Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bùa ngải của người mường ở kim bôi hoà bình...

Tài liệu Bùa ngải của người mường ở kim bôi hoà bình

.PDF
56
661
52

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN ĐỨC THƢƠNG BÙA NGẢI CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở KIM BÔI - HOÀ BÌNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI – 2016 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN ĐỨC THƢƠNG BÙA NGẢI CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở KIM BÔI - HOÀ BÌNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS.NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI - 2016 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý Thầy Cô trong khoa Ngữ văn, nhất là các Thầy Cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Tính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn chỉnh khóa luận. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện, song vì điều kiện thời gian cùng những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễnvà kiến thức chuyên môn nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của quý Thầy Cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 25 tháng 04 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Thương 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Bùa ngải của người Mường ở Kim Bôi - Hoà Bình” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội ngày 25 tháng 04 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Thương LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), dân tộc nào cũng có một lịch sử lâu dài và có một nền văn hoá cổ truyền giàu bản sắc – từ người H’Mông trên đỉnh núi cao bốn mùa sương mù hay đến người Mường trên đất đồi núi trung du cho đến người Việt, Khơme trên những cánh đồng châu thổ, tất cả đã tạo nên vóc dáng Vệt Nam, đa phong tục, đa bản sắc, giàu tính nhân văn. Hoà Bình được coi là một tỉnh Mường vì số lượng người Mường sinh sống ở đây rất đông đảo trong tổng số người Mường trên cả nước. Hơn nữa Hoà Bình còn là địa danh thường biết đến là cái nôi của người Mường. Ở mảnh đất quần cư bao đời, người Mường đã sản sinh và lưu giữ nhiều sản phẩm văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần mang bản sắc riêng. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, bản sắc ấy lại giàu thêm, phong phú thêm. Và ở nơi đây còn ẩn chứa nhiều truyền thuyết bí ẩn về phép chữa bệnh và bùa ngải, đây cũng là một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, hầu hết tất cả các bài viết về phép thuật bùa, nèm, chài được kể lại đầy huyền bí, ly kỳ. Cho đến nay tính xác thực về sức mạnh của nèm yêu, bùa yêu được truyền tay nhau vẫn luôn là một bí ẩn. Là một người con của xứ Mường, sinh ra và lớn lên ở Hoà Bình, ngay từ đầu tôi đã được tiếp xúc và ít nhiều hiểu biết phần nào về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc miền núi, trong đó có người Mường thuộc huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. Nên việc nghiên cứu về bùa yêu, nèm yêu sẽ có được những thuận lợi nhất định, mang lại cái nhìn trực diện để từ đó tìm ra câu trả lời chính xác về bùa yêu của dân tộc Mường. Do vậy tôi chọn đề tài: ”Bùa ngải của người Mường ở Kim Bôi - Hoà Bình”. 2. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghên cứu 3 2.1 Mục đích nghiên cứu Việc đi sâu tìm hiểu về “Bùa ngải” của dân tộc Mường ở Kim Bôi, Hoà Bình để cho con người có thể hiểu hơn về bùa ngải, nèm yêu. Nó có khả năng điều khiển cảm xúc, tâm tư, tình cảm của con người thật hay không? Thực hư sự linh nghiệm của các bùa ngải, nèm yêu như thế nào và giải mã bí ẩn sức mạnh của nèm yêu, bùa ngải trên mảnh đất này. 2.2 Đối tƣợng nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về phong tục, tập quán của người Mường, đề tài tập trung nghiên cứu về “bùa ngải” của người Mường ở Kim Bôi - Hoà Bình. 2.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu và giải mã bí ẩn về “bùa ngải” của dân tộc Mường ở Kim Bôi – Hoà Bình. 3. Lịch sử vấn đề Những câu chuyện về Bùa ngải được xem như một nét văn hóa Tâm Linh của người Á Đông. Nó có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau, nó thể hiện niềm tin của con người vào những điều siêu thực. Đây là một vấn đề đang được đông đảo cộng đồng người dân rất quan tâm và chú ý trong những năm vừa qua. Để tìm hiểu về vấn đề huyền bí này đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu thu hút được sự chú ý của độc giả như: Tìm hiểu ngải nghệ huyền bí của Huỳnh Tử Liên, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (1969), Thủ thuật Việt Nam, của Lê Văn Lân, Nhà xuất bản Việt Nam. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tác giả Hoàng Anh Sướng một trong những cây bút đi đầu, tiên phong cho việc tìm hiểu về sự linh nghiệm 4 của những lá bùa ngải với phóng sự xã hội Bùa ngải xứ Mường được nhà xuất bản Công an Nhân dân phát hành năm 2015. Bùa ngải xứ Mường thực chất là một chuyến khám phá mất nhiều công sức của tác giả Hoàng Anh Sướng. Để giải mã những bí ẩn về bùa ngải, ông đã lên xứ Mường Thanh Sơn - Phú Thọ và ở nhiều ngày liền trong nhà của người dân tộc Mường để hỏi chuyện họ về bùa ngải. Trong cuốn sách, Hoàng Anh Sướng cũng đã nêu tên nhiều thầy mo có tiếng mà ông đã đối thoại như Hoàng Văn Nhẻo, Nguyễn Văn Thực. Bên cạnh đó, ông cũng dành thời gian phỏng vấn những nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mường để hiểu chính xác hơn về bùa ngải. Có thể nói Bùa ngải xứ Mường thực sự là một góc nhìn khoa học về tâm linh và ở đó Hoàng Anh Sướng đóng vai trò là một cầu nối giữa thế giới huyền bí và độc giả. Tác giả Hoàng Anh Sướng đã cung cấp cho người đọc những thông tin không dễ gì có được. Bùa ngải xứ Mường là câu trả lời cho rất nhiều thắc mắc đang tồn tại liên quan đến bùa ngải ở một số dân tộc thiểu số. Và tác giả đã trả lời những thắc mắc đó bằng khả năng quan sát và lý giải bậc thầy. Bùa ngải xứ Mường chính là một minh chứng cho những đam mê của một cây bút khỏe khắn, đầy tư duy khoa học kết hợp với lối dẫn chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. Càng đọc, độc giả như bị cuốn theo hành trình tìm về văn hóa tâm linh của Hoàng Anh Sướng như lời nhà thơ Trần Đăng Khoa: “ Tập phóng sự Bùa ngải xứ Mường cho ta biết thêm về sự đa dạng, phong phú của ngòi bút Hoàng Anh Sướng. Tôi gọi chúng là những “lá bùa”, hay cụ thể hơn, là một thứ “bùa ngải” cũng vì tính thần bí, mê hoặc của nó mà ngay cả giới khoa học bây giờ cũng không dễ lý giải. Bởi vậy, những trang viết của Hoàng Anh Sướng, dù bàn đến vấn đề gì cũng thường rất hấp dẫn, lôi cuốn. Hình như nếu không có sự hấp dẫn, lôi cuốn ấy, anh sẽ không bao giờ có đủ “nhuệ khí” để cầm bút, dãi bày cùng bạn đọc.” 5 Nhưng cũng vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn đặc biệt. Bởi nó chính là cuộc sống. Nói như nhà thơ, nhà phê bình Vũ Quần Phương: Gặp đời rồi thì quên chữ quên câu… Từ những cuốn sách của các tác giả và những nhận định sâu sắc của những nhà thơ, nhà phê bình nêu trên và đặc biệt là phóng sự “Bùa ngải xứ Mường” của tác giả Hoàng Anh Sướng, khoá luận tốt nghiệp cũng là sự kế thừa nghiên cứu và lý giải về sự linh nghiệm của những lá bùa ngải trên mảnh đất của đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Cho đến nay, những câu chuyện về bùa ngải vẫn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Những người nghe được câu chuyện này cũng nửa ngờ, nửa vực nhưng lại chấp nhận đó là sự thực và đẩy lên như một giai thoại mà vẫn chưa có một lời giải đáp khoa học chính xác nào cả. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế. + Phương pháp thu thập thông tin (qua sách báo, các phương tiện thông tin, phỏng vấn). + Phương pháp tổng hợp, phân tích. 5. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài kiệu tham khảo, phụ lục, bố cục khoá luận gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát về người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình 6 Chương 2: Hiện tượng sử dụng “Bùa ngải” của dân tộc Mường ở Kim Bôi – Hoà Bình 7 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG Ở KIM BÔI, HOÀ BÌNH 1.1 Đặc điểm địa bàn cƣ trú Kim Bôi đã từng có thời gian tên là Lương Thủy - là một huyện miền núi, phần cuối của vùng Tây Bắc (Việt Nam), là đầu nguồn của dòng sông Bôi, một phụ lưu chính của sông Đáy (góp nước cho sông Đáy), thuộc hệ thống sông Hồng. Nơi đây có nguồn suối nước khoáng nóng, rất tốt cho trị liệu y học. Huyện được thành lập ngày 17/4/1959 từ việc tách huyện Lương Sơn.  Vị trí địa lý Huyện Kim Bôi nằm ở phần phía đông của tỉnh Hoà Bình, có vị trí ở vào khoảng 20032’ – 20049’ vĩ bắc và 105022’ – 105043’ kinh đông, phía bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn. phía tây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong. phía nam giáp các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy. phía đông giáp huyện Lạc Thủy và huyện Lương Sơn, tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên của huyện Kim Bôi là 551,0338 km². Huyện có các núi Đồi Thơi cao 1.198 m, Đồi Bù cao 833 m.  Khí hậu Huyện Kim Bôi cũng như các huyện khác trong toàn tỉnh nằm ở đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì vậy có phân thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, nhiệt độ bình quân hàng tháng từ 23 – 250c, ngày nóng lên đến 36 – 400c, mùa đông ngày rét xuống dưới 100c. Độ ẩm không khí trung bình 82%, cao nhất 100%, thấp nhất 24%. Chế độ gió, hướng gió thịnh hành theo hai hướng Đông Bắc và Đông Nam. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 – 7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4giờ/ngày. 8  Về thổ nhưỡng Kim Bôi có nhiều loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi, phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng và đất trồng lúa, bao gồm đất đồng ruộng, đất ven suối, đất thung lũng, đất đồi núi.  Hạ tầng giao thông Ngày trước, giao thông chưa phát triển, Kim Bôi là vùng sâu ít người sinh sống, khai khẩn. Người Mường có câu: "Yêu nhau cho thịt cho xôi Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì" với hàm ý Kim Bôi là vùng đất khó sinh sống. Ngày nay, hệ thống giao thông đường bộ phát triển nối Kim Bôi với bên ngoài.  Quốc lộ 21A chạy gần rìa ranh giới với huyện Mỹ Đức (Hà Nội), gần như theo hướng Bắc Nam, từ huyện Lương Sơn sang tới huyện Lạc Thủy.  Đường quốc lộ nối đường 21A với đường 6, cắt ngang địa bàn huyện, theo hướng Tây Bắc Đông Nam, nối đường 21A, tại thị trấn Thanh Hà (xã Thanh Nông) với đường 6 tại địa điểm gần dốc Cun (huyện Cao Phong).  Đường Hồ Chí Minh mới (đoạn Hòa Lạc - Cúc Phương) chạy qua. 1.2 Nguồn gốc, tên gọi tộc ngƣời Tài liệu về ngôn ngữ học, nhân chủng học, dân tộc học, khảo cổ học… chứng minh rằng người Mường ở Việt Nam có nguồn gốc là người Việt cổ, hay nói cách khác người Mường và người Việt hiện nay có cùng nguồn gốc. Không phải 9 ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Các nhà ngôn ngữ học xếp người Mường vào nhóm các dân tộc có tiếng nói thuộc ngôn ngữ Việt – Mường (Việt, Mường, Thổ, Chứt). Tộc danh Mường nay được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy vậy, một số nhóm địa phương còn có tên tự gọi là: Mon, Moi và Ao Tá. Cùng với người Việt (Kinh), cộng đồng người Mường thuộc khối cư dân Lạc - Việt cổ, có mặt sớm nhất ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển, do những điều kiện lịch sử nhất định, vào thế kỷ IX – X, cộng đồng Việt – Mường cổ đã tách ra thành hai tộc người riêng biệt như ngày nay. Trong khi tộc người Việt cư trú tập trung ở đồng bằng châu thổ và vùng duyên hải ven biển, thì cộng đồng người Mường cư trú tập trung ở vùng núi Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ và một số khu vực miền núi, trung du khác. Người Mường tự nhận là Mol, Mual, Mon, Muan, Mó…có nghĩa là “người”. Ngày nay, Mường là tên gọi chính thức được Nhà nước công nhận, và sử dụng trong các văn bản hành chính. Hiện nay, Hoà Bình với bốn Mường cổ: Bi, Vang, Thanh, Động,… vẫn được coi là cái nôi gìn giữu văn hoá truyền thống của người Mường. 1.3 Đặc điểm mƣu sinh, xã hội truyền thống Đến thời điển 31/12/2014, huyện Kim Bôi có 114 ngàn người sinh sống trong đó chủ yếu là người dân tộc Mường và một số dân tộc khác như Kinh, Dao, Thái… 10  Đặc điểm mƣu sinh Trong hoạt động kinh tế, từ bao đời nay người Mường sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, khai thác ruộng nương để trồng trọt và chăn nuôi. Sống ở khu vực miền núi, họ đã biết khai thác tự nhiên để có đất canh tác, tận dụng những khu đất có bề mặt tương đối bằng phẳng trong thung lũng và khắp mọi nơi để làm ruộng. Với kinh nghiệm là thuỷ lợi được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác, dựa vào những nguồn nước ven sông và suối, họ đã thiết lập hệ thống mương, phai, xe nước, ống dẫn nước tự tạo chạy ngang dọc trên các cánh đồng, nhằm đưa nước đến các chân ruộng cao, phục vụ cho việc trồng lúa nước. Hiện nay người Mường ở kim Bôi trồng lúa nước là loại cây nông nghiệp chính, bên cạnh đó thì ngô và sắn là hai loại cây trồng chiếm vị trí thứ hai trong đời sống kinh tế người Mường. Ngoài ra còn có các loại cây trồng khác như vừng, lạc, đậu, dưa chuột và các loại cây rau ăn thường ngày… Có hai loại cây ăn quả phổ biến trong mỗi gia đình người Mường đó là Cau và Bưởi, có thể có thêm Na, Mít… nhưng số lượng ít, chỉ nhằm phục vụ nhu cầu của gia đình. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là một nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài các con vật nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn, gà thì ngày nay nhiều hộ gia đình người Mường đã nuôi dê, bò lai, bò sữa, ong… Họ biết tận dụng cây cỏ tự nhiên để kết hợp hình thức nuôi thả rông lẫn nuôi nhốt trong chuồng trại. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người Mường hiện nay còn có hàng loạt các nghề khác cũng chiếm một vị trí kinh tế nhất định trong mỗi gia đình. Đó là nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát, bốc thuốc Nam, hay buôn bán các loại hàng hoá như bánh kẹo, các đồ dùng sinh hoạt.  Đặc điểm xã hội 11 Người Mường từ xưa sinh sống trong một lãnh địa riêng, ranh giới mang tính ước lệ được đánh dấu bằng các gốc cây, tảng đá, con sông, con suối… ranh giới ấy không chỉ để phân chia giữa khu vực sinh sống của người Mường với các dân tộc khác mà còn phân chia giữa các Bản Mường với nhau. Về tổ chức xã hội người Mường truyền thống ở Kim Bôi nói riêng, cũng như nhiều nơi ở Hoà Bình nói chung, thiết chế xã hội tự quản, có nguồn gốc sinh sống lâu đời theo chế độ Hương quản, tương đương với chức vụ trưởng thôn như trong làng, bản bây giờ thực hiện quán xuyến, quản lý mọi việc trong thôn về kinh tế, trật tự xã hội, văn hoá… chính chế độ Hương quản ấy là “chất keo dính” ràng buộc tất cả các gia đình, các cá nhân từng người có những mối quan hệ nhất định với nhau, tạo nên sự cố kết cộng đồng vô cùng chặt chẽ nếu không muốn nói rằng đôi khi trở nên bảo thủ. Nhân tố để tạo nên “chất keo dính” cộng đồng ấy không chỉ có chế độ Hương quản là được, bởi còn một yếu tố quan trọng không kém là mối quan hệ huyết thống gia đình, dòng họ. Người Mường theo chế độ phụ hệ, mỗi gia đình, dòng họ đều có một người đàn ông lớn tuổi, có vai vế đứng đầu và quyết định mọi vấn đề quan trọng của gia tộc. Mỗi gia tộc cũng đều có gia quy riêng mọi thành viên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì thế, trong các làng bản, các thôn xóm của người Mường luôn luôn có sự kết nối vô cùng chặt chẽ giữa lớp này chồng lên lớp khác, tỉ lệ cơ bản cho sự kết nối chung này vào khoảng 3 trong 1. Sự kết nối thứ ba ở đây là dựa trên quan hệ hợp tác trong các tổ chức hoạt động về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, các Chi hội phụ nữa trong các xã. Hiện nay ranh giới, địa phận các thôn, làng, xã đều được phân chia theo địa giới hành chính, lấy số lượng dân số và diện tích đất đai làm căn cứ phân chia. 12 1.4 Những điểm văn hoá đặc sắc 1.4.1 Lễ hội Khai Hạ Mƣờng Bi Lễ hội Khai hạ Mường Bi hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân sau Tết Nguyên đán, với ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, mở đầu công việc cho một năm mới. Lễ hội còn là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; là nơi để con người cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển và còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội Khai hạ Mường Bi thường được chia thành 2 phần: phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ được tổ chức trang nghiêm tại miếu thờ xóm Luỹ với nghi lễ cúng Thành Hoàng là Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Sau khi thầy mo làm nghi lễ, đám rước kiệu gồm hơn 40 người đi đầu là dàn cò ke ống sáo, tiếp theo là đoàn cồng chiêng, đoàn cờ, đoàn tế, các cụ cao niên và nhân dân rước thành hoàng ra sân vận động xã để xem hội. Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động như thi các món ăn dân tộc, thi đấu các môn thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian, thi hát đối, thi dàn bát âm, thi người đẹp trang phục Mường và mang hoà tấu cồng chiêng của 400 thiếu nữ trang phục Mường đến từ 24 xã, thị trấn. Lễ hội Khai hạ Mường Bi là hoạt động văn hoá có tính truyền thống được huyện Tân Lạc tổ chức thường xuyên từ năm 2002 đến nay, thông qua lễ hội nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc, quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Mường Tân Lạc nói riêng và của tỉnh nói chung đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. 13 Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử của nền văn hóa Hòa Bình được nhiều nhà khảo cổ phát hiện. Khi nhắc đến văn hóa Hòa Bình, không thể không nhắc tới văn hóa của người Mường. Trong cộng đồng bảy dân t ộc gồm Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh và Hoa đang sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình thì ngư ời Mường chiếm tới 63,3% và được gắn liền với những địa danh nổi tiếng là Bi, Vang, Thàng, Động, cùng áng sử thi “Đẻ đất, đẻ nước.” Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường Hòa Bình có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán... tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường Hòa Bình vẫn được lưu giữ và phát huy, trong đó, lễ hội được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt có từ xa xưa của người Mường, bao gồm các mặt như tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật.... Người Mường Hòa Bình cũng giống như nhiều dân tộc khác, việc tổ chức lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống, là nhu cầu của một làng, một mường. Có mường thì tổ chức lễ hội mỗi năm một lần, có mường hai, ba năm tổ chức một lần tùy theo điề u kiê ̣n. Thường vào mùa xuân, ở các vùng Mường trong tỉnh Hòa Bình bắt đầu tổ chức lễ hội, không chỉ để vui chơi mà còn là dịp để bà con thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, thần thánh, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. 14 Qua các lễ hội người ta gửi gắm hy vọng vào một mùa bội thu, một năm mới ấm no, hạnh phúc, bình yên cho cả bản Mường. Nét đặc trưng ở các lễ hội dân gian của người dân tộc Mường thường thể hiện sự kết nối của cộng đồng, tinh thần đoàn kết, gắn bó của một bản Mường, một vùng Mường. Trong lễ hội, phần lễ thường được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Theo quan niệm của người Mường, họ thường thờ cúng những vị thần, thánh, có thể là thần Đất, thần Nước, tổ tiên hoặc người có công lao dựng làng, dựng Mường… Là sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh sâu sắc, các nghi lễ thể hiện sự sống hòa mình cùng thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên của một cộng đồng Mường. Ngày nay, những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vẫn còn rất phổ biến và giữ đựơc nguyên những nét đặc trưng vốn có từ xa xưa. Ví như mâm cỗ cúng trong các lễ hội, hầu hết tất cả đều là thứ được săn bắn từ rừng về, bắt được từ suối lên hay do người dân tự trồng cấy. Nó vừa có tính chất từ thiên nhiên vừa chứa đựng tấm lòng của người dân đối với các vị thần linh. Mỗi nghi lễ lại kèm theo một sinh hoạt văn hóa như đánh cồng chiêng, cúng Mo, thổi kèn, múa quạt và những hoạt động vui chơi, giải trí như đánh mảng, ném còn, bắn nỏ, chơi đu, thi hát đối… Những hình thức nghệ thuật này từ chỗ để truyền đạt cho thần linh niềm mơ ước, sự biết ơn của dân làng đã trở thành những hoạt động để đáp ứng đời sống tinh thần hàng ngày của người dân. Để bảo tồn và phát huy được bản sắc truyền thống của dân tộc Mường Hòa Bình : “Phải chắt lọc làm sao để việc tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phù hợp với từng vùng, từng Mường. Việc phục dựng, khơi dậy 15 các lễ hội truyền thống phải được thực hiện, cơ quan chức năng phải nghiên cứu đồng thời chính quyền địa phương các cấp cũng phải quan tâm để tổ chức lễ hội cho đúng ý nghĩa và quy mô của nó. Lễ hội dân gian truyền thống của người Mường dù ở mỗi vùng khác nhau nhưng đều có một nét chung là phản ánh nét đẹp của cộng đồng dân tộc hướng về cội nguồn và thể hiện quan niệm sống, ý nghĩa tâm linh của họ. Do đó, việc phục dựng và phát huy những lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và phát huy những nét văn hóa t ốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường, đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch để giới thiệu cho du khách biết về hình ảnh con người và vùng đất Hòa Bình. 1.4.2. Trang phục Mƣờng – nét độc đáo của dân tộc Mƣờng ở Kim Bôi, Hoà Bình Trang phục phụ nữ Mường có cái chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của cả cư dân vùng Đông Nam Á. Đó là cái nguồn gốc thực vật chung trong chất liệu làm ra bộ trang phục và cái tính chất thủ công của quá trình làm ra bộ trang phục dân tộc. Người Mường trồng cây bông để lấy bông dệt vải, họ cũng nuôi tằm để làm sợi ( nhưng chủ yếu là trồng bông ). Từ khi trồng bông đến khi thu hoạch và làm thành sợi, dệt áo là cả một quá trình lâu dài và kỳ công. Sợi bông được cuộn thành “ kén ” sau đó được kéo thành sợi, đồng bào dân tộc sử dụng khung cửi để dệt lên những tấm vải. Từ “kén” vải dân tộc Mường còn nhuộm thành nhiều màu khác nhau để dệt lên những tấm vải có màu sắc khác nhau. Phẩm màu nhuộm là những chất liệu tự nhiên mà đồng bào Mường tìm tòi được. Ví dụ tạo màu đỏ dùng “cây cân phàng ” ; tạo màu xanh, lấy cây “cân 16 tung ”, tạo màu vàng họ lấy củ nghệ giã nhỏ rồi vắt nước làm phẩm nhuộm. Những loại cây trên được tạo màu qua việc lấy lá ngâm qua đêm, vò nát rồi pha với nước vôi trong và nước gio bếp đã được lọc trong. Khi ngâm người ta phải nhuộm tới 5 lần (đêm ngâm vải, tới ngày đem ra phơi). Trải qua thời gian, người Mường đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong nghề dệt và nhuộm, đã tạo ra những tấm vải rực rỡ, nhiều màu sắc để dệt lên những bộ váy đẹp mặc trong lễ hội cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nhìn tổng thể y phục Mường đơn giản hơn y phục của nhiều dân tộc khác, như H’ Mông, Dao…nhưng không phải vì thế nó mất đi tính hấp dẫn, Y phục Mường gồm: khăn đội đầu, váy, áo, thắt lưng, yếm( phụ nữ), áo, quần ( nam giới ). Ngoài trang phục hàng ngày, người Mường Hoà Bình còn dành ra những bộ trang phục đẹp nhất, sặc sỡ nhất để mặc trong những ngày lễ hội. Trong trang phục Mường, đáng chú ý nhất là Cạp váy của người phụ nữ. Cạp váy Mường không chỉ là bộ phận khăng khít của phụ nữ Mường mà qua Cạp váy đó còn thể hiện những quan niệm nghệ thuật tạo hình cổ truyền của dân tộc Mường. Giáo sư Từ Chi là người đầu tiên nghiên cứu về hoa văn Cạp váy Mường, và có lẽ thầy cũng là người có những giải mã sâu sắc nhất về “ Cạp váy ” của người phụ nữ Mường. Cạp váy Mường có những mối tương đồng với hoa văn của trống đồng Đông Sơn. Giáo sư Từ Chi đã nhận thấy trên mặt trống đồng bố cục chung và bố cục tròn, Cạp váy Mường triển khai bố cục tròn ấy thành bố cục thẳng, các vành trong hoa văn thành những giải thẳng. Mặt trời tròn trung tâm trên hoa văn trống đồng Đông Sơn tự phân thành nhiều tiêu bản cùng nối với nhau kết thành chuỗi trên dải thẳng rộng bản của Cạp váy gọi là Rang Trên. Còn các giải 17 hẹp bản chứa mô típ động vật trên trống đồng Đông Sơn biến thành Rang Dưới Cạp váy. Trong quá trình vận động tròn thành bố cục thẳng các ngôi sao 8 cánh xếp cạnh nhau suốt chiều ngang Rang Trên chỉ là biến thể của mặt trời ở trung tâm mặt trống đồng. Còn những động vật, người, thuyền, nhà thì qua Cạp váy chuyển hết thành động vật, mỗi loài chiếm thêm một Roóng. Cạp váy Mường gồm 2 loại hoa văn: hoa văn hình học và hoa văn động vật, trong đó hoa văn động vật là dấu ấn rõ nhất sự ảnh hưởng của hoa văn trống đồng Đông Sơn lên Cạp váy Mường. Giáo sư Từ Chi nhận xét : “người Mường là những người có nhiều phẩm chất của nền văn minh Đông Sơn nhất”[1]. Trang phục Mường thật sự là bộ trang phục duyên dáng, kín đáo mà để tạo nên nó quả là một điều kỳ công. Các thiếu nữ Mường đến tuổi 13 – 14 được bà và mẹ dạy cho cách đặt bông, se sợi, nhuộm màu, dệt vải. Các thiếu nữ Mường tự tạo ra trang phục cho mình và họ phải làm nên những tấm vải đẹp, những chiếc gối, chiếc chăn…để sau này khi đến tuổi lấy chồng, những thứ họ làm ra sẽ được họ mang theo về nhà chồng, những cô gái khéo tay sẽ làm ra những sản phẩm đẹp tặng bố mẹ chồng và họ sẽ được mọi người yêu quý tôn trọng. Kết hợp với bộ áo váy, phụ nữ Mường có tục chít khăn đội đầu, người Mường sử dụng khăn trắng để đội đầu, chiếc khăn trắng này gắn với một sự tích. Đó là câu truyện đẹp nhưng cũng rất buồn của một đôi trai gái xứ Mường, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, chiếc khăn trắng là tượng trưng cho sự thuỷ chung, cho tình yêu son sắt và khao khát hạnh phúc lứa đôi của những người Mường. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan