Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộ...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

.PDF
124
1429
77

Mô tả:

Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội Và nhân Văn Trần Thị Thuyết Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946 - 1954) Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử Hà Nội - 2008 Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội Và nhân Văn ******** Trần Thị Thuyết Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946 - 1954) Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản VIệt Nam Mã số : 60 22 56 Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. trần thị thu hương Hà Nội - 2008 Mục lục Tr Mở đầu 1 Chương 1. Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến 6 tranh du kích thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946 12/1950) 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng của tỉnh 6 Nam Định khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1.2. Lãnh đạo chống giặc lấn chiếm bình định, bước đầu xây dựng hậu 17 phương chiến tranh du kích (12/1946 - 12/1950) Chương 2. Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo củng cố và mở rộng hậu 45 phương chiến tranh du kích, chủ động tiến công địch (1/1951 - 7/1954) 2.1. Lãnh đạo củng cố, mở rộng hậu phương chiến tranh du kích trong tình 45 hình mới (1/1951- 7/1953) 2.2. Đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng hậu phương chiến tranh 68 du kích, giành thế chủ động, tiến công địch (8/1953 - 7/1954) Chương 3. Đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống 83 thực dân Pháp và một số kinh nghiệm 3.1. Đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân 83 Pháp 3.2. Một số kinh nghiệm 90 Kết luận 106 Danh mục tài liệu tham khảo 108 Phụ lục 113 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Định thuộc Liên khu III (tên gọi của một tổ chức hành chính quân sự mà lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Bắc Bộ), nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, nên cùng với Liên khu III, Nam Định có một vị trí chiến lược trọng yếu. Là vùng địch tạm chiếm, nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch, nơi diễn ra nhiều hoạt động kháng chiến phong phú ở cả thành thị và nông thôn. Đây cũng là nơi các hoạt động đấu tranh của quân dân ta phá các âm mưu chiến lược lập xứ “công giáo tự trị” và “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch diễn ra hết sức quyết liệt và gay gắt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương tại chỗ, dưới sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Liên khu uỷ III, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích, từng bước tiến hành rào làng kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ du kích, khu du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương và hậu phương của ta, phá nát hệ thống chiếm đóng, tạo cơ sở tiến công địch từ trong lòng chúng và khai thác sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong việc xây dựng hậu phương chiến tranh du kích tại địa phương góp phần làm sáng tỏ quá trình thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, sự chỉ đạo kết hợp giữa tiến công trên chiến trường chính với tiến công ở vùng sau lưng địch trên một địa bàn cụ thể. Qua đó có thể rút ra một số bài học lịch sử của việc xây dựng hậu phương chiến tranh du kích ở Nam Định, làm rõ sự lãnh đạo đúng đắn của của Đảng bộ tỉnh Nam Định, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng địa phương đồng thời có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. 1 Với lý do trên, chúng tôi đã chọn “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến vấn đề xây dựng hậu phương chiến tranh du kích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã có nhiều tập thể và cá nhân quan tâm nghiên cứu, có thể chia thành 2 nhóm vấn đề như sau: Nhóm 1: Những công trình đề cập đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có liên quan đến xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trên toàn quốc: “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; “Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, 1944-1954” (Hà Nội, 1985) của Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam; “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)” (Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 1997) của Viện lịch sử Quân sự Việt Nam; “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955)” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) của Bộ Quốc Phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu III và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; “Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946-1954)” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001) của Vũ Quang Hiển; “Hậu phương ThanhNghệ- Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) của Ngô Đăng Tri… Nhóm 2: Những công trình liên quan trực tiếp đến xây dựng hậu phương chiến tranh du kích tại Nam Định như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 19301975” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001); “Nam Định lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1954-1954)” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001); “Sơ thảo lịch sử Đảng bộ Nam Định (1945-1954)” của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hà Nam Ninh, 1976; “Sơ thảo tổng kết lịch sử du kích chiến tranh 2 tỉnh Nam Định” của Tỉnh đội Nam Định xuất bản, 1963; Nam Định lịch sử kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) (Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1999); “Đảng bộ Nam Định lãnh đạo phát triển chiến tranh du kích ở địa phương (1946-1954)”, Luận văn thạc sĩ Trần Duy Hưng; Và một số cuốn sách lịch sử các Đảng bộ huyện trong tỉnh. Những công trình này có đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Nam Định tại địa phương thời kỳ 1946-1954 nhưng với mức độ còn rất hạn chế về cả thời lượng và tính chuyên sâu của vấn đề. Tuy nhiên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị định hướng và tư liệu quý cho luận văn triển khai nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo đóng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong việc lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích và đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tỉnh nhà; đúc rút một số bài học lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ vị trí địa chính trị của tỉnh Nam Định trong thời kỳ chống thực dân Pháp. - Hệ thống hoá các chủ trương của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ III và Đảng bộ tỉnh Nam Định về vấn đề xây dựng hậu phương chiến tranh du kích thời kỳ 1946-1954. - Làm rõ quá trình tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc xây dựng hậu phương chiến tranh du kích thời kỳ 1946 - 1954 tại Nam Định và đóng góp của tỉnh nhà trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Những chủ trương và quá trình tổ chức chỉ đạo trong việc thực hiện xây dựng hậu phương chiến tranh du kích tại địa phương trong cuộc kháng chiến chống thùc dân Pháp (1946-1954). - Các phong trào xây dựng hậu phương chiến tranh du kích tại địa phương thời kỳ 1946-1954. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định về xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thời gian từ 1946-1954 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Các văn kiện của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ III, các văn kiện của Tỉnh uỷ Nam Định trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; Tài liệu đã xuất bản của cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương có liên quan; Các tài liệu lưu trữ của Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân Tỉnh bao gồm các báo cáo hàng năm của các cấp bộ Đảng, chính quyền và cơ quan quân sự ở Nam Định; Hồi ký các bác lão thành cách mạng ... 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chiến tranh, luận văn sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh và các phương pháp khác. Đặc biệt, là phương pháp khảo sát thực tế các địa phương trong địa bàn tỉnh. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 4 Chương 1. Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946 - 12/1950). Chương 2. Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo củng cố và mở rộng khu du kích, căn cứ du kích, chủ động tiến công địch giải phóng quê hương (1/1951 7/1954). Chương 3. Đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số bài học kinh nghiệm. 5 CHƢƠNG 1. ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG CHIẾN TRANH DU KÍCH THỜI KỲ ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng của tỉnh Nam Định khi bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Thành Nam bắt đầu được xây dựng vào năm 1804, trên cơ sở vùng kho lương Vị Hoàng trước đây. Thành có sông Đào chảy qua rất thuận lợi thông thương trong nam ngoài bắc và cả với nước ngoài, cho nên thành Nam dần dần trở thành một cảng sầm uất vào bậc nhất ở miền duyên hải Bắc Bộ (lúc đó chưa có cảng Hải Phòng), và trở thành vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng và yết hầu của thành Hà Nội. Vì vậy, khi thực dân Pháp nuôi âm mưu chiếm đóng nước ta, chúng đã nhận định: “chiếm được thành Hà Nội và thành Nam Định tức là chiếm được Bắc Kỳ”. Nam Định là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ: sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh Thái Bình. Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện ý Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy, trở thành địa giới tự nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình. Trong lịch sử chiến tranh hai con sông này có vai trò rất quan trọng. Mặt sông Hồng rộng từ 8001000m, nhiều quãng quanh co, gấp khúc, bên lở bên bồi, có chỗ sâu tới 40m. Kẻ địch đã lợi dụng độ sâu và chiều rộng của con sông này để cơ động tàu thuyền, chuyển vận lực lượng và phương tiện chiến tranh từ biển vào sâu trong nội địa thành phố Nam Định. So với sông Hồng, sông Đáy có dòng chảy hẹp, khối lượng và lưu tốc nhỏ hơn nhưng rất thuận tiện cho tàu chiến hạng vừa đi lại dễ dàng. Vì vậy, địch đã sử dụng sông Đáy làm đường cơ động đột kích ra vùng tự do của địa 6 phương ở ý Yên. Tuy nhiên, sông Đáy cùng với đường số 1 tạo thành phòng tuyến quan trọng khi có chiến tranh, có tác dụng bảo vệ Nam Định. Hơn nữa, về mùa cạn độ sâu của các dòng sông thấp, lòng sông có nhiều doi đất ngầm, mặt sông hẹp, khiến cho tàu thuyền lớn khó đi lại, không dễ áp mạn vào bờ và khả năng cơ động giảm. Trong điều kiện chiến tranh, khi bị chặn đánh bất ngờ ngay giữa mặt sông, tàu chiến ca nô địch sẽ trở thành những mục tiêu đồ sộ chậm chạp, lộ liễu, dễ bị tiêu diệt. Ngoài hai con sông lớn, trong tỉnh còn có những chi lưu của sông Hồng chảy qua sông Đáy hoặc đổ ra biển như sông Ninh Cơ đổ ra cửa Lác (thường gọi là Gót Chàng), sông Sò (còn gọi là sông Ngô Đồng) đổ ra cửa Hà Lạn. Chế độ nước của sông ngòi ở đây có hai mùa rõ rệt, lưu lượng và mực nước chênh nhau khá lớn giữa các mùa. Do nhu cầu sản xuất, các thế hệ nối tiếp nhau của cư dân đồng bằng nói chung, Nam Định nói riêng đã xây dựng nên hệ thống thuỷ nông với nhiều kênh mương dẫn thuỷ nhập điền dày đặc. Đặc biệt, nhân dân đã xây dựng được hệ thống đê ngăn nước. Đê không chỉ ngăn lũ của các dòng sông mà còn nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của nước biển và phục vụ cho mục đích lấn biển, mở mang diện tích cư trú và canh tác. Những con đê chạy dọc theo hai bờ sông với các bãi cỏ xanh rờn là hình ảnh thân thuộc gắn bó với mỗi người dân. Con đê gắn liền với nhiều mặt hoạt động của nông thôn, gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất và với vận mạng của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi làng xóm nơi đây. Tuy nằm ở khu vực đồng bằng châu thổ, song khu phía bắc và tây bắc của tỉnh còn nhiều núi, đồi đất đá xen lẫn như Bảo Đài, Ngô Xá (còn gọi là Thương Sơn, Mai Sơn – ý Yên), Côi Sơn (còn gọi là núi Gôi), Non Côi, Hổ Sơn, Kim Bảng nay là Kim Thái, Trang Nghiêm tức núi Ngăm (Vụ Bản)...Phần lớn những đồi này thường kề cận những dòng sông nhỏ chảy quanh tạo ra cảnh trí đẹp, hữu tình. Non Côi - sông Vị là những danh thắng của Nam Định mà cả nước nhiều người biết đến. Về mặt quân sự, nếu chiếm giữ được những điểm cao, có thể khái quát khống chế được vùng rộng lớn, Vì vậy, khi thực dân Pháp chiếm Nam Định, chúng đã đóng 7 bốt trên các điểm cao đặt pháo tầm xa để chi viện cho các vùng cách xa từ 2 đến 30 km. Tuy nhiên, nếu các vị trí ngoại vi bị tiêu diệt, thế trận chiến tranh nhân dân phát triển thì các cao điểm còn lại của chúng dễ bị cô lập, đường tiếp tế bị cắt đứt, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực cơ động đến tiêu diệt hoặc bộ đội địa phương và dân quân du kích bao vây, bức rút, bức hàng. Địa hình Nam Định chia làm hai vùng tự nhiên. Phía bắc là vùng bị bào mòn, bồi tụ phù sa cổ, đất thấp, có những dải võng tạo thành địa hình ô trũng (ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc). Do nằm sâu trong đất liền ở những huyện trên vẫn còn những lòng chảo trũng, do biển lùi nhanh, các núi đồi chung quanh và đê điều che chắn kín sóng, nước phù sa ít có dịp tràn vào cho nên những vùng đất này bị ngập úng triền miên, về mùa nước có chỗ sâu tới 2m, nhiều vùng quanh năm phải đi đò. Những lúc đó, làng mạc thưa thớt nổi lên giữa đồng nước trắng trông như những cù lao. Do vậy, hoạt động của địch bị hạn chế tạo thêm thuận lợi cho ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. ở phía nam tỉnh, kiến tạo địa hình khác với phía bắc, đất đai ở đây đều do phù sa sông Hồng và sông Đáy bồi đắp, hàng năm thường lấn ra biển hàng chục mét. Đất vùng này tương đối bằng phẳng, màu mỡ. Hệ thống giao thông của Nam Định tương đối đa dạng và thuận lợi. Đường bộ dài 6.898 km, bao gồm: Các quốc lộ 21, 10; các tỉnh lộ 12, 57, 55 và đường liên huyện 56; 42 km đường sắt chạy qua, từ ga Bình Lục về Nam Định qua Trình Xuyên, Gôi, Cát Đằng đi Ninh Bình; 345 km đường sông, trong đó sông Hồng và sông Đáy là hai con sông có vai trò quan trọng cả về kinh tế và quân sự đối với Nam Định. Ngoài ra, Nam Định còn có 72 km đường biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy. Đây là vùng có tiềm năng kinh tế, là một trong những cửa ngõ của quốc gia, một phần phên dậu của đất nước và là vị trí tiền tiêu, khu vực biên phòng bờ biển của địa phương. Nam Định là tỉnh đông dân. Cuối năm 1945, dân số Nam Định hơn 80 vạn người. Trải qua biến thiên của lịch sử, vùng đất này ngày càng hướng về phía đông 8 – đông nam do phù sa bồi đắp và biển lùi ra xa, do đó, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người tứ xứ: xứ Bắc (Hà Bắc), xứ Đông (Hải Dương), xứ Đoài (Hà Tây), xứ Thanh (Thanh Hoá). Họ mang theo cả những tập quán sản xuất thành thục, những truyền thống văn hoá lâu đời đến vùng này và nhanh chóng hoà nhập với sự phát triển chung của nền văn minh sông Hồng. Đồng thời, cũng chung đúc hình thành nên cốt cách riêng của địa phương. Đến nay, ở Nam Định có trên 50 dòng họ, chiếm 80% số họ của cả nước, cư dân hầu hết là người Kinh. Tuy vậy, trong lịch sử, đất Nam Định đã có người Mường sinh sống, sau đó cũng có một số ít người của các dân tộc khác đến cư trú, như thời Bắc thuộc có người Hán mà di tích là những ngôi mộ Hán cổ đã được khai quật. Trước năm 1945, thành phố Nam Định còn có Hoa kiều, Pháp kiều và ấn kiều làm ăn sinh sống. Người dân Nam Định sống bằng nghề nông là chủ yếu nên làng xã là điểm quần cư của họ. Những làng xóm nhỏ, rải rác giữa đồng lúa nước mênh mông và được bao bọc bởi luỹ tre xanh tốt, dày đặc. Cũng có một số nơi, làng mạc gần kề liên tiếp nhau thuận tiện cho việc xây dựng cấu trúc trận địa liên hoàn và rào làng kháng chiến. Khi toàn dân được giác ngộ và tổ chức, làng xóm đã trở thành những căn cứ chiến đấu, bố trí lực lượng tại chỗ và huy động sức người, sức của cho kháng chiến. Về tôn giáo và tín ngưỡng, người Nam Định rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên: ông bà, cha mẹ, các anh hùng dân tộc, những người tài cao học rộng, những ông tổ nghề nghiệp, những vị thần có công với nước. Những ngày giỗ, lễ, tết đều được tổ chức long trọng và trang nghiêm. Hai nơi có lễ hội lớn là hội đền Trần ở Tức Mặc, Bảo Lộc (Mỹ Phúc) thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (tháng 8) và hội Phủ Giầy (Kim Thái - Vụ Bản) thờ mẫu Liễu Hạnh (tháng 3), đã thu hút rất đông khách thập phương về chiêm ngưỡng, lễ bái. Hầu như làng xã nào của Nam Định cũng có ngôi đình, đền, miếu, phủ, từ đường để suy tôn, tưởng nhớ những người có nhiều công đức. 9 Ngoài tín ngưỡng, có ba tôn giáo phát triển ở Nam Định: đạo Phật, đạo Thiên chúa giáo và Tin Lành. Đạo Phật xuất hiện ở Nam Định rất sớm, cách đây khoảng hơn 2.000 năm, thịnh hành nhất vào thời Lý - Trần. Hiện nay, Nam Định có 752 ngôi chùa thờ phật, tiêu biểu là Tháp Phổ Minh (xã Lộc Vượng) và chùa Tháp Cổ Lễ (huyện Trực Ninh), vừa là trung tâm đạo Phật, vừa là nét đẹp văn hoá dân tộc. Đạo Thiên chúa du nhập vào Nam Định sớm nhất cả nước (1553). Đến thời thuộc Pháp, đạo Thiên Chúa được khuyến khích phát triển và Nam Định cùng với Phát Diệm trở thành trung tâm Thiên chúa giáo lớn nhất Đông Dương. Đồng bào theo đạo Thiên Chúa chiếm trên 20% dân số toàn tỉnh, tập trung đông các huyện ven biển (Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Hải Hậu). Hiện nay, toàn tỉnh có 139 nhà thờ xứ, 506 nhà thờ họ, 36 nhà nguyện, 17 cơ sở, 5 dòng tu. Vào Việt Nam cùng với chủ nghĩa thực dân, Thiên Chúa giáo đã bị các thế lực đế quốc lợi dụng biến một bộ phận thành công cụ phục vụ cho âm mưu xâm lược của chúng. Đa số giáo dân là nông dân lao động chất phác, cần cù bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột nên đều có tinh thần yêu nước thương nòi, căm ghét đế quốc phong kiến. Sau đạo Phật, đạo Thiên Chúa, ở Nam Định còn có khoảng 0,3% dân số theo đạo Tin Lành với một số nhà thờ. Nam Định vẫn là vùng nông nghiệp đầy tiềm năng phát triển, là một trong những vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Những sản phẩm nổi tiếng đã được tạo nên ở đây như gạo tám xoan Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Trực Ninh, khoai lim chợ Chùa – Nam Giang, làng hoa Vị Khê và trong chăn nuôi cũng có nhiều con vật qúy như lợn ỷ Nam An, Lạc Đạo, gà Vân Đồn (Nam Trực).... Bên cạnh nghề trồng trọt, chăn nuôi và khai thác hải sản biển, người dân Nam Định còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như: dệt lụa, dệt chiếu, nghề rèn, nghề mộc, đục đá, đóng thuyền... 10 Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, một số xí nghiệp của tư bản Pháp được xây dựng trên địa bàn thành phố Nam Định. Nhưng hầu hết đó là xí nghiệp sản xuất dịch vụ như xí nghiệp sợi, tơ, nước, máy chai, máy rượu trong đó nhà máy dệt có quy mô lớn nhất. Nhà máy dệt Nam Định có các xưởng sợi, dệt, nhuộm, cơ khí, năm 1939 có tới 14.000 công nhân. Nhìn chung, đó là nền công nghiệp non yếu được xây dựng nhằm phục vụ cho chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp. Sự ra đời của các xí nghiệp đã thu hút tầng lớp nông dân bị bần cùng hoá từ nông thôn tới các đô thị, hình thành một giai cấp mới ở Nam Định là giai cấp công nhân. Để hỗ trợ cho sự bóc lột và củng cố nền thống trị, thực dân Pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đạo Thiên Chúa phát triển. Chúng đã dùng thần quyền, giáo lý để mê hoặc khống chế con chiên từng bước một. Đến đầu thế kỷ XX, toàn tỉnh có tới 700 nhà thờ xứ và họ lẻ, trong đó có toà Giám mục Bùi Chu – trung tâm công giáo lớn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Toà Giám mục này có vai trò điều hành giáo hội sáu huyện phía nam của tỉnh. Ngoài ra còn có một Chủng viện thường xuyên đào tạo 500 chủng sinh nhà thờ, đền thánh Phú Nhai được xây dựng với quy mô lớn nhất Đông Dương. Cùng với rượu cồn và thuốc phiện, thực dân Pháp còn tạo điều kiện để thanh niên đi vào con đường ăn chơi sa đoạ, cho phép nhà thổ và cô đầu công khai hoạt động ở thành phố, thị trấn, huyện lỵ. Chỉ tính riêng ở thành phố Nam Định đã có 70 điểm nhà thờ và cô đầu. Trong khi cố duy trì những hủ tục phong kiến, truyền bá nọc độc của chủ nghĩa tư bản, thực dân Pháp lại thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, kìm hãm sự phát triển dân trí, xã hội của ta. Tới năm 1920, cả một vùng phía nam đồng bằng Bắc Bộ, chúng mới mở trường Pháp - Việt đầu tiên là trường Thành Chung tại thành phố Nam Định với mục đích là đào tạo một số ít công chức phục vụ cho bộ 11 máy thống trị. Cho tới năm 1933, ở Nam Định cứ 100 người dân mới có một người được đi học, hơn 90% dân số là mù chữ. Những năm đầu của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước nói chung và Nam Định nói riêng. Nông dân Nam Định chiếm gần 90% dân số là hình ảnh điển hình, đặc trưng của người nông dân Bắc Kỳ. Họ bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Ruộng đất, tư liệu sản xuất chủ yếu bị thực dân, địa chủ chiếm đoạt gần hết. Nông dân các huyện ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc – nơi vùng đồng bào chiêm trũng còn cực khổ hơn, quanh năm trong cảnh sống ngâm da, chết ngâm sương với một vụ chiêm thất bát và đói nghèo bám riết. Nông dân theo đạo Thiên Chúa còn bị Nhà chung lợi dụng thần quyền, giáo lý bóc lột thậm tệ. Họ sống trong cảnh đói nghèo lay lắt, tha phương cầu thực (ngay từ đầu thế kỷ XX, mỗi năm có hàng ngàn người rời bỏ quê hương đi vào hầm mỏ, công trường, đồn điền cao su hoặc chuyển cư lên các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên). Vì vậy, họ căm thù sâu sắc bè lũ thực dân phong kiến, hăng hái dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, đóng vai trò chủ lực trong đấu tranh cách mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên địa bàn Nam Định, đội ngũ công nhân sớm ra đời và ngày càng phát triển. Số lượng công nhân trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giao thông, vận tải, xây dựng...có khoảng 1,5 vạn người. Hầu hết công nhân sống tập trung ở thành phố Nam Định - một trong ba trung tâm công nghiệp lớn ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Tuy số lượng không nhiều nhưng trong môi trường lao động tập trung và kỷ luật lao động công nghiệp, được Đảng cộng sản giáo dục rèn luyện, được tiếp thu những tư tưởng tiên tiến của thời đại, nên giai cấp công nhân có lòng yêu nước sâu sắc, có tinh thần cách mạng triệt để đã nhanh chóng trưởng thành và trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. 12 Tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị có số lượng khá lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định cả ở nông thôn và thành thị. Do bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột, sản xuất và đời sống rất bấp bênh, luôn luôn bị đe doạ phá sản cho nên đại đa số tầng lớp này đều căm ghét đế quốc, có tinh thần yêu nước và sẵn sàng đi theo cách mạng. Tầng lớp trí thức, viên chức được chính quyền thực dân phong kiến đào tạo, sử dụng phục vụ cho chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chúng. Họ sống và làm việc chủ yếu ở thành phố, bị chèn ép nên phần lớn có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và mong muốn tự do dân chủ. Khi được giác ngộ, giáo dục, nhiều người trong số họ đi theo cách mạng. Giai cấp địa chủ Nam Định chỉ chiếm 2% dân số nhưng chiếm đoạt 20% tổng số ruộng đất. Có những tên địa chủ như Vũ Ngọc Hoánh chiếm của nông dân hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ tới 360 ha và của nông dân Hải Hậu tới 468 ha. Nhưng trên thực tế, số đại địa chủ ở Nam Định sở hữu lớn không nhiều, hầu hết chỉ dừng lại ở mức từ 1,8 – 18 ha. Chúng là tay sai đắc lực của đế quốc và bóc lột cùng kiệt sức lao động của nông dân. Khi bị đế quốc đụng chạm tới quyền lợi và khi phong trào cách mạng lên cao, một số địa chủ nhỏ có thái độ chống Pháp với mức độ khác nhau. Song nhìn chung đây là chỗ dựa của đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân ta. Tư sản Nam Định hình thành rõ rệt từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, tập trung ở thành phố. Phần lớn tư sản chuyên kinh doanh thương nghiệp, một số ít đầu tư vào sản xuất công nghiệp nhẹ, một số tư sản còn kiêm địa chủ. Nhiều hiệu buôn được mở ra ở các phố Hàng Thêu, Hàng Khay, Hàng Quỳ, Hàng Giấy, Hàng Thao, Hàng Nâu, Bến Ngự, Văn Miếu, Trường Thi, Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Vải Màn, Phố Khách... Tư sản Nam Định cho đến những năm 30 của thế kỷ XX số lượng ít, cơ sở kinh tế yếu kém, không có địa vị chính trị; bị tư bản nước ngoài chi phối, chèn ép cho nên họ cũng mâu thuẫn với đế quốc, nhưng về mặt kinh tế vẫn liên hệ với đế 13 quốc và làm giàu bằng bóc lột giai cấp công nhân. Vì vậy, thái độ chính trị của họ cũng mang tính hai mặt: Một mặt chống đế quốc, phong kiến, tán thành độc lập dân tộc và dân chủ tự do. Mặt khác, có thái độ lừng chừng. Khi phong trào cách mạng lên cao thì ngả theo cách mạng. Khi đế quốc mạnh thì dễ thoả hiệp. Tiểu tư sản Nam Định bao gồm nhiều tầng lớp trong thủ công nghiệp, tiểu thương, viên chức, trí thức, học sinh. Tầng lớp này ra đời gắn liền với quá trình đô thị hoá thành phố Nam Định. Tầng lớp tiểu tư sản đời sống bấp bênh, luôn bị đe doạ về kinh tế. Trừ một thiểu số có quan hệ với đế quốc, phần lớn đội ngũ này có trí thức, rất giàu tình cảm cách mạng, căm ghét bọn đế quốc, tay sai, luôn luôn là lực lượng mở đường cho trào lưu tư tưởng cách mạng. Nam Định cũng là nơi đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng làm rạng rỡ cho non sông đất nước. Thời nhà Lý có Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải ở đất Hải Thanh là những bậc đại thiền sư uyên thâm giáo l‎ ,nổi tiếng về thi ca và là những danh y có tài; có Vương Văn Hiệu là nhà khoa bảng đầu tiên của Nam Định khi tham gia khoa thi thái học sinh của nhà Lýmở năm 1218. Thời nhà Trần có Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải...là những vị anh hùng không những giỏi chinh chiến mà còn là tác giả của những áng “thiên cổ hùng văn”, uyên thâm Phật học. Nguyễn Hiền (Nam Trực), Đào Sư Tích (Cổ Lễ - Trực Ninh) là những vị trạng nguyên trẻ tuổi, tài trí thông minh, uyên bác. Thời Lê, Nam Định có hơn hai chục người đỗ tiến sĩ, làm rạng rỡ xứ Sơn Nam, tiêu biểu như Trạng Lường - Lương Thế Vinh (Liên Bảo- Vụ Bản). Phạm Đạo Phú (Đại An) là người am hiểu nhiều lĩnh vực, ông đã soạn cuốn sách toán học kinh điển Đại thành toán pháp và viết sách lý luận đầu tiên về sân khấu Việt Nam. Vũ Tuấn Chiêu (Cổ Ra – Nam Trực) đỗ trạng nguyên khi ông 55 tuổi, nêu một tấm gương sáng về vượt khó, kiên trì học tập. Thời Nguyễn, tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh (ý Yên) được cử giữ chức Tế tửu Quốc Tử giám (hiệu trưởng trường đại học duy nhất của cả nước lúc bấy giờ). Nam Định là đất học nên có trường thi được lập ra từ thời Lê. Từ năm 1886, cả Bắc Kỳ 14 còn một trường thi hương ở Nam Định gọi là trường Hà Nam. Ngoài ra, còn có trường tư Tam Đăng do hoàng giáp Phạm Văn Nghị chủ trì. Có thể coi đây là trung tâm giáo dục lớn ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ đương thời thu hút hàng ngàn nho sinh trong và ngoài tỉnh đến học với nhiều tên tuổi lẫy lừng như tam nguyên Trần Bích San, tiến sĩ Vũ Hữu Lợi (Nam Định), tam nguyên Nguyễn Khuyến (Hà Nam), tiến sĩ Tống Duy Tân (Thanh Hoá), phó bảng Lã Xuân Oai, thủ khoa Nguyễn Cao (Bắc Ninh)... Nam Định còn có nhiều làng văn hoá truyền thống, những giáo phường độc đáo, những lễ hội kèm theo diễn xướng, trò chơi dân gian, những sinh hoạt phong phú như hội chùa Keo, Phủ Giầy, đền Trần...Những thành tựu văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần to lớn, phong phú, độc đáo của Nam Định đã góp phần tạo nên sức mạnh trong đấu tranh với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Từ những năm đầu Công nguyên, nhân dân Nam Định đã nổi dậy theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại ách thống trị hà khắc của quân xâm lược Đông Hán, góp phần “Rửa sạch quốc thù” “Nối lại nghiệp xưa họ Hùng”. Trải qua các triều đại Lý, Lê, Trần, Nguyễn, nhân dân Nam Định đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp giữ vững nền độc lập cho dân tộc. Đặc biệt thế kỷ XIII, hoà trong “ Hào khí Đông A” của dân Đại Việt, tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn (Mỹ Lộc – Nam Địnhơ) cùng với những địa danh Vạn Kiếp, Bạch Đằng... mãi mãi là những nét son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Tinh thần yêu nước thiết tha, ý chí quật cường, bất khuất của các tầng lớp nhân dân là nguồn mạch nuôi dưỡng, bồi đắp thành những di sản quý giá của quê hương, là những tiền đề quan trọng để nhân dân Nam Định sớm tiếp nhận ngọn đuốc soi đường, ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản. Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ mà 15 đỉnh cao là cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1941. Có thể nói, đây là ba cuộc diễn tập cho sự thành công của cách mạng tháng Tám. Từ 17-8 – 22-8-1945, toàn bộ chính quyền địch từ tỉnh đến huyện đã sụp đổ hoàn toàn tại Nam Định. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra cho toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Nam Định nói riêng một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử: đập tan ách thống trị của thực dân, đế quốc trong gần 100 năm và xoá bỏ sự tồn tại của chế độ chuyên chế gần 1000 năm, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do nhân dân đứng lên làm chủ vận mệnh mình. Sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta bước vào cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Bên cạnh những thuận lợi căn bản là những khó khăn vô cùng to lớn. Trước tình hình đó, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt tài tình đưa nước ta thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu lâu dài với Pháp mà ta biết chắc là không thể tránh khỏi. Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã lợi dụng Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, tăng quân trái phép và bố trí lực lượng chiếm đóng các vị trí then chốt trên đất nước ta như Hà Nội, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, đánh chiếm các khu vực cửa ngõ giao thông thuỷ bộ trọng yếu ở miền Bắc như Hải Phòng, Lạng Sơn. Tại Nam Định, đầu tháng 4-1946, quân Tưởng rút về nước, quân Pháp vào thay thế. Hơn 800 quân Pháp thuộc binh đoàn thuộc địa số 6 về đóng tại thành phố bao gồm các vị trí: trại Carô, nhà thờ Sanhtôma, Nhà máy sợi, dãy nhà sĩ quan, Nhà máy tơ, Nhà băng, Nhà máy chiếu, Nhà máy rượu. Sở chỉ huy của chúng đóng tại nhà của chủ Nhà máy sợi (nay là nhà Bảo tàng truyền thống của Công ty dệt Nam Định). Theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (5-11-1946) và Thường vụ Trung ương Đảng (báo Sự thật ngày 29-11 và 4-12-1946), Đảng bộ Nam Định đã động viên nhân dân trong tỉnh khẩn trương chuẩn bị kháng chiến. Từ giữa tháng 9 đến 16 tháng 12-1946, Uỷ ban bảo vệ tỉnh và các đội tự vệ thành phố gồm 700 người và mỗi huyện một đội tự vệ; lập nhiều đội phá bom và đội cảm tử làm công tác phá hoại; tổ chức huấn luyện gấp cho dân quân, tự vệ; tổ chức đào nhiều hầm hố, làm nhiều công sự trong thành phố, chuẩn bị kế hoạch và phương án tác chiến. Mạng lưới giao thông liên lạc được tổ chức, đảm bảo sự chỉ đạo nhanh chóng và kịp thời từ tỉnh đến các huyện. Uỷ ban bảo vệ các cấp vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, dự trữ được 20 tấn gạo, 1 tấn lương khô, 1 tấn đường và mật... để cho bộ đội, tự vệ chiến đấu. Công tác tuyên truyền cũng được chú trọng nhằm làm cho các tầng lớp nhân dân, kể cả Hoa kiều, ấn kiều hiểu rõ tình hình nhiệm vụ mới và đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn hiện tại. Uỷ ban bảo vệ tỉnh đã tổ chức cơ sở ấn loát, ra báo và chuẩn bị nhiều truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi kháng chiến, củng cố và mở rộng công binh xưởng để sửa chữa vũ khí. Các mặt công tác y tế, cứu thương, vận động nhân dân tản cư cũng được chuẩn bị chu đáo. Phong trào tự trang bị vũ khí trong nhân dân ngày càng phát triển sâu rộng. Dân quân, tự vệ mỗi người đều có một thứ vũ khí thô sơ như kiếm, mã tấu, dao găm, gậy gộc. Nhiều huyện tự mua sắm vũ khí trang bị đủ cho một trung đội, có nơi có cả súng liên thanh. Trong các thành phố Nam Định, các ổ tác chiến, các chướng ngại vật được xây dựng. Nhiều trục đường giao thông quan trọng như Ngã tư Cửa Đông, Ngã sáu Năng Tĩnh được đắp ụ để ngăn cơ giới địch. Nhiều đoạn đường biến thành giao thông hào. Các dãy phố được đục tường thông từ nhà nọ sang nhà kia để bộ đội, tự vệ vận động đánh địch. Mọi nhà trong thành phố đều dự trữ gạo, lương khô, cong nước cho bộ đội. Các đội cứu thương, tiếp tế được thành lập và huấn luyện rất khẩn trương. Ban chỉ đạo tản cư tích cực vận động và tổ chức cho các cụ già, trẻ em đi trước. Cả tỉnh hừng hực khí thế chuẩn bị chiến đấu, trở thành phong trào sôi nổi và rầm rộ từ thành phố đến nông thôn, thể hiện quyết tâm chiến đấu cao nhất. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan