Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong m...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong m

.PDF
62
190
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC SA THỊ ĐIỂN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ ĐỔI MỚI VỀ PHẠM VI PHẢN ÁNH HIỆN THỰC TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN SAU 1978 CỦA NGUYỄN KHẢI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC SA THỊ ĐIỂN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ ĐỔI MỚI VỀ PHẠM VI PHẢN ÁNH HIỆN THỰC TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN SAU 1978 CỦA NGUYỄN KHẢI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Mai Thị Chín Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành với sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Mai Thị Chín, giảng viên khoa Ngữ Văn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến cô, người đã luôn quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Nhân dịp khóa luận được công bố, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tổ Văn học Việt Nam, tập thể các thầy, cô khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo, các thầy cô Thư viện cùng cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp K51ĐHSP Ngữ Văn đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 4 năm 2014 Người thực hiện Sa Thị Điển MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 4 7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 6 1.1. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khải. ................................................................ 6 1.1.1. Tiểu sử và con người Nguyễn Khải. ......................................................... 6 1.1.1.1. Tiểu sử ................................................................................................... 6 1.1.1.2. Con người .............................................................................................. 7 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................... 8 1.1.3. Quan niệm nghệ thuật ............................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 9 1.2.1. Khái niệm đề tài ....................................................................................... 9 1.2.2. Khái niệm hiện thực ................................................................................. 9 1.3. Phạm vi, mức độ phản ánh hiện thực trong văn học Việt Nam .................. 10 1.3.1. Phạm vi, mức độ phản ánh hiện thực trong văn học Việt Nam trước 1975 ......................................................................................................................... 10 1.3.2. Phạm vi, mức độ phản ánh hiện thực trong văn học Việt Nam sau 1975 12 1.4. Phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn trước năm 1978 của Nguyễn Khải. ................................................................................................................ 14 CHƢƠNG 2. SỰ ĐỔI MỚI VỀ PHẠM VI PHẢN ÁNH HIỆN THỰC TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN SAU 1978 CỦA NGUYỄN KHẢI .... 18 2.1. Nguyễn Khải với việc phản ánh hiện thực các vấn đề đạo đức của xã hội . 19 2.1.1. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người vẫn luôn được giữ gìn và phát huy ........................................................................................................... 19 2.1.2. Sự lung lay, rạn nứt của một số chuẩn mực đạo đức xã hội trước sự tác động của xã hội ................................................................................................ 25 2.1.3. Sự thay đổi trong mối quan hệ xã hội ..................................................... 32 2.2. Nguyễn Khải với việc phản ánh hiện thực số phận con người.................... 36 2.2.1. Hiện thực về số phận của những con người trở về sau chiến tranh. ......... 36 2.2.2. Hiện thực về số phận con người trong sự hòa nhập với thời cuộc ........... 41 2.2.3. Hiện thực vế số phận của con người trước những thay đổi của thời cuộc của cơ chế thị trường. ....................................................................................... 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….……………………….56 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài: Bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau 1978 của Nguyễn Khải vì những lí do sau đây: 1.1. Trong đội ngũ các nhà văn đương thời, Nguyễn Khải là một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng sau năm 1945 một cây bút viết khỏe, viết đều và có những thành tựu to lớn từ những năm sau hòa bình. Dù sáng tác ở thể loại nào: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn… Nguyễn Khải cũng đạt được những thành tựu nhất định và để lại những ấn tượng độc đáo khó quên trong lòng độc giả. Những tác phẩm của Nguyễn Khải, đặc biệt là truyện ngắn của ông đã phản ánh và bám sát các vấn đề thời sự nóng hổi của cuộc sống hàng ngày, những cảnh đời, những số phận thật của cuộc sống. Tác phẩm của ông là những bức tranh xã hội hết sức sinh động và độc đáo, có cả cái đẹp vĩnh hằng và cũng có cả những cái xấu xí được tái tạo qua ngòi bút của nhà văn. Ngòi bút sắc sảo ấy còn phản ánh được những hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, nhưng đằng sau những trang văn ấy là một cái tôi, một Nguyễn Khải đằm thắm, tha thiết, nặng lòng yêu thương và chia sẻ với những cảnh đời, số phận của con người. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Khải là việc làm cần và không bao giờ đủ. 1.2. Tìm hiểu những truyện ngắn của Nguyễn Khải trước và sau năm 1978, tôi như được thấy, được trò chuyện, được đối thoại với chính nhà văn về các vấn đề của cuộc đời về những giá trị thức thời và những mối quan hệ giữa đạo đức con người... Tôi cũng đã thấy được những câu hỏi mà ông đặt ra: cuộc sống và những cảnh đời éo le, sự hi sinh và vượt lên số phận hay mối quan hệ của đạo đức con người? Vì vậy tôi thực hiện đề tài này với hi vọng tìm ra câu trả lời, những ẩn số để cùng mọi người nhìn nhận và giải đáp những vấn đề trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. 1.3.Từ nhiều năm nay, nhiều tác phẩm của Nguyễn Khải đã được đưa vào chương trình giáo dục ở các bậc học phổ thông, đại học và dành được sự yêu mến của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những tiết học về nhà văn Nguyễn Khải còn ít. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho người học, học sinh, sinh viên, chưa có điều kiện tìm hiểu mảng truyện ngắn của ông. Do đó tôi chọn đề tài này với hi vọng rằng khi đề tài được chỉnh sửa và đưa vào nghiệm thu có thể xem xét như một tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên khoa Văn khi học tập và tìm hiểu những tác phẩm cũng như tìm hiểu nhà văn Nguyễn Khải. 1 Với niềm ngưỡng mộ tài năng và với niềm say mê hứng thú khi đọc những truyện ngắn của ông, tôi thực hiện đề tài này với mong muốn có một cách nhìn, cách hiểu chính xác và đầy đủ hơn về nhà văn Nguyễn Khải. Qua đó, mong muốn nhận được những bài học cho mình từ chính cuộc đời và những trang viết của ông. 2. Lịch sử vấn đề Với một sự nhạy bén, xông xáo với các vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự, nhà văn Nguyễn Khải đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương của mình. Những trang viết sắc sảo, đầy “chất văn xuôi” của ông không những chiếm được cảm tình của độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi “giao tiếp, đối thoại” của đông đảo bạn đọc. Ngay ở những tác phẩm đầu tay, Nguyễn Khải đã tạo được ấn tượng và sự chú ý của đồng nghiệp và độc giả. Ngay sau khi tác phẩm Xung đột (1959) và Mùa lạc (1966) ra đời thì ngòi bút của ông càng tỏ ra sung sức hơn, nhất là trong giai đoạn văn học thời kì đổi mới. Nguyễn Khải là nhà văn luôn luôn tìm tòi, trăn trở, tìm cách xuất hiện mới và khẳng định mình. Tác phẩm của ông ra đời đều phản ánh sự thay đổi, những bước chuyển của xã hội con người. Chính vì vậy, ông luôn đóng vai trò của một con người có tầm nhìn xa, sớm đứng về cái mới cái sẽ thắng thế. Vì thế mà sáng tác của ông luôn là đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, tìm tòi, khám phá. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh là người có bài viết đầu tiên về Nguyễn Khải, với Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải (Nxb Giáo dục, 1964), ông đã có những nhận xét, đánh giá đầy thuyết phục: “Ở Nguyễn Khải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa khiếu quan sát sắc sảo của một nghệ sĩ và sự nhạy bén của một người hoạt động xã hội” [13, 56]. Không chỉ có vậy, ông còn phát hiện Nguyễn Khải là một nhà văn có phong cách hiện thực tỉnh táo. Tuy nhiên bài viết mới chỉ đưa ra những nhận định chung về tác phẩm của Nguyễn Khải chưa đề cập đến việc đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. Trong cuốn Nhà văn Việt Nam (1945-1975), tập 2 (Nxb Đại học và THCN, 1983), nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định rằng: “Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp thuyết phục theo cách riêng của mình” [13, 35]. Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy trong bài nghiên cứu Vài đặc điểm phong cách nghê ̣ thuật Nguyễn Khải (Nxb Giáo dục, 1990) đã nhận định rằng : “Từ lâu, Nguyễn Khải được chú ý vì cái độc đáo của cá tính, sáng tạo. Nhà văn 2 sớm định cho mình một phong cách riêng và ngày càng tỏ rõ bản lĩnh nghệ thuật. Ở Nguyễn Khải, người ta thấy nổi bật lên khuynh hướng văn xuôi hiện thực tỉnh táo giàu yếu tố chính luận và tính thời sự” [13, 86]. Đồng thời ông cũng phát hiện: “Sáng tác của Nguyễn Khải là loại sáng tác mang luận đề và tính chính luận rõ nét . Cái tạo nên sự hấp dẫn người đọc chính là sức thuyết phục của lí lẽ” [13, 89]. Bài viết đã đề cập đến đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải nhưng về sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thì chưa có sự đề cập và nghiên cứu trực tiếp. Tác giả Bích Thu khi nghiên cứu về : Giọng điệu trầ n thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đế n nay (Nxb Giáo dục, 1997) đã nhận xét: “Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây , một phần đáng kể do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn” [13, 122]. Tuy nhiên, đó chỉ là những khía cạnh riêng về giọng điệu trần thuật, chưa có sự nghiên cứu về sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. Khi đọc “truyện ngắn và tạp văn ” của Nguyễn Khải (Báo Nhân Dân, ngày 27-2-1999) nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã khẳng định: “Văn của Nguyễn Khải không màu mè, không thiên về tả trời, mây, non nước. Bắt đầu vào trang viết là gặp ngay nhân vật, biến cố, sự kiện; theo đó là sự giăng mắc những suy tưởng, kí ức, cảnh ngộ, những lẽ đời, lòng mình và lòng người. Văn ông vì thế giàu chất chiêm nghiệm, sự lịch lãm, trải đời; càng nhiều hơn là những toan tính giả định, lật đi lật lại vấn đề, khiến người đọc cuốn hút theo biết bao những trăn trở, suy tư và số phận nhân vật” [13, 383]. Tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã đi sâu vào tìm hiểu cách thể hiện trong văn chương của Nguyễn Khải, nhưng chưa quan tâm đến sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. Trong bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích (Nxb Giáo dục, 2001) tác giả Đào Thủy Nguyên đã nhận xét: “Coi con người là trung tâm của sự khám phá và nghiền ngẫm hiện thực, Nguyễn Khải ít xây dựng loại nhân vật tính cách mà thường xây dựng loại nhân vật mang vấn đề, nhân vật tư tưởng. Nhà văn đặt vấn đề qua nhân vật, lấy nhân vật làm nơi thể hiện các quan niệm nghệ thuật và các ý đồ tư tưởng của mình” [13, 149]. Như vậy, trong bài viết này tác giả đã đề cập đến thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Khải nhưng chưa tìm hiểu về sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. 3 Trên đây là các nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về nhà văn Nguyễn Khải. Ông chính là nhà văn của các “vấn đề văn học”, những vấn đề của hôm nay, được Nguyễn Khải bám sát và đưa những vấn đề ấy vào trong những sáng tác của mình, nhất là trong mảng truyện ngắn chứng tỏ ông là người nhạy bén, tinh tế, có sự tìm tòi khám phá mới mẻ. Chính phong cách riêng ấy đã giúp nhà văn luôn bắt kịp mọi biến đổi của văn học cũng như xã hội. Tuy nhiên, các ý kiến trên đều là những nhận định chung, xuất phát từ toàn bộ sáng tác của Nguyễn Khải. Tuy đã có những công trình nghiên cứu với quy mô nhỏ, song cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách chuyên sâu về đề tài đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn sau năm1978 của Nguyễn Khải . Chính vì vậy, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: Bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau năm 1978 của Nguyễn Khải để góp phần hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về sáng tác của Nguyễn Khải. Từ đó giúp người đọc hiểu một cách sâu sắc hơn về những quan niệm và những suy ngẫm về cuộc đời trong sáng tác của ông, nhất là mảng truyện ngắn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng Nghiên cứu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau 1978 của Nguyễn Khải. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 18 truyện ngắn trong tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải. 4. Giả thuyết khoa học Tìm hiểu và đánh giá thành công sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau 1978 của Nguyễn Khải. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích: Phân tích các nguồn tư liệu đã có và các dẫn chứng nhằm làm nổi bật được sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong mô ̣t số truyện ngắn sau năm 1978 của Nguyễn Khải. 5.2. Phương pháp so sánh: So sánh về phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn trước và sau năm 1978 của Nguyễn Khải. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài mang lại cái nhìn đầy đủ hơn về sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực của Nguyễn Khải qua một số truyện ngắn. 4 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc của đề tài gồm 2 chương cụ thể: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau năm 1978 của Nguyễn Khải. 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khải 1.1.1. Tiểu sử và con người Nguyễn Khải 1.1.1.1. Tiểu sử Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930, tại Hà Nội, trong một gia đình viên chức. Quê nội Nguyễn Khải ở phố Hàng Than, thành phố Nam Định. Quê ngoại ở xã Hiếu Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ Nguyễn Khải sống ở quê ngoại nên có nhiều thời gian học ở Hải Phòng và Hà Nội. Vừa học xong năm thứ 3 (tương đương với lớp 8 bây giờ) ở một trường trung học ở Hà Nội thì kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Nguyễn Khải rời thành phố cùng mẹ và em tản cư về quê ngoại. Năm 16 tuổi (1946) Nguyễn Khải tham gia kháng chiến ở Hưng Yên. Năm 1948, Nguyễn Khải làm y tá đồng thời có viết bài cho tờ Dân quân Hưng Yên. Nhờ vậy, 1949 Nguyễn Khải được điều lên làm phóng viên cho tờ báo này. Cuối 1950, Nguyễn Khải đi dự lớp nghiên cứu văn nghệ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, do hội văn nghệ Trung ương và Chi hội văn nghệ Khu Bốn phối hợp tổ chức. Ở đây ông đã được làm quen với nhà văn Nguyễn Tuân. Tháng 5 năm 1951, Nguyễn Khải lại được cử đi dự trại viết của hai Chi hội Văn nghệ Liên khu ba và Liên khu bốn, tổ chức ở Kim Tân, Thanh Hóa. Lần này ông được gặp nhà văn Nam Cao và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Năm 1955, Tổng Cục Chính trị cử Nguyễn Khải tham gia trại viết truyện anh hùng. Năm 1956, Nguyễn Khải chuyển hẳn công tác về tờ Sinh hoạt văn nghệ của Tổng cục Chính trị (từ 1957 là tạp chí Văn nghệ quân đội). Liên tục trong hai năm 1957- 1958 ông lần lượt đưa in các tập trong phần đầu của tiểu thuyết Xung đột. Với tác phẩm này, Nguyễn Khải “ bắt đầu ý thức về chức năng người cầm bút và thật sự bước vào con đường viết truyện”. Nguyễn Khải là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Từ Đại hội lần thứ II (1963) cho đến hai kì Đại hội III (1983) và Đại hội IV (1989) tiếp theo, ông là Uỷ viên Ban chấp hành rồi Uỷ viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1985 và năm 1988 Nguyễn Khải được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2000, ông nhận giải thưởng văn học Asean. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Nguyễn Khải được Chủ tịch nước kí quyết định phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt II) cho chùm sáng tác: Gặp gỡ cuối năm, Xung đột, Cha và con và… Ông mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 78 tuổi. 6 1.1.1.2. Con người Nguyễn Khải một nhà văn chan chứa tình người sâu sắc, ngay từ thời niên thiếu, Nguyễn Khải sống ở vùng quê đồng bằng với lớp người nghèo đói, lúc nào cũng thấp thỏm lo âu về miếng cơm manh áo, phải chịu đựng nhiều nỗi đắng cay, bị khinh rẻ, bị hắt hủi trong việc kiếm sống hàng ngày. Việc đi làm công ở thành phố khi mới lớn lên, tất cả đã sớm tạo cho Nguyễn Khải một cái nhìn không đơn giản, dễ dãi về cuộc đời. Những nỗi éo le, uẩn khúc, những sự giả tạo, bất công trong gia đình và dòng họ, mà Nguyễn Khải là nạn nhân trực tiếp cũng nhen lên ở tuổi ấu thơ của Nguyễn Khải một mối ác cảm gần như là sự căm ghét đối với hạng người có của và quyền thế. Tuy bố của Nguyễn Khải là quan lại, nhưng Nguyễn Khải là con vợ lẽ nên bị khinh rẻ và hắt hủi, thậm chí gần như là từ bỏ, do quan niệm vợ lẽ con thêm và do tính cách lạnh lùng của người cha. Không được sống trong sự chăm sóc đầy đủ của tình cảm gia đình, vì thế từ nhỏ Nguyễn Khải đã phải đối mặt với cuộc mưu sinh và sớm có ý thức về tư cách làm người. Khi được tiếp xúc với những cái mới mẻ của cách mạng, con người trẻ tuổi đó đã tự nguyện đứng trong đội ngũ với tất cả tấm lòng sôi nổi, nhiệt thành đóng góp sức mình cho kháng chiến. Sau này khi đến với nghề văn, Nguyễn Khải là nhà văn sớm có ý thức dùng văn học để phục vụ sự nghiệp cách mạng, góp phần làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Những sáng tác của ông thẫm đấm tình người sâu sắc, ở đó ông đã chia sẻ cảm thông với những con người, kiếp người bất hạnh gặp khó khăn trước cuộc sống, thời cuộc. Mặc dù không sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học, nhưng Nguyễn Khải đã sớm có hứng thú với nghề viết văn. Trước khi bắt tay vào nghề văn thì Nguyễn Khải đã có khả năng viết báo, ông được đi dự lớp tập huấn ngắn hạn. Từ đó Nguyễn Khải nuôi dưỡng lòng say mê và ham muốn sáng tác. Nguyễn Khải là người thông minh hoạt bát, cây bút thời sự luôn xông xáo, năng nổ, nhạy bén, giàu sức chiến đấu. Ông theo dõi kịp thời những biến chuyển của lịch sử cách mạng, nắm bắt ngay những dấu vết nóng bỏng của sự kiện, đi sát với diễn biến tư tưởng con người trong từng thời điểm. Tác phẩm của Nguyễn Khải luôn luôn nhằm vào những sự thực lớn lao của đất nước ngày hôm nay: cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Khải luôn hướng thẳng vào đời sống hiện tại, vào vấn đề hiện tại. Ông luôn lựa chọn những đề tài là hiện thực đời sống hôm nay, là vấn đề tư tưởng hay tâm trạng của con người hôm nay. Trung tâm chú ý của Nguyễn Khải là cái đang vận động, đang diễn biến. Nguyễn Khải là con người mang bản chất chiến sĩ rõ nét. Ông là người có trách nhiệm với cuộc sống và nghề viết văn của mình. Từ khi nhập ngũ với tư 7 cách người lính, lúc nào Nguyễn Khải cũng hết sức xông xáo và giữ vững cây bút như cây súng. Cho đến nay Nguyễn Khải được đánh giá là: một cây bút viết khỏe, viết đều… Tuy ông chưa có tác phẩm nào thật lớn về mặt khối lượng nhưng tác phẩm nào của ông cũng độc đáo, cũng gây được ít nhiều tiếng vang trong dư luận. Ông được đánh giá là một nhà văn dám nói thật, với cả mặt phải lẫn mặt trái, cả sự đẹp đẽ hay cả sự xấu xí của nó. Bằng tài quan sát và trí thông minh sắc sảo, Nguyễn Khải đã khám phá những vấn đề cơ bản của thời đại; những kiểu nhân vật phong phú, đa dạng và hấp dẫn; những con người tiên tiến giàu tình cảm và trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Khải bắt tay vào sự nghiệp văn chương từ năm 1950. Năm 1951 ông được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi văn nghệ 19511952 với truyện Xây dựng, và bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần 11957, phần 2- 1962). Nguyễn Khải có nhiều tác phẩm viết về nông thôn trong qua trình xây dựng cuộc sống mới như: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Một chặng đường (truyện dài, 1962), Tầm nhìn xa (truyện, 1963), Người trở về (tập truyện vừa, 1964), Chủ tịch huyện (truyện, 1972), những tác phẩm viết về bộ đội trong những năm chống Mĩ như: Họ sống và chiến đấu (kí sự, 1966), Hòa vang (bút kí, 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra đảo (tiểu thuyết, 1970), Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973), Tháng ba ở Tây Nguyên (kí sự, 1976). Từ sau năm 1975 sáng tác của Nguyễn Khải đề cập đến nhiều vấn đề xã hội chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người bấy giờ trước những biến động phức tạp của cuộc sống. Tiêu biểu là các tiểu thuyết: Cha và con và… (1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985) và các tập truyện ngắn: Một người Hà Nội (1990), Một thời gió bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995), Sống ở đời (2002)… Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. 1.1.3. Quan niệm nghệ thuật Mỗi một nhà văn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng đó là dấu ấn của nhà văn và Nguyễn Khải cũng vậy! Nguyễn Khải thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo và riêng biệt về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải hết sức tiến bộ và được hoàn thiện dần qua các thời kì, qua những trăn trở của nhà văn về nghề văn chương của mình. - Năm 1957 tại Hội nghị thành lập Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Khải đã phát biểu về quan niệm nghệ thuật của mình như sau: “Tôi quan niệm nghệ 8 thuật đơn giản như sau: Là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người… sự thực chỉ có thể viết về những tấm lòng những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự tinh vi và ngoắt ngoéo có thật của nó như thế mới là sự chân thật theo quan niệm của tôi”. Với quan niệm này đã chứng tỏ ngay từ khi cầm bút Nguyễn Khải đã ý thức được đối tượng chính của văn học là con người. - Những năm sau này vẫn giữ niềm tin Văn học là nhân học, nhưng Nguyễn Khải lại không ngừng bổ sung, điều chỉnh bằng nhiều nhận thức và trải nghiệm để không tự trói buộc mình trong những khuôn thước chật hẹp. Vì thế Nguyễn Khải đã quan niệm: “Chẳng có thứ nghệ thuật nào không có chính trị, chính trị là mục đích và nội dung của nghệ thuật”. - Mấy chục năm sau ông lại đưa ra điều chiêm nghiệm: “Văn chương nói cho cùng là những khắc khoải, mơ tưởng về một giấc mơ chưa thành, nhưng vẫn cho phép cả người đọc lẫn người viết đắm đuối trong hi vọng, trong mong đợi để cuộc đời thêm hương vị thêm ánh sáng. Nó là tôn giáo của cái Đẹp, cái đẹp phải với tới, có thể mãi mãi không tới”. Vậy là ngay từ những ngày đầu cầm bút, Nguyễn Khải đã ý thức được nhiệm vụ của người cầm bút và luôn luôn khám phá, tìm tòi để bổ sung cho quan niệm nghệ thuật của mình một cách linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống mới. Vì vậy, Nguyễn Khải đã từng nói: “Tôi tuyệt đối không viết theo thời và cũng không viết theo những yêu cầu không thể chấp nhận được của thị trường sách báo”. Đó là ý thức của một người có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Đó cũng là điều mà không phải bất cứ nhà văn nào cũng làm được, mà chỉ có những nhà văn thực sự có tâm huyết, lương tâm với ngòi bút của mình mới làm được. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Khóa luận của chúng tôi tập trung nghiên cứu về: Bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau năm 1978 của Nguyễn Khải. Để triển khai nội dung của khóa luận, chúng tôi xin dẫn ra một số khái niệm cơ bản sau đây: 1.2.1. Khái niệm đề tài Đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học, đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm. 1.2.2. Khái niệm hiện thực Hiện thực là sự thực khách quan, cơ sở của tư tưởng và hành động. Hiện thực chủ trương lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày xây dựng nhân vật hành động theo những môi trường có thực được miêu tả bằng lời văn khách quan. 9 Hiện thực tức là sự gắn bó với đời sống, nhà văn hiện thực không phải là một người ghi chép thụ động dửng dưng, mà với ý thức chủ động khám phá. Điều quan trọng nhất là sự trung thành, chính xác trong nhận thức tái hiện bản chất cuộc sống tầm quan trọng của những tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện. 1.3. Phạm vi, mức độ phản ánh hiện thực trong văn học Việt Nam 1.3.1. Phạm vi, mức độ phản ánh hiện thực trong văn học Việt Nam trước 1975 Từ 1945 đến 1975, trên đất nước ta diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã giật tung xiềng xích hơn tám mươi năm thống trị của thực dân Pháp và tiếp đó là phát xít Nhật; đồng thời lật đổ ngai vàng mục ruỗng của chế độ phong kiến hàng nghìn năm; giành chính quyền về tay nhân dân; thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mở ra một trang mới vẻ vang trong lịch sử. Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơnevơ được kí kết; hòa bình được lập lại trên đất nước ta nhưng cả dân tộc lại phải tiến hành cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược; thắng lợi trọn vẹn ngày 30 tháng 4 năm 1975; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những biến cố lịch sử trọng đại ấy đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người. Văn học Việt Nam từ sau cách mạng táng Tám 1945 đến 1975 phát triển gắn liền với những bước đi của lịch sử và hướng vào thể hiện, phản ánh hiện thực của đất nước, hiện thực của cách mạng- kháng chiến và hiện thực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Về phạm vi phản ánh, văn học ở giai đoạn trước năm 1975 tập trung phản ánh hiện thực của đất nước, tất cả mọi nhà văn, nhà thơ đều gặp nhau ở một cảm hứng lớn bao trùm, là niềm vui sướng tràn ngập, niềm tự hào và niềm yêu mến tha thiết với đất nước, với cuộc đời mới, văn học đã ghi lại được ít nhiều hình ảnh và không khí hết sức tưng bừng, say sưa của những ngày đầu cách mạng, hình ảnh những đoàn quân Nam tiến và cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược. Văn học ở giai đoạn này còn phản ánh hiện thực của cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ. Văn học tập trung tái hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân để giữ đất, giữ làng… Cuộc kháng chiến chống Pháp được tái hiện trong nhiều cuốn tiểu thuyết như Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái… Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc) là câu chuyện kể về cuộc đấu tranh giữ đất, giữ làng của dân làng Kông Hoa, một buôn làng người Ba 10 Na ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp với nhân vật chính là anh hùng Núp, một người dũng cảm, kiên cường, thông minh, mưu trí, gan góc… đã đánh thắng được kẻ thù của mình đó là bọn xâm lược thực dân Pháp. Văn học đã phản ánh được đầy đủ và khái quát nhất về hiện thực cuộc đấu tranh gian khổ và quyết liệt của quân và dân ta chống lại kẻ xâm lược thực dân Pháp. Năm 1964 cả nước ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ với nhiều thử thách vô cùng ác liệt, gay gắt. Hướng vào cuộc kháng chiến chống Mĩ văn học đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và thống nhất cao độ, văn học tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc, nhân dân và người anh hùng. Được thể hiện ở các tác phẩm Hòn đất (Anh Đức), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu)…Hòn đất (Anh Đức) là câu chuyện viết về cuộc chiến đấu của dân và quân huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang chống lại quân đội Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kì trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt. Tác phẩm Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu) đã dựng lên khung cảnh rộng lớn và hào hùng của hành trình chiến đấu bảo vệ đất nước của các binh đoàn chủ lực, tập trung khắc họa người lính, cách mạng trên nhiều bình diện, nhiều nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau, đến từ nhiều vùng đất khác nhau nhưng họ đều mang một phẩm chất chung là lòng yêu nước và có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc. Nhìn chung văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, Mĩ đã làm tốt nhiệm vụ của một nền văn học, cổ vũ chiến đấu, tập trung phản ánh những mảng hiện thực lớn trong cuộc cách mạng của dân tộc. Văn học giai đoạn này không chỉ phản ánh hiện thực về đất nước, hiện thực cách mạng- kháng chiến mà còn phản ánh một mảng hiện thực lớn đó là hiện thực về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước sang một chặng đường mới, nền văn học cũng tập trung đi vào thể hiện những hiện thực mới bao quát đời sống của cuộc sống mới ở miền Bắc, khẳng định cuộc sống mới, con người mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng và cảm hứng chung của những tác phẩm tập trung thể hiện. Với những tác phẩm như Mùa lạc (Nguyễn Khải) nói về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cụ thể là nông trường Điện Biên và sự đổi đời của người dân nhờ cách mạng. Với nhân vật Đào, nhờ cách mạng đã đem lại cho chị niềm vui, sự hạnh phúc. Tập Truyện Tây Bắc (Tô Hoài) nói lên cuộc sống hồi sinh của con người nhờ cách mạng, tiêu biểu với tác phẩm Vợ chồng A Phủ… Văn học giai đoạn này đã có nhiều thành tựu lớn nhưng bên cạnh những thành tựu ấy thì mức độ phản ánh còn có nhiều hạn chế. Phản ánh cuộc sống của con người còn manh tính phiến diện, xuôi chiều, chỉ phản ánh những mặt tốt, 11 mặt tích cực, chưa phản ánh những mặt trái, mặt tồn tại của con người và xã hội. Trong tác phẩm Hòn đất của Anh Đức, hầu hết nhân vật trong truyện đều là nhân vật tốt như : má Sáu, chị Sứ, út Quyên, Ngạn, anh Hai Thép, anh Tám Chấn, Năm Nhớ…chỉ có nhân vật thằng Xăm là người độc ác xấu xa, nhưng nhân vật này được xây dựng lên cũng nhằm tôn lên vẻ đẹp của các nhân vật tốt khác. Kế thừa những truyền thống và kinh nghiệm nghệ thuật của một nền văn học có lịch sử lâu đời, văn học Việt Nam trước 1975 đã xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học cách mạng, tập trung phản ánh được các biến cố lịch sử trọng đại, đời sống cộng đồng của đất nước. 1.3.2. Phạm vi, mức độ phản ánh hiện thực trong văn học Việt Nam sau 1975 Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miề n Nam , thống nhất đất nước của dân tộc ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn. Sự kiện ấy mở ra một thời kì mới của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đem đến một giai đoạn mới trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Từ chiến tranh bước sang thời kì hòa bình, từ nền kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ mối quan hệ về chính trị, kinh tế hầu như chỉ khép kín trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đến chủ trương mở cửa, hội hập toàn diện với thế giới, những điều đó tất yếu kéo theo nhiều thay đổi về mặt xã hội. Từ năm 1975 đến nay nền văn học Việt Nam đã trải qua hai chặng đường phát triển, qua mỗi chặng đường nền văn học đều có sự biến đổi nhưng vẫn là sự tiếp nối có tính liên tục. Văn học trong 10 năm đầu sau giải phóng, đây là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì hậu chiến. Về cơ bản ở giai đoạn này văn học vẫn tiếp tục khai thác mảng hiện thực lớn của đất nước, cách mạng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng cách viết của các nhà văn ở giai đoạn này khác với cách viết của các nhà văn ở giai đoạn trước 1975. Bước sang những năm đầu thập kỉ 80 tình hình kinh tế-xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Nền văn học cũng chững lại và không ít người viết lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy phương hướng sáng tác. Ý thức nghệ thuật của số đông người chưa chuyển biến kịp với thực tiễn xã hội, những quan niệm và cách tiếp cận hiện thực vốn quen thuộc trong thời kì trước đã tỏ ra bất cập trước hiện thực mới và đòi hỏi của người đọc. Nhưng cũng chính trong những năm này đã diễn ra sự vận động ở chiều sâu của đời sống văn học, với những trăn trở vật vã, tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở một số nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của cuộc 12 sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Đó là những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, mà người “mở đường tinh anh và tài năng” đã đi được xa nhất ở chặng đầu này là Nguyễn Minh Châu. Góp phần tạo nên chuyển động theo hướng mới của văn học trong những năm này còn phải kể đến những tác giả như: Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Trọng Oánh, Chu Lai, Nguyễn Chí Huân…với các tác phẩm tiêu biểu như: Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Chí Huân), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Nắng đồng bằng (Chu Lai), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)…Truyện Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có; truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình-tế bào của xã hội. Những tìm tòi và thành công bước đầu ấy đã mở ra cho văn học những hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là hiện thực đời thường với những vấn đề đạo đức, thế sự đang tồn tại nổi cộm, đòi hỏi văn học phải nhận thức, khám phá. Những tác phẩm ấy giúp thu hẹp bớt khoảng cách khá xa giữa văn học và đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích cực cho chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời kì đổi mới. Văn học trong thời kì đổi mới, ngoài những hiện thực mà nền văn học ở giai đoạn trước phản ánh thì nền văn học trong thời kì đổi mới đã mở rộng về đề tài và phạm vi, mức độ phản ánh.Trong chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, sức mạnh của tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng đã được phát huy cao độ, cuộc sống cá nhân, riêng tư của mỗi người phải thu hẹp lại nhường chỗ cho đời sống của tập thể, của cả dân tộc, con người được nhìn nhận, đánh giá trước hết và chủ yếu ở tư cách con người của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng. Nay hòa bình trở lại, con người trở về với cuộc sống bình thường, văn học không chỉ tập trung phản ánh hiện thực của đất nước, cách mạng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn phản ánh đời sống cá nhân con người với cái đời thường phồn tạp, muôn vẻ lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài…, ý thức cá nhân với mọi nhu cầu của con người như một cá thể, một thực thể sống đã được thức tỉnh trở lại. Các giá trị về xã hội, đạo đức, nhân cách… trước đây bền vững là thế thì lúc này nhiều điều đã không còn thích hợp và vì thế đã lung lay, rạn nứt. Trong truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, đây là câu chuyện đau xót về những tình cảm gia đình đã mất đi trong cơn lốc của thời mở cửa, một vị tướng rời quân ngũ trở về với gia đình và hoàn toàn lạc lõng trong một đời sống đang thay đổi với những giá trị bị đảo lộn hàng ngày. Tình cảnh gia đình ông 13 Thuấn dường như rất phổ biến trong xã hội Việt Nam lúc giao thời khi đồng tiền len lỏi và chi phối trong mọi mối quan hệ. Ông Thuấn như người xa lạ trong chính ngôi nhà của mình trước cô con dâu sắc sảo, người con trai nhu nhược và một bà vợ lẩn thẩn. Như trong tác phẩm Mùa trái cóc ở miền Nam của Nguyễn Minh Châu, nhân vật Toàn hiện lên có cả những điểm tốt lẫn điểm xấu, điểm tốt là tận tụy sẵn sàng, có trách nhiệm với công việc, điểm xấu là ghen tị với những người có thành tích cao hơn mình, xu nịnh cấp trên để thăng tiến, gài mìn giết chết bạn, anh ta cảm thấ y xấu hổ vì mẹ và đối xử bất hiếu với mẹ của mình… Nhân vật Toàn được xây dựng lên với sự đan xen giữa cái tốt và cái xấu. Phạm vi hiện thực sau 1975 không chỉ là hiện thực của đất nước, của cách mạng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực của đời sống hàng ngày của cá nhân con người với các mối quan hệ đan xen phức tạp, đa đoan đa sự, điều đó đã mở ra một không gian vô tận, phong phú, đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp cho các nhà văn khai thác và thể hiện. 1.4. Phạm vi phản ánh hiện thực trong truyện ngắn trƣớc năm 1978 của Nguyễn Khải Nguyễn Khải thuộc số ít nhà văn có sức viết dẻo dai bền bỉ và luôn có mặt trong những nơi mũi nhọn của cuộc sống. Nguyễn Khải cũng hướng sáng tác của mình vào mảnh hiện thực lớn của đất nước, có ý nghĩa tiêu biểu cho đời sống cách mạng, đất nước của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm của ông thường gắn với những vấn đề thời sự - chính trị, bám sát với nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn cách mạng, đồng thời lại đi sâu nghiên cứu, khám phá những bí ẩn của cuộc sống và những khía cạnh phức tạp của tâm lí con người. Thế giới nhân vật của ông phong phú và đa dạng. Với cái nhìn sắc sảo, tinh tế và nhạy cảm của người nghệ sĩ, Nguyễn Khải luôn phản ánh hiện thực một cách riêng, làm nên một quan niệm nghệ thuật riêng của mình. Nguyễn Khải là nhà văn sớm có ý thức dùng văn học để góp phần làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Ông có một niềm tin mãnh liệt lấy văn học làm vũ khí chiến đấu và đem hết sức mình góp phần xây dựng cuộc sống. Ông chọn những nơi cuộc sống diễn ra sôi nổi, quyết liệt, tiêu biểu cho hiện thực cách mạng của đất nước để làm cơ sở cho việc phản ánh và sáng tạo văn học. Nguyễn Khải đặc biệt chú ý đến mảng hiện thực rất quan trọng là vùng nông thôn trên con đường cải tạo và xây dựng cuộc sống mới, với tất cả những diễn biến phức tạp của cuộc sống, một hợp tác xã tiên tiến đang ngày càng phát triển cùng với sự đổ thay của số phận con người. Đó là 14 những vấn đề mà truyện ngắn Nguyễn Khải trước 1978 quan tâm thể hiện. Tiêu biểu nhất là những tác phẩm: Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Đứa con nuôi… Trước hết, truyện ngắn của Nguyễn Khải trước 1978 bàn về vấn đề số phận con người và sự thay đổi của họ nhờ cách mạng. Ngòi bút của Nguyễn Khải tập trung phản ánh những con người có số phận bất hạnh, như chị Đào (Mùa lạc), như bé Tấm (Đứa con nuôi)… đã tìm được cuộc sống mới trong tập thể tràn đầy tình yêu thương giữa con người với con người, Đào là một con người kém may mắn, chị là một người con gái kém về nhan sắc lại sinh ra trong một gia đình nghèo. Lớn lên chị lấy chồng khi 17 tuổi, cuộc sống vợ chồng cũng không mang lại cho chị hạnh phúc. Chồng chị thì cờ bạc, rượu chè, nợ nần nhiều đã bỏ chị vào Nam sinh sống. Mấy năm sau trở về vợ chồng chị có với nhau được một đứa con trai. Tưởng như chị đã được sống trong một gia đình hạnh phúc thì tai họa đã ập xuống đầu chị. Đứa con trai lên hai thì chồng chết, vài tháng sau con chị cũng bỏ chị mà đi. Từ đây chị sống một cuộc sống bất cần “muốn chết mà đời vẫn còn dài”. Chị sống trong tình cảnh “tối đâu là nhà ngã đâu là giường”. Khi Đào lên nông trường Điện Biên với tâm lí “con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không cần rõ” [12, 22]. Đào đã tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong một tập thể mà ở đó con người chăm chỉ lao động, vui vẻ cười đùa, quan tâm đến nhau đó chính là nông trường Điện Biên. Bé Tấm trong Đứa con nuôi từng bị những thành kiến xấu xa của xã hội cũ tiêm nhiễm từ ngày còn thơ ấu, em không còn tin trên đời này có người tốt. Nhưng rồi đã được gia đình anh chị Cừ Lụa yêu thương đùm bọc. Và Tấm được đi học, tìm thấy tương lai. Đối với những con người bất hạnh tìm được hạnh phúc trong xã hội mới, Nguyễn Khải đã miêu tả với một sự thông cảm đặc biệt. Song ông không đơn giản tâm trạng của họ mà lí giải một cách hợp lí và đầy thuyết phục. Phải nói rằng những trang viết về số phận những nhân vật có cuộc đời bất hạnh đã để lại những hình ảnh đẹp của con người hăng say lao động cùng những nét diệu kì của cuộc sống mới. Đó là điều mà văn học giai đoạn trước không thể hiện được. Qua đó, Nguyễn Khải muốn khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội mới do cách mạng mang lại. Truyện ngắn của Nguyễn Khải trước 1978 còn bàn về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở mảng hiện thực này Nguyễn Khải tiếp tục phản ánh những phẩm chất tốt của con người, ông nhìn thấy những phẩm chất tốt đang sinh thành và cũng nhìn thấy rõ những cái cũ lạc hậu trong mỗi con người. Bên cạnh 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan