Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống Phá...

Tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

.PDF
156
983
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------- NGUYỄN THỊ NGỌC HOA ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------- NGUYỄN THỊ NGỌC HOA ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.56 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ QUANG HIỂN Hà Nội – 2013 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 So sánh một số mặt sản xuất tính bình quân theo 18 đầu người giữa Việt Nam và Pháp Bảng 1.2 Tương quan lực lượng quân sự giữa Việt Nam và 19 thực dân Pháp trong kháng chiến Bảng 1.3 Chiến phí của Pháp ở Đông Dương 20 Bảng 1.4 Số lượng du kích ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ 33 tháng 4/1947 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1950) ................................. 11 1.1. Những điều kiện ảnh hƣởng tới việc xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng .................................................................................................. 11 1.1.1. Truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam............................ 11 1.1.2. Đặc điểm so sánh lực lượng giữa ta và địch ................................ 15 1.1.3. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ................................. 22 1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng .... 26 1.2.1. Từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đến hết năm 1948 .... 26 1.2.2. Từ năm 1949 đến cuối năm 1950 ................................................. 40 Tiểu kết chương 1: ...................................................................................... 52 Chƣơng 2: LÃNH ĐẠO TĂNG CƢỜNG XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN CÔNG CHIẾN LƢỢC (1951 – 1954) ..................................................................................... 55 2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng của Đảng.............................. 55 2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới và yêu cầu của cách mạng ......................... 55 2.1.2. Chủ trương của Đảng .................................................................... 59 2.2. Tăng cƣờng chỉ đạo xây dựng và phát triển lực lƣợng vũ trang địa phƣơng 67 2.2.1. Phát triển dân quân du kích .......................................................... 67 2.2.2. Xây dựng bộ đội địa phương ......................................................... 89 Tiểu kết chương 2: .................................................................................... 109 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...... 111 3.1. Một số nhận xét ................................................................................. 111 3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................ 111 3.1.2. Hạn chế ......................................................................................... 124 3.2. Bài học kinh nghiệm ......................................................................... 125 Tiểu kết chương 3: .................................................................................... 139 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 145 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đương đầu với giặc ngoại xâm. Chính điều này đã tạo dựng nên truyền thống quý báu trong đánh giặc ngoại xâm của dân tộc, đó là: “ngụ binh ư nông”, “trăm họ đều là lính”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”… Kế thừa và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc; vận dụng đúng đắn sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước ta, ngay từ khi mới ra đời Đảng đã đề ra chủ trương “tổ chức ra quân đội công nông” (Luận cương chính trị tháng 2/1930), “vũ trang công nông” (Luận cương chính trị tháng 10/1930), tổ chức tự vệ công nông để chống lại địch khủng bố, đàn áp quần chúng lúc đấu tranh; xác định một số vấn đề cơ bản về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, coi khởi nghĩa vũ trang là sự nghiệp của quần chúng. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám thành công đã đánh đổ bọn đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc và dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện này đã đưa nước Việt Nam từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân Việt Nam từ người nô lệ lên làm chủ đất nước. Tuy nhiên, ngay sau khi giành được độc lập, dân tộc Việt Nam lại phải đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách. Trước tình hình ấy, bên cạnh 1 những nhiệm vụ quan trọng khác thì việc xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh là một nhiệm vụ trọng yếu. Nhận thấy lực lượng vũ trang cách mạng lúc này còn non trẻ, trang bị kém, kinh nghiệm chiến đấu còn ít. Đồng thời nhận thấy sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ sức mạnh của quần chúng, mà sức mạnh của quần chúng phải là hành động tự giác và có tổ chức, Đảng đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể để xây dựng lực lượng vũ trang. Đúng như Lênin đã nói: “ Phải biết cách đưa đông đảo quần chúng tham gia vào những hoạt động cách mạng thực tiễn. Không những phải biết cách phân bố những lực lượng giai cấp, những đạo quân đông đảo hàng triệu người vào đúng những vị trí xác định của nó; mà còn phải biết xem xét và sử dụng đúng những lực lượng còn có tác dụng lịch sử nhất định của tất cả các giai cấp và tầng lớp để có được một hoạt động cách mạng thật sự có tính chất quần chúng sâu rộng”. Thấm nhuần quan điểm về chiến tranh và cách mạng, xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam; chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), trên cơ sở động viên và tổ chức toàn dân kháng chiến, Đảng đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang với tổ chức và quy mô ngày càng thích hợp. Đó chính là hình thức tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc trong đó lực lượng vũ trang địa phương trong đó bao gồm bộ đội địa phương và dân quân du kích giữ một vị trí chiến lược quan trọng. Dân quân du kích là lực lượng vũ trang quần chúng gồm những công dân tình nguyện tham gia công tác quân sự ở địa phương, không thoát ly sản xuất, có nhiệm vụ chiến đấu chống giặc, bảo vệ chính quyền, nhân dân và làm những nhiệm vụ quân sự khác; là một bộ phận hợp thành của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. 2 Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương, cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương và Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Bộ đội địa phương gắn bó chặt chẽ với khu vực phòng thủ, hoạt động chiến đấu trong thế trận phòng thủ chung của quân khu và của cả nước, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm từng khu vực trong chiến tranh nhân dân địa phương kết hợp với chiến tranh nhân dân của cả nước. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương là một trong những nội dung lớn trong đường lối quân sự của Đảng. Đó là hai trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang, đáp ứng được yêu cầu to lớn của cách mạng Việt Nam, nhất là trong điều kiện còn nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị của đất nước. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng vũ trang địa phương đã góp phần to lớn vào việc phân tán, chia cắt, giam chân, đánh tiêu diệt và tiêu hao lực lượng địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và chính trị của chúng, cùng với bộ đội chủ lực, đã góp phần làm cho lực lượng vũ trang Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, từng bước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. 1.2. Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. “Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và thành quả cách mạng” [88, 121]. Đó là một trong những phương hướng cơ bản được xác định trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” do Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua (6/1991) và được Đại hội VIII (6/1996), IX (4/2001), X (4/2006) khẳng định lại. 3 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân tộc Việt Nam đang ra sức thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng vũ trang địa phương vì thế cũng được xây dựng và phát triển hơn về mọi mặt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không chỉ góp phần làm rõ một giai đoạn trong cả quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng dân quân du kích, mà còn góp phần tổng kết những kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Cho đến nay đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu về lực lượng vũ trang nhân dân đã được công bố, đáng chú ý là các tác phẩm: “40 năm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1984), “Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân” của Hồ Chí Minh – Lê Duẩn – Trường Chinh – Võ Nguyên Giáp – Nguyễn Chí Thanh – Văn Tiến Dũng – Song Hào, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1966), “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc” của Võ Nguyên Giáp (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1979), “Vai trò chiến lược của dân quân tự vệ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta” – bài nói tại Hội nghị tổng kết công tác quân sự địa phương Quân khu 3, Võ Nguyên Giáp, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1967); “Dân quân tự vệ - một lực lượng chiến lược”, Võ Nguyên Giáp, (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1974); “Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa phương”, bài nói tại Hội nghị quân sự địa phương toàn miền Bắc của Võ Nguyên Giáp, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1972). 4 2.2. Những công trình nghiên cứu có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Có nhiều tác phẩm cũng đã đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, cụ thể như: “Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân” của Nguyễn Chí Thanh, Trường Sơn (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970), “Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng” của Võ Nguyên Giáp (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1984), .“Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở Đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp”, Vũ Quang Hiển, (Luận án tiến sĩ lịch sử, 1999)… Những công trình nghiên cứu, đề cập cụ thể hơn đến việc xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang đã được công bố là: Bài viết của tác giả Trần Văn Thức trong cuốn “55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất khai sinh và quá trình phát triển” (xuất bản năm 1999) với tiêu đề “Về lực lượng vũ trang ba thứ quân thời kỳ kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954)”. Nội dung bài viết khẳng định trong kháng chiến chống Pháp, quá trình xây dựng, phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn bó chặt chẽ với bước đi lên của cuộc kháng chiến và đây chính là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân là hình thức tổ chức thích hợp với yêu cầu và phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bài viết của tác giả Vũ Tang Bồng với tiêu đề “Quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp”(Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 11/1996). Nội dung khái quát sơ lược sự phát triển của dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực 5 trong kháng chiến chống Pháp. Khẳng định việc từng bước xây dựng, phát triển ba thứ quân, đưa chiến tranh du kích tiến dần lên vận động chiến là một quá trình vận dụng sáng tạo nguyên tắc vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng. Khẳng định việc xây dựng từng thứ quân phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cách đánh trong từng giai đoạn kháng chiến. Năm 2007, Lê Huy Bình (Học viện Chính trị quân sự) bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954)”. Với đề tài này, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Mục đích nhằm khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng lực lượng vũ trang trong thời đại mới. 2.3. Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương (bao gồm lực lượng dân quân du kích và bộ đội địa phương) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954. Các công trình đã công bố, chưa làm rõ được đầy đủ và theo một hệ thống nhất định, về những chủ trương, chính sách của Đảng nhằm xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống Pháp. Đi đôi với nó là quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương trên cơ sở những chủ trương mà Đảng đề ra. 6 2.4. Những vấn đề luận văn cần tập trung nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn cần tập trung trình bày và luận giải quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954, đồng thời nêu được những nhận xét, đánh giá, những ưu điểm, hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo, bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm lịch sử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống Pháp, từ đó, bước đầu rút ra một số kết luận qua thực tiễn Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương từ năm 1945 đến năm 1954. Trình bày hệ thống hoá các tư liệu theo từng giai đoạn lịch sử, đồng thời, phân tích quá trình xây dựng và bước phát triển của lực lượng vũ trang địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời rút ra một vài nhận xét về vai trò của lực lượng này và ý nghĩa của những chủ trương mà Đảng đã đề ra. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Những chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). 7 - Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến. - Những kinh nghiệm lịch sử về sự lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đường lối, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thời gian từ năm 1945 đến tháng 7 năm 1954 - Phạm vi nghiên cứu: Cả nước 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Các văn kiện Đảng về kháng chiến chống Pháp, những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng. - Các sách lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin. - Các sách, tạp chí xuất bản ở Trung ương viết về lịch sử Đảng, lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp. - Sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo, tạp chí…của các nhà khoa học viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp mô tả, phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp. - Mặt khác, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: khai thác và sử dụng một số bảng, biểu để phân tích, so sánh, tổng hợp. 7. Đóng góp của luận văn - Trình bày và luận giải quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương (bao gồm bộ đội địa phương và dân quân du kích) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954; đánh giá, nhận xét những ưu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình đó và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử. - Cung cấp những luận cứ về mặt lịch sử cho việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. - Cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên và học viên cao học để tiếp tục đi sâu nghiên cứu mảng đề tài này. 8. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1950) Chương 2: Lãnh đạo tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến (1951 – 1954) Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm 9 Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thư viện như: Thư viện Đại học Quốc gia, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thư viện Quân đội…, được sự khuyến khích động viên của các thầy, cô trong khoa Lịch sử đặc biệt là Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo hết sức tận tình, tâm huyết của PGS.TS Vũ Quang Hiển. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành! 10 Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1950) 1.1. Những điều kiện ảnh hƣởng tới việc xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng 1.1.1. Truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến…” [52, 366]. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã nhiều lần cầm vũ khí đứng lên chống giặc ngoại xâm để giành lại hoặc giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Trong tất cả những cuộc đấu tranh đó, nhân dân Việt Nam không những đã xây dựng được một ý chí đoàn kết chiến đấu kiên cường, mà còn có những sáng tạo kiệt xuất về tài thao lược. Vì thế, nhân dân đã nhiều 11 lần đánh bại được những đội quân xâm lược có quân số đông và mạnh hơn ta gấp nhiều lần, lập nên những chiến công oanh liệt. Từ những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên đến những cuộc chiến tranh giành độc lập ở thế kỷ IX – X; rồi đến những cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX; chiến tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến (thế kỷ XIX – 1945) cho đến những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) và cuối cùng là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (sau năm 1975), dân tộc Việt Nam đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu và chiến thắng mọi thế lực thù địch âm mưu chia cắt và xâm lược đất nước, giữ vững nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Chính lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đó đã hun đúc nên một trang sử truyền thống vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Đó chính là truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam. Truyền thống đó được biểu hiện rất rõ ràng thông qua các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cụ thể đó là: Thứ nhất, dựng nước đi đôi với giữ nước: Song song với việc dựng nước, tính từ cuối thế kỷ thứ III TCN, dân tộc Việt Nam đã phải tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng thời gian mà dân tộc Việt Nam có chiến tranh dài hơn 12 thế kỷ. Tuy vậy, không vì phải chống lại quân xâm lược mà dân tộc Việt không chú trọng xây dựng đất nước mà ngược lại. Không kể thời chiến hay thời bình, thời kỳ nào dân tộc Việt Nam cũng phải nâng cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc. Cho nên, khi có chiến tranh xảy ra, tất cả mọi người dân đều thực hiện hai nhiệm vụ, đó là vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Khi có quân xâm lược, cả nước một lòng tiến lên đánh giặc, khi thắng giặc rồi, cả nước lại chăm lo xây dựng đất nước và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những âm mưu khác của giặc. Mọi 12 người dân đều xác định: nhiệm vụ đánh giặc giữ nước là nhiệm vụ thường xuyên và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Thứ hai, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. Từ xưa đến nay, các cuộc chiến tranh giữa dân tộc Việt Nam với các thế lực ngoại xâm luôn có sự chênh lệch về tương quan so sánh lực lượng. Kẻ thù thường đông, mạnh và có vũ khí hiện đại hơn gấp nhiều lần. Tuy vậy, trong tất cả những cuộc chiến tranh đó, dân tộc Việt Nam đều giành được thắng lợi. Đó là vì cả dân tộc biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Vì vậy, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều đã trở thành một tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thứ ba, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do. Dân tộc Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là do người dân luôn nhận thức sâu sắc mình là chủ nhân của đất nước và đất nước chính là tài sản chung của mọi người dân. Hơn ai hết, mọi người đều hiểu được rằng: nước mất thì nhà tan, chính vì vậy mà khi có giặc đến, vấn đề Tổ quốc được đặt lên trên hết. Tinh thần thà hy sinh chứ nhất định không chịu để mất nước, “nhất định không chịu làm nô lệ” đã in sâu trong tâm thức người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã sớm trở thành tư tưởng, tình cảm lớn, thành lẽ sống thiêng liêng của người Việt Nam. Thứ tư, cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện. Hiểu được sức mạnh to lớn của việc đoàn kết, trong những cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dân tộc Việt Nam đã cùng đứng lên, đồng sức đồng lòng, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn 13 diện, tạo nên sức mạnh tổng thể của cả dân tộc để chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược. Thời nhà Trần, dân tộc Việt Nam đã 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên chủ yếu vì “bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay” [2, 13]. Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng được quân Minh vì “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng” [2, 23]. Thứ năm, thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Trí thông minh sáng tạo, nghệ thuật quân sự độc đáo của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất thông qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Đó là, dân tộc Việt Nam luôn biết phát huy những cái sẵn có để tạo nên sức mạnh lớn hơn kẻ thù như: Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều; lấy chất lượng cao thắng số lượng đông; phát huy hết uy lực của mọi vũ khí có trong tay; biết tổ chức, kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp, linh hoạt tùy theo điều kiện, hoàn cảnh. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật toàn dân đánh giặc. Cho đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước thì nghệ thuật quân sự Việt Nam đã phát triển đỉnh cao, một phần nhờ biết học tập những kinh nghiệm từ xa xưa của cha ông. Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang ba thứ quân đã ra đời làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Lực lượng vũ trang đã đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức; kết hợp đánh địch trên tất cả các mặt trận, quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận; Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy tác chiến của lực lượng bộ đội địa phương và các binh đoàn chủ lực; đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị. Quân đội Việt Nam 14 đã tạo hình thái “chiến tranh cài răng lược”, buộc kẻ thù phải phân tán lực lượng, đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của mình. Chính trí thông minh, sự sáng tạo, nghệ thuật quân sự tuyệt vời của quân và dân Việt Nam đã làm nên hết thắng lợi này đến thắng lợi khác đó. Thứ sáu, tinh thần đoàn kết quốc tế. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Nhưng trong chiến tranh, không chỉ cả nước đoàn kết trên dưới một lòng, dân tộc Việt Nam còn phải cần đến sự ủng hộ của quốc tế. Vì cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam là chính nghĩa, là chiến tranh chống xâm lược. Hiểu rõ điều này, trong mọi thời kỳ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đều tranh thủ sự đồng tình của dư luận và các nước trên thế giới đối với cuộc đấu tranh của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cũng với tinh thần đoàn kết ấy, nhân dân Việt Nam được sự giúp đỡ lớn lao và sự đồng tình ủng hộ của quốc tế. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhiều cuộc chiến tranh và khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi, nhưng cuối cùng vẫn chưa mang lại nền độc lập tự do lâu dài cho đất nước. Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam như trong đêm tối không có đường ra. Từ khi Đảng ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã đứng lên lật đổ chế độ thực dân. Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc Việt Nam đã tiếp tục đấu tranh và đánh bại được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Có được những thắng lợi to lớn đó là nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên một tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt, sự cố kết dân tộc – tài sản tinh thần vô giá của nhân dân Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm so sánh lực lượng giữa ta và địch 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan