Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá mức độ hại mọt đục thân của các dòng keo lai, keo lá tràm trong mô hình...

Tài liệu đánh giá mức độ hại mọt đục thân của các dòng keo lai, keo lá tràm trong mô hình khảo nghiệm tại yên thế, bắc giang

.PDF
55
49
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG PHAN CƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠI MỌT ĐỤC THÂN CỦA CÁC DÒNG KEO LAI KEO LÁ TRÀM TRONG MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM TẠI YÊN THẾ, BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG PHAN CƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠI MỌT ĐỤC THÂN CỦA CÁC DÒNG KEO LAI KEO LÁ TRÀM TRONG MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM TẠI YÊN THẾ, BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K48 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Minh Chí 2. ThS. Phạm Thu Hà Thái Nguyên, 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra, triển khai thí nghiệm hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan ThS. Phạm Thu Hà Nông Phan Cường Xác nhận của giáo viên chấm phản biện (Kí và ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Chí và cô Phạm Thu Hà, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa kọc Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được tiếp cận, thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua đợt thực tập này em đã học nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc nghiên cứu khoa học để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên thực hiện Nông Phan Cường năm 2020 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tỷ lệ và mức độ mọt đục thân keo lai ở Yên Thế .......................... 23 Bảng 4.2: Tỷ lệ và mức độ mọt đục thân Keo lá tràm ở Bắc Giang ............... 24 Bảng 4.3: Sinh trưởng và mức độ bị mọt đục thân của các dòng keo lai 4 năm tuổi khảo nghiệm tại Yên Thế, Bắc Giang ..................................... 26 Bảng 4.4: Sinh trưởng và mức độ bị mọt đục thân của các dòng keo lai 6 năm tuổi khảo nghiệm tại Yên Thế, Bắc Giang ..................................... 28 Bảng 4.5: Sinh trưởng và mức độ bị mọt đục thân của các dòng keo lá tràm 5 năm tuổi khảo nghiệm tại Yên Thế................................................. 31 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Mọt đục thân keo lai tại Yên Thế ................................................... 21 Hình 4.2: Mọt đục thân Keo lá tràm ............................................................... 22 Hình 4.3: Mọt hại thân cây keo lai .................................................................. 24 Hình 4.4: Mọt hại thân cây Keo lá tràm.......................................................... 25 Hình 4.5: Cây keo lai bị mọt đục thân ............................................................ 29 Hình 4.6: Dòng vô tính Keo lá tràm ở giai đoạn 3 năm tuổi tại Yên Thế, Bắc Giang ............................................................................................... 34 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Giải nghĩa đầy đủ DI Chỉ số bệnh Fpr Xác suất tính Lsd Khoảng sai dị NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn P Xác suất TB Trung bình vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 8 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 12 2.3.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 12 2.3.2. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 13 2.3.3. Khí hậu .................................................................................................. 14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 15 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 15 vii 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt đục thân gây hại rừng trồng keo.. 15 3.2.2. Nghiên cứu điều tra hiện trạng mọt đục thân gây hại rừng trồng keo .. 15 3.2.3. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu mọt đục thân của các giống keo ở rừng trồng ............................................................................. 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt đục thân gây hại rừng trồng keo .... 16 3.3.2. Nghiên cứu điều tra hiện trạng mọt đục thân gây hại rừng trồng keo .. 16 3.3.3. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu mọt đục thân của các giống keo ở rừng trồng ............................................................................. 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 20 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt đục thân gây hại rừng trồng keo .... 20 4.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt đục thân gây hại rừng trồng keo lai ..................................................................................................................... 20 4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt đục thân gây hại rừng trồng keo lá tràm .............................................................................................................. 21 4.1.3. Nghiên cứu định danh mọt đục thân cây keo lá tràm và keo lai ........... 22 4.2. Nghiên cứu điều tra hiện trạng mọt đục thân gây hại rừng trồng keo ..... 23 4.2.1. Nghiên cứu điều tra hiện trạng mọt đục thân gây hại rừng trồng keo lai .... 23 4.2.2. Nghiên cứu điều tra hiện trạng mọt đục thân gây hại rừng trồng keo lá tràm.................................................................................................................. 24 4.3. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu mọt đục thân của các giống keo ở rừng trồng .................................................................................... 26 4.3.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu mọt đục thân của các giống keo lai ở rừng trồng ........................................................................ 26 4.3.2. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu mọt đục thân của các giống keo lá tràm ở rừng trồng ................................................................. 31 viii PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 35 5.1. Kết luận .................................................................................................... 35 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong thời gian gần đây, diện tích rừng trồng cây keo đã đạt khoảng 1,6 triệu ha, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích rừng trồng ở Việt Nam. Bên cạnh sự gia tăng nhanh về diện tích, cũng như trồng các dòng vô tính khiến cho các rừng trồng keo xuất hiện nhiều loại sâu, bệnh với mức độ nghiêm trọng và gây thiệt hại về không nhỏ về kinh tế tại các địa phương trồng rừng keo như tại Bắc Giang và một số địa phương khác trong cả nước. Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia, phân bố chủ yếu ở 8 - 18 độ vĩ Nam, độ cao từ 100 - 400m so với mực nước nước biển, lượng mưa dao động từ 1400 - 3500 mm/năm (Doran et al., 1997). Hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm được nhập nội về Việt Nam để khảo nghiệm từ rất sớm tại vùng Đông Nam Bộ và đã được nhân giống từ những năm 1980 để trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ ở nhiều nơi (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003). Keo lai được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1970 ở Sabah, Malaysia (Pinso và Nasi, 1992). Những cây keo lai ở Ulu Kukut có kích thước lớn hơn, dạng cành và thân tròn đều hơn các cây Keo tai tượng gần đó, ngoài ra khối lượng riêng gỗ và một số tính chất gỗ khác tốt hơn cây mẹ Keo tai tượng (Rufelds, 1988). Keo lai tự nhiên cũng được tìm thấy ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1988) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Gun et al., 1998; Griffin, 1988). Keo lai còn được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) tại Trạm nghiên cứu Jon - Pu của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Đài Loan (Kiang, 1988) và ở khu trồng keo tai tượng tại Quảng Châu, Trung Quốc (Lê Đình Khả, 1999). Các giống keo lai tự nhiên đã được 2 chọn lọc và được công nhận là các giống tiến bộ kỹ thuật và công nhận giống quốc gia ở Việt Nam. Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông Bắc, có đặc điểm khí hậu nóng ẩm nên cây bạch đàn sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Cây keo có nhiều đặc tính nổi bật như sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn thích hợp với nhiều loại vùng sinh thái, chi phí đầu tư thấp và gỗ keo là nguồn nguyên liệu cơ bản đang được đưa trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, ván dăm xuất khẩu, công nghiệp chế biến gỗ xẻ, hiện nay một số địa phương đang chọn bạch đàn trồng rừng kinh tế chính cho các hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây rừng trồng keo đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều các loài sâu, bệnh gây hại như loài: bệnh chết héo, mọt đục thân, bọ hung nâu nhỏ, sâu cuốn lá, sâu kèn bó củi, và mối... (Phạm Quang Thu, 2011). Các loài sinh vật gây bệnh hại chính đối với rừng trồng keo là bệnh chết héo và mọt đục thân, chúng là nguyên nhân gây suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng rừng trồng các loài keo ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016). Để phát triển mở rộng rừng trồng keo với năng suất cao và bền vững, đề tài “Đánh giá mức độ hại mọt đục thân của các dòng keo lai, keo lá tràm trong mô hình khảo nghiệm tại Yên Thế, Bắc Giang” rất cần được thực hiện. 1.2. Mục tiêu - Xác định được đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm. - Xác định được tính chống chịu mọt đục thân của các dòng keo. - Bước đầu chọn được một số dòng keo có sinh trưởng nhanh và chống chịu mọt đục thân. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn. 3 + Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các dòng keo chống chịu bệnh phục vụ sản xuất. + Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất và khoa học. + Qua những đánh giá cụ thể về bệnh hại chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển rừng trồng keo ở địa phương. + Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Diện tích rừng trồng sản xuất tăng nhanh dẫn đến tiềm ẩn khả năng xuất hiện các loài sâu, bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng rừng. Gần đây nhiều diện tích rừng trồng keo trọng điểm như: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ… xuất hiện bệnh chết héo và mọt đục thân, gây thiệt hại rất lớn đối với người trồng rừng. Hiện nay, rừng trồng các loài keo ở Bắc Giang đang bị rất nhiều loài sinh vật gây hại khác nhau với những triệu chứng phổ biến như chết héo, mọt đục thân… Các nghiên cứu trước đây của Phạm Quang Thu (2016) đã xác định mọt hại keo ở Việt Nam chủ yếu là loài Euwalace fornicates. Để giảm thiểu ảnh hưởng của mọt đục thân cần nghiên cứu chọn các giống keo chống chịu mọt. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới a) Nghiên cứu gây trồng, phát triển cây keo: Các loài keo thuộc chi Acacia có vai trò quan trọng trong trồng rừng sản xuất tại các nước Đông Nam Á. Trong đó các loài có tầm quan trọng đặc biệt gồm Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A. crassicarpa) và giống lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (A. mangium x A. auriculiformis). Tổng diện tích rừng trồng các loài keo ở vùng Đông Nam Á đến năm 2013 đạt gần 3,5 triệu ha tập trung chủ yếu ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam (Griffin, 2012; Harwood và Nambiar, 2014). Rừng trồng các loài keo phần lớn được kinh doanh để sản xuất bột giấy với chu kỳ 5 - 8 năm. Ngoài ra, gỗ keo còn được dùng để đóng đồ nội thất, chế biến ván MDF và gỗ dán (Harwood và Nambiar, 2014). 5 Tuy nhiên, rừng trồng keo ở nhiều nơi trên thế giới đã và đang bị sâu bệnh hại nghiêm trọng như ở Malaysia, Indonesia và Việt Nam, trong đó hàng trăm nghìn ha rừng trồng keo tại Indonesia đã phải thanh lý do dịch hại. b) Nghiên cứu về mọt đục thân hại cây keo và các loài cây trồng khác Thành phần loài mọt đục thân Loài mọt đục thân (ambrosia beetle) là các loài thuộc phân họ mọt vỏ, gỗ Scolytinae và mọt gỗ chân dài Platypodinae, có liên quan mật thiết đến các loài nấm mà chúng mang theo làm thức ăn. Tuy nhiên cũng không có một định nghĩa rõ ràng về loài mọt đục thân (ambrosia beetle), mà nó thường dựa trên các tiêu chí để xác định như sợi nấm là nguồn thức ăn chính cho sâu non và mọt trưởng thành; và chúng khó có thể tồn tại được nếu thiếu thức ăn là sợi nấm; các loài nấm mang theo là có chọn lọc và được truyền từ cây chủ này sang cây chủ khác và từ thế hệ này qua thế hệ khác (Hulcr et al., 2015). Mọt Euwallacea fornicatus đục thân, gây hại nghiêm trọng đối với rừng trồng các loài keo ở Đông Nam Á (Kasson, 2013). Mọt E. fornicatus mang theo bào tử nấm gây bệnh ở gốc râu đầu và miệng của trưởng thành cái (Parthiban and Muraleedharan, 1996). Trong quá trình trưởng thành cái đào hang, bào tử nấm được nhiễm vào cây, các loài nấm mà mọt mang theo có thể gây bệnh chết héo cho cây chủ (Nkuekam et al., 2012). Mọt đục thân Xylosandrus crassiusculus và Xylosandrus compactus đã gây hại đáng kể cho rừng trồng keo lai (A. mangium x A. auriculiformis) và rừng trồng Keo tai tượng tại tỉnh Sabah, Malaysia (Intachat và Kirton, 1997; Chey và Intachat, 2000). Loài mọt đục thân X. compactus cũng là loài gây hại chủ yếu đối với rừng Keo lá tràm ở tuổi nhỏ tại phía nam Kalimantan, Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia (Nair, 2000). 6 Mọt Platypus pseudocupulatus (Coleoptera, Platypodidae) là loài gây hại nguy hiểm cho rừng trồng keo tại Sabah, Malaysia với tỷ lệ gây hại đạt tới 70% (Intachat và Kirton, 1997; Chey và Intachat, 2000). Bên cạnh đó loài mọt đục thân Hypothenemus dimorphus cũng là loài gây hại trên Keo lá tràm ở tuổi nhỏ tại Malaysia, tuy nhiên mức độ gây hại của loài mọt này là chưa thực sự nghiêm trọng và ở quy mô nhỏ (Nair, 2007). Ngoài ra, các loài mọt đục thân còn gây hại nhiều loài cây trồng khác như: Mọt Euwallacea fornicatus đục thân, gây hại trên nhiều loài cây trồng trên thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả, đặc biệt là cây bơ ở Mỹ (Kasson, 2013). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mọt E. fornicatus gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau như: phong bạc, thầu dầu, các loài dẻ... (Parthiban và Muranleedharan, 2012; Donald et al., 2012); gây hại cây chè ở Ấn Độ; gây hại cây bơ ở Mỹ và Trung Đông. Mới đây một nghiên cứu tại Trung Quốc đã ghi nhận và bổ sung thêm 27 loài cây chủ mới bị gây hại bởi nhóm loài Euwallacea spp, nâng tổng số loài cây chủ bị gây hại lên 412 loài (Gomez et al., 2019). Các loài mọt đục thân như loài Dryoxylon onoharaensum, Euwallacea validus, Xyleborus impressus, X. atrtus đã gây hại trên rừng Dương (Populus deltoides) tại South Carolina vào năm 2002 (Coyle, 2005). Tại Argentina, loài mọt đục thân Platypus mutatus cũng gây hại trên nhiều loài cây như Dương (Populus sp.), và cây liễu (Salix sp.), một số loài cây ăn quả như táo, bơ và cây óc chó (Alfaro et al., 2007). Cây dẻ tại Middle Tennessee, Mỹ là đối tượng bị gây hại bởi nhiều loài mọt đục thân trong đó phổ biến nhất phải kể đến 3 loài Xylosandrus crassiusculus, X. germanus và Xyleborinus saxeseni chủ yếu tập trung vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm (Oliver và Mannion, 2001). 7 Đến năm 2010, các nhà khoa học đã xác định có 54 loài mọt thuộc chi Xylosandrus, chúng gây hại trên nhiều loài cây trồng như xoài và các loài cây họ đậu, trong đó có các loài keo (Dole et al., 2010; Kumar et al., 2011; Freeman et al., 2010; Kasson, 2013). Loài mọt X. compactus cũng được ghi nhận gây hại trên khoảng 22 loài cây chủ tại Tsukuba, Nhật Bản. Loài này gây hại mạnh nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 và chủ yếu trên cây Ngải hoa (Cornus florida) gây ra hiện tượng chết ngược (Masuya, 2007). Một loài mọt đục thân nguy hiểm khác đó là Xyleborus glabratus gây hại trên cây họ Long não được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2002 ở phía đông nam nước Mỹ và nhanh chóng trở thành loài gây hại nguy hiểm (Rabalglia et al., 2006). Không chỉ gây hại do quá trình đào hang trong thân cây mà loài mọt X. glabratus còn mang loài nấm Raffaella lauricola gây bệnh chết héo trên cây Bơ (Persea sp.), cây De (Sassafras albidum) và cây Ô đước (Lindera benzoin) (Harrington et al., 2010). Thông qua các nghiên cứu về mọt đục thân trên thế giới có thể thấy một số loài mọt nguy hiểm gây hại cho cây trồng, trong đó các loài Euwallacea fornicatus, Xylosandrus crassiusculus, Xylosandrus compactus và Platypus pseudocupulatus gây hại chính đối với rừng trồng keo và Mọt Xyleborus glabratus gây hại chính trên nhiều loài cây trồng khác. Nghiên cứu phòng trừ các loài mọt đục thân Phòng trừ Mọt Euwallcea fornicatus Tại Sri Lanka và Ấn Độ, biện pháp lâm sinh được thực hiện với việc tỉa thưa và loại bỏ các cây bị gây hại ra khỏi khu vực cũng làm hạn chế sự gây hại của loài mọt đục thân Euwallacea fornicatus. Tuy nhiên biện pháp đưa ra cũng chưa cụ thể được là tỉa thưa ở mật độ bao nhiêu là phù hợp (Walgama 2012). 8 Phòng trừ Mọt Xylosandrus crassiusculus Tại các bang Ohio, Tennessee, và Virginia, Mỹ bẫy mọt bằng mồi ethanol được sử dụng để quản lý loài mọt Xylosandrus crassiusculus. Việc sử dụng bẫy để kiểm soát loài mọt đục thân này đạt hiệu quả nhất khi bẫy được đặt cách mặt đất từ 0,5m đến dưới 1,7m từ tháng 3 đến tháng 4 (Reding et al., 2010, Ranger et al., 2016). Trên các vườn cây ăn quả tại Mỹ, để quản lý loài mọt đục thân X. crassiusculus bên cạnh việc duy trì các cây khỏe mạnh thì những cây đã bị tổn thương có thể dùng thuốc trừ sâu để phòng ngừa vào mùa xuân khi mà các loài mọt đục thân chuẩn bị vũ hóa và gây hại. Ngoài ra có thể kết hợp dùng bẫy với mỗi bằng cồn cũng là một cách để quản lý loài mọt đục thân (Ranger et al., 2016). Các hợp chất Zeta-cypermethrin bifenthrin và lambda-cyhalothrin thiamethoxam được đánh giá là loại thuốc phù hợp nhất để phòng trừ mọt đục thân Xylosandrus crassiusculus khi sử dụng giống như một loại thuốc trừ sâu tiếp xúc, tuy nhiên việc phòng trừ thành công là khá thấp (Hudson và Mizell, 1999). c) Nghiên cứu chọn giống kháng mọt đục thân Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chọn giống kháng mọt đục thân trên thế giới. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước a) Nghiên cứu gây trồng, phát triển cây keo Ở Việt Nam, với các nghiên cứu chọn giống keo lai tự nhiên từ đầu những năm 1990 (Lê Đình Khả et al., 1993), đã góp phần tăng năng suất rừng trồng. Kết quả khảo nghiệm trên các vùng sinh thái cho thấy những cây keo lai được chọn có đường kính vượt keo tai tượng 30 – 149% (tại Ba Vì) và 25 108% (tại Đông Nam Bộ), có chiều cao vượt keo tai tượng từ 29 – 126% tại Ba Vì và từ 12 - 82% tại Đông Nam Bộ, riêng các dòng ưu việt có thể tích 9 thân cây từ 161 - 204 dm3/cây gấp 1,6 - 4,0 lần các loài keo bố mẹ khi được trồng theo đám. Nơi đất có độ phì cao thì keo lai sinh trưởng khá hơn nơi đất có độ phì thấp, song ở tất cả các nơi khảo nghiệm keo lai có sinh trưởng nhanh gấp 1,5 - 3 lần các loài keo bố mẹ. Những nơi keo lai sinh trưởng nhanh là Hàm Yên (Tuyên Quang), Bình Thanh (Hoà Bình), Phú Lương (Thái nguyên), Đông Hà (Quảng Trị), Long Thành (Đồng Nai), Ba Tơ (Quảng Ngãi). Năng suất của các dòng này có thể đạt 19 - 27 m3/ha/năm trong 3 năm đầu (Lê Đình Khả et al., 2003). Trên cơ sở các kết quả trên, năm 2000 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã công nhận 6 dòng keo lai tự nhiên là các giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Cũng trong năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận các giống BV10, BV16, BV32, BV33, TB3, TB5, TB6, TB12, BV71, BV73, BV75, TB1, TB7, TB11, KL2 và KLTA3 là các giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2011). Giai đoạn 2001 đến nay, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chọn và công nhận hàng chục giống keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm, trong đó nổi bật nhất là các giống quốc gia như hai giống keo lai AH1, AH7 và hai giống Keo lá tràm AA1, AA9 có năng suất cao và chống chịu bệnh cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2015). Hiện nay, nhóm loài keo là cây trồng rừng chính và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc trồng rừng thuần loài với quy mô lớn đã phát sinh một số loài sâu bệnh phát triển mạnh. Những năm gần đây, sâu và bệnh hại rừng trồng keo có những diễn biến phức tạp, trong đó có một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân gây hại rừng trồng keo ở nhiều địa phương (Phạm Quang Thu, 2016a). 10 b) Nghiên cứu về mọt đục thân gây hại cây keo. Thành phần loài mot đục thân Mọt đục thân (ambrosia beetle) hay còn được gọi là loài mọt ăn gỗ nấm (Xylo-mycetophagy), tất cả các giai đoạn biến thái của chúng từ trứng, sâu non, nhộng và mọt trưởng thành non đều diễn ra trong gỗ. Loài mọt này thường mang các sợi nấm (ambrosia fungi), xâm nhiễm vào vách của những đường hang và trở thành thức ăn cho cả sâu non và mọt trưởng thành. Cả mọt trưởng thành và sâu non không ăn gỗ trực tiếp mà chỉ ăn sợi nấm trong hang. Chính vì vậy chúng còn được gọi là mọt hại gỗ gián tiếp, khác biệt với loài mọt hại gỗ trực tiếp thuộc họ Botrychidae, Cerambycidae, Lyctidae và Anobiidae (Lê Văn Nông, 1999). Mọt Euwallacea fornicatus đục thân, gây hại rừng trồng các loài keo trên diện rộng trong giai đoạn 2012-2016 ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016b). Chúng gây hại nặng các dòng keo lai tại Tuyên Quang, gây hại trung bình ở hai khảo nghiệm tại Yên Bái và Hòa Bình (Nông Phương Nhung et al., 2018). Trong quá trình mọt trưởng thành cái đào hang, bào tử nấm được nhiễm vào gỗ ở nơi chúng đẻ trứng để sâu non sẽ sử dụng nấm này làm thức ăn, sau đó gỗ bị chuyển màu xanh đen. Cây keo bị mọt đục thân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thẩm mỹ và chất lượng gỗ, làm giảm giá trị đáng kể của gỗ keo khi khai thác (Phạm Quang Thu, 2016b). Rừng trồng Keo tai tượng ở Phú Thọ, Việt Nam đã ghi nhận bị mọt Xylosandrus crassiusculus gây hại từ năm 2008 (Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2009). Loài mọt này có thể gây hại đồng thời với các loài mọt đục thân khác. Năm 2010, một điều tra thành phần các loài mọt đục thân tại rừng Thông và Keo đã được thực hiện với việc sử dụng bẫy và mồi nhử tại Vĩnh Phúc. Trong thời gian 3 tháng đặt bẫy, kết quả đã phát hiện số ít cá thể của 4 loài mọt thuộc phân họ Scolytidae đó là Xylosandrus sp., Amasa sp., Coccotrypes
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan