Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng cá từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình người việt...

Tài liệu Biểu tượng cá từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình người việt

.PDF
60
86
135

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN === === NGUYỄN HỒNG ANH BIỂU TƯỢNG CÁ TỪ CỘI NGUỒN VĂN HÓA ĐẾN CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học dân gian Người hướng dẫn khoa học TS.GVC. NGUYỄN THN NGỌC LAN HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài “Biểu tượng cá từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là TS. GVC Nguyễn Thị Ngọc Lan – người hướng dẫn trực tiếp. Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô! Do sự hiểu biết còn có hạn cũng như năng lực nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên. Hà Nội, ngày 5 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Hồng Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Biểu tượng cá từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến, kiến thức chuyên ngành của những người đi trước, dưới sự hướng dẫn của TS. GVC Nguyễn Thị Ngọc Lan. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Hồng Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 5 . Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5 7. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 6 NỘI DUNG ................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. BIỂU TƯỢNG CÁ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT ............................................................................................... 7 1.1. Biểu tượng cá trong tín ngưỡng dân gian ................................................. 7 1.2. Biểu tượng cá trong nghệ thuật tạo hình dân gian .................................. 12 1.2.1. Cá trong hội họa ................................................................................. 13 1.2.2. Cá trong điêu khắc, kiến trúc .............................................................. 17 1.3. Biểu tượng cá trong đời sống văn hóa – cơ sở hình thành biểu tượng cá trong văn học dân gian ................................................................................. 22 1.3.1. Cá trong truyện cổ dân gian ................................................................ 22 1.3.2. Cá trong ca dao ................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. GIẢI MÃ CÁC NÉT NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG CÁ TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT ......................................... 30 2.1. Cá – hình ảnh biểu trưng cho người con gái .......................................... 30 2.2. Cá – hình ảnh biểu trưng cho chàng trai ................................................ 38 2.3. Cá – hình ảnh biểu trưng cho “đôi ta” .................................................... 43 2.4. Cá – hình ảnh biểu trưng cho thân phận con người ................................ 47 KẾT LUẬN ................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 55 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cá được xem là biểu tượng đặc trưng, xuất hiện đa dạng trong văn hóa người Việt cũng giống như các biểu tượng khác như: biểu tượng rùa, chim, mặt trời, hoa sen,... Văn hóa người Việt được xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp do đó các biểu tượng cũng xuất hiện gắn bó với các sự vật xung quanh cuộc sống sinh hoạt của con người. Cá cũng là một trong số những biểu tượng ấy. Nhắc đến “Cá”, người ta hình thành ý niệm về một biểu tượng xuất hiện từ lâu đời. Người Việt có câu: “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”, cho thấy “ngư” có một vị trí quan trọng trong tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên, tôn sùng vật tổ của dân gian. Biểu tượng cá được phản ánh trong thế giới ý niệm của người Việt vô cùng phong phú, là hình ảnh cổ truyền có nguồn gốc từ xa xưa. Cá đã trở thành biểu tượng mang ý nghĩa gần gũi với đời sống thường nhật của người nông dân Việt Nam. Biểu tượng cá xuất hiện trong tín ngưỡng người Việt với đa dạng các nét nghĩa, dưới cái nhìn đa chiều, trở thành biểu tượng đặc thù cho nền văn hóa của cư dân nông nghiệp vùng sông nước. Biểu tượng cá không chỉ xuất hiện trong đời sống văn hóa người Việt mà còn đi vào trong văn học dân gian, đặc biệt là ca dao và mang nhiều nét nghĩa sâu sắc. Trong ca dao, hệ thống biểu tượng khá đa dạng, được hình thành từ những hình ảnh thực tồn tại trong đời sống sinh hoạt của con người. Những hình ảnh ấy được sử dụng với ý nghĩa khái quát cao, trở thành những biểu tượng mang tính ký hiệu bền vững. Trên cơ sở khảo sát tư liệu, chúng tôi tập trung tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của con cá trong ca dao trữ tình người Việt và nhận thấy ở từng hoàn cảnh diễn xướng cụ thể, từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình, cá có thể là hình ảnh tượng trưng cho nhân vật trữ tình cô gái hoặc chàng trai trong quan hệ tình duyên. Cũng có khi, cá trở thành hình ảnh 1 tượng trưng cho cả chàng trai và cô gái, mà không có sự phân biệt rạch ròi chủ thể trữ tình. Ngoài ra cá còn mang ý nghĩa biểu trưng cho thân phận con người, đặc biệt là người con gái chịu nhiều thua thiệt. Bằng lối diễn đạt hàm Nn, hình ảnh cá trong ca dao trữ tình người Việt xuất hiện với nhiều ý nghĩa biểu đạt khác nhau, đem đến cho người tiếp nhận những liên tưởng đa chiều, mới mẻ và vô cùng thú vị về một loài động vật đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp. Việc lựa chọn đề tài “Biểu tượng cá từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt” thực sự có ý nghĩa khoa học trong việc khám phá và nghiên cứu biểu tượng, một loại mã văn hóa tiêu biểu nhất. 2. Lịch sử vấn đề Có thể thấy, tiếp cận và khai thác biểu tượng cá trong đời sống văn hóa và văn học dân gian, trong đó có ca dao trữ tình đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể tới: 1. Trần Văn Nam, trong bài viết: “Câu – cá” trong ca dao Nam Bộ (2008), đã khảo sát hình ảnh “cá, câu - cá” chủ yếu trên phương diện phương tiện nghệ thuật của ca dao. Với tư cách phương tiện nghệ thuật, trong quá trình biểu trưng hóa (quá trình chuyển nghĩa để những hình ảnh trở thành những Nn dụ, những biểu trưng nghệ thuật) hình ảnh cá, câu - cá với những nét nghĩa biểu trưng của nó, đã để lại dấu ấn văn hóa của cư dân nông nghiệp vùng sông nước. 2. Trần Thị Mai Phương, trong Luận văn thạc sĩ: Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc (2014), đã thống kê tần số xuất hiện của biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Giáy, Thái, Mường. Từ đó giải mã một số ý nghĩa tiêu biểu của biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số miền núi phía bắc. Luận văn cũng phân tích, so sánh những điểm tương đồng, khác biệt giữa 2 nội dung, hình thức nghệ thuật của biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và các dân tộc Tày, Nùng, Giáy, Thái, Mường, từ đó góp phần tìm hiểu thêm về nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. 3. Trong tạp chí Nghiên cứu văn hóa của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Cương có bài: Ý nghĩa và biểu tượng của một số mô típ trang trí tiêu biểu trong điêu khắc đình làng (2014), trong phần “Các mô típ về động vật”, bên cạnh các hình ảnh: con rồng, kỳ lân, phượng hoàng, rùa, hổ, hạc thì con cá cũng được đề cập đến khá rõ ràng. Qua bài viết, tác giả muốn khẳng định ý nghĩa điềm báo của con cá: “Ở phương Đông quan niệm con cá là con vật báo điềm lành. Người ta cũng cho rằng, nhiều giống cá sống lâu và điều này con cá còn được gắn với biểu tượng của sự trường thọ. Trong tiếng Hán, chữ “ngư” là cá với chữ “dư” là thừa thãi, có cách phát âm là “Yu” rất giống nhau, cho nên con cá được xem như biểu tượng của sự dư thừa, sung túc, giàu có. Từ thời đại Hùng Vương, con cá là nguồn thức ăn giàu đạm, có mặt trong bữa ăn hàng ngày, được khảo cổ học minh xác qua những vết tích xương cá ở nơi cư trú. Tác giả cũng đề cập đến hình ảnh cá được điêu khắc và trang trí trên các công trình kiến trúc đền chùa,... Hình ảnh cá được khắc vẽ trên đồ gốm Gò Chiền. Cũng vậy hình ảnh con cá, con ốc đã được khắc vẽ, đúc tạc trên trống đồng, thố đồng, muôi đồng... Và hình ảnh con cá sau này đã thấm sâu vào sinh hoạt của nhân dân, có mặt khắp nơi, cái mõ hình con cá ở điếm làng Vân Nội, con cá chép thờ sơn son thếp vàng trong đền thờ Chử Đồng Tử ở xã Dạ Trạch (Hải Hưng), ở hội làng Me (Hà Tây) người ta đã tế thần Tản Viên bằng cá nướng. Rồi hình ảnh con cá và người đi câu xuất hiện ở vị trí thứ hai chỉ sau những người rước bông lúa, đi cày, đi cấy, trong trình diễn trò Trám ở Tứ Xã (Vĩnh Ph. Trong những ngôi đình cổ thế kỷ XVI, như đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh... hình tượng cá chép hoá rồng đã được thể hiện khá phong phú, sinh động. Một con vật mang tính 3 lưỡng nguyên, đuôi là cá mà đầu đã thành rồng, trở thành gạch nối giữa cái thiêng và cái tục. Cá chép còn có mặt trong các bố cục với hoa sen, sóng nước…”. Biểu tượng cá cũng là đề tài mà người viết yêu thích và tìm hiểu từ lâu. Trong báo cáo khoa học tại Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học Sư phạm toàn quốc (2014), báo cáo: Biểu tượng cá trong ca dao trữ tình người Việt của người viết chính là tiền đề và định hướng phát triển cho khóa luận tốt nghiệp Biểu tượng cá từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt này. Như vậy, có thể nói, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về biểu tượng cá ở cả góc độ văn hóa và văn học dân gian song chưa có công trình nào nghiên cứu biểu tượng cá với ý nghĩa biểu đạt đa dạng và sự diễn hóa độc đáo từ cội nguồn văn hóa đến ca dao – một trong những thể loại quan trọng bậc nhất của văn học dân gian Việt Nam. Vì thế, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận với mong muốn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn một biểu tượng động vật độc đáo, phản ánh sinh động tư duy nghệ thuật cũng như đời sống sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, cư dân sông nước. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu: Biểu tượng cá cũng giống như các hình ảnh biểu tượng khác, xuất hiện trong văn hóa, trong ca dao trữ tình đều mang những vai trò và tầm quan trọng nhất định. Nghiên cứu về biểu tượng này không chỉ giúp chúng ta nhận ra sự xuất hiện các dạng thức biểu hiện, các nét nghĩa biểu trưng của biểu tượng cá mà còn giúp chúng ta nhận ra quá trình diễn hóa của biểu tượng cá từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình. Qua đó, thấy được cá là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng gắn liền với sự phong phú trong nét đẹp của tín 4 ngưỡng người Việt Nam, đề cao cái nhìn thNm mĩ của con người thuộc tầng lớp bình dân xưa. + Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây: - Làm rõ ý nghĩa của biểu tượng cá trong cội nguồn văn hóa: trong tín ngưỡng dân gian, trong nghệ thuật tạo hình dân gian (hội họa, kiến trúc, điêu khắc,...); Sự diễn hóa của biểu tượng cá từ văn hóa dân gian đến văn học dân gian, đặc biệt là ca dao trữ tình. - Giải mã các nét nghĩa hàm Nn của biểu tượng cá trong ca dao trữ tình người Việt. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Biểu tượng cá trong đời sống văn hóa và trong ca dao trữ tình người Việt. - Phạm vi: Xác định, phân tích sự hiện diện cũng như ý nghĩa của biểu tượng cá trong đời sống văn hóa và sự biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trong ca dao trữ tình người Việt. Trong quá trình khám phá, “giải mã” biểu tượng, chúng tôi có sự liên hệ so sánh, đối chiếu với tư liệu của một số quốc gia trên thế giới. 5 . Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 6. Đóng góp của khóa luận - Kết quả nghiên cứu của đề tài “Biểu tượng cá từ cội nguồn văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt” góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu biểu tượng nói chung. Đây là một hướng nghiên cứu không mới nhưng 5 vẫn có ý nghĩa trong việc khám phá những tín hiệu được gợi ra từ hình ảnh một loài động vật quen thuộc với đời sống của người bình dân. - Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn hóa, văn học dân gian. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục, Phụ lục, Nội dung chính của khóa luận bao gồm 2 chương: - Chương 1: Biểu tượng cá trong đời sống văn hóa người Việt - Chương 2: Giải mã các nét nghĩa của biểu tượng cá trong ca dao trữ tình người Việt 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. BIỂU TƯỢNG CÁ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Cá là các loài động vật thủy sinh sống trong môi trường nước, là động vật có xương sống với nhiều chủng loại đa dạng. Từ rất lâu, các loài cá nước ngọt cũng như cá biển là nguồn thực phNm dồi dào và quen thuộc con người và vì vậy cá đã đi vào nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, dân gian có câu: Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng, đã cho thấy mức độ ảnh hưởng đậm nét của “ngư” (cá) tới đời sống văn hóa của con người. 1.1. Biểu tượng cá trong tín ngưỡng dân gian Trong văn hóa phương Đông và đặc biệt là văn hóa Việt Nam, con cá gắn với các loài động vật thủy sinh nói chung và coi như một biểu tượng của thực phNm. Cá là con vật trung tâm trong việc đánh bắt các loài thủy sản, hải sản, từ Hán Việt: Ngư nghiệp trong đó (chữ Ngư có nghĩa là cá) dùng để chỉ về nghề khai thác các sản vật từ môi trường nước (và có phạm vi rộng tương tự như nông nghiệp, lâm nghiệp), người Việt đã dùng cụm từ “nghề đánh cá” hay “nghề cá” hoặc các thuật ngữ như “câu cá” qua đó nói lên tầm quan trọng của cá hoặc là “ngư học”, liên tưởng về cá. Người Việt Nam có câu: “Tôm, cua, rùa, cá” dùng để chỉ về những hải sản, cá cùng với các loài vật khác xuất hiện trong trò chơi bầu cua tôm cá. Người ta cũng dùng thuật ngữ “binh tôm tướng cá” chỉ về sự đông đúc. Trong tiếng Việt còn có câu tục ngữ chỉ về cá: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” hay câu “mèo mù vớ phải cá rán”. Một trong những cơ cấu thực phNm bữa ăn của người Việt là “Cơm - rau - cá”. Cá cũng là con vật có mức độ phổ biến về Nm thực của người Việt Nam. Thời xưa, cá 7 còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự dư dả bởi cá đọc là “ngư” gần với “dư” trong “dư dả”. Người Việt còn quan niệm con cá là con vật báo điềm lành, nhiều giống cá sống lâu, được gắn với biểu tượng của sự trường thọ. Hình ảnh cá được khắc vẽ trên đồ gốm Gò Chiền, trên trống đồng, thố đồng, muôi đồng, cái mõ hình con cá ở điếm làng Vân Nội, con cá chép thờ sơn son thếp vàng trong đền thờ Chử Đồng Tử ở xã Dạ Trạch (Hải Hưng), ở hội làng Me (Hà Tây) người ta đã tế thần Tản Viên bằng cá nướng. Trong những ngôi đình cổ thế kỷ XVI, như đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh... hình tượng cá chép hoá rồng đã được thể hiện khá phong phú, sinh động cho điềm báo an lành. Cá được xem là Linh vật của người Việt cổ, đặc biệt là cá chép. Người Việt rất coi trọng cá chép. Cá chép được quan niệm là con vật có thể lột xác để hóa thành rồng. Đã có câu chuyện về cá chép vượt vũ môn, cá chép tượng trưng cho đất - trời - nhân sinh. Có câu tục ngữ: Mồng bảy cá đi ăn thề Mồng tám cá về vượt Thác Vũ Môn [8] Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự nỗ lực, may mắn, về đích, thành công, hi vọng. Cá chép trong văn hóa Việt còn có ý nghĩa quan trọng khác, nó còn là vật cưỡi của Ông Táo khi về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp, nó còn là vật phóng sinh vào ngày rằm theo quan niệm của Đạo Phật. Trong văn hóa người Việt, cá đặc biệt quan trọng với ngư dân sông nước. Người ta thường tổ chức các lễ hội như Cầu ngư hay tín ngưỡng thờ Cá Ông để bày tỏ lòng biết ơn đến loài vật linh thiêng này. Lễ hội cầu ngư thường được tổ chức vào đầu mùa đánh bắt gắn liền với tâm lý cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu cho trời yên bể lặng, cầu cho một mùa đánh bắt bội thu. Tục thờ Cá Ông (tức cá voi) là một tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền 8 Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa vào tận Bến Tre. Đây là tín ngưỡng của cư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. Cá Ông ở đây là cá voi lưng xám mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải. Ngư dân thường phối hợp thờ Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm như: Ngũ Hành Nương Nương, Hữu Lý Ngư, Tả Lý Lịch,... Tục thờ Cá Ông bắt nguồn từ tục thờ Cá Ông của người Chăm. Tuy nhiên, trải qua sự bản địa hóa, tục thờ cá Ông trở thành tín ngưỡng của người Việt và cả người Hoa. Đối với người Chăm, Cá Ông là một vị thần của Biển Đông được nhân dân kính cNn. Đối với người Việt và người Hoa, Cá Ông chính là mảnh pháp y (áo choàng sau) của Quan Thế Âm (hay Nam Hải Bồ tát) quăng xuống biển, để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố. Mục đích của tục thờ cá Ông hình thành để cầu yên cho các ngư dân ra khơi đánh cá và mong được mẻ cá lớn. Tục này thời Gia Long đã thành lệ. Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, tục gọi là "ông lụy" thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm. Hàng năm dân làng chọn ngày "ông lụy" (ngày cá Ông trôi vào bờ) làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Người địa phương có câu: "Thấy ông vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, Cá Ông lụy và trôi dạt vào làng nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi. Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải cải táng, thường làm vào mùa xuân sang hè rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem 9 vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngoài biển. Tế xong thì có các mục mua vui như hát "chèo ghe", đua thuyền thúng, kéo co, hát tuồng cùng các trò khác. Điển hình là lễ Cầu Ngư, hay còn gọi lễ tế Cá Ông, ở làng Mân Thái thuộc Đà Nẵng. Hằng năm làng tổ chức tế vào Tháng Ba âm lịch. Ba năm thì có đại tế một lần. Ở Bến Tre thì gọi là lễ Nghinh Ông, tế vào Tháng Sáu. Ngoài ra khi dân chài ra khơi họ cũng thường thắp nhang vái Ông phù trợ. Việc Cá Ông liên tục cứu giúp ngư dân miền biển lúc giông to gió lớn đã khiến cho tục thờ Cá Ông đã trở thành một nét văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên khoa học cũng kiểm chứng được một phần vì khi giông tố nổi lên thì cá voi cũng bị sóng biển đNy vào bờ và dễ bị mắc cạn. cá voi theo thuyền để tìm vật cọ xát để quay lại biển. Vì hiện tượng song hành này ngư dân cho là cá "giúp" dân chài. Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) thì biểu tượng cá không chỉ xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian của người Việt mà ở phương Tây cũng coi trọng biểu tượng cá. Chúng ta bắt gặp cung hoàng đạo Song ngư, hình tượng con cá xuất hiện từ rất sớm trong thần thoại và chiêm tinh của Hi Lạp. Người Hi Lạp cổ đại liên tưởng đến hình tượng Chòm sao Song Ngư để khái quát và hình dung lên hình tượng Cung Song Ngư trong 12 cung Hoàng Đạo. Nó là một trong 3 cung thuộc nguyên tố nước (cùng với Thiên Hạt và Cự Giải), và là một trong 4 cung biến đổi (cùng với Nhân Mã, Song Tử và Xử Nữ). Là cung thứ mười hai, Song Ngư gắn liền với nhà thứ mười hai của chiêm tinh học. Trong Thần thoại Hy Lạp, có kể về Aphrodite, nữ thần sắc đẹp, và con trai Eros, thần tình yêu, đang đi dọc bờ sông thì con quỷ Typhon thình lình ngoi lên mặt nước định hủy diệt họ. Typhon là hậu duệ của Gaia và Tartarus. 10 Không có vị thần trên đỉnh Olympus nào đủ mạnh để hủy diệt Typhon. Cách duy nhất để tránh khỏi Typhon là biến hình thành con vật như cá để bơi đi, họ nhảy xuống trốn dưới nước sông Eufrat. Aphrodite va Eros cũng biến thành cá, bơi vào nhánh sông và được hai con cá khác dẫn đường đưa đến nơi an toàn, nhảy xuống trốn dưới nước sông Eufrat. Chòm sao Song Ngư có biểu tượng hai con cá đan đuôi vào nhau để tưởng nhớ hành động cứu giúp thần sắc đẹp và tình yêu. Người phương Tây đặc biệt coi trọng Kinh Thánh và trong Kinh Thánh cũng xuất hiện hình ảnh của con cá: Trong cuốn sách của Jonah có miêu tả về một con cá lớn là vật của nhà tiên tri Jonah. Ichthys (còn được viết là Ichthus, hoặc Ikhthus) là một chữ Hy Lạp cổ và kinh điển có nghĩa là con cá. Trong tiếng Anh nó mang ý nghĩa là một vật tượng trưng, bao gồm hai hình cung bắt chéo vào nhau, ở phần cuối bên phải được kéo dài ra giống như cái đuôi cá. Vật tượng trưng này là ký hiệu bí mật đối với những ki tô giáo thuở đầu, và bao giờ thông tục còn được gọi là ký hiệu của cá hoặc cá của Jesus hay còn gọi là ký hiệu chỉ dẫn của Chúa. Hình ảnh phổ biến nhất về cá ở Phương Tây chính là Nàng tiên cá, thường xuất hiện trong thần thoại là một loài vật gồm sự tổng hợp phần đầu là người đàn bà còn nửa người sau thì không có chân nhưng bù lại được đuôi giống như cá. Nàng tiên cá được nhắc đến trong các tác phNm dân gian, văn học, và văn hóa nổi tiếng. các nàng tiên cá thường nổi trên mặt biển và hát cho nhiều người và các vị thần linh nghe, người nghe có thể bị cuốn hút theo như bị bỏ bùa mê làm cho người nghe phải dừng làm việc rồi nhảy khỏi tàu hay điều khiển con tàu đi lòng vòng. Những câu chuyện khác là những nàng tiên cá đã thử cứu người bằng cách kéo họ xuống nước để đưa họ về tới thế giới của người cá. Siren trong thần thoại Hy Lạp sau này còn được gọi là nàng tiên cá trong văn học dân gian. Sự thật, trong một số ngôn ngữ sử dụng một từ 11 để gọi cho lẫn cá và chimsome, giống như là ngôn ngữ Maltese có chữ “sirena”, trên thực tế thì vẫn có hiệu tượng Hội chứng người cá, còn được gọi là "bệnh người cá". Truyền thuyết về hình tượng nửa người nửa cá (người cá) đặc biệt là hình tượng Mỹ nhân ngư được mô tả nhiều trong các câu chuyện văn hóa, đặc biệt là câu chuyện Nàng tiên cá (Tiếng Đan Mạch: Den lille havfrue) là truyện cổ tích nổi tiếng của nhà văn, nhà thơ người Đan Mạch Hans Christian Andersen, kể về một nàng tiên cá nhỏ mong muốn từ bỏ cuộc sống dưới đáy biển và thân phận người cá của nàng để có được một linh hồn của con người và tình yêu cùa chàng hoàng tử loài người. Từ câu chuyện này, người ta đã dựng Tượng nàng tiên cá tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch để ghi nhớ. Cá ở Tây phương là biểu tượng của nước, là vật cưỡi của thần biển Varuna, cá được liên hệ với sự sinh nở hoặc phục sinh theo chu kỳ. Như vậy, cá vừa là cứu sinh, vừa là công cụ của Thần khải. Có những hệ biểu tượng tương tự, đó là những con cá thần của cổ Ai Cập, cá thần Dagon của người xứ Phesnicie, cá thần Oannes của vùng Lưỡng Hà được coi là mang Thiên Khải. Thậm chí Oannes còn được xem là hình ảnh của chúa Kito. Ngoài ra cá còn được xem là biểu tượng của sự sống và tính mắn đẻ, do nó có khả năng sinh sản kỳ lạ với số trứng nhiều vô kể. Có thể thấy, cá ở mỗi nền văn hóa lại mang những nét nghĩa biểu trưng khác nhau. Song ít nhiều đều liên quan đến đời sống tâm linh của dân gian. 1.2. Biểu tượng cá trong nghệ thuật tạo hình dân gian Theo góc độ văn học nghệ thuật, hình tượng được hiểu là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những biểu tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. 12 Trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, Linh thú là biểu tượng được sử dụng nhiều nhất để tạo hình, phản ánh lên sản phNm. Ta có thể bắt gặp nhiều linh thú tiêu biểu ngay trong các điệu múa truyền thống như múa rồng, múa lân, hay các bức tượng ông nghê, rùa đội hạc tại các đình chùa. Hay hoa văn rồng, chim hạc trên trống đồng,... Ở mọi lúc mọi nơi, ta luôn thấy các hình ảnh ấy được tạo hình. Có lẽ những yếu tố linh thiêng trong Linh thú đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt và cá cũng không phải là ngoại lệ. Có thể nói, cá được xem là sự hài hòa trong nghệ thuật tạo hình, là tác phNm hoàn thiện về cái đẹp tròn đầy, vĩnh hằng mà các nghệ nhân Việt tạo ra. Hình ảnh của chú cá được phản ánh trong nghệ thuật tạo hình dân gian Việt gần như giữ được nguyên mẫu, đẹp đẽ. Với đường cong tròn trịa của lưng và bụng, cá mang nét đẹp được ưa chuộng thời Việt cổ, vì thế sự đơn giản trong kết cấu bộ phận của cá dễ dàng được đưa vào các tác phNm tạo hình. Đặc biệt những tầng tầng lớp lớp của vây cá trên thân mình giống với vảy rồng, đều đặn và hoàn mĩ. Có thể khẳng định, các nghệ nhân chỉ cần sao chép chân thực hình ảnh cá là đã có một tác phNm hoàn hảo cho riêng mình và mang nhiều Nn ý đằng sau đó tạo nên sự lôi cuốn cho người thưởng thức. 1.2.1. Cá trong hội họa Trong khoa tranh tượng tôn giáo của các dân tộc Ấn – Âu, cá là biểu tượng của sự sinh sản dồi dào và tính hiền minh. Ân minh dưới đáy sâu của Đại dương, con cá nhuần thấm được sức mạnh thiêng liêng của vực thẳm. Khi nó ngủ trong đầm hồ hoặc bơi qua các dòng sông, nó phân phát mưa, sự Nm ướt, lũ lụt. Cá là nguồn cảm hứng phong phú cho các nghệ sĩ Kito giáo vẽ tranh, tạc tượng. Nếu con cá mang một con thuyền trên lưng thì đó là biểu tượng của chúa Kito và Giáo hội; nếu cá mang giỏ bánh hay chính nó nằm trên đĩa , là hình tượng của Thánh thể; trong các hầm mộ, cá là hình ảnh của chúa Kito. 13 Văn hóa nông nghiệp được bộc lộ rất rõ trong hội họa Việt Nam, điều này được thể hiện rõ trong tính linh hoạt. Nhờ thủ pháp biểu trưng ước lệ mà nghệ thuật hội họa Việt Nam có thể nhìn thấu bất cứ cái gì từ cái nhìn xuyên vật thể đến sự tổng hợp của các góc nhìn, của không gian và thời gian. Phổ biến trong số đó là các hình ảnh mang tính triết lí sâu sắc. Cá là đề tài được khai thác và tìm tòi bởi các họa sĩ theo đuổi từ rất lâu đời. Bởi cá trong hội họa mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tranh cá, đặc biệt là tranh cá chép không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn mang tính nghệ thuật cao. Theo quan niệm người Việt, cá chép tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc và còn là biểu tượng của sự thăng tiến, công danh. Treo tranh cá chép ở nhà riêng hay nơi làm việc sẽ mang tới cho chủ nhân nguồn tài lộc dồi dào. Trong kinh doanh, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước, cộng với đức tính bền bỉ và sự cố gắng dẻo dai, đã có thể vượt Vũ môn để hóa Rồng, đây là con vật linh thiêng cao quý. Hình tượng cá chép kết hợp với một hình tượng qui ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Như bức tranh cá chép hoa sen hay cá chép mẫu đơn. Trong phong thủy, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, sự hoàn hảo cuối cùng bởi sen là loài hoa mọc trong bùn nhơ nhưng luôn thanh cao, tinh khiết. Biểu tượng của nhà Phật, của thế giới Phật Pháp Vô Biên chính là hoa sen. Sử dụng tranh sen có tác dụng điều hoà khí vượng, tăng cường những nguồn năng lượng về sức khoẻ cho ngôi nhà, giúp gia chủ gỡ bỏ mọi ưu phiền, để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc. Ở Trung Hoa, chữ ngư 漁 (con cá) phát âm giống chữ dư 輿 (dư thừa). Do vậy hình ảnh con cá biểu tượng cho sự trù phú, thường vẽ thành hình một đứa bé cầm con cá với nghĩa “Phú, hữu dư” (giàu, có dư). Ở An Nam không thể có lối chơi chữ này vì chữ “cá” và chữ “dư” không trùng âm. Nhưng có thể do ảnh hưởng Trung Hoa mà vào lễ tết Trung thu người Hà Nội hay mua con cá làm bằng giấy dầu cho trẻ 14 em chơi. Tập tục này không thấy ở Huế và vùng phụ cận, nhưng vào ngày đầu năm người ta lại hay mua hình con cá làm bằng giấy màu treo ở trước bàn thờ tổ tiên hay đâu đó trong nhà để cầu may. Người Việt xưa đã coi trọng phong thủy, treo tranh cá là một trong những việc coi trọng phong thủy bởi tranh cá mang lại vinh hoa, lộc cũng như sự thăng tiến cho gia chủ. Có thể nhận thấy một vài bức tranh cá được ưa chuộng như Cửu ngư quần tụ. Bức tranh này đại diện cho hành Thủy, rất phù hợp với những người mạng Mộc hoặc Thủy, đem lại sự may mắn trong sự nghiệp. Tranh cửu ngư quần tụ Các loài cá thường mang lại điềm tốt, và may mắn. Có một số loài cá thường đi thành đôi vậy nên nếu chúng hiện diện trong cuộc sống nó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho hôn nhân của cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia chủ. Hình ảnh cá trong hội họa thường được miêu tả tươi mới, với màu sắc tươi tắn như đỏ, hồng, vàng bên cạnh đó là vây, vảy, râu đều đặn, cân đối. 15 Thân cá thon mềm mại để người xem khi nhìn vào cảm nhận được cảm giác an lành và yên bình trong đó. Ngoài ra còn có bức “Song ngư cát hạnh” vẽ hai con cá. Thể loại tranh ngụ ý cát tường này đã có từ lâu, dưới đáy những đồ đồng dùng để đựng nước rửa mặt, rửa tay chân thường có vẽ hình con cá, mặt bên đề ba chữ “đại cát tường”. Tranh Song ngư cát hạnh Chủ đề tranh vẽ “Song ngư cát hạnh” được dùng nhiều trong hôn lễ. Hoa văn vNy cá, gọi là “ngư lân cNm”, thường sử dụng trong những vật dụng thường ngày, xây dựng và quần áo… Chủng loại cá rất nhiều, nhưng trong những câu nói cát tường, tranh cát tường, được nhắc tới nhiều nhất vẫn là cá chép, cá vàng. Cá chép là con vật báo điềm lành, vì thế người ta thường sử dụng nó để bày tỏ những nguyện vọng của mình. Cá chép sống rất lâu , điều này biến nó thành biểu tượng của ước vọng trường thọ. Cá chép là vật cưỡi và là sứ giả của thần tiên: họ cưỡi nó để bay lên trời và tìm thấy trong bụng nó những thông điệp và những dấu ấn. Nó cũng biến hóa thành rồng có cánh. Hình cá 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan