Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ...

Tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của alexievich (2017)

.PDF
58
414
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ---------------------- TRẦN THỊ SINH DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA SVETLANA ALEXIEVICH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện cho em để có nhiều kiến thức và thời gian cho khoá luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Vân Anh, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Trong quá trình làm khoá luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của quý Thầy, Cô. Đó là hành trang quý giá giúp em tự hoàn thiện bản thân mình sau này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Sinh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các dẫn chứng và kết quả trong đề tài nghiên cứu đều chính xác, trung thực. Đề tài nghiên cứu này chưa công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào. Sinh viên Trần Thị Sinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 7. Bố cục khoá luận ..................................................................................... 4 NỘI DUNG .................................................................................................... 5 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ GIỚI/PHÁI TÍNH TRONG VĂN HỌC ............................................................................. 5 1.1. Một số vấn đề cơ bản về diễn ngôn .................................................... 5 1.1.1. Khái niệm diễn ngôn....................................................................... 5 1.1.2. Hệ hình diễn ngôn ........................................................................ 10 1.1.3. Trật tự diễn ngôn .......................................................................... 11 1.2. Lý thuyết giới/phái tính trong nghiên cứu văn học ............................. 12 1.2.1. Phân biệt khái niệm “giới tính” và “phái tính”............................ 12 1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giới nữ trong văn học ........... 14 Chương 2. CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ MỘT DIỄN NGÔN NGOẠI BIÊN VỀ GIỚI NỮ ........................................ 16 2.1. Một bức tranh thế giới ly tâm ............................................................. 16 2.2. Phụ nữ là nạn nhân bi kịch của chiến tranh ......................................... 21 2.2.1. Xu hướng bị “nam hoá” ............................................................... 21 2.2.2. Những con người bị chấn thương ................................................. 23 2.3. Niềm tự hào bản thể giới .................................................................... 26 2.3.1. Khẳng định năng lực sức mạnh của giới nữ ................................. 26 2.3.2. Ngợi ca vẻ đẹp nữ tính .................................................................. 29 Chương 3. PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ ......... 37 3.1. Lối trần thuật “phi hư cấu” ................................................................. 37 3.2. Nguyên tắc đối lập với diễn ngôn chính thống .................................... 39 3.3. Tổ chức giọng điệu ............................................................................. 43 3.3.1. Giọng điệu thương cảm, xót xa ..................................................... 44 3.3.2. Giọng điệu triết lí ......................................................................... 47 3.3.3. Giọng điệu ngợi ca, tự hào ........................................................... 48 KẾT LUẬN .................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay có rất nhiều lý thuyết văn học ra đời, mở ra những cách tiếp cận khác nhau đối với văn học: cấu trúc, thi pháp học, văn hoá học, phân tâm học… Mỗi cách tiếp cận đều cho ta một góc nhìn mới mẻ về chiều kích của đời sống và tác phẩm văn học. Lý thuyết diễn ngôn ra đời xem văn học là một diễn ngôn do các quy tắc mang tính chất hệ của thời đại quy định. Khi đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn ta không chỉ nghiên cứu ngôn từ mà còn chủ yếu nghiên cứu các quy tắc tư tưởng xã hội chìm sâu đã chi phối quá trình sáng tác của nhà văn. Sự ra đời của lý thuyết diễn ngôn đã tạo ra một cách tiếp cận mới và cũng gây không ít tranh cãi. Diễn ngôn đã trở thành một những điểm tựa cho khuynh hướng nghiên cứu văn học và văn hoá, nó là khái niệm trung tâm của các khuynh hướng nghiên cứu đương đại như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa thuộc địa - hậu thuộc địa, lí luận nữ quyền. Diễn ngôn về giới là một vấn đề hấp dẫn nhưng cũng khá phức tạp. Nghiên cứu về giới đặc biệt là diễn ngôn về giới nữ không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong giai đoạn đánh dấu sự phát triển của văn học. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống không chỉ ở bề nổi mà còn đi sâu khám phá đời sống nội tâm con người cho dù họ là ai? Và ngày nay khi chiến tranh đã qua đi, cái nhìn của giới văn nghệ sĩ về chiến tranh đã có nhiều bao quát chân thực hơn. Đến với cuốn tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Alexievich- nhà báo, nhà văn Nga tác phẩm ra đời không chỉ thu hút sự chú ý mà còn gây tranh cãi trong một thời gian dài và nó đã đem đến cho văn học thế giới một cái nhìn toàn diện về chiến tranh. Tác phẩm của bà đã đạt giải nobel văn học năm 2015, tác phẩm là diễn ngôn về 1 giới nữ đã nói lên tiếng nói của người phụ nữ trong chiến tranh và phá vỡ diễn ngôn nam quyền. Tác phẩm ra đời nhưng chưa có công trình nghiên cứu bàn về nó mà chỉ có những bài báo, bài viết trên các trang tạp chí. Tất cả những khó khăn và hấp dẫn của đối tượng đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: “Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Alexievich. 2. Lịch sử vấn đề Trong tạp chí Sông Hương - số 20 (T.8 - 1986) đăng bài: “Xet – la – na và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” do Vương Kiều dịch theo bản tiếng pháp đã ghi lại cuộc trả lời phỏng vấn của bà về một số vấn đề xoay quanh tác phẩm, đặc biệt là những người phụ nữ trong chiến tranh : "Tôi đã tiếp xúc với những mẫu người phụ nữ thật hết sức khác nhau, có người thái độ của họ quả quyết trong chiến tranh, có người bị chiến tranh đè bẹp, có người giữ được bản chất thanh khiết, lại có người bị tước mất tinh thần mơ mộng, có người e dè khép kín, có người lại cởi mở. Đó là những phụ nữ với sức mạnh tinh thần của họ, cộng với khả năng to lớn của tâm hồn nhân bản, họ đã tạo nên chủ đề cuốn sách của tôi” [10]. Trong tạp chí văn nghệ quân đội Lê Hồng Lâm cũng đã đề cập một vài nét về tác phẩm: "Còn hàng trăm câu chuyện khủng khiếp khác về gương mặt bị bầm nát của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh. Hơn 20 triệu người Nga Xô Viết chết trong chiến tranh thế giới thứ hai có bao nhiêu gương mặt phụ nữ? Khó ai biết chính xác, nhưng đọc cuốn sách này ta biết hàng nghìn thân phận, hàng nghìn gương mặt người phụ nữ không còn nguyên dạng cả bên trong lẫn bên ngoài. Họ là ai? Là phụ nữ từ nông dân đến trí thức, từ nông thôn ra thành thị. Họ là binh nhất, binh nhì, du kích, y tá, cứu thương, bác sĩ phẫu thuật... Họ là cơ trưởng, trung sĩ lái máy đầu kéo, chiến sĩ súng máy, xạ thủ bắn tỉa, chiến xa hạng nặng… 2 Họ là những cô gái trẻ chưa một lần yêu không may rơi vào tay bọn Đức. Thường các cô có một viên đạn để tự kết liễu nếu không may rơi vào tay giặc, nhưng cô không kịp trở tay. Sáng hôm sau đồng đội thấy cô bị cắt vú, moi mắt, cắt bộ phận sinh dục và đóng cọc xuyên qua người. Trên gương mặt dù thảng thốt và đau đớn vẫn không giấu được vẻ đẹp của tuổi 19” [11]. Nhìn chung, những bài viết về tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ chủ yếu mới chỉ được in trên các báo và các tạp chí, trên các diễn đàn và báo mạng chưa thực sự phong phú về số lượng và chưa sâu về mức độ khảo sát. Đa số các bài viết mới chỉ nghiên cứu, nhận diện một cách khái quát tác phẩm và tác giả mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm hay tiếp cận tác phẩm ở một góc độ lý thuyết nào đó. Chính vì vậy đây chính là những gợi ý giá trị cho khoá luận của chúng tôi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, khoá luận giới hạn phạm vi nghiên cứu trong cuốn: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Alexievich. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định rõ một số mục đích như sau: - Khẳng định, củng cố một vấn đề lý thuyết về diễn ngôn. - Góp phần khẳng định tính nhân văn sâu sắc qua tác phẩm và cho ta cái nhìn bao quát về chiến tranh: mới mẻ, toàn diện. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định một số nhiệm vụ sau: - Tập hợp các lý thuyết có liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá nhìn nhận vấn đề toàn diện. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, khoá luận này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp lịch sử: chúng tôi nghiên cứu vấn đề diễn ngôn về giới như một vấn đề có tính lịch sử. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: qua so sánh với một số tác phẩm cùng thời dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự so sánh kết hợp giữa đồng đại và lịch đại. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. 7. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Khái quát về diễn ngôn và vấn đề giới / phái tính trong văn học Chương 2: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ - một diến ngôn ngoại biên về giới nữ Chương 3: Phương thức kiến tạo diễn ngôn về giới nữ trong Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ 4 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ GIỚI/PHÁI TÍNH TRONG VĂN HỌC 1.1. Một số vấn đề cơ bản về diễn ngôn 1.1.1. Khái niệm diễn ngôn Thời gian gần đây, khái niệm diễn ngôn đã được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực nghiên cứu văn học, song nội hàm của nó vẫn chưa thực sự được giải thích cặn kẽ. Nhiều nhà khoa học xác nhận đó là khái niệm còn bỏ ngỏ, mỗi người nghiên cứu sử dụng theo cách riêng của mình, người đọc phải dựa vào ngữ cảnh để hiểu cách dùng trong nhiều trường hợp cụ thể. Vì thế, việc tìm cách xác định nó vẫn là một đòi hỏi bức thiết của khoa học. Theo khảo chứng của Manfred Frank, diễn ngôn (discourse) bắt nguồn từ tiếng La Tinh “discoursus” , mà từ này có gốc động từ là “discurere” có nghĩa là tán láo chơi, nói huyên thuyên. Như vậy, diễn ngôn là một lối nói, hoặc cách nói hay cũng có thể là một lượt nói có độ dài không xác định. Trong tiếng pháp, “diễn ngôn” rất gần với tán gẫu, nói chuyện phiếm, kể chuyện… Theo https://www.wikipedia.org/ [6] diễn ngôn được hiểu là “Sự giao tiếp hay tranh luận bằng ngôn ngữ nói hay viết. Diễn ngôn còn có thể gọi bằng những tên gọi khác như hội thoại, tranh luận hay chuỗi lời nói”… Còn trong diễn đàn http:www.ldoceonline.com [7] Longman lại đưa ra định nghĩa diễn ngôn trên cơ sở của ba nét nghĩa: “thứ nhất là một bài phát biểu hoặc một đoạn viết quan trọng về một vấn đề cụ thể. Thứ hai là một cuộc trò chuyện hoặc một cuộc thảo luận quan trọng giữa mọi người. Thứ ba là ngôn ngữ được sử dụng trong một kiểu đặc biệt của văn nói hoặc văn viết”. Nhiều quan điểm, 5 ý kiến khác nhau dẫn đến sự chồng chéo của các tầng ý nghĩa, gây nên nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu. Có lẽ vì thế, chúng ta cần phải đặt thuật ngữ này vào bối cảnh sử dụng khác nhau để từ đó nghiên cứu xem trong mỗi bối cảnh, nét nghĩa nào của thuật ngữ đã được triển khai. Thuật ngữ diễn ngôn được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học, nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu văn học, xã hội học… Và trong phạm vi khoá luận này chúng tôi nêu ra ba hướng tiếp cận diễn ngôn chủ yếu: Thứ nhất là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học. Về cơ bản, đối với các nhà ngữ học, nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu thực tiễn ngôn từ, ngôn từ giao tiếp, trong ngôn từ sống: “Ngôn từ đang hoạt động, ngôn từ trong sử dụng, ngôn từ trong ngữ cảnh” [3, 47]. Theo tác giả Diệp Quang Ban, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng hồi chiếu… Hiểu một cách cụ thể hơn thì phân tích diễn ngôn là đường hướng tiết cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn /văn bản) từ tính đa diện hiện thực nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng” [1, 158]. Có thể khẳng định việc nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học chính là một sự xác định lại mục đích của việc nghiên cứu ngôn ngữ. Gắn liền với hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học là quan niệm của các nhà lí luận theo trường phái cấu trúc – kí hiệu học như G.Gennet, Iu.lotman… Chịu ảnh hưởng của F.sausure, các nhà cấu trúc xem diễn ngôn chính là cách thức cấu trúc văn bản, họ chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng văn học, nghiên cứu “tính văn học” của một văn bản mà lại 6 không đặt văn bản đó vào trong các ngữ cảnh, văn hoá, xã hội. Họ không quan tâm đến việc phân tích các văn bản văn học cụ thể, mà với họ, mỗi văn bản văn học là một ví dụ, là chất liệu để nghiên cứu thuộc tính chung, trừu tượng của văn học. Hướng thứ hai là hướng nghiên cứu diễn ngôn trong văn học do M.Bakhtin đề xuất. Hướng này xuất hiện khi thấy hạn chế của ngữ học Saussure, đồng thời cũng thấy những hạn chế của các nhà lý luận thuộc phái tính hình thức không thừa nhận mối quan hệ văn học với ý thức hệ xã hội. M. Bakhtin không đồng tình với việc nhà nghiên cứu F.Saussure chỉ dừng lại phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Nếu ta chỉ quan tâm đến ngôn ngữ và lời nói thì ta chỉ mới quan tâm đến nghĩa và cái biểu nghĩa, “cái biểu đạt” và cái “được biểu đạt” đơn vị chỉ là từ và câu. Trong giao tiếp hết câu chưa phải là hết ý mà phải hết một phát ngôn của chủ thể mới là hết ý. Bakhtin nhấn mạnh, phát ngôn chính là đơn vị giao tiếp của lời nói bởi bản thân lời nói chỉ có thể tồn tại trong thực tế dưới hình thức phát ngôn cụ thể của những lời nói riêng lẻ. Nếu như F.Sausure cho rằng ngôn ngữ chung của xã hội (ngôn ngữ tồn tại trong từ điển) là đến lời nói cá nhân thì Bakhtin lại cho rằng lời nói cá nhân không chỉ phụ thuộc vào vốn ngôn ngữ chung của xã hội mà còn phụ thuộc vào môi trường văn hoá của từng thời kì lịch sử. Nếu theo F. Saussure, ngoài cấu trúc ra, các yếu tố khác như chủ thể, hoàn cảnh lịch sử, ngữ cảnh… Đều không có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành việc quy định ý nghĩa của diễn ngôn thì M.bakhtin lại cho rằng, ý nghĩa diễn ngôn, phương thức diễn ngôn (cách dùng từ gì, cụm từ nào…) không chỉ do cấu trúc ngôn ngữ hay cá tính người phát ngôn quy định mà còn do ngữ cảnh, do quan hệ lời nói trong xã hội quy định. Diễn ngôn gắn liền với ký hiệu nên gắn liền với xã hội, nó mang tính xã hội. Con người phải nói theo các quy tắc ngôn ngữ nhất định nếu muốn tồn tại trong xã hội. Như vậy, đối với M.Bakhtin, diễn ngôn không 7 phải là ngôn ngữ đơn thuần mà diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, ngôn ngữ trong sử dụng, có tư tưởng, có tính hoạt động, tức tính thực tiễn. Diễn ngôn là bất cứ lời nói nào phát ra trong thực tế chứ không phải là ngôn ngữ trong từ điển, nó không thể tách rời ý thức chủ quan của người nói, nó là sản phẩm của giao tiếp, là sản phẩm của xã hội, là kết quả của sự tác động qua lại về mặt xã hội của ba nhân tố: Người nói (tác giả), người nghe độc giả) và người được biểu hiện (nhân vật). Bản chất của diễn ngôn là mang tính đối thoại bởi nó chính là mảnh đất cắt giao, hội tụ, tranh biện của những tư tưởng, quan niệm khác nhau về thế giới. Mỗi một phát ngôn của chúng ta chỉ được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại, thường xuyên, liên tục với những phát ngôn của cá nhân khác. Từ sự phân tích trên ta thấy M.bakhtin diễn ngôn biểu hiện bề ngoài thành hình thức ngôn ngữ nhưng trong nội hàm thì mang nội dung triết học. Hướng thứ ba trong xã hội học lịch sử tư tưởng gắn liền với tên tuổi của M.Foucault (1926 - 1984) là nhân vật quan trọng. Ông đã sử dụng và cấp cho nó một ý nghĩa cụ thể, làm cho nó trở thành một khái niệm quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế kỉ XX. Với ông nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu các quy tắc và cấu trúc trong xã hội quy định sự hình thành các ý kiến, học thuyết, khoa học, nghiên cứu các cơ chế để sản sinh ra các văn bản, các dạng ngôn từ trong đời sống xã hội. Cái mà Foucault quan tâm là ý nghĩa nào đó ẩn chứa trong diễn ngôn mà là những quy tắc đã chi phối việc diễn ngôn ra đời và vận hành diễn ngôn trong đời sống. Hơn nữa, M.Foucault đã chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến tạo nên diễn ngôn, tri thức hay diễn ngôn chẳng qua là những sản phẩm cũng như công cụ để thực thi quyền lực. Nhìn chung, cách hiểu về diễn ngôn của nhà tư tưởng này có thể nêu ra ba điểm sau. Thứ nhất, diễn ngôn biểu hiện ra bề ngoài thành hình thức ngôn ngữ, nhưng nó không phải là hình thức ngôn ngữ thuần tuý mà là một 8 phương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử. M.foucault cho rằng, diễn ngôn khác với ngôn ngữ, nó không phải do các thành tố ngôn ngữ tạo thành mà là do các sự kiện chân thực và liên tục trong lịch sử tạo thành. Thứ hai, diễn ngôn có tính chỉnh thể, tính hệ thống. Đơn vị của diễn ngôn lớn như “chính trị học”, nhỏ như “bệnh tâm thần”… Thứ ba, diễn ngôn có tính lịch sử, tính liên tục, do đó diễn ngôn căn bản không phải là cái hình thành một cách tự nhiên, mà trước sau là kết quả của một sự kiến tạo. Tóm lại, Foucault không nói diễn ngôn về mặt ngữ học, mà nói diễn ngôn trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ. Nói cách khác, diễn ngôn của ông là một phạm trù lịch sử tư tưởng hay phương pháp. Cả M.Bakhtin và Foucault đều là nhà lịch sử, nhà tư tưởng, nhà triết học chứ không đơn thuần là nhà nghiên cứu văn học nên hai ông đều nhìn ngôn ngữ ở góc độ quan hệ xã hội, ngôn ngữ là sản phẩm của tư tưởng hệ. Họ nhận thấy rằng, chính hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng ngôn từ con người.Và M.foucault thì cho rằng tri thức phải được tồn tại trong ngôn ngữ biểu đạt còn M.Bakhtin lại nhìn thấy quyền lực đã thấm vào ngôn ngữ. Có rất nhiều cách định nghĩa diễn ngôn của các nhà nghiên cứu, sau đây tôi xin dẫn một vài khái niệm sau: V.I. Chiupa cho rằng: diễn ngôn(tiếng Pháp: discours- lời nói) - là phát ngôn, hành động lời nói tạo sinh văn bản gồm người nghe bình đẳng với người nói và được xem là “sự kiện giao tiếp tương tác văn hoá xã hội” (Van Dijk) giữa chủ thể, khách thể và người tiếp nhận. Chữ “diễn ngôn” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh, nghĩa là “chạy tới chạy lui khắp tứ phía” (trong các công trình của Thomas Aquinas, nó có nghĩa: đàm luận, nghĩ luận). Còn theo Foucault ông cho rằng: “Diễn ngôn, nói toẹt ra, cần phải hiểu như một sự cưỡng bức mà chúng ta thực hiện đối với sự vật, trong trường hợp, nó là một thực tiễn mà chúng ta ép buộc cho chúng”. 9 Từ việc tiếp thu quan điểm của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tạm rút ra quan niệm về diễn ngôn để làm điểm tựa cho quá trình nghiên cứu đối tượng của mình như sau: “Diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, một sản phẩm của môi trường sinh thái văn hoá, nó chứa đựng bên trong một cấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hoá, ý thức hệ. Diễn ngôn là cách kiến tạo thế giới bằng ngôn từ và cách kiến tạo này chịu sự chi phối của quyền lực văn hoá nhất định”. Hay nói một cách ngắn gọn diễn ngôn là một hệ thống cơ chế biểu đạt ngôn ngữ, nó chịu sự chi phối của hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực xã hội. 1.1.2. Hệ hình diễn ngôn Hệ hình diễn ngôn là hệ thống cấp bậc của chủ thể, khách thể và người tiếp nhận trong diễn ngôn, và nó sẽ quy định quá trình sản xuất và tiếp nhận văn bản để đáp ứng nhu cầu nhận thức của xã hội mang tính lich sử. Hệ hình diễn ngôn do nó có tính lịch sử và nó thuộc về cái biểu đạt cho nên ta có thể thấy nó được biểu hiện ở các dạng hình thái diễn ngôn sau: Đầu tiên là hình thái diễn ngôn vị thế - bầy đàn, đó là hình thái cổ xưa nhất. Nó tạo ra một không gian giao tiếp của sự đồng thanh nhất trí theo kiểu hợp xướng. Mà ở đó chủ thể lời nói luôn có vị thế “diễn xướng” của sự phế vị (ẩn danh) và định hướng phát ngôn vào việc tại sao lại ý thức đám đông chúng ta của người tiếp nhận với tập quán ổn định. Hình thái diễn ngôn vai - quy phạm xuất hiện muộn hơn. Nó xuất dựa vào bức tranh thế giới “uy quyền” và luôn theo một nguyên tắc nghiêm ngặt của tập quán cần phải tuân theo. Vì thế mới xuất hiện không gian giao tiếp quyền uy của sự đồng thuận theo kiểu độc điệu mà sau này nó tồn tại và phát triển trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học. Hình thái diễn ngôn đối nghịch - chủ động xuất hiện từ thời trung đại với chủ nghĩa Barocco, đạt tới sự phồn thịnh ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ 10 XX, tạo nên thi pháp lãng mạn chủ nghĩa. Ở hình thái diễn ngôn này luôn xuất hiện sự chủ động về mọi mặt và luôn vươn tới sự phá bỏ để hướng đến cái sang tạo của một không gian “phi quyền lực”. Như vậy, hệ hình diễn ngôn có sự thay đổi theo sự phân kì lịch sử và nó chính là cấu hình của các thẩm quyền thuộc về cái được biểu đạt, sáng tạo và tiếp nhận diễn ngôn thành một không gian giao tiếp vô hình. 1.1.3. Trật tự diễn ngôn Khi nói và phân tích diễn ngôn văn học, ta cần phải khám phá ra trật tự diễn ngôn trong xã hội, nhìn ra đâu là diễn ngôn chủ đạo, đâu là diễn ngôn trung tâm, đâu là diễn ngôn chính thống, đâu là diễn ngôn phi chính thống, đâu là diễn ngôn phi trung tâm, diễn ngôn bên lề, diễn ngôn yếu thế, diễn ngôn bị loại trừ… mỗi một thời đại có một kiểu diễn ngôn riêng. Đó là diễn ngôn trung tâm, diễn ngôn chính thống được xã hội thừa nhận. Hệ thống diễn ngôn đó không chỉ gắn với ngôn ngữ, với ngữ pháp mà chủ yếu gắn với tư tưởng của thời đại, gắn với tri thức xã hội, niềm tin xã hội. Bên cạnh đó cũng có diễn ngôn bên lề, diễn ngôn phi trung tâm… Trong lý thuyết diễn ngôn của Foucault, bên cạnh việc chỉ ra tính độc đoán, tính thống trị của diễn ngôn thời đại, ông còn chỉ ra diễn ngôn bị khuất lấp, diễn ngôn bị loại trừ… Điều đó ta thấy rõ trong Trật tự của diễn ngôn (The order of Discourse) (1970), mà Foucault khẳng định: “trong mọi xã hội sự sản xuất diễn ngôn cùng lúc bị kiểm soát, tuyển chọn, tổ chức và phân phối lại bởi một số những phương thức quy trình mà vai trò của nó là để né tránh những khó khăn do nó gây ra”. Có nhiều nguyên tắc lựa chọn tổ chức và phân phối diễn ngôn được duy trì thực thi trong xã hội. Và một trong nguyên tắc quan trọng nhất mà Foucault đề cập đến là cấm đoán, kiêng kị - không phải điều gì cũng có thể nói, không phải hoàn cảnh nào cũng được nói vậy nên khi buộc đề cập đến những cấm kị cần phải có những “hoá trang”, những cách “đi vòng”. Hình thức thứ hai của 11 loại trừ là vị thế của chủ phát ngôn - không phải ai cũng được quyền nói. Hình thức thứ ba và cũng là cuối cùng là sự đối lập giữa đúng sai - quyết định cái gì coi là đúng, cái gì bị coi là sai. Bởi những diễn ngôn chân lý luôn được hậu thuẫn bởi một loạt những thiết chế và cơ chế quyền lực. Cũng chính vì thế những biểu hiện của nhu cầu cá nhân trong xã hội chủ nghĩa nó không được chào đón ở nơi mà ý thức tập thể trở thành chân lý của thời đại. Như vậy, sự tạo lập diễn ngôn chỉ được thực hiện khi tuân thủ những nguyên lý kiểm soát hoạt động sản xuất và lưu chuyển diễn ngôn. Đó là những nguyên tắc mà mỗi người luôn tuân theo trong mỗi diễn ngôn của mình. Và nhờ những nguyên lý kiểm soát ấy mà các diễn ngôn luôn được đặt trong một “trật tự”. Quan sát sự phát triển của văn học hiện nay, ta nhận thấy trong khi con người ta càng ngày ra sức quảng bá cho những diễn ngôn thống trị thì các nhà văn lại có hứng thú tìm đến những diễn ngôn yếu thế, diễn ngôn bị ngoại trừ. Và ở mỗi thời kì lịch sử, văn hoá văn học được nhìn nhận diễn giải theo những chiều hướng khác nhau. 1.2. Lý thuyết giới/phái tính trong nghiên cứu văn học 1.2.1. Phân biệt khái niệm “giới tính” và “phái tính” Trong giai đoạn hiện nay văn học nữ phát triển nở rộ thì sự phân biệt rạch ròi giữa khái niệm “phái tính” và “giới tính” là quan trọng và bức thiết: Phái tính (sex) trong của lĩnh vực như báo chí, điện ảnh… cũng như các bài nghiên cứu văn học thường được hiểu là hoạt động tình dục của con người, các tác giả thường có khuynh hướng sử dụng không chuyển ngữ sang tiếng Việt mà sử dụng từ gốc trong tiếng anh: “sex” nghĩa là chỉ hoạt động tính giao nam nữ trở thành đối tượng miêu tả và phản ánh trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy ta cần nhìn nhận rộng hơn khi nó được chuyển sang ngữ Việt bằng khái niệm “phái tính” để phân biệt với khái niệm “giới tính” (gender). Nói đến phái tính trước hết là khái niệm chỉ sự phân chia con người dựa trên 12 đặc điểm sinh học thành hai nhóm nam và nữ. Đồng thời sự khác biệt về thuộc tính tự nhiên sẽ bước đầu in dấu trong tư duy và ý thức. Nhìn ở nghĩa rộng hơn có thể thấy phái tính còn là sự tự ý thức của chính chủ thể. Như vậy, phái tính chính là sự tự ý thức của chủ thể về giới của mình bên cạnh đó nó cũng là sự vươn lên để xác định quyền bình đẳng giới. Còn khi người phụ nữ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học những năm 1970 thì khái niệm giới tính được đưa vào sử dụng như một sự khác biệt của từng giới do quy định của văn hoá. “Giới tính” (gender) đôi khi còn gọi tắt là giới, là các đặc điểm liên quan đến sự khác biệt giữa nam tính và nữ tính. Tuỳ thuộc vào văn cảnh, những đặc điểm này có thể bao gồm tính sinh học (tức là giới tính nam, giới tính nữ hoặc lưỡng tính, các cơ cấu xã hội dựa trên giới tính (gồm vai trò giới và vai trò xã hội). Như vậy, ta thấy khái niệm giới tính là khái niệm được đưa vào sử dụng trong văn học và khái niệm này chỉ khía cạnh về sự kiến tạo xã hội về văn hoá đối với sự khác biệt giữa nam và nữ. Ví dụ khi nói tới nữ giới người ta nghĩ ngay đến đặc điểm sau: Phụ nữ là phải biết chăm sóc nhà cửa, thu vén việc gia đình và không được xa nhà. • Đàn ông phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. • Kết quả học môn toán của con trai thường tốt hơn của con gái. • Con trai không được khóc. • Con gái thường dễ xúc động. • Phụ nữ phải dành nhiều thời gian để làm việc nhà hơn đàn ông. Tóm lại, nhìn ở mặt xã hội, tôn ti trật tự thì nữ giới luôn luôn dưới quyền nam giới. Tuy nhiên những quan niệm này do xã hội quy định vì vậy nó có thể thay đổi được theo thời gian cùng với sự tự ý thức vươn lên bình đẳng giới của phái nữ. 13 1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giới nữ trong văn học Trong Kinh Thánh, đàn bà được sinh ra từ xương sườn đàn ông, vì thế họ trở thành kẻ phái sinh, kẻ phụ tá trong cuộc đời đàn ông. Do là kẻ phụ tá nên đàn bà luôn bị lệ thuộc, phục tùng đàn ông. Không chỉ vậy họ luôn cho rằng: là phụ nữ thì phải tỏ ra mình là người yếu đuối, vô tích sự, thụ động và ngoan ngoãn. Vậy nên trong một thời gian dài, vai trò của nam giới luôn được đề cao và vị thế của người phụ nữ bị hạ bệ trong vòng trói buộc của những quan niệm như “Nam tôn nữ ty”, “tam tòng tứ đức”, “nhất nam biết hữu, thập nữ biết vô”,… Dưới con mắt của nam giới, phụ nữ bị coi là “kẻ khác”. Và trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi người ta đã luôn mặc định cho rằng phụ nữ là kẻ yếu, là những người đứng sau nâng khăn sửa túi cho đàn ông và chăm lo việc nhà hay khi chồng chết phải chết theo chồng: “Những tính từ hoa mỹ thường người ta phong tặng cho tôi đang dần giết chết tôi… Người ta trói chặt thân thể tôi bằng cách ngợi ca tôi là một người phụ nữ khiêm tốn thùy mị. Người ta xiềng xích đôi chân tôi bằng cách ngợi ca tôi thủy chung. Tôi không thể chạy thoát, thậm chí tôi không thể nào bước đi… Tôi không muốn trở thành người vợ tiết hạnh, vì khi chồng tôi chết, tôi phải bước vào giàn thiêu để chết cùng anh ấy”. Đó là những lời trăn trối đau khổ của một người phụ nữ Ấn Độ tên Saroj Vasaria trước khi bị ép chết theo chồng khiến cho chúng tôi liên tưởng miên man về những trải nghiệm chung của người phụ nữ dưới sức nặng của “truyền thống văn hóa”. Cái “truyền thống” văn hóa CỦA đàn ông, DO đàn ông, và VÌ đàn ông mà phụ nữ ở các nước thuộc địa như Việt Nam đang ngày ngày gồng mình gánh chịu. Chính điều đó cũng đã chi phối trong sáng tác văn học. Viết văn trở thành một trong ba tiêu chí (lập đức, lập công, lập ngôn) để người quân tử xác nhập vị thế trong xã hội. Vì thế trong văn chương thư tịch cổ, nam giới luôn chiếm vị trí độc tôn và trong những tác phẩm trong xã hội xưa người phụ nữ 14 nếu được nhắc tới thì họ hiện lên với đức hi sinh, sự nhẫn nhục, vẻ đẹp của họ được mô tả theo một mô típ dập khuôn và họ cũng ắt phải là những người vợ thuỷ chung, yêu chồng thương con. Trong văn học hiện đại, diễn ngôn nam quyền vẫn mang tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và nó vẫn thể hiện tính áp chế quyền lực nam đối với phụ nữ. Vậy nên việc nghiên cứu về vấn đề giới nữ trong văn học mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Số lượng các cây bút nữ trong và ngoài nước ngày càng đông đảo. Sự dung hoà trong việc nghiên cứu về vấn đề giới nữ đã góp phần mở ra một môi trường dân chủ. Bên cạnh đó việc nghiên cứu ngày càng nhiều về vấn đề này dần khẳng định được sự thay đổi trong vị thế của nữ giới không chỉ trong văn chương cũng như trong đời sống. Điều này một mặt thể hiện sáng tạo của nhà văn, mặt khác cho thấy họ đã khẳng định trước tiên sự ngang bằng trong vai trò chủ thể sáng tạo. Đó cũng chính là lý do quan trọng tạo nên sự bùng nổ sáng tác của các tác giả nữ trên văn đàn. Họ đã thực sự mở ra một sắc thái, một diện mạo mới cho văn học với dấu hiệu ý thức nữ quyền rõ nét hơn. Việc nghiên cứu tìm ra sự thay đổi trong ý thức nữ quyền đã đem đến một tiếng nói mà ngay cả các nhà văn nam hoặc thậm chí các nhà phê bình khó tính cũng không thể không thừa nhận điều đó. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan