Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bi kịch tình yêu lứa đôi trong truyện thơ ...

Tài liệu Bi kịch tình yêu lứa đôi trong truyện thơ

.PDF
63
608
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HÀ HỒNG THẮM BI KỊCH TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ “TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HÀ HỒNG THẮM BI KỊCH TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ “TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU” Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Công Tho SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn khoa học, sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo – Thạc sĩ Nguyễn Công Tho, giảng viên Văn học Việt Nam. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến sự quan tâm, chỉ đạo của thầy trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn Thƣ viện trƣờng Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, cô giáo chủ nhiệm, gia đình cùng tập thể lớp K51 – ĐHSP Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Thạc sĩ Lò Bình Minh, cô giáo – Thạc sĩ Lò Mai Cƣơng đã cố vấn khoa học cho khóa luận của em. Em rất mong sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Hà Hồng Thắm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 1 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 2 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 2 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................ 3 4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..……..4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 5. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN .................................................................. 5 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG...................................................... 6 1.1. Môi trƣờng tự nhiên – Văn hóa – Xã hội của truyện thơ dân tộc Thái……………………………………………………………………………....6 1.1.1. Môi trƣờng tự nhiên.................................................................................. 6 1.1.2. Môi trƣờng Văn hóa - Xã hội.................................................................... 9 1.2. Khái quát về Truyện thơ và Truyện thơ dân tộc Thái ................................. 15 1.2.1. Khái niệm Truyện thơ ............................................................................. 15 1.2.2. Đặc trƣng cơ bản của Truyện thơ ............................................................ 16 1.2.3. Truyện thơ dân tộc Thái.......................................................................... 17 1.3. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) .................................. 17 1.3.1. Hoàn cảnh ra đời .................................................................................... 17 1.3.2. Tóm tắt tác phẩm .................................................................................... 18 1.3.3. Giá trị của tác phẩm ................................................................................ 20 CHƢƠNG 2. BI KICH TÌ NH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TIỄN DẶN NGƯỜI ̣ YÊU ................................................................................................................. 23 2.1. Anh yêu - Em yêu đôi bạn tình trong trắng, thủy chung ............................. 23 2.2. Mối tình Anh yêu – Em yêu là một bi kịch. ............................................... 28 2.3. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu lứa đôi. .......................................... 43 2.3.1. Nạn ép duyên .......................................................................................... 43 2.3.2. Sức mạnh, quyền lực của các thế lực phong kiến cản trở mối tình chung thủy đầy bi kịch của Anh yêu – Em yêu ........................................................... 45 2.4. Tiễn dặn người yêu là khúc hát đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do yêu đƣơng, chống lại lễ giáo phong kiến và tục lệ hôn nhân gả bán ........................ 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học Truyện thơ Thái đặc sắc, phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình với hai mƣơi bảy tác phẩm đã đƣợc công bố. Thái là một trong ba dân tộc có nhiều truyện thơ đƣợc công bố sau dân tộc Tày và dân tộc Nùng. Đề tài đƣợc khai thác nhiều nhất trong truyện thơ Thái chủ yếu là đề tài tình yêu. Nhắc đến truyện thơ Thái viết về chủ đề này, chúng ta không thể không nhắc tới Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) một thiên tình sử nổi tiếng, tinh hoa văn hóa - văn học của dân tộc Thái. Là quyển sách quí nhất trong mọi quyển sách quí! Theo các nhà nghiên cứu: Tiễn dặn người yêu là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá trị nhân đạo sâu sắc, đƣợc coi là “một trong những truyện thơ hay nhất của kho tàng văn học Việt Nam” [13, 999]. Nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn đã từng ví truyện thơ này nhƣ “Truyện Kiều của dân tộc Thái”, “có sức lôi cuốn ngƣời dân Thái nhƣ ngƣời Việt với tác phẩm của Nguyễn Du” [13, 999]. Vì vậy, nghiên cứu Tiễn dặn người yêu là việc làm có ý nghĩa nhằm khám phá đầy đủ hơn giá trị của tác phẩm. Tiễn dặn người yêu không chỉ là mối quan tâm của riêng các nhà nghiên cứu ngƣời dân tộc Thái mà nó còn là tác phẩm đƣợc các học giả trong và ngoài nƣớc lƣu tâm. Tác phẩm đã đƣợc dịch từ nguyên bản tiếng Thái có tựa đề Xống chụ xon xao sang tiếng phổ thông và một số thứ tiếng dân tộc khác. Với tƣ cách là một truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc thiểu số, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam, Tiễn dặn người yêu ngày càng trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, càng chiếm đƣợc tình yêu mến của độc giả và đã có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam bởi tác phẩm ra đời là kết quả của sự sáng tạo phong phú, độc đáo, kết tinh tinh hoa văn hóa – văn học Thái. Tác giả dân gian đã khai thác đề tài tình yêu, một đề tài nổi bật trong truyện thơ các dân tộc thiểu số trên nhiều bình diện cùng với sự biến hóa của những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, nhất là tình yêu nam nữ. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta lại chọn tình yêu làm đề tài chính bởi mỗi câu chuyện kể đều là sự gửi gắm những ƣớc muốn chính đáng của nhân dân về mọi phƣơng diện của đời sống xã hội trong đó có tình yêu, khát vọng về 1 hạnh phúc, sự bình đẳng. Đồng thời truyện cũng phản ánh những nét văn hóa truyền thống về phong tục tập quán, khám phá những ngóc ngách của cuộc sống. Các truyện thơ về đề tài tình yêu của dân tộc Thái đều nói tới những mối tình đẹp nhƣng lại bị rào cản của gia đình và xã hội mà trở thành bi kịch tình yêu. Vì vậy, nghiên cứu Tiễn dặn người yêu giúp ta soi rọi vào việc tìm hiểu loại hình truyện thơ các dân tộc thiểu số. Sở dĩ Tiễn dặn người yêu đƣợc đánh giá cao nhƣ vậy là vì tác phẩm đã mô tả khá phong phú và chân thực về hiện thực cuộc sống mang màu sắc bi kịch của ngƣời Thái Tây Bắc thế kỷ XV, tác phẩm đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội, đặc biệt là vấn đề hôn nhân trong đó nổi bật là chuyện ép duyên, gả bán gây nên những bi kịch tình yêu lứa đôi. Vì vậy, tìm hiểu bi kịch tình yêu lứa đôi trong “Tiễn dặn người yêu” là một công việc có tính chuyên môn mà chúng tôi rất tâm đắc. Từ những ý nghĩa, giá trị lớn lao mà tác phẩm mang lại chúng tôi muốn đƣa độc giả yêu thích truyện thơ tình yêu dân gian Thái có thể tiếp cận, đi sâu vào tìm hiểu, khám phá những nét giá trị truyền thống một cách sâu sắc, cặn kẽ hơn. Qua đó cảm thông và làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình về các phong tục, tập quán, những nét văn hóa truyền thống với những đặc trƣng rất riêng của ngƣời Thái Tây Bắc. Nhằm góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp và các giá trị truyền thống độc đáo của dân tộc Thái. 1.2. Cơ sở thực tiễn Là một trong những truyện thơ hay nhất của kho tàng văn học Việt Nam, Tiễn dặn người yêu đã đƣợc tuyển chọn và đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông với đoạn trích cùng tên trong sách Ngữ Văn 10. Đây là, tác phẩm đã tạo đƣợc sức hấp dẫn, nhiều hứng thú cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Tuy nhiên, nó cũng là một tác phẩm không dễ dàng tiếp cận, chiếm lĩnh và cần phải đƣợc tiếp tục tìm tòi, khám phá thêm. Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề “Bi kịch tình yêu lứa đôi trong Tiễn dặn người yêu” là một điều cần thiết và rất hữu ích cho ngƣời thực hiện đề tài để hiểu sâu hơn và giảng dạy tác phẩm đa ̣t hiê ̣u quả cao hơn. 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu bi kịch tình yêu lứa đôi trong “Tiễn dặn người yêu” nhằm làm 2 rõ câu chuyện tình chung thủy nhƣng đầy bi kịch của đôi trai gái Thái. Cũng từ mối tình bi kịch ấy, tiếng nói phản kháng xã hội phong kiến bất công, ngang trái vút lên mạnh mẽ. Từ đó, rút ra những nét độc đáo về cách thể hiện đề tài tình yêu đôi lứa trong truyện. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tiễn dặn người yêu là đỉnh cao của văn học Thái, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam, tác phẩm đƣợc các học giả đánh giá cao và quan tâm. Nhiều vấn đề trong Tiễn dặn người yêu trở thành đối tƣợng, đề tài nghiên cứu của các công trình nghiên cứu xƣa và nay. Từ nhiều góc độ, đã có những bài viết, những công trình có liên quan đến vấn đề mà đề tài của chúng tôi đặt ra. Chúng tôi xin đƣợc lƣợc dẫn về những công trình, những bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài: Bàn về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, Đỗ Bình Trị đã nhận xét: “Là một truyện thơ hay nhất trong mọi truyện thơ hay của các dân tộc anh em, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam” [18, 288]. Đồng thời tác giả cũng phân tích tác phẩm trên phƣơng tiện nội dung và chỉ rõ: Tiễn dặn người yêu là một chuỗi tiếng kêu thƣơng đứt ruột; là tiếng kêu bất bình, tố cáo và phản kháng; là tiếng hát đồng tình, an ủi, cảm thông chứa chan tình cảm nhân đạo của nhân dân đối với thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ. Các tác giả trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam”, tập 1, văn học dân gian, phần 2, NXB Giáo dục, 1978 đã đi sâu phân tích tác phẩm Xống chụ xon xao và chỉ rõ đây là một thảm kịch đầy nƣớc mắt về tình yêu trong xã hội cũ; là một bài ca chiến đấu cho mối tình chung thủy đồng thời cũng bàn về vài nét nghệ thuật của Xống chụ xon xao. Đã có khá nhiều đề tài, tiểu luận và một số công trình nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật truyện thơ Tiễn dặn người yêu nhƣ: Luận văn tốt nghiệp Đại học của Lê Thị Thuận (Đại học Tây Bắc, 2006) với đề tài Tìm hiểu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) do Thạc sĩ Lò Bình Minh hƣớng dẫn. Ngoài ra, còn có một số bài viết tuy chỉ dừng lại khai thác một vài đoạn trích trong tác phẩm, đặc biệt là đoạn trích Tiễn dặn người yêu và đoạn trích “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa” đã đƣợc trích giảng trong chƣơng trình 3 Ngữ văn 10 THPT. Tuy bƣớc đầu đã có nhiều thành tựu nhƣng vẫn còn là “địa hạt” cần rất nhiều công sức khai phá thêm. Lò Bình Minh với đề tài Tính bi kịch về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Uả của dân tộc Thái (Luận văn sau Đại học năm 1989). Trong chƣơng II đã đi sâu vào phân tích câu chuyện tình yêu bi thảm của đôi trai gái và chỉ rõ bộ mặt các thế lực cản trở mối tình chung thủy đầy bi kịch trên những khía cạnh mà tác giả đã đi sâu là những định hƣớng chung để chúng tôi tìm hiểu bi kịch tình yêu trong truyện thơ Xống chụ xon xao. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Do yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi chọn bi kịch tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao, do Mạc Phi tu chỉnh, giới thiệu và chú thích, 1977) làm đối tƣợng nghiên cứu chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu một phƣơng diện nổi bật của nội dung truyện thơ dân tộc ít ngƣời là bi kịch tình yêu lứa đôi, các vấn đề khác đặt ra chỉ cốt làm nổi bật vấn đề trên. Hơn nữa chúng tôi chỉ nhằm khảo sát, trình bày các hiện tƣợng thuộc một tác phẩm cụ thể, chứ không nhằm đƣa ra những kết luận có tính quy luật chung nhất cho cả một thể loại vốn rất phổ biến ở hầu khắp các nền văn học các dân tộc thiểu số. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tập trung vào khảo cứu bi kịch tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) để thấy đƣợc câu chuyện tình yêu đẹp nhƣng đầy bi kịch của đôi trai gái Thái. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Do tính chất đề tài, đặc trƣng văn học dân gian thiểu số, cho nên ngoài việc tuân thủ các phƣơng pháp luận trong nghiên cứu văn học dân gian nói chung chúng tôi thấy cần phải đặt truyện thơ Tiễn dặn người yêu vào trong bối cảnh lịch sử, môi trƣờng văn hóa, dân tộc của tác phẩm, cụ thể ở đây là trở về Tây Bắc với thiên nhiên và không khí sinh hoạt, tâm lí tình cảm của dân tộc Thái. Vì thế, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phƣơng pháp khảo sát thống kê, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp bình giảng văn học, phƣơng pháp so sánh - đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm 4 cần thiết về nội dung cốt truyện, hệ thống nhân vật. Từ đó để thấy đƣợc những nét độc đáo dân tộc trong cách thể hiện đề tài, xây dựng cốt truyện và xây dựng nhân vật giao lƣu văn hóa. 5. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu và kết luận, ở khóa luận này gồ m 2 chƣơng: Chƣơng 1: Truyện thơ trong môi trƣờng văn hóa của dân tộc Thái. Chƣơng 2: Bi kich ̣ tình yêu lƣ́a đôi trong Tiễn dặn người yêu. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Môi trƣờng tự nhiên – Văn hóa – Xã hội của truyện thơ dân tộc Thái 1.1.1. Môi trƣờng tự nhiên 1.1.1.1. Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc Nếu ai đã từng đặt chân lên Tây Bắc thì chắc hẳn bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng trƣớc vẻ đẹp hùng vĩ của vùng sơn cƣớc này. Bạn sẽ thấy nhƣ đang lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh với những dòng thác trải dài trong suốt, bọt tung trắng xóa, phía dƣới là những con suối khúc khuỷu, uốn mình ngả nghiêng, trên cao là khoảng trời xanh bao la xen lẫn muôn màu và hƣơng sắc của cỏ cây hoa lá, hay những cánh ruộng bậc thang kì vĩ đẹp mê hồn nhƣ cung đàn với những nốt nhạc trải dài bên sƣờn núi. Xa xa là những cảnh sắc đầy thơ mộng và lãng mạn của những ngôi nhà sàn nhỏ nằm ẩn mình dƣới những tán rừng, vòm cây yên ả, thấp thoáng và chen lẫn với đó là những bộ trang phục nhiều màu sắc của bà con các dân tộc vùng cao. Do đặc điểm tự nhiên của Tây Bắc đã tạo cho thiên nhiên nơi đây những nét đặc trƣng riêng biệt với bức tranh tứ bình lung linh màu sắc. Bạn không khỏi ngỡ ngàng trƣớc cảnh thu trong một vùng rộng lớn rực lên với sắc vàng mê mải của lúa chín trên nền trời xanh trong vắt, không phải một mùa thu ảm đạm mà là một mùa thu thanh bình, yên ả cùng những tiếng hát dịu dàng tình tứ của những chàng trai, cô gái hăng say lao động sản xuất. Chúng ta không thể tìm thấy ở đây ngọn núi nào quanh năm bao phủ tuyết trắng nhƣ ngọn núi Phú Sĩ của Nhật Bản. Tuy nhiên, vào những sáng mùa đông có dịp đi trên những con đƣờng vắt vẻo trên sƣờn núi sẽ thấy những giải sƣơng mù, khí núi bốc lên bao phủ trên sƣờn núi cao, trên các khe suối sâu thẳm trông tựa nhƣ một giải luạ trắng chốn bồng lai. Vào xuân, trên nền trời xanh, Tây Bắc nhƣ đƣợc điểm tô bởi sắc trắng tinh khôi của muôn hoa đua nở: hoa ban, hoa mận, hoa mơ “ngày xuân mơ nở trắng rừng” (Tây tiến - Quang Dũng) nhƣ làm bừng sáng cả vùng trời Tây Bắc tạo nên những nét rất riêng, rất Tây Bắc. Đắm mình vào ngày hè oi ả với những âm thanh râm ran của tiếng ve, chim muông hòa vào không gian bao la ấy là sắc vàng rực rỡ của rừng phách, hoa mạ. Tất cả đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động đầy màu sắc, hùng vĩ và nên thơ của núi rừng Tây Bắc. Đúng 6 nhƣ lời nhận xét của Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: “Tây Bắc là hòn ngọc ngày mai của tổ quốc…nƣớc non, non nƣớc đẹp hơn tranh nhìn không chán mắt”. 1.1.1.2. Vẻ đẹp con ngƣời Tây Bắc Ngƣời Thái vốn có tính cần cù, chịu thƣơng, chịu khó. Nét tính cách này có lẽ xuất phát từ phƣơng thức lao động nông nghiệp của ngƣời Thái nơi đây, với tính chất công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải có sức khỏe, sự khéo léo thêm nữa Tây Bắc là vùng có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt nên để có đƣợc những thành quả trong lao động sản xuất họ phải làm lụng rất vất vả ngày đêm. Có thể thấy, ngƣời đàn ông Thái rất khỏe mạnh, cần mẫn “hặc phủ hánh, pánh phủ dƣơn” (yêu ngƣời khỏe, mến ngƣời chăm – tục ngữ). Còn ngƣời phụ nữ Thái lại hiện lên với nét tính cách chịu thƣơng, chịu khó, yêu chồng, thƣơng con, kính trọng các bậc bề trên. Sự chu đáo, khéo léo đƣợc tục ngữ khen ngợi: “khoẳm mứ pên lai, hải mƣ pên bọc” (úp bàn tay nên hoa, ngửa bàn tay thành bông). Bản tính ƣa thích tự do, phóng khoáng, sống gần gũi với thiên nhiên, hòa quyện với cuộc sống của muôn loài nơi núi rừng Tây Bắc do đó cuộc sống của họ rất mộc mạc chất phác, không cầu kì, tính toán. Chính vì mộc mạc nên cũng thật thà cả tin – một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống nhƣng đức tính ngay thẳng ấy “lòng thẳng nhƣ nƣớc trong” (năm sƣ, chău sƣ – thành ngữ Thái) sẽ trở nên có hại khi ở gần hoặc tiếp xúc với cái ác, mƣu mô, nham hiểm. Bởi vậy, từ ngàn đời nay, ngƣời Thái thƣờng khuyên con cháu chớ làm điều ác, chớ nóng nảy: Thấy người tốt chớ lợi dụng Bị kích động chớ hung hăng Tục ngữ Thái Vì thế, ngƣời Thái ƣa chuộng tính hòa bình, quý trọng tính từ tốn, không nôn nóng. Đặc điểm này phân biệt khá rõ dân tộc Thái với những dân tộc anh em khác. Chúng ta sẽ tìm thấy trong rất nhiều bản trƣờng ca hay những câu ca trữ tình mà hiếm thấy những bản anh hùng ca miêu tả sự dữ dội, ác liệt, chết chóc nơi chiến trƣờng nhƣ kiểu sử thi Tây Nguyên trong nền văn học của dân tộc Thái. Yêu quý cuộc sống tình cảm, quý trọng quan hệ họ hàng, làng bản. Đó là, một nét tính cách điển hình của ngƣời Thái. Trong gia đình, vợ chồng hòa thuận, kính trọng cha mẹ, các bậc bề trên, anh em gắn bó. Điều đó đã giúp giải thích cho hiện tƣợng trong gia đình ngƣời Thái có nhiều thế hệ cùng chung sống, gia 7 đình đông đến hàng chục ngƣời mà vẫn đầm ấm, yên vui. Quan hệ bản mƣờng, anh em thân tộc cũng rất gắn bó, tƣơng trợ lẫn nhau. Tâm lý cộng đồng, ƣa sống tình cảm của ngƣời Thái đã có ảnh hƣởng sâu sắc đến quan niệm về tình yêu thủy chung của nam, nữ khá đậm nét: “Mặc căn hứ phôm tốc hua chăng báng, cang tốc khẻo chăng báng” (yêu nhau đầu không còn tóc có bỏ mới bỏ, hàm rụng hết răng có phai mới phai – tục ngữ Thái). 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc Có thể nói, thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc có sự hòa hợp và gắn bó sâu sắc. Đồng bào các dân tộc Tây Bắc sinh sống lâu đời trong vùng thiên nhiên và rừng núi ấy vì thế họ yêu và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, họ dựa vào đấy để sinh tồn. Họ thân thuộc từng quả đồi, khe suối, từng lùm cây, hốc đá. Rừng góp phần nuôi sống cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, là nguồn cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con ngƣời vừa là nguồn thực phẩm phong phú, dồi dào vừa là nguyên liệu, dƣợc phẩm quan trọng cho đời sống con ngƣời. Tục ngữ Thái có câu: “Căm khảu dú năng đin, căm kin dú năng pá” Nghĩa là miếng cơm ở nơi đất, miếng ăn ở nơi rừng. Không những thế, rừng còn là nơi bao dung tiếp nhận con ngƣời trở về với đất mẹ: Tai pá phăng, nhăng pá liệng (Chết rừng chôn, sống rừng nuôi) (Tục ngữ Thái) Nhƣ vậy, vòng đời từ sống đến khi chết của con ngƣời nơi đây gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Cho nên, họ luôn có ý thức gìn giữ và bảo vệ rừng, điều đó luôn thƣờng trực trong tâm thức và đi vào trong thơ ca, tục ngữ một cách rất tự nhiên: Giữ rừng con cháu mai sau mới sinh sôi Để mọi nguồn nước luôn chảy tuôn trào Ai nhớ được điều đó mới nên người Đáp lại hữu ý của con ngƣời núi rừng cũng ngày một sinh sôi, chở che, cùng sẻ chia mọi cung bậc của cuộc sống con ngƣời. Con ngƣời gửi những tâm tình của mình vào thiên nhiên giống nhƣ những ngƣời bạn tâm giao vậy. Từ đó, cho thấy thiên nhiên không chỉ đơn thuần là môi trƣờng sinh thái mà còn là mạch nguồn cảm xúc vô tận cho các tâm hồn thi sĩ 8 sáng tạo nên văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và truyện thơ Thái nói riêng, mang đậm âm hƣởng của thiên nhiên, hơi thở của núi rừng và cái trong trẻo của nƣớc nguồn khe suối. 1.1.2. Môi trƣờng Văn hóa - Xã hội 1.1.2.1. Môi trƣờng Xã hội Có thể nói “Xã hội Thái cho đến trƣớc cách mạng tháng tám năm 1945 là một xã hội thuộc thời kỳ đầu của chế độ phong kiến còn nhiều tàn dƣ của chế độ trƣớc đó” [13, 24]. Điều đó đƣợc biểu hiện rõ rệt qua các phƣơng diện: quan chức và Mo Then 1.1.2.1.1. Quan chức Vùng Thái xƣa có 16 mƣờng, dƣới mƣờng có phìa và bản. Mƣờng là lãnh địa cát cứ của Chẩu Mƣờng, có bộ máy cai trị hoàn chỉnh: nội chính, quân sự, ngoại giao. Xã hội Thái có hai tầng lớp chính: quý tộc quan lại và dân “gánh vác”. Trong xã hội Thái truyền thống, cai quản dân chúng và nắm mọi quyền hành, chức sắc là những ngƣời cầm đầu các dòng họ quý tộc, giai cấp thống trị theo chế độ Phìa (quan huyện, xã), Tạo (quan bản) mà thực chất là các lãnh chúa phong kiến. Mỗi lãnh chúa cai quản một vùng, tha hồ lộng hành, có thể tự ý đề ra những quy định riêng về điều lệ địa phƣơng hay lệ làng để bóc lột nhân dân, luôn tìm cách hãm hại,chém giết lẫn nhau để tranh giành đất đai quyền lợi. Dân gian đã vạch trần bộ mặt thật và bản chất của bọn quí tộc, quan lại chẳng khác gì động vật: Trâu đực không nhốt chung một chuồng Chúng sẽ húc nhau làm chuồng tan nát (Táy pú xớc ) Kiểu tổ chức xã hội và thống trị này làm cho dân thƣờng không biết đến công bằng và lẽ phải họ chỉ biết có một quyền duy nhất là cúi đầu thực hiện những điều lệ đó. Cứ nhƣ vậy thành một hệ thống từ trên xuống dƣới với chế độ cha truyền con nối. Bởi vậy mà ngƣời Thái mới có câu: Họ Lường làm Mo, họ Lò làm Tạo Một hình thức tổ chức xã hội mang nặng tính chất xã hội phong kiến sơ kỳ. 1.1.2.1.2. Mo Then Mo Then đƣợc đặt theo một hệ thống chặt chẽ từ mƣờng xuống bản. Cao 9 nhất là “Mo Mƣờng” đứng bên cạnh Chẩu Mƣờng, đƣợc Chẩu Mƣờng kính nể. Thầy Mo là ngƣời am hiểu vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc đầy đủ và sâu sắc để thay mặt Chẩu Mƣờng tiếp xúc với tổ tiên khi cúng lễ, ngoài ra còn biên soạn tập tục, lễ nhạc giúp Chẩu Mƣờng cai quản bộ tộc. Đây đƣợc coi là hệ thống cai trị phần hồn của ngƣời Thái, họ thuộc giai cấp thống trị. Những Chẩu Mƣờng, Phìa Tạo tự mệnh danh là thay mặt trời để trị dân và luôn tìm cách biện minh cho hành động của mình là dựa vào một “luật đời xƣa” nào đó. Vì thế, ngay cả đến cha mẹ, cô, dì, chú bác,…những kẻ vừa là nạn nhân vừa là ngƣời thực hiện thứ luật lệ đó luôn tỏ ra mẫn cán thực thi, không những thế họ còn tin tƣởng, chính xác hơn là cố gắng tin rằng mình làm đúng ý Then, và theo đúng các điều khoản của “luật đời xƣa” nếp nghĩ này đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời Thái xƣa, làm cho ngay cả các nạn nhân đáng thƣơng – kết quả của thứ luật lệ ấy khi bị thắt thòng lọng vào cổ vẫn cứ tin rằng mình đang đƣợc hƣởng lẽ công bằng, tin tƣởng luật lệ đó là chân lí. 1.1.2.2. Môi trƣờng Văn hóa 1.1.2.2.1. Tôn giáo tín ngưỡng Mỗi dân tộc đều có những tôn giáo, tín ngƣỡng riêng làm cơ sở cho văn hóa tinh thần của dân tộc mình. Dân tộc Thái cũng vậy, một đặc điểm dễ nhận thấy khi tìm hiểu về tôn giáo, vũ trụ quan của ngƣời Thái đó là rất ít có sự xâm nhập của các tôn giáo từ bên ngoài mà tôn giáo chủ yếu của ngƣời Thái ở Tây Bắc là tôn giáo nguyên thủy và tôn giáo bản địa. Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, tôn giáo cũng có những hình thái biến đổi. Tôn giáo nguyên thủy bị phai nhạt dần, nhƣng ở dân tộc Thái là một trong những dân tộc còn bảo lƣu đƣợc nhiều nét cổ xƣa của nó. Biểu hiện rõ nét qua những tín ngƣỡng, phong tục, tập quán. Cũng giống nhƣ các dân tộc khác ngƣời Thái quan niệm vũ trụ bao gồm một trục dọc và một trục ngang trong đó tồn tại thế giới của sự sống và thế giới của hƣ vô. Trong thế giới của sự sống ấy bao gồm sự tồn tại của con ngƣời, vạn vật mà con ngƣời có thể nhìn thấy và nắm bắt đƣợc. Còn thế giới của hƣ vô bao gồm một cõi sống ngự trị trong ý niệm với thái độ sùng kính về cái mà họ gọi là “phi” (ma, hồn). Cái thế giới hƣ vô ấy là lực lƣợng điều khiển và quyết định sự 10 tồn tại cuộc sống thực trên trái đất. Vậy mới thấy đƣợc rằng ngƣời Thái luôn ƣớc mơ lẽ công bằng và bình đẳng hơn thế còn ý thức dân chủ rõ rệt. Ngƣời Thái có những nghi thức và tập tục cúng thần, ma rất riêng. Thông qua các lễ hội trong năm họ tổ chức lễ cúng bản (xên bản), cúng mƣơng (xên mƣơng), cúng nhà (xên hƣơn)… điều đó cũng đã giải thích vì sao ngƣời Thái rất tin vào số mệnh và luôn luôn tôn trọng gìn giữ linh hồn. Mỗi khi ốm đau họ thƣờng làm lễ cúng ma (hệt khoan), gọi hồn (hóng khoan) mỗi khi đi đâu trở về nhà… phải chăng vì thế mà ngƣời Em yêu trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu khi đi nƣơng về không quên gọi hồn về theo “về nhà đi vía về theo đi”. Ngƣời Thái quan niệm con ngƣời có 80 hồn / vía. Để khỏi nhầm lẫn họ quy ƣớc: khi còn sống gọi là vía, khi chết gọi là hồn. Trong số 80 hồn / vía ấy có 30 hồn / vía đằng trƣơc, 50 hồn / vía đằng sau. Vía chủ, vía gốc ở chỏm đầu là nơi kiêng đụng đến vì vậy, tránh đánh vào đầu hoặc xoa đầu ngƣời lớn, trẻ con ngƣời Thái. Hồn ngọn cƣ trú ở các bộ phận khác trên cơ thể, khi ngƣời chết, hồn thoát hẳn ra khỏi thân thể. Phần xác đƣợc thiêu hoặc chôn cất theo đúng phong tục, phần hồn đƣợc dẫn và rải đến đúng vị trí của hồn ở nhiều địa điểm khác nhau nơi mƣờng trời, hồn gốc hồn chủ đƣợc dẫn lên sống với tổ tiên, những phần hồn còn lại, hồn ngọn đƣợc rải trên suốt dọc đƣờng mƣờng trời. Một nét khá độc đáo nữa phải kể đến trong quan niệm về vũ trụ của dân tộc Thái đã đƣợc các truyện cổ hệ thống lại thì họ thƣờng quan niệm vũ trụ có năm tầng: - Tầng trên cùng, nơi hỗn mang, là thế giới của những ngƣời “ăn sƣơng, ăn gió” sống lang thang đâu đó, đeo dao ở cổ. - Tầng tiếp là thế giới của các vị thần và tổ tiên các dòng họ Thái xây dựng trên vòm trời mà mắt không thể nhìn thấy, do Then Luông cai quản - Tầng thứ ba, thế giới trên tầng mây, trong vòm trời, ở đó có các vị trăng sao, là thế giới của ngƣời khổng lồ đƣợc Then cử xuống xây dựng trần gian vào buổi sơ khai, ở đó có các nàng tiên xinh đẹp. - Tầng thứ tƣ là mặt đất, thế giới của loài ngƣời, muôn vật (tức thế giới thực), ma quỷ (thế giới ảo), và thế giới của thuồng luồng dƣới nƣớc. - Tầng cuối cùng là thế giới dƣới mặt đất, ở đó có “loài ngƣời” tí hon chuyên ăn đất. [9, 23]. 11 Những quan niệm về các tầng vũ trụ trên đây, chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phong kiến, nhằm củng cố địa vị và quyền lợi của các giai tầng phong kiến trong xã hội nhƣng cũng góp phần phản ánh sự nhìn nhận của con ngƣời về thế giới tự nhiên, cuộc sống lao động dƣới trần gian một cách trừu tƣợng. Đồng thời, chi phối sự hình thành nền văn học dân gian Thái. Đặc biệt là, hệ thống truyện thơ dân tộc Thái. Nếu muốn tìm hiểu đƣợc sâu sắc và cặn kẽ đƣợc kho tàng văn học dân gian Thái chúng ta cần phải hiểu rõ về vũ trụ ấy. 1.1.2.2.2. Nét đặc trưng trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình của người Thái Tây Bắc Điểm độc đáo cần chú ý trong xã hội Thái đó là mối quan hệ họ hàng thân tộc rất phức tạp, chặt chẽ. Trong một bản rất đông ngƣời nhƣng đều có quan hệ chằng chịt, ràng buộc với nhau, theo ba mối là: Ải nọong, Nhinh xao, Lung ta trong đó mối quan hệ Ải nọong là cơ bản (tức cùng cha ông hoặc tổ tông, bộ tộc) theo mối quan hệ đó thì thấy ngƣời Thái tính đến bảy lớp hay bảy tầng. Lung ta là quan hệ họ hàng bên nhà gái và cũng gồm bảy mối tính đến đời cháu. Bên cạnh đó đối tƣợng của lung ta là nhinh xao (tức họ hàng nhà trai nói chung), coi Lung ta nhƣ một đối tƣợng hôn nhân. Họ có trách nhiệm với nhau, đặc biệt khi cƣới xin hoặc ma chay. Tộc ngƣời Thái theo chế độ phụ hệ, ngƣời đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Ngƣời phụ nữ Thái cần cù chịu thƣơng chịu khó yêu thƣơng chồng con, kính trọng bố mẹ nhƣng vẫn có địa vị thấp kém hơn nam giới. Trong một gia đình ngƣời Thái có thể có nhiều thế hệ cùng chung sống, lao động và sản xuất. Tính chất phức tạp của xã hội còn thể hiện ở tục lệ cƣới xin và ma chay, cúng tế khá nặng nề đƣợc quy định bởi những điều luật hà khắc bất thành văn. Tuy nhiên, tất cả các thành viên trong xã hội đều phải tuân theo một cách nghiêm ngặt nếu không sẽ bị xã hội lên án hoặc không chấp nhận. Đó, cũng chính là những trở ngại lớn nhất cho các đôi trai gái đến tuổi yêu đƣơng. Với tục hôn nhân gả bán, ngƣời phụ nữ sẽ trở thành vật sở hữu và phải chịu mọi sự điều khiển của chồng nếu nhƣ ngƣời chồng đã trả đủ tiền, cống nạp đủ xính lễ mà bên nhà gái thách cƣới. Ngƣợc lại, chàng trai cũng khó lấy thậm chí không thể lấy đƣợc vợ nếu không có đủ xính lễ, tiền bạc do nhà gái thách cƣới, cho dù đôi trai gái yêu nhau thắm thiết. 12 Một tục lệ nữa phải nhắc đến trong hôn nhân của ngƣời Thái đó là tục ở rể, tục ở rể có nhiều mục đích tốt và xấu tùy theo mức độ và tính chất của nó. Một mặt nhằm thử thách lòng trung thành của chàng trai, rèn luyện phẩm chất và đạo đức, khả năng lao động của anh ta. Mặt khác, nhằm lợi dụng sức lao động của chàng rể buộc chàng trai phải cung phụng, tuân theo mọi sự xếp đặt, chỉ đạo của gia đình nhà gái. Cụ thể là trƣớc khi cƣới vợ về nhà, ngƣời con trai phải ở rể. Đó là việc ngƣời con trai đến cƣ trú tại nhà gái (nhà vợ), nằm ngủ riêng ở gian nhà phìa “quản”. Chàng rể phải thật sự siêng năng, cần mẫn, đƣợc bố mẹ vợ và họ hàng nhà gái ƣng thuận thì mới đƣợc phép làm lễ cƣới “đoong khửn” mới trở thành con rể thực sự trong gia đình, thời gian ở rể có thể kéo dài, cũng có khi có đôi ba con mới đƣợc làm lễ cƣới chính thức. Tuy nhiên, nếu trong thời gian ở rể thử “khƣơi quản” mà chàng trai làm điều gì sơ xuất phật lòng bố mẹ, họ hàng nhà vợ thì sẽ bị trả về cho bố mẹ đẻ của chàng trai đó. Quãng thời gian lao động cực nhọc, cho dù thời gian thử thách sắp hết nhƣng vẫn không thể bàn lại cũng nhƣ không đƣợc tính toán hay hoàn trả công cán gì. Với hai tục lệ hà khắc này đã gây nên những bi kịch tình yêu của biết bao chàng trai cô gái yêu nhau tha thiết không thể đến đƣợc với nhau bởi do quá nghèo không đủ tiền đặt lễ, do bị ép gả lấy ngƣời mình không yêu với quan niệm “môn đăng hộ đối” của gia đình, hay vì bị chê trách trong thời gian thử thách ở rể. Ngƣời Thái quan niệm về chữ trinh không hẹp hòi, nếu nhƣ các cô gái Việt không đƣợc tự do yêu đƣơng bởi quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, “nữ đáo nam phòng nữ tắc dâm, nam đáo nữ phòng nam tắc đãng” thì các cô gái Thái lại ngƣợc lại. Các chàng trai, cô gái Thái đƣợc tự do hẹn hò, cùng nhau vui hát trao duyên, trò truyện tâm tình nơi “Hạn khuống” cho đến gà gáy cầm canh mới chia tay nhau trở về. Khi tình yêu trở nên sâu đậm, cô gái Thái có thể “sát má kề vai”, “êm ái nằm đôi” cùng ngƣời mình yêu. Có biết đƣợc điều này ta mới hiểu nàng Hiền Hom mang thai trƣớc khi cƣới và khi chết đi rồi vẫn mãi chung tình đi theo chàng Cầm Đôi (truyện thơ Hiền Hom- Cầm Đôi). Còn đôi bạn tình trong Tiễn dặn người yêu trải qua bao thử thách, sóng gió nhƣng tình yêu ấy vẫn trƣớc sau sắt son nguyên vẹn. Phải chăng chính bởi quan niệm trinh tiết rất thoáng, không hẹp hòi đó đã tạo nên sự gắn kết sắt son, bền chặt trong tình yêu lứa đôi của ngƣời Thái? 13 Đôi ta yêu nhau muôn kiếp nghìn đời Vững bền hơn vách núi đá. [15, 141] 1.1.2.2.3. Văn nghệ dân gian Có lịch sử cƣ trú hàng ngàn năm trên dải đất giàu truyền thống văn hóa, thừa hƣởng một nền văn minh của ông cha, ngƣời Thái đã xây dựng đƣợc một nền văn học phong phú. Văn học Thái đƣợc xem nhƣ một bức tranh lịch sử xã hội rất sinh động, đƣợc khái quát hóa trong những hình tƣợng ngôn từ. Cũng có thể nói, văn học Thái là sự tổng kết của quá trình tƣ duy về những sự vật, hiện tƣợng khách quan của tự nhiên và xã hội. Ngƣời Thái Tây Bắc đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nhờ có ngôn ngữ và văn tự riêng nên họ đã lƣu giữ đƣợc nhiều sách cổ, truyện ghi lại trên giấy bản, trên lá cây. Đó là nhũng cuốn sách sử chép tay dài hàng trăm trang, những bộ luật, tập quán pháp tƣơng đối hoàn chỉnh phản ánh tình hình xã hội đƣơng thời hay những bản trƣờng ca đọc mấy đêm không hết, những truyện thơ khuyết danh đậm chất trữ tình thể hiện những cảm xúc mãnh liệt trƣớc thiên nhiên hùng vĩ, với con ngƣời, với tình yêu đôi lứa đồng thời nói lên khát vọng của cả dân tộc, hƣớng đến cái thiện, cái đẹp. Những tập tục ngữ, dân ca Thái phản ánh quá trình chinh phục tự nhiên, tích lũy kinh nghiệm trong lao động sản xuất cũng nhƣ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Thái. Các dạng văn học cổ truyền của ngƣời Thái rất phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại nhƣ: truyện cổ dân gian, tục ngữ, dân ca, truyện thơ. Trong đó mảng truyện thơ tuy số lƣợng không nhiều nhƣng đã góp phần không nhỏ vào nền văn học dân gian của dân tộc, với những tác phẩm đƣợc đánh giá cao và có giá trị nhƣ: Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khún Lu – Nàng Uả, Hiền Hom – Cầm Đôi, Ú Thêm, Tào Hủn Lu- Náng Ông Piềm, Chim yểng, Khăm Panh… với đề tài chủ yếu là đề tài tình yêu đôi lứa với kết cấu cốt truyện điển hình: Gặp gỡ và yêu nhau => Bị ngăn trở, rẽ duyên => đôi bạn tình tìm cách thoát khỏi nghịch cảnh trái ngang. Những ai đã từng có dịp sống ở Tây Bắc vào mùa xuân – mùa của những lễ hội truyền thống, đƣợc đắm mình trong không khí của những sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Cùng hòa mình trong tiếng chiêng, trống cùng những chàng 14 trai cô gái rực rỡ với những bộ trang phục truyền thống cùng say sƣa nhún nhảy theo điệu nhạc trong không khí tƣng bừng, rộn rã với các điệu múa xòe tập thể. Các đám hội cũng là không gian gặp gỡ, hò hẹn của những đôi trai gái yêu nhau. Họ thƣờng dùng hình thức hát đối đáp để thể hiện tình cảm của mình. Nhƣng cũng có lúc họ gửi gắm cả tâm hồn và tình yêu của mình theo quả “còn” đƣợc ném bay vút lên không trung đến tay ngƣời tình… cảnh hội hè ấy phải chăng là dấu vết còn sót lại của sinh hoạt vui chơi “Hạn khuống” đây là nơi các đôi trai gái tụ tập lên khuống đốt lửa quay sợi, thổi kèn sáo, vừa học hỏi vừa vui chơi, tìm hiểu nhau. Từ thế hệ này qua thế hệ khác thanh niên Thái đều quen nhau và kết duyên từ “Hạn khuống”. Dấu ấn “Hạn khuống” đƣợc in rõ trong các truyện thơ Thái và trở thành kỷ niệm tình yêu khó phai. Cũng chính trong không khí sinh hoạt văn nghệ ấy đã xuất hiện những tài năng ca hát, hun đúc nên những bản tình ca ngọt ngào, sâu lắng thấm đƣợm chất trữ tình của dân ca. Khắp Thái là một trong những nét nghệ thuật đặc trƣng không thể thiếu của ngƣời Thái trong các tiệc rƣợu ngày tết, đám cƣới hay lễ hội. Khắp Thái mang tính chất thi thố tài năng giữa các nghệ nhân, lời hát bắt gốc từ những bài dân ca trữ tình đƣợc ngƣời hát trau chuốt lại, thêm hoặc bớt câu từ cho hay hơn. Nội dung của những bài khắp rất phong phú với những làn điệu du dƣơng kết hợp với các loại nhạc cụ: tính tẩu, pì, bộ gõ, kèn, trống, chiêng cùng với những giọng hát ngọt ngào, lắng sâu tất cả tạo nên một bức tranh tƣơi đẹp trong đời sống tinh thần cộng đồng ngƣời Thái. Các trò chơi dân gian luôn thu hút rất đông đảo ngƣời tham gia, ở đó không phân biệt dân tộc, đẳng cấp, tôn giáo, già trẻ, gái trai tất cả mọi ngƣời cùng thả hồn mình vào trong không khí rộn ràng, náo nhiệt cùng những trò chơi dân gian nhƣ: ném còn, ném pao, tó lẹ, kéo co,…Cũng trong không khí sinh hoạt hội hè ấy đã nảy sinh những tâm hồn thi sĩ, tạo nên những áng thơ trữ tình mộc mạc, dung dị và hàm xúc. 1.2. Khái quát về Truyện thơ và Truyện thơ dân tộc Thái 1.2.1. Khái niệm Truyện thơ Trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số không thể không nhắc đến thể loại truyện thơ. Nó đƣợc lƣu truyền rộng rãi trong dân gian. Truyện thơ là tập 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan