Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo đề tài nckh...

Tài liệu Báo cáo đề tài nckh

.DOCX
6
400
104

Mô tả:

HIỆN THỰC CUỘC SỐNG TRONG VĂN XUÔI BÌNH DƯƠNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Nguyễn Thị Thanh Nguyên – 1521402170154 Trương Lê Quỳnh Như – 1521402170155 D15NV04 – Khoa Ngữ Văn Giảng viên hướng dẫn: Trương Thị Linh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế, văn chương Bình Dương cũng đạt được những thành tựu đáng kể về nội dung lẫn nghệ thuật từ thời kì đổi mới cho đến nay. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua sự tiếp nối đề tài, chủ đề, thể loại, nội dung tư tưởng… từ thế hệ tác giả chống Pháp, Mĩ (HVN, BNL) đến các nhà văn trong thời kì đổi mới (NCD, Lý Lan, Mai Lam…). Tuy nhiên, vì những hạn chế nhất định mà VHBD chưa thực sự phổ biến với bạn đọc toàn quốc, cho nên những bài NC, phê bình về vùng văn học này không nhiều. Vì thế, còn nhiều khoảng trống cần chúng ta NC trong thời gian tới. Đặc biệt, với mảng hiện thực cuộc sống được phản ánh trong văn xuôi BD thời kì đổi mới. Hơn nữa, được sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, hơn ai hết, chúng tôi mong muốn khám phá chân dung cuộc sống con người BD một cách toàn vẹn, khai thác những giá trị tiềm ẩn của vùng đất này qua các tp văn xuôi. Vì thế, chúng tôi tiến hành NC đề tài “Hiện thực cuộc sống trong văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới”. Qua đó, có thể mang đến bạn đọc cái nhìn toàn diện về hiện thực cuộc sống trong văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới, đồng thời ghi nhân những đóng góp của các nhà văn trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề Về văn học thời kì đổi mới đã có những NC như: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” của Nguyễn Minh Châu (“Trang giấy trước đèn” của NXB Khoa học xã hội, 2002), bài phê bình “Văn học trong tiến trình đổi mới của Hà Minh Đức (“Đi tìm chân lý nghê thuật” của NXB Hội nhà văn, 2014), bài “Đổi mới văn học từ những bài học của Cách Mạng”của Phương Lựu (“Khơi dòng lý thuyết – Trên đà đổi mới văn hóa văn nghệ”, NXB Hội nhà văn, 2014), tiểu luận, phê bình “Văn học Việt Nam sau 1986 - Phê bình đối thoại” của Phùng Gia Thế; tiểu luận, phê bình “Văn xuôi Việt Nam đương đại - Hiện tượng và bút pháp” của Nguyễn Đức Toàn... Nhìn chung, mỗi nhà phê bình đều đưa ra những nhận định, đánh giá rất xác đáng về tình hình sáng tạo văn học của văn nghệ sĩ thời kỳ đổi mới. Đồng thời, cũng chú trọng ở việc nhìn nhận thẳng vào những hạn chế vẫn còn vương lại của nền văn học cũ trong nội dung phản ánh, còn “bảo thủ, sáo mòn”, né tránh; qua đó, kêu gọi các tác giả sáng tác 1 theo hướng đổi mới, “tôn trọng sự thật hiện thực”, phản ánh đúng và kịp thời mọi vấn đề bức thiết của xã hội hiện đại. Về văn chương BD thời kì đổi mới có những bài nghiên cứu, nhân xét tình hình sáng tác văn học từ sau 1975, trong đó có đề cập đến mảng hiện thực cuộc sống từ 1986 đến nay.  Tuyển tập “Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ lần thứ I–1995” của Hội Văn Học Nghệ Thuật Sông Bé ấn hành, năm 1995.  Năm 2000, tiểu luận “Văn xuôi Bình Dương từ một góc nhìn” của Mai Lam trích trong “Tuyển tập tác phẩm văn học nghệ thuật đạt giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Bình Dương lần thứ II (1995–2000)”.  Năm 2004, trong “Tổng tập văn xuôi Bình Dương (1945–2005)” Mai Lam viết “Ba mươi năm văn xuôi Bình Dương” mang tính tổng kết về một giai đoạn văn học.  Năm 2006, tiểu luận phê bình văn học “Đôi nét về truyện ngắn và thơ Bình Dương 30 năm (1975–2005)” của Mai Lam trong Kỷ yếu giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Bình Dương lần III.  Bên cạnh đó, còn có một số bài báo của các tác giả Bình Dương khác được đăng trên tạp chí Văn nghệ Bình Dương như : Văn hóa văn nghệ Sông Bé một năm cho 20 năm (Nguyễn Quốc Nhân), Niềm tin phấn đấu cho sự phát triển văn học nghệ thuật Sông Bé (Nguyễn Quốc Nhân), 5 năm nhìn lại tác phẩm (N.T)… Tuy nhiên, các công trình NC này mới chỉ đưa ra những nhận địnhc hung khái quát, sơ lược về các khía cạnh khác nhau của tác phẩm. Vì thế, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của văn học bình Dương giai đoạn từ 1986 đến nay. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích: tìm hiểu hiện thực cuộc sống được phản ánh trong văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới và nghệ thuật xây dựng hiện thực trong các tác phẩm. - Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi chủ yếu lấy các tác phẩm trong các kỷ yếu Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ, các tổng tập văn xuôi Bình Dương và các tập truyện ngắn, tuỳ bút của các tác giả nổi bật như Nguyễn Công Dinh, Lưu Thành Tựu, Ngọc Am, Mai Lam, Quỳnh Như… Chú trọng là các tác phẩm giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sưu tầm: sưu tầm các tài liệu liên quan và các tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới. - Phương pháp thống kê – phân loại: thống kê các tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới theo nội dung và phân loại để tìm hiểu và nghiên cứu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: phân tích, tìm hiểu sự thể hiện hiện thực cuộc sống trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi Bình Dương thời kì đổi 2 mới. Từ đó xâu chuỗi, sắp xếp lại vấn đề để rút ra những kết luận, trình bày những phát hiện của bản thân về đề tài. - Phương pháp so sánh: so sánh phong cách của các tác giả để thấy được nét đặc trưng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện các phương pháp như: phương pháp liên ngành, phương pháp xã hội học… NỘI DUNG Chương 1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn xuôi BD thời kỳ đổi mới 1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội của tỉnh Bình Dương thời kỳ đổi mới Lịch sử – xã hội tỉnh Bình Dương đã trải qua nhiều giai đoạn với bao biến cố thăng trầm để từng bước đi tới sự thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng tỉnh nhà phồn vinh. Thời kỳ đổi mới của tỉnh Bình Dương chủ yếu trải qua các giai đoạn như sau: 1975 – 1985 (giai đoạn 10 năm trước đổi mới), 1986 – 1996, 1997 đến nay. Trong đó, chú trọng các giai đoạn từ sau đổi mới (1986) đến nay, khi tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành tựu trong việc đưa đời sống người dân dần ổn định, trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáo dục – đào tạo được mở rộng và phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, trong đó cũng phát sinh những tiêu cực, hạn chế cần khắc phục. 1.2. Tính hiện thực và tình hình văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới: 1.2.1. Tính hiện thực trong văn học Tính hiện thực là một thuộc tính cơ bản của văn học. Nó đặt ra yêu cầu văn học phải gắn bó với cuộc sống, phải hoà vào không khí của thời đại, đón nhận tất cả những biến động của cuộc đời. Tuy nhiên, hiện thực đó phải được chọn lọc, gọt giũa và được sáng tạo lại thông qua nhãn quan và thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Để từ đó, khi tiếp nhận, người đọc có thể khám phá được mọi mặt của đời sống và tự nhận thức, cải tạo cuộc sống của bản thân mình. Hiện thực sẽ là sợi dây vô hình nối kết giữa tư tưởng của tác giả với hiện thực và giữa người đọc với cuộc đời. Đó chính là điều góp phần làm nên giá trị vượt thời gian của tác phẩm mà văn xuôi Bình Dương giai đoạn này tiến đến. 1.2.2 Tình hình sáng tác trong văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới - Chủ yếu vận động theo hai giai đoạn: 1986 đến những năm đầu thập kỉ 90, đầu thập kỉ 90 đến nay.  Đặc điểm: + Tính dân chủ hoá + Tính sáng tạo + Đổi mới những điểm nhìn, cách nhìn và tư duy nghệ thuật • Thành tựu: 3 + Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương đảm nhiệm công tác văn hoá nghệ thuật, báo chí phát triển – Tạp chí văn nghệ Bình Dương. + Tổ chức nhiều hoạt động, giải thưởng sáng tác văn học. + Phát triển về số lượng, chất lượng tác giả và tác phẩm. + Nội dung, nghệ thuật có những bước đổi mới. • Hạn chế: + Văn học chưa phát triển xứng tầm với tình hình kinh tế - xã hội. + Các tác phẩm nội dung chưa điển hình, nghệ thuật mờ nhạt. + Các tác giả chưa thật sự có phong cách. => Văn học Bình Dương trong 30 năm đã có những “tín hiệu sáng sủa” báo hiệu sự khởi sắc trong hoạt động nghệ thuật và mở ra nhiều điều kiện thuận lợi để nhà văn tiếp xúc, học hỏi góp phần tạo nên các tác phẩm giá trị. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định nhưng nhìn thấy những cố gắng đó của văn nghệ sĩ Bình Dương, chúng ta có thể tin văn học BD sẽ tiến xa trong thời gian tới. Chương 2. Hệ đề tài chủ yếu trong văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới 2.1. Đề tài lịch sử: 2.1.1 Khẳng định những giá trị truyền thống: - Tình yêu nước - Đức tính cần cù, hăng say lao động - Tinh thần đoàn kết 2.1.2 Phủ định cái nhìn một chiều về lịch sử: Văn học hướng tới nhiều hơn đến cá nhân, nhìn nhận một cách toàn vẹn, đa chiều mọi mặt của đời sống, trong đó có lịch sử. Nhìn nhận lại những mất mát, đau thương do hậu quả chiến tranh để lại cùng những vấn đề về đạo lí uống nước nhớ nguồn và lên án sự vô trách nhiệm của một số bộ phận quan liêu đã ăn chặn, bòn rút tiền chính sách. 2.2. Đề tài xã hội 2.2.1. Vấn đề đạo đức xã hội (tiêu cực và tích cực) - Các tác phẩm văn học Bình Dương đề cập khá nhiều và sâu sắc những thực trạng suy thoái, tha hoá, xuống cấp đạo đức lối sống của con người hiện đại trong gia đình, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội con người, các tệ nạn xã hội, những lối sống lạc chuẩn, lệch chuẩn...đã làm mất đi những giá trị thiêng liêng, cao quý của truyền thống; - Ngoài ra, những hình ảnh của nhân cách tốt đẹp: tình người ấm áp, tình yêu nghề, hăng say lao động, những ước mơ, lý tưởng cao cả… vẫn được chú ý phản ánh trong các sáng tác của các nghệ sĩ Bình Dương. Văn học Bình Dương đã phản ánh toàn diện những vấn đề về phương diện đạo đức có tích cực nhưng chính yếu là những phát sinh tiêu cực. 2.2.2 Phản ánh nền kinh tế xã hội theo cơ chế mới: 4 Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế Bình Dương đã phát triển không ngừng theo đúng định hướng đã đề ra, vươn lên trở thành đứa con giàu có của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Văn xuôi Bình Dương đã phản ánh chân thật sự đổi mới, những tín hiệu rất đáng mừng cho kinh tế - xã hội Bình Dương với những chính sách đúng đắn. Chủ yếu phản ánh những sự phát triển trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cả về vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị đến nhân lực con người. 2.3. Đề tài con người trong cuộc sống hiện đại 2.3.1. Con người cá nhân Các nhà văn đi sâu phản ánh chân thật cuộc sống con người, qua đó, nêu lên những quan niệm nhân sinh, thể hiện những nỗi lòng, trăn trở của chính bản thân về cuộc đời. Con người hiện lên gắn với những mối quan hệ xã hội phức tạp, những bi kịch cá nhân sau chiến tranh và trong cuộc sống mưu sinh, bi kịch nghề nghiệp, những xung đột trong thế giới nội tâm, con người bản năng, đề cao người phụ nữ, những con người với niềm tin, ý chí, bản lĩnh và nghị lực phi thường, vượt lên số phận. Văn học Bình Dương kịp thời ghi nhận sự chuyển biến tinh tế trong những góc khuất số phận con người cá nhân, riêng tư. Từ đó, góp phần đưa văn học gần hơn với cuộc sống, đem đến những giá trị nhân sinh, nhân đạo sâu sắc. 2.3.2. Con người cộng đồng - Văn học Bình Dương giai đoạn những năm 90 cũng phản ánh những hình tượng con người mang khuynh hướng cộng đồng. Đó là những nhân vật mang lý tưởng, hoài bão xây dựng và bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước. Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới 3.1 Nghệ thuật xây dựng ngôn từ: Ngôn từ giai đoạn này có những chuyển biến mới mẻ, đưa ngôn từ gần hơn với cuộc sống mà vẫn giàu giá trị thẫm mĩ, độc đáo. Phần lớn là các ngôn từ dùng để miêu tả và tường thuật, lớp ngôn ngữ đời thường và thành phần khẩu ngữ, xuất hiện các từ ngữ địa phương của nhiều vùng miền, phát huy các thể loại dân gian, các từ ngữ hiện đại, đặc biệt là hiện tượng thâm nhập thơ ca trong văn xuôi. 3.2. Giọng điệu nghệ thuật Sử dụng nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau trong cùng một tác phẩm tạo nên sự linh hoạt, tính đa thanh trong giọng điệu. Nổi bật là các giọng điệu: giọng triết lý, suy tư; giọng hồ hởi, ngợi ca; giọng hài hước, tự trào; giọng phê phán, lên án, tố cáo; giọng trầm tĩnh; giọng thân mật, tâm tình. Các giọng điệu kết hợp với nhau một cách linh hoạt tạo nên tính đa thanh, phong phú và sinh động cho tác phẩm. 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Văn học thời kỳ đổi mới chú ý đến phương diện phản ánh chân thật đời sống cá nhân con người, với sự đa dạng tính cách, thể hiện cái nhìn đa chiều về nhân sinh. Chủ 5 yếu xây dựng các kiểu nhân vật: nhân vật đời thường (Nhân vật bình thường trong cuộc sống, nhân vật lưỡng diện, nhân vật mang những ám ảnh hiện sinh) và nhân vật lịch sử, với các bút pháp tả thực, tương phản, miêu tả nội tâm, tâm lý, “dòng ý thức”, bút pháp hiện sinh, bút pháp hư cấu, huyền thoại hoá, cổ tích hoá. Các tác giả đã khai thác được những cung bậc tâm lý nhân vật chân thật, sáng tạo. Tuy nhiên, vẫn có những sự gò ép, khuôn mẫu. 3.4. Nghệ thuật xậy dựng kết cấu Bên cạnh những kết cấu truyền thống, các tác giả đã sáng tạo những kết cấu mới lạ với sự kết hợp đa dạng các chi tiết phi logic, hư cấu, sự phối kết cách nhìn, điểm nhìn, ngôi kể, không gian…như kết cấu tuyến tính, kết cấu vòng tròn, kết cấu kiểu hình thức nhật ký, thư từ, kết cấu truyện lồng truyện, kết cấu đoạn mở - kết truyện => thể hiện tư duy nghệ thuật, suy tư, trăn trở của các nhà văn về cuộc đời. KẾT LUẬN Với những thành tựu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật nêu trên, văn xuôi Bình Dương bước đầu đã phác họa được gần như toàn diện bức tranh hiện thực Bình Dương trong mọi mặt của đời sống từ kinh tế, xã hội, lịch sử đến những vấn đề về nhân cách, phẩm chất và nội tâm con người. Điều này đã đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật văn xuôi Bình Dương thời kỳ đổi mới với nhiều đặc sắc về ngôn từ, giọng điệu, cách xây dựng nhân vật và kết cấu tác phẩm. Có thể nhận thấy, đa số các tác phẩm văn xuôi Bình Dương thường xây dựng không gian mang tính địa phương gắn với những địa danh như chiến khu D, Tam Giác Sắt, Lái Thiêu, Tương Bình Hiệp, Thuận An… phần nào cho thấy sự gắn bó, niềm tự hào của các nhà văn với mảnh đất quê hương mình. Chính đặc điểm này có thể tạo nên một dấu ấn riêng cho văn học Bình Dương mà độc giả có thể dễ dàng nhận diện được trong dòng chảy văn chương nước nhà. Đề tài khi hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn trường đại học Thủ Dầu Một và các trường đại học địa phương khác, hay có thể dùng làm tài liệu tham khảo về mảng văn học địa phương để giảng dạy trong trường THPT. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan