông qua nhân vật nhà văn đã trình bày về con ngƣời nhƣ những kết tinh của phẩm chất xã hội, lịch sử, tâm lí… Nhân vật giữ vai trò đặc biệt trong tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Nó là mắt xích cơ bản, xâu chuỗi, kết dính các biến cố, sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tƣ tƣởng của mình. Việc xây dựng nhân vật trở thành một công việc quan trọng đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): “Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất với con ngƣời có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngƣời và thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời, vì thế nhân vật luôn gắn liền với chủ đề của tác phẩm” [6.235]. Trong Từ điển văn học tập 2 của Đỗ Đức Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, các tác giả quan niệm “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong các tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lƣợt mình nó lại đƣợc các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật đó là nơi tập trung giá trị tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [7.277]. Trong cuốn Lí luận văn học do Phƣơng Lựu chủ biên định nghĩa: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con ngƣời đƣợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Nhân vật văn học là một hình tƣợng ƣớc lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó là phƣơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực”. Nhƣ vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học. Tựu trung lại, nhân vật văn học chính là con ngƣời tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau đƣợc miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học, nhằm thể hiện tƣ tƣởng chủ đề tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật là việc xem xét cách nhà văn thể hiện làm cho nhân vật hiện lên sinh động, chân thực trƣớc sự hình dung của bạn đọc về ngoại hình cũng nhƣ tính cách. Tùy vào thể loại, sở trƣờng của nghệ sỹ mà nhân vật đƣợc thể hiện bằng cách riêng, độc đáo. 1.2.2. Khái niệm hình tượng nhân vật Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt 2006 do Hoàng Phê (chủ biên): “Hình tƣợng là sự phản ánh một cách khách quan bằng nghệ thuật dƣới hình thức những hiện tƣợng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng “cảm tính”. Theo cách giải thích của Từ điển thuật ngữ Văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): “Hình tƣợng nghệ thuật là sản phẩm của phƣơng thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tƣởng tƣợng, hƣ cấu nghệ thuật” [6.146]. “Hình tƣợng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống đƣợc nghệ sĩ tái hiện bằng tƣởng tƣợng sáng tạo trong những tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giátrị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tƣợng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho ngƣời ta có thể ngắm nghía, thƣởng ngoạn, tƣởng tƣợng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội đƣợc cảm nhận. Hình tƣợng nghệ thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhƣng giá trị của nó là ở phƣơng diện tinh thần. Nhƣng nói tới hình tƣợng nghệ thuật ngƣời ta thƣờng nói tới hình tƣợng con ngƣời bao gồm cả hình tƣợng một tập thể ngƣời với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú”. “Hình tƣợng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhƣng không phải sao chép y nguyên những hiện tƣợng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tƣởng tƣợng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tƣợng truyền lại đƣợc ấn tƣợng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho ngƣời khác”. Nhƣ vậy, cấu trúc của hình tƣợng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tƣởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Và cũng chính vì những lí lẽ trên, hình tƣợng còn là một quan hệ xã hội – thẩm mĩ vô cùng phức tạp. Mỗi một loại hình tƣợng nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu riêng biệt để xây dựng hình tƣợng. Chất liệu của hội họa là đƣờng nét, màu sắc, của kiến trúc là mảng khối, của âm nhạc là giai điệu, âm thanh. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Hình tƣợng nghệ thuật là hình tƣợng ngôn từ. 1.3. Cơ sở hình thành nhân vật nữ trong Kim Bình Mai “Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không sánh nổi với sự bí ẩn của ngƣời phụ nữ” (Vladimir Lobanok). Ngƣời phụ nữ - một nửa của nhân loại, họ là nguồn cảm hứng nghệ thuật cho các nhà văn, nhà thơ, họ đi vào văn học, đem đến những nét mới lạ, độc đáo cho các tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật. Hình tƣợng nhân vật nữ đã đem đến nét mới cho văn học Trung Quốc bấy giờ - đƣa con ngƣời đời thƣờng vào trong tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật. Tiểu thuyết này không miêu tả xã hội từ đời sống cung đình (nhƣ Tam Quốc), từ sự vật lộn của những kẻ sống ngoài lề xã hội, không đƣợc sự che chở của pháp luật (nhƣ Thủy Hử), từ đời sống tinh thần đổ vỡ của một gia đình quý tộc (nhƣ Hồng Lâu Mộng) mà nó tập trung sự chú ý vào cuộc sống sinh hoạt đời thƣờng của một con buôn hãnh tiến – sản phẩm của xã hội tiền tƣ bản cuối Minh. Từ đầu đến cuối Kim Bình Mai đề cập đến đủ hạng ngƣời trong xã hội. Đọc tác phẩm, nhân vật nữ để lại cho ngƣời đọc nhiều ấn tƣợng sâu sắc, nhân vật nữ với những khát vọng yêu đƣơng, hạnh phúc, số phận bất hạnh… Trong Kim Bình Mai, hình tƣợng nhân vật nữ đƣợc tác giả lựa chọn làm nhân vật trung tâm bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: Phụ nữ là nhân vật quen thuộc trong nền văn học các dân tộc trên thế giới. Văn học Trung Quốc đề cập đến nhân vật nữ từ rất sớm. Trong thần thoại cổ đại Trung Hoa tinh thần đấu tranh bất khuất; ý chí chiến đấu không biết mệt mỏi trong hình tƣợng chim tinh vệ: công lao sáng tạo ra loài ngƣời, vá trời của Nữ Oa đã khẳng định vai trò lớn lao của phụ nữ. Trong Sử kí nhân vật nữ xuất hiện ít nhƣng không vì thế mà vai trò của họ mờ nhạt (Lữ Hậu – Lữ Hậu bản kỷ). Đời Tấn nhân vật nữ đã xuất hiện nhƣng không nhiều đều chịu áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. Tiểu thuyết chí quái Lục Triều miêu tả tình yêu giữa các thần linh, giữa ngƣời và ma quỷ, thế nhƣng cũng có một số ít truyện miêu tả truyện yêu đƣơng của con ngƣời trần thế nhƣ truyện “Cô gái bán phấn”, “Thạch Sùng trảm Mỹ Nhân”. Đến truyền kỳ đời Đƣờng, hình tƣợng phụ nữ, gần gũi với cuộc sống của con ngƣời và phẩm chất đạo đức của họ rõ nét hơn. Truyền kỳ đời Đƣờng phát triển trên nền tảng của tiểu thuyết chí quái những chí quái săn tìm chuyện lạ, đề cao sự linh thiêng còn truyền ký đời Đƣờng tuy vẫn tồn tại những màu sắc kỳ lạ nhƣng không rơi vào tật hoang đƣờng trái lẽ. Tác giả chí quái đem chuyện kỳ lạ làm sự thực, không có ý thức sáng tạo văn nghệ. Còncác tác giả đời Đƣờng “cố ý viết tiểu thuyết, mặc tình hƣ cấu, sáng tác tận tình”. Từ Đƣờng trở về trƣớc, tiểu thuyết Trung Quốc về cơ bản mới chỉ là mầm mống, tuy ở thời Hán Ngụy, Lục Triều có chút ít tác phẩm nhƣng nếu nhìn từ góc độ khắc họa nhân vật hay tả tình tiết còn thô thiển, đơn giản chƣa đến mức thành thục. Phải đợi đến truyền kỳ đời Đƣờng tiểu thuyết Trung Quốc mới dần trƣởng thành, mới có đƣợc hình tƣợng nghệ thuật tƣơng đối hoàn hảo cũng nhƣ nội dung đời sống xã hội tƣơng đối rộng rãi và giành đƣợc vị trí không thể xem thƣờng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Thời kỳ giữa Đƣờng là thời kỳ phát triển rực rỡ, phồn vinh của tiểu thuyết truyền kỳ đời Đƣờng, các tác phẩm thể hiện chủ đề tình yêu, số phận bi kịch của ngƣời phụ nữ có thành tựu rực rỡ nhất. Một số truyện có những đặc sắc về nghệ thuật nhƣ trí tƣởng tƣợng đẹp đẽ, tràn đầy màu sắc lãng mạn, lại rất chú trọng đến khắc họa hình tƣợng nhân vật nhƣ “Liễu Nghị truyện”, “Lý Oa truyện”. Truyện truyền kỳ miêu tả hình tƣợng nhân vật tƣơi sáng, tình tiết lành mạnh li kỳ, trữ tình đậm đà, lời văn trau chuốt. Chủ đề tƣ tƣởng mà tiểu thuyết truyền kỳ đề xuất nhƣ chống áp bức phong kiến, đòi hỏi tự do yêu đƣơng… không những thể hiện đƣợc yêu cầu của quần chúng đƣơng thời mà còn tiêu biểu cho yêu cầu của xã hội. Truyện truyền kỳ làm nên hình thức chủ yếu cho tiểu thuyết đời Tống về sau. Đời Tốngtruyện kể mang màu sắc hiện thực hơn cả. Thời Tống Nguyên tiểu thuyết cổ điển chia thành hai dòng lớn là tiểu thuyết văn ngôn và tiểu thuyết bạch thoại, nhƣng bạch thoại phát triển hơn… Nhìn chung văn xuôi Trung Quốc từ thời Ngụy Tấn đến đời Đƣờng hình tƣợng nhân vật phụ nữ đƣợc thể hiện ngày càng sinh động, đa dạng làm phong phú thêm mảng đề tài đời sống hiện thực cho nền văn học Trung Quốc đƣơng thời.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan