Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn yuhikaigan, nhật bản

.PDF
69
66
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: QLTNTN & DLST Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2016 – 2020 Thái Nguyên, năm2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: QLTNTN&DLST Lớp : K48 QLTNTN&DLST Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin cảm ơn các quý thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và các thầy cô trong khoa QLTN đã giúp đỡ dạy dỗ em trong suốt 4 năm học qua , đặc biệt là em xin cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Ngọc Anh người đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành báo cáo thực tập này . Em xin trân trọng cảm ơn khoa QLTN và và cô Thảo cùng toàn thể các anh chị bên trung tâm phát triển quốc tế đã cho em cơ hội được đi Nhật Bản thực tập và giúp đỡ em trong suốt 8 tháng thực tập bên Nhật. Em cũng xin cảm ơn đến bác Mori và các ban lãnh đạo các cô các bác trong khách sạn Yuhikaigan (Nhật Bản) đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại khách sạn. Qua quá trình thực tập tại khách sạn đã giúp em học được rất nhiều điều, tiếp xúc với công việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm . Trong qua trình thực tập cũng như làm báo cáo tốt nghiệp em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong các thầy cô bỏ qua cũng như cho em cũng như mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô để em rút ra được kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên , ngày …. tháng … năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số lượt khách của khách sạn năm 2017 - 2019 ................................. 40 Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017 – 2019 .................. 41 Bảng 3: Bảng giá phòng .................................................................................. 45 iii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ Nhật Bản ................................................................................ 18 Hình 2: Tinh thần trách nhiệm – Chuyên nghiệm........................................... 19 Hình 3: Thái độ phục vụ của nhân viên trong khách sạn Nhật ....................... 20 Hình 4: Nhà hàng phong cách Nhật ................................................................ 21 Hình 5: Bản đồ tỉnh Chiba, Nhật Bản ............................................................. 32 Hình 6: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của tỉnh Chiba Nhật Bản .............. 34 Hình 7: Khách sạn Yuhikaigan (Tateyama, Chiba, Nhật Bản) ....................... 35 Hình 8: Các loại phòng trong khách sạn ......................................................... 37 Hình 9: Nhà hàng, phòng tiệc và đồ ăn trong khách sạn ................................ 38 Hình 10: Phòng tắm chung và bồn tắm nước nóng miễn phí ......................... 39 Hình 11: Bồn tắm nước nóng tính phí ............................................................ 39 Hình 12: Các món ăn Nhật đều tuân theo quy tắc tam ngũ là ngũ vị - ngũ sắc ngũ pháp .......................................................................................................... 48 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Vai trò, vị trí của phát triển khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng ................................................................ 2 3. Sự liên kết giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đối tác ông Mori cùng với phía khách sạn bên Nhật: .......................................................... 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 5 2.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch ..... 5 2.1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn ....................................... 5 2.1.2.Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch............................................... 9 2.2. Tổng quan về đất nước và hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Nhật Bản .......................................................................................................... 17 2.2.1.Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản................................................. 17 2.2.2. Tổng quan về phát triển dịch vụ khách sạn, resort, nhà hàng cao cấp của Nhật Bản .......................................................................................................... 20 2.2.3. Tổng quan về du lịch Nhật Bản ............................................................ 21 2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Việt Nam .. 25 2.3.1. Giới thiệu chung về sự phát triển dịch vụ khách sạn và du lịch của Việt Nam ................................................................................................................. 25 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khách sạn và du lịch tại Việt Nam ......................................................................................................... 25 v PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...30 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 3.3.1 . Thu thập số liệu thứ cấp ....................................................................... 31 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................... 31 3.3.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 32 4.1. Khái quát về tỉnh Chiba, Nhật Bản và khách sạn Yuhikaigan ................. 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 4.1.2. Khái quát về khách sạn Yuhikaigan ( Chiba- Nhật Bản)...................... 35 4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ( hiệu quả kinh doanh, số lượng khách, công suất buồng phòng, doanh thu, thu nhập ,,.. từ năm 2017 - 2019 ) của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản)........................................................... 40 4.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan ................. 40 4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường, sinh thái cảnh quan của khách sạn Yuhikaigan ...................................................................................................... 43 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch của khách sạn Yuhikaigan ..................................................................................... 43 4.3.1. Chiến lược phát triển và tầm nhìn ......................................................... 43 4.3.2. Chiến lược quảng bá, marketing và khuyến mại .................................. 43 4.3.3. Giá cả và chất lượng dịch vụ................................................................. 45 4.3.4. Đội ngũ nhân viên ................................................................................. 46 4.3.5. Văn hóa ẩm thực vùng miền ................................................................. 47 vi 4.4. Đánh giá kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh viên .................................................................................................................. 51 4.4.1. Kỹ năng chuyên môn, thái độ phục vụ ................................................. 51 4.4.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm ................................................................ 53 4.4.3. Chấp hành kỷ luật trong công việc........................................................ 53 4.5. Thuận lợi, khó khăn bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam ............................................... 54 4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 54 4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 54 4.5.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn, du lịch.......... 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 59 5.1. Kết luận .................................................................................................... 59 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, cải thiện kéo theo nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan, giải trí của con người càng cao. Do đó du lịch đã trở thành nhu cầu không thế thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hệ thống kinh doanh du lịch càng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách mang lại doanh thu, lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước. Kinh doanh khách sạn là một mắt xích quan trọng, là cầu nối giữa khách du kịch đến với các hoạt dộng du lịch. Kinh doanh khách sạn chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống du lịch, đảm bảo việc ăn ở, nghỉ ngơi và các dịch vụ bổ sung khác cho du khách Hiện nay thì có rất nhiều các khách sạn được mọc lên cạnh tranh lẫn nhau, các khách sạn muốn đứng vững phát triển được thì phải đổi mới và phát triển cạnh lành mạnh với các khách sạn khác. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, phục vụ chu đáo, tận tình, giá cả dịch vụ hợp lý. Để hoạt động kinh doanh của khách sạn đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, tìm hiểu những biến động về kinh tế- chính trị , biết được điểm mạnh, điểm yếu của khách sạn, thuận lợi và khó khăn mà khách sạn đang phải đối mặt. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn. Từ đó đưa ra được những biện pháp hợp lý, điều chỉnh hướng đi phù hợp. Hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khách sạn quyết định sự phát triển của khách sạn cũng như sự trì trệ, đi xuống của khách sạn. 2 Xuất phát từ tình hình thực tế trên cũng gần 4 năm học tập trên giảng đường và suốt quá trình 8 tháng thực tập tại khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản) nên em đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản) ” 2. Vai trò, vị trí của phát triển khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng  Kinh doanh, phát triển khách sạn giữ vị trí quan trọng dối với sự phát triển của của ngành du lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng ở các mặt như sau: - Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn giữ vị trí quan trọng của ngành du lịch: Muốn kinh doanh khách sạn thành công thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phải tiện nghi, hiện đại. Vì muốn thu hút khách và phát triển thị trường khách hàng đỏi hỏi khách sạn phải có cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Về kỹ thuật: Xây dựng cho khách sạn 1 website riêng với đầy đủ chức năng quan trọng như: hạng phòng, tiện ích khách sạn, dịch vụ nhà hàng, spa, hệ thống đặt phòng trực tuyến,.. - Thúc đẩy ngành kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP: Hiện nay đời sống nhân dân càng cao kéo theo nhu cầu du lịch tăng lên nhanh chóng. Kinh doanh khách sạn phát triển dẫn đến sự phát triển về nhu cầu vật tư, trang thiết bị xây dựng cho khách sạn, hàng hóa cung ứng cho du lịch tăng. Những vật liệu này do ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và thương mại cung cấp. Điều đó thúc đẩy ngành kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng GDP - Góp phần khai thác các tài nguyên du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển: Các khách sạn thường được xây dựng ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên. Do đó phát triển kinh doanh khách sạn có tác dụng khai thác mọi tiềm năng ở địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế địa phuong phát triển. Ngoài ra kinh doanh khách sạn thu hút được các lượng lớn đặc sản 3 của địa phương cũng như cung ứng được việc làm cho người dân địa phương. Thúc đẩy kinh tế- xã hội ở địa phương phát triển - Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia: Thu hút khách quốc tế là một trong những mục tiêu chiến lược phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh doanh khách sạn nói riêng. Khách quốc tế lưu trú ở khách sạn thì ngoại tệ tăng, điều đó có nghĩa phát triển kinh doanh khách sạn thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ và góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu của đất nước. 3. Sự liên kết giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đối tác ông Mori cùng với phía khách sạn bên Nhật: Tạo điều kiện cho sinh viên ngành QLTNTN&DLST, khoa QLTN cũng như bản thân em được sang thập tập nghề, làm việc nâng cao kỹ năng chuyên ngành DLST tại khách sạn YUHIKAIGAN, (Tateyama- tỉnh Chiba- Nhật Bản) 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1) Đánh giá được hiệu quả kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan ( TateyamaChiba- Nhật Bản) 2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn Yuhikaigan 3) Đánh giá được chất lượng kỹ năng chuyên môn sinh viên học hỏi qua đợt thực tập tại Nhật 4) Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kéo theo kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển.Rất nhiều khách sạn mọc lên phục vụ cho du lịch, cạnh tranh giữa các khách sạn với nhau. Do đó đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn Yuhikaigan” có ý nghĩa tìm ra được điểm 4 mạnh, điểm yếu, thuận lợi cũng như khó khăn mà khách sạn đang phải đối mặt. Biết được hiệu quả kinh doanh, tình hình phát triển của khách sạn đang ở mức độ nào. Tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của tổ hợp khách sạn. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giải quyết phù hợp, tìm ra hướng đi hợp lý cho khách sạn. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch 2.1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn a) Khái niệm về kinh doanh khách sạn:  Khái niệm về khách sạn: Tại Việt Nam, theo Thông tư số 01/202/TT – TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch ghi rõ: “Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.  Khái niệm về kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ xung cho khách du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn để tham quan du lịch, các điểm du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh khách sạn b) Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn  Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch: - Muốn kinh doanh thành công thì yếu tố quan trong nhất là phải chọn lọc được những nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng bởi tính hấp dẫn của tài nguyên đu lịch sẽ thu hút con người đi du lịch nhiều hơn - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh khách sạn, khả năng tiếp nhận của mỗi tài nguyên du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn tại các điểm du lịch, giá trị và sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ quyết định đến thứ hạng của khách sạn. 6 - Những đặc điểm kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại các khu, điểm du lịch có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm những giá trị tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: - Nguyên nhân là do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn, đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật ở khách sạn cũng phải có chất lượng cao để phù hợp với thứ hạng của khách sạn - Ngoài ra kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn còn do chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn và chi phí đất đai cho xây dựng khách sạn là rất lớn  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn: Nguyên nhân là do sản phẩm của khách sạn chủ yếu là mang tính chất phục vụ thực hiện bởi đội ngũ nhân viên phục vụ trong khách sạn, mặt khác do thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách (24/24 h) mỗi ngày cho nên cần phải sử dụng một số lượng đọi ngũ lao động trực tiếp trong khách sạn.  Kinh doanh khách sạn mang tính chất quy luật: Kinh doanh khách sạn chịu chi phối của một số nhân tố mà những nhân tố đó lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tâm lý xã hội, quy luật tâm lý…Sự chi phối của các quy luật gây ra những tác động cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, đòi hỏi các nhà quản lý điều hành khách san phải nghiên cứu các quy luật và sự tác động của chúng tới hoạt động kinh doanh khách sạn để có những biện pháp khắc phục khó khăn nhằm mục đích phát triển kinh doanh khách sạn có hiệu quả. c) Đối tượng phục vụ của khách sạn  Các loại hình kinh doanh khách sạn phục vụ nhiều đối tượng khách như: khách địa phương và khách ngoài địa phương, với nhiều mục đích khác nhau bao gồm: 7 - Với mục đích du lịch thuần túy: Nghỉ mát, lễ hội, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần… - Với mục đích công vụ: Tham dự các hội nghị, hội thảo, sưu tầm nghiên cứu văn hóa, khoa học kỹ thuật… - Với mục đích kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tham dự các cuộc đấu giá, ký kết hợp đồng… - Với mục đích cá nhân: Thăm người thân, chữ bệnh, điều dưỡng, nghỉ tuần trăng mật… - Với mục đích khác: Quá cảnh, mục đích riêng ngoại trừ di cư kiếm sống lâu dài… d) Chức năng kinh doanh khách sạn:  Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động du lịch. Hệ thống khách sạn trở thành tiền đề và điều kiện để phát triển du lịch lữ hành và phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, hệ thống khách sạn không ngừng phát triển và trở thành một ngành độc lập  Khách sạn thực hiện những chức năng sau: - Chức năng cung ứng dịch vụ lưu trú và dịch vụ du lịch kèm theo - Chức năng sản xuất sản phẩm ăn uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của thị trường và khách du lịch - Chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa là chức năng được hình thành từ nhu cầu của khách du lịch và do hai chức năng trên quyết định, tạo thành một hoạt động kinh doanh khách sạn hoàn chỉnh e) Vị trí vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du lịch - Khách sạn là nơi thực hiện xuất khẩu tại chỗ. Thực vậy, khi khách nước ngoài đến nghỉ tại khách sạn, họ phải thanh toán dịch vụ và hàng hóa họ tiêu dùng bằng ngoại tệ ( hoặc ngoại tệ thu đổi) - Khách sạn là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập trong các tầng lớp dân cư và tái thu nhập từ vùng này đến vùng khác. 8 - Ngành khách sạn thu hút một lực lượng lao động lớn vào quá trình trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách hàng. Khi ngành khách sạn tại địa phương phát triển kéo theo việc chuyển đỏi cơ cấu kinh tế để phục vụ cho sự phát triển này. - Khách sạn là nơi khai thác tiềm năng du lịch của địa phương và của một vùng miền, lãnh thổ. Đây chính là một mối quan hệ biện chứng quan trọng giữa việc khai thác tiềm năng du lịch và tổ chức kinh doanh ngành khách sạn. - Khách sạn là nơi để tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người sở tại. Khách sạn được coi như một xã hội thu nhỏ. Khách đến nghỉ tại khách sạn có thể hình dung được phần nào về con người, phong tục, tập quán cũng như các mặt văn hóa, xã hội ở địa phương. f) Ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh khách sạn: - Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch và góp phần vào cải thiện nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của bộ phận dân cư tham gia vào hoạt động du lịch. - Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội:  Về mặt kinh tế: - Thông qua hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn thì một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được tiêu dùng các dịch vụ hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại điểm du lịch, hấp dẫn sự phân phối lại giữa các vùng trong nước và giữa nước này với nước khác quỹ tiêu dùng cá nhân. - Do kinh doanh khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và quốc gia phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn. - Kinh doanh khách sạn góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động được nguồn vốn lớn từ nhân dân. Kinh doanh khách sạn góp 9 phần tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng… - Sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn có ý với việc khuyến khích các ngành kinh tế khác phát triển theo và phát triển cơ sở hạ tầng của các khu, điểm du lịch. - Kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động trong ngành, tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan tới hoạt động kinh doanh khách sạn.  Về mặt xã hội: - Kinh doanh du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động, sức sản xuất của người lao động tại các điểm du lịch, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân. - Hoạt động kinh doanh khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp và ứng xử giữa mọi người với nhau, giữa các vùng miền, quốc gia và châu lục trên thế giới, tăng cường sự giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên nhiều phương diện khác nhau. 2.1.2.Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch a) Các khái niệm về du lịch và ngành du lịch  Khái niệm về du lịch: Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch sau: - Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. - Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn. 10 - Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. - Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương  Khái niệm về khách du lịch Luật Du lịch năm 2005 của nước ta đã đề ra khái niệm: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Từ những khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch: - Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác trong khoảng thời gian nhất định. - Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao đổi khoa học, công vụ, thể thao v.v… - Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh - Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hướng và người thân Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch: - Những người rời khỏi nơi cứ trú thường xuyên đến nơi khác nhằm tìm kiếm việc làm hoặc định cư. - Những người ở biênn giới giữa hai nước thường xuyên đi lại qua biên giới. - Những người đi học. - Những người di cư, tị nạn - Những người làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán - Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc  Khái niệm về hoạt động du lịch và ngành du lịch - Theo quan điểm của các nhà kinh tế du lịch:” Du lịch là một hệ thống tinh thần và vật chất, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp do ba 11 yếu tố cơ bản cấu thành là chủ thể du lịch (khách du lịch), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và hoạt động du lịch (các doanh nghiệp, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương thực hiện được gọi là “ngành du lịch”). Tại điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”.Từ đó có thể rút ra ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Từ khái niệm này, các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham gia hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút con người đến tham quan, du lịch. Các hoạt động du lịch gồm các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch. Chính quyền trung ương và sở tại coi sự phát triển du lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, xây dựng các cơ chế, chính sách ,luật pháp cho sự phát triển du lịch. Dân cư ở địa phương coi du lịch là cơ hội để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và giao lưu văn hoá.  Tài nguyên du lịch: - Là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Các nhà nghiên cứu về du lịch đưa ra khái niệm sau: Mọi nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Nói một cách khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một khái niệm rất rộng và rất bao quát, rất thiết thực. Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là: 12 - Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh v.v, có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người. - Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật v.v. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống v.v. - Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Ví dụ như : các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị-kinh tế như : Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN….v.v. Các nhà khoa học cũng chia ra làm tài nguyên du lịch hiện thực (tức là có khả nămg khai thác) và tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá. Chỉ có tài nguyên du lịch hiện thực mới có giá trị du lịch và mới có thể phát triển ngành du lịch. Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, các nhà kinh doanh du lịch đã xây dựng các khu du lịch, các điểm du lịch. Khu du lịch: Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác quy hoạch và quản lý du lịch, là không gian có môi trường đẹp, cảnh vật tương đối tập trung, là tổng thể về địa lý lấy chức năng du lịch làm chính. Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện: Thứ nhất, tài nguyên du lịch trong khu du lịch có quy mô nhất định và tương đối tập trung. Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch… Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan