Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn vũ trọng phụng ...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn vũ trọng phụng

.PDF
71
762
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐỖ THỊ BÍCH ĐÀO BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐỖ THỊ BÍCH ĐÀO BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Xuân Liên SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp khoá luận “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng” được hoàn thành, em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn khoa học Th.s Lê Thị Xuân Liên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và khích lệ động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận. Em xin cảm ơn sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, phòng quản lí khoa học, thư viện trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng, em xin cảm ơn người thân, bạn bè, đặc biệt là tập thể lớp K51ĐHSP Ngữ văn đã động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Đỗ Thị Bích Đào MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................. 4 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Những đóng góp của khoá luận ..................................................................... 6 7. Cấu trúc của khoá luận .................................................................................. 6 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIA VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG .................... 7 1.1. Khái quát về tác gia Vũ Trọng Phụng .......................................................... 7 1.1.1. Cuộc đời và con người.............................................................................. 7 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác và quan điểm nghệ thuật........................................... 10 Tiểu kết ............................................................................................................ 23 Chƣơng 2: NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG ................ 24 2.1. Sự tác động ghê gớm của đồng tiền tới mối quan hệ người ........................ 24 2.1.1. Sự tác động của đồng tiền tới quan hệ người trong gia đình ................... 24 2.1.2. Sự tác động của đồng tiền đến tới quan hệ xã hội ngoài phạm vi gia đình ....... 31 2.2. Sự tác động của phong trào “Âu hoá, văn minh rởm” tới con người cá nhân trong xã hội Việt Nam đương thời .................................................................... 35 2.2.1. Lối sống học đòi chạy theo phong trào Âu hoá ....................................... 35 2.2.2. Lối sống buông thả truỵ lạc .................................................................... 39 Tiểu kết ............................................................................................................ 43 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG ......... 44 3.1. Nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng ............................................ 44 3.1.1. Sự lựa chọn nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng ...................... 44 3.1.2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật ................................................................. 44 3.2. Kết cấu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng........................................................ 48 3.2.1. Kết cấu hồi tưởng (kết cấu truyện lồng trong truyện) .............................. 48 3.2.2. Kết cấu đi thẳng vào giữa truyện ............................................................ 50 3.2.3. Kết cấu đối lập........................................................................................ 51 3.3. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng ........................................... 52 3.3.1. Ngôn ngữ tự sự ....................................................................................... 52 3.3.2. Ngôn ngữ trào phúng .............................................................................. 52 3.3.3. Ngôn ngữ mang tính triết lí ..................................................................... 54 3.4. Hình thức kể chuyện .................................................................................. 55 3.4.1. Hình thức kể truyện linh hoạt ................................................................. 55 3.4.2. Lối ví von, so sánh, liên tưởng độc đáo .................................................. 57 3.5. Sự kết hợp yếu tố bi - hài kịch ................................................................... 58 3.5.1. Yếu tố bi kịch…………………………………………………………… 58 3.5.2. Yếu tố hài kịch……………………………………...…………………... 59 3.5.3. Sự kết hợp hai yếu tố bi - hài…………………………………………... .60 Tiểu kết ............................................................................................................ 62 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 65 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng” vì những lí do cơ bản sau đây: 1.1. Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), ông không nổi tiếng bởi truyện ngắn nhưng chính truyện ngắn lại là mối duyên đưa Vũ Trọng Phụng đến với nghiệp văn chương. Lâu nay truyện ngắn Vũ Trọng Phụng không được bàn đến nhiều như tiểu thuyết và phóng sự nhưng với khoảng trên dưới bốn mươi truyện ngắn, trong đó có nhiều truyện ngắn xuất sắc như: Bộ răng vàng, Cái ghen đàn ông, Bẫy tình, Người có quyền, Một cái chết… đủ cho chúng ta thấy bên cạnh một “ông vua phóng sự đất Bắc”, một nhà tiểu thuyết thiên tài, ông còn là một tác giả truyện ngắn tài năng. Nằm trong dòng văn học hiện thực phê phán cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng… nhưng truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng mang một sắc thái riêng. Khi đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng chúng ta không khỏi ngạc nhiên về lối viết có một vẻ gai góc, sắc cạnh, mỉa mai giễu cợt những lối sống lãng mạn rởm, buông thả, giả dối, hưởng lạc, bê tha… sản phẩm của phong trào Âu hoá vật chất thời bấy giờ. Vũ Trọng Phụng sáng tác được một khối lượng truyện ngắn khá lớn, song truyện ngắn của ông chưa được nhìn nhận tương xứng với những giá trị của nó. Nói đến Vũ Trọng Phụng từ trước tới nay hầu hết người ta chỉ nhắc đến những thành công về tiểu thuyết như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê,… cùng với những phóng sự như: Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô,… không mấy ai nói đến truyện ngắn của ông, chưa kể có nhà nghiên cứu cho rằng: “Truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng chỉ phân tích những mẩu chuyện tâm lí cá nhân vụn vặt và có cả những đề tài dường như không có ý nghĩa xã hội gì” [11, 5]. Trong khi đó, ông viết truyện ngắn với số lượng khá nhiều và đặc sắc, hơn nữa ông bắt đầu nổi tiếng cũng từ truyện ngắn. Vũ Trọng Phụng đã thực sự chinh phục độc giả và cả giới nghiên cứu phê bình cùng thời. Nhà văn Vũ Bằng đã nhận xét: “Tôi bị chinh phục ngay từ truyện ngắn đầu tay của anh… Tôi thấy văn anh là trời mà văn tôi là vực” [14, 347]. 1 1.2. Nghiên cứu truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng góp phần khẳng định thêm tư tưởng nghệ thuật, tài năng nghệ thuật của nhà văn trong một cái nhìn chỉnh thể, hệ thống. Đọc truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ta toát lên những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông lên án, phê phán lối sống lạnh lùng, bất nhân giữa con người với nhau trong cuộc sống. Theo Vũ Trọng Phụng lối sống vô lương tâm đó là nguyên nhân đẩy những số phận đáng thương vào chỗ chết cả về thể xác lẫn tinh thần. Mỗi truyện ngắn dường như chứa đựng trong nó một thông điệp khẩn thiết về tình yêu thương đồng loại mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. 1.3. Vũ Trọng Phụng là một trong những tác gia có cống hiến lớn nhất cho nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 song mảng truyện ngắn của ông lại ít được bạn đọc biết đến hoặc biết nhưng không thấu đáo về giá trị của nó. Bởi vì thời lượng trên lớp chỉ đủ để giới thiệu, tìm hiểu về tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Đây cũng là lí do để chúng tôi lựa chọn truyện ngắn Vũ Trọng Phụng để nghiên cứu. Trên đây là những lí do cơ bản để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng” trong khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về đời văn và sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu nhưng chủ yếu bàn về tiểu thuyết và phóng sự còn kịch và truyện ngắn thì có số lượng ít hơn. Tuy nhiên, bài nghiên cứu, phê bình đầu tiên về sáng tác của Vũ Trọng Phụng lại thuộc về truyện ngắn và kịch. Với một lối văn hấp dẫn, nội dung và phong cách mới mẻ, truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đã thu hút nhiều nhà phê bình nghiên cứu văn học như: Lê Tràng Kiều, Vũ Bằng, Nguyễn Thị Đức Hạnh, Nguyễn Thành, Tôn Thảo Miên, Nguyễn Hoành Khung… Bài phê bình đầu tiên về tác giả Vũ Trọng Phụng là bài của Lê Tràng Kiều viết về vở kịch Không một tiếng vang, đăng trên “Tân thiếu niên”, số 4/1934. Khi tìm hiểu các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, những nhà nghiên cứu nhận thấy tài năng của ông không chỉ thể hiện qua Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê... hay phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô… hay kịch mà còn thành công ở thể loại truyện ngắn. Khi cái tên Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên tờ 2 “Ngọ báo” với truyện ngắn Chống nạng lên đường, và sau đó xuất hiện tập kịch Không một tiếng vang lập tức cái tên Vũ Trọng Phụng được chú ý và trở nên thân thuộc với độc giả. Trong cuốn Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999), Lê Tràng Kiều đã nhận xét và bình giá cao về sự hấp dẫn, độc đáo trong truyện ngắn của ông: “Tôi phải chú ý ngay đến ông. Vì bằng một lối văn rất trôi chảy, gọn ghẽ, rõ ràng, ông kể chuyện có duyên tệ, tôi còn nhớ mãi đến bây giờ cái chuyện thú vị của chiếc đàn bầu ác nghiệt, nó đã làm cho một chị vú bị oan, một cậu chủ bị mọc sừng, và một mợ chủ cay đắng” và tôi còn nhớ mãi những “xen linh hoạt, cô em ngồi đánh tam cúc với thằng nhỏ đẹp trai, ông giáo đánh tổ tôm với bà tham lẳng” [15, 346]. Theo nhà nghiên cứu Lê Đức Hạnh: “Vấn đề nổi bật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng vẫn là đồng tiền, đồng thời nhà văn nghiêng về những khía cạnh tình cảm, đạo đức, nhân tình thế thái, tâm lí của con người và cả những khát vọng. Có thể nói đọc Vũ Trọng Phụng mà ta chỉ đọc những truyện dài, bỏ qua hoặc đánh giá không đúng mảng truyện ngắn và kịch ngắn là để thiếu đi một phần đáng kể và sẽ không thấy được đầy đủ, rõ nét - một nét lấp lánh - của chân dung nhà văn tài năng độc đáo này” [15, 355]. Tác giả Nguyễn Trung Thành đã có những nhận xét tinh tế về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí các nhân vật trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng: “Truyện tâm lí: Lòng tự ái, Cái ghen đàn ông, Một đồng bạc, Con người điêu trá… là đóng góp của Vũ Trọng Phụng vào xu hướng phân tích truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, ngôn ngữ sống động, khai thác trạng thái tâm lí khác nhau trong cuộc sống thường ngày, đề cập sự tha hoá đạo đức như một nghịch cảnh đáng phê phán nhân vật có thực sự đồng cảm với số phận đáng thương của người nghèo khổ. Câu văn khúc triết rõ ràng, giọng văn hóm hỉnh, văn tả người tả cảnh tinh tế sắc sảo, linh hoạt, hình thức kết cấu, bố cục truyện ngắn mới mẻ sinh động. Nhìn chung, truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng tuy số lượng không nhiều, nhưng với thể loại này, ông đã chứng tỏ mình như một cây bút truyện ngắn có phong cách. Tôi nghĩ rằng, nếu chọn một tuyển tập truyện ngắn hiện đại Việt Nam, thì không thể không có một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng” [15, 363]. 3 Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên đã lột tả được phần nội dung chính trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng: “Vũ Trọng Phụng có niềm tâm sự chua xót với đời, ông vạch trần mặt xấu xa giả dối, tàn nhẫn, vô lương tâm... của con người”. Người ta lừa dối nhau, “thủ đoạn” với nhau để sống (Nhân quả, Thủ đoạn, Con người điêu trá…), người ta lạnh lùng, thờ ơ với thân phận cô đơn với cái chết bi thương của đồng loại (Tội người cô, Bà lão loà, Một cái chết…). Ông cũng nhấn mạnh tới một phần nghệ thuật của truyện ngắn : “Ấn tượng ông để lại trong lòng độc giả hôm qua và hôm nay không chỉ vì ý nghĩa xã hội, vì giá trị nội dung mà điều quan trọng là tài năng độc đáo trong nghệ thuật trào phúng của ông” [Google.com.vn, Những đánh giá về truyện ngắn Vũ Trọng Phụng]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đưa ra nhận xét đánh giá cao về truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói chung và truyện ngắn của nhà văn nói riêng. Đặc biệt, các tác giả khẳng định, nhấn mạnh những giá trị sâu sắc về nội dung và những bút pháp nghệ thuật đặc sắc của ông trong thể loại truyện ngắn. Các đánh giá bình luận đó giúp chúng tôi có một định hướng căn bản để thực hiện khoá luận. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài khoá luận của chúng tôi là truyện ngắn của nhà văn Vũ Trọng Phụng - một cây bút hiện thực trào phúng xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận của chúng tôi tập trung vào một số nhiệm vụ sau: - Khái quát về tác gia Vũ Trọng Phụng - Tìm hiểu đặc điểm về nội dung truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng - Tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng 3.3. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận của chúng tôi không nghiên cứu về tất cả các thể loại mà Vũ Trọng Phụng đã viết trong đời văn của ông mà chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn. Cụ thể là 39 truyện ngắn đã được tuyển chọn và in trong các cuốn tư liệu sau: 4 - Lê Đức Hạnh (1988), Cái ghen đàn ông, NXB Văn học, Hà Nội - Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, tái bản lần 2, Hà Nội. - Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài (tuyển chọn và giới thiệu, 1990). - Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng (2008), NXB Thanh niên, Hà Nội. - Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng - tác phẩm dùng trong nhà trường (2008), NXB Văn học, Hà Nội. 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn về sự nghiệp sáng tác, tài năng của Vũ Trọng Phụng. Ta không chỉ thấy ông là “ông vua phóng sự đất Bắc”, nhà “tiểu thuyết bậc thầy”, mà trên lĩnh vực truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng cũng xứng đáng là một thiên tài, một vì tinh tú lấp lánh trên bầu trời truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Qua đó, ta thấy được và đánh giá một cách xứng đáng về vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê Ở đề tài này, phương pháp khảo sát thống kê được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng nghiên cứu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, thống kê những sáng tác truyện ngắn của nhà văn, những ý kiến đánh giá về truyện ngắn của ông. Từ đó, có cơ sở ban đầu nhằm định hướng, phát triển hướng nghiên cứu của đề tài. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Khoá luận nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng sẽ sử dụng phương pháp này nhằm phân tích, tìm hiểu những vấn đề riêng lẻ trong truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn, sau đó sẽ tổng hợp, khái quát những đặc điểm tiêu biểu, chung nhất, độc đáo riêng biệt trong phong cách sáng tác truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng. 5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu Khi nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đối chiếu, so sánh giữa truyện ngắn của ông với tiểu thuyết, phóng sự của chính nhà văn. Và so sánh đối chiếu với 5 những truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam hiện đại trong trào lưu hiện thực phê phán như: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,… để làm nổi bật nét đặc sắc, độc đáo, đặc trưng về nội dung cũng như nghệ thuật trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng. Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu, phân tích chúng tôi còn kết hợp những phương pháp khác nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. 6. Những đóng góp của khoá luận Khoá luận hoàn thành sẽ góp phần vào quá trình tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, tư tưởng, phong cách sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Khoá luận của chúng tôi góp phần khẳng định giá trị truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cho nền văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng. Từ đó, giúp chúng tôi hiểu biết thêm về truyện ngắn của nhà văn, có cái nhìn toàn vẹn về vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam. Khoá luận hoàn thành cũng là cơ sở tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Ngữ văn trong quá trình làm đề tài khoá luận. 7. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận gồm ba chương: - Chương 1: Khái quát về Vũ Trọng Phụng và sự nghiệp sáng tác truyện ngắn Vũ Trọng Phụng - Chương 2: Nội dung truyện ngắn Vũ Trọng Phụng - Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng 6 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIA VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG 1.1. Khái quát về tác gia Vũ Trọng Phụng 1.1.1. Cuộc đời và con người 1.1.1.1. Cuộc đời Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 (tức ngày 11 tháng 9 năm Nhâm Tí) trong một gia đình rất nghèo ở Hà Nội (theo cách nói của Ngô Tất Tố là “nghèo gia truyền”). Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, làm thợ điện ở xưởng xe ô tô Ch. Boillot Hà Nội. Ông mất lúc Vũ Trọng Phụng mới 7 tháng tuổi. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, sống bằng nghề khâu vá thuê, người làng Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông nay thuộc thành phố Hà Nội. Bà ở vậy nuôi con từ năm 24 tuổi. Đây là một người mẹ “Chí từ của một con người có hiếu” [6, 149] (Nguyễn Tuân). Vũ Trọng Phụng lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của mẹ và được cắp sách đến trường. Năm 21 tuổi Tí - tên sữa của Vũ Trọng Phụng bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi (nay là trường viết văn Nguyễn Du), sau đó nữa học ở trường hàng kèn (nay là chỗ trường Quang Trung), sau đó nữa là trường Sinh Từ. Tuổi thơ của Vũ Trọng Phụng không được may mắn. Dù trong thế giới nhà trường, nhưng do hoàn cảnh xuất thân mồ côi, nghèo khó và tách biệt với đám học trò con nhà giàu không biết đến tình thương, nên Vũ Trọng Phụng mang trong mình sự mặc cảm, yếu đuối và đơn độc. Và cũng chính sự mặc cảm đó đã lớn dần trong lòng cậu học trò thơ ngây để rồi tích đọng lại thành nỗi bi phẫn, uất ức thù hằn với đời, với xã hội. Vũ Trọng Phụng có một cuộc đời nghèo khổ, buồn tủi. Sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, học hành dang dở. Năm 1926 - mười lăm tuổi, ông đỗ bằng tiểu học. Ông tiếp tục thi vào trường sơ cấp nhưng không có kết quả. Ông phải bỏ học giữa chừng để đi làm kiếm sống. Trong công việc ông cũng phải chịu cảnh long đong lận đận, đổi chỗ ở nhiều lần và làm nhiều nghề khác nhau. Khoảng tháng 10 năm 1926, Vũ Trọng Phụng xin vào làm thư kí ở nhà hàng Godard (chỗ bách hoá tổng hợp bây giờ). Được vài tháng vì mê văn chương hơn là làm tròn bổn phận của một viên thư kí, Vũ Trong Phụng bị mất việc. Sau đó, ông xin được đánh chân máy chữ ở nhà in Viễn Đông. Sau 2 năm 7 lại mất việc (1930). Từ đó ông quyết định chuyển hẳn sang chuyên tâm viết văn, viết báo. Tuy nhiên dù lao động cật lực ngòi bút của ông vẫn không thể nuôi nổi gia đình gồm 3 người phụ nữ là mẹ - vợ - con gái. Thêm vào đó, ông mang mầm bệnh lao bẩm sinh - căn bệnh hiểm nghèo không có thuốc chữa thời đó. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho gia đình ông vốn nghèo khó càng lâm vào cảnh túng quẫn nợ nần chồng chất, bản thân ông ốm đau không có tiền chữa bệnh. Vũ Trọng Phụng - con người tài hoa bạc mệnh. Ông bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn từ khi mười tám tuổi và hai mươi bảy tuổi ông đã có một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Nhưng ông lại là con người đoản mệnh. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 lúc đó mới 27 - cái tuổi đang sung sức và đang nở rộ, tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới, ngã Tư Sở nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông mất đi để lại cảnh gia đình côi cút: Bà nội, một mẹ già, một người vợ goá và một con gái vừa đầy năm. Kỉ niệm 10 năm ngày mất của Vũ Trọng Phụng, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Anh mất đi đến nay đã được hơn 10 năm rồi, nhưng nói đến anh thiên hạ vẫn còn nuối tiếc, nhất là từ khi anh mất, cái chỗ ngồi của anh trong làng văn, làng báo vẫn chưa có ai thay thế được, nhất định phải là người có giá” [Google.com.vn, Những đánh giá về truyện ngắn Vũ Trọng Phụng]. 1.1.1.2. Con người Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khổ, nhưng được nuôi dưỡng bởi vòng tay ấm áp và nguồn sữa tình thương của người mẹ hiền, đã hình thành ở Vũ Trọng Phụng phẩm chất của một con người bình dị, sống chừng mực và giàu lòng tự trọng. Trong cuộc sống, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm để cưới vợ, có con nối dõi. Đối với bạn bè, ông coi tình cảm là trên hết: “Trong chỗ chúng bạn, tôi ghét nhất sự vay mượn. Ở đâu mà đồng tiền đã lọt đến, sự tốt đẹp sẽ không còn” [13, 74]. Cách sống chừng mực của Vũ Trọng Phụng thể hiện rõ ngay trong sự ăn mặc, sự lựa chọn đồ dùng của nhà văn, chưa ai trong số các bạn thân của anh đã được ngạc nhiên thấy Vũ Trọng Phụng dám phá cách ăn mặc lạ bao giờ. Do phần lớn cuộc đời Vũ Trọng Phụng sinh sống ở thành thị, nên ông có một lối sống vô cùng phong phú ở nơi đây. Xuất thân trong gia đình nghèo, lại phải quay cuồng, vật lộn với cuộc sống mưu sinh hàng ngày, nên Vũ Trọng Phụng có cơ hội gần gũi với những người nghèo khổ thành thị. Ông có dịp tiếp xúc thường 8 xuyên với những hạng người cùng đinh dưới đáy xã hội (con sen, thằng ở, đám dân nghiện hút, bọn lưu manh, gái điếm…) nên ông có cái nhìn rất chân thật về họ. Sống trong thời buổi xã hội “mưa Âu, gió Mĩ”, nhưng Vũ Trọng Phụng là một con người sống nền nếp, nguyên tắc, khuôn phép theo nếp cũ. Ông coi những điều luân lí của Không Tử là vĩnh viễn “bất khả xâm phạm”. Ông giữ chữ tín của một nhà nho chính thống. Đặc biệt, về tiền tài thì “tài tượng phân minh” hơn ai hết. Trong tờ chúc thư trước khi mất, ông ghi cả những vật dụng mọi người đem tặng để thực hành theo kiểu “Ăn miếng trả miếng”: “Ngày sinh của tôi, bác X mừng một cái vòng, ông A một cái áo, anh C một chai rượu vang” [13, 76]. Có lẽ trong làng văn Việt Nam khó có thể tìm thấy ai lại rạch ròi, phân minh hơn Vũ Trọng Phụng về chuyện tiền bạc. Vũ Trọng Phụng là con người có thái độ bi phẫn với thực tại xã hội. Cách sống nề nếp, đã ăn sâu vào máu thịt Vũ Trọng Phụng, nhưng tạo hoá bắt ông sống trong thời buổi lố lăng, kệch cỡm, Tây - Tàu - Ta lẫn lộn, đan xen chồng chất lên nhau tạo nên bản hợp xướng mà đồng tiền chính là “người điều khiển” dàn xướng ca ấy, tất cả như tầng tầng lớp lớp những đợt sóng thần dội vào tâm hồn nhạy cảm của nhà văn. Ông thẳng thừng gọi tên xã hội mà ông đang sống “chó đểu”, xã hội mà mọi thứ trật tự bị đảo lộn. Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt xã hội Tây Tàu nhố nhăng, kệch cỡm. Theo ông, xã hội đương thời chỉ tồn tại sự lừa lọc, ích kỉ, sự lên ngôi của đồng tiền mà mọi thứ tình cảm, những nguyên tắc gia phong bị phá vỡ, một xã hội được “xát xà phòng thơm” nhưng vẫn không thể che đậy những mùi “hôi hám” của nó. Vũ Trọng Phụng rất tin vào tướng số, định mệnh. Ông tin vào sự may rủi trong cuộc sống. Và theo ông, mỗi con người sinh ra đã được định trước số mệnh giàu, nghèo, sướng, khổ… không thể thay đổi được. Tư tưởng này được hình thành xuất phát từ gia cảnh của nhà văn - mẹ ông cho đến ông, cho dù đã lao động cật lực nhưng nghèo càng nghèo thêm. Ở phương diện khác, trong môi trường sống của tác giả, cả xã hội đang diễn ra có quá nhiều cái ngẫu nhiên, may rủi. Cái xấu thì dường như được “khoác trên mình những bộ cánh mới” để thành cái tốt đẹp. Cuộc sống của con người lao động thì ngày càng túng quẫn. Chính cái vòng luẩn quẩn đó đã hình thành ở Vũ Trọng Phụng tư tưởng hạn chế, bi quan, định mệnh với cuộc đời. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng trong tác phẩm của mình chủ yếu là mặt trái, cái xấu của con người, xã hội: Đó là một thứ nhân loại nhốn nháo, hoạt động quyết liệt và luôn luôn xung đột hoặc bóc lột nhau, ức hiếp nhau, hoặc lừa dối 9 nhau, chơi xỏ nhau, rồi cãi nhau, kiện cáo nhau. Những số phận đủ loại cứ đan xen xếp vào nhau, vấp vào nhau, đâm sầm vào nhau, tạo nên toàn những cảnh “lên voi xuống chó”, xuống chó lại lên voi, gái lành thành gái điếm, công tử thành cờ bạc bịp, ông lí thành phu xe, kẻ vô học thành kẻ tri thức, thằng lưu manh thành “anh hùng cứu quốc”, mụ me Tây được “tiết hạnh khả phong”, thằng đại bất nhân đọc diễn văn về lòng nhân đạo, rồi đang bạn hoá thù, kẻ bị khinh bỉ bỗng thành người trọng vọng, người bị dày xéo trở nên đầy quyền thế. Sự lựa chọn này đã đem đến một vị trí xứng đáng cho Vũ Trọng Phụng - nhà văn hiện thực trào phúng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam Việt Nam hiện đại. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác và quan điểm nghệ thuật 1.1.2.1. Quan điểm nghệ thuật Vũ Trọng Phụng là một trong những tác giả tiêu biểu, đứng vị trí hàng đầu của văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Sinh thời ông được tôn vinh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”, một con người tài năng có nhiều sáng tạo trong văn chương. Có thể nói, trong sáng tạo nghệ thuật, điều quyết định là tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. “Nó tạo ra ở tâm hồn nhà văn một chất dính riêng, có khả năng bắt lấy, hút lấy rất nhạy, và làm sống dậy trí tưởng tượng của người viết tất cả những tư liệu gián tiếp thu lượm từ sách vở, báo chí hay nghe ai đó thuật kể lại” [Google.com.vn, Mấy suy nghĩ từ cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng]. Không giống với Nam Cao, Ngô Tất Tố hay Nguyễn Công Hoan, tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng có nguồn gốc từ đời sống thực tế. Nó được hình thành ở nhà văn ngay từ thuở ấu thơ do tác động của môi trường sống (môi trường gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hoá,…). Do hoàn cảnh xuất thân trong một gia đình nghèo thành thị, mồ côi cha từ nhỏ, nhà lại có bệnh lao gia truyền (ông nội, ông thân sinh và bản thân Vũ Trọng Phụng đều mất sớm vì bệnh lao). Lại nữa, khi cha Vũ Trọng Phụng qua đời, cảnh nhà rất bi thảm: Hai người đàn bà goá trong một gia đình, khi học xong tiểu học ông đã phải đi làm để kiếm sống. Sau đó, Vũ Trọng Phụng phải bơn trải với rất nhiều nghề nhưng công việc không ổn định vì nạn kinh tế khủng hoảng. Một thiếu niên vừa bước chân vào đời thì mọi con đường lập thân, lập chí đều bị tắc nghẽn hết. Hơn nữa ông lại sống chủ yếu ở phố Hàng Bạc trong một căn gác xép. Vùng phố này là một trong những trung tâm buôn bán và ăn chơi của Hà Nội. Cạnh nhà Vũ Trọng Phụng lại sừng sững dinh cơ của bà bé Tí - một mụ me Tây cao cấp, nổi tiếng một thời. Vậy là hàng ngày giễu qua giễu lại trước mắt Vũ Trọng Phụng một 10 thế giới hỗn độn đủ hạng người như muốn trêu ghẹo trọc tức ông: Giàu là con buôn, me Tây, bọn công tử bột ăn chơi; nghèo là bồi săn, bồi tiêm, ma cô, lưu manh, gái điếm,… Chính hoàn cảnh ấy, đã tạo ra một nhà văn Vũ Trọng Phụng mang trong mình tư tưởng bi phẫn, bi quan, định mệnh mãnh liệt đối với cái xã hội mà ông gọi là “chó đểu” - một xã hội mà kẻ có quyền, có tiền làm chủ tất cả còn những người nghèo khổ kia chỉ là những đám đông thấp cổ, bé họng, không có khả năng cách mạng. Do tư tưởng bi phẫn, bi quan nên Vũ Trọng Phụng có cách nhìn không mấy thiện cảm về con người. Đối với ông, con người có căn tính chủ yếu là dâm đãng, là hám tiền, hám danh lợi còn cuộc đời thì thật vô nghĩa lí. Tư tưởng ấy được nhà văn thể hiện rất rõ trong hầu hết các sáng tác, đặc biệt là trong tiểu thuyết “Giông tố”. Các nhân vật trong tiểu thuyết này dường như trở thành những cái loa phát ngôn cho tư tưởng của ông. Với Mịch cô thấy “loài người là ích kỉ, độc ác, không còn một ai đáng yêu” [17, 113], ở Long thì “giận thân, giận đời” và cảm thấy “một người không cùng máu mủ thì không thể nào cầu được ở người không cùng máu mủ” [17, 133]. Hay như ở Tú Anh cũng “phát ngôn” cho Vũ Trọng Phụng những tư tưởng bi quan hoài nghi về con người về cuộc đời “không một người đàn bà nào lại chung tình với một người đàn ông nào” [17, 178]. Sự hoài nghi về nhân cách con người không chỉ được thể hiện trong Giông tố mà trong đọc truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng người ta càng thấy rõ hơn điều đó. Trong xã hội đó, người ta không còn có thể dễ dàng tin tưởng nhau chồng nghi ngờ vợ (Cái ghen đàn ông), thậm chí họ còn phụ bạc nhau như: Vợ đi ngoại tình (Từ lí thuyết đến thực hành), lợi dụng tình yêu, sự tin tưởng để lừa lọc, dối trá lẫn nhau (Bẫy tình, Thủ đoạn, Người có quyền…). Trong toàn bộ sáng tác của mình nhà văn Vũ Trọng Phụng luôn thể hiện thái độ căm phẫn đối với bọn giàu có thuộc tầng lớp thống trị khi ông đứng trên địa vị của những người nghèo khổ. Còn đối với tầng lớp lao động nhà văn tỏ thái độ hoài nghi, với ông họ là những con người “vô nghĩa lí”, bị cái “vật chất” lấy đi nhân cách, bị thói ích kỉ, dục vọng điều khiển mà không cưỡng lại được. Tựu chung lại, tư tưởng bi quan, bi phẫn, định mệnh đã ảnh hưởng chi phối đến các sáng tác và tạo nên một dấu ấn riêng độc đáo cho văn phong, đậm chất Vũ Trọng Phụng. Đôi khi ông thể hiện sự bi quan, mất niềm tin vào con người nhưng đằng sau đó người đọc lại thấy được một Vũ Trọng Phụng luôn khao khát, hi vọng về một xã hội tốt đẹp hơn. Đó là một xã hội công bằng, dân chủ, người ta không chỉ sống vì tiền, đồng tiền chỉ là phương tiện để sống chứ không 11 quyết định tất cả, bán rẻ bản chất con người. Và ở xã hội đó, mọi người yêu thương đùm bọc nhau, không thủ đoạn với nhau cho dù người ta có không cùng máu mủ đi chăng nữa. 1.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Vũ Trọng Phụng là nhà văn “tài danh bạc mệnh” sự ra đi của ông đúng lúc tài năng đang ở độ chín nhất, để lại niềm thương tiếc vô hạn cho nhiều đồng nghiệp cũng như nhiều độc giả. Mặc dù sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng diễn ra vẻn vẹn chưa đầy mười năm, nhưng ông đã để lại cho hậu thế một di sản văn học khá đồ sộ, trong đó nhiều sáng tác xuất sắc. Nhìn một cách tổng quát, sáng tác của Vũ Trọng Phụng có thể chia 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ năm 1930 - 1935 - Giai đoạn 2: Từ năm 1935 - 1936 - Giai đoạn 3: Từ năm 1936 - 1939 * Giai đoạn từ năm 1930 - 1935 Về truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng có sáng tác đăng báo từ năm 1930. Qua lời kể của Tam Lang (“Vài kỉ niệm về Vũ Trọng Phụng”- Tao đàn số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng), của Thiều Quang (“Tập san phê bình” số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, năm 1957) ngay từ truyện ngắn đầu tay đăng trên “Ngọ báo” khoảng năm 1930 với Chống nạng lên đường, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng thể hiện khuynh hướng tả chân rõ rệt. Với khuynh hướng này, ông đã vạch ra những truyện dơ dáy của xã hội, nhất là lối văn “Lại tả một cách bạo hơn nữa, bạo đến sỗ sàng” (Tam Lang - Bài đã dẫn). Đây là thời kì mà Vũ Trọng Phụng cho ra đời nhiều sáng tác truyện ngắn nhất. Tính riêng một năm 1931, ông đã cho ra mắt công chúng tám truyện, cụ thể là: Tội người cô, Nhân quả, Cái tin vặt, Thủ đoạn, Điên, Bẫy tình, Phép ông láng giềng, Bà lão loà. Và ở giai đoạn đầu sáng tác, chặng đường năm năm Vũ Trọng Phụng đã có cho mình một con số tròn trĩnh hai mươi truyện ngắn. Năm 1931, Vũ Trọng Phụng cho ra mắt vở kịch “Không một tiếng vang”. Đây vở “dân sinh bi kịch ba hồi” của Vũ Trọng Phụng (Thế Lữ) theo đúng luật Tam - duy - nhất của kịch cổ điển Pháp. Tác phẩm này được đánh giá là cột mốc đánh dấu sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng một cách chính thức qua tác 12 phẩm ông đã khẳng định mình là cây bút hiện thực phê phán. Trước xã hội đồng tiền vô nhân đạo chà đạp lên con người nghèo khổ lép vế, người thanh niên tri thức đã phẫn uất chống trả lại bằng cách “nổi loạn” cá nhân, song “nổi loạn” hay nhẫn nhục cũng đều bế tắc. Một không khí u ám bao trùm lên toàn vở kịch. Vũ Trọng Phụng chỉ thực sự nổi tiếng từ những phóng sự “Cạm bẫy người” (1933) và “Kĩ nghệ lấy Tây” (1934). Kĩ nghệ lấy Tây đã điều tra ghi chép, điều tra về cuộc sống đám “Me Tây” xung quanh trại lính lê dương vùng Thị Cầu, Bắc Giang và cái “nghề lấy Tây” của họ. Với ngòi bút tả chân Vũ Trọng Phụng đã lạnh lùng phơi trần những cảnh sống tạm bợ, ăn sổi ở thì đến kỳ quặc của những cặp vợ chồng mà người đàn bà chỉ nghĩ đến tiền, người đàn ông chỉ nghĩ đến nhục dục . Cũng năm 1934 Vũ Trọng Phụng cho đăng tiểu thuyết “Dứt tình” trên “Hải phòng tuần báo”. Câu chuyện tình lãng mạn diễn ra trên bãi biển, phong khách không hợp lắm với ngòi bút “tả chân” của nhà văn, nó chỉ chúng tỏ sức hấp dẫn mạnh mẽ của trào lưu lãng mạn khi đó đối với ông. Tựu chung lại, những sáng tác của Vũ Trọng Phụng thời kì này này có mấy điểm nổi bật: Trước hết, đó là khuynh hướng “tả chân” và tố cáo xã hội. Vũ Trọng Phụng xông xáo, táo bạo trong việc “lật mặt trái” dơ dáy của xã hội thuộc địa thối nát đó. Giá trị hiện thực chủ yếu trong sáng tác Vũ Trọng Phụng thời kì này phản ánh được tình trạng bần cùng, phá sản, lưu manh hoá của tầng lớp tiểu tư sản, dân nghèo thành thị và nông dân trong những năm khủng hoảng kinh tế, tình trạng giàu nghèo bất công và những tệ nạn xã hội thành thị đương thời. Qua đó ông bày tỏ thái độ ghê gớm đến thói lừa lọc, đểu giả, bất nhân, chà đạp lên chuẩn mực đạo đức, luân thường đạo lí, chỉ biết đến tiền và nhục dục. Tuy vậy, thời kỳ này Vũ Trọng Phụng cũng bộc lộ một số hạn chế. Đó là phạm vi phản ánh còn hẹp, đối tượng phản ánh chủ yếu là đám lưu manh, và dân nghèo ở thành thị, chưa đi vào đề tài rộng lớn, điển hình, chiều sâu, sự phản ánh cũng như tình cảm nhà văn còn hạn chế. Nhà văn lên án sự bất công, thối nát của xã hội, song chưa nhìn rõ mối mâu thuẫn giai cấp và nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn xã hội lưu manh, mại dâm… Những lời kết án đồng tiền tuy đanh thép nhưng chưa chỉ ra được nguyên nhân căn bản khiến đồng tiền lũng đoạn xã hội là do thế lực sử dụng đồng tiền. 13 Sáng tác Vũ Trọng Phụng thời kì này còn có những mâu thuẫn. Trong khi phơi bày những ung nhọt của xã hội, phản ánh cuộc sống khốn khổ của những người nghèo khổ, những nạn nhân của xã hội, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, lạnh lùng và có thái độ miệt thị đối với họ. * Giai đoạn từ cuối 1935 - 1936 Đây là giai đoạn sáng tác ngắn nhất, song dồi dào và đạt tới đỉnh cao nhất trong sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng nở rộ hơn cả. Bằng sức lao động không mệt mỏi, Vũ Trọng Phụng đã sản sinh ra nhiều kiệt tác. Trên tuần báo “Công dân” số 1 ra ngày 25 tháng 9 năm 1935, ông bắt đầu cho đăng phóng sự “Dân biểu và dân biểu”. Tiếp đó trên “Hà Nội báo” số ra đầu tiên ngày 01 tháng 01 năm 1936 ông bắt đầu cho ra tiểu thuyết “Giông tố”. Cũng trên “Hà Nội báo”, ông lần lượt đăng phóng sự “Cơm thầy cơm cô” (từ số 12 ra ngày 25 tháng 3 năm 1936), “Số đỏ” (tiểu thuyết hoạt kê, từ số 40 ra ngày 07 tháng 10 năm 1936). Trong khi đó, trên tờ “Tương lai” Vũ Trọng Phụng cho đăng tiểu thuyết Vỡ đê (từ tháng 7 năm 1936) và nhiều bài bút chiến. Trên tờ “Sông Hương” ông cho đăng tiểu thuyết “Làm đĩ” cũng trong năm 1936. Với một loạt tiểu thuyết khá dày dặn ra đời năm 1936 phạm vi hiện thực đã mở ra khá rộng. Dường như nhà văn muốn bao quát toàn thể xã hội để dựng nên bức tranh toàn cảnh về hiện thực Việt Nam đương thời. Sự phản ánh đã được nâng lên cả bề rộng lẫn chiều sâu, thế giới nhân vật phong phú hơn bao giờ hết. Hiện thực trong “Giông tố” khá bề bộn, phong phú và tất cả đều quay cuồng, điên đảo trong một xã hội bất công thối nát. Trong đó, nổi bật lên bộ mặt tàn ác, bỉ ổi của bọn tư sản phản động mà Nghị Hách là một điển hình. Dưới sự áp chế của Nghị Hách, cùng sự câu kết với bọn quan lại đã đè đầu cưỡi cổ lên lớp dân nghèo khiến cuộc sống của họ thêm khổ cực. Địa bàn trong “Số đỏ” hẹp hơn, tác giả đi sâu vào miêu tả xã hội tư sản thành thị đang chạy theo “Âu hoá” hết sức lố lăng, đồi bại. Đó là một xã hội gồm đủ các hạng người tiêu biểu: Từ mụ me Tây đĩ thoã đến gái mới lãng mạn hư hỏng một cách ngây thơ, từ chủ tiệm may “Âu hoá” tha thiết “cải cách xã hội” bằng những mốt y phục đến nhà hoạ sĩ hăng hái cổ động “Âu hoá” song cấm vợ và con gái không được mặc tân thời, từ cụ cố Hồng hiếu danh đần độn vô nghĩa lí đến ông chủ Bồng Lai kiêm vua thuốc lậu… Thậm chí cả Vua ta, Vua Xiêm, Toàn quyền, Thống sứ cũng bị đưa lên sân khấu trò hề “Số đỏ”. Và 14 giữa đám nhân vật ô hợp, quái dị ấy nổi lên gã Xuân Tóc Đỏ bịp bợm nhem nhuốc, một tên ma cà bông trở thành kẻ thượng lưu có hạng. “Vỡ đê” cũng là một tiểu thuyết có tầm bao quát rộng từ nông thôn đến thành thị với đầy đủ các tầng lớp xã hội: Nông dân, địa chủ, cường hào, quan huyện, thầu khoán, Tổng đốc, công sứ,… gái mới. Ngoài ra, thời kỳ này, Vũ Trọng Phụng còn cho ra mắt hai phóng sự là “Cơm thầy cơm cô” và “Vẽ nhọ bôi hề”. Cùng với sự nở nộ về phóng sự, tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng cũng rất thành công trong lĩnh vực “truyện ngắn”. Trong khi người đọc chưa hết ngạc nhiên bởi sự xuất hiện của Giông tố và Cơm thầy cơm cô thì một loạt truyện ngắn “Giấc mơ ngày Tết, Tết ăn mày, Lỡ lời, Bộ răng vàng, Con người điêu trá…” ra đời đã khẳng định Vũ Trọng Phụng không chỉ là “ông vua phóng sự đất Bắc” mà ông còn là người “bậc thầy” về truyện ngắn. Bộ răng vàng, Hồ sê líu hồ líu sê sàng,… được coi là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông. Những truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng trong thời kì này là những bản án đanh thép lên án đồng tiền và phê phán những lối sống đua đòi, bê tha, trụy lạc, lãng mạn rởm của những con người Âu hoá trong xã hội bấy giờ. * Giai đoạn 1937 đến tháng 10 năm 1939 Đây là giai đoạn thoái trào của ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Nếu như giai đoạn 1935 - 1936 Vũ Trọng Phụng viết một cách say sưa, viết không biết mệt mỏi thì thời kì này hầu như Vũ Trọng Phụng không để lại một tác phẩm xuất sắc nào. Đây là thời kì yếu nhất trong đời văn Vũ Trọng Phụng. Dù ông vẫn viết nhiều, viết đều, vừa làm báo, vừa sáng tác truyện ngắn, phóng sự, kịch nói, truyện dài. Song ngòi bút của Vũ Trọng Phụng khác hẳn cái khí thế háo hức của những năm 1936. Về truyện ngắn, ở giai đoạn này, Vũ Trọng Phụng tiếp tục viết về chủ đề sức mạnh của đồng tiền, về sự tha hoá của những kẻ hám tiền. Đó là xã hội mà kẻ không có tiền chỉ là một con số không vô nghĩa lí, bị nhân tình bỏ rơi, bị tước quyền làm bố (Người có quyền).Vì tiền mà người có học cũng trở nên cạn tàu ráo máng với bạn bè, hàng xóm láng giềng xưa kia thân thiết (Một đồng bạc). Đồng tiền ngự trị chi phối đến cả hành vi con người. Những sáng tác của Vũ Trọng Phụng mặc dù có ý nghĩa tố cáo, thế nhưng sự phê phán đồng tiền vẫn còn trừu tượng, mất đi ý nghĩa xã hội vì không nhằm vào lực lượng sử dụng đồng tiền là tầng lớp thống trị, vào bản chất quan hệ xã hội mà nhằm vào tâm lí “người đời” 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan