Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975...

Tài liệu Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật nguyên ngọc sau 1975

.PDF
126
135
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cẩm Tú CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT NGUYÊN NGỌC SAU 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cẩm Tú CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT NGUYÊN NGỌC SAU 1975 Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bạch Văn Hợp Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bạch Văn Hợp đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Ngữ Văn đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại Học, gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Dù đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều, nhưng sẽ không tránh khỏi có sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn để luận văn hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29/3/2013 Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Tú 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 11 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 12 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 4.1. Phương pháp lịch sử .......................................................................... 12 4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu ...................................................... 12 4.3. Phương pháp thi pháp học ................................................................. 13 4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp ...................................................... 13 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 13 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 13 Chương 1 ......................................................................................................... 15 NGUYÊN NGỌC – NHÀ VĂN LUÔN TÌM KIẾM NHỮNG...................... 15 TÍNH CÁCH ANH HÙNG, NHỮNG SỰ TÍCH ANH HÙNG ..................... 15 1.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng anh hùng trong văn học Cách mạng Việt Nam ...................................................................................................... 15 1.1.1. Về khái niệm cảm hứng .................................................................. 15 1.1.2. Cảm hứng anh hùng trong văn học Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975............................................................................................... 20 2 1.2. Cảm hứng anh hùng trong hành trình nghệ thuật của Nguyên Ngọc ... 24 1.2.1. Giai đoạn trước 1975 ...................................................................... 24 1.2.2. Giai đoạn sau 1975 ......................................................................... 31 1.3. Cội nguồn cảm hứng anh hùng của Nguyên Ngọc ............................... 34 1.3.1. Tâm lý xã hội, ý thức nghệ thuật thời chiến ................................... 34 1.3.2. Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống ......................................... 40 1.3.3. Cá tính nhà văn ............................................................................. 43 Chương 2: ........................................................................................................ 49 CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN NGỌC SAU 1975 - MỘT SỰ TIẾP NỐI LIỀN MẠCH, NHẤT QUÁN ................................................................................... 49 2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975 ..................................................... 49 2.2. Đề tài, chủ đề nhất quán, tính cách anh hùng đa diện .......................... 51 2.2.1. Đề tài ............................................................................................... 51 2.2.2. Chủ đề ............................................................................................. 56 2.2.3. Tính cách anh hùng đa diện ............................................................ 58 2.3. Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với người anh hùng ....................... 69 Chương 3 ......................................................................................................... 76 BÚT PHÁP THỂ HIỆN CẢM HỨNG VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT NGUYÊN NGỌC SAU 1975 .......................... 76 3.1. Cách tiếp cận gián cách mang đầy hoài niệm ....................................... 76 3.1.1. Không gian thời gian tâm tưởng ..................................................... 76 3.1.2. Nghệ thuật trần thuật....................................................................... 79 3.2. Nghệ thuật miêu tả ấn tượng ................................................................. 89 3 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ........................................................... 89 3.1.2 Miêu tả không gian – thời gian ........................................................ 92 3.1.3. Ngôn ngữ ........................................................................................ 99 3.3. Kết cấu lồng ghép đan xen hiện tại và quá khứ, truyện lồng truyện .. 104 3.3.1. Về khái niệm kết cấu – kết cấu lồng ghép đan xen ...................... 104 3.3.2. Kết cấu lồng ghép đan xen hiện tại và quá khứ, truyện lồng truyện trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 ................................ 105 KẾT LUẬN ................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 116 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau năm 1975, đất nước đã bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có văn học. Trong cuộc sống thời bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, với những cái bình thường mà muôn thuở, tất cả những mối quan hệ phức tạp của cuộc sống bị che lấp trong chiến tranh bây giờ thức dậy, vây quanh con người từng giờ. Đời sống xã hội đã thay đổi rõ rệt. Do đó, văn học cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với tình hình mới, với cái nhìn toàn diện và đa diện hơn. Nguyên Ngọc là nhà văn nổi tiếng trước năm 1975 với những tác phẩm viết về người anh hùng như: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng (tập 1), Rẻo cao. Sau năm 1975, cảm hứng về người anh hùng được tác giả tô đậm với Trở lại Mèo Vạc, Người hát rong giữa rừng, Cát cháy, Có một con đường mòn trên biển Đông, Tháng Ninh Nông. Ở những tác phẩm này, Nguyên Ngọc vẫn viết về những người anh hùng. Một mặt, họ vẫn là những người anh hùng kiên cường sắt thép, mặt khác còn là những con người của tình yêu, đẹp và anh hùng trong tình yêu. Trong chiến tranh, họ sống và chiến đấu vì đất nước, hòa bình họ lại tiếp tục những hành động đẹp của mình để dựng xây xã hội. Những người anh hùng ấy tuy đời sống hiện tại còn nhiều khó khăn nhưng bản lĩnh của người cách mạng đã rèn luyện cho họ, vững vàng hơn, kiên cường hơn đối mặt với mặt trận không tiếng súng, vì thế càng làm đẹp hơn những hình ảnh của họ trong sự phồn tạp của xã hội hôm nay. Họ là những tấm gương sáng về sự hy sinh cho ta học tập và noi theo. Vì vậy, tác phẩm của ông không những có tác dụng giáo dục sâu sắc thế hệ trẻ hôm nay mà nó còn giúp chúng ta có cái nhìn trung thực hơn về người anh hùng. Có thể khẳng định rằng Nguyên Ngọc là một cây bút văn xuôi hiện đại 5 có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông là một trong những nhà văn – chiến sĩ đi tiên phong cùng các phong trào của cách mạng Việt Nam từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đặc biệt ngòi bút của ông càng sâu sắc, chiêm nghiệm hơn, nhiều suy tư trăn trở hơn trong thời kì đổi mới ngày hôm nay. Tìm hiểu Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 là một việc làm cần thiết. Ngoài việc giúp hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc và sự thay đổi cách nhìn về người anh hùng của ông, thì việc nghiên cứu đề tài cũng góp thêm vào cái nhìn toàn diện về sự chuyển biến của văn học Việt Nam sau năm 1975 – nhất là mảng sáng tác về đề tài chiến tranh, về người chiến sĩ cách mạng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong suốt quá trình sáng tác của mình, Nguyên Ngọc vẫn nhất quán trước sau như một là viết về người anh hùng. Điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo làm nên sự nghiệp sáng tác của ông. Những sáng tác của Nguyên Ngọc thường đậm chất anh hùng, đề cập đến những con người của thời đại, của đất nước anh hùng, những người thật việc thật. Và trong cuộc sống ngày hôm nay, họ là những người anh hùng đã hy sinh tuổi xuân của mình cho ngày vui chiến thắng, nhà văn viết về họ như một sự chia sẻ, cảm thông cho những mất mát của họ, đồng thời trăn trở với chính cuộc sống hiện tại còn nhiều thiếu thốn của họ. Điều này đã được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học giới thiệu, phân tích và chọn làm đề tài khoa học. 2.1. Những ý kiến đánh giá chung về Nguyên Ngọc Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nguyên Ngọc – Con người lãng mạn đã có một đánh giá tổng quát về con người và phong cách của nhà văn Nguyên Ngọc, một cảm nhận trực cảm về nhà văn Nguyên Ngọc như sau: “…chuyện 6 của Nguyên Ngọc thường là những trải nghiệm khác thường, dữ dội, gây ấn tượng mạnh…tâm hồn Nguyên Ngọc bắt rất nhạy những gì dữ dằn, quyết liệt và có một vẻ hoang dã như sự sống thời nguyên thuỷ” [55;329]. Và ông kết luận: “…Vì anh viết bằng lý tưởng, vì anh nhìn đời bằng lý tưởng” [55;339]. “Trong sử thi cổ đại, lấy nguồn ở thần thoại và truyền thuyết lịch sử, là những tác phẩm lớn, đưa ra một bức tranh toàn cục về đời sống nhân dân thông qua câu chuyện về người anh hùng qua khứ” [3;83]. Vì thế người anh hùng trong sử thi là những con người vĩ đại, phi thường, con người chiến đấu vì cộng đồng, bộ tộc. Theo ông, cái tạo nên phong cách riêng của nhà văn Nguyên Ngọc là “người thực nhìn qua con mắt đầy lãng mạn của Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc không phải chỉ viết sử thi, viết văn lãng mạn. Anh thật sự sống trong không khí sử thi và mang hẳn trong máu mình chất lãng mạn” [55;337]. Phan Tứ người bạn cùng học, người chiến sĩ, là nhà văn cùng thời với Nguyên Ngọc trong bài Nguyễn Trung Thành cuộc sống và tác phẩm đã nhận định như sau: “Trong cuộc sống miền Nam muôn màu muôn vẻ, anh chọn và xoáy sâu vào cái vấn đề sinh tử ấy. Tất cả suy nghĩ và cảm xúc của anh xói vào hướng ấy như những mũi chông thép song song, có thể nói rằng toàn bộ những gì anh đã viết – ký tên Nguyễn Trung Thành hoặc vài ba tên khác, tùy lúc…anh trả lời bằng hình tượng văn học. Anh viết về những con người gan góc và thông minh đã đánh thắng Mỹ, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”[90;120]. Như vậy, ở bài viết này, tác giả đã khẳng định rằng, Nguyên Ngọc luôn viết về người anh hùng bằng chính lý tưởng của mình, ngòi bút của ông tập trung vào những vấn đề sinh tử của đất nước, vào những phẩm chất anh hùng để ngợi ca về những chiến công của họ, người anh hùng luôn là những con người phi thường như những mũi chông mũi thép, sẵn sàng xông pha lửa đạn chiến tranh. Lê Trí Viễn trong bài Theo anh Núp trích trong “Đất nước đứng lên” 7 của Nguyên Ngọc, ông khẳng định: “Bài văn nhỏ nhưng ý nghĩa thật không nhỏ. Nó là một câu chuyện anh hùng. Câu chuyện anh hùng ấy lại là của những người bình thường” [95;302]. Từ đó ông đi đến kết luận: “Cho đến nay, nó vẫn còn là bài học đích đáng và thấm thía về sự trung thành với đất nước, với Tổ quốc, với độc lập tự do với dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện tại” [95;302]. Trần Đăng Khoa trong bài Nguyên Ngọc – chân dung văn đã nhấn mạnh một đặc điểm riêng biệt của nhà văn Nguyên Ngọc trong sáng tác là viết về người tốt, việc tốt: với những trang văn của Nguyên Ngọc người đọc cứ như đi dự một Đại hội Chiến sĩ Thi đua “từng con người, từng nhân vật là có thật, ông viết bằng tất cả hồn mình và cái hồn ấy thuộc về cách mạng. Bắt đầu từ Đất nước đứng lên, tiếp nối mạch cảm xúc lãng mạn anh hùng, Nguyên Ngọc lại đưa người đọc đến với vùng rừng núi. Ở đây, người đọc lại có dịp gặp được Tnú trong Rừng xà nu” [65;92]. Trung Trung Đỉnh trong bài Nhà văn Nguyên Ngọc, con đẻ của cách mạng, cho rằng tất cả các sáng tác của nhà văn Nguyên Ngọc đều là những sáng tác về người thật, việc thật. Tây Nguyên qua ngòi bút của Nguyên Ngọc “...không còn là Tây Nguyên chỉ có trong huyền thoại, không còn là Tây Nguyên chỉ có trong truyền thuyết huyền bí mà là Tây Nguyên của một đất nước có những con người cụ thể...Hình tượng Núp và bà con làng Kông Hoa của dân tộc Bah Nar từ đây gần gũi hơn, máu thịt hơn” [61;487]. Về mặt nghệ thuật, tác giả cũng khẳng định rằng: “Đất nước đứng lên đã nhanh chóng tách đàn vượt lên, ào vào đời sống một cách hồn nhiên nhờ sức mạnh của cảm hứng sáng tạo giàu chất thơ với một bút pháp trữ tình, lãng mạn, hào hùng...” [61;488]. Phong Lê trong bài Con đường sáng tác của Nguyên Ngọc đã khẳng định rằng: “...trong Đất nước đứng lên chan chứa một chất thơ say người. Ở 8 đây bút pháp hữu tình và anh hùng ca luôn luôn cất lên những cung bậc anh hùng cao, phù hợp với khung cảnh cuộc sống và con người miền núi gần gũi với thiên nhiên bao la, rộng rãi, tươi thắm các sắc màu; phù hợp với tính cách con người chuộng cuộc sống phóng khoáng, tự do” [39;149]. Trong luận văn Thạc sĩ Cảm hứng lãng mạn – anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọc 1945 – 1975 [83], tác giả đã khẳng định được phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyên Ngọc là cảm hứng lãng mạn anh hùng trong văn xuôi giai đoạn trước 1975. Người anh hùng trong sáng tác của Nguyên Ngọc ở giai đoạn trước 1975 là thủ lĩnh, người anh hùng mang màu sắc bi tráng, oai hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, với những hành động gan dạ, dũng cảm, căm thù giặc ngùn ngụt, sẵn sàng hy sinh, xả thân vì tổ quốc. Chiến đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Về mặt nghệ thuật: luận văn cũng khẳng định trong các sáng tác trước 1975 của Nguyên Ngọc là giọng văn hào hùng, ngợi ca, đậm sắc thái anh hùng. Kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ miền núi và ngôn ngữ địa phương trong sáng tác. Với luận văn này, đã góp thêm hướng nghiên cứu mới, là tiền đề, là điều kiện cho các nghiên cứu về văn xuôi Nguyên Ngọc ở giai đọan sau 1975. 2.2. Những ý kiến bàn riêng về Cảm hứng anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 Sau 1975, nhiều cây bút lại thể hiện mình trên nhiều thể loại khác nhau, có người không thể viết tiếp được nữa cũng có người thay đổi cách viết cho phù hợp với cuộc sống mới, duy chỉ có Nguyên Ngọc, dòng chảy ấy vẫn tiếp tục và còn mạnh mẽ hơn trước. Ông vẫn viết theo lối cũ. Trần Đăng Khoa trong bài Nguyên Ngọc – chân dung văn có nhận xét rất xác đáng, như sau: “Truyện của Nguyên Ngọc hầu hết là thế. Ông ca tụng chủ nghĩa anh hùng cách mạng.... Bút pháp ông nhất quán trước sau như một, không thay đổi, 9 không quay quắt. Trong khi đó có rất nhiều cây bút chuyển hướng hoặc thay đổi theo cách tiếp cận hiện thực để thu hút sự chú ý của bạn đọc. Trước viết người tốt việc tốt thì sau viết người xấu việc xấu. Nguyên Ngọc không thể, suốt đời dường như ông chỉ viết truyện người tốt việc tốt. Ngay cả khi dựng nhân vật tiểu thuyết, ông cũng dựa trên những con người có thật, những sự kiện có thật ở ngoài đời” [65;96]. Cảm hứng về người anh hùng là cảm hứng chủ đạo mà Nguyên Ngọc theo đuổi bởi “Văn Nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị, chắt lọc và trong veo. Đó cũng là dòng văn chủ đạo rất cần có trong đời sống chúng ta hiện nay” [65;100]. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nguyên Ngọc – nhà văn lãng mạn đã khẳng định như sau: “Nguyên Ngọc vẫn tiếp tục hướng về đối tượng cũ, vẫn viết về người anh hùng, với giọng văn càng sôi nổi hơn, với những hình ảnh càng chói lọi hơn, lãng mạn hơn....Giờ đây cũng vẫn những người anh hùng kiên cường sắt thép ấy, nhưng họ còn là những con người của tình yêu, đẹp và anh hùng trong tình yêu”[55;335]. Huỳnh Như Phương trong bài Nguyên Ngọc – Người ở tuyến đầu đã có những nhận định rất tinh tế về mặt nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Ngọc: “Một trong những đặc điểm của văn chương Nguyên Ngọc chính là sự kết hợp kỳ lạ giữa hiện thực và lãng mạn, giữa thực tế và lý tưởng, giữa văn phi hư cấu và văn hư cấu. Ai cũng biết hầu hết tác phẩm của Nguyên Ngọc đều bắt nguồn từ sự thật lịch sử, từ những con người và sự kiện có thực….Là hiện thực mà cũng là huyền thoại…” Cùng bài viết ấy, tác giả khẳng định “Những tác phẩm văn xuôi phi hư cấu gần đây của Nguyên Ngọc thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến tính chất xác thực của tư liệu, ngày càng thường xuyên hướng đến những sự kiện không thêu dệt, từ đó mở ra dòng cảm xúc của mạch văn. Đồng thời, chính trong các văn bản phi hư cấu đó, yếu tố ngày càng trở nên quan trọng không chỉ là những chứng từ được bảo chứng về mặt 10 tư liệu mà còn là sự chính xác của ấn tượng, sự trải nghiệm qua các sự kiện, sự suy tưởng và trầm tư thế sự ghi dấu sự hiện hữu của cá tính nhà văn”[71;106,107]. Thúy Nga trong Nỗi lòng của nhớ và quên đã thừa nhận rằng: “Nguyên Ngọc đã tìm thấy cái lớn lao đằng sau những điều bình thường, nhỏ nhặt, và kể về điều đó bằng một giọng văn vừa dịu nhẹ vừa nóng bỏng, đã như là “mảnh đất” của riêng Nguyên Ngọc....Điện Bàn viết năm 1971, Cát cháy viết năm 1998, và bây giờ 2005, mà câu chuyện dữ dội về người và đất Điện Bàn những ngày “nung bão”, hay ngọn nguồn của cái sức mạnh kỳ lạ như huyền thoại của vùng cát trắng Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) ba lần được tuyên dương anh hùng, vẫn đủ sức lay động người đọc. Nhất là với bút ký Có một con đường mòn trên biển Đông, với khúc ca bi tráng của những người quyết quên đi cái chết của mình vì sự sống còn của miền Nam ruột thịt” [57;518]. Nhìn chung, các bài nghiên cứu về Nguyên Ngọc ở giai đoạn trước 1975 và những bài nghiên cứu về Nguyên Ngọc ở giai đoạn sau 1975 của Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Tứ, Lê Trí Viễn, Trần Đăng Khoa, Trung Trung Đỉnh, Phong Lê, Thúy Nga, Ngô Thảo, Huỳnh Như Phương... chỉ mới dừng lại ở một số bài báo hay những nhận định, đánh giá, khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyên Ngọc. Riêng luận văn của tác giả Vũ Thị Thu phần nào đã khái quát rõ phong cách nghệ thuật của Nguyên Ngọc là viết văn với cảm hứng anh hùng ở giai đoạn trước 1975, còn giai đoạn sau 1975 thì tác giả vẫn để ngỏ. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những người đi trước, chúng tôi xác lập hướng nghiên cứu có hệ thống hơn. Xuyên suốt hành trình nghệ thuật của mình Nguyên Ngọc đều nhất quán với cảm hứng anh hùng nhưng người anh hùng trong sáng tác sau 1975 là người anh hùng được phục dựng lại, vẫn là cảm hứng ngợi ca nhưng cách nhìn người anh hùng đa diện hơn, với thái độ 11 chia sẻ, cảm thông cho những mất mát, đau thương của họ. Đồng thời, qua tác phẩm tác giả cũng thể hiện những ray rứt, trăn trở và xót xa cho cuộc sống còn nhiều thiếu thốn và bất hạnh của người người anh hùng trong hiện tại. Viết về họ, tác giả không chỉ ca ngợi những hành đồng anh dũng trong chiến tranh mà còn chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đời thường với sự giản dị, trong sáng trong tính cách và hành động của họ. Đồng thời, khẳng định những đóng góp to lớn của nhà văn Nguyên Ngọc cho sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại trong giai đoạn đổi mới của văn học chặng đường sau 1975 đến nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận văn là Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải khảo sát một số sáng tác tiêu biểu của Nguyên Ngọc thời kì trước 1975 để thấy được sự nhất quán, liền mạch trong cảm hứng của nhà văn khi viết về người anh hùng. Các tác phẩm viết trước 1975: - Đất nước đứng lên (tiểu thuyết) (1955) - Rừng xà nu (truyện ngắn) (1965) - Đất Quảng (tiểu thuyết) (1971) Các tác phẩm viết sau 1975: - Trở lại Mèo Vạc (bút ký) (1990) - Tháng Ninh Nông (truyện ngắn) (1999) - Người hát rong giữa rừng (truyện ngắn) (1996) - Cát cháy (bút ký) (1998) 12 - Có một con đường mòn trên biển Đông (bút ký) (1998) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nhằm khẳng định những đóng góp của nhà văn Nguyên Ngọc ở lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật sau 1975 với sự tiếp nối cảm hứng về người anh hùng trong một hoàn cảnh mới. Từ đó, khẳng định sự nhất quán, liền mạch trong phong cách của nhà văn. Với cảm hứng ngợi ca, trân trọng cùng những chia sẻ với cuộc sống của người anh hùng trong hiện tại, nhà văn Nguyên Ngọc đã có cái nhìn mới về họ. Luận văn góp tiếng nói khẳng định vị trí xứng đáng của nhà văn trong nền văn học đương đại Việt Nam sau 1975. Để thấy rõ sự nhất quán trong phong cách của Nguyên Ngọc, người viết sẽ tiến hành so sánh các tác phẩm trước và sau 1975 để thấy được cảm hứng trong sáng tác của ông là cảm hứng anh hùng. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu, xuất phát từ mục đích của đề tài, trên cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu văn học, người viết sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp lịch sử Khi nghiên cứu các sáng tác của Nguyên Ngọc phải gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam những năm trước và sau 1975 để thấy được sự tác động của hoàn cảnh đối với hoạt động sáng tác của nhà văn từ việc hình thành cảm hứng, lựa chọn đề tài, xác định chủ đề đến tổ chức kết cấu tác phẩm, xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn từ, chọn điểm nhìn trần thuật và lựa chọn giọng điệu. 4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu Để thấy rõ sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật của Nguyên Ngọc với những nhà văn cùng thời cũng như cảm hứng về người anh hùng ở hai giai 13 đoạn sáng tác trước và sau 1975, người viết tiến hành so sánh những sáng tác của Nguyên Ngọc với các sáng tác của các tác giả cùng thời, đồng thời so sánh với các tác phẩm của chính nhà văn Nguyên Ngọc ở giai đoạn trước và sau 1975. 4.3. Phương pháp thi pháp học Thi pháp học là một phương pháp nghiên cứu văn học. Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ tìm hiểu cách tiếp cận về người anh hùng ở giai đoạn sau 1975. Do đó, việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật miêu tả, kết cấu tác phẩm là việc làm cần thiết để hiểu được phong cách sáng tác của tác giả cũng như giúp người đọc có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về người anh hùng trong quá khứ và hiện tại. 4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phân tích, tổng hợp là một trong những thao tác không thể thiếu đối với mọi công trình nghiên cứu. Trên cơ sở những tư liệu đã được thống kê, phân loại, luận văn sẽ tập trung vào những điểm cần thiết, tìm ra những điểm đặc sắc và độc đáo trong cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Ngọc sau 1975. 5. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài này, luận văn sẽ khẳng định lại lần nữa những đóng góp to lớn của nhà văn cả về nghệ thuật lẫn nội dung trong giai đoạn sáng tác sau 1975 khi viết về người anh hùng. Nghiên cứu cảm hứng về người anh hùng trong sáng tác của Nguyên Ngọc sau 1975 một lần nữa khẳng định được phong cách nhất quán của nhà văn – một cây bút sử thi tràn đầy cảm hứng lãng mạn – anh hùng. Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn cảnh về sáng tác của ông cũng như đóng góp của Nguyên Ngọc đối với nền văn học Việt Nam đương đại. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm 3 14 chương được trình bày như sau: Chương 1 - được trình bày từ trang 15 đến trang 48. Ở chương này, người viết tập trung làm rõ nội hàm khái niệm cảm hứng, cảm hứng anh hùng trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn trước 1975. Từ đó thấy được cảm hứng trong sáng tác của Nguyên Ngọc sau 1975 cũng vẫn là cảm hứng anh hùng với những trăn trở, chiêm nghiệm về cuộc đời, đặc biệt là về cuộc đời người anh hùng trong hiện tại. Đồng thời ở chương này, người viết cũng trình bày khái quát hành trình nghệ thuật qua hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975 của Nguyên Ngọc để thấy được sự nhất quán trong cảm hứng của nhà văn. Từ đó, lí giải cội nguồn của cảm hứng anh hùng trong sáng tác của Nguyên Ngọc. Chương 2 – được trình bày từ trang 49 đến trang 76. Ở chương này, người viết sẽ trình bày sự tiếp nối và bổ sung cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc giai đoạn sau 1975 tìm hiểu về bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975. Từ cách chọn đề tài, chủ đề thể hiện đến cách xây dựng tính cách anh hùng đa diện. Tất cả những yếu tố đó đã cho thấy được sự nhất quán trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Từ đó, tìm hiểu về thái độ, tình cảm của nhà văn đối với người anh hùng. Chương 3 – được trình bày từ trang 77 đến trang 108. Ở chương này, người viết tập trung làm rõ bút pháp nghệ thuật của Nguyên Ngọc thể hiện trong các sáng tác sau 1975. Từ cách tiếp cận nhân vật anh hùng gián cách mang đầy hoài niệm với những cảm thông sâu sắc và chia sẻ những mất mát của chính họ. Thể hiện kết cấu lồng ghép đan xen quá khứ, hiện tại là cách tác giả đưa người đọc trở về với quá khứ để có cái nhìn nhiều chiều về người anh hùng của hôm qua và cuộc sống hiện tại của họ hôm nay. Đồng thời thấy được sự thay đổi điểm nhìn trần thuật cũng như cách miêu tả giàu ấn tượng để làm bộc lộ tính cách chân thật, giản dị, đời thường của nhân vật. 15 Chương 1 NGUYÊN NGỌC – NHÀ VĂN LUÔN TÌM KIẾM NHỮNG TÍNH CÁCH ANH HÙNG, NHỮNG SỰ TÍCH ANH HÙNG 1.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng anh hùng trong văn học Cách mạng Việt Nam Cảm hứng là sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và tư tưởng trong một tác phẩm nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo văn học của nhà văn. Chính cảm hứng là động lực thôi thúc nhà văn sáng tác để bày tỏ tư tưởng và tình cảm của mình về thế giới mà mình phản ánh trong tác phẩm. Tìm hiểu cảm hứng sáng tác của một tác giả, đồng nghĩa với việc tìm hiểu tư tưởng sáng tạo của tác giả đó. Đây là một việc làm cần thiết, vì nắm bắt được tư tưởng sáng tạo của tác giả, ta sẽ hiểu và lý giải được cách lựa chọn đề tài, xây dựng nhân vật, sắp xếp các chi tiết…trong tác phẩm. 1.1.1. Về khái niệm cảm hứng Sáng tạo văn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần và theo phương thức chiếm lĩnh riêng của từng nghệ sĩ. Văn học nghệ thuật phản ánh đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật, do đó đời sống xã hội chính là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn thỏa sức sáng tạo. Có thể khẳng định rằng sự dồi dào về cảm xúc của tác phẩm nghệ thuật là một đặc điểm cơ bản của việc tái tạo hiện thực bằng hình tượng, là một đặc điểm của sự thể hiện những tư tưởng sáng tạo, sự phát triển của các tính cách. Cảm hứng chỉ hình thành và xuất hiện ở nhà văn khi trong anh ta có vốn sống đầy ắp và được nuôi dưỡng bằng sự sống, bằng tinh thần, được nghiền ngẫm kĩ và khi bắt gặp những sự kiện, những cảnh đời, thì cảm hứng ấy được bộc lộ ra và thôi thúc sự sáng tạo của nhà văn, nó kêu gọi nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó. Không những vậy, nhà văn phải luôn mang một tấm 16 lòng rộng mở, biết ngạc nhiên dù là với một vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, rất nhạy cảm với những thay đổi chung quanh “nhà văn hiện thực, hoàn toàn không phải là chiếc máy hát cần mẫn tái hiện lại những khúc nhạc được ghi trên đĩa hát”[37;88] mà là người phải biết thể hiện những vẻ đẹp của cuộc sống bằng chính trái tim của mình, tức là thể hiện cuộc sống khách quan qua lăng kính chủ quan của mình. Khái niệm cảm hứng được đề cập đến từ lâu trong lý luận nghệ thuật ở châu Âu. Có lẽ Hegel là nhà mỹ học đầu tiên đưa ra một lý luận tương đối hoàn chỉnh về cảm hứng và đưa nó vào một trong các phạm trù mỹ học. Hegel cho rằng cảm hứng là trung tâm của vương quốc nghệ thuật. “Tình cảm tạo nên trung tâm thực sự trên vương quốc chân chính của nghệ thuật; thể hiện tình cảm là cái chủ yếu trong tác phẩm nghệ thuật, cũng như trong cảm thụ của công chúng” [28;244]. Hegel xem cảm hứng là “sức mạnh của tâm hồn tự thể hiện trong chính nó, là nội dung chủ yếu của lý tính và ý chí tự do” [28;299]. Hegel cho rằng cảm hứng thực sự có được khi có một nội dung đã được quy định. Đồng tình với quan điểm của Hegel, nhà phê bình Nga Bêlinski cũng đề cao vai trò của cảm hứng. Ông xác định vai trò và nguồn gốc tư tưởng trong tác phẩm: “Trong những tác phẩm nghệ thuật chân chính tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu tượng được thể hiện một cách giáo điều mà nó là linh hồn của chúng, nó chan hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê. Trong những tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng là cảm hứng chủ đạo của chúng. Cảm hứng chủ đạo là gì? Đó là sự thâm nhập say mê và sự ham thích một tư tưởng nào đó, mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả chủ đạo phải thấm đượm. Thiếu cảm hứng chủ đạo thì không thể hiểu được là cái gì đã buộc nhà thơ cầm bút và cung cấp cho anh ta sức lực và khả năng khởi đầu và kết thúc một tác phẩm đôi khi khá đồ sộ” [7;111]. Cảm hứng cũng không phải tự nhiên mà đến, cảm hứng là một trạng thái 17 hưng phấn tột độ và khi bắt gặp hiện thực khách quan thì chính nó – cảm hứng được nhà văn chuyển thành cái chủ quan của mình, cảm hứng ấy được kết tinh từ sự lao tâm khổ tứ của nhà văn, từ sự thai nghén đứa con tinh thần, suy tư, cấu tứ, tưởng tượng trước đó và nói cho đúng hơn là nhà văn đã cảm thấy đau ở đâu trên chính cơ thể của mình nên buộc nhà văn cầm bút, cảm hứng được nuôi dưỡng bằng lao động miệt mài, sự khổ công của nhà văn và chỉ khi người nghệ sĩ làm việc và sáng tạo thì lúc đó cảm hứng mới đến. Nói như Traicốpki: Cảm hứng là một khách hàng không ưa đến thăm những kẻ lười […]. Khi đã có một khách thể thẩm mỹ và cảm hứng chính là cái trạng thái hoạt động tích cực ở trong thế giới bên trong của nhà nghệ sĩ. Theo Hegel thì yêu cầu quan trọng nhất đối với người nghệ sĩ là khi người nghệ sĩ ấy quan tâm nghiêm túc tới một đối tượng mà đối tượng ấy trở thành một cái gì sinh động trong tâm hồn người nghệ sĩ và lúc đó cảm hứng sẽ tự đến và “một nghệ sĩ dồi dào thực sự nhờ cái sức sống này sẽ tìm thấy hàng ngàn điều kích thích hoạt động và cảm hứng, những kích thích mà người khác sẽ bỏ qua và chẳng hề chú ý tới” [27;229]. Trong tác phẩm nghệ thuật nếu như tình cảm bao giờ cũng phải chứa đựng tư tưởng thì tư tưởng bao giờ cũng thấm đượm tình cảm. “Tư tưởng của tác phẩm không thể là tư tưởng khô khan thuần tuý mà phải biến thành khát vọng, thành cảm hứng” [87;15]. Nói khác đi, thì tư tưởng nghệ thuật phải vượt lên trên mọi trở ngại, nó chính là sự nung nấu là tình yêu, là sự dằn vặt trong chính tâm hồn của tác giả, là tình cảm chân thành nhất mà tác giả dành cho đứa con tinh thần của mình. Tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy cảm hứng sáng tạo. Tư tưởng sẽ không thể chuyển hóa được vào hình tượng một cách nhuần nhuyễn nếu thiếu đi nguồn cảm hứng. Chính cảm hứng đã tạo nên linh hồn của hình tượng, làm cho hình tượng trở thành một chỉnh thể nghệ thuật sinh động. Chính nhà văn là người thâm nhâp vào đối tượng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan