Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối chống thực dân pháp (1945 1954)...

Tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối chống thực dân pháp (1945 1954)

.DOCX
23
9253
63

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA CƠ BẢN ----------------------------------- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ RA ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) (Tiểu luận môn học Đường lối cách mạng của Đảng CSVN) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Thạc sĩ Vũ Văn Quế Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Tên thành viên: Nguyễn Thanh Nhi Nguyễn Giang Thanh Phúc Nguyễn Vương Phượng Quỳnh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 3 NĂM 2017 DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ST T Họ và tên MSSV 1 Nguyễn Thanh Nhi 2 Nguyễn Giang Thanh Phúc Nguyễn Vương Phượng Quỳnh 152100160 0 142100055 1 152100164 6 3 Chữ ký mẫu Điểm (Do nhóm đề xuất dựa trên tổng điểm thầy chấm cho 1 đề tài) Tập thể nhóm 3 tại bảo tàng Chứng tích chiến tranh tp. Hồ Chí Minh, tháng 2/2017 MỤC LỤC 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC.........................................................................................................................6 1.1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh và cách mạng......................6 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân............7 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân...............................................7 1.2.1.1. Khái niệm........................................................................................................7 1.2.1.2. Nội dung..........................................................................................................8 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân...............................................9 1.2.2.1 Tính chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam.................................................9 1.2.2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân...............................9 a. Đảng lãnh đạo cách mạng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh thắng kẻ thù xâm lược ...............................................................................................................9 b. Chiến tranh toàn dân toàn diện..............................................................................10 c. Gắn chặt tiến tuyến với hậu phương ......................................................................10 d. Nắm chắc ý đồ của địch, quán triệt quan điểm đánh lâu dài .................................10 e. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.....................................10 f. Tinh thần cách mạng tiến công ..............................................................................11 g. Xây dựng quân đội cách mạng ..............................................................................11 h. Không coi nhẹ vai trò của kỹ thuật ........................................................................11 i. Cán bộ có vai trò quyết định ..................................................................................11 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ..............................................................................................................11 2.1 Tình hình thế giới trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ ở Việt Nam 12 2.2 Tình hình Việt Nam trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ ........................13 3. Kết quả thực hiện đường lối chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam ...............17 3.1 Kết quả ................................................................................................................18 3.2 Ý nghĩa lịch sử.....................................................................................................18 3.3 Nguyên nhân thắng lợi.........................................................................................19 3.4 Bài học kinh nghiệm............................................................................................19 Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là một hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Những quan điểm, chủ trương, chính sách đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta lúc bấy giờ. Đó là đứng trước những thuận lợi và vô vàng những khó khăn . Trước tình hình đó Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến cho toàn dân với những nội dung cơ bản, đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tình hình nước ta lúc bấy giờ , kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với nguyên lí về chiến tranh cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính vì thế đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng và từng bước đi đến thắng lợi. Vậy nên để làm sáng tỏ và nhận thức đúng đắn hơn về đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, chúng em đã chọn đề tài : “Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng (1945-1954)” để làm bài tiểu luận của nhóm. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này giúp trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản về tình hình nước ta trong giai đoạn này : những chủ trương, chính sách của Đảng đã đề ra để có thể vận dụng để giải quyết những khó khăn mà nhân dân ta phải đương đầu, đưa cuộc cách mạng của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nghiên cứu vấn đề này còn bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trước những nhiệm vụ, vận mệnh của đất nước, giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đóng góp tài sức, trí tuệ để cùng nhau xây dựng đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang phát triển và hội nhập trên trường quốc tế. 3. Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954. Làm rõ bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước để hình thành, bổ sung và phát triển đường lối. Làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng giai đoạn 1945-1954. 4. Giới hạn đề tài:  Giới hạn không gian: cơ sở thực tiễn và lý luận của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp  Giới hạn thời gian: giai đoạn 1945-1954 5. Kết cấu: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 1.1 Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh và cách mạng 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân 1.2.1.1. Khái niệm 1.2.1.2. Nội dung 1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân 1.2.2.1 Tính chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam 1.2.2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 2.1. Tình hình Việt Nam trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ 2.2 Tình hình thế giới trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ ở Việt Nam CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG CỔNG SẢN VIỆT NAM 3.1 Kết quả 3.2 Ý nghĩa lịch sử: 3.3 Nguyên nhân thắng lợi 3.4 Bài học kinh nghiệm Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 1.1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh và cách mạng Chiến tranh là một hiện tượng lịch sử xã hội: theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin chiến tranh là những kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung. Mà nó là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang. - Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh: “Chiến tranh bắt nguồn từ chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước.” Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng tồn tại vĩnh viễn. Muốn xoá bỏ chiến tranh thì phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra nó. - Bản chất của chiến tranh là kế tục sự nghiệp chính trị bằng thủ đoạn bạo lực: Theo V.I. Lênin: "Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác" (cụ thể là bằng bạo lực). Theo V.I. Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất thiết phải có quan điểm chính trị - giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử cụ thể. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: "Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế", "Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc", chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội. Lênin chỉ rõ “mọi cuộc chiến tranh đều gắn liền với chế độ chính trị sinh ra nó”, chính trị chi phối chiến tranh từ đầu đến cuối. Như vậy, chiến tranh chỉ là một thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị. Ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện trong chiến tranh. Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến, vũ khí trang bị "song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của các nhà nước và giai cấp nhất định. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh, đường lối đó đã quyết định đến mục tiêu chiến tranh, tổ chức biên chế, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị" của quân đội do chúng tổ chức ra và nuôi dưỡng. - Tính chất của chiến tranh: Xuất phát từ địa vị lịch sử của các giai cấp đối với sự phát triển của xã hội từ mục đích chính trị của chiến tranh. Các Mác, Ăng Ghen đã phân chia chiến tranh thành: chiến tranh tiến bộ và chiến tranh phản động. Chiến tranh tiến bộ bao gồm: những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc chống lại bọn thực dân xâm lược và những cuộc nội chiến của giai cấp bị áp bức bóc lột. Chiến tranh phản động là những cuộc chiến tranh đi xâm lược đất đai, nô dịch các dân tộc khác. Từ đó, các ông xác định thái độ ủng hộ những cuộc chiến tranh tiến bộ, chính nghĩa và phản đối những cuộc chiến tranh phản động, phi nghĩa. Lênin phân loại chiến tranh dựa trên các mâu thuẫn cơ bản của thời đại mới và đã phân chiến tranh thành: chiến tranh cách mạng và chiến tranh phản cách mạng hay còn gọi là: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Người xác định thái độ là: giai cấp vô sản cần lên án các cuộc chiến tranh phản cách mạnh, phi nghĩa, ủng hộ các cuộc chiến tranh cách mạng, tự vệ chính nghĩa. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân 1.2.1.1. Khái niệm - Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”. - Phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại. - Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi - - - - - hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động. - Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường. 1.2.1.2. Nội dung Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải xây dựng thế trận lòng dân vững mạnh, đó là phải dựa vào dân “nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”. Khi chưa xảy ra chiến tranh thì toàn dân hăng hái lao động sản xuất, mọi công dân đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khi xảy ra chiến tranh thì thực hiện chiến tranh nhân dân: “Cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, tạo ra những “Bức thành đồng” bảo vệ Tổ quốc. Ðó là sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, là bí quyết chiến thắng của nhân dân ta. Người luôn nhất quán quan điểm độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”, vì vậy phải động viên, khích lệ toàn quân, toàn dân theo tinh thần “Ðem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Chỉ có tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chúng ta mới tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế. Cũng chỉ có độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chúng ta mới xây dựng được một nền quốc phòng toàn dân, không bị lệ thuộc vào nước ngoài. Trong tiến trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong đó việc xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân là cốt yếu, là lực lượng chủ đạo quyết định thắng lợi của cách mạng. Trong xây dựng lực lượng vũ trang phải tập trung xây dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt. Kết hợp xây dựng lực lượng quân sự đi đôi với xây dựng lực lượng chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, binh vận và địch vận. Ðây là những hình thức tổ chức thích hợp nhất để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao giờ cũng đi đôi với xây dựng nền quốc phòng toàn diện, bao gồm sức mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, trong đó sức mạnh về quân sự đóng vai trò quyết định. Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú trọng hướng tới xây dựng một nền quốc phòng hiện đại. Người xác định,khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, các thế lực thù địch đã chế tạo và sản - xuất nhiều loại vũ khí hiện đại, tối tân phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược ở Viê êt Nam; bởi vậy, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hô êi”, mục tiêu của công nghiệp hóa là nhằm “phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng”. Xây dựng nền quốc phòng hiện đại là xây dựng quân đội ta thành một đội quân chính quy, tinh nhuệ, có đủ các binh chủng hợp thành, có “quả đấm chủ lực mạnh”… Vì nền quốc phòng vững mạnh không thể thiếu một quân đội thường trực mạnh làm nòng cốt. Cùng với xây dựng nền quốc phòng hiện đại, Hồ Chí Minh chủ trương phải gắn quốc phòng với an ninh. Hai lực lượng này tuy có chức năng khác nhau nhưng cùng có chung một đối tượng là kẻ thù của dân tộc và giai cấp. Vì vậy, bất cứ nhiệm vụ nào của quốc phòng và an ninh đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai lĩnh vực nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng của Ðảng, của dân tộc. Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Hồ Chí Minh chú trọng đến nghệ thuật quân sự. Người đã học tập, vận dụng nghệ thuật quân sự của cha ông như “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”, “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông” và phát triển lên một tầm cao mới. Nghệ thuật ấy là sự tạo lực, lập thế, tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế, biết tập trung ưu thế và thời cơ quyết định để luôn luôn đánh địch trên thế mạnh. Với tinh thần trên, Người dạy: “Dĩ nhu xử cương”, “lấy mềm thắng cứng”. Trong nắm bắt thế trận chiến lược toàn cục, Người coi “nhân hòa, địa lợi, thiên thời” là những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh, trong đó nhân hòa là quan trọng bậc nhất. 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân 1.2.2.1 Tính chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam - Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. - Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng. - Là cuộc chiến tranh mạng tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự). Nhưng trước tiên ở đây hiện đại đòi hỏi phải hiện đại về côn người, con người phải nắm bắt được khoa học kỹ thuật và chỉ có làm chủ được khoa học kỹ thuật thì mới điều khiển, sử dụng được các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại và mới biết được cách phòng tránh và đánh trả cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. 1.2.2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân Những nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, trên những nét khái quát, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau. a. Đảng lãnh đạo cách mạng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh thắng kẻ thù xâm lược Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sức mạnh cứu nước phải là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của cả dân tộc. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt và tầm nhìn xa, Đảng ta đã đưa ra ba quyết định có ý nghĩa lịch sử. Một là, quyết định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và kêu gọi cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hai là, quyết định kêu gọi cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp, đưa cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Pháp đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ba là, quyết định kêu gọi cả nước đứng lên kháng chiến chống Mỹ, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. b. Chiến tranh toàn dân toàn diện Muốn đánh thắng những kẻ địch hung bạo, mạnh hơn ta gấp bội về kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương phải tiến hành chiến tranh toàn diện, trong đó mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều phải trở thành chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trường thực hiện kháng chiến toàn diện bằng sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh quân sự là chủ chốt, là trực tiếp quyết định. c. Gắn chặt tiến tuyến với hậu phương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa tiền tuyến với hậu phương. Trong khi nêu khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", Đảng ta đồng thời đã đề ra nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào thi đua ái quốc. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đảng ta và Bác Hồ đã phát động quần chúng thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, xây dựng và củng cố hậu phương, tạo nên khí thế mới và sức mạnh mới, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi vĩ đại trên mặt trận Điện Biên Phủ. d. Nắm chắc ý đồ của địch, quán triệt quan điểm đánh lâu dài Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khẳng định chiến lược đánh lâu dài nhằm làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương trường kỳ kháng chiến, vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng, tích luỹ kinh nghiệm để đủ sức đánh bại quân địch. Trong trường kỳ kháng chiến, Bác rất coi trọng giành cho được những thắng lợi liên tiếp, dù nhỏ, vừa góp gió thành bão đưa kháng chiến tiến lên, vừa để nuôi dưỡng chí khí cách mạng, tinh thần kiên trì chiến đấu của đồng bào và chiến sĩ. e. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại Ngay từ buổi đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả, giữa tinh thần tự lực tự cường của dân tộc với việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, sự giúp đỡ quốc tế. f. Tinh thần cách mạng tiến công Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương, cách mạng là tiến công. Khởi nghĩa và kháng chiến là tiến công. Tiến công vào mọi kẻ thù của dân tộc, tiêu diệt chúng để giành lại độc lập và tự do. Tiến công vào chế độ cũ, dựng nên chế độ mới, xoá bỏ mọi sự áp bức bóc lột, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Muốn đưa cách mạng, đưa kháng chiến đến thắng lợi, phải tiến công liên tục, tiến công kiên quyết. Tư tưởng chiến lược tiến công là định hướng cơ bản của hành động. Về quân sự, hình thức tác chiến chủ yếu là tiến công, nhưng trong điều kiện cụ thể nhất định, có thể áp dụng hình thức tác chiến phòng ngự tạm thời để chuẩn bị tiến công. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước". "Phải luôn luôn giành lấy chủ động". g. Xây dựng quân đội cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, cho nên đi đến đâu đều được dân tin, dân phục, dân yêu. Người nói: "Trung với nước, hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta". Bác đã phác hoạ một lực lượng vũ trang nhân dân đông đảo gồm có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các tổ chức, dân quân tự vệ. Quân đội là công cụ của nhà nước vô sản chuyên chính. Số lượng và chất lượng đều là những nhân tố tạo nên sức mạnh chiến đấu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển quân đội về số lượng, Bác Hồ và Đảng ta đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng về mọi mặt của quân đội. Quân đội càng phát triển về số lượng thì nâng cao chất lượng càng trở nên bức thiết. Chất lượng của quân đội là một vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quyết định. h. Không coi nhẹ vai trò của kỹ thuật Con người và kỹ thuật là hai nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Con người là nhân tố quyết định. Kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng. Bác thường xuyên nhắc nhở cán bộ và chiến sĩ phải coi trọng kỹ thuật, phải ra sức học tập để làm chủ kỹ thuật. Bác nói: "Giác ngộ chính trị thì cố nhiên cần rồi… nhưng lại phải có văn hoá, kỹ thuật để sử dụng máy móc ngày càng tinh vi". Khen ngợi một số đơn vị có thành tích tốt về cải tiến kỹ thuật, Bác cho rằng: "Đó là bước đầu tiên trên con đường muôn dặm của cách mạng kỹ thuật". i. Cán bộ có vai trò quyết định Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò rất quan trọng của cán bộ. Người nói, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Trong những năm lãnh đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Việt Bắc, Người luôn luôn nhắc nhở: "Muốn cho phong trào phát triển vững mạnh thì phải khéo phát hiện những phần tử trung kiên, đào tạo thành cán bộ nòng cột cho các tổ chức cứu quốc". CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 2.1 Tình hình thế giới trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ ở Việt Nam - Từ 1939-1945, chiến tranh thế giới II diễn ra ồ ạt, mạnh mẽ trên khắp các mặt trận: Tây Âu, Xô- Đức, Bắc Phi, Châu Á Thái Bình Dương. Số lượng các nước có chiến tranh lê đến 72 nước trên toàn thế giới. - Sau đó chủ nghĩ Phát xít thất bại hoàn toàn, thắng lợi thuộc về Liên Xô và quân Đồng minh, làm thay đổi căn bản cục diện của thế giới, mở ra thời kỳ lịch sử mới của nhân loại, xuất hiện trật tự thế giới mới, trật tự 2 cực Yalta. - Tháng 6/1945, đại diện của 50 quốc gia trên thế giới đã thông qua banr Hiến chương Liên Hiệp Quốc đầu tiên. - Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã thành hình. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới có điều kiện phát triển. - Tuy nhiên, với danh nghĩa quân Đồng minh, quân đội các nước đế quốc ồ ạt chiếm đóng các thuộc địa tróng đó có Việt Nam và nhiều quốc gia ở Châu Á. Hình 2.1: Trật tự thế giới mới theo 2 cực Yalta 2.2 Tình hình Việt Nam trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã lật đổ ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, thiết lập nên Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên Độc lập - Tự do. Hình 2.2. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Nhưng sau khi vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng non trẻ đã phải đối phó với một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, hàng loạt nguy cơ, thách thức tưởng chừng khó có thể vượt qua. Đó là nguy cơ của “giặc đói”, “giặc dốt”, và đặc biệt là “giặc ngoại xâm”. Hình 2.3. Giặc đói Hình 2.4. Giặc dốt Chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm trước đó đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Mọi ngành sản xuất đều bị sa sút ngưng trệ, hàng hóa khan hiếm, thị trường đình đốn tiêu điều. Cuộc sống của nhân dân đã rớt xuống mức cùng cực khôn tả. Như vậy là chỉ 3 tuần sau Cách mạng Tháng 8, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải lâm vào cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược với tương quan lực lượng còn quá chênh lệch so với kẻ địch. Tháng 1/11946, Hồ Chí Minh được chỉ định đứng ra thành lập Chính phủ liện hiệp kháng chiến. 6/3/1946, ký với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ. Nội dung: + Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. + Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thayquân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật , và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. + Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở phố Yên Ninh - Hàng Bún (Hà Nội). Đồng thời Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ ta, đòi phải tước hết vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô. Trước tình hình đó, từ ngày 13 đến ngày 22/12/1946 Ban thường vụ trung ương Đảng ta đã họp tại Vạn Phúc, Hà Đông dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị cho rằng khả năng hoà hoãn không còn. Hoà hoãn nữa sẽ dẫn đến hoạ mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Do đó, hội nghị đã quyết định hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam. Hình 2.5. Báo Cứu quốc ngày 21/11/1946. Hình 2.6. Cuộc họp Ban thường vụ 22/12/1946 tại Vạn Phúc, Hà Đông - Thuận lợi: + Cuộc chiến tranh của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. + Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược. + Trong khi đó, Pháp cũng có nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, quân sự trong nước cũng như tại Đông Dương không dễ khắc phục ngay được. + Cuộc kháng chiến của ta diễn ra trong không khí phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao trên toàn thế giới. - Khó khăn: + Chính quyền cách mạng của ta còn yếu kém và non trẻ + Giặc đói, giặc dốt đang hoanh hành trên đất nước + Tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. + Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ. + Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Lào, Campuchia và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở Miền Bắc.  Từ vĩ tuyến 16 trở ra (miền Bắc) hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt Đảng Cộng Sản Đông Dương, lập nên chính quyền tay sai của chúng. Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã lập nên chính quyền phản động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên.  Từ vĩ tuyến 16 trở vào (miền Nam), quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.Các lực lượng phản động thân Pháp như Đảng Đại Việt, một số giáo phái...hoạt động trở lại và chống phá cách mạng. Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước..... CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG CỔNG SẢN VIỆT NAM 3.1. Kết quả: - Về chính trị: • Sự thay đổi trong bộ máy Đảng: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền năm cấp được củng cố. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ru ộng. (Đảng hoạt động công khai, cũng cố bộ máy chính quyền năm cấp) • Đập tan xiềng xích nô lệ: Thắng lợi của Đảng đã đạp tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp gần một thế kỉ, lật nhào chế độ dân chủ phong kiến lâu đời, đánh thắng đế quốc Pháp. • Lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa: Cũng là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. Đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ. • Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt: Lịch sử dân tộc Việt Nam bươc vào kỉ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. • Phong phú kho tàng lí luận Mác-Lênin: Giúp kho tàng lí luận trở nên phong phú, chứng thực được sự đúng đắn của các lí luận đã được áp dụng trong đường lối kháng chiến. Đồng thời, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quí cho phong trào giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ trên thế giới. - Về kình tế, văn hoá: các lĩnh vực sản xuất cũ được phục hồi, sản xuất mới được phát triển, đẩy lùi được nạn đói, bước đầu xây dựng được nền văn hoá mới. 3.2. Ý nghĩa lịch sử: - Đối với nước ta: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. - Đối với quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực phân Pháp. - Việt Nam: Thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến buộc Pháp và Mỹ công nhận độc lâp chủ quyền giải phóng Miền Bắc - Quốc Tế: Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và mở đầu cho sự sụp đổ Chủ Nghĩa Thực Dân cũ trên thế giới, trươc tiên là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp. -Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới". (Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 10, tr.11-12.) 3.3. Nguyên nhân thắng lợi: - Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn: đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc. - Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc. - Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân: được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới. - Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu: keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. + Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, đã phát huy sức mạng dân tộc. + Có lực lượng vũ trang 3 thứ quân được Đảng trực tiếp lãnh đạo và xây dựng + Có chính quyền của dân do dân vì dân. + Có sự liên minh đoàn kết giữa nhân dân ĐÔNG DƯƠNG + Có sự ủng hộ các nước trên thế giới. 3.4. Bài học kinh nghiệm: Trải qua quá trình lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến kiến quốc, Đảng ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quan trọng. - Đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính. - Kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng. - Thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. - Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời tích cực, chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, đưa kháng chiến đến thắng lợi. - Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh. + Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. + Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống ĐQ với nhệim vụ chống Phong kiến, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc. + Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. + Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan