Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - Đào tạo từ năm 1997 đến năm...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - Đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006

.PDF
109
185
100

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX (1997 - 2000) .................................................................................... 7 1.1. Tình hình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước 1997 ........................ 7 1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong những năm đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997- 2000) ........ 15 1.2.1. Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo .................................... 15 1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc ............................................... 19 1.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả ............................................ 23 Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2001-2006) .................................................................................... 44 2.1. Chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc....... 44 2.1.1. Chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng ......................... 44 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc về phát triển giáo dục - đào tạo (2001 - 2006) ............................................................................ 46 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả (2001-2006) .................................. 52 2.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................. 52 2.2.2. Những kết quả đạt được .................................................................. 58 Chương 3. NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (1997 - 2006) ................. 69 3.1. Nhận xét chung về giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc (1997 - 2006) ................ 69 3.1.1. Về chủ trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ................................................................................. 69 3.1.2 Về quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ............................................................. 70 3.1.3. Những thành tựu đạt được .............................................................. 73 3.1.4. Những hạn chế chính và nguyên nhân ............................................ 77 3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ...................................................................... 79 3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo ................................................................... 79 3.2.2. Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên .............................................................. 82 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý giáo dục ............................................ 85 3.2.4. Tăng cường các nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục ......................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCHTƯ: Ban chấp hành Trung ương CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội CSVC: Cơ sở vật chất ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam GD-ĐT: Giáo dục đào tạo HTX: Hợp tác xã NQTƯ: Nghị quyết Trung ương THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở TCN: Thủ công nghiệp THCN: Trung học chuyên nghiệp TTGDTX: Trung tâm giáo dục thường xuyên UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX (1997 - 2000) .................................................................................... 7 1.1. Tình hình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trƣớc 1997 ........................ 7 1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong những năm đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997- 2000) ........ 15 1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng về giáo dục - đào tạo .................................... 15 1.2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ Vĩnh Phúc ............................................... 19 1.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả ............................................ 23 Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2001-2006) .................................................................................... 44 2.1. Chủ trƣơng phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc....... 44 2.1.1. Chủ trƣơng phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng ......................... 44 2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ Vĩnh Phúc về phát triển giáo dục - đào tạo (2001 - 2006) ............................................................................ 46 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả (2001-2006) .................................. 52 2.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................. 52 2.2.2. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 58 Chương 3. NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (1997 - 2006) ................. 69 3.1. Nhận xét chung về giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc (1997 - 2006) ................ 69 3.1.1. Về chủ trƣơng của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ................................................................................. 69 3.1.2 Về quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ............................................................. 70 3.1.3. Những thành tựu đạt đƣợc .............................................................. 73 3.1.4. Những hạn chế chính và nguyên nhân ............................................ 77 3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ...................................................................... 79 3.2.1. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo ................................................................... 79 3.2.2. Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên .............................................................. 82 3.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý giáo dục ............................................ 85 3.2.4. Tăng cƣờng các nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục ......................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCHTƢ: Ban chấp hành Trung ƣơng CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội CSVC: Cơ sở vật chất ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam GD-ĐT: Giáo dục đào tạo HTX: Hợp tác xã NQTƢ: Nghị quyết Trung ƣơng THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở TCN: Thủ công nghiệp THCN: Trung học chuyên nghiệp TTGDTX: Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng đất nƣớc, cha ông ta đã xác định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Tiếp nối truyền thống đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp GD-ĐT, quan tâm đến chiến lƣợc phát triển con ngƣời. Nhƣ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lợi ích mƣời năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng ngƣời. Qua hơn 20 năm đổi mới (1986- 2006), ngành GD-ĐT đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Nƣớc ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập THCS ở một số tỉnh, thành phố; trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng lên, chất lƣợng giáo dục toàn diện có chuyển biến bƣớc đầu. Sự nghiệp giáo dục ngày càng đƣợc đề cao và đƣợc toàn xã hội quan tâm. Bên cạnh những thành tựu đó, nền giáo dục nƣớc ta còn đứng trƣớc nhiều khó khăn, yếu kém, nhất là về chất lƣợng và quản lý nhà nƣớc về giáo dục... Cho nên chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của đất nƣớc và mong mỏi lớn của nhân dân, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội X của Đảng xác định, trong những nguy cơ mà đất nƣớc phải đƣơng đầu thì nguy cơ "tụt hậu", trong đó có tụt hậu về giáo dục và đào tạo đƣợc đặt lên trƣớc hết. Nguy cơ này ngày càng lộ rõ trong quá trình chúng ta mở cửa hội nhập với thế giới. Trƣớc những đòi hỏi cấp bách của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội VIII (1996) của Đảng đã xác định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" [23, tr.107]. Đến Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII), tháng 121996 đã xác định: "Thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc GD-ĐT cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tƣ cho GD-ĐT là đầu tƣ cho phát 1 triển" [24, tr.4] nhằm "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài" cho đất nƣớc; giáo dục là "chìa khoá để mở cửa tiến vào tƣơng lai". Với vai trò ấy, GD-ĐT là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lƣợc con ngƣời của Đảng, là hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc. Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, vấn đề phát triển GD-ĐT nhằm tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ngày càng đƣợc đặt ra cấp bách. Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, chúng ta phải tập trung xây dựng một nền giáo dục tiên tiến trong khi nền kinh tế phát triển chƣa cao, GD-ĐT phải đi trƣớc, vƣợt trƣớc các ngành kinh tế. Đây là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển GD-ĐT ở nƣớc ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những ngƣời làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng" [45, tr.190] ..."Giáo dục nhằm đào tạo những ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Do đó, các ngành, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phƣơng phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trƣờng về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bƣớc phát triển mới" [43, tr.404]. Nhƣ vậy, sự nghiệp phát triển của giáo dục ở từng địa phƣơng có liên quan trực tiếp đến nền giáo dục chung của đất nƣớc và có vai trò quyết định đến sự hƣng thịnh của một quốc gia. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, với góc độ nghiên cứu Lịch sử Đảng, làm rõ việc triển khai thực hiện những chủ trƣơng của Đảng ở một Đảng bộ địa phƣơng (cụ thể là của tỉnh Vĩnh Phúc) đối với sự nghiệp phát triển giáo dục là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Là một tỉnh có truyền thống hiếu học, đời sống kinh tế những năm gần đây có nhiều khởi sắc, nhu cầu học tập của ngƣời dân không ngừng đƣợc tăng lên... Có đƣợc những điều đó là do có sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục 2 phát triển. Song chất lƣợng giáo dục còn thấp so với yêu cầu, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu, trang thiết bị phục vụ cho học tập giảng dạy còn nhiều bất cập, hiện tƣợng tiêu cực trong giáo dục vẫn còn… Đó là vấn đề lớn đặt ra cho Đảng bộ Vĩnh Phúc phải có hƣớng lãnh đạo, giải quyết đối với vấn đề giáo dục của tỉnh. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, để góp phần tổng kết thực tiễn quá trình phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, tôi đã chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006 làm luận văn thạc sỹ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tầm quan trọng của GD-ĐT nên thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết về GD-ĐT. Có thể nêu ra một số công trình chính nhƣ sau: * Của các đồng chí lãnh đạo: - Phạm Văn Đồng: Về vấn đề giáo dục - đào tạo. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999. - Đỗ Mƣời: Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (1-1996). * Các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục có nhiều công trình, bài viết sau: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức UNESCO (1992), Giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam; Ban Khoa giáo Trung ƣơng (2001), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo 1996 - 2001, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ; Ban Khoa giáo Trung ƣơng (2002), Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương, thực hiện, đánh 3 giá, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (Chủ biên): Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945-1990). Tiếng Anh: Education in Vietnam, Nxb Giáo dục 1990; Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội; Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, 2002; Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. * Một số luận văn, luận án: - Bùi Mạnh Hằng: “Một số quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục và đào tạo trong công cuộc đổi mới 1986-1996” (qua thực tiễn ở tỉnh Đắc Lắc); - Nguyễn Hải Anh: “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1996-2005”. - Hà Văn Định: “Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp GD-ĐT (1986-2000)”. Nhìn chung các công trình đều phản ánh một cách nghiêm túc thực trạng và đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp đối với sự nghiệp GD-ĐT ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên để đi sâu vào giáo dục từng địa phƣơng thì còn rất ít công trình đề cập. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề giáo dục chỉ đƣợc biết qua các báo cáo tổng kết năm học, hoặc các bài viết ở các tập san của tỉnh… Hạn chế của các công trình này là sự kiện, nhân chứng chƣa nhiều, phân tích chƣa sâu, chƣa thấy đƣợc bƣớc phát triển, trƣởng thành cũng nhƣ những mặt còn yếu kém, để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, luận văn cũng có thể kế thừa những nhận định, đánh giá, những nguồn tƣ liệu của các công trình, luận văn trên. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc để phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phƣơng từ năm 1997-2006; bƣớc đầu tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ. * Nhiệm vụ: - Luận văn trình bày một cách hệ thống đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về giáo dục - đào tạo; - Phân tích quá trình vận dụng của Đảng bộ Vĩnh Phúc khi đề ra các chủ trƣơng, giải pháp thực hiện ở địa phƣơng từ năm 1997 đến năm 2006. - Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế của giáo dục - đào tạo ở Vĩnh Phúc. - Trên cơ sở đó, luận văn tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, làm cơ sở góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006. * Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phƣơng. - Thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên từ năm 1997 (từ khi tách tỉnh Vĩnh Phúc) đến năm 2006 (tổng kết 20 năm đổi mới của Đảng). - Không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu - Cơ sở lý luận: là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, vai trò của nhân tố con ngƣời, tầm quan trọng của GD-ĐT trong tiến trình cách mạng. 5 - Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng (phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic). Ngoài hai phƣơng pháp chính, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp so sánh… để nghiên cứu về sự phát triển của giáo dục - đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - Nguồn tƣ liệu: Luận văn sử dụng các nguồn tƣ liệu chủ yếu sau: + Các tác phẩm của Hồ Chí Minh. + Các văn kiện của Đảng về vấn đề GD-ĐT. + Văn kiện Đảng bộ Vĩnh Phúc từ khi tách tỉnh (1997) đến năm 2006. + Các báo cáo hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. + Các báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. + Tham khảo các tác phẩm của các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực GD-ĐT đã công bố và tham luận của những học giả trong và ngoài nƣớc. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã trình bày một cách hệ thống đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến 2006. - Làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục ở địa phƣơng. - Đánh giá khách quan thành tựu và hạn chế của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2006. - Tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh phúc về phát triển giáo dục - đào tạo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng, 6 tiết. Chương 1: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo những năm cuối thế kỷ XX (1997-2000). Chương 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển giáo dục- đào tạo những năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2006). Chương 3: Nhận xét và những kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1997 - 2006). 6 Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX (1997 - 2000) 1.1. Tình hình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước 1997 Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên khoảng 1370km2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 152 xã, phƣờng, thị trấn. Dân số 1,1 triệu ngƣời. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đa dạng gồm cả đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng thủy; ở gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ, nối Vĩnh Phúc với hai cảng biển lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng, là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các Tỉnh miền núi phía Bắc. Vì vậy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập; đặc biệt vùng đất cao, có những thuận lợi trong thu hút đầu tƣ, phát triển các khu công nghiệp. Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình hàng năm 24-250C; lƣợng mƣa 1200 - 1400 ml; có 3 vùng sinh thái rõ rệt là: Đồng bằng, Trung du và vùng núi. Những đặc điểm khí hậu, sinh thái trên tạo tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng về cây lƣơng thực, cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển kinh tế đồi rừng. Do vị trí địa lý thuận lợi và chính sách ƣu đãi đầu tƣ hợp lý của tỉnh, Vĩnh Phúc là một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Tháng 7/2003, Vĩnh Phúc đƣợc Chính phủ phê duyệt là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đến nay, sau gần 10 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1/1/1997 - 1/1/2006), thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, lần thứ XIII, lần thứ XIV và các nghị quyết chuyên đề, quân dân toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vƣợt lên mọi khó khăn, trở ngại giành đƣợc những thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng. Tốc độ phát triển kinh tế liên tục ở mức tăng trƣởng cao, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội 7 đều đạt và vƣợt mục tiêu đề ra: giai đoạn 1997-2000 tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 17,8%, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15,3% và năn 2006 tăng gần 17%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, từ một tỉnh thuần nông đã chuyển sang hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đến nay ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 57,01%; dịch vụ chiếm 25,68%; nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 17,31%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Năm 1997 khi mới tái lập đạt 117 tỷ đồng, năm 2006 đã đạt 4.467 tỷ đồng, xếp thứ 8 cả nƣớc, trong đó thu nội địa đạt 3.475 tỷ đồng, đứng thứ 2 miền Bắc, sau Thủ đô Hà Nội. Từ năm 2004 tỉnh đã tự cân đối đƣợc thu chi và có đóng góp ngân sách Trung ƣơng. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân đƣợc cải thiện, nâng cao đáng kể, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 1997 đạt gần 140 USD đến năm 2006 đạt gần 750 USD/ngƣời. Thu hút đầu tƣ trên địa bàn đạt nhiều kết quả. Cùng với lực lƣợng lao động dồi dào nếu khai thác tốt sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện CNH, HĐH. Sự tăng trƣởng về kinh tế, cải thiện về đời sống vật chất của nhân dân trong những năm qua đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và thực hiện các chính sách xã hội. Giáo dục Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc nhiều kết quả trên cả 3 mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài. Tỉnh sớm đạt đƣợc các chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (từ 2002) và hiện đang tích cực thực hiện các chuẩn phổ cập giáo dục trung học. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc quan tâm, các dịch vụ y tế ngày càng đƣợc nâng lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi giảm dần. Các giá trị truyền thống văn hóa đƣợc phát huy. Phong trào xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan văn hóa đƣợc đẩy mạnh. Hoạt động thể thao quần chúng diễn ra ngày càng thƣờng xuyên. Các chính sách xã hội đƣợc tỉnh quan tâm thực hiện, 8 hàng năm giải quyết việc làm khoảng 20 nghìn lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Công tác dân tộc, tôn giáo, an ninh, quốc phòng đƣợc tăng cƣờng; chính trị, xã hội ổn định. Tháng 12 - 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề xƣớng đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc. Đại hội đề ra nhiệm vụ ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đƣờng tiếp theo. Đại hội xác định vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới là đào tạo những con ngƣời có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nƣớc. Trƣớc những yêu cầu của công cuộc đổi mới, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề xuất chƣơng trình phát triển giáo dục 3 năm (1987-1990). Chƣơng trình nhấn mạnh việc gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu kinh tế - xã hội; củng cố, ổn định giáo dục phổ thông; thực hiện nền nếp, kỷ luật, kỷ cƣơng trong các trƣờng và trong quản lý giáo dục; tập trung chỉ đạo “Lớp 1, cấp I”. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, tỉnh ủy Vĩnh Phú đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện đổi mới trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, giáo dục. Năm 1991, Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Đại hội khẳng định và tiếp tục phát triển đƣờng lối đổi mới. Đại hội khẳng định: Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nƣớc, yêu CNXH. Sau Đại hội VII, BCH Trung ƣơng có nhiều Nghị quyết nhằm cụ thể hóa quan điểm đƣờng lối của Đảng. Về giáo dục, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 4 (khóa VII), 1-1993 ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Trung ƣơng về giáo dục - đào tạo. 9 Thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, Quốc hội đã thông qua Luật phổ cập giáo dục Tiểu học, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em (1991). Tháng 6-1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành tại Hà Nội nhằm kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 về tiếp tục đổi mới trong sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, đƣợc sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy Vĩnh Phú và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục Vĩnh Phú đã kịp thời đổi mới; trƣớc hết xác định rõ mục tiêu giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trƣờng học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em… Ngành học phổ thông: Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các phòng, ban, các trƣờng trong tỉnh thực hiện tốt đổi mới trong ngành. Ngoài các trƣờng công lập, Sở cho mở các trƣờng bán công và dân lập ở tất cả các cấp học; mở các lớp hệ B ở trƣờng công và cho phép các Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên ở các huyện, thị đƣợc mở các lớp bổ túc văn hóa cho thanh thiếu niên. Hệ thống trƣờng lớp cũng thay đổi. Mô hình trƣờng PTCS không thích hợp, Sở chỉ đạo tách trƣờng PTCS thành trƣờng tiểu học và THCS. Toàn tỉnh Vĩnh Phú, xã nào cũng có trƣờng tiểu học, 1-2 hay 3 xã có trƣờng trung học cơ sở; huyện nào cũng có trƣờng THPT, có huyện 2-3 trƣờng nhƣ huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tƣờng, huyện Yên Lạc… Trƣờng chuyên cấp II Vũ Di ra đời năm 1975, nay đƣợc nâng lên thành Trƣờng chuyên PTCS và PTTH. Các lớp chọn ở PTCS và PTTH hầu nhƣ trƣờng nào cũng có nhằm bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc. Với con em dân tộc ít ngƣời, ngoài việc mở các lớp học tại địa phƣơng còn mở các trƣờng tập trung. Năm 1975 mới chỉ có trƣờng cấp III Tam Dƣơng có 1 lớp 8 cho 46 học sinh Sán Dìu theo học, nay đã có 1 trƣờng dân tộc nội trú ở Tam Dƣơng. Nhờ những hoạt động sôi nổi trên, đến năm 1992 toàn tỉnh đƣợc công nhận là tỉnh thứ 6 trong cả nƣớc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. 10 Về hoạt động dạy và học, nhà trƣờng tiếp tục phong trào thi đua “hai tốt”, thi đua xây dựng nhà trƣờng tiên tiến, tổ lao động XHCN, vở sạch chữ đẹp, nhà trƣờng xanh sạch đẹp… Giáo viên hăng hái công tác chuyên môn: Soạn bài, giảng bài, chấm bài, dạy thêm giờ, tổ chức cho học sinh thi học sinh giỏi từ trƣờng đến huyện, tỉnh, quốc gia và quốc tế. Học sinh chăm chỉ học tập, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ, học sinh tiên tiến xuất sắc… Kết quả của quá trình phấn đấu sau 10 năm đổi mới, ngành học phổ thông đã đạt đƣợc những thành tích to lớn. Số học sinh đến lớp ngày càng nhiều, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên. Số học sinh xếp loại văn hóa khá giỏi, số học sinh thi học sinh giỏi đạt giải tỉnh, quốc gia tăng. Bảng 1.1. Tình hình chất lượng văn hóa năm học 1996-1997 của Vĩnh Phúc Đơn vị tính: % Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Đã tốt nghiệp Tiểu học 3,6 28,4 62 6 98,36 Trung học cơ sở 1,6 28,8 66 3,53 96,9 Trung học phổ thông 1,98 24,67 70,34 3,04 77,88 Cấp học Nguồn: [47, tr.9] Có 35 giáo viên tiểu học, 43 giáo viên THCS và 36 giáo viên PTTH đƣợc công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Từ phong trào thi đua dạy và học ở ngành học Phổ thông trong toàn tỉnh nổi lên các điển hình: trƣờng PTTH Trần Phú, trƣờng PTTH Ngô Gia Tự, trƣờng chuyên cấp II-III Vĩnh Tƣờng, trƣờng PTTH Phúc Yên, phòng giáo dục Vĩnh Yên, trƣờng PTCS Tứ Trƣng Vĩnh Tƣờng, trƣờng PTTH Lê Xoay… Giáo dục mầm non: Do chƣa thích ứng kịp thời với sự chuyển đổi nền kinh tế mới, ngành học này có nhiều khó khăn. Những năm 80-90 của thế kỷ 11 XX, nhà trẻ, mẫu giáo bị thu hẹp, một số cơ sở tan vỡ. Số lƣợng cô giáo và học sinh giảm sút. Số lƣợng học sinh chỉ còn khoảng 65% - 70%. Về sau có chính sách rõ ràng, Sở Giáo dục - Đào tạo kết hợp với chính quyền các địa phƣơng cho mở các loại hình trƣờng lớp nhà trẻ, mẫu giáo: Nhà trẻ liên gia, nhà trẻ dân lập, nhà trẻ bán công… để thu hút các cháu. Giáo dục mầm non dần dần từng bƣớc đi vào ổn định và có đà phát triển. Riêng các cháu 5 tuổi đã đến lớp đƣợc gần 90%. Giáo dục thường xuyên: Từ khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Vĩnh Phú hầu nhƣ không còn ngƣời mù chữ, trình độ văn hóa của nhân dân lao động và cán bộ công nhân viên đã đƣợc nâng lên. Vì vậy các lớp học bổ túc văn hóa không xuất hiện ở các làng xã, thị trấn, cơ quan nữa, mà đƣợc tập trung ở một số trƣờng. Các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ra đời. Các trung tâm này tổ chức mở các lớp học bổ túc văn hóa cho thanh thiếu niên ở địa phƣơng, cho cán bộ nhân viên các cơ quan; mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, dạy nghề… cho mọi đối tƣợng. Năm 1979, tỉnh đã cho xây dựng trƣờng bồi dƣỡng giáo dục Vĩnh Lạc làm nhiệm vụ bồi dƣỡng giáo viên ở hai huyện Vĩnh Lạc và Lập Thạch. Năm 1982, các huyện đều có loại trƣờng này. Bên cạnh đó một số huyện còn có trƣờng bổ túc văn hóa dân chính huyện. Đến năm 1988, hai loại trƣờng này sáp nhập lại và đến năm 1991 các trƣờng bồi dƣỡng giáo dục đổi thành Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên. Đến năm 1996, Vĩnh Phú có 5 trung tâm GDTX ở các huyện thị: Vĩnh Lạc, Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Yên, Mê Linh. Hoạt động chủ yếu của các trung tâm này là mở các lớp học bổ túc văn hóa cho thanh thiếu niên, cho cán bộ xã, mở các lớp sƣ phạm, dạy nghề… Giáo dục chuyên nghiệp đƣợc sắp xếp, quy hoạch lại cho phù hợp với yêu cầu thời kỳ đổi mới. Trong hoàn cảnh hợp nhất tỉnh, trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Vĩnh Phú và trƣờng Trung học Sƣ phạm Vĩnh Phú đều đặt ở Phú Thọ, hàng năm vẫn đào tạo hàng trăm giáo viên tiểu học và trung học cơ sở cho 12 Vĩnh Phú. Những trƣờng chuyên nghiệp dạy nghề khác thì chuyển hƣớng, kết hợp đào tạo dài hạn với ngắn hạn, trong kế hoạch với ngoài kế hoạch. Về cơ sở vật chất trường học: Quán triệt quan điểm của Đảng “Đầu tƣ cho giáo dục là một hƣớng chính đầu tƣ cho phát triển”, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mƣu với lãnh đạo tỉnh cho xây dựng trƣờng học khang trang, sạch đẹp, trang bị phòng thí nghiệm, thƣ viện, máy tính… cho các trƣờng. Tính đến năm 1996-1997, Vĩnh Phúc đã có 3.064 phòng học, trong đó: 395 phòng tre lá, 2.327 phòng cấp 4; 882 phòng học kiên cố. Số phòng máy vi tính: 8 phòng với 79 máy, 4 phòng học tiếng với 160 ca bin, 6 thƣ viện, 7 phòng thí nghiệm đủ chuẩn. Với con em dân tộc ít người. Thấm nhuần đƣờng lối của Đảng: Luôn luôn chú ý nâng cao đời sống văn hóa - giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với chính quyền địa phƣơng mở các trƣờng, lớp cho con em đồng bào dân tộc đi học. Đến năm học 1996-1997, toàn tỉnh có 32.090 ngƣời dân tộc. Có 1.925 cháu ở độ tuổi nhà trẻ thì có 213 cháu đƣợc vào nhà trẻ (= 11%); có 2.146 cháu ở độ tuổi mẫu giáo thì có 859 cháu đƣợc vào lớp mẫu giáo (=40%), các cháu 5 tuổi có 227/271 cháu vào lớp (84%). Bậc tiểu học: 4.428 cháu trong độ tuổi 6-11 đi học (92,1%) Bậc THCS: 1.703 cháu trong độ tuổi đi học (58,9%) Bậc PTTH: 211 cháu đi học (33,2%) Ngoài các trƣờng lớp ở các địa phƣơng, Vĩnh Phú còn có một trƣờng Dân tộc nội trú ở huyện Tam Đảo. 13 Bảng 1.2. Số liệu năm học 1996-1997 Ngành học Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Bổ túc trung học cơ sở Bổ túc trung học phổ thông Dạy nghề Trung học nghề nghiệp Cao đẳng Số Số lớp trường Số học sinh 70 149 157 133 23 1 2 1.843 1.284 4.037 1.852 401 4 2 13.450 38.844 153.666 85.986 20.748 167 47 5 20 795 4 4 5 11 9 13 370 371 960 % 20 51,9 98,5 83,2 24,5 Trong đó HS ngoài công lập 10.392 37.800 160 480 11.146 Nguồn: [47, tr.10] Đội ngũ giáo viên cũng tăng lên đáng kể, có tổng số: 11.650 giáo viên, đạt chuẩn trên 80%. Đến năm 1995, Vĩnh Phú có 35 tập thể với 113 lƣợt đƣợc nhận danh hiệu “đơn vị lá cờ đầu” của ngành giáo dục và đào tạo do UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng, trong đó ngành mầm non có 5 tập thể, 27 lƣợt; ngành phổ thông có 18 tập thể, 64 lƣợt; ngành giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề có 4 tập thể, 13 lƣợt. Vĩnh Phú có 6 nhà giáo đƣợc phong tặng Nhà giáo ƣu tú. Từ sau ngày đất nƣớc thống nhất, nhờ có đƣờng lối đúng đắn của Trung ƣơng Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh ủy Vĩnh Phú, ngành giáo dục và đào tạo địa phƣơng đã có bƣớc tiến bộ rõ rệt. Chất lƣợng giáo dục các cấp ổn định, nhất là bậc tiểu học. Trình độ dân trí tăng cao. Năm 1983 Vĩnh Phú đƣợc Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT ký quyết định "Công 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan