Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huy...

Tài liệu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội.

.PDF
193
110
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PHẠM VĂN VÂN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 62 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà 2. PGS.TS. Vũ Thị Bình HÀ NỘI - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Phạm Văn Vân ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội, Viện Đào tạo Sau đại học (nay là Ban quản lý đào tạo), Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: PGS.TS Nguyễn Thanh Trà Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và PGS.TS Vũ Thị Bình nguyên giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, những người Thầy, người Cô hướng dẫn hết mực nhiệt tình, làm việc với tinh thần chu đáo trách nhiệm cao, đã chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô của Khoa Tài nguyên và Môi trường và Viện Đào tạo Sau đại học (nay là Ban quản lý đào tạo), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các cán bộ, công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra số liệu phục vụ đề tài. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Phạm Văn Vân iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục hình xi MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 4 Phạm vi nghiên cứu 4 5 Những đóng góp mới của luận án 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6 1.1.1 Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghiệp 6 1.1.2 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư 18 1.1.3 Mối quan hệ giữa các dự án đầu tư và quản lý sử dụng đất đai 25 1.2 Tình hình nghiên cứu về công tác chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp phục vụ các dự án đầu tư 1.2.1 Tình hình nghiên cứu về công tác chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ các dự án đầu tư trên thế giới 1.2.2 1.3.1 26 Các nghiên cứu về công tác chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ các dự án đầu tư ở Việt Nam 1.3 26 34 Một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý đất đai và thu hồi đất đai thực hiện các dự án đầu tư đối với Việt Nam 40 Công tác quản lý nhà nước về đất đai 40 iv 1.3.2 Công tác thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư 1.3.3 Tăng cường vai trò của cơ quan nhà nước trong trường hợp chủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân để có đất thực hiện dự án đầu tư Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 44 46 2.1 Nội dung nghiên cứu 46 2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46 2.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 2.1.3 Thực trạng một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 2.1.4 47 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu 2.1.7 46 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường trên địa bàn nghiên cứu 2.1.6 46 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ 2.1.5 46 47 Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp và các dự án đầu tư 47 2.2 Phương pháp nghiên cứu 47 2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47 2.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu 49 2.2.3 Phương pháp thống kê xử lý số liệu 51 2.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 52 2.2.5 Phương pháp lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường 52 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 55 3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội 55 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 59 v 3.1.3 Phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với đất đai 3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 – 2010 3.2.1 61 62 Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 62 3.2.2 Quản lý đất đai phân theo đối tượng sử dụng 66 3.2.3 Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Chương Mỹ trong giai đoạn 2000 - 2010 3.3 Thực trạng một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 3.3.1 68 73 Một số dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông giai đoạn 2000 - 2010 73 3.3.2 Các dự án khu công nghiệp và điểm công nghiệp 78 3.4 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp 81 3.4.1 Các dự án đầu tư và hiện trạng hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 3.4.2 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quy hoạch sử dụng đất huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 3.4.3 96 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 3.5 89 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 3.4.4 81 102 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ 105 3.5.1 Nhận định của người dân về tác động của dự án tới môi trường 106 3.5.2 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường xung quanh 107 3.5.3 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đối với môi trường nước tại huyện Chương Mỹ 109 vi 3.6 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 3.6.1 116 Ảnh hưởng của các dự án đến tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 116 3.6.2 Ảnh hưởng của các dự án đến sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất 119 3.7 Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ 3.7.1 Nhóm giải pháp phục vụ công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 3.7.2 130 Nhóm giải pháp đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 3.7.3 130 134 Nhóm giải pháp đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138 143 1 Kết luận 143 2 Kiến nghị 145 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 146 Tài liệu tham khảo 147 Phụ lục 154 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANLT An ninh lương thực BCHTW Đảng Ban chấp hành trung ương Đảng BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn CPTG Chi phí trung gian DAĐT Dự án đầu tư FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPMB Giải phóng mặt bằng GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất KCN Khu công nghiệp LĐ Lao động LĐĐ Luật đất đai NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NQ/TW Nghị quyết/Trung ương NXB Nhà xuất bản QĐ-UBND Quyết định của Uỷ ban nhân dân TĐC Tái định cư TNHH Thu nhập hỗn hợp TP. Hà Nội Thành phố Hà Nội UBND Uỷ ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT 3.1 Tên bảng Trang Một số chỉ tiêu dân số, lao động trên địa bàn huyện Chương Mỹ qua một số năm 3.2 Diện tích đất đai theo đối tượng sử dụng trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 3.3 74 Diện tích các loại đất thu hồi phục vụ dự án đường quốc lộ 6 trên địa bàn huyện Chương Mỹ 3.5 68 Diện tích đất thu hồi phục vụ dự án đường Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Chương Mỹ 3.4 61 75 Diện tích đất thu hồi phục vụ dự án trục đường bắc nam huyện Chương Mỹ 76 3.6 Diện tích các loại đất thu hồi phục vụ một số dự án giao thông 77 3.7 Diện tích đất thu hồi khu công nghiệp Miếu Môn 79 3.8 Diện tích đất thu hồi khu công nghiệp Phú Nghĩa 80 3.9 Cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ năm 2000 81 3.10 Cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ năm 2005 82 3.11 Cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ năm 2010 82 3.12 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2005 huyện Chương Mỹ 83 3.13 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 huyện Chương Mỹ 85 3.14 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 87 3.15 Biến động đất nông nghiệp theo hiện trạng và các dự án đầu tư huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 – 2010 3.16 Biến động đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 huyện Chương Mỹ 3.17 88 90 Biến động đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 một số xã trên huyện Chương Mỹ 94 ix 3.18 Diễn biến diện tích năng suất một số cây trồng chính của huyện trong giai đoạn thực hiện các dự án 3.19 Ảnh hưởng của các dự án đến một số vật nuôi chính của huyện giai đoạn 2000 - 2010 3.20 113 Kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại nặng của một số mẫu nước ngầm tại khu vực nghiên cứu 3.28 111 Kết quả phân tích chỉ tiêu (Vật lý, Oxy, vi sinh, hóa học) của một số mẫu nước ngầm tại khu vực nghiên cứu 3.27 110 Kết quả một số chỉ tiêu hóa học và kim loại nặng trong nước mặt của một số mẫu điển hình 3.26 109 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý và vi sinh môi trường nước mặt của một số mẫu điển hình (giá trị trung bình năm) 3.25 108 Kết quả phân tích một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp của một số mẫu điển hình 3.24 106 Kết quả phân tích chất lượng không khí một số vị trí xung quanh các dự án 3.23 105 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất so với trước 3.22 101 Các vụ khiếu nại tố cáo khi thực hiện các dự án giao thông và các khu công nghiệp 3.21 98 114 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước thải công nghiệp khu vực nghiên cứu có trong tiêu chuẩn Việt Nam 115 3.29 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn 2000 - 2010 118 3.30 Thay đổi lao động và cơ cấu ngành nghề của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án đầu tư 3.31 3.32 120 Thay đổi việc làm của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án đầu tư 122 Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của người dân 125 x 3.33 Đánh giá về thay đổi kinh tế của các hộ sau khi bị thu hồi đất so với trước 3.34 Tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất so với trước 3.35 127 128 Tình hình an ninh, trật tự xã hội trong khu dân cư sau khi bị thu hồi đất so với trước 129 xi DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Cơ cấu phân bố đất nông nghiệp trên thế giới 14 2.2 Cơ cấu phân bố đất sản xuất nông nghiệp theo vùng của Việt Nam 2010 15 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 56 3.2 Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội qua một số năm 60 3.3 Cơ cấu các loại đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội năm 2000 63 3.4 Cơ cấu các loại đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội năm 2005 63 3.5 Cơ cấu các loại đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội năm 2010 64 3.6 Biến động đất đai huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 65 3.7 Cơ cấu các loại đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội theo đối tượng sử dụng giai đoạn 2000 – 2010 3.8 Biến động trung bình/năm một số loại đất nông nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2010 3.9 93 Biến động diện tích trung bình/năm một số loại đất nông nghiệp chính theo hiện trạng, quy hoạch và các dự án trong giai đoạn 2000 – 2010 3.12 91 Biến động trung bình/năm một số loại đất nông nghiệp chính theo các dự án trong giai đoạn 2000 - 2010 3.11 86 Biến động trung bình/năm một số loại đất nông nghiệp chính theo quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2000 - 2010 3.10 66 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các dự án đầu tư qua các năm 95 118 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam, nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển, việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Đối với đất sản xuất nông nghiệp, quan điểm tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai của Đảng được ghi trong Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) là: “… Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của một đất nước; quyền sử dụng đất được coi như hàng hóa đặc biệt” (BCHTW Đảng, 2003). Tại Điều 18, Chương II của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” (Quốc hội, 1992). Như vậy, Đất đai được coi là yếu tố vật chất đầu tiên, cơ bản của quá trình sản xuất xã hội nói chung và hoạt động của các dự án đầu tư nói riêng. Trong vòng hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề xướng (từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI), nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung đang chuyển những bước vững chắc sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã 5 lần ban hành luật đất đai (Luật đất 1987, Luật đất đai 1993, Luật Đất đai 2003). Trong quá trình phát triển đất nước, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định “... huy động và sử dụng tất cả mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo 2 nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Nông Đức Mạnh, 2006). Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hay nói cách khác là việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ta diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, ở Việt Nam đã có trên 200 các khu công nghiệp lớn, gần 300 các cụm công nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị (Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Hà Nội, 2009), nơi đây tập trung một lượng lớn các lực lượng lao động trực tiếp và đóng góp vào ngân sách hàng tỉ USD cho sự phát triển chung của đất nước. Theo báo cáo không đầy đủ của 49 tỉnh, thành phố, từ 2004 đến 2009, đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất nông nghiệp. Hiện có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm (Mai Thành, 2009). Trong 5 năm (2006 - 2010) tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát triển kinh tế - xã hội theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (Nguyễn Sinh Cúc, 1998). Trong giai đoạn vừa qua, các địa phương có tốc độ phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, cũng là nơi có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều, như: Tiền Giang (20.300 ha), Đồng Nai (19.700 ha), Bình Dương (16.600 ha), Hà Nội (7.700 ha), Vĩnh Phúc (5.500 ha). Theo tính toán, do bị thu hồi đất, diện tích trồng lúa sẽ thu hẹp, vì vậy có thể làm giảm sản lượng lúa hằng năm của cả nước tới trên 1 triệu tấn (Mai Thành, 2009). Hiện nay, cả nước có 12 triệu hộ gia đình, nhưng chỉ có 9,4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,7 - 0,8 ha, mỗi lao động có 0,3 ha và mỗi nhân khẩu có 0,15 ha. Ở đồng bằng Bắc Bộ con số này còn thấp hơn. Càng ít đất người nông dân càng khó có điều kiện tích lũy để đào tạo nghề và 3 chuyển dịch cơ cấu lao động...(Mai Thành, 2009). Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất, có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25% -30% không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định. Thực trạng này là nguyên nhân chính của 53% số dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm, mỗi héc-ta đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc phải tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp (cá biệt ở địa phương như Hà Nội có tới gần 20 người lao động bị mất việc) (Mai Thành, 2009). Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội với có diện tích tự nhiên là: 23204,92 ha. Huyện nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km về phía Tây Nam đi qua quận Hà Đông. Huyện có đường quốc lộ 6A, đường Hồ Chí Minh và các đường sông (sông Bùi và sông Đáy) chạy qua. Chương Mỹ là huyện nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội - Ba Vì - Chùa Hương. Huyện Chương Mỹ nói riêng, cũng như ở Việt Nam nói chung đang có nhu cầu phát triển mạnh các dự án, nhưng vấn đề quản lý sử dụng đất đai, quản lý môi trường không được giải quyết tốt sẽ làm cho sự phát triển kinh tế xã hội kém hiệu quả, kém bền vững. Nghiên cứu khoa học và thực tiễn về tác động của các dự án đầu tư đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề cần thiết và cấp thiết hiện nay. Đặc biệt, với những nghiên cứu sâu về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp còn chưa được đề cập ở mức cần thiết. Những điều này cho thấy tính thời sự, tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề này, để có thể áp dụng ngay vào quy hoạch sử dụng đất, quản lý sử dụng đất, quản lý môi trường ở huyện nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng 4 đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội góp phần làm cơ sở để hoàn thiện chính sách quản lý sử dụng đất nông nghiệp. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp nhằm đưa ra một số giải pháp phục vụ công tác quản lý đất nông nghiệp và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu này còn giúp huyện Chương Mỹ, Nhà nước tổ chức lại việc sử dụng đất nông nghiệp, hạn chế các quy hoạch chồng chéo, quy hoạch treo, chống lãng phí quỹ đất nông nghiệp, huỷ hoại đất đai làm vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dự án đường giao thông và khu công nghiệp có sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trên địa bàn trong giai đoạn từ 2000 - 2010. - Về nội dung: ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Đối với huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội đi sâu nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật. Trọng tâm nghiên cứu là tác động của các dự án đầu tư đến 5 quản lý sử dụng đất nông nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu này không đi sâu nghiên cứu về bề vững kinh tế và xã hội. 5. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu nhằm đóng góp vào cơ sở lý luận và thực tiễn vào chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý sử dụng đất nông nghiệp a. Một số khái niệm về đât, đất đai và đất nông nghiệp * Đất: Đất là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là nơi họ sinh ra, sống và lớn lên. Nhà Thổ nhưỡng lỗi lạc người Nga, (Docutraiep) cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” (Trần Thị Minh Châu, 2007). Về sau, một số học giả khác đã bổ sung thêm các yếu tố như nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả người Anh lại đưa ra khái niệm về đất như sau: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm từ cây trồng” (De kimpe E.R, BP Warkentin, 1998). Một số tác giả khác lại chỉ ra rằng: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp” (Trần Thị Minh Châu, 2007), ...là “điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và sinh sống của loài người. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng sử dụng đất (FAO, 1990). Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” (Đặng Kim Chi, 2003), và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lũng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại” (Trần Thị Minh Châu, 2007). 7 * Đất đai: Đất đai là một vùng lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính, thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, điạ chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo ra điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch – đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm phân định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định. (Lê Đình Thắng, Trần Tú Cường, 2007). Về bản chất: Đất đai là đối tượng của mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là mối quan hệ đất đai) và tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. (Viện Điều tra quy hoạch, 1998). * Đất nông nghiệp: Đối với khái niệm đất nông nghiệp tại Khoản 1, Điều 13, luật đất đai 2003 quy định (Quốc hội, 2004): đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác. b. Sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái. * Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp - Sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất: Nghề trồng trọt gắn liền với việc sử dụng đất nông nghiệp, cây trồng trên đất 8 làm tiêu hao một lượng lớn chất hữu cơ trong đất. Vì vậy duy trì độ phì nhiêu trong đất là có lợi cho sản xuất. - Sử dụng đất nông nghiệp theo các vùng khác nhau: Do việc sử dụng đất nông nghiệp chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xu thế phát triển của kinh tế xã hội, nên sự khác biệt theo khu vực là khá rõ ràng. - Hiệu quả kinh tế của quy mô sử dụng đất nông nghiệp không lớn: Nếu so sánh với công nghiệp về quy mô trên một đơn vị diện tích đất đai thì hiệu quả kinh tế không cao như trong công nghiệp. * Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý: Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất. - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao: Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán các chỉ tiêu khác nhau. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu (Nguyễn Hoàng Đan, 2003). - Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững: Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, môi trường. Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài. * Mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp - Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu kinh tế: Các đối tượng sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng luôn đặt ra mục tiêu làm ra nhiều sản phẩm hơn, đạt lợi nhuận cao hơn. Nếu thấy việc đó không có lợi, họ có thể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan